Người viết lựa chọn đề tài này nhằm góp thêm một cách nhìn về trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt, qua đó khẳng định thêm cái hay, cái đẹp, sự phong phú, đa dạng
Trang 1Phần Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong tiếng Việt, có nhiều động từ khi làm trung tâm của cụm động từ
đòi hỏi phải dùng cùng một lúc nhiều bổ ngữ làm thành tố phụ sau Các bổ ngữ này có tác dụng bổ sung ý nghĩa, chi tiết chuyên môn cho động từ - chính
tố Chúng chỉ có ý nghĩa ở trong mối liên hệ chi phối của động từ làm vị ngữ Vắng chúng, nhóm động từ nào đó trong câu trở nên không cụ thể và nghĩa có thể mơ hồ
Trong các ngôn ngữ đơn lập kiểu tiếng Việt thì phương thức ngữ pháp quan trọng nhất là phương thức trật tự từ Vai trò chính yếu của phương thức này
được thể hiện ở chỗ tự thân trật tự từ trong nhiều trường hợp có thể biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp Thay đổi trật tự của các thành tố là thay đổi mối quan hệ ngữ pháp ở một số trường hợp bản thân trật tự từ không đủ để phân biệt các mối quan hệ ngữ pháp, cần có sự phụ trợ của các phương tiện khác như hư từ và ngữ điệu Nhưng hư từ và ngữ điệu trong hành chức, nói chung, cũng nằm trong khuôn khổ của trật tự từ, vẫn bị trật tự từ ràng buộc chi phối Bởi vì sự kết hợp nào cũng tuân theo những quy luật logic, ngữ pháp, sự hoà hợp ngữ nghĩa, đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ, thói quen người bản ngữ, sự chấp nhận của xã hội, tính quan trọng, chuẩn mực phong cách, chuẩn mực ngôn ngữ Trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt cũng không nằm ngoài những quy luật này Về vấn đề này cho đến nay khó có thể nói đến một trật tự sắp xếp nào dù chỉ là tương đối ổn định Người viết lựa chọn đề tài này nhằm góp thêm một cách nhìn về trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt, qua đó khẳng định thêm cái hay, cái đẹp, sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt
1.2 Nam Cao là một trong chín tác gia của nền văn học Việt Nam Với hơn
mười năm cầm bút, với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, bằng tài năng và tâm huyết, Nam Cao đã tạo dựng cho mình một vị trí đáng kể trong nền văn
Trang 2học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là những đóng góp về mặt ngôn ngữ nghệ thuật Nhà văn rất có ý thức và rất biết cách đào sâu, tìm tòi, sáng tạo cả về nội dung và hình thức cho những đứa con tinh thần của mình Bởi vậy văn Nam Cao luôn được mọi người yêu quý và trân trọng
Đọc văn Nam Cao, chúng tôi thấy ông sử dụng khá nhiều cụm động từ có
từ hai bổ ngữ trở lên và chúng được sắp xếp rất hợp lý, rất linh hoạt và tinh tế
Do hình thức bao giờ cũng biểu hiện nội dung, không có hình thức thì nội dung của câu chỉ là một cái hồn bâng quơ, vì thế việc tìm hiểu về trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi mong muốn tiếp cận tác phẩm từ một khía cạnh của hình thức
để thấy được cách sử dụng từ ngữ sinh động, sáng tạo của Nam Cao và cũng
để thấy được trong tay một nhà văn tài năng tiếng Việt đã phát huy được sức mạnh tối ưu như thế nào, qua đó khẳng định cái giàu, cái đẹp của tiếng Việt
Đó là lý do chúng tôi chọn văn Nam Cao cụ thể là ở ba truyện ngắn: “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Đôi mắt” làm đối tượng khảo sát, bởi vì cả ba tác phẩm này đều là những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao được giảng dạy ở phổ thông
1.3 Đối với bản thân, việc tìm hiểu trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ
tiếng Việt rất có ý nghĩa đối với việc học tập cũng như giảng dạy sau này Học văn, dạy văn không chỉ nói đúng, viết đúng mà còn nói hay, viết hay Biết nhiều về trật tự từ người giáo viên sẽ có những chuẩn tắc rõ ràng để hướng dẫn học sinh dùng từ đặt câu và chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh Mặt khác tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ sẽ cho ta thêm một con đường hấp dẫn, một cách nhìn thú vị để bước vào tác phẩm
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Trật
tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nam Cao”
Trang 32 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu tổ chức cú pháp của câu, từ lâu đã là việc thường thấy trong
các công trình ngữ pháp tiếng Việt Vấn đề cụm từ không phải là vấn đề mới Hầu như mọi công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay
đều khẳng định sự hiện diện cũng như cấu tạo của các cụm từ Và trong các công trình này thì phần miêu tả về cụm từ, trật tự sắp xếp của các thành tố thuộc phần phụ sau của cụm từ cũng rất được chú ý và đã có nhiều kết luận mang tính chân lý được đưa ra và thừa nhận
Tìm hiểu về trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt đã có một số nhà nghiên cứu đề cập đến, tiêu biểu như:
2.1.1 Gs Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: Chi phối trật tự của các bổ ngữ ở phần
cuối trong cụm động từ là do:
- Cách phát âm:
“Khi đọc, khi nói có ngắt quãng làm cho các thành phần phụ hơi dời nhau, độc lập nhau thì chuỗi các thành tố phụ có thể kéo ra tương đối dài với
số lượng lớn và trật tự tương đối tự do Trái lại khi đọc, khi nói liền một hơi thì
số lượng thành tố phụ thường bị hạn chế và trật tự thường được quy định khá nghiêm ngặt Hiện tượng này đặc biệt nổi rõ khi kết hợp trạng tố với trạng tố”.[1 296]
- Nguyên tắc ý nghĩa:
“Những thành tố phụ có khả năng kết hợp với trung tâm tạo thành một tổ hợp có giá trị gần như từ ghép thì đứng liền sau trung tâm Các thành tố phụ dùng để gia thêm một chi tiết phụ nào đấy lâm thời miêu tả cho rõ hơn hành
động trung tâm thì phải bố trí sau”.[1, 296]
-Nguyên tắc khối lượng:
Xu thế cơ bản của động ngữ là “thành tố phụ ngắn gọn thường phải đặt trước, thành tố phụ có kèm thêm quan hệ từ, thành tố phụ đã phát triển thành
Trang 4đoản ngữ hay thành tố phụ do một mệnh đề đảm nhiệm thì thường phải đặt sau Không phải không có một số ngoại lệ ( )”[1, 296]
2.1.2 Trong sách “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” có đưa ra các quy tắc về
trật tự của các ngữ danh từ và các ngữ vị từ sau trung tâm áp dụng cho ngữ vị
từ biểu hiện nội dung sự tình như sau:
“- Các bổ ngữ là các diễn tố đứng liền ngay với trung tâm, các bổ ngữ là các chu tố đứng sau
- Các bổ ngữ là các chu tố có trật tự khá tự do
- Nếu ngữ vị từ có một hoặc nhiều ngữ vị từ khác làm bổ ngữ thì các bổ ngữ chỉ hành động liên đới, chỉ phương thức, chỉ hướng đứng liền ngay sau trung tâm rồi mới đến các bổ ngữ là diễn tố, chu tố
- Nếu ngữ vị từ có bổ ngữ là một ngữ vị từ chỉ kết quả thì ngữ vị từ đó có thể đứng liền sau trung tâm hoặc có thể đứng sau bổ ngữ chỉ diễn tố
- Bổ ngữ là một vị từ chỉ sự hoàn thành thường ở vị trí cuối câu” [3, 62] Cũng trong giáo trình này khi nói đến những thuộc tính cú pháp của danh
từ đơn vị thì Cao Xuân Hạo đã chỉ ra: “Khi làm bổ ngữ của một ngữ vị từ chỉ
có ngữ danh từ có danh từ đơn vị làm trung tâm mới có thể tách ra khỏi ngữ vị
từ trung tâm bằng một ngữ vị từ làm bổ ngữ chỉ hướng hoặc chỉ kết quả”.[3,81]
2.1.3 Nguyễn Xuân Khoa phân chia cụ thể thành hai kiểu sắp xếp trật tự của
các phần phụ sau trong cụm động từ Đó là:
- Các phần phụ sau sắp xếp theo quan hệ đẳng lập thì trật tự tương đối tự
do
- Các phần phụ sau sắp xếp theo quan hệ đệ gia thì tuân theo hai nguyên tắc sau:
+ Phần phụ ghép liền đặt trước phần phụ ghép cách
+ Phần phụ ít âm tiết đặt trước phần phụ nhiều âm tiết
Trang 52.1.4 Trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban khoa học xã hội
Việt Nam - Nxb KHXH, H 1983 đã chỉ ra các trật tự hợp lý là:
- Phụ tố chỉ sự vật đưa ra đặt trước phụ tố chỉ kẻ tiếp nhận
- Phụ tố chỉ vật lấy vào đặt trước phụ tố chỉ kẻ có sự vật bị lấy
- Phụ tố chỉ kẻ bị sai khiến đặt trước phụ tố chỉ nội dung sai khiến
- Phụ tố chỉ kẻ sai khiến, điều khiển đứng trước phụ tố chỉ kết quả sai khiến, điều khiển
- Phụ tố chỉ đối tượng so sánh đứng trước phụ tố chỉ kết quả so sánh Trong từng kiểu loại thì các tác giả của giáo trình này có nhấn mạnh đến vai trò của hư từ, ngữ điệu và sự hài hoà ngữ âm có ảnh hưởng nhất định đến trật tự sắp xếp của các phụ tố ở khu vực sau
Qua việc tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy vấn đề trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng việt là đối tượng nghiên cứu của nhiều giáo trình đại học Điều đó cho thấy đây là vấn đề đã được quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa Tuy đã được nhiều tác giả đề cập và đưa ra nhiều kết luận nhưng do tính chất khái quát của các giáo trình nên vấn đề về trật tự của các bổ ngữ mới chỉ được dừng lại ở việc điểm qua các quy tắc và một số ví dụ minh hoạ cho các quy tắc
đó, chưa có công trình nào quy mô miêu tả một cách đầy đủ sự phong phú của
