Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 69)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc

Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sinh sản và tiềm năng tạo ra thế hệ sau của phẩm giống. Khả năng sinh sản là sự kết hợp của di truyền và sự thích nghi bởi các tác động của điều kiện tự nhiên môi trường sống. Để thấy được khả năng sinh sản của lợn Bảo Lạc đang tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, kết quả như sau:

3.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bảo Lạc

Hoạt động sinh lý sinh dục là một đặc điểm sinh học hết sức quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Khả năng sinh sản của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Tìm hiểu về đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, để từ đó người chăn nuôi có thể áp dụng những biện pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục trên một số lợn cái tại một số hộ chăn nuôi của huyện Bảo Lạc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bảo Lạc (n =29 con)

STT Chỉ tiêu ĐVT XmX

1 Tuổi động dục lần đầu Ngày 165,38 ± 4,75 2 Khối lượng động dục lần đầu Kg 18,03 ± 0,73

3 Chu kỳ động dục Ngày 20,10 ± 0,35

4 Thời gian động dục Ngày 4,21 ± 0,10 5 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 235,66 ± 7,19 6 Khối lượng phối giống lần đầu Kg 28,80 ± 1,06 7 Thời gian động dục lại sau đẻ Ngày 95,14 ± 5,93 Qua kết quả bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét:

Tuổi động dục lần đầu của lợn cái Bảo Lạc là 165,38 ± 4,75 ngày (5,5 tháng). Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Kết quả nghiên cứu của Lục Đức Xuân (1997) [60], tuổi động dục lần đầu của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày và theo Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48], tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120 - 135 ngày; Lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày thì lợn Bảo Lạc có tuổi động dục lần đầu muộn hơn các giống lợn trên, nhưng lại sớm hơn lợn Mường Khương có tuổi động dục lần đầu là 6 - 8 tháng (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Phùng, 2004) [38].

Khối lượng động dục lần đầu của lợn Bảo Lạc là 18,03 ± 0,73 kg, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên các giống lợn khác của Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9], khối lượng động dục lần đầu của lợn Ỉ, Móng Cái là từ 20 - 25 kg.

Chu kỳ động dục của lợn Bảo Lạc là 20,10 ± 0,35 ngày, chu kỳ động dục này ngắn hơn so với các giống lợn nội khác. Kêt quả nghiên cứu của

nhiều tác giả khác như: Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9], chu kỳ động dục của lợn nội là 18 - 21 ngày; Nghiên cứu của Trần Văn Phùng và CS (2004) [38] đưa ra lợn Mường Khương có chu kỳ động dục là 27 - 30 ngày; Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và CS đã dẫn theo Võ Văn Sự, Lê Viết Ly (2001) [29] cho biết, lợn Móng Caí có chu kỳ động dục là 21 ngày, lợn Ba Xuyên 20,07 ngày.

Thời gian động dục của lợn Bảo Lạc là 4,21 ngày, gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) [32], lợn Lang Hồng có thời gian động dục là 3,4 ngày, chu kỳ động dục là 20 - 22 ngày. Thời gian động dục và chu kỳ động dục của lợn cái huyện Bảo Lạc dài hơn so với lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng, có chu kỳ động dục là 18,81 ngày và thời gian động dục là 3,81 ngày.

Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng phối giống lần đầu có liên quan đến trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và tập quán chăn nuôi địa phương bị hạn chế, nên lợn Bảo Lạc có tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu tương ứng là 235,66 ± 7,19 ngày và 28,8 ± 1,06 kg. So sánh quy định về khối lượng khi phối giống của lợn cái hậu bị lúc phối giống lần đầu khoảng 8 tháng với khối lượng đạt 40 - 45 kg đối với lợn nội là chấp nhận để phối giống, theo Nguyễn Văn Đức (2005) [11]. Khối lượng phối giống lần đầu của lợn Bảo Lạc chỉ bằng 64 - 72% khối lượng quy định. Tuy nhiên, với khối lượng phối giống lần đầu như vậy, lợn Bảo Lạc vẫn sinh trưởng và sinh sản bình thường. Do đặc điểm của giống và sự thích nghi với tập quán chăn nuôi, nên đến giai đoạn này chúng chỉ sinh trưởng ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tới tuổi phối giống và khối lượng phối giống lần đầu vì nó rất quan trọng, liên quan đến chu kỳ kinh tế của đàn lợn nái, khi phối đúng thời điểm mà lợn đã thành thục tính dục và đạt tới 2/3 khối lượng trưởng thành sẽ nâng cao được năng suất sinh sản của lợn nái và nâng cao phẩm chất đời con.

Thời gian động dục lại sau đẻ phụ thuộc vào giống, tuổi, thể trạng gia súc và chăm sóc nuôi dưỡng của người dân trong quá trình lợn nái nuôi con, chỉ tiêu này của lợn nái Bảo Lạc là 95,14 ± 5,93 ngày, so với lợn Móng Cái có thời gian động dục lại sau cai sữa là 6 ngày + thời gian cai sữa là 60 ngày (66 ngày), Trần Văn Thăng (1999) [43], lợn Bảo Lạc lại muộn hơn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của người dân đối với lợn nái nuôi con. 3 tuần đầu lợn nái được chăn với khẩu phần tốt hơn các loại lợn khác, gồm bột ngô số lượng nhiều hơn và rau quả có nhựa, còn giai đoạn sau khẩu phần nuôi dưỡng chung với cả đàn. Quá trình khảo sát cho thấy lợn nái nuôi con bị hao mòn nhiều so với trước khi đẻ, đồng thời thời gian lợn con theo mẹ kéo dài. Mặt khác, đa phần người dân chưa có sự chủ động tách con, nên thời gian động dục lại sau đẻ chậm. Vì vậy, cần phải hướng dẫn cho người dân chú ý chăm sóc tốt lợn nái nuôi con, để rút ngắn thời gian động dục trở lại sau đẻ và tăng số lứa đẻ /năm.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nói lên khả năng phát dục của cơ thể sớm hay muộn. Đó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của một giống gia súc. Qua kết quả nghiên cứu trên, nhìn chung, lợn Bảo Lạc khả năng thành thục về sinh sản tương đối chậm.

3.3.2. Sức sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo Lạc

Đánh giá sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc dựa vào một số chỉ tiêu như: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống sau 24h, số con còn sống tới cai sữa…. qua đó mới biết được tiềm năng của phẩm giống và sự tác động của người dân trong quá trình nuôi lợn nái ở địa phương. Chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6. như sau:

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc

TT Chỉ tiêu ĐVT n XmX

1 Số lợn sơ sinh/ổ con 29 7,65 ± 0,40

2 Khối lượng sơ sinh trung bình Kg/con 125 0,48 ± 0,01 3 Số con còn sống sau 24h/ổ Con 29 7,10 ± 0,34 4 Số con còn sống tới cai sữa/ổ Con 29 7,03 ± 0,35 5 Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi Kg 29 15,97 ± 1,03 6 Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi Kg 29 35,30 ± 2,37

7 Sản lượng sữa Kg 29 80,56 ± 5,74

8 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 29 211,14 ± 6,35

9 Số lứa đẻ/nái/năm Lứa 29 1,74 ± 0,04

Ghi chú: Số thứ tự 2 (125 con = 29 ổ); Số thứ tự 7 (n = 29 ổ = 121 con)

Qua bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét:

Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Bảo Lạc là 7,65 ± 0,40 con. So với lợn Móng Cái, số con sơ sinh/ổ là 10 - 12 con, lợn Sóc 6 - 10 con, theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ [9]. Kết quả của tác giả Lục Đức Xuân (1997) [60] số con sơ sinh/ổ của lợn Hạ Lang - Cao Bằng là 8,88 con. Lợn Bảo Lạc so với các giống lợn trên chênh lệch không nhiều, có thể phản ánh được tính đẻ nhiều con của giống. Tuy nhiên, tính đẻ nhiều con còn phụ thuộc vào khả năng phát hiện động dục cũng như năng lực phối giống của con đực. Nhưng với điều kiện chăn nuôi miền núi, thì lợn nái Bảo Lạc đẻ tương đối sai và hầu như phụ thuộc vào giống, còn bản thân người chăn nuôi chưa có tác động nhiều.

Khối lượng sơ sinh/con là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Khối lượng sơ sinh cao, thì lợn sẽ sinh trưởng nhanh ở các giai đoạn sau. Giống có tầm vóc lớn, nhưng cho phối giống sớm, khi chưa đạt khối lượng

quy định, thì khối lượng sơ sinh của con sẽ thấp, điều này phụ thuộc lớn vào các biện pháp kỹ thuật của người chăn nuôi. Quy định của lợn nái nội có khối lượng sơ sinh trung bình/con không nhỏ hơn 0,60kg/con được chọn làm giống, Nguyễn Văn Đức (2005) [11]. Trong điều kiện chăn nuôi như ở Bảo Lạc, thì khối lượng sơ sinh là 0,48kg/con là ở mức trung bình và tương đương với khối lượng sơ sinh của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 0,43kg/con (theo Lục Đức Xuân, 1997) [60], cũng tương đương với lợn Ỉ là 0,45kg/con, (theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 2006) [9], tương đương với khối lượng sơ sinh của lợn Sóc là 0,40 - 0,45 kg/con (theo Lê Viết Ly, Võ Văn Sự, 2001), dẫn theo Nguyễn Quang Linh và CS (2008) [29].

- Số con còn sống sau 24h: Phản ánh khả năng nuôi thai của lợn mẹ, cũng như năng lực làm mẹ và trình độ chăm sóc quản lý của người chăn nuôi. Lợn nái Bảo Lạc, chỉ tiêu này đạt khá cao 7,10 con (92,81% so với số con sơ sinh/ổ). Trong qúa trình theo dõi và phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy, hầu như các hộ chăn nuôi không có sự hỗ trợ lợn nái trong quá trình đẻ - Không có người trực đẻ, và can thiệp khi cần thiết. Lợn nái trước khi đẻ tự tìm và chuẩn bị ổ đẻ ở ngoài tự nhiên, tình trạng này dẫn đến lợn mẹ đè chết con, trong khi đó, lợn con mới sinh ra còn yếu đã phải chống chịu với môi trường sống mới, nhưng số con còn sống tới 24h vẫn đạt tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ lợn có khả năng thích nghi tốt, sức đề kháng cao, đó chính là do nguồn gen của giống lợn Bảo Lạc quyết định.

Số con còn sống tới cai sữa/ổ: Là chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của lợn mẹ, chỉ tiêu này ở lợn nái Bảo Lạc khá cao 7,03 con (đạt 91,89%). Do truyền thống chăn nuôi ở địa phương là thả rông, lợn con vẫn theo lợn mẹ tìm kiếm thức ăn và bú sữa cho đến khi lợn nái có chửa. Tuy nhiên, một số ít hộ

gia đình có kế hoạch thiến lợn con ở 2 - 3 tháng tuổi thì chủ động tách con và nhốt lợn mẹ vào chuồng để chăm sóc nuôi dưỡng cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Điều này cho thấy, đại bộ phận người dân chưa chủ động cai sữa cho lợn con, mặt khác do điều kiện kinh tế và sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế, nên người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cai sữa sớm cho lợn là cần thiết. Kết quả về số con còn sống tới cai sữa/ổ của lợn nái sinh sản Bảo Lạc là cao. So với lợn Móng Cái là tương đương, mặc dù lợn Móng Cái ngày nay có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Trong khi đó lợn nái Bảo Lạc vẫn sinh sống ở điều kiện vệ sinh kém, tình trạng bệnh phân trắng lợn con không trầm trọng, khi phải nhốt lợn con thì khả năng bị nhiễm bệnh phân trắng nhiều hơn so với lợn được thả rông, khi lợn bị nhiễm bệnh phân trắng hầu như tự khỏi. Do đó, tỷ lệ lợn con sống tới cai sữa cao, mặt khác thể hiện khả năng nuôi con khéo của lợn mẹ. Điều này cho thấy lợn Bảo Lạc có sức đề kháng cao, được thích ứng với môi trường khắc nhiệt ngay từ giai đoạn lợn con.

Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi: Thể hiện khả năng tiết sữa của lợn mẹ, vì ở 21 ngày tuổi sản lượng sữa đạt cao nhất. Thông qua khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi của đàn con sẽ biết được sản lượng sữa của lợn mẹ. Ở lợn Bảo Lạc khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi đạt 15,97 kg.

Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi là 35,30 kg, khối lượng bình quân/con là 5,02 kg thấp hơn lợn Móng Cái (6,5 - 6,8 kg/con) (theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 2006) [9], nhưng lại gần tương đương với lợn Hạ Lang (Cao Bằng) có khối lượng bình quân là 5,9kg/con. Nói chung, chỉ tiêu khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi, so với một số giống lợn nội khác thì hơi thấp. Do tập quán chăn nuôi quảng canh, hầu hết lợn được thả rông, lợn tự tìm kiếm thức ăn là chính, nên phát triển chậm hơn.

Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau. Qua theo dõi, cho kết quả là 211,14 ± 6,35 ngày và số lứa đẻ/nái/năm là 1,7 lứa. So với lợn Móng Cái có khoảng cách lứa đẻ là 165 - 175 ngày và số lứa đẻ là 2,1 - 2,2 lứa thì lợn Bảo Lạc thấp hơn.

Sản lượng sữa của lợn Bảo Lạc là 80,56 kg thấp hơn so với một số giống lợn nội khác như lợn lang Hạ Lang Cao Bằng sản lượng sữa là 115,31 kg. Lợn nái Lang Hồng là 167,13 kg, (Theo Nguyễn Văn Mậu, 1997) [34]. Có thể nói khả năng tiết sữa của lợn nái Bảo lạc là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, tuổi và lứa đẻ, thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Trong thời gian lợn chửa cho đến khi nuôi con, lợn nái vẫn thả rông, chế độ ăn bình thường, chung sống với cả đàn… Các tác động giữa môi trường thả rông phần lớn đều ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn nái Bảo Lạc thấp. Vì vậy, cần hướng cho người dân có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

3.4. Khả năng sinh trƣởng và sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc

3.4.1. Sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ

* Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trưởng tích luỹ của lợn con bú sữa là một chỉ tiêu quan trọng, giai đoạn này, lợn có cường độ sinh trưởng cao, phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn. Khả năng sinh trưởng của lợn con nói lên tốc độ phát triển của cơ thể, phản ánh trình độ nuôi dưỡng, quản lý chăm sóc lợn con và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Lợn con có tốc độ phát triển nhanh, khối lượng lớn thì khả năng cho thịt sau này cao. Dựa vào các yếu tố này chúng tôi tiến hành theo dõi sinh trưởng của lợn con Bảo Lạc, thông qua khối lượng từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi. Kết quả thể hiện ở bảng 3.7 như:

Bảng 3.7. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi (kg/con)

Tuần tuổi n (con) XmX

SS 169 0,47 ± 0,08 1 166 1,03 ± 0,02 2 166 1,67 ± 0,04 3 162 2,23 ± 0,06 4 161 2,72 ± 0,07 5 161 3,23 ± 0,09 6 161 3,73 ± 0,10 7 161 4,18 ± 0,09 8 161 4,80 ± 0,11

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Khối lượng lợn con tăng dần qua các tuần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)