2. Mục tiêu của đề tài
2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc
* Phương pháp lấy mẫu
Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt thăn, mông khoảng 300g/mẫu. Sau khi lấy mẫu xong gửi đến Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên để phân tích các chỉ tiêu.
* Các chỉ tiêu phân tích
- Vật chất khô: Theo TCVN 3426 - 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050
C.
- Protein thô: Theo TCVN 3428 - 1986 phương pháp Kjeldalh.
- Lipit thô: Theo TCVN 4331 - 1986, xác định theo phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet.
- Khoáng tổng số: Được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 525 ± 250C.
2.5.6. Một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc
Các chiều đo vòng ngực, dài thân, vòng ống được tiến hành trực tiếp đo tại các hộ gia đinh được chọn theo dõi, ghi chép số liệu trên từng nái sinh sản. Phương pháp đo các chiều đo dựa theo phương pháp đo của Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện và CS, (1977) [40].
- Dài thân: Đo từ điểm giữa đường nối 2 gốc tai đi theo cột sống đến khấu đuôi. (đo bằng thước dây). Thước dây phải đặt sát da cột sống theo chiều cong hay vòng của cột sống.
- Vòng ngực: Đo chu vi xung quanh lồng ngực phía sau tiếp giáp với xương bả vai. (đo bằng thước dây).
- Cao vây: Đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu lên. (đo bằng thước gậy).
- Vòng ống: Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trái phía trước (thước dây).
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Minitab 13.0 và Excel.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc
Những năm qua, nghề chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc đã không ngừng phát triển, bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương dồi dào, phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn luôn được phát triển ngay tại các hộ gia đình nông dân miền núi, tại đây con lợn là gia súc được chăn nuôi chính, hình thành nên một tập quán chăn nuôi của nhân dân trong huyện, thể hiện bởi số lượng, quy mô và các phương thức chăn nuôi …Qua đó, làm cơ sở khoa học cho các nhà chuyên môn hoạch định chiến lược phát triển, bảo tồn, phát huy tiềm năng chăn nuôi lợn tại địa phương. Với sự cần thiết như vậy, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về số lượng, cơ cấu, hình thức chăn nuôi và phân bố đàn lợn của huyện để vẽ lên một bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc.
3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008) của huyện Bảo Lạc huyện Bảo Lạc
Thông qua số liệu của phòng Thống kê huyện Bảo lạc và quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi thấy: Biến động về số lượng và cơ cấu giống lợn ở Bảo Lạc chủ yếu là 3 giống lợn là: Lợn Bảo Lạc, lợn Móng Cái, Lợn lai. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu giống của đàn lợn huyện Bảo Lạc qua 3 năm (2006-2008)
STT Loại lợn 2006 2007 2008 Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn Bảo Lạc 27.405 97,99 27.837 99,12 30.002 98,79 2 Lợn lai nuôi thịt 546 1,95 235 0,84 353 1,16 3 Lợn Móng Cái 15 0,05 13 0,04 15 0,05 4 Tổng số 27.966 100 28.085 100 30.368 100
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Đàn lợn của huyện Bảo Lạc trong năm 2006, toàn huyện có 27.966 con lợn, đến năm 2008 có 30.368 con, tăng lên 2.402 con (tăng 7,92%). Năm 2006 - 2007 đàn lợn tăng lên không đáng kể, (tăng 119 con, tương đương 0,71%). Nhìn vào sự phát triển đàn lợn trong 3 năm cho thấy chiều hướng phát triển chăn nuôi lợn của huyện không ổn định và tăng chậm. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do thời điểm này dịch lợn tai xanh và dịch Lở mồm long móng đang diễn ra ở một số tỉnh phía Bắc, nên hầu như không nhập thịt lợn lai ở miền xuôi đưa lên, mà chủ yếu là nhóm giống lợn Bảo Lạc, được nuôi đại trà trong dân theo phương thức chăn nuôi cổ truyền cho năng xuất thấp.
