Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 58 - 60)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.2.Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc

Kết hợp với việc chọn hộ để theo dõi một số chỉ tiêu sinh học của lợn, chúng tôi tiến hành điều tra về cơ cấu đàn lợn tại 3 xã Bảo Toàn, Khánh Xuân, Cô Ba để đại diện cho toàn huyện. Các xã này đều xa trung tâm của huyện trung bình là 13km, điều kiện kinh tế xã hội và giao thông còn nhiều khó khăn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Bảo Lạc năm 2008

Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt,

lợn con Tổng số (con) Bản địa (con) Tỷ lệ (%) Bản địa (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Bảo Toàn 210 8,91 5 0,21 2.142 90,87 2.357 Khánh Xuân 312 9,12 8 0,23 3.102 90,65 3.422 Cô Ba 149 9,80 6 0,39 1.366 89,80 1.521 Tổng số 671 9,19 19 0,26 6.610 90,56 7.300

Qua bảng 3.2 cho thấy: Các xã này có cơ cấu đàn lợn là tương đương. Xã Bảo Toàn có tổng số đàn lợn là 2.357 con, trong đó nái sinh sản là 210 con (chiếm 8,91%), lợn đực giống 5 con (chiếm 0,21%), lợn thịt và lợn con là 2.142 con (chiếm 90,87%). Xã Khánh Xuân: có tổng số đàn lợn là 3.422 con, trong đó nái sinh sản là 312 con (chiếm 9,12%), lợn đực giống 8 con (chiếm 0,23%), lợn thịt và lợn con là 3.102 con (chiếm 90,65%). Xã Cô Ba có tổng số đàn lợn là 1.521 con, trong đó nái sinh sản là 149 con (chiếm 9,80%), lợn đực giống 6 con (chiếm 0,39%), lợn thịt và lợn con là 1.366 con (chiếm 89,80%).

Nhìn tổng thể cả 3 xã về cơ cấu đàn lợn cũng có sự chênh lệch lớn và chủ yếu là lợn thịt lợn con giống chiếm tỷ lệ cao nhất. Với tổng số đàn lợn là 7.300 con. Trong đó, nái sinh sản là 671 con chiếm 9,19%, lợn đực giống chỉ có 19 con (chiếm 0,26%), lợn thịt, lợn con giống 6.610 con, chiếm (90,56%), so với lợn nái thì tỷ lệ đực giống/nái sinh sản là 1/35,31. Qua phỏng vấn người dân cho thấy,, đây là biểu hiện của tập quán chăn nuôi lạc hậu, chăn nuôi thả rông và không quan tâm tới công tác giống, số lượng đực giống thống kê được tại thời điểm điều tra chủ yếu là đực con theo mẹ - Lợn con sau khi tách mẹ, người dân chọn 1 con đực có ngoại hình đẹp nhất giữ lại để làm giống tạm thời, sau khi sử dụng phối giống cho lợn mẹ có chửa, thì bị thiến đi chuyển sang nuôi lợn thịt, mặt khác người dân không nuôi riêng đực giống cho sử dụng lâu dài. Qua những vấn đề trên cho thấy, người dân ở đây chú trọng nhiều vào việc chăn nuôi lợn nái sinh sản, vì số lượng lợn thịt và lợn con được bán ra đều phải phụ thuộc vào việc chăn nuôi lợn nái sinh sản tốt, đồng thời, hiện nay giá bán lợn choai và lợn thịt rất đắt, đang là món thịt lợn ưa chuộng với đại bộ phận người tiêu dùng. Số lượng lợn thịt và lợn con cũng phát triển khá mạnh với tổng số là 6.610 con chiếm 90,56%, với nhu cầu thịt lợn lớn, thúc đẩy người chăn nuôi phát triển nhiều lợn thịt, để kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng về thịt lợn nội địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 58 - 60)