2 ở các ví dụ trên 1 : đối tượng tác động

Một phần của tài liệu Trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng việt (Trang 30 - 45)

C V2 (1, 55) Trong câu trên có cấu tạo là một cụm chủ vị Trong đó vị ngữ được

B 2 ở các ví dụ trên 1 : đối tượng tác động

B2: phương diện so sánh

Nhìn chung trong tiếng Việt bổ ngữ chỉ phương diện so sánh luôn là dấu hiệu cho một kết thúc câu.

2.4.6. Bổ ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng ở cuối cụm động từ.

Bổ ngữ chỉ nguyên nhân có tác dụng bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân cho động từ trung tâm. Về vị trí, nó thường đứng sau bổ ngữ chỉ đối tượng, chỉ hướng ...

Ví dụ:

(1)Hãy đập bàn đập, ghế để đòi được năm đồng nhưng đòi được rồi thì vất trả lại năm hào “vì thương anh túng quá”!(1, 47) B1 (đối tượng) B2(nguyên nhân) ...vất trả lại “vì thương anh túng quá” năm hào (-)

Đây là cách ngụy trang rất khôn khéo của Bá Kiến. Bề ngoài khoác áo tình thương nhân đạo cứu vớt, bên trong là hành động tàn nhẫn độc ác.

(2). Người ta//dịch nó (vì) muốn biết phong tục mọi nơi.(2,18) B1(đối tượng) B2(nguyên nhân) C V

Người ta dịch vì muốn biết phong tục mọi nơi nó .(-) (3). Hộ điên người lên (vì) phải xoay tiền. (2, 11) B1 B2 B3

C V

 Hộ điên vì phải xoay tiền người lên. (-)

Qua các ví dụ trên chúng ta thấy rõ bổ ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng sau trong trật tự cố định. Nếu đảo vị trí của chúng thì sẽ phá vỡ quy luật hoà âm và sự hoà hợp về ngữ nghĩa.

Như vậy trong tiếng Việt, các từ có thể kết hợp với nhau tạo thành một cụm từ hoặc câu. Nghĩa của cụm từ hoặc câu không phải là sự cộng kết đơn thuần nghĩa của các từ riêng biệt mà là sự kết hợp các nét nghĩa theo những quy luật nhất định. Khi tham gia vào trong tổ hợp có nét nghĩa được mờ đi, có nét nghĩa được tăng cường, có nét nghĩa được phát sinh, có nét nghĩa bị triệt tiêu. Quy tắc kết hợp các nét nghĩa trong tổ hợp được gọi là quy tắc tổ hợp nghĩa hay còn gọi là quy tắc về sự hoà hợp ngữ nghĩa. Quy tắc này làm cho các bổ ngữ không thể đảo vị trí cho nhau được. Nếu đảo sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn hoặc làm mất đi nét nghĩa quan trọng này.

2.5. Do ngữ cảnh.

Chức năng giao tiếp không xảy ra trong một chân không mà được hiện thực hoá trong một ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là tổng thể những nhân tố như nhân vật giao tiếp (bao gồm vai giao tiếp và quan hệ giữa vai nói và vai nghe), hiện thực ngoài diễn ngôn (bao gồm hoàn cảnh giao tiếp và hiện thực đề tài diễn ngôn), thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp hẹp) và ngữ huống giao tiếp (ngữ cảnh ở một thời điểm cụ thể). Hiểu một cách đơn giản nhất ngữ cảnh chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến sự có mặt của các nhân tố từ ngữ và trật tự từ trong câu. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt nội dung và hình thức của diễn ngôn Gs. Đỗ Hữu Châu khẳng định hai mặt này “dung hợp gắn bó chặt chẽ, lồng vào nhau, tồn tại trong nhau, chi phối và điều chỉnh lẫn nhau (...) và bao giờ cũng đồng thời có mặt trong một diễn ngôn đích thực” [7, 50]. Để đạt được mục đích giao tiếp, các thành phần nội dung phải được sắp xếp sao cho chúng không chỉ có sự tương hợp với nhau về ý nghĩa thành một thể thống nhất mà cả câu còn phải phù hợp với ngữ cảnh, với tình huống. Ví dụ trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, những từ ngữ và cách diễn đạt trang trọng sẽ trở nên không phù hợp. Trong “Chí Phèo”, khi tỏ tình với thị Nở, Chí Phèo xưng hô mình - ta: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”, còn khi xin bá Kiến cho đi ở tù thì Chí sử dụng cách xưng hô con - cụ:. “Con đến xin cụ cho con đi ở tù”. Trong ngữ cảnh đó thì việc lựa chọn cách xưng hô như vậy là phù hợp. Để triển khai các bổ ngữ trong cụm động từ có nội dung dính líu đến nhau thì mỗi thành tố cũng phải được sắp xếp sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.