- Lợn Bảo Lạc trong cả 3 năm có số lượng và tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo các năm. Năm 2006 là 27.405 con (chiếm 97,99% tổng đàn ); Năm 2008 có 30.002 con (chiếm 98,79% tổng đàn). Đàn lợn Bảo Lạc vốn đã có nhiều đặc tính ưu việt, chịu đựng kham khổ, thích nghi với điều kiện tự nhiên và tập quán lâu đời của người dân Bảo Lạc, đồng thời thịt lợn Bảo Lạc được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi thịt thơm ngon, giá thịt lợn hơi giao động từ 35.000 đến 40.000đ/kg; Lợn con giống giao động từ 50.000 - 60.000đ/kg. Trong quá trình phỏng vấn, người dân cho biết: Trước tình hình thực tại và xu hướng trong tương lai, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng, nhất là loại lợn bản địa vừa tiêu thụ tại địa phương và vừa được bán ra các vùng lân cận. Nắm bắt được những vấn đề trên, nhiều hộ dân tập trung nuôi nhiều lợn nái hơn, điều đó đã làm cho số lượng lợn tăng. Vì vậy, con lợn bản địa luôn tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong huyện.
- Trong khi đó, số lượng lợn lai tương ứng qua các năm là 546 con , năm 2006 (chiếm 1,95%); năm 2008 giảm xuống còn 353 con (chiếm 1,16%); Lợn Móng Cái, năm 2006 có 15 con (chiếm 0,05%), năm 2008 là 15 con (chiếm 0,05%). Lợn lai và lợn Móng cái có số lượng không đáng kể và có chiều hướng giảm dần, chỉ được nuôi rải rác ở một số hộ khu vực thị trấn, tại những hộ gia
đình làm nghề phụ như nấu rượu, làm đậu, tận dụng phế phụ phẩm để nuôi lợn, đồng thời con giống không được đầu tư tại chỗ, mà phải nhập từ nơi khác. Mặt khác, về điều kiện kinh tế, người dân chưa đủ khả năng để nuôi lợn lai và lợn Móng Cái... nên việc phát triển đàn lợn lai và Móng Cái ngày càng bị thu hẹp, chính vì vậy, số lượng đàn lợn lai và Móng Cái rất thấp.
Số lượng đàn lợn của huyện Bảo lạc cho thấy tình hình chăn nuôi lợn ở đây phát triển khá tốt, hầu như gia đình nào ở nông thôn miền núi đều nuôi lợn. Qua điều tra, khảo sát thấy : Số đầu lợn/hộ gia đình trung bình từ 10 - 15 con. Điều đó cho thấy, chăn nuôi lợn ở địa phương đã góp phần đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn. Nó không những cung cấp con giống tại chỗ, mà còn có thể cung cấp một lượng thịt đặc sản cho miền xuôi (Thông qua các lái buôn - Tại các phiên chợ, họ thu mua lợn Bảo Lạc, loại lợn choai từ 15 – 20kg, do người dân địa phương mang ra bán). Chính vì vậy, con lợn Bảo Lạc ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường nội địa.
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc
Kết hợp với việc chọn hộ để theo dõi một số chỉ tiêu sinh học của lợn, chúng tôi tiến hành điều tra về cơ cấu đàn lợn tại 3 xã Bảo Toàn, Khánh Xuân, Cô Ba để đại diện cho toàn huyện. Các xã này đều xa trung tâm của huyện trung bình là 13km, điều kiện kinh tế xã hội và giao thông còn nhiều khó khăn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Bảo Lạc năm 2008
Xã
Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt,
lợn con Tổng số (con) Bản địa (con) Tỷ lệ (%) Bản địa (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Bảo Toàn 210 8,91 5 0,21 2.142 90,87 2.357 Khánh Xuân 312 9,12 8 0,23 3.102 90,65 3.422 Cô Ba 149 9,80 6 0,39 1.366 89,80 1.521 Tổng số 671 9,19 19 0,26 6.610 90,56 7.300
Qua bảng 3.2 cho thấy: Các xã này có cơ cấu đàn lợn là tương đương. Xã Bảo Toàn có tổng số đàn lợn là 2.357 con, trong đó nái sinh sản là 210 con (chiếm 8,91%), lợn đực giống 5 con (chiếm 0,21%), lợn thịt và lợn con là 2.142 con (chiếm 90,87%). Xã Khánh Xuân: có tổng số đàn lợn là 3.422 con, trong đó nái sinh sản là 312 con (chiếm 9,12%), lợn đực giống 8 con (chiếm 0,23%), lợn thịt và lợn con là 3.102 con (chiếm 90,65%). Xã Cô Ba có tổng số đàn lợn là 1.521 con, trong đó nái sinh sản là 149 con (chiếm 9,80%), lợn đực giống 6 con (chiếm 0,39%), lợn thịt và lợn con là 1.366 con (chiếm 89,80%).
