Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết tiếng Việt, từ đó đề xuất một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy
Trang 1TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2
KHOA giáo dục tiểu học
************
Bùi thị toàn
Chữ viết tiếng việt và luyện chữ
đẹp cho học sinh tiểu học
KHOá LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học
Ths Lê thị lan anh
Hà Nội - 2010
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người, có vai trò rất to lớn đối với lịch sử phát triển của cả xã hội loài người Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống…giúp con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Do vậy, ở trường tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập viết nói riêng
Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết Nếu phân môn Tập đọc, Học vần giúp cho trẻ biết đọc thông thì phân môn Tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo Trẻ đọc thông, viết thạo chữ Quốc ngữ sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn
Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kiên trì sáng tạo, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ Việc dạy chữ cũng chính là rèn nết người như
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình…”
Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển, với sự tiện ích của máy tính, người ta soạn thảo văn bản bằng máy là chủ yếu thay vì cầm bút viết trên giấy Họ cho rằng không nên đầu tư quá vào việc luyện chữ Ý kiến đó là có
cơ sở nhưng thực tế của cuộc sống hiện đại, của nhịp sống nhanh, tốc độ sống mạnh, dù con người sử dụng máy tính nhưng vẫn không thể thiếu được cây
Trang 3bút và quyển sổ tay để ghi chép Viết đúng, viết nhanh, viết đẹp,… vẫn rất cần
chữ đẹp” thực sự là nguyện vọng, là lòng mong muốn của mỗi giáo viên và
học sinh nói riêng và của toàn xã hội nói chung
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc dạy chữ và xuất phát từ ước
muốn của người giáo viên tiểu học tương lai dạy “nét chữ”, rèn “nết người”
cho các em học sinh, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu đề tài:
“Chữ viết tiếng Việt và luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học” Đề tài này sẽ
đem lại cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này
2 Lịch sử vấn đề
Từ lâu chữ viết tiếng Việt và việc rèn luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu
học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
Năm 1974, tác giả Hồng Giao trong cuốn Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 đã
tìm hiểu một số đặc điểm của tiếng Việt Tác giả đưa ra vài ý kiến về một số đặc điểm của tiếng Việt, đồng thời nêu lên những nét khác biệt giữa tiếng Việt
và mấy ngôn ngữ khác cùng loại hình (chủ yếu là Hán phổ thông), Nùng, Tày, Thái
Đến năm 1996, tác giả Lý Toàn Thắng trong cuốn Tạp chí Ngôn ngữ,
số 1 khi nghiên cứu về chữ Quốc ngữ đã trình bày những chặng đường hình thành và hoàn tất chữ Quốc ngữ cùng với sự đánh giá đóng góp của Alexandre De Rhodes đối với sự “thành hình” chữ Quốc ngữ
Trong Tạp chí Giáo dục Tiểu học, số 5, năm 1999, trong diễn đàn về
giảng dạy và chỉ đạo ở tiểu học, tác giả Hoàng Thanh Long và tác giả Nguyễn
Có đều đề xuất một số giải pháp, biệp pháp nhằm nâng cao chất lượng “Vở sạch - chữ đẹp” ở tiểu học Cũng trong diễn đàn này, tác giả Văn Thịnh cũng
đề cập đến rèn nề nếp và kĩ thuật viết chữ cho học sinh tiểu học
Trang 4Đến năm 2000, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, số 4, tác giả Nguyễn Hữu
Cao đã đưa ra kinh nghiệm dạy chữ viết, rèn nết người: Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết, chia chữ ra từng loại và rèn dứt điểm, đề cao sự gương mẫu về chữ viết của giáo viên, tổ chức tốt các phong trào thi đua
Còn trong cuốn Dạy học Chính tả ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, năm
2001, tác giả Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo lại bàn về đặc điểm chữ tiếng Việt liên quan tới chính tả Đặc biệt, tác giả nêu ra những chữ cái sử dụng nguyên mẫu chữ cái La tinh đã đơn giản hóa, những dấu phụ dùng để tạo chữ mới trên cơ sở chữ cái La tinh nguyên mẫu, các dấu thanh ghi thanh điệu, các dấu chấm câu, hệ thống chữ số
Trong cuốn Chữ viết và dạy Chữ viết ở tiểu học, Nxb Đại học Sư
phạm, năm 2002, tác giả Lê A đã nghiên cứu vấn đề chữ viết, nguồn gốc chữ viết tiếng Việt Đặc biệt, tác giả bàn kĩ về việc tổ chức dạy Tập viết, Chính tả
ở tiểu học và đưa ra các bước luyện tập để học sinh viết chữ đúng, đẹp, nhanh
Tiếp tục đến năm 2003, trong Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tác giả
Nguyễn Thế Lịch lại bàn về vấn đề: các nguyên tắc triển khai việc dạy chữ và
âm trong Tiếng Việt lớp 1 Tác giả trình bày một số nguyên tắc cơ bản, đó là: dựa vào hình dáng chữ, dạy theo nguyên tắc dạy loại văn tự ghi âm, dạy theo nguyên tắc đưa các đơn vị hành chức, dạy trường hợp bình thường vào trước trường hợp ngoại lệ và dạy theo tần số xuất hiện
Trong Báo Dạy và học ngày nay, số 5, tháng 3 năm 2003, tác giả
Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm đã nghiên cứu về việc dạy Tập viết và Chính tả ở lớp 1 Tác giả cho rằng ở phân môn Tập viết cần dạy cho học sinh kĩ năng: ngồi đúng tư thế, tay cầm bút đúng kiểu và cách luyện viết chữ đúng, đẹp, nhanh
Trang 5Năm 2004, tác giả Hoàng Cao Cương trong Tạp chí Ngôn ngữ, số 1,
khi nghiên cứu về chữ Quốc ngữ hiện nay đề cập đến mối quan hệ giữa âm và chữ, đưa ra bảng chữ cái hiện thời trong quan niệm của nhiều học giả gồm: bảng chữ cái bình dân (40 đơn vị) và bảng chữ cái bác học - dân tộc (29 đơn vị) Tác giả nhấn mạnh trong điều kiện thông tin bùng nổ, việc chúng ta có hệ chữ viết La tinh hóa là một lợi thế lớn và muốn chủ động tận dụng nó cho sự phát triển các khu vực chức năng khác của ngôn ngữ thành văn hiện nay thì cần phải có một bảng chữ cái công cụ được quốc tế hóa, loại đi một số chữ cái đặc thù Việt thay vào đó là các chữ cái nói chung, phổ biến ở các quốc gia đang sử dụng hệ chữ cái La tinh Đó là bảng chữ cái bác học - quốc tế (26 đơn vị)