Khi tiến hành khảo sát ba truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi nhận thấy có sự chi phối, có sự tham gia của nhân tố ngữ cảnh đối với trật tự sắp xếp của các bổ ngữ trong cụm động từ nhưng không rõ ràng. Do tính trừu tượng của vấn đề nên sự chi phối này cần được nghiên cứu thêm.

2.6. Do đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ.

Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng có đặc điểm tâm lý, tính cách riêng. Những đặc điểm riêng đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ. Người Việt rất coi trọng tôn ti trật tự trong gia đình, họ hàng, làng xã. Do đó trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc điểm dân tộc có ảnh hưởng nhất định đến trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ.

Ví dụ:

(1). Họ sẽ kể rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao B1 B2 B3 nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái. (2, 446)

B4 B5

Người Việt khi kể về người khác thường nói tên, tuổi trước, rồi đến ngoại hình, những chi tiết cụ thể, những điểm đặc biệt cần lưu ý. Người Việt cũng rất coi trọng tôn ti trật tự vì thế sắp xếp như các trật tự trong B1 sau đây là hợp lý.

(2). ...không hề bận tâm (đến) vợ con nhà cửa (như) họ vẫn thường thế B1 B2 nữa(2, 449)

(3). ... nuôi mẹ già con dại cho Từ (2, 8) B1 B2

Như vậy đặc điểm dân tộc cũng có tác dụng đến trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt.

2.7. Do sự chấp nhận của xã hội.

Trong tiếng Việt, trật tự của các yếu tố được quy định bằng một vị trí nhất định. Nếu đảo vị trí thì sẽ không được mọi người chấp nhận vì sự kết hợp nào cũng có quy tắc của nó. Nhiều khi nói sai, viết sai người đọc, người nghe vẫn hiểu nghĩa nhưng họ vẫn phản ứng lại vì ngôn ngữ là một hệ thống cần có sự nhất quán của nó mà thiếu đi thì không thể hành chức một cách thoả đáng và thật sự hữu hiệu. Điều quan trọng là khi sử dụng vừa chú ý đến các quy tắc vừa chú ý đến sự chấp nhận của mọi người. Về mặt nguyên tắc có những

trường hợp trật tự giữa các bổ ngữ trong cụm động từ có thể đổi chỗ cho nhau nhưng trên thực tế sử dụng không được chấp nhận.

Trong tiếng Việt, có một nhóm động từ gọi là động từ nối kết: nối, pha, trộn, nhào ...

Nhóm này luôn đòi hỏi hai bổ ngữ, là hai đối tượng của sự nối kết. Về mặt nguyên tắc, hai đối tượng mang ra trộn, nhào, hoà, nối ... với nhau thì có thể đổi chỗ cho nhau. Nhưng trên thực tế, nguyên tắc này còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

- Số lượng của vật:

Nếu bột là cơ bản, nhiều hơn đường, thì không nói: Nó trộn đường với bột. Mà phải nói: Nó trộn bột với đường.

- Vật chọn làm xuất phát điểm:

Nếu chọn điểm A là điểm xuất phát thì không nói: Ta nối điểm B với điểm A. Mà phải nói: Ta nối điểm A với điểm B.

Khi khảo sát thì chúng tôi thấy Nam Cao có lưu ý đến những lí do này, Ví dụ: Hắn cố ý khẽ chạm môi mình vào má Từ một cái. (1, 16)

Từ “chạm” trong câu trên có thể xếp vào nhóm động từ này cụ thể là nó

bị chi phối bởi lí do vật chọn làm xuất phát điểm. Trật tự của hai đối tượng

“môi mình” và “má Từ” không thể đảo được vị trí cho nhau:

... chạm má Từ vào môi mình (-)

Nhìn chung trong tiếng Việt sắp xếp theo trật tự nào tự do hay cố định đều phải được sự chấp nhận của xã hội.

2.8. Do tính quan trọng.

Trong tiếng Việt, trọng tâm thông báo của câu thường nằm ở vị trí cuối. Đối với cụm động từ thì các thành tố phụ sau cùng bao giờ cũng chứa trong đó một lượng nghĩa nhiều hơn thành tố phụ liền kề trung tâm.

