PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như hầu hết các thể loại văn học trung đại khác, truyện truyền kỳ không được khai sinh ở Việt Nam, nhưng ở “mảnh đất màu mỡ” này nó đã
thực sự hợp thổ nhưỡng để phát triển một cách rực rỡ Với sự bắt đầu từ những
câu chuyện “u linh”, “chích quái” truyện truyền kỳ đã mở ra một bước phát triển mới cho văn xuôi tự sự Việt Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Bước phát triển ấy được đánh dấu bằng Thánh Tông di thảo tương
truyền là của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Không
phải ngẫu nhiên mà PGS TS Nguyễn Đăng Na lại dành cho Thánh Tông di
thảo và Truyền kỳ mạn lục một tình cảm đặc biệt, khi ông cho rằng những
người sáng tác hai tác phẩm này đã “phóng thành công con tàu văn xuôi tu sự
vào quỹ đạo nghệ thuật, văn học lấy con người làm trung tâm phản anh” [6,
24] Sở đĩ như vậy bởi đến với thế giới truyền kỳ do Lê Thánh Tông và
Nguyễn Dữ mở ra, đã đưa người đọc “phiêu diêu trong thế giới huyền ảo ở cả bốn cối không gian vừa phi quảng tính, vừa vô định hướng và hành trình trong
2 «
thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hoá có thể “co” tám thập kỷ vào
một năm hoặc đang từ hiện tại “nhảy” về quá khứ kiếp trước hoặc bước sang
tương lai kiếp sau Trong thế giới truyền kỳ, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh thân,
tiên phật, ma vương, quỷ dữ, bộ tướng Dạ Xoa, tỉnh các loài vật (động vật và
thực vật) hiện hữu thành người, biến huyễn khôn lường và được tiếp xúc cả với những kiếp người trầm luân khổ đi đang sống quanh ta Đó là thế giới vừa hư
Trang 2Với sức hấp dẫn đặc biệt như vậy, truyện của Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã thực sự cuốn hút nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, độc giả yêu
văn chương và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ
Là một sinh viên sư phạm, lựa chọn đề tài này là rất cần thiết, bởi qua
đó chúng tôi sẽ xây dựng được một con đường khoa học, phục vụ đắc lực cho
việc tìm hiểu Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục nói riêng, truyện truyền kỳ nói chung
Nhận thấy sức hấp dẫn đặc biệt của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ
mạn lục, cộng với yêu cầu của nghề giáo viên trong tương lai, chúng tôi đi đến thuc hién dé tai: “M6 tip duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong
Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục” Đây là đề tài hay nhưng khó, vi vậy, trong quá trình triển khai đề tài chắc chắn sẽ không tránh được những hạn chế thiếu sót Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trên con
đường học tập và nghiên cứu tiếp theo
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong lịch sử nghiên cứu, những giá trị căn bản về nội dung và nghệ
thuật của Truyền kỳ mạn lục đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách
sâu sắc, có hệ thống Riêng Thánh Tông đi thđo do tính chất phức tạp về tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm nên các công trình nghiên cứu vẫn còn
dừng lại ở một số lượng khiêm tốn
Văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là văn xuôi tự sự được hình thành và phát triển từ cái nền của văn học dân gian mà mô típ là một phương diện nghệ thuật quan trọng Đặt hai tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với Văn học dân gian, đã có một vài nhà nghiên cứu, nhận định, người viết được sự gợi ý trực tiếp từ một số nhận định ấy
Trên Tạp trí văn học số 11/1968 Bùi Văn Nguyên viết về Truyền kỳ
mạn lục có nhận định: “Tuy viết bằng chữ Hán qua nghệ thuật truyền kỳ,
Trang 3nhưng tác phẩm của ông vẫn đượm màu sắc dân gian rõ rệt vì ông đã khéo léo
khai thác những đề tài dân tộc, đặc biệt chú ý đến truyền thuyết dân gian” và ông nhấn mạnh: “Các tác giả trong nên văn học ở nhiều nước mượn đề tài
hoặc cốt truyện trong văn học dân gian của nước mình hay nước khác để xây dựng tác phẩm là chuyện không có gì lạ”
Dinh Gia Khánh, khi xem xét Thánh Tông di thảo đã chỉ ra cả hai yếu tố vay mượn và sáng tạo của tác giả từ văn học dân gian: “Các tác giả có thể vay mượn mô típ tình tiết, thậm chí cả kết cấu từ kho truyện dân gian, có thể
tiếp thu từ đề tài nội dung, từ kho tư liệu Hán học nhưng lại từ đó mà sáng tác hoặc ít nhất cũng phóng tác ra những truyện mới” [17, 102]
Năm 1997, nghiên cứu về sự phát triển của mô típ từ văn học dân gian đến văn xuôi tự sự, Nguyễn Đăng Na có một cái nhìn khái quát: “Văn xuôi f sự khơng hồn tồn đoạn tuyệt với truyện dân gian, nó vẫn cần phải dựa vào các mô típ dân gian để xây dựng nên một loại truyện mới khác với truyện dân gian về chất Người ta gọi đó là quá trình văn học hoá truyện dân gian” [6,
40]: “về nghệ thuật các mô típ thụ thai thân kỳ xuống thuỷ phủ”, “lên
trời”, “người đẹp có giọng hát hay”, “duyên kỳ ngộ”, “người đẹp ở đẳng cấp
trên yêu người xấu ở đẳng cấp dưới ” là cơ sở cho loại hình truyện các loại ở giai đoạn tiếp theo nhất là truyện truyền kỳ” [6, 23]
Năm 1990, cũng tiếp cận Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn luc 6
góc độ thi pháp học Trần Đình Sử có nhận xét rằng: “Cái gọi là truyền kỳ chủ yếu là cái kỳ trong tình yêu nam nữ, trong thế gới thần linh ma quỷ Các mô típ như người lấy tiên, người lấy ma, người có phép biến hoá, nhiều truyện
đóng khung trong một giấc mơ, một cuộc kỳ ngộ, một cuộc trò truyện” [16, 351]
Nhìn chung các nhận định trên đều thống nhất cho rằng truyện truyền
Trang 4văn học dân gian trong và ngoài nước Tuy nhiên, các nhận định trên mới chỉ
dừng lại ở việc đề xuất, điểm qua mà chưa đi sâu vào khai thác các vấn đề mô típ trong truyện truyền kỳ nói chung và trong Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục nói riêng, đặc biệt là mô típ duyên kỳ ngộ Khoảng trống này xuất
phát từ xu hướng chỉ đi sâu vào khai thác khuynh hướng nội dung, tìm tòi các giá trị biểu đạt về mặt xã hội của nghiên cứu văn học một thời nhất là những sáng tác văn xuôi tự sự trung đại chứa đầy những yếu tố phức tạp và mang đặc thù riêng biệt
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên sẽ là những định hướng quý báu giúp
chúng tôi có cái nhìn đúng đắn về tác phẩm, tự tin hơn khi triển khai đề tài
khoá luận: “Mô fíp duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong Thánh Tông
di thao và Truyền kỳ mạn lục”
3 ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số thiên truyện sử dụng mô típ
duyên kỳ ngộ trong hai tác phẩm Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
Xuất phát từ đặc trưng của văn học trung đại có tính dị bản, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đề tài chúng tôi chọn văn bản Thánh Tông đi thảo do Nguyễn Bích Ngô - NXB VH Viện Văn Hoá phát hành 1963, và văn bản Tiên đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục do Trúc Khê, Ngô Văn Triện dịch, Trần
Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí - NXB VH, Hà Nội 1999 Đây là những văn bản được nhiều người biết đến và thường được đa số các nhà nghiên cứu
văn học có uy tín sử dụng 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu một số thiên truyện trong
Thanh Tong di thảo và Truyền kỳ mạn lục Tù đó đánh giá được những
Trang 5thành công và hạn chế của hai tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
1 Phương pháp khảo sát, thống kê nhằm tìm và tổ hợp những thiên truyện có cùng sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ
2 Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những nét khác biệt trong nội dung
và nghệ thuật của các thiên truyện, đặc biệt là đối với mô típ duyên kỳ ngộ 3 Phương pháp phân tích nhằm chỉ ra cái hay cái đẹp về giá trị nội
dung và nghệ thuật của các thiên truyện trong hai tác phẩm
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1.1 THÁNH TÔNG DI THẢO
1.1.1 Tác giả
Là tác phẩm ra đời từ khá sớm, trải qua mấy trăm năm với những biến cố thăng trầm của lịch sử, Thánh Tông đi thảo cho đến nay vẫn được coi là nghi án văn chương chưa có kết luận cuối cùng về tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm
Năm 1958, Nguyễn Đổng Chỉ khi nói về Thánh Tông đi thảo trong bộ
“Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” - quyền 2, đã đặt ra vấn đề tác giả của tác phẩm Ông khẳng định: “Sách phần nào đáng ngờ là ngụy thư từ trước chưa có tài liệu nói gì về nó cả Hiện nay, chưa có chứng cớ đích xác để cho không phải là của Lê Thánh Tông? ” Những điểm nghi vấn ông nêu ra là cơ sở
cho rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Thánh Tông di thảo
Năm 1963, lần đầu tiên Thánh Tông đi thảo ra mắt công chúng bằng
bản dịch của Nguyễn Bích Ngô Hai nhà nghiên cứu Lê Sĩ Thắng, Hà Thúc Minh trong lời giới thiệu tác phẩm đã tổng hợp ba loại ý kiến xung quanh vấn để tác giả, năm sáng tác của tác phẩm Những ý kiến này khá tương đồng với nhận định của Nguyễn Đổng Chi và vẫn là những băn khoăn trăn trở của giới
nghiên cứu quan tâm đến tác phẩm
Một số nhà nghiên cứu căn cứ vào lối xưng hô trong sách (dùng đại từ
»
nhân xưng “dư” = “tôi”) cho rằng cách gọi này phù hợp với cách xưng hô của Lê Thánh Tông trong Thiên Nam dư hạ mà Thiên Nam dự hạ được xác định
của Lê Thánh Tông nên khẳng định Thánh Tông đi thảo là của Lê Thánh
Tông
Một số nhà nghiên cứu khác dựa trên việc tác phẩm sử dụng những tên địa danh “Hà Nội” xuất hiện trong Duyên lạ xứ Hoa, tên học vị (phó bảng cử
Trang 7
nhân) chỉ xuất hiện sau đời Lê Thánh Tông: sự kiện lịch sử nạn lụt năm Quý
Ty việc ông vua này không ở ngôi vị Thái tử bao giờ, việc đôi chỗ chứng tỏ tác giả có mâu thuẫn trong tư tưởng, văn phong một số thiên truyện hơi