Nhìn tổng thể cả 3 xã về cơ cấu đàn lợn cũng có sự chênh lệch lớn và chủ yếu là lợn thịt lợn con giống chiếm tỷ lệ cao nhất. Với tổng số đàn lợn là 7.300 con. Trong đó, nái sinh sản là 671 con chiếm 9,19%, lợn đực giống chỉ có 19 con (chiếm 0,26%), lợn thịt, lợn con giống 6.610 con, chiếm (90,56%), so với lợn nái thì tỷ lệ đực giống/nái sinh sản là 1/35,31. Qua phỏng vấn người dân cho thấy,, đây là biểu hiện của tập quán chăn nuôi lạc hậu, chăn nuôi thả rông và không quan tâm tới công tác giống, số lượng đực giống thống kê được tại thời điểm điều tra chủ yếu là đực con theo mẹ - Lợn con sau khi tách mẹ, người dân chọn 1 con đực có ngoại hình đẹp nhất giữ lại để làm giống tạm thời, sau khi sử dụng phối giống cho lợn mẹ có chửa, thì bị thiến đi chuyển sang nuôi lợn thịt, mặt khác người dân không nuôi riêng đực giống cho sử dụng lâu dài. Qua những vấn đề trên cho thấy, người dân ở đây chú trọng nhiều vào việc chăn nuôi lợn nái sinh sản, vì số lượng lợn thịt và lợn con được bán ra đều phải phụ thuộc vào việc chăn nuôi lợn nái sinh sản tốt, đồng thời, hiện nay giá bán lợn choai và lợn thịt rất đắt, đang là món thịt lợn ưa chuộng với đại bộ phận người tiêu dùng. Số lượng lợn thịt và lợn con cũng phát triển khá mạnh với tổng số là 6.610 con chiếm 90,56%, với nhu cầu thịt lợn lớn, thúc đẩy người chăn nuôi phát triển nhiều lợn thịt, để kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng về thịt lợn nội địa.
3.1.3. Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc
Qua điều tra và ghi chép của người dân huyện Bảo Lạc từ nhiều năm cho biết, lợn Bảo lạc có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân nuôi truyền từ đời này sang đời khác, con lợn gắn liền với đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương, nó đã trở nên thân thuộc và mang nhiều nét riêng đặc trưng của vùng miền núi huyện Bảo Lạc.
Nghề chăn nuôi lợn đã gắn bó lâu đời với người dân miền núi nói chung và huyện Bảo Lạc nói riêng, nó gắn liền với việc trồng lúa nước, tạo nên một tập quán môi sinh trong cộng đồng người dân, do đó, con lợn không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Đại bộ phận nhân dân trong vùng đều có chung một tập quán chăn nuôi lợn, đó là kiểu chăn nuôi thả rông hoặc là bán chăn thả, thức ăn cho lợn có số lượng và chất lượng thấp.. Đó là sự cản trở chính làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi lợn của địa phương, bởi tập quán chăn nuôi lạc hậu, vấn đề này được thể hiện ở một số nội dung như sau:
* Nơi ở và sinh sống của lợn Bảo Lạc
Bất kỳ đối tượng loài vật nuôi nào cũng cần có nơi ở và sinh sống để tồn tại, con lợn Bảo Lạc cũng vậy, nơi ở và sinh sống của chúng đã gắn liền với tập quán đối với người dân bằng nhiều hình thức:
- Đối với lợn nái đẻ: Con mẹ trước khi đẻ tự tìm và làm ổ đẻ, để chào đón một thế hệ mới ra đời, chỗ ở của chúng chủ yếu là ở trong rừng, hoặc những góc vườn, xung quanh nhà, nơi mà đảm bảo an toàn cho việc bảo vệ đàn con. Lợn nái tự tìm kiếm hoặc do chủ nuôi cung cấp vật liệu, như lá chuối khô hoặc rơm khô, làm chỗ lót cho đàn con và chỗ nằm của con nái.Sau khi sinh con, lợn nái và đàn con được chăn thả ngoài tự nhiên, tại ruộng rẫy nghỉ mùa hoặc chui rúc vào rừng để tìm kiếm thức ăn… đến bữa ăn, lợn tự tìm về ăn tại chuồng do chủ nuôi cung cấp.
- Đối với lợn nuôi thịt: Giai đoạn đầu nếu không vào vụ trồng cấy, lợn vẫn được thả rông và cung cấp thức ăn tại chuồng. Hoặc có những nơi lợn thịt được nuôi nhốt trong chuồng và được cung cấp thức ăn hoàn toàn.
Chuồng nuôi nhốt lợn được làm ở gần nhà, sát kề với nhà hoặc phía rìa gầm nhà sàn để tận dụng mái che, chuồng nhốt có hố ủ phân được đào sâu khoảng hơn 1m ngay dưới sàn chuồng. Phần lớn chuồng nuôi được làm bằng gỗ cây vải lâu năm hoặc cây tre, cây trúc sẵn có tại địa phương. Gỗ được xẻ thành tấm, tre cắt từng đoạn tùy thuộc vào kích cỡ của chuồng. Sau đó, được đóng ghép thành hình cũi, gồm thành và sàn chuông có khe hở để phân và nước tiểu thoát xuống hố phân dự trữ, chuồng trại như vậy tạo được độ thông thoáng và khô ráo. Qua phỏng vấn trực tiếp, người dân cho biết chuồng làm bằng gỗ cây vải rất tốt, chuồng luôn khô ráo, bền vững sử dụng được nhiều năm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kinh nghiệm của người dân bản địa rất phong phú trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi lợn ngay tại gia đình, trong khi chưa có khả năng đầu tư từ bên ngoài.
Chúng tôi có chụp một số hình ảnh về chuồng trại và các hình thức quản lý lợn để minh hoạ cho những điều mô tả trên (Ảnh phụ lục hình 3.9).
* Phương thức nuôi dưỡng, chăn thả và quy mô chăn nuôi
Hầu hết người dân nuôi lợn theo kiểu thả rông, vào mùa trồng cấy (1 vụ lúa + 1 vụ ngô) hoặc khi cần vỗ béo mới nhốt vào chuồng. Mỗi ô chuồng 4m2
, nuôi 6 lợn thịt. Lợn thịt giai đoạn đầu và lợn nái, lợn con theo mẹ hoàn toàn được thả rông tự do, đến bữa ăn vào buổi tối, buổi sáng, buổi trưa thì được chủ nuôi cấp thêm thức ăn tại chuồng. Người chăn nuôi cho biết: Lợn con được thả lớn nhanh và khoẻ khoắn hơn khi nhốt chuồng (vì vào mùa trồng cấy, trong làng bản quy định không thả rông lợn để tránh phá hoại mùa màng).
Thức ăn cho lợn được người dân chế biến dưới dạng nấu chín, gồm hỗn hợp thức ăn tinh và rau rừng, nấu kiểu dạng cháo lỏng hoặc ngô hạt vãi cho ăn tạm thời. Dạng này sử dụng cho cả đàn lợn, gồm lợn thịt vỗ béo, lợn con mới tách mẹ, lợn nái nuôi con sau cai sữa, cho ăn ngày 2 - 3 bữa.
Lợn nái nuôi con 3 tuần đầu được nấu riêng, số lượng, chất lượng thức ăn được cải thiện hơn so với lợn đàn. Thức ăn tinh nhiều hơn, rau củ quả có nhựa như đu đủ non, bí đỏ, rau lang trồng và rau lang rừng….được nấu chín hỗn độn thành dạng cháo đậm đặc, cho ăn ngày 2 bữa: Sáng và tối, còn lại lợn tự tìm kiếm thức ăn ngoài tự nhiên.
Quy mô chăn nuôi: Trong quá trình điều tra khảo sát, chúng tôi thấy: Hầu như các hộ gia đình ở các xã đều nuôi lợn, mỗi hộ ít nhất là 1 nái, nhiều nhất là 3 nái, số đầu lợn/hộ trung bình là 10 - 15 con. Điều đó cho thấy, ở Bảo Lạc, nuôi lợn là tập quán của người dân.
* Loại hình thức ăn
- Thức ăn tinh: Chủ yếu là ngô hạt hoặc ngô được nghiền thành bột, cám gạo và đỗ mèo, thức ăn tinh sử dụng với lượng rất ít. Hầu như các hộ dân đều nấu cám lợn vào một chảo lớn (thường gọi là chảo trâu) dung tích khoảng 100 lít, thức ăn xanh rất nhiều, nhưng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo tối đa chỉ 4