C V2 (1, 55) Trong câu trên có cấu tạo là một cụm chủ vị Trong đó vị ngữ được
B 2 (từ láy tượng hình)
(từ láy tượng hình)
Hắn bước lảo đảo vào nhà. (+) Hắn bước vào nhà lảo đảo. (+)
... hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. (1, 73) (từ láy tượng hình)
hắn cũng đang đành đạch giẫy ở giữa bao nhiêu là máu tươi. (+) Ví dụ về bổ ngữ là tính từ chỉ cách thức.
- Thị phát khẽ hắn một cái. (1, 69) B1 B2 B3(lượng) (cách thức) (đối tượng) Thị phát hắn khẽ một cái. (+).
Có thể diễn đạt: Thị phát hắn một cái thật khẽ. (+). - Anh quay lại khẽ bảo vợ. (2, 452).
Anh quay lại bảo khẽ vợ. (+). Anh quay lại bảo vợ thật khẽ. (+).
Trong khi khảo sát trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ qua văn Nam Cao chúng tôi thấy có 5 trường hợp bổ ngữ là từ láy chỉ cách thức không nhất định là từ láy tượng thanh, tượng hình vẫn có thể đảo được nếu chú ý đến vai trò của ngữ điệu và lựa chọn cho nó một vị trí thích hợp.
(1). Hắn lẳng lặng ngồi xuống bên sườn thị. (1, 61). Hắn ngồi lẳng lặng xuống bên sườn thị. (+).
Hắn ngồi xuống bên sườn thị một cách lẳng lặng. (+). (2). Hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén hôm qua. (2, 13). Hắn kêu bẽn lẽn mình đã quá chén hôm qua. (+). (3). Hắn đã vất lổng chổng ra đầy nhà. (2, 13). Hắn đã vất ra đầy nhà lổng chổng. (+). (4). ... hắn vất bừa bộn xuống giường. (2, 13). Hắn vất xuống giường bừa bộn. (+).
(5). ... bà mắng xơi xơi vào mặt. (1, 67). bà mắng vào mặt xơi xơi. (+).
Có trường hợp trong cụm động từ có một bổ ngữ là từ láy nhưng không đảo được:
- ... anh Hoàng dịu dàng đẩy tôi đi trước. (2, 441) anh Hoàng đẩy dịu dàng tôi đi trước. (-)
- Hắn dịu dàng nắm lấy bàn tay xã xuống của Từ. (2, 12) hắn nắm lấy dịu dàng bàn tay xã xuống của Từ. (-)
Như vậy, trong cụm động từ một bổ ngữ là một từ láy chỉ cách thức và một bổ ngữ đa âm tiết có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Chọn cách diễn đạt nào là tuỳ thuộc vào thái độ của người nói đối với nội dung thông báo của câu, tuỳ
thuộc vào tiết tấu của câu. Điều quan trọng là biết chọn vị trí tốt nhất để nó phát huy được ý nghĩa hình tượng.
3.2.4. Cách phát âm (vai trò của ngữ điệu)
Khi đọc, khi nói có ngắt quãng giữa các bổ ngữ làm cho các bổ ngữ phần nào rời rạc nhau, độc lập nhau thì số lượng bổ ngữ có thể nhiều và trật tự giữa chúng có thể khá tự do. Bởi vì vai trò ngữ của điệu là ở chỗ nó là một phương tiện phụ trợ để biểu thị các phạm trù thuần tuý biểu thị chức năng.
Khảo sát về vai trò của ngữ điệu đối với trật tự tự do của các bổ ngữ trong cụm là động từ chúng tôi thu được 20/112 phiếu 20%. Khi nói có sự ngừng giọng vừa đủ tạo ra sự độc lập tương đối, khi đảo các trật tự sau có thể chấp nhận được.
(1)Hắn//ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. (2, 20) B1 B2
C V
Hắn ngắm nghía lâu lắm mặt Từ.(+)
Hắn lại nao nao buồn là (vì) mẩu chuyện ấy
nhắc (cho) hắn cái gì rất xa xôi. (1, 64) B1 B2
... nhắc cái gì rất xa xôi cho hắn. (+)
(3). ...vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệch ra hai bên. (2, 441) B1 B2
... vừa bước vừa bơi ra hai bên cánh tay kềnh kệnh. (+) (4). ... bán nhà đi cho sớm. (1, 42)
... bán cho sớm nhà đi. (+)
(5). Lão bò như cua và hỏi Chí Phèo rằng: người ta đứng lên bằng cái gì?(1, 56) B1 B2
(đối tượng) (nội dung)
Trong câu trên có quan hệ từ “rằng” cho khỏi cụt, và bổ ngữ chỉ nội dung đặt sau bổ ngữ chỉ đối tượng tác động. Có thể đảo:
Lão bò như cua và hỏi rằng: người ta đứng lên bằng cái gì, Chí Phèo?(+).
Trong (1) và (4) dụng ý của nhà văn là nhấn mạnh ý nghĩa về mặt thời gian. ở (2) và ở (5) nhấn mạnh ý nghĩa về mặt nội dung, ở (3) nhấn mạnh ý nghĩa về mặt không gian.
Không phải ngữ điệu lúc nào cũng phát huy được vai trò làm thay đổi trật tự từ. Ngữ điệu chỉ là một phương tiện phụ trợ. Nó không có sức mạnh vạn năng trong việc làm lỏng quan hệ, lỏng liên kết vốn chặt chẽ giữa các từ đặc biệt là đối với ngôn ngữ tiếng Việt - ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính. Ngữ điệu không hoặc rất khó phát huy khi trong cụm động từ có một bổ ngữ chỉ nguyên nhân, hệ quả, nội dung, phương diện ... bởi vì vị trí thích hợp của các bổ ngữ loại trên là ở cuối câu. Trong cụm động từ thường nội dung thông báo chính được xếp sau: Điều này được chứng minh cụ thể trong văn Nam Cao. Tính quan trọng luôn là căn cứ để nhà văn lựa chọn kết hợp từ vì văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Như vậy khi phát âm có sự ngừng giọng vừa đủ không chỉ làm rõ quan hệ giữa chính tố và phụ tố, để tránh nhầm lẫn mà còn có ít nhiều tác dụng đối với trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mới áp dụng được phương thức này và chỉ áp dụng khi nói, khi đọc.
Tiểu kết: Như vậy vị trí của các thành tố phụ sau trong cụm động từ tiếng Việt là tự do nếu như các thành tố đó có quan hệ đẳng lập với nhau hoặc nếu như không có quan hệ đẳng lập thì phải có sự tham gia của nhân tố quan hệ từ, nhân tố cụ thể hoá, cá thể hoá, tính đến về mặt số lượng và do cách phát âm. Không phải bao giờ cũng có thể đổi vị trí cho nhau được mà còn tuỳ thuộc vào cách diễn đạt và dụng ý của nhà văn. Thông thường trật tự sắp xếp của các thành tố phụ sau tuỳ thuộc vào nội dung thông báo và nhịp điệu của câu văn. Sự thay đổi các thành tố phụ sau còn có lý do ở nhu cầu nhịp điệu nhu cầu, tính chất dễ nghe về câu nói.