yếu đi đến khẳng định tác phẩm không phải của Lê Thánh Tông và sách chỉ
có thể xuất hiện vào cuối đời Nguyễn, có khả năng sau năm Quý Ngọ (1893) Lại có những nhà nghiên cứu dựa trên văn phong một số thiên truyện
mang khẩu khí thiên tử, một số truyện khác có nội dung tư tưởng xa lạ với tư
tưởng của Lê Thánh Tông, hoặc nội dung mang tư tưởng phản ánh thời thịnh trị của triều đại Lê Sơ, đã đi đến kết luận Thánh Tông đi thảo có một số
truyện của Lê Thánh Tông, một số truyện của người đời sau viết thêm vào
Như vậy, vấn đề tác giả và năm ra đời của Thánh Tông di thao đến nay vẫn còn tồn tại những nghi ngờ, những giả thiết chưa thể lý giải và không ai tìm được chứng cứ thuyết phục để đi đến kết luận cuối cùng về vấn đề này Với tình hình hiện nay, trong khi chờ đợi một chứng cứ khoa học chắc chắn, chúng tôi vẫn coi toàn bộ Thánh Tông đi thđo là sáng tác của Lê Thánh
Tông, hoặc ít ra một số thiên truyện là sáng tác của ông vua tài năng này Đây
là cơ sở quan trọng để tìm hiểu tác phẩm qua đó khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả
Trên cơ sở giả thuyết nêu trên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số nét cơ
bản về tác giả Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông sinh 25/7/1442, mất 3/3/1497 Người đời từ xưa đến nay vẫn biết đến Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh nhất trong các vị vua của 11 triều đại phong kiến Việt Nam Lúc nhỏ Lê Thánh Tông có tên là Hạo, sau đổi tên là Tư Thành, miếu hiệu là Thánh Tơng thuần Hồng đế, là ông vua thứ 5 của triều Lê Lê Thánh Tông lên ngôi từ năm 18 tuổi, trị vì đất nước 38 năm trải 2 niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1470) và Hồng Đức (1470
Trang 8thời kỳ lịch sử đây biến động nhưng với tài năng và tâm huyết của mình Lê
Thánh Tông đã tạo nên một xã hội thịnh trị bậc nhất trong thời kỳ lịch sử
phong kiến Việt Nam Dưới triều đại ông trị vì, quốc thái dân an, khắp thôn cùng ngõ hẻm không một tiếng oán sầu, việc học hành của kẻ sĩ được chú trọng nên đã có 501 người đỗ tiến sĩ Bản thân Lê Thánh Tông là tấm gương sáng cho quần thần và nhân dân noi theo
Không chỉ là một bậc minh quân Lê Thánh Tông còn là bậc “danh gia trong làng bút” Ông yêu thích và say mê sáng tác văn chương Ông được coi là vị chủ soái của Tao đàn nhị thập bát tú Lê Thánh Tông sáng tác nhiều,
các tác phẩm của ông đều được đánh giá rất cao Dù viết về đề tài thiên nhiên
đất nước hay các vấn đề văn hoá xã hội, Lê Thánh Tông luôn thể hiện tấm
lòng vì dân vì nước Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm của Lê Thánh Tông như: Anh hoa hiếu trị, Châu cơ thắng trướng, Minh lương cẩm tú,
Quỳnh uyển cửu ca và cùng hàng chục bài thơ vịnh phong cảnh thiên nhiên khắc trên vách núi rải rác từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá
Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông là một bản anh
hùng ca của một nhân vật vĩ đại hiếm có trong lịch sử phong kiến nước nhà Một người có học vấn uyên thâm, tinh thông kinh sử, lại là người có trực giác nhạy bén, bản năng sáng tạo lớn Là một nhà cai trị quyết đoán sáng suốt, có
tầm nhìn chiến lược nhưng lại có kiến văn quảng bác, ông là nhân tố quan
trọng tạo nên sự hưng thịnh của xã hội phong kiến Việt Nam ngót nửa thế kỉ
1.1.2 Tác phẩm
Thánh Tông đi thảo gồm 19 thiên truyện được chia làm 2 quyển do
người đời sau sưu tầm và đặt tên cho tác phẩm Quyển thượng gồm 13 truyện: Truyện Yêu nữ ở Châu Mai, Bài kí dòng dối con Thiêm Thừ, Bài kí hai phát cãi nhau, Truyện người hành khất giàu, Truyện lạ nhà thuyền chài,
Truyện hai gái thần, Phả kí sơn quân, Bức thư của con muỗi, Duyên lạ xứ Hoa, Trận cười ở núi Vĩ Môn, Lời phán xử cho anh điếc và anh mù, Ngoc
Trang 9nữ về tay chân chủ, Truyện hai thần hiếu để Quyền hạ gồm 6 thiên truyện: Truyện chồng dê, Người trần ở Thuỷ phủ, Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc, Bài kí một giấc mộng, Một dòng chữ lấy được gái thần
Tác phẩm được mở đầu bằng một lời tựa của một người vời tư cách là tác giả nhưng không xưng danh, không đề năm biên soạn, có tác dụng định
hướng nội dung tư tưởng cho tác phẩm Hầu hết các tác phẩm trong Thánh Tong di thao déu tuân theo kết cấu của truyện truyền kỳ: mở đầu giới thiệu
nhân vật, tiếp theo là diễn bến li kỳ xung quanh nhân vật và cuối cùng là kết
quả số phận Cuối mỗi thiên truyện đều có lời bàn của Sơn Nam Thúc với độ dài ngắn khác nhau, thường rất cô đọng, hàm súc nhằm bày tỏ thái độ đồng
tình tuyệt đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Lời bàn có ý nghĩa
hướng người đọc vào nội dung cốt lõi nhất của mỗi thiên truyện đồng thời đề
cao tác phẩm ở phương diện nghệ thuật, coi đó như một tài sản vô giá của Lê Thánh Tông gửi lại cho hậu thế Lời bàn cũng đánh dấu ý thức phê phán của tác giả, bên cạnh sáng tác văn học đã có những tiến bộ nhất định
Nhu vậy, Thánh Tông đi thảo là tác phẩm mở đầu quá trình hoàn thiện
một thể loại văn học mới đó là truyện truyền kỳ Đây là tác phẩm đầu tiên rũ
bỏ lối ghi chép đơn thuần để tiến tới sáng tạo, hư cấu trong nghệ thuật mở
đường cho một lối sáng tác văn học tiếp theo 1.2 TRUYEN KY MAN LUC
1.2.1 Tac gia
Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất người Gia Phúc, Hồng Châu nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông là con trai cả
Nguyễn Tường Phiêu, đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng nhớ nhiều, từng ôm ấp ý
tưởng lấy văn chương lối nghiệp nhà Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục và Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển, cùng một số bài tựa trong
Trang 10thi hội đỗ tam trường và có ra làm tri huyện Thanh Toàn (Bình Xuyên - Vĩnh
Phúc) được một năm Có lẽ vì “đại thế bất an”, vì bất mãn với kẻ đương quyền hơn là vì phải “nuôi mẹ già tròn đạo hiếu”, Nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật từ đó “trải mấy mươi sương không bước chân đến thị thành”, viết Truyền kỳ mạn lục để kí thác tâm sự
Không giống như Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm
là Truyền kỳ mạn lục nhưng được Vũ Khâm Lân đánh giá là “Thiên cổ kỳ
bút” Chính Truyền kỳ mạn lục đã đưa Nguyễn Dữ vào vị trí không thể không
nhắc tới trong đội ngũ các tác giả của truyện truyền kỳ Việt Nam Ông được mệnh danh là “cha để của thể loại truyền kỳ Việt Nam”
1.2.2.Tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia” (Phan Huy Chú)
Tác phẩm gồm 20 truyện chia làm 4 tập, mỗi tập 5 truyện Các truyện đều được viết bằng văn xuôi xen lẫn một ít văn biển ngẫu và thơ ca Cốt truyện chủ yếu được lấy từ những truyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đến thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đến thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Sĩ Thành ở Làng Gối - Hà Nội) Tác phẩm được mở đầu bằng lời tựa nói về tài năng, phẩm chất của tác giả đồng thời nêu nên giá trị tư tưởng của tác phẩm Kết thúc mỗi thiên truyện đều có lời bình (trừ truyện số 19 - Cuộc nói chuyện
ở Kim Thoa) Khác với lời bàn của Sơn Nam Thúc trong Thánh Tông di thảo, lời bình các truyện trong Truyền kỳ mạn lục không bàn đến nghệ thuật văn
chương mà chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa tư tưởng của truyện
Có thể nói, đối với lịch sử văn học Việt Nam, Lê Thánh Tông và
Nguyễn Dữ đã có công lao lớn ở việc đánh dấu bước phát triển mới của văn học trung đại, đã hoàn toàn đoạn tuyệt với quá trình văn học hoá dân gian và là cha đẻ của thể loại truyện ngắn theo đúng nghĩa của nó Từ Lê Thánh Tông
đến Nguyễn Dữ khoảng cách lịch sử không bao xa nhưng đã có sự thay đổi
Trang 11
chóng mặt về xã hội và sự gia tăng mạnh mẽ về mặt tư duy nghệ thuật của văn xuôi tự sự Đi vào đề tài: “Mô fíp duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện
trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục”, chúng ta sẽ thấy rõ sự
Trang 12CHƯƠNG 2: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ MƠ TÍP VÀ
MƠ TÍP DUN KỲ NGỘ TRONG VĂN HỌC
2.1 GIỚI THUYẾT VỀ MÔ TÍP
Xưa nay, nghiên cứu thuật ngữ motif luôn bắt đầu từ cái nền của văn
hoc dan gian: “motif la gi? Ranh giới của nó đến đâu? Quan hệ trong các
motiƒ như thế nào? Người ta cứ lặng lẽ nghiên cứu, so sánh và sắp xếp, phân
tích chúng” [12, 57] Đi vào tìm hiểu mô típ duyên kỳ ngộ, trước hết chúng ta đi vào xem xét khái niệm motif, nhằm chỉ ra những khái niệm đặc trưng cơ
bản của nó
Thuật ngữ “mô típ” - phiên âm tiếng Pháp là mot, tiếng Đức là mofive
đêu bắt nguồn từ tiếng La Tỉnh: moveo - chuyển động; học thuật Trung Hoa
dich la “mẫu để” [I, 208] có nguồn gốc gắn với văn hoá âm nhạc, lần đầu
tiên được ghi trong từ điển âm nhạc (1703) của S de Brosane, được J Ư Goethe đưa vào từ điển văn học về thi ca tự sự và thi ca kịch nghệ (1797)
Trong Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá Hán và Trần Đình Sử có ghi: tiếng Hán Việt gọi là “mẫu để” (do người Trung Quốc phién 4m chit motif trong tiếng Pháp có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng”, “kiểu” trong tiếng
Việt nhằm chỉ những thành tố hoặc những bộ phận lớn nhỏ được hình thành
bên vững, được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nhất là trong sáng
tác văn học dân gian Trong thực tế cuộc sống, người ta hay nói chi A thuộc típ (tuyp) người X, anh B thuộc típ người Y, hay anh ấy thuộc típ người lí tưởng mà các cô gái thời nay lựa chọn Đây cũng là một cách hiểu thông tục
về mô típ
Trong văn học, khái niệm mô típ được hiểu tương đối thống nhất Mô