nó Do sự phong phú, sinh động của ngôn ngữ tiếng Việt, do sự phức tạp cả về ngữ nghĩa lẫn cách thức tổ chức của các bổ ngữ, vì thế vấn đề này vẫn mang tính chất gợi mở Trên cơ sở lý thuyết mà các tác giả đề cập chúng tôi phân tích ngữ liệu thống kê được từ một số truyện ngắn của Nam Cao nhằm làm rõ hơn vấn đề về trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt
2.2 Nam Cao là một nhà văn có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại đặc biệt là về mặt ngôn ngữ Văn của Nam Cao được rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và họ đã đưa ra những điểm độc đáo về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng trong sáng tác của ông Đa số các nhà nghiên cứu tập trung khám phá ý nghĩa chân thực, chủ nghĩa nhân đạo, phong cách riêng
Trang 6còn về phương diện từ ngữ mới chỉ là những bài báo trong các dịp lễ kỷ niệm
về Nam Cao như:
- Tìm hiểu một chữ “nhưng” trong văn Nam Cao của Phan Trọng
Thưởng
- Nhân vật “hắn” với những nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật
Nam Cao của Trương Thị Nhàn
ở phương diện câu cũng chỉ dừng lại ở những nhận xét chung chung, chẳng hạn:
- Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Phong cách truyện ngắn Nam Cao” khẳng
định: “Câu văn Nam Cao là một thứ câu văn “bị xé rách” về ngữ điệu, chúng nhấm nhẳn, đứt nối, cắn rứt, chì chiết, nghẹn ngào đầy kịch tính” [10, 366]
- Bùi Công Thuấn trong bài viết “Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng” có viết: “về mặt ngôn ngữ, Nam Cao thường viết những câu văn ngắn và cộc, dường như không thể rút ngắn hơn ( ) Ngay cả khi Nam Cao viết những câu dài những câu ấy cũng được ngắt vụn ra Câu ngắn làm cho mạch văn đi nhanh, giọng văn đanh lại” [10 369]
Một cách khái quát SGK Văn học 11 nhận xét: “Ngôn ngữ Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng”.[12, 201]
Tóm lại việc nghiên cứu ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao mới chỉ điểm qua
mà chưa đi sâu và nếu có cũng chỉ là gợi mở Chưa có một nhà nghiên cứu nào bàn cụ thể, chi tiết về cụm động từ trong văn Nam Cao nói chung và trong ba tác phẩm chọn làm ngữ liệu khảo sát nói riêng
Từ những định hướng về cơ sở lý luận của các nhà nghiên cứu chúng tôi
đi sâu tìm hiểu đề tài “Trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nam Cao” Hy vọng đề tài sẽ góp một tiếng nói khẳng định cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và chỉ ra được một số điểm độc
đáo, thú vị trong cách hành văn của Nam Cao
Trang 73 Mục đích nghiên cứu
3.1 Qua việc khảo sát và nghiên cứu đề tài “Trật tự của các bổ ngữ trong cụm
động từ tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nam Cao”, chúng tôi hy vọng góp phần bổ sung và khẳng định rõ hơn một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học Đó là vấn đề: Những nhân tố chi phối trật tự của các bổ ngữ trong cụm
động từ tiếng Việt
3.2 Đề tài góp phần kết luận về trật tự của các bổ ngữ trong văn Nam Cao,
qua đó thấy được cách sử dụng từ ngữ sinh động, sáng tạo, tinh tế của Nam Cao
3.3 Khảo sát đề tài này, tư liệu và hướng nghiên cứu của nó sẽ phục vụ cho
chúng tôi trong việc học tập và giảng dạy sau này
4 Nhiệm vụ của đề tài
Muốn đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
4.1 Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
4.2 Khảo sát, thống kê, phân loại các cụm động từ có từ hai bổ ngữ trở lên trong sáng tác Nam Cao
4.3 Phân tích các cụm động từ để rút ra kết luận
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Cụm động từ và các bổ ngữ của
nó
5.2 Phạm vi nghiên cứu
a Chỉ khảo sát các cụm động từ có từ hai bổ ngữ trở lên
b Các cụm động từ ấy được thống kê từ ba truyện ngắn: “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Đôi mắt” trong quyển “tuyển tập Nam Cao” Nxb VH 2005
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Trang 8- Phương pháp cải biến
- Phương pháp quy nạp
7 Bố cục của khoá luận
Bố cục của khoá luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần mở đầu chúng tôi trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục
đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, các phương pháp nghiên cứu và bố cục của khoá luận
Phần nội dung được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Cụm động từ với trật tự cố định
Chương 3: Cụm động từ với trật tự tự do
Chương 1 trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm phương thức trật tự từ, bổ ngữ, cụm động từ và một số ý kiến của các nhà ngữ pháp về trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt
Chương 2 trình bày một số nhân tố chi phối và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến trật tự cố định của các bổ ngữ trong cụm động từ Đó là các nhân tố như số lượng âm tiết, nhân tố quan hệ từ, nhân tố về sự hoà hợp ngữ
âm, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, tính quan trọng, đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ, sự chấp nhận của xã hội Trong khi trình bày chúng tôi có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của từng nhân tố và nhân tố nào là nhân tố chi phối chủ yếu
Chương 3 trình bày khi nào thì trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ
là tự do và cụ thể ở mức độ nào
Phần kết luận khẳng định lại những việc đã làm được trong khoá luận Phân chia bố cục như vậy là thuận tiện hơn cả để chúng tôi tìm hiểu rõ những nhân tố chi phối đến trật tự của các bổ ngữ và khi nào thì chúng được sắp xếp theo trật tự cố định, khi nào thì trật tự giữa chúng là tự do
Trang 9Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Phương thức trật tự từ
- Khái niệm trật tự: Trật tự là “sự sắp xếp theo một trật tự, một quy tắc
- Khái niệm: “bổ ngữ là thành phần phụ bằng thực từ đi kèm vị từ (động
từ, tính từ) để chỉ cái đối thể chịu tác dụng trực tiếp hay gián tiếp của đặc trưng nêu ở vị từ hoặc các chủ thể gắn liền với đặc trưng nêu ở vị từ, đứng sau
vị từ hoặc chỉ các đặc trưng phụ thêm vào đặc trưng ở vị từ” [1, 183]
- Về vị trí: Bổ ngữ có thể đứng trước nhưng đa số là đứng ngay sau động
từ mà nó bổ nghĩa
- Về mặt từ loại: Bổ ngữ của từ có thể là danh từ, động từ, tính từ, số từ,
đại từ
- Về mặt cấu tạo: bổ ngữ của từ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm
từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập hoặc một cụm từ chủ vị
- Về mặt ý nghĩa: bổ ngữ là những thực từ có ý nghĩa từ vựng đầy đủ Nó
bổ sung ý nghĩa về đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân cho động từ trung tâm
Trang 10+ Ví dụ về bổ ngữ chỉ đối tượng tác động và bổ ngữ chỉ cách thức, phương tiện:
Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại
B1 là bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận, B2 là bổ ngữ chỉ nội dung
+ Ví dụ về bổ ngữ chỉ thời gian và bổ ngữ chỉ không gian:
Trang 11- Khái niệm: “Cụm động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu,
có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là
Thành tố phụ của cụm động từ có thể chia thành hai loại: thành tố phụ là các hư từ và thành tố phụ là các thực từ Thành tố phụ là các hư từ (chủ yếu là phụ từ) biểu thị mối quan hệ với thời gian Loại này xuất hiện với tần số lớn ở phần phụ trước Thành tố phụ thực từ có tác dụng mở rộng nội dung cho
động từ - thành tố chính, cụ thể là bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, không gian, địa điểm, phương tiện, cách thức, nguyên nhân cho động từ trung tâm Loại thành tố này xuất hiện chủ yếu ở thành phần phụ sau Tóm lại phần phụ trước và sau là những phần phụ có tác dụng hạn định hoặc bổ sung cho phần trung tâm
Trang 12Ví dụ: Cụ lại cho con đi ở tù.(1, 51)
- Phần phụ trước là phụ từ chỉ sự tiếp diễn đồng nhất: “lại”
- Phần phụ sau gồm có hai bổ ngữ : B1 chỉ đối tượng tiếp nhận:
“con” và B2 chỉ mục đích: “đi ở tù”
1.4 Trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng việt
Tại phần phụ sau của cụm động từ có thể đồng thời xuất hiện nhiều thành tố mà cho đến nay khó có thể nói đến một trật tự sắp xếp nào dù chỉ là tương đối ổn định
Về vấn đề này, Nguyễn Tài Cẩn trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt”,
đã chỉ ra: trong sự bố trí các bổ ngữ ở phần phụ sau của động từ phải tuân thủ theo nguyên tắc ý nghĩa và nguyên tắc âm hưởng
Còn tác giả của giáo trình “Tiếng Việt”, Nguyễn Xuân Khoa khi tìm hiểu về trật tự sắp xếp các thành tố phụ sau cụm động từ đã khẳng định một cách ngắn gọn: Các thành tố phụ sau sắp xếp theo quan hệ đẳng lập thì trật tự khá linh hoạt, có thể đổi chỗ cho nhau được Nếu sắp xếp theo quan hệ đệ gia thì phải theo hai nguyên tắc: phần phụ ghép liền đặt trước phần phụ ghép cách
và phần phụ ít âm tiết đặt sau phần phụ nhiều âm tiết
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban khoa học xã hội việt nam đã đưa ra các trật tự hợp lý là nói đưa ra cái gì thì mới nói đưa ai, nói lấy cái gì trước rồi mới nói kẻ có sự vật bị lấy, nói kẻ bị sai khiến rồi mới nói nội dung sai khiến hoặc kết quả sai khiến, nói đối tượng so sánh trước rồi mới nói