Ví dụ:

- Họ lại sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những B1 B2 (thông tin quan trọng)

người lương thiện (1, 68)

Ngôn ngữ thường bộc lộ quan điểm của người nói, người viết dù trong thâm tâm người đó không cố ý thể hiện những điều này ra trên ngôn từ. Trật tự từ ngữ ảnh hưởng tới nghĩa của câu. Những trật tự khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến người nghe.

Ví dụ:

... hắn đập cái chai vào cột cổng. (1.38) B1 B2

(đối tượng) (vị trí)

Trong cụm từ này để trật tự như Nam Cao thì bổ ngữ chỉ vị trí quan trọng hơn bổ ngữ chỉ đối tượng.

Quan niệm của người Việt thì danh dự quan trọng hơn sự sống nên để trật tự như sau là hợp lí.

- ... bảo tồn sự sống và danh dự (2, 8) B1 B2

Như vậy có thể dùng trật tự từ ngữ để thể hiện quan điểm của mình thay đổi trật tự từ ngữ thì cảm nhận chủ quan mang lại ngữ pháp. Trong những trật tự cố định thì không thể đảo được là do nhân tố về tính quan trọng này.

Tiểu kết: Như vậy, trong sự chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ nói riêng là do quy luật hài âm, sự hoà hợp về ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Ngôn ngữ có tính quy phạm không phải ai muốn nói gì thì nói mà khi nói phải tuân thủ một cách tự nhiên và triệt để những quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt, phải biết được quy tắc này đòi hỏi cái gì, cấm đoán cái gì thì mới sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. Quy tắc là cứng nhắc, là bắt buộc đồng thời vẫn mang tính mềm dẻo, uyển chuyển khi vận dụng. Không phải tất cả các nhân tố đều chi phối cùng một lúc đến trật tự của các thành tố phụ sau nhưng trong mỗi trật tự đều chịu sự chi phối của ít nhất một nhân tố. Trong các nhân tố này thì nhân tố nào cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là sự hoà hợp của ngữ âm và sự phù hợp về ngữ nghĩa.

Chương 3: Cụm động từ với trật tự tự do

F.de Saussure cho rằng: “Trong lời nói các từ kết hợp với nhau và do sự nối tiếp của các từ mà có những mối liên hệ được hình thành trên cơ sở hình tuyến của ngôn ngữ. Đó là những đặc điểm khiến người ta không thể nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Những yếu tố này lần lượt nối tiếp nhau trong ngữ lưu” (Dẫn theo “Ngôn ngữ học đại cương”, Nxb KHXH, H.1973, tr 213). Các yếu tố ngôn ngữ bao giờ cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có tổ chức, có kỷ luật. Nếu như trong ngôn ngữ biến hình, mối quan hệ hợp dạng về ngữ pháp cho phép làm gãy các dãy hình tuyến mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, còn với một ngôn ngữ đơn lập rất ít có khả năng tương hợp như tiếng Việt thì càng ít có khả năng bẻ gãy các dãy hình tuyến. Do đó trật tự của các thành tố trong tiếng Việt nói chung và cụm động từ nói riêng rất ngặt nghèo, khi đổi vị trí trong nhiều trường hợp ý nghĩa cũng đổi theo. Việc sắp xếp vị trí của các thành tố phụ sau trong cụm động từ phải đúng với từng hoàn cảnh ngôn ngữ, làm cho câu được sinh động và nội dung thông báo có tác dụng tối đa. Ngoài những cụm động từ có trật tự cố định chúng ta còn gặp những cụm động từ có trật tự tự do. Trật tự là tự do khi đảo vị trí giữa các thành tố phụ sau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu cũng không làm mất đi tiết tấu của lời nói. Trật tự sắp xếp các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt là tự do khi:

3.1. Thành tố phụ sau là cụm từ đẳng lập.

Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa hai hay nhiều thành tố có vai trò ngang nhau trong tổ hợp. Các thành tố này phải thuộc về cùng một từ loại gần nhau, cùng giữ một chức vụ cú pháp ngang nhau, cùng có quan hệ với thành tố nằm ngoài tổ hợp. Các thành tố trong cụm từ đẳng lập thường ngăn cách với

Không chỉ trong cụm động từ mà trong cả tiếng Việt, kết hợp kiểu quan hệ này có đặc điểm quan trọng nhất là trong cách bài trí của từ ngữ có thể thay đổi vị trí cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu văn.

Khảo sát qua ba truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi thấy nhà văn sử dụng khá nhiều và rất linh hoạt các cụm động từ có bổ ngữ bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp. Chúng tôi thống kê được 59/112 phiếu  53%.