típ dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất, có ý nghiã trong cấu tạo đề tài,
cốt truyện trong tác phẩm Trong văn học, mô típ đôi khi được hiểu theo nghĩa
là đề tài phụ có ý nghĩa bổ sung tô đậm đề tài chính, cùng với đề tài chính tạo
Trang 13
thành một thể thống nhất nghệ thuật phức tạp Lại Nguyên An coi đó là “thành tố bên vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn
học” [L., 2501
Vai trò của mô típ đối với sáng tác văn học là không thể phủ nhận Nó
được tập trung chú ý, lưu ý trong mối quan hệ với cốt truyện, nhân vật, đề tài
và chủ đề tác phẩm Thực tế ngày nay, nhiều khi người ta sử dụng đồng nhất
hai khái niệm mô típ và chủ để, mô típ và biểu tượng hoặc không phân biệt
ranh giới rõ ràng giữa mô típ và cốt truyện Ý nghĩa của mô típ còn được
Nguyễn Tấn Đắc nói tới trong Truyện kể dân gian đọc bằng Type va Motif - NXB Khoa hoc xã hội 2001 “Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá
motif, lai có những truyện kể sẵn như những mẫu kể trong các chùm về súc vật có thể chỉ có một mô típ đơn lể” [3, 11]
Sáng tác văn chương là lĩnh vực độc đáo của mỗi cá nhân, “Sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật” (V Huy Gô) nhưng trong nhiều trường hợp sự “lặp lại” sẽ tạo ra sức sống, sức cuốn hút cho tác phẩm Điều đó phụ thuộc vào tài năng tâm huyết của người nghệ sĩ, họ sẽ tạo ra những tác phẩm có giá trị mà
mô típ là phương thức cơ bản để tạo nên sự độc đáo cũng như nét nổi bật của tác phẩm
Mô típ với tư cách là phạm trù nghiên cứu văn học được dùng nhiều hơn cả trong văn học dân gian, nhất là đối với các thể loại tự sự văn học dân gian, nhưng cũng được dùng cả trong văn học viết “mô fíp có thể được xuất phát ra từ một hoặc một số tác phẩm văn học của một số nhà văn hoặc toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc trong cả một khuynh hướng văn học, một thời đại
z1
Trang 14bến, trầu cau, thân em đó là những “tấm bê tông” đúc sẵn được sử dụng theo
kiểu lắp ghép tạo nên tác phẩm
Trong văn học viết, người ta bắt gặp hầu hết các mô típ của văn học dân
gian, đặc biệt là mô típ duyên kỳ ngộ Bên cạnh đó, các tác giả còn xây dựng thêm rất nhiều mô típ chẳng hạn: Mô típ hố thân (kafka, lonexco ), mơ típ
người anh hùng chiến bại trong sáng tác của Hemingway Nói tới vấn đề
này, người viết chủ ý bác bỏ ý kiến cho rằng: “mô tip sé tạo nên cái chết yểu
cho sáng tác văn học” Bởi tài năng của mỗi tác giả sẽ tạo ra những tác phẩm mang một sắc thái riêng cho dù có sử dụng cùng một mô típ
Như vây, có thể hiểu: mô típ là những khuôn dạng, kiểu lớn nhỏ khác
nhau được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều trong văn học nghệ thuật
Những kiến thức cơ bản nêu ra ở đây được coi là khái niệm công cụ quan trọng có ý nghĩa mấu chốt trong việc giải quyết vấn đề và để có cái nhìn
bao quát hơn về mô típ, tránh cách hiểu lơ mơ dẫn đến những phỏng đoán
thiếu khách quan khoa học, không có sức thuyết phục Chúng tôi coi đó làm
căn cứ để đi vào tìm hiểu một số thiên truyện trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục mà phạm vi đề tài đã nêu
2.2 MƠ TÍP DUN KỲ NGỘ
2.2.1 Giới thuyết về mô típ duyên kỳ ngộ
Có thể nói, trong văn học nói chung motif mang một nội dung nhất
định, đảm nhận những chức năng nhất định và mang một công thức cố định, có mối liên hệ mật thiết với cốt truyện và các khía cạnh nghệ thuật khác Mô típ duyên kỳ ngộ cũng vậy
Theo Từ điển tiếng Việt: “duyên là phân do trời định dành cho mỗi
người về khả năng quan hệ tình cảm (thường là mối quan hệ nam nữ, vợ
Trang 15
chồng) hoà hợp gắn bó với nhau trong cuộc đời” Trong dân gian chữ “duyên” được hiểu là duyên đôi lứa, hạnh phúc gái trai Ca dao có câu:
Phải duyên thì gắn như keo,
Trái duyên đểnh đoảng như kèo đục vênh
Kỳ: kỳ lạ Đặc trưng của thể loại truyền kỳ là dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để truyền tải nội dung: “cái gọi là truyền kỳ chủ yếu
là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ và cái kỳ trong thế giới thân linh ma
quŸ” [16, 350] Chính yếu tố kỳ ảo đã xây dựng nên nhân vật kỳ ảo tạo nên
những cuộc kỳ ngộ
Ngộ (kỳ ngộ): gặp gỡ một cách may mắn kỳ lạ
Như vậy, duyên kỳ ngộ là dùng để chỉ mối tình đẹp đến một cách hoàn toàn ngẫu nhiên không hẹn mà nên giữa các nhân vật
Có thể hiểu mô típ duyên kỳ ngộ là chỉ những cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa con người với nhân vật của thế giới siêu nhiên như: thần tiên, ma quỷ hay giữa
các nhân vật trong thế giới siêu nhiên với nhau Những cuộc gặp gỡ ấy tạo nên
từ những mối nhân duyên giữa hai người với nhau
Đi vào tác phẩm văn học, mô típ duyên kỳ ngộ được diễn tiến theo một
công thức cố định: gặp gỡ (có thể được tác giả kể chỉ tiết, có thể được ẩn đi) Tiếp theo là diễn biến tình cảm trong đôi lứa (thường được các tác giả miêu tả rất chỉ tiết) Phần kết là kết quả của mối nhân duyên giữa hai người
Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ là mô típ đặc biệt trong văn chương, được nhiều tác giả sử dụng, dưới ngòi bút của họ mô típ này có sự biến hoá linh hoạt, tạo sự hấp dẫn đặc biệt cho các thiên truyện
2.2.2 Mô típ duyên kỳ ngộ trong văn học Việt Nam
Mô típ duyên kỳ ngộ được khởi đầu từ những tác phẩm văn học dân gian, được thể hiện dưới hình thức những cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị nhuốm
Trang 16một số truyện như: Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Sọ Dừa, Duyên kỳ ngộ trong
đó mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng như một tình tiết có giá trị, có khi được sử dụng như một sự kiện chính tạo nên những câu chuyện tình yêu bất ngờ thú vi
Trong truyện Chử Đồng Tử, mô típ duyên kỳ ngộ ở đây rõ ràng sắc nét
chi phối toàn bộ cốt truyện Truyện kể rằng, Chử Đồng Tử là một chàng trai con nhà nghèo Cả hai cha con chỉ có duy nhất một cái khố Khi cha mất, chàng nhường khố cho cha Từ đó, chàng phải vùi mình trong cát mỗi khi có người đi qua Công chúa Tiên Dung trong một lần du ngoạn ở bãi sông Hồng
đẹp và thơ mộng, khi tắm đã gặp Chử Đồng Tử đang vùi mình trong cát Cuộc
gặp gỡ bất ngờ, thiên định đã xố nhồ đẳng cấp ranh giới của hai người Từ một chàng trai nghèo, Chử Đồng Tử đã kết duyên cùng công chúa Tiên Dung
xinh đẹp, bất chấp sự phản đối của vua cha Truyện là bản tình ca đẹp về mối
tình hiếm có trong lịch sử và là ước vọng của bao người nhất là người bình dân
xưa
Ở truyện cổ tích Tấm Cám cuộc kỳ ngộ giữa nhà vua và cô Tấm có ý nghĩa mấu chốt giải quyết mọi mâu thuẫn cũng như thể hiện chủ để tư tưởng truyện Từ một cô Tấm bị dì ghẻ hành hạ, bắt nạt nhờ có đôi hài Bụt cho mà trong buổi xem hội cô đã gặp mặt nhà vua, từ đây cuộc đời Tấm bước sang trang mới Tấm được vua đón về cung làm hoàng hậu nhưng cũng chính từ đó mọi biến cố liên tiếp xảy ra trong đời Tấm do sự ghen ghét của mẹ con Cám
Truyện kết thúc bằng việc nhà vua gặp Tấm ở quán nước của bà cụ già bên
đường rồi đón nàng về cung sau bao ngày xa cách Đó là một kết thúc có hậu cho nhân vật, phù hợp với tư duy dân gian Như vậy ta thấy, mô típ duyên kỳ ngộ đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của
truyện: ở hiển gặp lành, ác giả ác báo
Cũng là cuộc kỳ ngộ giống như trong Tấm Cám, truyện So Dita ké vé chàng Sọ Dừa xấu xí có duyên với cô con gái út nhà phú ông Hai cô chị vì
Trang 17
chê Sọ Dừa nhà nghèo, lại xấu mà không dám kết duyên cùng chàng, duy chỉ
có cô em út là đem lòng yêu thương Sọ Dừa Rồi một ngày kia, chàng Sọ Dừa xấu xí lộ nguyên hình là chàng trai tuấn tú Hai người sống với nhau hạnh phúc Sọ Dừa đỗ đạt làm quan Trên bước đường công cán đã gặp lại người vợ hiền một mình trên đảo hoang Cuộc hội ngộ đồng thời cũng là sự đoàn tụ của hạnh phúc lứa đôi sau bao ngày xa cách
Sang đến văn học viết, mô típ duyên kỳ ngộ được thể hiện trong một số tác phẩm, đặc biệt là truyện Nôm như: Hoa Tiên, truyện Song Tỉnh, Truyện Kiểu Dưới hình thức mô típ “tài tử giai nhân”, các tác giả đã xây dựng hình ảnh những nhân vật tự do yêu đương bằng nhưng câu chuyện tình lãng mạn Chàng là những Nho sinh đa tài nhưng cũng rất đa tình, nàng cũng là những
mĩ nữ, những giai nhân tuyệt sắc kiểu như Lương Sinh - Dao Tiên, Kim Trọng
- Thuý Kiều Những cặp trai tài gái sắc đã làm nên những câu chuyện tình
lãng mạn cảm động
Ra đời nửa cuối thế kỉ 18, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự đã mở đầu
cho truyện Nôm Lấy nguyên tác từ một câu chuyện, một tiểu thuyết ái tình, Nguyễn Huy Tự đã xây dựng nên câu chuyện hết sức lãng mạn đẹp đẽ Trong đó mô típ duyên kỳ ngộ hay nói chính xác hơn là mô típ tài tử giai nhân kỳ ngộ được thể hiện rất rõ nét Lương Sinh là một nho sĩ nhưng anh cũng là một chàng trai rạo rực trước cảnh xuân và luôn ước mong gặp được cô gái đẹp Thế
giới nhân vật nữ trong đó là những cô gái tuy kín đáo nhưng khắc khoải, trằn
trọc canh dài vì mơ ước yêu đương Nỗi khát khao gặp gỡ đau khổ, giận hờn, tương tư, nỗi tuyệt vọng cho đến niềm vui hạnh phúc đó là những cảm xúc mà
người đọc được nếm trải cùng với nhân vật trong truyện Xuyên suốt chiêu dài
câu chuyện tình là mối tình của Lương Sinh và Dao Tiên Lương Sinh tha thiết mong ước hạnh phúc lứa đôi, dối mẹ, lừa cha để đi tìm người đẹp và đã tự do
đính ước không theo sự sắp đặt của cha mẹ Dao Tiên vô cùng đau khổ khi
Trang 18bỏ học hành, nàng thì tuyệt vọng toan vứt bỏ tất cả chỉ giữ lại chứng cớ của tình yêu, chứng cớ của sự bội bạc Cuộc tình éo le đau khổ ấy tưởng chừng như tan vỡ nhưng cuối cùng vượt qua bao nhiêu thử thách họ đã đến được với
nhau Ngọc Khanh là người con gái mà cha mẹ Lương Sinh lựa chọn để làm