Trang 13kết quả so sánh Nhưng tuỳ hoàn cảnh, tuỳ vào cách diễn đạt cụ thể, tuỳ vào việc có hay không có hư từ vẫn có thể thay đổi được trật tự
Xét ở phương diện chức năng, trật tự sắp xếp của các ngữ danh từ và các ngữ vị từ sau trung tâm trong ngữ vị từ biểu hiện nội dung sự tình thì sách
“Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” (quyển 2, trang 62) đưa ra các quy tắc cụ thể
là bổ ngữ là diễn tố đứng trước bổ ngữ là chu tố, bổ ngữ chỉ hành động liên
đới, chỉ phương thức đứng trước bổ ngữ là diễn tố, chu tố, bổ ngữ chỉ sự hoàn thành đứng cuối câu, bổ ngữ là các chu tố có trật tự khá tự do, bổ ngữ chỉ kết quả và bổ ngữ chỉ diễn tố là vai đối thể có thể đảo cho nhau, trong đó diễn tố
và chu tố là hai tham tố của sự tình, diễn tố là tham tố cần và đủ, chu tố là tham tố có thể có hoặc không
Trên đây là những ý kiến, những nhận định của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và là cơ sở lý luận để chúng tôi xem xét và xử lý đề tài
Trang 14Chương 2: CụM Động từ với Trật tự cố định
Nếu hình dung từ là nguyên tử hoá học thì hoá trị của từ chính là tiềm năng kết hợp của từ với các từ khác Khi đứng một mình nguyên tử từ chỉ như một đơn vị định danh chưa đầy đủ nhưng khi nguyên tử đó kết hợp, thu nạp một cách lựa chọn với một số yếu tố khác sẽ tạo nên một đơn vị định danh cao hơn là cụm từ Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiết kiệm cao độ Do đó các từ trong tiếng Việt luôn có khả năng kết hợp và rất giỏi kết hợp Động từ là một trong ba từ loại chủ chốt trong các loại thực từ tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ), khi đứng ở vị trí trung tâm của cụm, nó càng giỏi kết hợp, giỏi gần gũi với các từ loại khác Nhiều khi do nội dung ý nghĩa của bản thân nó cũng như do nhiệm vụ phản ánh hiện tượng ngoài ngôn ngữ, tại phần phụ sau của cụm động từ có thể và thường hay xuất hiện cùng một lúc nhiều thành tố phụ sau Các thành tố này liên kết với nhau và liên kết với động từ trung tâm theo các phương thức ngữ pháp thành một tổ chức không lộn xộn, rối rắm, không phí phạm ngôn từ, không nhầm lẫn nghĩa chữ mà chặt chẽ, ổn định, tinh tế Trật tự giữa chúng không chỉ đơn thuần là sự sắp đặt vị trí các bổ ngữ mà cơ bản là việc tổ chức nghĩa của cụm từ dựa trên mạng lưới các mối quan hệ logic giữa các yếu tố ý nghĩa Bản thân ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, vì thế có cả trật tự cố định, cứng nhắc, nghiêm ngặt, có cả trật tự linh
động, mềm dẻo, tự do Trật tự là cố định khi các bổ ngữ không thể đảo vị trí cho nhau được Nếu đảo sẽ phá vỡ sự hài hoà về ngữ âm, làm thay đổi nghĩa, làm mất đi sự phù hợp về ngữ cảnh Tính cố định này là do sự chi phối của các nhân tố sau:
2.1 Do nhân tố số lượng âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong tiếng Việt Nó được cấu trúc rất chặt chẽ gồm: phụ âm đầu - âm đệm - âm chính - âm cuối Do âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa và có tính độc lập rất cao nên trong sự sắp
Trang 15xếp các thành tố phụ sau cụm động từ tiếng Việt thì một điều dễ nhận thấy là thành tố ít âm tiết thường đứng trước thành tố nhiều âm tiết
Ngữ liệu thống kê cho thấy số phiếu mà trong trật tự cố định thành tố phụ sau ít âm tiết xếp trước thành tố phụ nhiều âm tiết là 361/396 phiếu chiếmkhoảng 91% Chỉ có 35/396 phiếu 9% lượt cụm động từ có hai bổ ngữ có số lượng âm tiết tương đương hoặc bổ ngữ có số lượng âm tiết nhiều hơn đứng trước Những con số này chứng tỏ rằng xu thế sắp xếp cơ bản trong cụm động
từ là thành tố phụ nào có số lượng âm tiết ít hơn thường đứng trước thành tố phụ có số lượng âm tiết nhiều hơn
Có thể đảo khi: nhìn xuống bụng thật nhanh
2 âm tiết 2 âm tiết
Không thể đảo: nhìn bà cô trộm rồi nhìn xuống bụng nhanh (-)
- Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó (1 âm tiết) (17 âm tiết)
đối với người nuôi (2, 7)
Nếu đảo trật tự nghĩa của câu sẽ thay đổi:
Từ yêu bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi hắn (-)
- Còn Từ sẽ ngồi bên hắn mà nhìn chúng đôi mắt sung sướng và thương hại loang loáng ướt (2, 17) B1(1 âm tiết) B2(10 âm tiết)
Không thể đảo:
( ) nhìn đôi mắt sung sướng và thương hại loang loáng ướt chúng (-)
Trang 16- Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung bộ (2, 449)
(1 âm tiết) (6 âm tiết)
Tôi đã gặp trong mặt trận Nam Trung bộ họ (-)
- Tôi đã biết Hoàng vẫn có tính tự nhiên đá bạn một cách đột ngột vì
những cớ gì mà chỉ mình anh biết (2, 442)
Cụm động từ “đá bạn một cách đột ngột vì những cớ gì mà chỉ mình (1 âm tiết) (4 âm tiết) (9 âm tiết) anh biết” là một cụm từ có trật tự cố định do nó chịu sự chi phối của nhân tố
- Anh vừa đi vừa tâm sự nhỏ với tôi như vậy và thì thầm kể sát tai những
cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một, trong khi chúng
tôi bước chầm chậm để đợi chị Hoàng ra sau chúng tôi một chút (2, 451)
Trong câu này có 4 cụm động từ:
(1) tâm sự nhỏ với tôi như vậy
B1 B2 B3 (2 âm tiết)
(1 âm tiết) (2 âm tiết)
(2) thì thầm kể sát tai những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời
B1 B2 B3 (2 âm tiết) (2 âm tiết) (14 âm tiết)
(1 âm tiết) (2 âm tiết) (2 âm tiết)
Trong các cụm động từ trên trật tự được quy định khá nghiêm ngặt:
Trang 17(1) - tâm sự nhỏ như vậy với tôi (+) (đảo B2 và B3 được vì do số lượng âm
tiết tương đương và do có quan hệ từ “với”)
- tâm sự như vậy nhỏ với tôi (-)
- tâm sự như vậy với tôi nhỏ (-)
(2) - kể thì thầm sát tai những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một (+) (đảo được là do “thì thầm” là từ láy chỉ cách thức)
- kể sát tai thì thầm những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một (-)
- kể thì thầm sát tai những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một (-)
- kể thì thầm những cái thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời của từng người một sát tai (-)
(3) - bước để đợi chị Hoàng ra sau chúng tôi một chút chầm chậm (-)
Ví dụ:
- ( ) đêm nay, một vài chú rận có thể rời sơ mi tôi (để) đi du lịch ra cái chăn bông thoang thoảng nước hoa (2, 454) (2 âm tiết)-B1 B2 (8 âm tiết) B1(3 âm tiết) B2 (12 âm tiết)
- Con//đến xin cụ cho con đi ở tù.(1,51)
B1 B2
B1 B2
C V
Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy rõ sự chi phối của nhân tố khối lượng
âm tiết Những bổ ngữ có số lượng âm tiết ít hơn thường đứng trước những bổ
Trang 18ngữ có số lượng âm tiết nhiều hơn Sắp xếp theo trật tự này mới đảm bảo được
sự hài hoà về ngữ âm và sự hoà hợp về ý nghĩa
2.2 Do nhân tố quan hệ từ
Trong các cụm động từ thì trật tự của các thành tố là cố định còn do sự chi phối của quan hệ từ Có những cụm động từ có mặt quan hệ từ thì trật tự giữa các bổ ngữ khá linh hoạt, không có sự tham gia của nhân tố này trật tự các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt không đảo được
- Kết quả khảo sát:10/396 phiếu 4%
- Ví dụ:
(1) Vả lại dầu có rủ được anh làm như tôi khoác cái ba lô lên vai, đi hết làng nọ đến làng kia để nhận xét nông thôn một cách kĩ càng hơn cũng chẳng ích gì (2, 448)
Trong câu này có cụm động từ có trật tự cố định: “nhận xét nông thôn
một cách kĩ càng hơn” Nếu thêm quan hệ từ “về” có thể đảo được trật tự:
(2’) Tôi gần gũi rất nhiều với họ (+)
(3’) Tôi đã theo đi đánh phủ với họ (+)
Nếu không có quan hệ từ thì không thể đảo trật tự:
(2’’) Tôi gần gũi rất nhiều họ (-)
(3’’) Tôi đã theo đi đánh phủ họ (-)
Vai trò của quan hệ từ đối với trật tự rõ nhất ở những cụm động từ có
động từ phát - nhận làm trung tâm
Trang 19 Hắn vuốt một cái má Từ rồi ra đi (-)
Nếu có quan hệ “vào” sẽ đảo được trật tự:
- Hắn vuốt một cái (vào) má Từ rồi ra đi (+)
B1 B2 Như vậy, trong cụm động từ thì nhân tố quan hệ từ trong những trường hợp cụ thể không chỉ có tác dụng làm rõ quan hệ chính tố và phụ tố mà còn chi phối đến trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt
2.3 Do quy luật hoà âm
Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất dồi dào về hiện tượng ngữ âm, cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp Ngay cả những “món vay” khi đưa về nhà đều
được “gia công”, được dân tộc hoá cho phù hợp với cơ cấu phát âm và thính giác của người Việt Do đó sự hài hoà về ngữ âm là yêu cầu đối với tất cả các trật tự từ trong tiếng Việt Lẽ đương nhiên trong sự bố trí các thành tố thuộc khu vực sau của cụm động từ cũng không nằm ngoài yêu cầu này Có đảm bảo
được quy luật này mới tạo ra những câu có âm hưởng hay và hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ tức là ngôn ngữ được sử dụng với tất cả những phẩm chất và khả năng nghệ thuật của nó Do đó hơn ai hết nhà văn muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng thì trong quá trình sáng tác phải chú ý đến quy luật này Nam Cao là một nhà văn có tài và có phong cách Câu văn của Nam Cao ngắn, cộc và khô nhưng luôn luôn đảm bảo yêu cầu hoà
âm Khảo sát sự chi phối của quy luật hoà âm đối với trật tự cố định, chúng tôi thu được 350/396 phiếu 88%
Trang 20Có thể thay đổi một chút trong trật tự như sau:
(1’) Hay là mình sang đây ở một nhà với tớ cho vui (+)
Trong cụm động từ “ở với tớ một nhà cho vui” do có sự xuất hiện của quan hệ từ “với” và một bổ ngữ đã được tính đếm về mặt số lượng “một nhà”
cho nên các bổ ngữ này có thể đảo vị trí cho nhau được mà không làm mất đi
sự hài hoà về ngữ âm, ngữ nghĩa
Không thể viết: (1’’) Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui đây.(-)
(1’’’) Hay là mình sang đây cho vui ở với tớ một nhà (-) Nếu viết như vậy thì lời tỏ tình của Chí Phéo sẽ rất lủng củng và không
rõ nghĩa
(2) Bắt tay tôi xong, anh Hoàng//dịu dàng đẩy tôi đi trước (2, 441)
B1 B2 B3
C V
(2’) Bắt tay tôi xong anh Hoàng đẩy tôi dịu dàng đi trước (-)
(2’’) Bắt tay tôi xong anh Hoàng đẩy tôi đi trước dịu dàng (-)
(2’’’).Bắt tay tôi xong anh Hoàng đẩy tôi đi trước một cách dịu dàng.(+)
Trật tự này không đảo được trừ khi thêm “một cách” trước bổ ngữ là từ láy chỉ cách thức “dịu dàng” Nếu không khi đảo nó sẽ phá vỡ sự hài hoà về
nội dung và hình thức của câu văn
(3) Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình (2, 10)
B1 B2 ĐN
(3’) giúp đỡ trên đôi vai của mình kẻ khác (-)
(4) Anh cười gằn một tiếng, nhìn bao trùm cả người tôi (2, 446)
B1 B2 B1 B2
Trang 21(4’) Anh cười một tiếng gằn, nhìn cả người tôi bao trùm (-)
Qua các ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của nhân tố hoà âm chi phối đến trật tự của các bổ ngữ khi sử dụng tiếng việt tất cả mọi người đều phải chú ý và quan tâm đến quy luật hài âm Nếu bỏ qua quy luật này thì khi đọc, khi nói rất khó nghe, lạ tai và lủng củng có chú ý đến quy luật này mới giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, mới thấy được sự sống
động, uyển chuyển, tinh tế, cái hay, cái đẹp của tiếng Việt về mặt ngữ âm 2.4 Sự hoà hợp về ngữ nghĩa
Trong tiếng Việt câu bao giờ cũng có chức năng thông báo Nó giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng từ người này sang người khác Nếu không kể những câu chỉ có một từ thì câu là do các cụm từ tạo thành Câu dù dài đến bao nhiêu cũng chỉ là sự nối tiếp của các cấu trúc cốt lõi
mà thôi Điều quan trọng là các thành tố trong cụm từ, câu phải có sự gắn bó với nhau theo một trật tự logic - ngữ nghĩa nhất định Do mọi trật tự cú pháp
đều có nguồn gốc từ nghĩa, vì thế khi xem xét trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ chúng ta đều phải tìm nguồn gốc từ nghĩa Sự kết hợp của các từ trong cụm từ và trong câu chỉ có thể được chấp nhận nếu giữa chúng có sự tương hợp về ngữ nghĩa Hạn chế về những kết hợp của các bổ ngữ là sự có mặt của những thành tố nghĩa không dung hoà vào nhau Như vậy thì quy luật
về sự hoà hợp ngữ nghĩa có tác dụng quy định trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ
Khi khảo sát các cụm động từ có từ hai bổ ngữ trong văn Nam Cao chúng tôi thu được 363/396 phiếu 92% cụm động từ có trật tự cố định do sự chi phối của nhân tố logic - ngữ nghĩa Các bổ ngữ chỉ nội dung mục đích, phương diện so sánh, nguyên nhân, thường đứng ở vị trí cuối cùng trong cụm động từ Để làm rõ sự chi phối của nhân tố tổ hợp nghĩa, chúng tôi tìm hiểu một số trường hợp cụ thể sau:
Trang 22- Phần phụ ghép với trung tâm tạo thành một từ ghép thì đứng liền ngay sau trung tâm
- Phần phụ chỉ đối tượng thường đặt ngay sau trung tâm
- Phần phụ chỉ nội dung thường đứng ở vị trí cuối trong cụm động từ
- Phần phụ chỉ mục đích thường đứng ở vị trí cuối trong cụm động từ
- Phần phụ chỉ nguyên nhân thường đứng ở vị trí cuối trong cụm động từ
- Phần phụ chỉ phương diện so sánh thường đứng ở vị trí cuối trong cụm
Bổ ngữ
chỉ đối tượng
Bổ ngữ
chỉ nội dung
Bổ ngữ
chỉ nguyên nhân
Bổ ngữ
chỉ phương diện so sánh
Bổ ngữ chỉ mục
51 (13%)
5 (1,2%)
12 (3%)
98 (25%)
Bảng thống kê tần số xuất hiện của các loại bổ ngữ trong cụm động từ
có trật tự cố định qua ba truyện ngắn: Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt
2.4.1.Phần phụ ghép liền với trung tâm tạo thành một tư ghép thì đứng liền ngay sau trung tâm
Trong cụm động từ, các thành tố phụ sau có thể liên kết với trung tâm bằng cách liên kết trực tiếp (không thông qua kết từ) hoặc liên kết gián tiếp (có thông qua kết từ) Kiểu liên kết trực tiếp nhiều khi nó ổn định dần dần trở thành một kết cấu có tính chất ổn định giống như từ ghép chính phụ, đặc biệt