Và gần với đề tài chúng tôi nghiên cứu là cuốn Dạy và học Tập viết ở tiểu học, năm 2005, Nxb Giáo dục của tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)
Tác giả đi sâu nghiên cứu về các mẫu chữ viết trong trường tiểu học: chữ cái viết thường và chữ số, chữ cái viết hoa, từ đó đưa ra các biện pháp tổ chức dạy học, hướng dẫn học sinh viết chữ Ngoài ra, tác giả còn dành hẳn một phần để giới thiệu một vài biện pháp luyện chữ đẹp đối với giáo viên và gợi ý bài tập luyện viết chữ đẹp
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết tiếng Việt, từ đó
đề xuất một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói
chung
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Nguồn gốc, đặc điểm chữ viết tiếng Việt, biện pháp luyện chữ đẹp cho
học sinh
Trang 64.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận chữ viết tiếng Việt, khái niệm và vai trò của chữ viết, nguồn gốc và đặc điểm của chữ viết tiếng Việt, việc dạy Tập viết ở trường tiểu học
- Đưa ra một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh tiểu học
- Đưa ra hệ thống bài tập luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đọc sách để tìm hiểu cơ sở lí luận Sau đó dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để chia các chữ ra từng loại thuận tiện cho việc luyện chữ đẹp Và phương pháp tổng hợp
giúp chúng tôi đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách khái quát
7 Cấu trúc khóa luận
Trang 7NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm và vai trò của chữ viết
Chữ viết là hệ thống kí hiệu được thể hiện bằng đường nét dùng để ghi lại lời nói dưới dạng văn bản có thể truyền đi trong không gian và lưu giữ
trong thời gian
Chữ viết đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội loài người Trước hết là tác dụng của chữ viết đối với việc biểu đạt thông tin Phương tiện vật chất của ngôn ngữ là âm thanh, mà tai nghe của con người chỉ có thể nghe trong một khoảng không gian nhất định Mỗi lời nói chỉ thu nhận lúc phát ra, sau đó không còn nữa Như vậy, ngôn ngữ âm thanh bị hạn chế cả không gian lẫn thời gian Chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác nên có thể vượt qua hạn
chế thời gian và hiện tượng “tam sao thất bản” Nhờ chữ viết, người đời sau
hiểu được người đời trước, người đời trước có thể nhắn nhủ người đời sau
Vai trò của chữ viết còn thể hiện trong quan hệ với ngôn ngữ Khi chưa
có chữ viết, hoạt động ngôn ngữ chỉ dừng lại ở lời nói, tức là nghe và nói Có chữ viết, hoạt động ngôn ngữ có thêm một dạng mới - dạng viết: viết và đọc Càng ngày hoạt động viết và đọc càng cần thiết, là tiêu biểu cho hoạt động ngôn ngữ văn hoá Chữ viết góp phần vào sự phát triển của chính bản thân
lại sáng tạo kì diệu về mặt ngôn ngữ của các thế hệ trước cho các thế hệ sau
kế thừa và phát triển Chữ viết còn là phương tiện làm cho việc giáo dục ngôn ngữ được thực hiện thuận lợi Chính vì thế mà ở bậc Tiểu học, việc học đọc, học viết là nhiệm vụ ưu tiên số một
Trang 81.2 Nguồn gốc và đặc điểm chữ viết tiếng Việt
1.2.1 Nguồn gốc chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt thường được gọi là chữ Quốc ngữ Gọi là chữ Quốc ngữ, còn có tác dụng phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Hán của Trung Quốc) và chữ Nôm (chữ viết tiếng Việt được tạo ra trên cơ sở chữ Hán) Chữ Hán và chữ Nôm tồn tại trong thời kì phong kiến, có phạm vi sử dụng hạn chế Chữ Hán là văn tự ngôn ngữ chính thức trong giao dịch hành chính, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác (văn, sử, địa lí,…) dưới các triều đại vua chúa Việt Nam hay chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc Tuy vậy, chữ Hán không ghi hết tên người, tên địa phương, tên núi, các loại sản vật của Việt Nam bởi một số khuôn hình ngữ âm tiếng Việt không tìm thấy trong tiếng Hán Tiếp sau đó là chữ Nôm ra đời Tuy là một thứ chữ Quốc ngữ nhưng chưa bao giờ chữ Nôm được thực hiện chức năng một ngôn ngữ quốc gia thống nhất Chữ Nôm chỉ dựa vào cấu tạo chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, mang tính chủ quan của người sáng tạo và người sử dụng Do đó, chữ Nôm không thống nhất về cách viết, có nhiều chữ khó hiểu
Chữ viết tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc ở chữ viết một số ngôn ngữ châu Âu bởi sự giống nhau ở bộ chữ cái La tinh (như chữ Bồ Đào Nha, chữ
Ý, chữ Pháp,…), được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XVII nhằm phục vụ cho việc truyền giảng đạo Thiên chúa Đó là chữ Quốc ngữ Tiến trình của chữ Quốc ngữ từ khi khởi thảo đến khi hoàn tất là cả một quãng thời gian gần
2 thế kỉ, gồm bốn chặng chính:
1 Thời kì sơ khởi, phôi thai của chữ Quốc ngữ, từ 1620 đến 1631, với các tài liệu viết tay của J Roiz (1621), Gaspar Luis (1626), Alexandre de Rhodes (1625), Antonio De Fontes (1626), Francisco Buzomi (1626) và cuốn sách của Christopho Borri (in năm 1631)
Trang 92 Thời kì hình thành chữ Quốc ngữ, từ 1631 - 1648 với những thư từ
và tài liệu của Alexandre de Rhodes (1631, 1636, 1644, 1647), của Gaspar d’Amaral (1632, 1637) và hai tài liệu viết tay khác (1645, 1648) Ngoài ra có thể kể đến một số chữ Quốc ngữ dùng để phiên âm chữ Nôm trong 40 tác phẩm viết tay bằng chữ Nôm do G Maiorica biên tập từ 1634 -1640
3 Thời kì phát triển chữ Quốc ngữ, từ 1651 - 1659 với những tài liệu quan trọng biên soạn vào năm 1659 của Igesico Văn Tín và Bento Thiện
4 Thời kì hoàn tất chữ Quốc ngữ, từ 1772 - 1838 với bản thảo viết tay
Từ điển Việt - La của Pigneau de Béhaine (1772) và việc ấn hành Từ điển Việt
- La của Taberd có thể thấy chữ Quốc ngữ đã có thể thức và diện mạo như
đang sử dụng hiện nay Trong giai đoạn này, còn phải kể đến những tiến bộ của chữ Quốc ngữ trong 26 cuốn sách viết tay (khoảng 4000 trang) của Philiphê Bỉnh sao chép từ 1796 đến 1830 (ở Lisboa)