vợ cho chàng đã tự tử chết Trong tình thế đó, nhà vua đã tác hợp cho Lương
Sinh lúc này đang làm quan ở Viện Hàn Lâm với Dao Tiên thành đôi trai tài gái sắc Vậy là cuộc hôn nhân theo tiếng gọi của tình yêu đã có một kết thúc viên mãn theo đúng ý người
Cùng viết về chuyện tình “tài tử giai nhân”, kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du lại đem đến cho người đọc xúc cảm về câu chuyện tình Kim Trọng “phong rư tài mạo tót vời” với Thuý Kiều một cô gái tài sắc “nghiêng nước nghiêng thành” Cuộc gặp gỡ bất ngờ trong buổi du xuân đã làm nảy nở
mối tình giữa hai người, hứa hẹn một mối tình đầu đơm hoa kết trái toả đầy hương sắc Biến cố xảy ra Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, Thuý Kiều ở lại gia đình gặp tai biến phải bán mình chuộc cha Tình yêu tan vỡ để lại bao nuối tiếc cho đôi bạn trẻ Trong suốt quãng đời 15 năm lưu lạc Kiều luôn nhớ về Kim Trọng Còn về phần Kim Trọng, chàng không quên được tình xưa
nghĩa cũ nên đã treo ấn từ quan cất công đi tìm Kiều Cuối cùng sau quãng đời gió bụi họ gặp lại nhau, Kim Trong mong nối lại duyên xưa nhưng Kiểu từ
chối bởi “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn vầy” Câu chuyện tình kết thúc để
lại sự ngậm ngùi nuối tiếc cho độc giả
Mô típ duyên kỳ ngộ, được sử dụng trong truyện truyền kỳ phát triển rực rỡ kết tỉnh ở một số tác phẩm như: Truyền kỳ Tân phả, Tục truyền kỳ, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục Ö đó xuất hiện nhiều thiên truyện
có những câu chuyện tình yêu đẹp, li kỳ, hấp dẫn Trong số những tác phẩm ấy, chúng ta đặc biệt chú ý tới Thánh Tong di thao và Truyền kỳ mạn lục
Đây là những tác phẩm có khá nhiều thiên truyện có mô típ duyên kỳ ngộ và các tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện mô típ đó
Trang 19
Việc xây dựng mô típ duyên kỳ ngộ trong truyện truyền kỳ nói chung đặc biệt trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục nói riêng bắt nguồn
từ trong các thiên truyện dân gian Truyện dân gian luôn đầy ắp yếu tố thần kỳ, nhất là trong truyện cổ tích Ở đó, chứa dựng rất nhiều những cuôc gặp gỡ
kỳ lạ như có bàn tay vô hình sắp đặt Đó là những cuộc gặp gỡ muôn hình muôn vẻ giữa những con người thuộc các đẳng cấp khác nhau, những người thuộc thế giới trần tục với nhân vật của thế giới khác như: tiên, hoa, bướm,
hồn ma Tiếp xúc với những tác phẩm đó, người đọc luôn có cảm giác ngất ngây trong thế giới hư ảo thần kỳ, tách khỏi cõi nhân gian phàm tục
Các nhà nghiên cứu cho rằng truyện truyền kỳ có mô típ bắt nguồn từ
văn học dân gian bên cạnh đó còn xuất phát từ văn học Trung Quốc Nhìn vào ảnh hưởng của văn học Trung Quốc với văn học Việt Nam thể hiện qua mối quan hệ giữa Tiên Đăng Tân Thoại (Cù Hựu đời Minh) với Truyền kỳ mạn
Iực (Nguyễn Dữ), chúng ta sẽ thấy điều này rất rõ Nguyễn Dữ không chỉ sử dụng nguồn văn liệu dân gian mà còn vay mượn nhiều điển tích, điển cố, học
tập Cù Hựu cách khắc hoa trạng thái tâm lý nhân vật và đôi khi vay mượn của một số đoạn văn Về nội dung lấy mô típ các nhân vật Trung Quốc rồi chỉnh sửa lại cho phù hợp với phong tục của người Việt Nam Trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục, một số nhà nghiên cứu còn chỉ rõ một số truyện có sự
ảnh hưởng của Tiên Đăng Tân Thoại: cốt truyện Từ Thức lấy vợ tiên hấp thụ Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm và Lưu Thân Nguyễn Triệu nhập Thiên
Thai trong U Minh Cư của Lưu Khánh
Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ ra đời từ văn học dân gian sang đến văn học viết nó đã có sự chuyển biến cả về chất và lượng Nó không còn là công
thức sáo rỗng mà qua tài năng mỗi tác giả mô típ đó được xây dựng mang
Trang 202.2.3 Khảo sát mô típ duyên kỳ ngộ trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục
Dựa trên cơ sở nội hàm khái niệm mô típ duyên kỳ ngộ và việc tìm hiểu sơ lược về nó trong văn học Việt Nam, chúng tôi đi vào khảo sát hai tác phẩm
Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, và thấy rằng những thiên truyện
sau có sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Cụ thể là:
Trong Thánh Tông di thảo có 3 truyện: Duyên lạ xứ Hoa, Truyện lạ
nhà thuyền chài, Một dòng chữ lấy được gái thần
Trong Truyền kỳ mạn lục có 3 truyện: Từ Thức gặp tiên, Cuộc kỳ ngộ
ở trại Tây, Chuyện cây gạo
Đây là những truyện mà mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng rất tập
trung, nó có vai trò lớn đối với cốt truyện, không gian, thời gian và nhân vật,
chủ đề tư tưởng tác phẩm Như vậy, với những truyện viết về tình yêu đôi lứa,
hai tác giả đều sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Nhân vật kỳ ngộ ở đây chủ yếu
là con người ở thế giới trần gian với các nhân vật ở thế giới khác như: tiên,
hồn ma, ong bướm, hoa lá Các cuộc gặp gỡ ở đây đều có điểm chung là kỳ và duyên Duyên vì không phải ai cũng có cơ may hội ngộ Các cuộc gặp gỡ đều dẫn đến những cuộc tình sâu sắc có khi là thiên định, viên mãn (Duyên lạ xứ
Hoa), phiêu du đổ vỡ (Từ Thức lấy vợ tiên), say đắm nuối tiếc (Cuộc kỳ ngộ
trại Tây), xót xa oán trách (Cây gạo) Kỳ vì sự việc bất thường, diễn biến li kỳ có sự giao thoa kỳ ảo, đượm màu sắc huyền thoại, cổ tích giữa hai thế giới
người - tiên, hồn bướm, trần gian - tiên giới, dương gian - thế giới kỳ bí, và kỳ vì người đọc chỉ được nghe và tưởng tượng về những cuộc gặp gỡ một đi
không trở lại, một thế giới kỳ ảo chưa từng chứng kiến nhưng cũng khó lòng
bác bỏ hay khẳng định sự tồn tại của nó xung quanh ta hay không
Trang 21
CHUONG 3
VAI TRO CUA VIEC SU DUNG MO TIP DUYEN KY
NGỘ TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO VÀ
TRUYỀN KỲ MAN LUC
3.1 VAI TRÒ CỦA MÔ TÍP DUYÊN KỲ NGỘ TRONG VIỆC XÂY
DỰNG CỐT TRUYỆN
Trong bài viết “Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện” đăng trên
tạp chí văn học số 2 năm 1987, Nguyễn Ngọc Thường đã chỉ ra “mô fíp xuất hiện như là những phần tử đầu tiên tạo thành một tổng thể thế giới hình tượng,
trên cơ sở đó, qua thời đại khác nhau tạo thành những thể loại nghệ thuật
khác nhau Con người tiếp nhận các sẳn phẩm đó và chế biến chúng theo xu
thế của xã hội Và đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện cho mô típ có khả
năng phát triển và biến đổi thành phần cốt truyện phù hợp với trình độ tư duy
và khả năng nhận thức của con người” Ông khang dinh: “m6 tip duoc xem
như là yếu tố, hạt nhân, sau đó phát triển thành cốt truyện, nghĩa là mô típ là yếu tố ban đâu và cốt truyện là giai đoạn tiếp theo ” [12, 58] Ö các tác phẩm thuộc loại hình văn học dân gian, cốt truyện trước hết là một tập hợp dãy các
mô típ, trong đó phải có một mô típ chủ đạo và hàng loạt các mô típ khác nữa
Truyện truyền kỳ cũng mang những đặc điểm tương tự
Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất thực
chất là cái vỏ diễn biến từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc truyện Truyện
truyền kỳ vốn được coi là hình thức ban đầu của truyện ngắn - loại truyện có cốt truyện Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác lập, xây dựng cốt truyện Nhờ có mô típ duyên kỳ ngộ mà cốt truyện được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, và thông qua cốt truyện, mô típ
Trang 22Trần Đình Sử khi nhận xét về bố cục cốt truyện truyền kỳ đã cho rằng: bố cục truyện truyền kỳ “/hường mở đâu bằng lời giới thiệu nhân vật, họ tên quê quán, tính tình phẩm hạnh Kế đó là những phần lạ làng tức là phần trung tâm tác phẩm, phần kết kể lí do kể chuyện” Phần đầu và phần kết là công thức thuộc về mô típ dẫn truyện và kết truyện, ngôn ngữ kịch gọi là mở màn và hạ
màn Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là màn trung tâm xuyên suốt truyện, nối liền giữa màn dẫn truyện và kết truyện Trong màn trung tâm, mô típ duyên kỳ ngộ được coi là màn chính, xương sống cho toàn bộ cốt truyện Nó được coi là
mô típ mẹ - mô típ trung tâm có vai trò đóng khép cuộc đời nhân vật Cả hai tác giả của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn luc déu rat quan tam chú ý đến phần trung tâm của truyện Ở mỗi thiên truyện mô típ trung tâm duyên
kỳ ngộ quen thuộc đã được các tác giả sử dụng không hề sáo mon, ngược lại
còn đặc biệt hấp dẫn tạo ra những cốt truyện dàn trải hay hấp dẫn, căng thẳng
hay thong thả, diễn tiến có sức cuốn hút lớn với bạn đọc
Ở truyện Duyên lạ xứ Hoa, mô típ duyên kỳ ngộ người lấy vật quen thuộc đã được tác giả xây dựng bằng cuộc gặp gỡ giữa Chu Sinh và Mộng Trang - công chúa nước Bướm dưới hình thức một giấc mơ dài Cốt truyện đầy
ắp yếu tố kỳ ảo Trong thế giới thực, Chu Sinh là cậu bé mồ côi cha mẹ từ lúc
mới lọt lòng, được người chú ruột đem về nuôi Sống với gia đình người chú, vì sự đay nghiến cay nghiệt của người thím, Chu Sinh phải bỏ về nhà cũ Ở đây, anh nằm mơ giấc mơ thứ nhất Anh mơ mình đến nước Hoa, biết được
tiền duyên của mình và được ăn uống no say Trở về với thế giới hiện thực, sau
ba ngày, Chu Sinh lại nằm mơ và lần này anh được kết duyên cùng công chúa nước Hoa Cứ đều đặn một tháng ba mươi ngày thì mười lăm ngày mộng Một
năm sau Chu Sinh có con Cuộc sống của Chu Sinh và Mộng Trang thật đẹp
đẽ, hạnh phúc Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra! Giặc Ô Thước kéo đến từng
đàn, hàng ngàn vạn quân tàn phá nước Hoa Để bảo vệ thần dân, Quốc Mẫu
quyết định dời đô nước Hoa về một nơi khác Chu Sinh buộc lòng phải chia
Trang 23
tay với vợ con Chàng đành phải chia tay hạnh phúc, tạm biệt những giấc mơ
đẹp để quay về với cuộc sống thực của mình Trở về đời thường, anh lại bắt đầu công việc học hành, dùi mài kinh sử Năm sau, gặp khoa thi Hương, Chu Sinh đỗ Hương cống Sau khi vinh quy bái tổ, Sinh được chú lấy vợ cho rồi có
con Tuy nhiên điều rất đáng chú ý là người con gái Chu Sinh chọn làm vợ lại có tên là Đồng Nhân Chu Sinh hiểu ngay giấc mơ trong mộng của mình giờ đây đã được hiện thực hoá trong cuộc sống đời thường Ngày tháng trôi qua,
Chu Sinh dần được thăng chức, làm đến tướng Bình Man oai phong Được cử
đi dẹp giặc, trận đánh mà Chu Sinh chỉ huy diễn ra vào đúng địa điểm đóng đô
của nước Hoa “Ngang dọc khoảng bốn mươi dặm, cây cối um tàm, bốn mùa đây hoa Mười năm trước, khoảng nửa đêm, bỗng có đàn bướm vài vạn con bay đến tụ hội nơi đây Hiện giờ, môi lần chúng bay lên thì rợp cả một góc
trời Vì thế mới có tên là Hoa Điệp Sơn” Lời thổ dân nói, Chu Sinh thấy câu nào cũng đúng như lời trong thơ xưa: “Quốc mẫu tức là vua Bướm Mộng Trang là con gái Bướm Ngày xưa Trang Chu Chiêm chiêm bao hoá thành bướm” Chu Sinh hiểu rõ giấc mơ của mình Sinh hạ lệnh cho quân không được làm kinh động Hoa Điệp Sơn Thắng giặc, anh lại chìm trong giấc mơ dài và biết rằng mình sẽ làm chúa nước Hoa Kết thúc truyện, Chu Sinh chuẩn
bị chu đáo cho sự an toàn của nước Hoa rồi bình thản chết, chính thức từ bỏ
cõi thực trở về với thế giới giấc mơ của mình
Như vậy có thể thấy, mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện được kể một cách thong thả theo diễn tiến cuộc đời nhân vật, điều đó khiến cho việc xây dựng cốt truyện về một cuộc tình duyên của con người với loài vật trở nên hấp dẫn mà vẫn rất tự nhiên Cái tài của tác giả
là ở chỗ, từ mô típ quen thuộc trong dân gian, từ sự kiện lịch sử có thực, ông
đã sáng tạo ra cả một câu chuyện đầy ắp yếu tố kỳ ảo, hấp dẫn về cuộc đời và
Trang 24nhân vật trong truyện cứ hiện ra trước mắt người đọc Có lẽ vì thế mà Duyên
lạ xứ Hoa có dáng dấp của truyện ngắn hiện đại
Giống như Duyên lạ xứ Hoa, truyện Một dòng chữ lấy được gái thần cũng có cốt truyện rất hấp dẫn, yếu tố kỳ ảo xuyên suốt thiên truyện Phần mở
đầu vẫn là công thức quen thuộc giới thiệu danh tính, gốc tích nhân vật: “Làng
than Khê có anh đô kiết, cha mẹ mất sớm, em trai không có, hai tu tuổi mà vẫn chưa có vợ Nhà nghèo quá chỉ có nhờ bút nghiên mà sống” Phần tiếp theo là diễn biến li kỳ của cuộc gặp gỡ dẫn đến câu chuyện tình yêu đôi lứa và cuối cùng vẫn là sự đoàn tụ hạnh phúc ở thế giới thần tiên Tuy nhiên khác với các thiên truyện đã nêu, Một dòng chữ lấy được gái thần có phần độc đáo hơn ở chỗ cuộc kỳ ngộ xảy ra do ý định chủ quan của cô gái thần núi Truyện mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật của tác giả nhưng bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật chính là sự kiện chuyến viếng thăm với mục đích xin chữ ký của cô gái con thần núi Cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị ấy đã khiến anh đồ làng
Thần Khê không khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn đặt ra câu hỏi “cái tên đồ kiết này có quan trọng gì, cần chỉ phải quản cầu đến ta At han ở đây có điều gì uẩn khúc” Từ cuộc gặp gỡ đầy bí ẩn, anh đồ nảy sinh ý định hỏi cưới cô gái về làm vợ Theo tiếng gọi của tình yêu anh đã lên đường đi tìm cô gái Lần đầu đi đến tận núi Trường An tìm, chỉ thấy vách núi hiểm trở, toàn lều nhỏ lụp
sụp, anh lủi thủi buồn bã ra về Lần thứ hai nhờ may mắn anh được lão bộc
dẫn đường đến được động Sơn Thần, gặp được cô gái và đã đạt được ý nguyện
Sau một thời gian cô gái theo anh đồ xuống núi sông một cuộc sống hạnh phúc cho đến lúc phải chia xa
Cốt truyện ở đây diễn tiến rất thong thả, mọi sự kiện, tình tiết liên quan đến nhân vật cứ từng bước trôi đi Mỗi sự kiện xảy ra tiếp theo đều gắn với
tâm lí, tính cách nhân vật Anh hoang mang, lo sợ khi thấy có người con gái
đến bất ngờ trước mặt với vẻ trâm anh đài các, buồn rầu, thất vọng khi không tìm thấy nơi cô gái ở, anh mạnh dạn bày tỏ tình cảm và sướng vui khi ước
Trang 25
nguyện ba sinh của mình thành hiện thực Việc tập trung khắc hoạ diễn biến
tâm trạng nhân vật khiến cho câu chuyện ở đây rất thật, rất gần gũi với mọi người Cũng giống như Duyên lạ xứ Hoa, kết thúc truyện ở đây nhân vật bình
thản tạm biệt cuộc sống trần thế về với thế giới bên kia sống cuộc sống đồn tụ hạnh phúc lứa đơi Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ có vai trò tạo ra một cốt truyện vừa thong thả vừa dàn trải, khiến cho tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét và gợi cho người đọc những ý vị về một tình yêu đẹp
Cùng lấy mô típ duyên kỳ ngộ làm trung tâm xuyên suốt diễn biến cốt truyện, nhưng Truyện lạ nhà thuyền chải lại đem đến cho người đọc những nét riêng biệt trong cách tổ chức, xây dựng cốt truyện Trong sáu truyện được
chúng tôi đề cập đến, đây có lẽ là truyện có điểm đặc biệt nhất về việc sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Điều đó được thể hiện ở việc chỉ tiết gặp gỡ được ẩn đi
Tác giả không tập trung khắc họa cuộc gặp gỡ li kỳ giữa Ngoạ Van và Thúc Ngư Tuy vậy, những yếu tố lạ kỳ trong chuyện tình của họ vẫn có sức cuốn
hút độc giả Truyện mở ra bằng việc giới thiệu gia đình nhà thuyền chài, gần
sáu mươi tuổi mới sinh được cậu con trai đặt tên là Thúc Ngư Tiếp theo đó tác
giả dành hẳn một dung lượng khá dài trong truyện kể về cuộc sống gia đình thuyền chài rồi dẫn dắt đến chuyện “#rai khôn lấy vợ gái ngoan tìm chồng” của Thúc Ngư Thiên truyện thực sự trở nên hấp dẫn khi gia đình thuyền chài lạc đến thuỷ cung, ở đây họ chứng kiến nhiều sự việc, gặp gỡ nhiều người lạ
lùng và biết được con trai mình đã tìm duoc vợ như ý Gia đình nhà thuyền chài đón cô gái về nhà Cuộc sống của họ đầm ấm, khá lên Tai hoạ bất ngờ ập đến, đe doạ tính mạng mọi người Cô gái trong tình thế nguy bách đã biến mình thành con cá to nằm chắn ngọn nước tràn vào để cứu gia đình Nhờ đó mà gia đình Thúc Ngư thoát nạn Kết thúc truyện, Ngoạ Vân phải từ biệt cuộc
Trang 26biệt là chi tiết Ngoạ Vân biến thành con cá để cứu gia đình Đây là chỉ tiết làm thay đổi toàn bộ cuộc đời số phận nhân vật Nếu không có biến cố đó thì cuộc sống của Thúc Ngư và Ngoạ Vân vẫn rất hạnh phúc Người đọc vẫn có thể tin vào một cuộc sống ngày càng tốt đẹp đang chào đón gia đình nhà thuyền chài
trong tương lai
Như vậy có thể thấy, ở mỗi thiên truyện diễn biến cốt truyện có sự khác
biệt Mô típ duyên kỳ ngộ cũng được thể hiện khác nhau Mỗi thiên truyện là
một cuộc kỳ ngộ đầy hư ảo nhưng lại được kết thúc theo nhiều hình thức khác nhau Ở Duyên lạ xứ Hoa và Một dòng chữ lấy được gái thần là những kết
thúc không có hậu theo tư duy dân gian, nhưng thực chất lại có hậu Chu Sinh trong Duyên lạ xứ Hoa ra đi vào cõi vĩnh hằng giữa lúc công danh còn đang rạng ngời, anh đồ nghèo trong Một dòng chữ lấy được gái thần chết trong khi
cuộc đời còn nhiều dang dở Những kết thúc đó bề ngồi tưởng như khơng có
hậu nhưng thực chất lại có hậu bởi cái chết của nhân vật chỉ là hình thức
chuyển từ cõi này sang cõi khác Nhân vật trở về cõi huyền ảo, ở nơi đó họ sẽ có cuộc sống sum vây, đồn tụ lứa đơi Đây là kiểu kết thúc của các thiên
truyện vừa mang tính kỳ ảo vừa là khát vọng nhân sinh, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của các tác giả Nhưng ở Truyện lạ nhà thuyền chài lại là một kết thúc không có hậu, bởi Ngoạ Vân phải từ biệt hạnh phúc về với thế
giới của mình Nơi đó chắc chắn nàng sẽ bị trừng phạt Cách kết thúc đó, phản
ánh tư duy nghệ thuật mới mẻ của Lê Thánh Tông, nó phá vỡ tư duy cổ tích trong văn học Và như vậy, khả năng tham gia của mô típ duyên kỳ ngộ trong cốt truyện là vô hạn Nó cho phép tác giả lựa chọn, xây dựng những thiên
truyện với cách kết mở hấp dẫn, có sức lôi cuốn độc giả
Cùng lấy “mô típ duyên kỳ ngộ” cho mọi sự khởi đầu như trong Thánh
tông đi thảo, tác giả của Truyền kỳ mạn lục lại xây dựng một số thiên truyện
mà kết cấu cốt truyện khác hẳn Cuộc kỳ ngộ ở Trại tây, Cáy gạo tiêu biểu cho kiểu truyện “đóng khung” trong một cuộc kỳ ngộ Mô típ duyên kỳ ngộ ở
Trang 27
đây làm nên một cốt truyện tập trung, toàn bộ câu chuyện chỉ diễn biến trong một quãng đời gặp gỡ khiến chúng ta có thể thấy rằng mô típ duyên kỳ ngộ chính là cốt truyện
Vẫn là hình thức mở đầu trong các thiên truyện có mô típ duyên kỳ ngộ, Cuộc kỳ ngộ ở trại tây mở ra trước mắt bạn đọc bằng việc giới thiệu nhân vật
Hà Nhân, “người học trò nghèo quê Thiên Trường, Khoảng năm Thiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ ức Tra” Kế tiếp đó, tác giả tập trung vào việc mô ta cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật Chàng Hà Nhân vốn là một nho sinh, trên đường đi học phải đi qua khu Trại Tây, dinh cơ cũ của quan thái sư Ở đây, chàng gặp “hai cô gái ở bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười đùa, hoặc
hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa” Dần dân
chàng Hà Nhân cũng không “mần ngơ” được nữa “Sóng tình dường da xiéu xiêu”, chàng lân la bất chuyện rồi ghẹo nguyệt trêu hoa Tác giả tập trung miêu tả cuộc gặp gỡ, ân ái giữa Hà Nhân và hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương Sớm tối ngày ngày gặp gỡ cùng nhau họa thơ, hưởng lạc, Hà
Nhân cho đó là sự kỳ ngộ của đời mình đến nỗi quên ăn, quên học Cha mẹ có
ý xây dựng hạnh phúc cho Hà Nhân nhưng chàng tìm cớ thoái thác và tiếp tục
cuộc tình duyên với hai ả hồn hoa Truyện kết thúc bằng cuộc chia tay đầy nuối tiếc giữa Hà Nhân và hai nàng, đồng thời cũng kết thúc một đời hoa Lúc
này, chàng nho sĩ Hà Nhân khi nghe cụ già bên láng giềng kể mới sực tỉnh và
biết đó chỉ là một giấc mơ “Hà Nhân bấy giờ mới giật mình tỉnh ngộ, tự bấy lâu nay mê mi chỉ là đánh bạn với hôn hoa” Nhân xem đó như một giấc chiêm bao đẹp và làm bài văn tế
Giống như Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây , truyện Cây gạo cũng tiêu biểu cho
loại truyện “đóng khung” trong một cuộc kỳ ngộ Mô típ dẫn truyện được mở đầu bằng việc nêu nguồn gốc, xuất xứ nhân vật như bao truyện khác Sau đó tác giả tập trung miêu tả cuộc kỳ ngộ giữa Trình Trung Ngộ và hồn ma Nhị
Trang 28gái xinh đẹp Nhưng ở nơi đất khách quê người, chàng chỉ mang trong lòng
một mối tình u uất Vào một đêm khuya, Trung Ngộ đã gặp Nhị Khanh trên cầu Liễu Khê Ho đưa nhau xuống thuyền cùng nhau tự tình, ân ái Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã tập trung miêu tả cuộc gặp gỡ của hai người với những
buổi làm thơ hoạ vần, ân ái liên miên đêm này qua đêm khác Được hơn một
tháng, khi nghe lời mọi người khuyên răn, Trung Ngộ mới dân tỉnh ngộ Từ
đó, chàng mới biết cô gái mình gặp gỡ chính là hồn ma Hoảng sợ vô cùng,
chàng sinh ra ốm nặng rồi chết bên cạnh quan tài Nhị Khanh Kết thúc thiên truyện là hình ảnh hai hồn ma Nhị khanh và Trung Ngộ vào những đêm tối
trời dắt nhau vừa đi vừa hát, vừa khóc, có khi tác oai tác quái làm hại con người, cuối cùng bị đạo sĩ trừ diệt
Có thể thấy, truyện Cáy gạo và Cuộc kỳ ngộ ở trại Táy cùng sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ, cùng “đóng khung” trong một cuộc kỳ ngộ Nhưng ta
vẫn nhận ra những nét khác biệt trong hai thiên truyện, đặc biệt là phần kết
thúc truyện Kết thúc truyện Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây, Hà Nhân sực tỉnh chia tay với mộng đẹp trở về với cuộc sống đời thường Anh lại tiếp tục dùi mài
kinh sử những mong lập công danh sự nghiệp, lưu danh muôn thuở Nhưng ở
truyện Cáy gạo cánh cửa tương lai đã khép lại đối với nhân vật Trình Trung
Ngộ phải chết, biến thành hồn ma lang thang Những linh hồn khơng được
siêu thốt thật đáng thương mà đáng trách Ở đây, nhân vật đã bỏ mạng vì yêu Cách kết thúc đó đã thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của Nguyễn Dữ
Qua hai thiên truyện trên, các tác giả đã tập trung xây dựng rõ nét các chỉ tiết của cuộc gặp gỡ Các nhân vật: Hà Nhân, hai a Đào, Liễu và Trung Ngộ, Nhị Khanh không mấy khi tách rời, bước ra ngoài sự kiện gặp gỡ Mô típ
duyên kỳ ngộ trở thành sự kiện trung tâm gần như là một tình huống trong truyện ngắn hiện đại Cuộc kỳ ngộ diễn ra rất ngắn ngủi Theo người kể chỉ
khoảng vài tháng, từ khi hoa nở, bướm lượn, xuân quang rực rỡ đến khi gió lạnh đông về cỏ cây tàn úa Chính vì thế đã có người cho rằng truyện Cảy gạo
Trang 29
và Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây là những truyện ngắn truyền kỳ nhưng rất gần với truyện ngắn hiện đại
So với các truyện đã nêu trên, Từ Thức lấy vợ tiên lại có sự đặc biệt,
khác lạ trong cách xây dựng cốt truyện Vẫn là việc sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ cho mọi sự khởi đầu Nhưng ở đây, Nguyễn Dữ để cho nhân vật của mình bất ngờ gặp gỡ với nàng tiên Giáng Hương theo hầu địa tiên Ngụy phu nhân ở
đất Nam Nhạc, núi Phù Lai Từ cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy, Từ Thức được lên tiên, lấy vợ tiên, sống cuộc sống nơi bồng lai tiên cảnh, thoả chí non xanh của mình Truyện mở ra bằng một cuộc gặp gỡ: Từ Thức trong một lần du xuân
trẩy hội đã bán áo để lấy tiền giúp đỡ một cô gái xinh đẹp đang bị bắt phat vi vô tình làm gãy cành hoa ở hội xem hoa Sau buổi gặp gỡ đó, với tính khí
thích dao du đây đó, Từ Thức đã treo ấn từ quan lênh đênh ngắm cảnh non nước hữu tình đã lạc vào động tiên thứ sáu trong ba sáu động tiên ở núi Phù Lai Tại đây, chàng gặp lại người con gái mình đã từng giúp đỡ trong hội hoa
xuân khi xưa và biết đó là tiên nữ Giáng Hương Hai người kết duyên với
nhau, sống cuộc sống hạnh phúc nơi bồng lai tiên cảnh
Nguyễn Dữ đã tạo không gian gap gỡ ở ngay cuộc đời thực Ơng khơng
để nhân vật của mình mất hút ngay vào những cuộc lạc thú mà đẩy ngược trở
lại cõi trần đối mặt với hiện thực Sống cuộc sống nơi bồng lai tiên cảnh, lòng
Từ Thức đầy ngao ngán, luôn trào dâng nỗi nhớ quê: “Những đêm gió thổi,
những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thuỷ triều nghe
vắng đâu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối bâng khuâng quấy nhiễu
khiến không sao ngủ được” Từ Thức bèn tạm biệt Giáng Hương, giã từ “mộng
đẹp” cõi tiên trở về trần thế Trở lại trần gian sau hơn tám mươi năm xa cách,
Trang 30ngao ngán, tuyệt vọng bỏ vào chốn non xanh Không gian gặp gỡ đời thực, nó không giống các cuộc gặp gỡ chỉ có trong mộng ở Duyên lạ xứ Hoa hay Cuộc kỳ ngộ ở trại Táảy và kết thúc cũng là bi kịch ở cõi đời thực Đây là điểm
khác biệt lớn nhất của Từ Thức lấy vợ tiên với các truyện trên Điều này cho
thấy sự sáng tạo đặc biệt của tác giả trong việc cùng sử dụng một loại mô típ
Cùng sử dụng một loại mô típ duyên kỳ ngộ nhưng giữa các tác giả và bản thân một tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những cách xử lí khác nhau tạo sự hấp dẫn, khác biệt cho từng thiên truyện Đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nhãn quan tư tưởng, sự phát triển về tư duy nghệ thuật của
mỗi tác giả, xu hướng thế tục hoá văn xuôi tự sự trung đại biểu hiện qua hai tác giả của Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo
Có thể thấy, một sự khác biệt trong cách tổ chức xây dựng cốt truyện
khá rõ nét ở Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ Đọc những thiên truyện có mô típ
duyên kỳ ngộ của Lê Thánh Tông ta thấy, ông thường tránh đi vào mô tả hạnh
phúc chăn gối trong những cuộc gặp gỡ lứa đôi Ngược lại, Nguyễn Dữ lại xoáy sâu vào những chỉ tiết hạnh phúc ái ân Cho nên, cốt truyện trong truyện
của Nguyễn Dữ có lúc lỏng lẻo do để nhân vật đối đáp thơ ca quá dài (Cáy gạo, Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây)
Như vậy, cách xây dựng cốt truyện ở mỗi thiên truyện sẽ phụ thuộc vào
khả năng biến hoá mô típ của tác giả, đặc biệt là cách sử dụng sáng tạo mô típ
duyên kỳ ngộ Vaxilovxki cho rằng: “Mô fíp trong phát triển thành cốt truyện,
mối quan hệ tác động qua lại giữa mô típ và cốt truyện là mật thiết, gắn bớ”
Với mỗi tác giả trong từng trường hợp sẽ sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ để tạo
ta những thiên truyện có những cốt truyện mới mẻ, hấp dẫn, có sức cuốn hút
bạn đọc
3.2 VAI TRÒ CỦA MÔ TÍP DUYÊN KỲ NGỘ TRONG VIỆC XÂY DỰNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NHÂN VẬT
Trang 31
Không gian, thời gian và nhân vật hợp thành môi trường của một truyện
ngắn Qua các thiên truyện: Duyên lạ xit Hoa, Cay gạo, Cuộc kỳ ngộ ở trại Tay, Chuyện lạ nhà thuyền chài, Một dòng chữ lấy được gái thần, Từ Thức
lấy vợ tiên người đọc sẽ cùng các nhân vật của truyện phiêu diêu trong thế
giới huyền ảo ở nhiều chiều không gian khác nhau và hành trình trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi, co giãn rất tự do theo ý định chủ quan của tác giả Trong thế giới truyền kỳ, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng của nhiều người Để làm được điều này, Lê Thánh
Tông và Nguyễn Dữ đã vận dụng linh hoạt yếu tố kỳ ảo, đặc biệt là sự kết hợp giữa mô típ duyên kỳ ngộ với các mô típ khác Có thể nói, mô típ duyên kỳ ngộ đã tạo ra sự va chạm giữa hai thế giới vô hình và hữu hình, là bản lề đóng
khép giữa cõi thực và cõi hư ảo, hoà phối không gian thực và mộng, gắn kết
các nhân vật là con người thuộc thế giới thực với những nhân vật thuộc thế
giới ảo như: tiên, hồn ma, cây cỏ Có thể thấy, đến truyện truyền kỳ thì bắt đầu có sự kết hợp giữa hư và thực, làm thành nguồn gốc cho loại truyện này,
trong đó yếu tố kỳ lạ thường xuất hiện ngay giữa hiện thực cuộc sống thường nhật con người Một cuộc gặp gỡ bình thường giữa con người với con người thì dù có “hữu duyên thiên lí năng tương ngộ” cũng không hẳn đã sinh ra những chuyện lạ lùng, nhưng một cuộc kỳ ngộ sẽ sinh ra những chuyện ly kỳ
chỉ có trong trí tưởng tượng Thế giới truyện truyền kỳ trong Thánh Tông di thao va Truyền kỳ mạn lục sẽ là những cuộc gặp gỡ lạ kỳ như thế
Trong truyện Duyên lạ xứ Hoa cuộc gặp gỡ trong mộng giữa Chu Sinh
và Mộng Trang khiến câu chuyện có sự chuyển hố từ khơng gian quảng tính
vào không gian trong mộng, không gian phi quảng tính thuộc một chiều thứ tư
nào đó mà con người không thể nắm bắt được, nằm ngay trong không gian ba
chiều mà con người có thể nhìn thấy được Không gian mà Chu Sinh được đến
trong giấc mộng có mô hình xã hội giống như loài người: “cung điện san sát
Trang 32không sao tả được Lát sau chàng đến toà điện vàng, cột sơn, xà chạm, sân lát pha lê, vách phượng thêm ranh, mái lợp ngói bạc” Đó là không gian của nước Hoa nơi anh ta có tất cả những thứ mà đời thực không thể có được Chính tại không gian đó, Chu Sinh đã kết duyên cùng Mộng Trang, có con và trở thành phò mã nước Hoa Từ cõi mộng trở về, Chu Sinh có cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ
món quà của những người thân từ thế giới bên kia gửi về Mọi chuyện cứ ngỡ
như một câu chuyện cổ tích Đó là không gian không có thực nhưng lại hiện hữu để chàng tìm được lời lí giải cho cuộc kỳ ngộ trong mộng bằng cuộc kỳ ngộ ngoài đời trên đường đi dẹp giặc Chu Sinh nghe thổ dân nói câu nào cũng đúng như lời trong lá thư ngọc mới hiểu rõ giấc mộng năm xưa Mộng hoá thực, thực hoá mộng, không gian trong truyện có sự nhập nhoà giao thoa giữa hai thế giới thực và ảo khiến người đọc có cảm giác được sống trong một câu
chuyện tình đầy dư vị mới lạ
Cùng với không gian, thời gian trong truyện cũng có sự chuyển hoá từ
thời gian lịch sử tuyến tính thành thời gian luân hồi, từ thời gian hữu hạn của