Trang 23khi chính tố là một động từ khái quát kiểu như: đi, làm, ăn, trả, tặng, đưa Bổ ngữ trong những kết cấu kiểu này gọi là phần phụ ghép liền với trung tâm Phần phụ dùng để gia thêm một chi tiết nào đấy cho trung tâm gọi là phần phụ ghép cách Trật tự sắp xếp của các bổ ngữ thường theo nguyên tắc những phần phụ ghép liền với trung tâm thì đứng trước Nguyên tắc này được vận dụng rất linh hoạt trong văn Nam Cao Chúng tôi thống kê được 86/396 phiếu22%
Ví dụ:
(1) làm cách mạng hăng hái lắm (2, 449)
B1 B2 (2) đắp chăn cho ấm và buông màn cho khỏi muỗi (2, 454)
B1 B2 B1 B2
(3) Thị Nở sẽ mở đường cho hắn (1,68)
B1 B2 (4) Sau cái hành vi đẹp của hắn và thấy cái hành vi ấy được
trả công bằng một tình yêu rất êm đềm (2, 8)
B1 B2
Trong các ví dụ trên thì các từ “làm cách mạng”, “đắp chăn”, “buông
màn”, “mở đường” là những từ ghép chính phụ Những từ ghép này được tạo
thành từ hai hình vị có ý nghĩa từ vựng đầy đủ và động từ là thành tố chính còn danh từ là thành tố phụ Trong cụm động từ loại này, giữa chính tố và phụ
tố thứ nhất có mối quan hệ gắn bó tương đối chặt chẽ với nhau, nếu chúng ta
đảo trật tự của các bổ ngữ thì không chỉ phá vỡ sự hài hoà về mặt âm hưởng
mà còn làm thay đổi nghĩa của câu văn
Trang 24tố trong từ ghép chính phụ là rất chặt chẽ và vị trí của các thành tố trong quan
hệ chính phụ là cố định
2.4.2 Bổ ngữ chỉ đối tượng thường đứng liền sau trung tâm
Loại bổ ngữ này có tác dụng mở rộng nghĩa về đối tượng cho động từ trung tâm Nó thường đứng liền ngay sau trung tâm
Khi khảo sát các cụm động từ loại trật từ này chúng tôi thu được:
Tôi cho biết là nhà quê mình có tục kiêng anh (-)
Trong các ví dụ trên thì đối tượng tác động của hành động “coi” là
“người”, của hành động “dắt” là “Chí Phèo”, của hành động “nhận” là “Từ” của hành động “cho” là “anh” nên để các trật tự như Nam Cao là hợp lý
Như vậy, chúng ta thấy bổ ngữ chỉ đối tượng thường có vị trí liền ngay sau trung tâm, liên kết trực tiếp với trung tâm nhằm tạo ra một cụm động từ có kết cấu logic chặt chẽ
Trang 252.4.3. Bổ ngữ chỉ nội dung thường đứng ở cuối cụm động từ
Bổ ngữ chỉ nội dung là bổ ngữ nêu lên sự việc chịu tác động của hành
động nêu ở vị từ Trong cụm động từ, loại bổ ngữ này thường đứng ở vị trí cuối
Kết quả khảo sát: 51/396 phiếu 13% Chúng tôi tìm hiểu một số trường hợp cụ thể sau:
2.4.3.1 Bổ ngữ chỉ nội dung mệnh lệnh nhất định phải đứng sau bổ ngữ chỉ kẻ
chịu mệnh lệnh trong mọi điều kiện
Ví dụ:
(1) cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân (1, 67)
B1 B2 (kẻ chịu mệnh lệnh) (nội dung mệnh lệnh)
(1’) .cái con quỷ cái hay bắt bóp chân hắn (-) (sai về nghĩa)
(2) Từ ăn và bắt các con kham khổ, thường thường đói nữa (2, 15)
(kẻ chịu mệnh lệnh) (nội dung mệnh lệnh)
(3’) bắt đóng cổng suốt ngày nhà tôi (-) (sai về hoà âm và nghĩa) (4) Thế mà ông chủ tịch ấy cứ nằn nỉ mãi hai ba lượt
yêu cầu nhà tôi dạy Bình văn học vụ hay làm tuyên truyền giúp (nội dung mệnh lệnh) (kẻ chịu mệnh lệnh) (2, 449)
(4’) yêu cầu dạy Bình dân học vụ hay tuyên truyền giúp nhà tôi (-) (sai về nghĩa)
Trong tiếng Việt, trật tự thuận là khi sai, bắt, yêu cầu, nhờ, thì phải nói ai trước thì mới nói nội dung mệnh lệnh sau Như thế mới đảm bảo được tiết tấu và nội dung của lời nói
Trang 262.4.3.2 Bổ ngữ chỉ nội dung phải đứng sau bổ ngữ chỉ phương hướng, nơi
bao nhiêu người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi bị người ta
cho ăn bùn” (1, 74) B3 (chỉ nội dung)
- Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy anh em a.” (1, 73)
B1 B2 (chỉ cách thức) (chỉ nội dung)
Có người nói: “Trời có mắt đấy anh em ạ”, xa xôi (-)
- Có người nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai
(chỉ cách thức) (chỉ đối tượng) (chỉ nội dung)
Qua khảo sát thống kê, chúng tôi nhận thấy bổ ngữ chỉ nội dung thường có số
lượng âm tiết lớn Nó đưa ra một lượng thông tin lớn Nó thường đứng sau
cùng trong cụm động từ đồng thời là dấu hiệu kết thúc một câu
2.4.4 Bổ ngữ chỉ mục đích thường ở cuối cụm động từ
Bổ ngữ này bổ sung ý nghĩa về mục đích cho động từ trung tâm Nó
thường đứng sau bổ ngữ chỉ đối tượng, chỉ nơi chốn, chỉ lượng trong cụm
động từ có trật tự cố định
Kết quả khảo sát có 98/396 phiếu 25% Chúng ta phân tích một số
trường hợp sau: