Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 38 - 41)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, cách đây một vạn năm, chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc, đến nay, nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều

nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapo, Đài Loan….Nói chung, ở các nước tiên tiến, nghề chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hoá cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có nghề chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay, chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc 5,8%, Châu Phi 3,2%, Châu Mỹ 8,6%. Nhìn chung, sản phẩm ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế, nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này. (Nguyễn Quang Linh và CS, 2008) [29].

Một số kết quả đạt được ở một số nước trên thế giới:

* Hoa Kỳ

Tổng đàn lợn là 61,2 triệu con, tính đến tháng 12 năm 2005, tăng bình quân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con là nái cơ bản, nái hậu bị và lợn đực giống. Số lợn cai sữa trung bình 9,03 con/lứa, năm 2005 so với 8,96 năm 2004, tăng 0,87%. Số lợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa, ở các cơ sở chăn nuôi có qui mô từ 1- 99 con lên 9,10 ở các trang trại với qui mô trên 5000 con. Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công, trong năm 2005.

* Cộng đồng châu Âu với 25 thành viên

Về chí phí sản xuất cho một kg thịt lợn xẻ, Canada là nước có chi phí thấp nhất (≈ 5,6 Đô la Mỹ), thứ hai là Hoa Kỳ (≈ 6,2 Đô la Mỹ) và cao nhất là Liên hiệp Anh (≈ 7,8 Đô la Mỹ). Chi phí thức ăn cho một kg thịt xẻ thấp nhất là Canada (≈ 3,15 Đô la Mỹ), thứ hai là Hà Lan (≈ 3,29 Đô la Mỹ) và cao nhất

cũng là là Liên hiệp Anh (≈ 4,27 Đô la Mỹ). Hà Lan có chi phí thức ăn công nghiệp/kg tăng trọng thấp nhất (2,6 kg), thứ hai là Liên hiệp Anh (2,65 kg) và cao nhất là Canada (3,29 kg).

* Hà Lan

Ứng dụng các thành tựu công nghệ về giống lợn, thức ăn, quản lý trang trại..., Hà Lan đã thành công trong việc đưa tỉ lệ thịt xẻ trung bình của tất cả các loại lợn được giết mổ từ 53,2% năm 1990, lên 64,4 % năm 2004. Tỷ lệ thịt loại ngon và rất ngon tăng từ 83% năm 1989, lên trên 90% năm 2004. Năm 2005, Công ty Topigs của nước này thông báo tỉ lệ lợn con cai sữa trung bình/nái/năm tăng từ 24 con lên 25 con chỉ sau 5 năm; tỉ lệ lợn sơ sinh còn sống trung bình là 12,1con /lứa đẻ; tỉ lệ chết trước cai sữa trung bình là 11,8%; và số lứa đẻ trung bình là 2,36/nái/năm. Các đàn lợn nái tốt nhất chiếm 10%, sinh trung bình 27,9 con/nái/năm, trong đó có 12,7 con còn sống/lứa, tỉ lệ lợn con chết trung bình là 9,8 %, đạt số lứa đẻ trung bình là 2,34 lứa/nái/năm.

* Trung Quốc

Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ nhất về sản xuất thịt lợn và đứng thứ 4 về sản xuất thịt bò trên thế giới. Nước này là một thị trường nhập khẩu lớn cả thịt lợn và thịt bò. Tổng đàn lợn của Trung Quốc tăng từ 454 triệu con năm 2001, lên 519 vào tháng 1 năm 2006, tăng trưởng bình quân 3,58% năm. Tỉ lệ lợn nái ở Trung Quốc chiếm 9,80% tổng đàn lợn năm 2005. Ở Trung Quốc, chăn nuôi qui mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở, chiếm tới 70-80%. Trung quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm chăn nuôi khác lớn nhất trong những năm tới, để đáp ứng như cầu trong nước, do tăng dân số, thu nhập và tốc độ đô thị hoá cao. Hiện nay, lợn hướng nạc chiếm khoảng 25-30% tổng đàn lợn đưa vào giết mổ. Trung bình mỗi nái đẻ 1,7l lứa/năm với tỉ lệ sống chỉ có 70-85%, trong khi đó, ở Hoa Kỳ tỉ lệ trung bình là 2,3 lứa/nái/năm và tỉ lệ sống là 95%.

* Thái Lan

Thái Lan cũng là một nước sản xuất thịt lợn chủ yếu của thế giới và đang chuyển đổi từ các trang trại qui mô nhỏ, thành các xí nghiệp chăn nuôi lớn. Các công ty lớn quyết định tới sự tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại Thái Lan. Bốn công ty lớn là CP, Betagro, Laemthong và Mittraparp đã liên kết với nhau và chiếm tới 20% tổng sản lượng thịt lợn. Tổng đàn lợn của Thái Lan đạt 15,44 triệu con năm 1999, tăng lên 16,55 triệu con năm 2002 và năm 2003 là 16,76 triệu con. Năm 2003, Thái Lan xuất chuồng khoảng 10,5 triệu lợn/năm, với trọng lượng hơi trung bình đạt 100 kg. Tổng đàn nái của nước này khoảng 826.087, với số lợn con cai sữa trung bình đạt 17 con/nái/năm, tỉ lệ nái thay thế là 33%. (Theo Cục chăn nuôi, 2006) [5].

Sản xuất thịt lợn trên thế giới trong những năm gần đây

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng 2008 so với 2007

Triệu tấn %

Sản xuất thịt lợn 101.7 98.8 100.6 1.8

Buôn bán thịt lợn 5.0 5.0 5.3 5.2

Nguồn: FAO World Food Outlook, 2008 [13].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất cảu lợn Bảo Lạc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)