Như vậy, sự chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục Dòng Tên người châu Âu, trong đó ngoài Alexandre de Rhodes nổi bật lên vai trò của các giáo sĩ Bồ Đào Nha: Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral và Antonio Barbasa Trong công việc này có sự cộng tác tích cực và hữu hiệu của nhiều người Việt Nam, trước hết là của thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các Linh mục người châu Âu) Alexandre de Rhodes không phải là người châu Âu đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ song ông có công lao rất to lớn đã góp phần sửa sang, hoàn chỉnh để thành hình bộ chữ Quốc ngữ Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu
tiên cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La” và “Phép giảng tám ngày” Cuốn “Phép
giảng tám ngày” có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng
chữ Quốc ngữ, sử dụng lời ăn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỉ XVII
Trang 10Vì tính ưu việt của chữ Quốc ngữ nên nó trở thành một công cụ giao
tiếp thuận lợi, được nhân dân ta chấp nhận Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, địa
vị chữ Quốc ngữ còn phải trải qua một thời gian lâu dài mới được khẳng định
là chữ viết chính thức của dân tộc ta như ngày nay
1.2.2 Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
viết tiến bộ Nguyên tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học
Về cơ bản, nguyên tắc đảm bảo sự tương ứng một - một giữa âm và chữ, tức
là mỗi âm chỉ ghi lại một chữ, mỗi chữ chỉ có một cách phát âm Ngoài ra, về
mặt chữ viết, các âm tiếng Việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh
vần không phức tạp lắm Trong dạy Học vần, việc dạy viết (nhất là những tiết
đầu) có một số khó khăn nhất định do cấu tạo của hệ thống chữ viết tiếng Việt
còn tồn tại một số bất hợp lý:
Thứ nhất, một âm ghi bằng nhiều con chữ Ví dụ:
- Âm / k / ghi bằng ba con chữ c, k, q
- Âm / i / ghi bằng hai con chữ i, y
- Âm / / ghi bằng hai con chữ g, gh
- Âm / / ghi bằng hai con chữ ng, ngh
- Âm / ie / ghi bằng bốn con chữ iê, yê, ia, ya
- Âm / uo / ghi bằng hai con chữ uô, ua
- Âm / / ghi bằng hai con chữ ươ, ưa Thứ hai, một chữ dùng để ghi nhiều âm Ví dụ:
- Chữ g khi biểu thị âm / / ( ghế,…), khi biểu thị âm / z / (gì, gìn,…)
- Chữ a chủ yếu dùng biểu thị âm / a /, nhưng đứng trước u và y là âm
tiết lại biểu thị âm / ă /, còn trong tổ hợp ia thì a biểu thị yếu tố thứ hai của
nguyên âm đôi / ie / , trong tổ hợp ua thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên
âm đôi / uo /
Trang 11- Chữ o chủ yếu dùng để biểu thị nguyên âm / / nhưng khi đứng ngay
sau a, e với tư cách là âm cuối thì biểu thị bán âm / u / (gạo, kẹo,…), khi đứng trước a, e lại biểu thị là âm đệm / u / (hoa, hoe…)
Thứ ba, ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm như các trường hợp sau: ch,
tr, gh, ngh, kh, nh, ph, th
tiếng Việt có tính thống nhất cao nên việc dạy chữ đối với học sinh lớp 1 ở Việt Nam có thể giải quyết trọn vẹn trong vòng hai, ba tháng
Khi hướng dẫn học sinh viết chữ, giáo viên thường sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái tiếng
Việt Nét cơ bản là nét bộ phận dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái
Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo
thành một nét viết Nét viết là một đường liền mạch, không phải dừng lại để
chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành Việc xác định hệ thống nét chữ được phân tích trên cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy và dễ học Đồng thời hệ thống nét đó lại phản ánh được toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số tiếng Việt
Trang 12- Do chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo thẩm mĩ của hình
dáng chữ cái nên các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu Nét
cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại chính Mỗi loại có thể chia ra
các dạng, kiểu khác nhau (kể cả biến điệu - BĐ)
- Thẳng ngang (BĐ: Lượn hai đầu – làn sóng)
- Thẳng xiên (BĐ: Lượn ở một đầu hay cả hai đầu)
Trang 132 Nét cong
- Cong kín (BĐ: Lượn một đầu vào trong)
- Cong hở
3 Nét móc
Móc xuôi trái Móc xuôi phải
Móc ngược trái Móc ngược phải
Móc hai Móc hai Móc hai đầu đầu trái đầu phải trái - phải
4 Nét
khuyết
(BĐ:
Lượn một đầu hay
cả hai đầu vào
Trang 14Chú ý: Một số nét ghi dấu phụ của chữ cái thường giống như chữ cái hoa:
- Nét gẫy (trên đầu các chữ cái â, ê, ô) tạo bởi hai nét thẳng xiên ngắn (trái -
phải) hay còn gọi là dấu mũ
- Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ ă) hay gọi là dấu á
- Nét râu (ở chữ cái ơ, ư) hay gọi là dấu ơ, dấu ư
- Nét chấm (trên đầu chữ cái i) hay gọi là dấu chấm
- Nét cơ bản trong bảng mẫu chữ số chỉ có 2 loại chủ yếu nét thẳng và nét cong, được chia thành nhiều dạng kiểu khác nhau
+ Cong trên + Cong dưới
Trang 151.3 So sánh chữ viết tiếng Việt và một số chữ viết khác
Chữ viết tiếng Việt hay còn gọi là chữ Quốc ngữ cũng như những chữ viết khác trên thế giới: chữ viết tiếng Anh, chữ viết tiếng Trung (chữ Hán phổ thông), chữ viết tiếng Nga, chữ viết tiếng Nhật… đều thực hiện chức năng một ngôn ngữ quốc gia thống nhất Tuy nhiên, chữ viết tiếng Việt giống với một số chữ viết ở châu Âu ở bộ chữ cái La tinh Do đó trong phần này, chúng tôi chỉ đưa ra một số điểm giống và khác giữa chữ viết tiếng Việt và chữ viết
tiếng Trung
Khi nhìn hai loại chữ này, hình thể của chúng đều do các nét chữ tạo thành Số lượng nét chữ cũng khá nhiều gồm cả nét cơ bản và nét biến điệu Khi viết, chúng đều được thực hiện theo quy tắc từ trái qua phải, mỗi lần nhấc bút được tính là một đơn vị nét
Song, cấu tạo và cách viết chữ tiếng Việt đơn giản hơn rất nhiều so với chữ tiếng Trung Chữ viết tiếng Việt gồm 5 nét cơ bản: nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết, nét hất và các nét biến điệu của nó để cấu tạo nên chữ cái hoa Từ những nét viết cơ bản đó hợp thành bộ chữ cái gồm 29 chữ và 9 chữ