Ví dụ:

(1). Nó//ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...(2, 19) B1 B2 B3

C V

Trong ví dụ trên, các bổ ngữ 1, 2, 3 có quan hệ đẳng lập với nhau. Cả ba bổ ngữ này đều thuộc từ loại danh từ, đều giữ vai trò làm bổ ngữ bổ sung ý nghĩa nội dung cho động từ trung tâm “ca tụng”. Những tiêu chuẩn f“lòng thương, tình bác ái, sự công bình...” chính là những thứ mà nhân loại mơ ước, mong chờ. Với Nam Cao đây chính là những tiêu chuẩn cao nhất xác định một tác phẩm thật có giá trị. Các bổ ngữ này dễ dàng đổi chỗ cho nhau mà ý nghĩa cơ bản của câu không bị thay đổi.

(1’). Nó ca tụng tình bác ái, lòng thương, sự công bình...(+) (1’’). Nó ca tụng sự công bình, tình bác ái, lòng thương...(+) (1’’’). Nó ca tụng sự công bình, tình bác ái, lòng thương...(+) (2). Hắn//trở nên cau có (và) gắt gỏng (2, 11)

B1 B2 C V C V

Trường hợp này còn có cách vẽ mô hình khác: Cách 2: Hắn//trở nên cau có (và) gắt gỏng. B

C V

Cách vẽ thứ nhất thể hiện rằng hai thành tố phụ sau cùng bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm. Cách vẽ thư hai nhấn mạnh vào quan hệ giữa hai thành tố đó là quan hệ đẳng lập. Trong câu này có thể đảo:

(2’’). Hắn trở nên gắt gỏng và cau có (+)

(3). Hắn//gắt gỏng (với) vợ, (với) con, (với) bất cứ ai, (với) chính mình

B1 B2 B3 B4 (2,11) C V C V

Các bổ ngữ có thể đảo vị trí cho nhau:

(3’). Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. (+) (3’’). Hắn gắt gỏng với con, với bất cứ ai, với chính mình, với vợ (+) ...

ở (2) và (3) thì các bổ ngữ này được sắp xếp theo thứ tự biểu hiện ý nghĩa tăng dần nên để trật tự như Nam Cao là hợp lý và tinh tế

(4). Mở miệng ra là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân B1 B2 B3 B4 B5 phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ (với) cả tân dân chủ nữa mới B6 B7 B8 B9 B10

khổ thiên hạ chứ! (2, 447)

Có lẽ đây là một ví dụ có chứa các thành tố phụ sau dài nhất trong tiếng

Việt (qua khảo sát của chúng tôi). Động từ “thấy” có 10 bổ ngữ . Hay nói cách khác động từ “thấy” có một bổ ngữ được cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập gồm

10 thành tố. Tất cả các thành tố này đều có quan hệ đẳng lập với nhau, cùng bổ sung ý nghĩa về mặt nội dung cho động từ trung tâm. Tất cả các thành tố này có thể đảo trật tự cho nhau. Tất cả đều là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng nhưng qua miệng của vợ chồng văn sĩ Hoàng chúng trở thành những bằng chứng cụ thể kết tội người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Đó là tội không biết mình ngu ngốc, đần độn.

(5). Thị//ngủ ngon lành (và) say sưa. (1, 61)

B C V

Thành tố phụ sau động từ “ngủ” là một bổ ngữ có cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập nên chúng có thể đổi chỗ cho nhau:

Về nguyên tắc các bổ ngữ có thể đảo vị trí cho nhau nhưng trong thực tế sử dụng, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ vào yêu cầu của quy luật logic - ngữ nghĩa, sự hài hoà ngữ âm... mà lựa chọn trật tự thích hợp. Thông thường thành tố nào mang nội dung thông báo chính sẽ được xếp sau.

Trong các ví dụ đã dẫn, do nhu cầu nhấn mạnh về mặt logic - ngữ nghĩa và sự hài hoà về ngữ âm nên Nam Cao đã bố trí các từ ngữ như vậy. Do đó, trong việc vận dụng các kết hợp có quan hệ bình đẳng song song, người viết phải đồng thời nắm bắt được hai mặt là mặt tự do (về nguyên tắc) và mặt hạn chế (tính có lý do) trong việc lựa chọn trật tự. Có thế mới nói và viết không chỉ đúng mà còn nói hay, viết hay.

3.2. Các thành tố phụ sau không phải là cụm từ đẳng lập.

Một phần của tài liệu Trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng việt (Trang 30 - 45)