2. Mục tiêu của đề tài
1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, tỉnh
Bảo lạc là một huyện vùng cao biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22034 phút đến 23008 phút vĩ độ Bắc, 205031 phút đến 105053 phút độ kinh đông. Nằm về phía tây của tỉnh Cao Bằng, trung tâm Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 km theo đường Quốc lộ 34. Địa hình huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và núi trung bình. Nhìn chung, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, các khu vực bằng và thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu của Bảo Lạc là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với tính chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 260C và mùa khô là 18,80C, độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Do sự chênh lệch về độ cao giữa 2 vùng, nên hình thành tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới ở một số xã vùng cao trong huyện.
Bảo Lạc có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trong đời sống văn hoá tinh thần cũng như văn hoá trong hoạt động sinh sống. Toàn huyện có 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống. Dân tộc Tày chiếm 28,15% dân số toàn huyện; dân tộc Nùng chiếm 23,07%, dân tộc Mông chiếm 15,52%, dân tộc Dao chiếm 14,36%, dân tộc Kinh chiếm 0,73%.
Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt tại gia đình, mức thu nhập thấp. Bảo Lạc là một huyện miền núi nghèo nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước. Chính vì vậy, huyện đã được nhà nước quan tâm, một số chính sách lớn để phát triển kinh tế nông thôn miền núi nghèo. Với nhiều dự án như: Dự án giảm nghèo, Dự án cải tạo và phát triển chăn nuôi… và một số dự án nước ngoài khác, làm cho nền kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc phát triển khá ổn định, giao thông, cơ sở vật chất hạ tầng có thuận lợi hơn. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Bảo Lạc được xác định là chuyển dịch mạnh trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản lượng tăng nhanh, dẫn tới giá trị nông nghiệp cũng tăng nhanh, nâng cao thu nhập của người nông dân đã làm thay đổi diện mạo ngành chăn nuôi của huyện. Trong đó chăn nuôi lợn đã có những tiến bộ đáng kể, nhân dân cũng đã có ý thức tích luỹ và nắm bắt được lợi thế của việc phát triển đàn lợn bản địa của địa phương mình, nên giống lợn bản địa vẫn tồn tại và phát triển tại các xã trong huyện cho đến tận bây giờ. Số lượng đàn lợn năm 2008 có 137.826 con, chủ yếu là giống lợn bản địa, phân bố khắp trong địa bàn huyện, được các hộ nông dân nuôi dưỡng theo tập quán chăn nuôi của địa phương, mùa khô thả rông và giao phối tự nhiên, mùa vụ nhốt chuồng. Thức ăn chủ yếu là rau rừng hỗn tạp và lượng thức ăn tinh rất ít, năng suất chăn nuôi lợn rất thấp. Vì vậy, cần có biện pháp nghiên cứu, khắc phục, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi còn nhiều khó khăn (Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc (2005) [58].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đàn lợn Bảo lạc nuôi tại một số xã của huyện Bảo Lạc
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại ba xã: Cô Ba, Bảo Toàn, Khánh Xuân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sức sản xuất của lợn Bảo Lạc.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp điều tra
- Điều tra qua số liệu thống kê hàng năm về tình hình chăn nuôi lợn của Phòng thống kê huyện Bảo Lạc.
- Điều tra, thống kê màu sắc lông của lợn, mô tả đặc điểm ngoại hình và minh hoạ bằng hình ảnh.
- Lập phiếu điều tra với các thông tin cần thiết về tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.
2.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp
Tại 3 xã, chọn mỗi xã 3 xóm, mỗi xóm 3 hộ có số đầu lợn trên 10 con trở lên, trong đó có ít nhất 1 nái sinh sản. Lập phiếu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản, kết hợp với các hộ gia đình để theo dõi.
2.4.3. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt
Dựa theo phương pháp mổ khảo sát của Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49].
2.4.4. Phương pháp phân tích
- Phân tích thành phần hoá học của thịt nạc tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên.
- Phân tích các chỉ tiêu huyết học của lợn. Thông qua máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc
- Biến động đàn lợn qua các năm. - Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra.
- Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.
2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc
- Đặc điểm ngoại hình màu sắc lông da của lợn Bảo Lạc. Thống kê tính tỷ lệ và minh hoạ bằng hình ảnh.
- Chỉ tiêu về huyết học: Lấy máu lợn ở tĩnh mạch rìa tai bằng xy lanh có tráng chất chông đông máu. Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và công thức bạch cầu; Xác định hàm lượng huyết sắc tố (Hb) bằng máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số Moden Celltac của hãng Nihok Kohden, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
2.5.3.Chỉ tiêu sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo Lạc
2.5.3.1.Chỉ tiêu sinh lý sinh dục:
+ Tuổi động dục lần đầu (ngày): Theo dõi và xác định khoảng thời gian kể từ sơ sinh đến khi động dục lần đầu. Kết hợp với hộ gia đình trực tiếp quan sát và ghi chép vào biểu.