Phần kết luận
1. Trong tiếng Việt, cụm động từ có từ hai bổ ngữ trở lên giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra những câu có lượng tin lớn. Chức năng của các bổ ngữ là nhằm gia thêm ý nghĩa về đối tượng, nội dung, mục đích, nguyên nhân, hệ quả, thời gian, không gian, địa điểm ...cho động từ trung tâm. Qua đó làm cho nội dung của câu phong phú, sinh động, hấp dẫn đồng thời tăng cường hiệu lực ở lời trong giao tiếp. Bổ ngữ xuất hiện là do nhu cầu của động từ - chính tố, vì thế ý nghĩa của bổ tố bị chi phối bởi ý nghĩa khái quát của động từ trung tâm. Các bổ ngữ này được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trật tự này có thể tự do, linh động, mềm dẻo cũng có thể cố định, cứng nhắc, nghiêm ngặt tuỳ từng trường hợp cụ thể. Trật tự tự do một phần là do cách phát âm nhưng chủ yếu là do sự chi phối của kết từ, của nhân tố cụ thể hoá, của nhân tố quan hệ ngữ pháp. Trật tự cố định chịu sự chi phối của các nhân tố như: số lượng âm tiết, sự vắng mặt của kết từ, nguyên tắc hoà phối ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ, sự chấp nhận của xã hội, ...
2. Dưới đây là bảng thống kê tần số xuất hiện của hai loại cụm động từ: Cụm động từ với trật tự cố định và cụm động từ với trật tự tự do.
Các kiểu cụm Tần số động từ xuất hiện Cụm động từ với trật tự cố định Cụm động từ với trật tự tự do Số phiếu 396 112 Tỉ lệ 78(%) 22(%)
Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy rõ trong tiếng Việt các bổ ngữ trong cụm động từ sắp xếp theo trật tự cố định là chủ yếu.Có những trật tự có thể đảo được nhưng khi đảo phải chú ý đảm bảo sự haì hoà về ngữ âm, ngữ nghĩa và tính quan trọng của nội dung thông báo.
3. Qua khảo sát các cụm động từ có từ hai bổ ngữ trở lên trong 3 truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi nhận thấy sự đóng góp đáng kể của Nam Cao về mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cụ thể là ở sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
cụm động từ có từ hai bổ ngữ trở lên trong việc tạo câu. Trong văn Nam Cao thì trật tự sắp xếp các thành tố phụ sau trong cụm động từ bao giờ cũng tuỳ thuộc vào nội dung thông báo và tuỳ thuộc vào nhịp điệu của câu văn. Những nội dung thông báo chính, quan trọng thường được nhà văn xếp sau làm cho chức năng thông báo của câu được đảm bảo, đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho lời văn.
4. Thực tế giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông yêu cầu người giáo viên phải nắm kỹ các phương thức ngữ pháp để giúp học sinh nói và viết đúng, hay. Nghiên cứu đề tài này là một cách để chúng tôi thấy được sự phong phú, giàu đẹp, phức tạp của tiếng việt, tìm ra những căn cứ chi phối trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt, hy vọng nhưng ai quan tâm có thêm chút tư liệu tham khảo.
5. Mọi ngôn ngữ đều có quy luật của riêng mình. Nắm bắt được quy luật, tìm ra căn cứ để giải thích sự tồn tại của quy luật là điều không đơn giản. Để nói đến một trật tự tương đối ổn định cho các bổ ngữ là điều không dễ. Mặt khác do thời gian cũng như hiểu biết của người viết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Bởi vậy việc nghiên cứu về trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt còn là một khoảng trống để những người quan tâm đến ngữ pháp tiếng Việt tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn để tiếp tục hoàn thiện đề tài trong quá trình học tập và công tác sau này.
phụ lục
Bảng thống kê trật tự của các bổ ngữ trong cụm động từ tiếng Việt qua ba truyện ngắn: Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt.
Tần số xuất hiện Các cụm động từ Số phiếu Tỉ lệ (%) Tổng Tổng Cụm động từ với trật tự cố định
Do số lượng âm tiết 361 (91%)
396 (78%)
508 (100%) Do sự vắng mặt quan hệ từ 10 (4%)
Do quy luật hoà âm 350 (89%) Do sự hoà hợp ngữ nghĩa 363 (92%) Cụm động từ với trật tự tự do Thành tố phụ sau là cụm từ đẳng lập 59 (53%) 112 (22%) Thành tố phụ sau không phải là cụm từ đẳng lập 53 (47%)