số Hầu hết các chữ cái trong tiếng Việt đều được cấu tạo từ nét cong và nét móc làm cho chữ viết mềm mại hơn Còn đối với chữ tiếng Trung gồm 8 nét
cơ bản : nét ngang, nét sổ, nét phẩy, nét mác, nét chấm, nét hất, nét sổ móc, nét sổ hất và các nét biến điệu của nó Nhìn chung, chữ viết tiếng Trung thường được cấu tạo từ những nét thẳng nên chữ viết cứng hơn chữ tiếng Việt Bộ chữ Hán cũng nhiều hơn, gồm 214 bộ từ bộ 1 nét đén bộ 17 nét Do vậy, việc nhớ mặt chữ của từ tiếng Việt cũng dễ hơn từ tiếng Trung
Về quy tắc viết cơ bản của chữ Hán phức tạp hơn nhiều so với chữ Quốc ngữ Trong khi chữ Việt được viết theo quy tắc từ phải sang trái, thì chữ viết tiếng Trung được viết theo 6 quy tắc: ngang trước, sổ sau; phẩy trước, mác sau; trên trước, dưới sau; trái trước, phải sau; từ ngoài vào trong
Trang 16Như vậy, chữ viết tiếng Việt là thứ chữ khá đơn giản, dễ viết nên trẻ em Việt Nam rất dễ học Không chỉ có vậy, người Việt còn có thể học tiếng Anh, tiếng Pháp,… hay bất kì một thứ chữ nào đó có cấu tạo từ bộ chữ cái La tinh
em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối tính thẩm mĩ của các
chữ viết
Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ (trên bảng hoặc trên vở) từ đơn giản đến phức tạp: kĩ năng viết nét, viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kết chữ cái tạo chữ ghi âm / vần / tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên
vở kẻ ô li; kĩ năng viết đúng quy trình, đúng mẫu, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm
Trang 17c Về thái độ
Ngoài ra, phân môn Tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ
1.4.2 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng
Nội dung dạy học Tập viết ở Tiểu học được phân bố trong 6 học kì (của các lớp 1, 2, 3)
1.4.2.1 Lớp 1
Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ: tập ghi dấu thanh đúng vị trí: làm quen với chữ cái hoa cỡ lớn và cỡ vừa, theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học Do quy định của chương trình, ở lớp 1, nội dung tập viết được triển khai ở hai phần kết tiếp nhau là phần Học vần và phần Luyện tập tổng hợp
Ở phần Học vần, các bài học tập viết có thể được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (6 bài đầu): Giúp học sinh nắm được những thao tác chung của cả quá trình tập viết, luyện động tác cầm bút, cách để vở, tư thế ngồi viết, cách xác định đường kẻ trên vở tập viết và trên khung chữ cần tập viết, tập tô các nét chữ, chữ cái, chữ ghi tiếng
- Giai đoạn 2 (từ bài 7 đến bài 27): Kết hợp tập tô và tập viết các chữ cái viết thường theo đúng quy trình Mỗi tiết học chữ ghi âm đều có tập tô, tập
Trang 18viết các chữ cái ghi âm, tập viết các chữ ghi tiếng Tiết tập viết mỗi tuần luyện viết từ 4 đến 6 dòng
- Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103): Luyện viết chữ ghi vần, viết từ ngữ ứng dụng (cỡ chữ vừa) Mỗi tiết học vần đều có tập viết nhóm chữ ghi
âm, vần, tập viết từ ngữ ứng dụng có chứa vần mới học
Ở phần luyện tập tổng hợp, bài tập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năng viết chữ thường (cỡ vừa và cỡ nhỏ), làm quen với chữ hoa (bằng hình thức tập tô), mặt khác góp phần ôn luyện một số vần khó, mở rộng vốn từ cho học sinh Mỗi tuần có hai bài tập viết, mỗi bài học trong một tiết (2 tiết tập viết / 1 tuần)
Bài viết ứng dụng ở lớp 2, 3 là các tên riêng, sau đó là các câu ca dao, thành ngữ tục ngữ Nội dung bài viết luôn đảm bảo tính kế thừa: khi viết, học sinh có thể ôn lại kĩ năng viết các chữ đã luyện ở các bài viết trước đó
Ngoài các bài tập viết được bố trí chính thức trong quỹ thời gian của phân môn Tập viết, nội dung dạy tập viết còn được tích hợp trong các phân môn khác như Chính tả và Tập làm văn Chính vì vậy, mặc dù ở lớp 4, lớp 5 không có giờ tập viết nhưng nhiệm vụ dạy tập viết vẫn cần được thực hiện, kĩ năng viết vẫn được rèn luyện ở mức độ cao hơn và tổng hợp hơn
Trang 191.4.3 Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học tập viết
Để việc tập viết của học sinh được thực hiện một cách thuận lợi, không gây ảnh hưởng xấu đến mắt, tay, cột sống… của các em, ta cần chú ý tới các điều kiện vật chất cụ thể:
- Ánh sáng phòng học: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, độ
chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200 - 500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu sáng quốc tế) Ở những nơi thiếu ánh sáng tự nhiên ta có thể dùng ánh sáng nhân tạo (ví dụ: đèn điện) phân đều ở các phía lớp học Chú ý treo nền cách khoảng 2,8m và không để ánh sáng đèn làm lóa bảng lớp hoặc khuất tầm mắt của học sinh khi các em viết vào vở
- Bảng lớp: Nếu có điều kiện nên trang bị bảng từ tính và chống lóa
Trên bảng có đường kẻ cự li 4 - 5cm Ở phần phía dưới ngang tầm viết của học sinh và ở phần bên trái của bảng cần kẻ thêm các đường kẻ mô phỏng ô li
để học sinh tập viết và để giáo viên viết mẫu Bảng cần phải được treo ở độ cao vừa phải: cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu học sinh ngồi trong lớp
- Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung
bình của học sinh các khối lớp Tỉ lệ chiều cao của bàn - ghế phải tương xứng
để khi ngồi, khuỷu tay các em ngang với mặt bàn Học sinh ngồi viết đúng tư thế phải đặt hai chân bám đất một cách thoải mái Mép dưới của bàn, nhìn từ trên xuống gần thẳng hàng với mặt trước của ghế để tạo cho học sinh dáng ngồi ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống
- Bảng viết của học sinh (bảng con), phấn viết bảng: Nên dùng loại
bảng viết phấn, không nên dùng loại bảng Foormica và bút dạ vì loại bảng này trơn và bút không vừa tay học sinh Cần chọn loại bảng phẳng, mặt bảng nhẵn nhưng không trơn, một mặt kẻ ô vuông, một mặt kẻ ngang (mô phỏng các đường kẻ trong vở ô li) Phấn viết tốt là phấn có độ cứng vừa phải, không bụi Cần dùng khăn lau bảng ẩm và sạch
Trang 20- Bút viết: Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò cực kì quan trọng
Cây bút chính là công cụ để tạo ra chữ viết Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ, nhất là đối với học sinh