+ Khối lượng động dục lần đầu (kg/con): Cân khối lượng của lợn cái khi động dục lần đầu.
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi phối giống lần đầu tại những hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu.
+ Khối lượng phối giống lần đầu (kg/con): Cân khối lượng lợn cái khi phối giống lần đầu.
+ Thời gian động dục (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian khi lợn có biểu hiện bắt đầu động dục đến khi kết thúc biểu hiện động dục.
+ Chu kỳ động dục (ngày): Là khoảng thời gian tính từ lần động dục này đến lần động dục kia. Theo dõi trực tiếp và ghi chép.
2.5.3.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo lạc
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (2008) [51 ].
+ Số con sơ sinh/ổ (con): Đếm số con đẻ ra còn sống, số con đẻ ra đã chết và số con thai gỗ.
+ Số con sơ sinh sống đến 24 h/lứa đẻ: Đếm số con còn sống đến 24h kể từ khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng.
+ Tỷ lệ nuôi sống của lợn con tới cai sữa (%):
Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa (%) =
Số con sống tới cai sữa (con)
100 Số con đẻ ra (con)
+ Khối lượng toàn ổ 30 ngày tuổi (kg): Cân tổng khối lượng của tất cả các lợn con do con nái đó nuôi đến 30 ngày tuổi.
+ Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa (60 ngày tuổi), (kg): Cân khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.
+ Khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Tính gián tiếp thông qua việc cân khối lượng của đàn con tại các ổ lợn được theo dõi. Theo Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48], tính khả năng tiết sữa của lợn mẹ bằng công thức:
Khả năng tiết sữa M = M1 + M2
W30 là khối lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi. Wss là khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh. M2 = 4/5M1
+ Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): Là thời gian tính từ lúc lợn nái đẻ đến khi động dục.
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này tới lứa đẻ kế tiếp. Gồm thời gian nuôi con + thời gian chờ phối lại sau khi tách con đến có chửa + Thời gian chửa. Tính số lượng ngày và ghi chép sổ sách.
+ Số lứa đẻ bình quân/nái/năm (lứa): Xác định số lứa đẻ/nái/năm của toàn bộ lợn nái được chọn để theo dõi rồi tính bình quân chung.
2.5.4. Chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn nuôi thịt Bảo Lạc
2.5.4.1.Chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn nuôi thịt và lợn cái hậu bị:
- Sinh trưởng tích luỹ (kg/con):
Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi và khối lượng lợn nuôi thịt, lợn cái hậu bị được xác định bằng cách cân khối lượng vào các thời điểm đúng quy định, lợn con cân sau 1 tuần, lợn thịt và lợn cái mỗi tháng cân 1 lần. Lợn nuôi thịt cân từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Lợn cái hậu bị cân từ lúc 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi; Cân bằng cân treo, cân vào buổi sáng sớm trước khi ăn, kết hợp với các hộ gia đình để cân và theo dõi, ghi chép số liệu. Lợn thịt và lợn nái hậu bị trên 50 kg, xác định khối lượng thông qua các chiều đo, khi đó để lợn đứng ở vị trí bằng phẳng không ngẩng đầu hoặc không cúi đầu và ghi chép số liệu vào biểu theo dõi. Được tính theo công thức của Trương Lăng (1997) [26]. KL = VN 2 x DT x 87,5
Trong đó: KL: Khối lượng (kg) DT: Dài thân (m) VN: Vòng ngực (m)
Khối lượng cơ thể bình quân qua các tuần và tháng là chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ về khối lượng, hay còn là khối lượng cơ thể qua các thời điểm theo dõi (tuần tuổi, tháng tuổi). Đó là chỉ tiêu đầu tiên phải xác định.
- Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, được tính theo công thức của Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48].
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Là khối lượng cơ thể tăng lên trên một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:
A =
W1 - W0 t1 - t0
Trong đó: A là Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
W0, t0: Là khối lượng, kích thước đầu kỳ, ứng với thời gian t0. W1, t1: Là khối lượng, kích thước cuối kỳ, ứng với thời gian t1. + Sinh trưởng tương đối (%)
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) W0 là khối lượng đầu kỳ (kg/con)
W1 là khối lượng cuối kỳ (kg/con).
2.5.4.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc
Dựa vào các chỉ tiêu mổ khảo sát chất lượng thân thịt để đánh giá khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc.
Theo Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49] cho biết: phương pháp mổ như sau: W1 - W0
R(%) = x 100 W1 + W0
- 24 giờ trước khi giết thịt không cho gia súc ăn. - Cân khối lượng sống.
- Chọc tiết (Rạch lớp da và mỡ tìm động mạch cổ để cắt, máu sẽ chảy từ từ và chảy hết).
- Cạo lông: Dội từ từ nước nóng 70 đến 800C, khi thấy dễ nhổ lông và bóc được lớp màng biểu bì chết bên ngoài là được. Sau đó rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.
- Mổ: Dùng dao nhọn thật sắc rạch đúng giữa đường trắng, từ cổ xuống đến hậu môn, sau đó lấy hết nội tạng ra, không làm thủng ruột.
- Cân khối lượng sau khi mổ kể cả 2 lá mỡ: gọi là khối lượng móc hàm.
Tỷ lệ móc hàm (%) =
Khối lượng thịt móc hàm (kg)
100 Khối lượng sống (kg)
- Cắt đầu và 4 chân: Đầu cắt gần sát hai gốc tai rồi cân trọng lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân trọng lượng 4 chân. Cân trọng lượng thịt xẻ (bỏ đầu, 4 chân, nội tạng).
P thịt xẻ = P móc hàm - ( Pđầu + P4 chân)
Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
P thịt xẻ (kg)
100 P sống (kg)
- Tách đôi thân thịt thành 2 nửa: Rạch giữa cột sống chia đôi thành 2 nửa bằng nhau. Cân trọng lượng của mỗi nửa. Lấy nửa trái để đo các chiều và phân ly xương thịt mỡ da.
Tỷ lệ thịt nạc (%) = P nạc (kg) 2 100 P xẻ (kg)
Tỷ lệ thịt mỡ (%) = P mỡ (kg) 2 100 P xẻ (kg)
Tỷ lệ xương (%) = P xương (kg) 2 100 P xẻ (kg)
Tỷ lệ da (%) = P da (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg)
- Dài thân thịt: Dùng thước dây kéo thẳng, đo từ đốt sống ngực thứ nhất (Xương sườn đầu tiên) đến mấu xương khum.
- Độ dày mỡ lưng: Dùng thước kẹp. Độ dày mỡ lưng được tính bằng độ dày bình quân của điểm đo: độ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn thứ nhất ứng với độ dày mỡ gáy, độ dày ở xương sườn 6 - 7, độ dày mỡ ứng với xương sườn cuối và độ dày ở khớp thận-khum.
Độ dày mỡ lưng (mm) = Sườn 1 + Sườn 6,7 + Sườn cuối + Thận - khum 4
- Diện tích cơ thăn: Cắt thịt thăn ở giữa xương sườn 6,7 thẳng góc với dài thân, sau đó ở độ nhiệt từ 20
- 80 trong 1 giờ, sau đó đưa ra cắt ở hai mặt ngoài thật phẳng, đo diện tích diện tích bằng giấy kẻ ô ly (tinh diện tích bằng cách cân khối lượng mảnh giấy có diện tích 25 cm2
trên cân điện tử và mảnh giấy bằng diện tích mắt thịt để tính ra diện tích "mắt thịt".
2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc
* Phương pháp lấy mẫu
Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt thăn, mông khoảng 300g/mẫu. Sau khi lấy mẫu xong gửi đến Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên để phân tích các chỉ tiêu.
* Các chỉ tiêu phân tích
- Vật chất khô: Theo TCVN 3426 - 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050
C.
- Protein thô: Theo TCVN 3428 - 1986 phương pháp Kjeldalh.
- Lipit thô: Theo TCVN 4331 - 1986, xác định theo phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet.
- Khoáng tổng số: Được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 525 ± 250C.
2.5.6. Một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc
Các chiều đo vòng ngực, dài thân, vòng ống được tiến hành trực tiếp đo tại các hộ gia đinh được chọn theo dõi, ghi chép số liệu trên từng nái sinh sản. Phương pháp đo các chiều đo dựa theo phương pháp đo của Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện và CS, (1977) [40].
- Dài thân: Đo từ điểm giữa đường nối 2 gốc tai đi theo cột sống đến khấu đuôi. (đo bằng thước dây). Thước dây phải đặt sát da cột sống theo chiều cong hay vòng của cột sống.
- Vòng ngực: Đo chu vi xung quanh lồng ngực phía sau tiếp giáp với xương bả vai. (đo bằng thước dây).
- Cao vây: Đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu lên. (đo bằng thước gậy).
- Vòng ống: Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trái phía trước (thước dây).
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Minitab 13.0 và Excel.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc
Những năm qua, nghề chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc đã không ngừng phát triển, bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương dồi dào, phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn luôn được phát triển ngay tại các hộ gia đình nông dân miền núi, tại đây con