con người thành thời gian vô thuỷ vô chung bất hoại tồn tại cùng vũ trụ Trong thế giới thực, Chu Sinh là cậu bé mồ côi nghèo khổ, lớn lên đỗ đạt làm quan, được phong tướng cầm quân đánh giặc Trong thế giới mộng, Chu Sinh gặp
gỡ, kết duyên cùng Mộng Trang, trở thành phò mã nước Hoa Sự kiện Chu
thiếp sinh con khiến Chu Sinh nhận ra sự trùng khớp với giấc mộng năm xưa “Sinh nghĩ bụng đã hiểu ngay, lại bấm ngón tay tính ra đúng hai sáu tháng” Thời gian thực được linh ứng đúng bằng thời gian trong mộng Thời gian đó còn được diễn tiến trở nên vĩnh hằng khi mà cuối truyện Chu Sinh chết, đi vào
cõi tiên trở lại bản nguyên của mình, quay về làm vua nước Bướm
Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây và Cáy gạo lại cho người đọc những cảm nhận
về những cuộc kỳ ngộ ở thế giới thực, tồn tại, hiện hữu ngay gần con người
Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu gặp nhau ở dinh thự cũ của quan thái sư Họ gặp nhau vài tháng rồi chia lìa đôi ngả khiến cho người đọc có cảm giác đó là
Trang 33
những cuộc hò hẹn chẳng khác gì cuộc gặp gỡ của phường trai đa tình và gái
lắng lơ ở ngồi đời Khơng gian thực của cuộc gặp gỡ đã khiến cho câu chuyện tình rất gần gũi với những chuyện tình thực của con người Chỉ khi Chu Sinh biết đó là hai ả hồn hoa thì câu chuyện mới trở nên thực sự ly kỳ Không gian ở đây là một thứ không gian thực tại nhưng nó xao động, ám ảnh và có sự giao thoa giữa không gian, thời gian dương tính với âm tính qua cuộc
hò hẹn mây mưa của hai thế giới nhân vật hồn hoa và con người Chính vì thế, nó tạo cho người đọc một sự thích thú, cuốn hút, đặc biệt
Cùng sử dụng một thế giới thực như truyện Cuộc kỳ ngộ ở trại Táy, truyện Cây gạo tạo dựng một cuộc kỳ ngộ ngay trong cõi thực giữa Trần
Trung Ngộ và hồn ma Nhị Khanh Tác giả để cho nhân vật của mình gặp gỡ trên cầu Liễu Khê trong đêm tối Cuộc gặp gỡ giữa một kẻ lái buôn người trần với ả hồn ma nơi cõi âm chỉ diễn ra trong thời gian độ một tháng rồi chia li
tan tác Không gian, thời gian thực ở đây được tác giả sử dụng theo diễn tiến tuyến tính ngày này qua ngày khác, với những cuộc vui của đôi tình nhân khiến cho ta có cảm tưởng đây là những cuộc hẹn hò của đôi trai gái đời thường như trong cuộc gặp gỡ giữa Hà Nhân và hai ả Đào, Liễu Màu sắc kỳ
ảo chỉ thực sự nhuốm lên duyên tình của họ khi Trung Ngộ biết được Nhị Khanh là hồn ma Ở phần cuối, Nguyễn Dữ đã tập trung khắc hoạ rõ nét không gian trần thế nhưng đượm màu sắc huyền ảo với các địa danh chùa
chiên, cây gạo, “Thần cây đa, ma cây gạo” đã đẩy truyện tới màu sắc kỳ bí Câu chuyện kỳ ngộ kết thúc trong sự tan tác chia lìa bởi thuật yểm bùa của đạo sĩ đã gieo vào tâm trí bạn đọc nỗi ám ảnh về một câu chuyện tình oan trái, đáng thương mà lại đáng trách
Như vậy, Cuộc kỳ ngộ ở Trai Tay và Cây gạo lấy không gian đời thực,
thời gian xác định để miêu tả cuộc kỳ ngộ, cùng với những chỉ tiết ma quái, kỳ
ảo trong cốt truyện tập trung khiến cho hai thiên truyện mang màu sắc của thể
Trang 34Khơng hồn tồn là khơng gian, thời gian thực, Truyện lạ nhà thuyền
chài, Một dòng chữ lấy được gái thần mở ra trước mắt người đọc không gian
vừa thực vừa ảo Không gian ở đây có sự phân tách rõ rệt giữa thế giới thực và thế giới ảo không có sự nhập nhoà giống như Duyên lạ xứ Hoa Câu chuyện kỳ
ngộ của các nhân vật cũng diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định rồi kết thúc Mọi chỉ tiết, hành động của nhân vật được diễn tiến theo trình tự thời gian Tuy nhiên, khi cần có thể thu ngắn lại để phục vụ ý đồ nghệ thuật của tác giả
Truyện lạ nhà thuyền chài có không gian thực là cuộc sống của gia đình nhà thuyền chài Tuy nhiên, tác giả lại để cho nhân vật gặp gỡ nhau ở
dưới thuỷ phủ Cũng giống như một số thiên truyện trên, không gian trong
truyện là không gian được mô tả theo mô hình xã hội loài người qua cái nhìn
của đôi vợ chồng thuyền chài, trông xa thì thấy “đèn lửa tựa như có nhà 6”
nhưng đến nơi thì thấy khung cảnh rất bình thường Yếu tố kỳ ảo không thể hiện qua không gian mà thể hiện qua hành động của nhân vật ở trong không gian đó Đó là một ông già có hai râu Thức ăn ông ta mang đến đãi khách quý toàn là nhưng vật đang bơi nhảy nhưng “khi cầm dita gdp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” Thời gian trong truyện cũng được tác giả
co ngắn lại để tăng thêm li kỳ cho câu chuyện Hai gã bán kinh có thể đưa vợ
chồng nhà thuyền chài về nhà một cách nhanh chóng “chỉ độ một khắc có thể
qua muôn dặm đường”, sau chừng ba khắc họ đã vượt được một đoạn đường về
nhà và chỉ trong “chớp mắt” không thấy hai gã bán kinh đâu nữa Rõ ràng không gian kỳ ảo, thời gian kỳ ảo ở đây được sử dụng tập trung đem lại những
yếu tố lạ kỳ cho thiên truyện
Ở truyện Một dòng chữ lấy được gái thần, tác giả đã đặt nhân vật của
mình vào cả hai kiểu không gian thực và ảo Trong cõi thực, anh đồ làng Thần Khê nghèo khổ sống bằng nghề dạy học, từ một cuộc gặp gỡ bất ngờ với cô gái nhà thần, cuộc đời anh đồ có sự đổi khác Từ không gian thực, tác giả đưa
Trang 35
anh đến một không gian kỳ ảo nơi gia đình thần núi ở Trong không gian này,
anh đồ đã đạt được ước nguyện cưới người con gái mình yêu Truyện đến đây
đã có thể kết thúc, nhưng tác giả lại để cô gái và anh đồ xuống núi, trở về cuộc sống đời thường Truyện kết thúc lúc anh đồ bình thản ra đi về với thế giới bên
kia gặp người vợ sau khi “nợ ứrần đã trđ” Rõ ràng, không gian ở đây có sự đan xen thực và ảo Nó không trùng khớp theo kiểu không gian mộng ở trong Duyên lạ xứ Hoa mà mở ra theo chiều luân chuyển hết không gian thực rồi đến không gian ảo, hết ảo đến thực Truyện mở ra bằng không thực, kết lại ở cũng ở không gian thực trần thế, nhưng lại mở ra một không gian của một thế giới mới cho nhân vật ở kiếp sau Xét cho cùng, kiểu không gian, thời gian này có ý nghĩa như không gian trong mộng của Duyên lạ xứ Hoa sau khi sống trọn đời ở thế giới thực, đôi lứa sẽ tìm đến với nhau cùng đoàn tụ trong
một thế giới khác huyền ảo
Trong sáu thiên truyện nêu trên, truyện Từ Thức lấy vợ tiên xét về không gian, thời gian có sự đặc biệt hơn cả Truyện có sự đan xen giữa không
gian trần thế với không gian tiên cảnh, giữa thời gian đong đếm của đời người
với thời gian ước lệ bất biến kiểu “một ngày bằng tám mươi năm” của cõi tiên; có sự xáo trộn, đảo ngược từ tiên cảnh xuống trần gian, từ tương lai trở về quá
khứ Truyện mở ra trước mắt bạn đọc bằng không gian thực trần thế Từ Thức
và Giáng Hương gặp nhau trong hội xem hoa Cuộc gặp gỡ “kỳ duyên” đó đã đưa nhân vật bước vào một thế giới khác Trong một lần du ngoạn, Từ Thức đã lạc vào cối tiên “đây là núi Phù Lai một động tiên thứ sáu trong ba sáu động
tiên bơng bênh ngồi biển cả, dưới không có bám víu, như hai núi La, Phù tan
hợp theo gió mưa, như các ngọn bồng lai co đuổi gợn sóng” Khác với Duyên lạ xứ Hoa, không gian và thời gian ở đây không tuân theo một sự chuyển hoá
diễn tiến thuần nhất Trong truyện xuất hiện kiểu nhân vật bị đẩy ngược trở lại về với hiện thực trần trụi của mình Từ Thức lạc vào cõi tiên lại được ở bên
Trang 36cảm quê hương đã khiến chàng tạm biệt cõi tiên để về với hạ giới Như vậy, hạnh phúc nơi tiên cảnh đã không giữ được gót chân của người trần Lên tiên, gặp tiên, lấy tiên là ao ước của bao người giống như Từ Thức Nhưng hạnh
phúc tiên cảnh đâu phải là vĩnh hằng, viên mãn tuyệt đối Từ Thức nhận rõ
điều đó Không gian trần thế đã kéo ngược chàng trở lai “nhứng đêm sương sa gió thổi, bóng trăng nhòm qua cửa sổ” chang chanh lòng mang một nỗi u buồn nhớ quê Chàng trở về hạ giới thấy “váí đổi sao rời” mới biết mình đã xa
quê tám mươi năm rồi Đến đây, người đọc thực sự thấy thú vị bởi cảm thức
thời gian của tác giả Trong truyện, tác giả đã sử dụng hai đơn vị thời gian: hư
ảo và xác thực Thời gian xác thực là thời gian đong đếm của con người nơi
trần thế Thời gian cõi tiên là thời gian có thể “co” tám thập kỉ vào một năm Thời gian ở cõi tiên tám mươi năm bằng một năm cõi trần Sự chênh lệch về
thời gian này xuất phát từ cảm thức của dân gian về thời gian ở thế giới kỳ ảo Họ quan niệm ở nơi thiên đình, tiên giới, các nhân vật đều bất tử Vì bất tử cho
nên không có thời gian của một kiếp người, một vòng luân hồi Thời gian ở
đây là vĩnh hằng vô tận Chính vì thế, Từ Thức chỉ sống một năm ở cõi tiên mà trở lại trần gian đã là tám mươi năm trọn một đời người Ngoài ra, sự chênh lệch về thời gian còn tạo cảm giác hãng hụt cho con người Những giây phút hạnh phúc trôi qua rất nhanh khiến khi đối mặt với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống người ta cảm thấy rất trống trải Nguyễn Dữ tập trung thể hiện sự hụt
hãng, trống trải của nhân vật đậm nét ở phần cuối của thiên truyện Từ Thức
về quê thấy thành quách nhân gian không còn như trước nữa “chàng bấy giờ mới buôn bực bùi ngùi muốn lên lại xe mây nhưng xe mây đã hoá thành con
chim loan mà bay mất” Tác giả đã đặt nhân vật vào hai chiều thời gian: quá
khứ là cõi trần không thể trở lại, tương lai là cõi tiên thì không thể bức tới Hạnh phúc đến đây hoàn toàn đổ vỡ Đó là quy luật nghiệt ngã! Nhân vật
không thể tiến về phía trước cũng không thể quay ngược trở về quá khứ, bất
chấp đó là mong ước của con người Bản thân Từ Thức không ý thức được
Trang 37
điều đó nên anh ta lâm vào bi kịch Truyện mở ra một không gian mới lạ,
nhân vật ở đây không đi bằng con đường của thời gian thực cũng không đi
trên con đường của thời gian ảo Cho nên vang vọng trong lòng người đọc khi
gấp lại trang sách một câu hỏi: Nhân vật rồi sẽ đi đâu, về đâu?
Như vậy, cùng với yếu tố kỳ ảo, mô típ duyên kỳ ngộ đã góp phần mở
toang cánh cửa không gian, thời gian trong truyện truyền kỳ tạo cho truyện một dư địa rộng rãi từ cõi thực đến cõi tiên, từ không gian xác thực đến không gian siêu thực Thế giới thực là mặt đất mênh mông nơi con người đời thường
sinh sống Chính tại thế giới này, nhiều cuộc kỳ ngộ đã diễn ra (Truyện Cáy gạo, Cuộc kỳ ngộ ở trại Táy) Ngồi khơng gian thực, địa hạt truyện truyền kỳ được mở rộng ra cõi lung linh huyền ảo Đây là những cõi khác xa với thế giới trần tục: có thể bồng bềnh trong biển cả, ẩn mình trong chốn sơn
lâm Tại nơi đây, cũng có rất nhiều cuộc kỳ ngộ xảy ra khiến những nhân
vật trần gian có sự đổi đời Có thể nói, yếu tố kỳ ảo này đã tạo nên sức hấp dẫn bề nổi cũng như bề sâu cho các thiên truyện
Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với không gian, thời gian, mô típ duyên kỳ ngộ còn góp phần lựa chọn kiểu nhân vật trong các thiên truyện Để bước
vào cuộc kỳ ngộ thì con người trong thế giới thực phải có được mã phù hợp
với các nhân vật của thế giới khác Từ Như Hàn cho rằng: “?rong trời đất có kỳ nhân sẽ sinh ra kỳ sự, có kỳ sự mới sinh ra kỳ văn” Một nhân vật bình thường trong thế giới thực tại khó có thể tạo ra một cuộc kỳ ngộ, cho dù cuộc gặp gỡ
của những người trần tục ấy vốn “người với người sống để yêu nhau”.Tính
chất kỳ lạ của các cuộc gặp gỡ có được là nhờ vào đối tượng các cuộc gặp gỡ
Các nhân vật thuộc thế giới này là những cô gái thần sắc huyền diệu, hết sức
quyến rũ trong yêu đương Thế giới nhân vật đời thực là các trang nam nhi vốn
xuất thân dòng dõi cửa Khổng sân Trình, nhưng để có những cuộc kỳ ngộ thì ít nhiều họ đều mang tư tưởng phi Nho Giáo, nếu không có duyên với Lão
Trang 38Mô típ duyên kỳ ngộ sẽ dẫn đến việc xây dựng các kiểu nhân vật trong các câu chuyện tình Họ hầu hết là những “tài tử giai nhân” Chàng là những
nho sinh tài tử nhưng rất đa tình Nàng là những giai nhân tuyệt sắc, yêu đương say đấm Tuy nhiên, cách xây dựng nhân vật mỗi truyện lại có sự khác nhau Truyện Duyên lạ xứ Hoa là cuộc kỳ ngộ của Chu Sinh và Mộng Trang Chu Sinh là một nho sĩ xuất thân từ một đứa trẻ mồ côi lớn lên đỗ đạt làm
quan, được phong tướng rồi cầm quân diệt giặc Mộng trang vốn là công chúa
của nước Bướm hết sức xinh đẹp; Cuộc kỳ ngộ ở trại Táy là cuộc gặp gỡ của
chàng Hà Nhân hay chữ giỏi thơ với hai ả hồn hoa Đào, Liễu xinh đẹp mà đa tình; Một dòng chữ lấy được gái thần là cuộc gặp gỡ của cô gái nhà thần với
anh đồ nho nghèo Cô gái vì xin chữ ký mà chủ động trong cuộc tình duyên; Truyện Từ Thức gặp tiên, người đọc bắt gặp hình ảnh một quan huyện tính
tình phóng đãng, treo ấn từ quan tìm đén chốn bồng lai tiên cảnh kết duyên cùng người đẹp Hầu hết các nhân vật trong truyện đều bộc lộ những nét tài tử
như làm thơ, hoạ vần và đặc biệt đều rất si tình và đa tình
Ngoài các nho sĩ thuộc kiểu nhân vật tài tử trong các thiên truyện nêu trên, truyện Cáy gạo lại xuất hiện hình ảnh của một chàng lái buôn sĩ mê đắm đuối yêu đương Trong Truyện lạ nhà thuyền chải là hình ảnh của chàng Thúc Ngư bỏ cửa bỏ nhà không học hành thi cử không tuân theo sự dạy bảo
của cha mẹ quyết ra đi tìm hạnh phúc cho mình Cuối cùng gặp được Ngoạ Vân con gái của thuỷ phủ kết duyên Châu Trần
Như trên đã nói, muốn có một cuộc kỳ ngộ cần phải có những nhân vật
hết sức đặc biệt Ngoài những chàng trai tài tử đa tình ở cõi thực, cần phải xuất
hiện các nhân vật thuộc thế giới thần tiên, cỏ cây, hoa lá Nhìn chung các nhân
vật ở đây đều rất đẹp Nàng Mộng Trang qua con mắt Chu Sinh hiện lên thật
tuyệt sắc: “Tuyết hờn thua trắng, ngọc thẹn kém trong, ngón tay búp măng
thon thon, hàm răng hạt bầu nho nhỏ Nếu không phải là gái Dao Đài thì
cũng là tiên tren núi Quân Ngọc, trần gian làm gì có người như vậy” (Duyên
Trang 39
lạ xứ Hoa) Cô gái nhà thần tuổi mới “xuân xanh xáp xỉ tới tuần cập kê ngồi trên cỗ “hương xa” có hai lão bộc đẩy đến” (Một dòng chữ lấy được gái thần), xinh đẹp khiến anh đồ thổn thức yêu đương Cô gái trong Từ Thức lấy
vợ tiên “Son phấn điểm phới, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời” khiến Từ Thức
động lòng thương cảm Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của các cô đã là
rao ruc trái tim của các chàng trai trần tục vốn rất thèm khát yêu đương
Tuy là những nhân vật thuộc thế giới thần tiên nhưng họ lại hành xử với nhau theo kiểu con người Dù ở cõi tiên phật hay thần ma, hoa bướm họ vẫn
mang những phẩm chất của con người trần tục Cô gái nhà thần vì lo cho cha và gia đình mà tình nguyện kết duyên cùng anh đồ nghèo Ngoạ Vân trước cơn nguy biến đã lộ nguyên hình thành con cá lớn để cứu gia đình mà không sợ nguy hiểm Tiên nữ Giáng Hương tuy ở trốn Phù Lai nhưng lại vướng
duyên trần thế Nàng đến hội xem hoa rồi kết duyên cùng Từ Thức trở thành hình ảnh tiên hoá tục rất thuỷ chung trong tình nghĩa vợ chồng Chính vì
những phẩm chất ấy của nhân vật mà câu chuyện yêu đương của họ không xa
lạ, tạo sự tin tưởng cho người đọc
Xây dựng nhân vật thuộc thế giới kỳ ảo, nhưng ở mỗi tác giả lại có sự khác biệt trong cách miêu tả Nhân vật trong truyện của Lê Thánh Tông cho
thấy dấu hiệu của nguồn gốc xuất thân rất kỳ lạ Mộng Trang trong Duyên lạ xứ Hoa: “Nhìn kĩ sau lần áo lót mình sinh thấy ở bụng Mộng Trang có nhiều ngấn ngang, đó là dấu hiệu của lồi bướm” Ơng lão trong Truyện lạ nhà
thuyền chài: “dưới cằm có hai cái râu rất dài đó là dấu hiệu của loài tiên cá” Những dấu hiệu đặc biệt đó khiến nhân vật hiện ra rõ ràng trước mắt người đọc
Khác với Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ xây dựng nhân vật với những bí
ẩn về nguồn gốc Cô gái trong Từ Thức lấy vợ tiên xuất hiện trong hội xem
hoa vô tình đánh gấy cành hoa bị bắt phạt nhưng không ai biết cô từ đâu đến
Trang 40trong mối kỳ ngộ với Trung Ngộ cũng đầy bí ẩn mà tận sau này Trung Ngộ
mới biết đó là hồn ma Hai ả Đào, Liễu xuất hiện trong cuộc tình với Hà Nhân khiến chàng cứ ngỡ đó là cô gái trần gian, chỉ khi tỉnh mộng Hà Nhân mới biết đó là các hồn hoa Sự bí ẩn trong nguồn gốc xuất hiện của các nhân vật gợi sự ham mê khám phá tìm hiểu nhân vật của người đọc Điểm khác biệt trong xây dựng nhân vật của hai tác giả cho thấy khả năng sáng tạo đặc biệt của Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ
Qua một số thiên truyện trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn
lực, người đọc thấy thấp thoáng hình ảnh các tác giả ở trong đó Ở Duyên lạ xứ Hoa qua nhân vật Chu Sinh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh của ông vua Lê
Thánh Tông trong đó Đó là hình ảnh của một con người theo Nho học, nắm
trong tay địa vị tối cao nhưng lại rất thích tự do phóng khoáng, có thể từ bỏ
những gì cao sang nhất để trở về với sở nguyện cao quý của mình Qua hình
ảnh Từ Thức trong Từ Thức gặp fiên, người ta thấy bóng dáng của nhà nho
Nguyễn Dữ Hình ảnh Từ Thức - một quan tri huyện “không vì số lương năm
đấu gạo mà buộc mình trong áng danh lợi”, sẵn sàng từ bỏ trốn quan trường mà về sống cuộc sống thánh thơi thơ túi rượu bầu Chàng thoát lên tiên nhưng
rồi ngao ngán lại trở về cõi trần trong tâm trạng bế tắc bất lực Phải chăng đó
là hình ảnh của Nguyễn Dữ dù đã từ quan vì bất mãn với thời cuộc nhưng
trong lòng vẫn chĩu nặng nỗi buồn thế sự
Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ đã có tác dụng lớn trong việc xây dựng nhân vật trong truyện Từ những nhân vật khác thường đó, sẽ có những cuộc kỳ ngộ, sẽ nảy sinh những cuộc kỳ duyên tạo ra các thiên truyện có những câu
chuyện tình thực sự hấp dẫn đối với bạn đọc
3.3 VAI TRỊ CỦA MƠ TÍP DUYÊN KỲ NGỘ TRONG VIỆC THỂ
HIỆN ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