Đối với lớp 1, trong ba tuần đầu học sinh sẽ sử dụng bút chì để viết Yêu cầu bút chì luôn được gọt cẩn thận, ngòi bút không nhọn quá hoặc tày quá để viết rõ nét chữ
Tuần thứ tư trở đi, học sinh sẽ sử dụng bút mực để viết Yêu cầu chọn bút máy có ngòi gọn nét, có độ trơn vừa phải, mực xuống đều, kích thước thân bút phải vừa tay học sinh Một số loại bút có vỏ bằng kim loại, khi cầm bút viết khiến cho học sinh nhanh mỏi tay và khó đìều khiển bút nhịp nhàng, linh hoạt Do vậy nên chọn bút vỏ nhựa và khi viết không nên đóng nắp bút
vào cuối thân bút Loại bút này được sử dụng để viết các kiểu chữ nét đều
Lên lớp 2, học sinh đã thành thạo viết các chữ thường nét đều Lúc này các em có thể dùng bút ngòi mài để viết kiểu chữ nét thanh, nét đậm Yêu cầu gần giống với bút máy nét trơn đều, chỉ khác ngòi bút mài phải có nét thanh, nét đậm rõ ràng, không bị gai Mặt dưới và trên ngòi bút đã được mài nhẵn Một số loại bút hiện nay được sử dụng rộng rãi:
Trang 21
- Vở Tập viết: Vở Tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng
năm là phương tiện luyện chữ chủ yếu của học sinh (theo chương trình của môn Tiếng Việt) Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữ
ở nhà Hiện nay, trong bộ chữ cái đang được dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất
có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thích hợp nhất là vở 6 đường kẻ (5 li) như các loại vở Hồng Hà, Hải Tiến 5 sao
hoặc 6 sao,…
Chú ý: Khi học sinh viết chữ nên có một tờ giấy trắng sạch kê dưới bàn tay phải để thấm mồ hôi tay, tránh cho vở bị ướt làm nhoè chữ và mực bẩn dây ra
vở viết
1.4.4 Phương pháp dạy Tập viết
Trong mỗi tiết học, học sinh luôn là người giữ vai trò trung tâm còn giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn các em học tập Để
Trang 22gây hứng thú học tập cho học sinh và tạo được sự thành công đối với mỗi tiết dạy, người giáo viên cần lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức hoạt động Đối với phân môn Tập viết, các phương pháp được sử dụng thường xuyên phải kể đến phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập - thực hành, phương pháp kể chuyện nêu gương
1.4.4.1 Phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ
Để khắc sâu biểu tượng về chữ cho học sinh, giáo viên sử dụng phương
tiện trực quan là chữ mẫu Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng Có
các hình thức mẫu chữ: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp
Trong phân môn Tập viết, giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để phân tích cấu tạo chữ, kích thước chữ, mối liên kết giữa các nét chữ trong chữ cái hoặc mối liên kết các chữ cái, dấu thanh trong chữ ghi tiếng
Khi dạy về chữ viết, việc đưa chữ mẫu phóng to treo trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, cung cấp cho các em biểu tượng về chữ viết (hình dáng, kích thước, cấu tạo của chữ)
Trong quá trình dạy viết chữ, giáo viên vừa viết vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc kĩ thuật nối liền các con chữ trong một chữ có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh Mặt khác, học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn luyện kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh
Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu Do đó, giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết đúng mẫu, rõ ràng, đều đẹp
Ngoài ra, khi dạy viết chữ, giáo viên cũng cần chú ý đọc đúng mẫu chữ
đó Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng
Trang 231.4.4.2 Phương pháp giao tiếp
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ với con chữ đã học từ trước Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời
1.4.4.3 Phương pháp luyện tập - thực hành
Đây là phương pháp rất quan trọng vì phân môn Tập viết có tính chất thực hành Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cần được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn khác cũng như các môn học khác cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý các chữ
có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn Giáo viên cho học sinh rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút và ngồi đúng tư thế
và nên tận dụng hai mặt bảng khi viết
- Luyện viết trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung
và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết Trước khi học sinh viết, giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa cách cầm bút, tư thế ngồi và cách để vở sao cho đúng
Trang 24Đối với những học sinh viết chữ chưa quen, còn xấu, giáo viên cần uốn nắn nét chữ cho từng bàn tay nhỏ xíu của các em Tay các em còn non nên rất
dễ bắt tay để uốn nét cho tới khi các em viết đúng và đẹp hơn
- Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá tất cả các môn học
1.4.4.4 Phương pháp kể chuyện, nêu gương
Khi dạy tập viết, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp Từ đó, các em say mê và quan tâm rèn chữ cho đẹp hơn Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ qua thực
tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn chữ của thầy, của anh chị, các bạn, các em thêm tin tưởng và quyết tâm say mê rèn luyện
1.4.5 Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết
A Kiểm tra, củng cố bài cũ
Có thể thực hiện bước này bằng hai cách chủ yếu:
- Một số học sinh viết bảng lớp, các học sinh khác viết bảng con các chữ đã học ở bài trước, theo yêu cầu của giáo viên
- Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh trong bài tập viết của học sinh đã thu từ buổi trước rút kinh nghiệm, cho học sinh luyện viết bảng một
số chữ khó học sinh hay viết sai
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài mới
Để giới thiệu bài Tập viết, giáo viên cần đọc gộp cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một cách ngắn gọn, súc tích Sau đó cho học sinh đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, học sinh cần phải kết hợp đọc và đánh vần
Trang 252 Hướng dẫn học sinh viết
2.1 Phân tích cấu tạo chữ
Tùy vào nội dung bài tập viết, giáo viên có thể gợi ý để học sinh phân tích cấu tạo chữ theo các nội dung cụ thể
a Phân tích chữ cái
Giáo viên gợi ý đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết và phân tích cấu tạo chữ cần luyện viết, so sánh để tìm điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện viết trước đó (Ví dụ: có thể đặt câu hỏi về độ cao, cấu tạo của chữ, sự tương đồng, khác biệt giữa chữ đang học với chữ đã học, điểm đặt bút, dừng bút…)
b Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần, từ ngữ và câu ứng dụng
Bước này gồm một số việc chủ yếu:
- Giáo viên củng cố lại một số chữ viết khó hoặc một số chữ cái mà học sinh hay viết sai
- Xác định các chữ cái viết hoa (nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ cái tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi
2.2 Giáo viên viết mẫu
- Giáo viên phân tích và minh họa cách viết (điểm đặt bút, chiều hướng nét chữ, thứ tự viết nét, liên kết chữ cái thành tổ hợp chữ ghi âm, vần, tiếng, điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ, dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng
- Trong quá trình viết mẫu, giáo viên chú ý giảng giải cho học sinh cách viết liên kết các chữ cái trong trường hợp thuận lợi (liên kết hai đầu) và liên kết không thuận lợi (liên kết một đầu hoặc không có nét liên kết); hướng dẫn cho các em kĩ thuật viết liền mạch (viết dấu phụ, dấu thanh sau khi viết các nét chữ cơ bản, sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút) một cách hợp lí
Trang 26Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúp học sinh nắm quy trình viết từng nét, từng chữ Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng quy trình, tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy tay mình viết từng nét chữ
2.3 Học sinh luyện viết trên không
Việc luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần
kĩ năng viết các nét cho đều đặn Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần
2.4 Học sinh luyện viết trên bảng
Bước này gồm:
- Học sinh luyện viết chữ trên bảng (một số học sinh viết bảng trên lớp, các học sinh khác viết vào bảng con) Nội dung luyện viết bảng có thể theo thứ tự bài dạy, hoặc chỉ là những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai
- Nhận xét chữ viết bảng của học sinh:
+ Học sinh đối chiếu chữ viết mẫu của giáo viên với bài viết bảng của mình và của các bạn để nhận xét, phát hiện chỗ viết sai và góp ý kiến sửa các chỗ viết sai
+ Giáo viên chốt lại nhận xét đúng, gợi ý và yêu cầu học sinh sửa lại những chỗ viết sai
2.5 Học sinh luyện viết vào vở tập viết
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào vở từng nội dung của bài tập viết Trước khi học sinh luyện viết, giáo viên nên viết mẫu lên đường kẻ trên bảng mô phỏng vở tập viết của học sinh, nhắc các em điểm đặt bút, dừng bút, quy trình viết chữ, khoảng cách giữa các chữ
- Học sinh luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của giáo viên
3 Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm điểm một số bài tại lớp vào cuối thời gian viết vở
Trang 27- Nêu nhận xét bài viết của học sinh để các em rút kinh nghiệm
- Có thể thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, nhanh
- Tổ chức trò chơi viết chữ có tích hợp kiến thức với phân môn khác (như Học vần, Chính tả…)
Chú ý:
- Với bài có nhiều nội dung luyện viết, các bước 2, 3, 4 phải được thực hiện lần lượt với từng nội dung, sau đó các em mới luyện viết vào vở cả bài (bước 5) Trước khi học sinh luyện viết vào vở, giáo viên phải viết mẫu lại và yêu cầu các em luyện viết từng nội dung, không yêu cầu học sinh viết cả bài liền một lúc
- Ngoài tiết Tập viết trên lớp, giáo viên cần giao bài tập cho học sinh luyện viết ở nhà trong vòng từ 1 đến 2 tiếng dưới sự kèm cặp của phụ huynh Bài tập mỗi ngày một kiểu chữ vừa học trên lớp, song không cho viết nhiều nhưng đảm bảo chất lượng chữ viết phải đúng và đẹp hơn
- Khi giảng dạy, tùy vào từng điều kiện cụ thể của học sinh (khả năng nhận thức, đặc điểm khối lớp) và nội dung bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân để thực hiện bài dạy một cách hiệu quả
Trang 28Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN CHỮ ĐẸP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Cha ông ta thường nói “nét chữ nết người” là có cơ sở Không phải ai
đi học là cũng viết đẹp ngay được, nếu có sự rèn luyện thì ít nhất cũng viết chữ rõ ràng, ngay ngắn, đúng chính tả Mỗi người sinh ra đều có một vân tay riêng, duy nhất, không ai giống ai Sự kì diệu và đặc biệt đó của từng người cũng đã tạo cho nét chữ viết tay của từng người khác nhau Nết người cẩn thận bao giờ cũng tôn trọng sự đúng đắn trong cuộc sống và cố gắng không viết chữ cẩu thả, sẽ không viết tắt, viết hoa một cách tuỳ tiện, vô lối Nết người văn hoá sâu sắc sẽ luôn biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chữ Việt Do đó, trong quá trình dạy học, rèn luyện cho học sinh viết chữ đẹp là giáo dục các em có thái độ yêu thích khi được tiếp xúc với những văn bản chữ viết đẹp, có hồn, có ý thức đúng đắn khi viết chữ theo chuẩn Đồng thời, các
em còn biết phê phán những chữ viết không theo chuẩn chữ mẫu, chữ ngoáy, chữ nguệch ngoạc
Như vậy, để giúp học sinh viết chữ đúng, đẹp và nhanh, trước hết phải
do sự dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo ở trường tiểu học cùng với sự kèm cặp thường xuyên của các phụ huynh học sinh ở nhà và chủ yếu là sự nỗ lực luyện tập hết mình của các em Việc luyện tập cũng cần phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Trong phần này, chúng tôi hệ thống lại các kĩ năng tập viết cơ bản, một số lưu ý và đưa ra các bài tập nhằm giúp các em luyện chữ đẹp hơn và nhanh hơn
Trang 292.1 Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện trong phân môn Tập viết
Kĩ năng đầu tiên cần rèn luyện cho học sinh không phải là viết chữ mà
là những kĩ năng ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động viết chữ
Đó là tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở đúng (khoa học)
Hiện nay, ở nước ta, nhiều người có cách cầm bút rất cực nhọc, một số
ít hơn có tư thế ngồi viết vẹo vọ khiến cho người quan sát có thể nghĩ rằng họ viết rất vất vả Song thực chất, họ viết cũng rất nhẹ nhàng như những người khác nhưng họ đã quen với một tư thế ngồi với lối cầm bút như thế Như vậy
để tránh hiện trạng đó, những người dạy các em cầm bút tập viết lần đầu tiên, đặt biệt là những giáo viên tiểu học cần uốn nắn thường xuyên cho các học sinh của mình Nếu các em ngồi không ngay ngắn, cầm bút không đúng kiểu
mà không được uốn nắn ngay cho đến khi có được lối ngồi và cầm bút đúng thì sau này rất khó sửa Do tay các em còn rất non và mềm, cầm bút sẽ không nhẹ nhàng như người lớn được, nhưng nếu cầm sai cũng dễ sửa hơn người lớn Lưng các em còn mềm, ngồi viết đúng kiểu thì tránh được bệnh vẹo cột sống và cận thị Việc thực hiện đúng các kĩ năng cơ bản này cũng giúp các em viết chữ nhanh và đẹp hơn
2.1.1 Tƣ thế ngồi viết
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không tì ngực vào bàn, không gò bó (dễ gây tê mỏi) Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành cố tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khó chữa sau này Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tuỳ tiện
- Đầu hơi cúi, khoảng cách từ mắt đến vở tầm 25cm - 30cm là vừa; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ vào mép vở để trang viết không bị xê dịch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo
Trang 302.1.2 Cách cầm bút
- Để việc cầm bút được thuận lợi, học sinh phải cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải Đầu ngón tay trỏ và ngón cái đặt ở phía trên và ngón giữa đỡ ở phía dưới quản bút, ngón áp út và ngón út chặn giấy lấy điểm tựa cho động tác di chuyển ngòi bút Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải đặt xuống bàn viết
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón áp út và ngón út Ngược lại cũng không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út, út) Cầm bút xuôi
- Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Các nét đưa lên hoặc đưa sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy
- Khi cầm bút mực lưu ý: phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa
gà hướng xuống dưới mặt bàn, không nên xoay theo các hướng khác nhau sẽ làm nét chữ không đều, dễ bị gẫy nét và khó cầm chắc bút trong lúc viết
- Khi viết dùng ngón cái nhấn bút theo các nét đưa xuống và dùng ngón trỏ đẩy bút theo các nét đưa lên để tạo cho chữ viết có nét thanh đậm rõ ràng
Các tư thế cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các tật sau này rất khó sửa như: cứng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay nên không thể viết lâu, viết nhanh được Ngược lại, cách cầm bút đúng như trên giúp cho học sinh giữ bút được chắc và điều khiển bút một cách linh hoạt
Trang 312.1.3 Cách để vở
Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ là vận động từ trái sang phải
2.2 Luyện viết chữ cái thường tiếng Việt
2.2.1 Luyện viết các nét cơ bản chữ cái thường
Khi nắm được các kĩ năng cần thiết nêu trên, các em bắt đầu được học những nét chữ đầu tiên đó là các nét cơ bản (nét thẳng, nét móc, nét cong, nét khuyết) Trước tiên, học sinh tập viết từ các nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái rồi đến nét hất theo đường kẻ li của vở Điều này cũng
dễ hiểu vì tay các em còn cứng, chưa quen cách cầm bút, các nét thẳng khá đơn giản, các em dễ viết Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em luyện các nét móc trước rồi đến nét cong và nét khuyết Chú ý khi cho các em luyện các nét xuôi trước và nét ngược sau để thuận chiều viết Cụ thể cách viết các nét:
2.2.1.1 Cách viết nét thẳng
nét thẳng đứng thành thạo tạo điều kiện viết chữ cái p và q thẳng và đẹp hơn
Cách viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ 3 kéo thẳng xuống chạm đường
kẻ 3 phía dưới
- Nét thẳng ngang: là nét viết thứ 3 của chữ cái đ và t
Cách viết: Lia bút lên đường kẻ 4 để viết nét thẳng ngang (viết chèn lên đường kẻ 4) của chữ đ, lia bút lên đường kẻ 3 để viết nét thẳng ngang (viết chèn lên đường kẻ 3) của chữ t
- Nét thẳng xiên: Luyện viết nét thẳng xiên để các em dễ viết dấu mũ
của chữ ô, ê, â; nét đầu của chữ r và s được thuận hơn
Cách viết: Đối với chữ ô, ê, â, viết nét thẳng xiên ngắn trái và nét thẳng xiên ngắn phải cân đối ở giữa li tạo bởi đường kẻ 3 và đường kẻ 4
Trang 32Đối với chữ r và s viết nét thẳng xiên trái có điểm đặt bút từ đường kẻ 1 kéo lên đường kẻ 3 rồi dừng lại
2.2.1.2 Cách viết nét móc
- Nét móc xuôi: Việc viết nét móc xuôi đẹp tạo thuận lợi cho học sinh
khi viết các chữ cái có cấu tạo từ nét móc xuôi như chữ n, m
Cách viết: Điểm đặt bút từ giữa đường kẻ 2 và 3, lượn sang bên phải về phía trên chạm đường kẻ 3 rồi kéo thẳng xuống chạm đường kẻ 1 Độ rộng của đường cong gần ½ đơn vị
- Nét móc ngược: Điểm đặt bút từ đường kẻ 3 kéo xuống gần đến
đường kẻ 1 thì lượn nét bút sang phải về phía trên gần chạm đường kẻ 2 thì dừng lại Độ rộng của đường cong gần ½ đơn vị
Các chữ cái có cấu tạo gồm nét móc ngược đó là a, ă, â, d, đ, i , t, u, ƣ,
l, y sẽ đẹp hơn khi các em luyện thành thạo nét chữ này
- Nét móc hai đầu: Các chữ cái có cấu tạo gồm nét móc hai đầu là chữ
n, m, p, h, v, r Cách viết nét này là sự phối hợp cách viết nét móc ngược và
móc xuôi Cần chú ý sao cho chiều rộng của đường cong trên gần gấp đôi chiều rộng của đường cong dưới
2.2.1.3 Cách viết nét cong
- Nét cong phải: Điểm đặt bút bên dưới đường kẻ 3 một chút, đưa nét
bút sang phải và lượn cong xuống cho đến nét 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa đường kẻ 1 và 2 Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút
Khi các em viết quen nét cong phải thì việc viết đẹp các chữ cái x, s, e,
ê, được thực hiện dễ dàng hơn
Trang 33- Nét cong trái: Điểm đặt bút bên dưới đường kẻ 3 một chút, đưa nét
bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến nét một rồi đưa bút về bên phải và lượn cong cho đến điểm dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và 2
Cũng như nét cong phải, các chữ x, e, ê sẽ được viết dễ dàng hơn khi
nét cong trái đã viết quen
- Nét cong kín: Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, đưa nét bút
sang trái và lượn cong xuống chạm đường kẻ 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong lên cho đến khi chạm nét đặt bút Lưu ý: không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không xoay tờ giấy
Nét cong kín tạo thành chữ o cân đối là cơ sở để viết đẹp các chữ ơ, ô,
a, ă, â, d, đ, q, g
2.2.1.4 Cách viết nét khuyết
Khi dạy tập viết nét khuyết nên cho học sinh luyện viết nét khuyết trên trước, nét khuyết dưới sau vì thuận chiều tay của trẻ đưa bút từ dưới lên
- Nét khuyết trên: là nét viết đầu tiên cấu tạo nên chữ cái h, l, b, k Để
viết các chữ cái này được đẹp thì việc viết nét khuyết trên phải cân đối,đều ở bụng nét
Cách viết: Điểm đặt bút ở đường kẻ 2, đưa nét bút sang bên phải và lượn cong về phía trên chạm vòng kề sát đường kẻ 6 thì kéo thẳng xuống đường kẻ 1 rồi dừng lại
- Nét khuyết dưới: là nét thứ 3 của chữ y và nét thứ 2 của chữ g Để viết
được đẹp các chữ này, yêu cầu cũng giống như nét khuyết trên
Cách viết: Điểm đặt bút ở đường kẻ 3 kéo thẳng xuống qua 5 ô li thì lượn cong sang trái, đưa nét bút sang bên phải về phía trên chạm đến dòng 2 thì dừng lại
Trang 342.2.2 Luyện viết chữ cái thường
Khi các em luyện viết được các nét chữ cơ bản của chữ thường thành thạo thì mới có thể ghép chúng thành các chữ ghi tiếng một cách chính xác
Để viết được các chữ một cách nhanh chóng và đẹp hơn các em nên luyện viết theo các nhóm chữ được chia bởi các nét cơ bản
2.2.2.1 Cách viết nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong là cơ bản
Chú ý: Nét cong kín cần cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao (bằng ¾ độ cao.)
Nét 2, 3: Nét thẳng xiên ngắn:
Từ điểm dừng bút nét 1, lia bút lên viết nét thẳng xiên ngắn trái
Nối với nét 2 viết nét thẳng xiên ngắn (phải) tạo dấu mũ trên đầu chữ o
- Chữ cái c + Cấu tạo: Chữ cái c là một nét cong trái, chiều cao chữ là
một đơn vị (2 ô vuông), chiều rộng 1,5 ô vuông
thêm mũ “ ” (là 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau, tạo thành nét gẫy, nhọn ở phía trên)
+ Cách viết: Nét 1: Nét cong kín viết như chữ cái o
Trang 35Đặt bút trên đường kẻ 3, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ o, đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 3 một chút
Nét 1: Nét cong phải và nét cong trái
Đặt bút trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ; dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2
Chú ý: Vòng khuyết không to quá hoặc nhỏ quá
Đặt bút dưới đường kẻ một chút, viết nét cong phải; dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2
thêm nét râu “ ”
+ Cách viết:
Nét 1: Nét cong kín viết như chữ cái o
Nét 2: Nét râu
cơ bản là nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ
+ Cách viết:
như chữ e, nét 2 và nét 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn (dấu mũ)
+ Cách viết:
Viết chữ e xong sau đó viết dấu mũ như chữ ô
ngang rộng 1,5 đơn vị Chữ có cấu tạo gồm hai nét cong hở (cong hở phải và cong hở trái), hai nét cong này chạm vào nhau
+ Cách viết: Nét 1: Cong phải
Trang 36Nét 2: Cong trái
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút sang phải đến dưới đường kẻ 3 một chút
để viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải
Chú ý: Hai nét cong (phải, trái) chạm lưng vào nhau, tạo ra hai phần đối
xứng
2.2.2.2 Cách viết nhóm chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái)
Nét 2: Móc ngƣợc phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại
Điểm đặt bút bên nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường kẻ ngang
3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên Đóng nét cong không chạm vào đầu
Trang 37Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang như chữ a Chữ gồm hai nét:
nét cong kín và nét móc ngược phải sát vào bên phải nét cong kín
Chữ q có cấu tạo gồm 2 nét (nét cong kín và nét thẳng đứng) + Cách viết:
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 (trên) một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái, như chữ o); dừng bút ở điểm xuất phát
Trang 382.2.2.3 Cách viết nhóm các chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét móc
Độ cao 1 đơn vị, chiều rộng 0,75 đơn vị Chữ i có cấu tạo
gồm hai nét: một nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và một dấu chấm trên đầu nét móc
+ Cách viết: Nét 1: Nét hất
t gồm 3 nét: nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược
và nét thẳng ngang
+ Cách viết: Nét 1: Nét hất: viết giống như chữ cái i
Nét 2: Móc ngƣợc phải
vị Chữ u gồm có 3 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải
và hai nét móc ngược Nét móc thứ nhất có bề ngang lớn gấp 1,5 lần nét thứ hai
+ Cách viết:
Trang 39chiều ngang) Chữ ư có 4 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về
phía bên phải, hai nét móc ngược và dấu phụ “ ”
+ Cách viết: Nét 1, nét 2, nét 3 viết như chữ u
Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị Chữ p
gồm 3 nét: nét thẳng hơi chéo về phía bên phải, nét thẳng đứng và nét móc hai đầu, phần móc trên bằng 1,5 dưới
+ Cách viết: Nét 1: Nét hất
- Chữ cái n
+ Cấu tạo:
Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 1,75 đơn vị Chữ n gồm 2 nét:
nét móc xuôi và nét móc hai đầu
Trang 40Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 2,5 đơn vị Chữ m gồm 3
nét: 2 nét móc xuôi và một nét móc 2 đầu
+ Cách viết:
Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1 đơn vị Chữ l
gồm hai nét: nét khuyết trên nối tiếp nét móc ngược (phải) + Cách viết: