1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

58 2,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

qua môn Tiếng Việt để đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1, góp phần hoàn thiện việc dạy học phânmôn Tập viết.. 3-

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1"

Trang 2

A.PHẦN MỞ ĐẦU

I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

1-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực

trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại

Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân, lớp 1 là nền móng của bậcTiểu học Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểuhọc Đối với lớp 1, Tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập

ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu củaviệc học Tiếng Việt trong nhà trường

Dạy Tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra nhữngcánh cửa tri thức bước vào tương lai Chữ viết là công cụ để các em vận dụng suốt đời.Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờvậy kết quả học tập sẽ cao hơn Viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chấtlượng học tập Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là rèn luyện cho các em nhữngphẩm chất đạo đức tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo Như cố

thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:“ Chữ viết là biểu hiện của nết người Dạy cho

học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài

vở của mình”.(1)

Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của khoa họcCông nghệ thông tin, chữ viết cũng có máy tính làm thay Vậy việc rèn chữ có quan trọngkhông?

Trang 3

Từ năm 2001-2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ

chức thi viết chữ đẹp hằng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học Cho đến

(1)Phạm Văn Đồng: “ Dạy nét chữ, nết người” Báo Tiền phong số 127 năm 1968

nay đã khơi dạy trong học sinh, giáo viên và toàn xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp Chữviết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục và Đào

tạo quan tâm lo lắng Người xưa đã nói: “Nét chữ - nết người” (2) là hàm hai ý sau: Thứ

nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; Thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáodục nhân cách con người

Nền giáo dục của chúng ta lần lượt trải qua nhiều thời kì cải cách Và sau mỗi lầncải cách như vậy, mẫu chữ viết của học sinh Tiểu học lại thay đổi Đi kèm với sự thay đổi

đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học thay đổi Đó chính là điều băn khoăn của cácgiáo viên Tiểu học khi giảng dạy phân môn Tập viết trong nhà trường Sự thay đổi cũngảnh hưởng phần nào đến chữ viết của học sinh, vẫn có rất nhiều học sinh viết sai, viếtxấu, tốc độ chậm, chữ viết mất nét nghiêng ngả Học sinh viết chưa đúng độ cao, độ rộngcủa từng con chữ; khoảng cách giữa các chữ chưa đều, cỡ chữ chưa chuẩn, chữ quá tohoặc quá bé… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập tất cả các môn học Ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết trongtrường Tiểu học theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD Đây chính là việc nhìn nhận tầmquan trọng và ý nghĩa của chữ viết Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho họcsinh chính là yêu cầu bức súc của người giáo viên Bởi chữ viết là cần thiết và cấp bách.Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi luôn băn khoăn về vấn đề chữ viết của các em.Làm thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp Các bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và sungsướng biết bao nhiêu khi nhìn vào trang vở Tập viết của con em mình với những dòngchữ ngay ngắn đều tăm tắp, đúng và đẹp; những trang vở không bị giây mực, không bị

Trang 4

quăn mép Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh

nghiệm: “ Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”.

2 - Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI:

Từ khi tìm hiểu, nghiên cứu cho đến khi hoàn thành đề tài này, tôi thấy đề tài có tácdụng to lớn Tìm hiểu việc dạy và học phân môn Tập viết lớp1 thông

(2) Phạm Văn Đồng:“ Dạy nét chữ nết người” Báo Tiền phong số 127 năm 1968

qua môn Tiếng Việt để đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm hình thành và rèn luyện

kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1, góp phần hoàn thiện việc dạy học phânmôn Tập viết Qua đó giúp học sinh tiếp cận và học môn Tập viết hiệu quả hơn Mặt khácviệc hình thành trong nhà trường những kiến thức, kĩ năng ban đầu về Tiếng Việt cũngđang được tiến hành Do vậy, việc rèn kĩ thuật viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 có ýnghĩa quan trọng trong việc giúp các em làm chủ tiếng nói về mặt văn tự và ghi chép lạivăn tự đó một cách rõ ràng, đầy đủ

3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát trên các đối tượng sau:

- Vở Tập viết, vở Thực hành luyện viết của học sinh, sách giáo viên Tiếng Việt lớp

1, trọng tâm là phân môn Tập viết và một số tài liệu tham khảo khác

- Thực trạng dạy và học phân môn Tập viết cụ thể là thực trạng chữ viết của học sinhlớp 1 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết xấu, viết sai và chậm Từ

đó đưa ra những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1

4- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiếtthực giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết lớp 1, cụ thể là giúphọc sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp

dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệmliên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái…Từ đó hình thành cho các em

những biểu tượng về hình dáng, đường nét các con chữ, độ rộng, độ cao sự cân

đối, tính thẩm mĩ của chữ viết

- Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phứctạp bao gồm những kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữghi tiếng Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li đểhình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng, đếu nét, liền mạch, viết thẳng hàng các chữtrên dòng kẻ và cao hơn là viết nhanh, viết đúng, viết đẹp Ngoài ra, tư thế ngồi, cáchcầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của dạy Tập viết

mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm

Trang 6

2- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Sau khi xem xét thực tế của vấn đề tôi đã quyết định sử dụng nhiều phương phápnghiên cứu Trong những phương pháp đó tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

a/ Phương pháp điều tra

Tôi sử dụng phương pháp này dùng để theo dõi, điều tra chất lượng chữ

viết của học sinh trong lớp Ngoài ra tôi còn điều tra quan sát về tư thế ngồi học,

cách cầm bút, cách để vở của học sinh lớp 1

b/ Phương pháp trắc nghiệm

Tôi sử dụng phương pháp này bằng cách đưa ra các bài kiểm tra viết cho học sinhtrước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả

c/ Phương pháp đàm thoại, trao đổi

Phương pháp này tôi dùng để trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn và các giáoviên có nhiều kinh nghiệm trong trường, với học sinh và gia đình học sinh về phươngpháp, cách học

Trang 7

d/ Phương pháp thực hiện

Khi đưa ra biện pháp khắc phục, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở lớp

3-THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

- Tháng 9, tháng 10 năm 2012: Điều tra khảo sát trình độ viết chữ và chữ viết của

học sinh, thu thập thông tin, xem lại nội dung, chương trình Tiếng Việt lớp 1 về dạy viếtchữ trong phân môn Học vần, Chính tả và quy trình dạy môn Tập viết lớp 1

-Tháng 11, tháng 12 năm 2012: Suy nghĩ tìm luận chứng, phương pháp dạy và họcphân môn Tập viết lớp 1

-Tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013: Xây dựng đề cương

- Tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 2013, tháng 1, tháng 2 năm 2014: Ápdụng các biện pháp nghiên cứu vào bài dạy trên lớp

- Tháng 3 năm 2014: Tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện đề tài

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 8

- Đề xuất một số biên pháp rèn kỹ năng viết đúng, viết sạch đẹp, viết thành thạocho học sinh lớp 1.

- Thực nghiệm dạy học một tiết Tập viết qua bài:Tập viết Tuần 25

II - MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 - TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài mang nhiều tính mới cả về nội dung và hình thức.Bởi vì việc tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 1 không những viết đúng mà còn phảiviết đẹp, từ lâu đã được nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu Trong thực tế đã có nhiềugiáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này, cũng có nhiều sách báo viết đếnnhưng các sáng kiến kinh nghiệm đó mới chỉ đưa ra những biện pháp chung mà chưa cónhững biện pháp cụ thể giúp học sinh viết đúng và đẹp Chưa chỉ rõ được sự cần thiết củaviệc áp dụng quan điểm tích hợp môn Tiếng Việt vào dạy phân môn Tập viết lớp 1 Xuấtphát từ tình hình nêu trên và thực tế dạy học ở lớp mình, qua khảo sát học sinh ở các lớpkhác tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tiếp vấn đề này để đưa ra một số biện pháp hữu hiệu

Trang 9

nhất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 theo đúng chuẩn kiến thức và

kỹ năng thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đúng và đẹp ở các lớp trên

2 - THỰC TRẠNG:

2.1 - ƯU ĐIỂM:

Trường Tiểu học Trung Hưng là một trường vốn có bề dày truyền thống hiếu học.

Trường có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm hết lòng

tận tuỵ với công việc, với sự nghiệp “ Trăm năm trồng người” mà Đảng và nhà nước

giao cho Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu.Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu là trường Tiên tiến xuất sắc, có nhiều thành tích

đáng kể về mọi mặt Đặc biệt nhất là phong trào thi đua: “ Giữ vở sạch- Viết chữ

đẹp-Phát âm chuẩn”, đã có rất nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các hội thi: “ Giữ

vở sạch- Viết chữ đẹp-Phát âm chuẩn” cấp huyện, cấp tỉnh

- Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo xã và ngành giáo dục rất quan tâmđến học sinh đặc biệt nhất là học sinh lớp 1, các em được học ở một ngôi trường khangtrang sạch đẹp, ngồi học bàn ghế chuẩn đối với lứa tuổi các em

- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: ánh sáng ( số lượng bóng điện đủ để chiếusáng ) trong phòng học, bảng chữ mẫu ( với nhiều kiểu chữ khác nhau), bảng phụ, bảnglớp chống loá…

- Phòng Thư viện cung cấp đầy đủ đồ dùng như: Bộ chữ dạy Tập viết chữ thường vàchữ hoa của nhà xuất bản Giáo dục Mỗi lớp đều có bảng chữ cái theo mẫu chữ quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Mỗi giáo viên được trang bị một bộ chữ dạy tập viết do Nhà xuất bản Giáo dụcsản xuất

Trang 10

- Giáo viên được tham dự tập huấn những chuyên đề về Tập viết và các cuộc thi “

Viết chữ đẹp”, “ Triển lãm vở sạch chữ đẹp” hàng năm do trường hoặc huyện, tỉnh tổ

chức để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức

- Học sinh lớp1 mới đi học nên các em rất thích đến trường để học

- Đa số các phụ huynh có con em học lớp 1, là năm đầu cấp nên đều quan tâm đếnviệc học tập của con em mình Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầucủa giáo viên

- Môi trường giao tiếp, phương tiện, thông tin đại chúng thuận lợi cho việc

dạy và học tập viết Tiếng Việt

- Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, cụ thể và phù hợp với đối tượng học sinh

Tôi thấy đây chính là một môi trường giáo dục hết sức thuận lợi để chúng ta tiếnhành dạy luyện viết chữ đẹp cho học sinh ngay từ năm lớp 1

2.2 - KHÓ KHĂN:

Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên tôi thấy rằng trong thực tế quá trình giảngdạy phân môn Tập viết và việc luyện viết chữ đẹp cho học sinh ở trường học, lớp học vẫncòn gặp không ít những khó khăn đối với giáo viên và học sinh Sau đây tôi sẽ nêu một

số khó khăn mà chúng ta cần phải khắc phục để giúp học sinh viết đúng và đẹp ngay từnhững năm đầu tiên đi học

a/ Về phía giáo viên:

- Một số ít giáoviên chưa hiểu rõ bản chất của các nguyên tắc và phương pháp dạyhọc phân môn Tập viết, thường có quan niệm xem nhẹ giờ Tập viết, luôn coi đó là mộtphân môn phụ

Trang 11

- Một số giáo viên chưa hiểu rõ được vai trò, tác dụng của một số phương tiện trựcquan trong giờ Tập viết như bảng con, chữ mẫu.

- Một số giáo viên chưa có sự thống nhất về tên gọi của các nét chữ, con chữ trongmột giờ dạy Tập viết Chưa có sự kết hợp đồng bộ với các môn học khác như: Học vần,Tập đọc để giúp học sinh đọc đúng, đọc hiểu, từ đó dẫn đến viết đúng, viết đẹp

- Một số giáo viên chưa nắm được kỹ thuật viết chữ, cách gọi các thuật ngữ khi dạyviết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm, chữ ghi vần, chữ ghi tiếng, chữ ghi từ Mặt kháccòn nhiều giáo viên còn nhầm lẫn giữa cách rê bút, cách lia bút, điểm đặt bút, điểm dừngbút, cách nối chữ khi viết

- Một số giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong lớp chủnhiệm, điều đó hạn chế việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho học sinh và việc rèn

luyện chữ viết trong phong trào “ Vở sạch - Chữ đẹp” Đa số giáo viên còn coi nhẹ việc

hình thành nề nếp học của học sinh chưa chú ý đến tư

thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở của học sinh

b/ Về phía học sinh:

- Lớp1 là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ mới qua lớp mẫu giáo, nhận thức của các

em không đồng đều Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất Đạo đứctốt như: Tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức.Điều này có liên quan đến việc dạy phân môn Tập viết cho học sinh Tiểu học Mặt khác,

từ môi trường hoạt động vui chơi là chính chuyển sang môi trường chủ yếu là hoạt độnghọc tập, các em phải đọc, phải viết nhiều hơn, gây mỏi tay, mỏi mắt…dẫn đến tình trạng

uể oải, nản trí, ngại viết

Trang 12

-Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về,lóng ngóng Ở mẫu giáo các em mới được làm quen với đọc và tô các chữ cái, chưa cókhái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, chưa nắm được cấu tạo của các nét cơ bản, cấu tạo củacác chữ cái Chưa nắm được độ cao, độ rộng, của từng con chữ, khoảng cách giữa cácchữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và các chữ số Chưa nắm được quytrình viết chữ cái Nhiều em còn viết chữ ngược, số ngược

- Học sinh chưa thực hiện tốt, nghiêm túc các quy định trong giờ Tập viết như: + Cầm bút chưa đúng cách

+ Ngồi viết chưa đúng tư thế

+ Vị trí đặt vở khi viết chưa đúng

- Đa số học sinh chưa nắm được kĩ thuật viết, cách rê bút, cách lia bút, nét nối,điểm đặt bút, điểm dừng bút trong một chữ ghi tiếng và khoảng cách giữa các chữ ghitiếng, ghi từ

- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập, một số em chưa học qua mẫu giáo Bảnthân các em chưa phát huy được tính tự học, tự rèn luyện ở trường cũng như ở nhà Các

em còn ham chơi chưa chú ý đến học tập

c/ Về phía phụ huynh học sinh:

Còn nhiều phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở, còn thờ ơ với việc học tập

của các em Phần lớn các phụ huynh chưa nắm được chữ mẫu, quy trình viết

của chữ nên còn hạn chế trong việc hướng dẫn con em mình học ở nhà

2.3 - NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:

Trang 13

Đi sâu tìm hiểu thực tế qua các tiết dạy Tập viết, Thực hành luyện viết và phầnluyện viết trong các tiết Học vần Tôi thấy nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của họcsinh lớp 1 chủ yếu là:

-Do học sinh chưa viết đúng và chưa nắm chắc cấu tạo của các nét cơ bản, chưanắm được độ cao, độ rộng của từng chữ cái Các em chưa hiểu và nắm vững quy trìnhviết chữ cái, quy trình nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao, độrộng, các nét chữ rời rạc, không đều nét, liền mạch

- Do nhận thức còn hạn chế của đa số các bậc phụ huynh học sinh về mẫu chữ và

tầm quan trọng của phân môn Tập viết cho nên ngại hướng dẫn con em mình tập viết ởnhà sợ sai, sợ không đúng

-Do một số giáo viên Tiểu học còn nhiều hạn chế về mặt chữ viết, kĩ thuật viết.Chưa có kĩ năng, kĩ xảo cho các bước lên lớp của một giờ dạy Tập viết nên khi dạy họcsinh tập viết còn nhiều lúng túng Giáo viên chưa bao quát được tất cả các hoạt động họctập của học sinh, chưa thật sự làm chủ được tiết dạy

-Do sự thiếu quan tâm của các phụ huynh trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập đầy

đủ cho các em trước khi đến lớp

-Do học sinh chưa được hướng dẫn, uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời thường xuyên

từ cách cầm bút đến tư thế ngồi viết và cách viết theo đúng quy trình ngay từ khi các emmới bắt đầu đi học

- Do tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1, các em chóng nhớ nhưng lại mau quên, nhanh

chán, không luyện tập theo đúng yêu cầu của giáo viên Tốc độ viết nhanh, viết ngoáy,viết ẩu cũng chính là nguyên nhân để các em viết xấu, viết sai

Từ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân nêu trên làm cho chất lượng

Trang 14

dạy phân môn Tập viết ở các trường hiện nay chưa cao Đó là một thực tế mà nhữngngười giáo viên trực tiếp giảng dạy rất băn khoăn, lo lắng Vậy làm thế nào để nâng caochất lượng dạy phân môn Tập viết và nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh ( nghĩa

là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp ) tôi đã dựa vào những nguyên nhân đó để tìm ra “

Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh”

2.4 -TIẾN HÀNH KHẢO SÁT:

Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh từ đó lấy căn cứ để làm

cơ sở kiểm chứng sau này Ngay từ đầu năm học tôi cho học sinh lớp 1C và lớp 1D viếtbài Tập viết sau:

Bài Tập viết tuần 3: Mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ vào vở ô ly mỗi chữ một dòng.

Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả sau:

Qua quan sát học sinh khi viết và qua chất lượng bài viết của các em, tôi nhậnthấy học sinh thường mắc các lỗi sau:

- Chữ viết chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bútchưa đúng

Trang 15

- Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định.

- Vị trí dấu thanh, dấu phụ đặt chưa đúng Nhiều em viết dấu quá to hoặc quá bé,dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính

- Rất nhiều em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn, nét dài,

nét nghiêng ngả, nhất là con chữ o và những con chữ được kết hợp bởi nét cong tròn các

em đều viết méo, hoặc nghiêng nghẹo, không có em nào viết

được chữ o tròn theo đúng quy định, khoảng cách giữa các chữ không đều.

-Tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng Đa số các em ngồi cúi mặt

sát với vở, vẹo lưng, lệch vai, khuỳnh tay Rất nhiều em cầm bút bằng 4 đầu ngón tay,

có em cầm cả 5 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vàoquản bút, cán bút vuông góc với mặt vở, có em cầm bút ngả

về phía trước, có em khoằm tay vào phía trong…

Trước thực trạng của việc dạy phân môn Tập viết Tôi thấy, cần phải tìm ra nhữngbiện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập viết cho học sinh lớp 1.Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh viết đúng, viết đẹp tôi đã tìm hiểu và tham khảonghiên cứu và đưa ra một số biện pháp cụ thể

3- CÁC BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1:

3.1- BIỆN PHÁP THỨ NHẤT: Chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, thiết bị dạy

- học:

Việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học học của nhà trường, giáo

viên và học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy- học ở Tiểu học Đó chính làđiều kiện dẫn tới sự thành công của việc dạy - học ở bất cứ môn học nào đặc biệt nhất làphân môn dạy Tập viết trong trường tiểu học

Trang 16

-Bảng lớp phải luôn luôn được xoá sạch bằng khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải.

c/ bàn ghế học sinh:

- Bàn ghế học sinh: Đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Trung bình 2 học sinh/1 bàn Tránh tình trạng học sinh ngồi chặt chội sẽ khó viết

- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh lớp1.

d/ Bảng con, phấn, giẻ lau:

- Chất lượng: Yêu cầu học sinh dùng bảng Mic hai mặt có dòng kẻ ô li giống trong

vở Tập viết của các em Phấn Mic hoặc phấn Thiên Long trắng có chất liệu tốt, khôngdùng phấn cứng quá hoặc kém chất lượng Giẻ lau phải mềm, sợi bông thấm nước, giữ độ

ẩm vừa phải, có thể gấp nhiều lần, độ dày thích hợp và luôn sạch

- Số lượng: Bảng con, giẻ lau đảm bảo đủ cho từng học sinh mỗi em một cái, họcsinh phải có hộp đựng phấn

Trang 17

e/Vở tập viết và bút:

- Chất lượng: Vở Tập viết phải do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm.Giấy viết phải đảm bảo không bị thấm mực, dòng kẻ phải ngay ngắn, chữ mẫu phải đúngchuẩn, ngòi bút chì phải gọn nét, bút mực phải trơn không gai, nét viết không quá thanhhoặc quá đậm, mực xuống đều, dễ viết

- Số lượng vở: Vở viết luôn đủ dùng cho từng học sinh ở mỗi giai đoạn như: Ở học

kỳ I các em có vở Tập viết Tập một, sang học kì II có vở Tập viết tập hai

Ngoài ra tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh của lớp để giúp đỡ các

em Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã bàn bạc, thống nhất về sự chuẩn bị vàcách dạy các cháu ở nhà Tôi đề nghị cha mẹ học sinh chuẩn bị cho các em bàn học, góchọc tập đủ ánh sáng và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh như: bảng con,phấn trắng, giẻ lau, bút chì, bút mực, khăn lau…

3.2-BIỆN PHÁP THỨ HAI: Cách sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn

dạy Tập Viết:

Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học Trong quá trình

dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên có sự

hỗ trợ của các đồ dùng dạy học Tư duy của học sinh lớp 1 chủ yếu từ trực quan cụ thểđến lô gic trừu tượng Đồ dùng dạy học giúp học sinh khắc sâu các biểu tượng về chữ viếtbằng nhiều con đường: mắt nhìn, tai nghe, tay viết Qua đó sẽ chủ động phân tích hìnhdáng, kích thước, cấu tạo của chữ mẫu, tìm sự giống nhau và khác nhau giữa chữ cáiđang học với chữ cái đã học Vì vậy đồ dùng dạy học đưa ra phải đảm bảo tính khoa học,đúng lúc, đúng chỗ, nhịp nhàng và phù hợp với nội dung bài dạy Tránh lạm dụng đồdùng dạy học gây sự nhàm trán cho học sinh

Trang 18

Đồ dùng dạy - học trong môn dạy Tập viết lớp 1 là: Bảng con, phấn trắng, giẻ lau,

vở Tập viết, vở thực hành luyện viết của học sinh và bảng phụ có kẻ ô li viết sẵn chữ mẫucủa giáo viên, chữ mẫu trong khung chữ của bộ chữ dạy Tập viết của giáo viên, hoặc chữmẫu trong các bài giảng điện tử mà giáo viên đã cài đặt Việc sử dụng tốt các đồ dùngdạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng dễ hiểu, giáo viên khôngphải nói nhiều gây căng thẳng, nhàm trán trong giờ học

Để giúp học sinh có kĩ năng, kĩ sảo sử dụng đồ dùng học tập đúng cách và thànhthạo đạt hiệu quả cao trong giờ Tập viết tôi thường hướng dẫn học sinh thực hiện theoyêu cầu của giáo viên

a/ Cách sử dụng đồ dùng dạy - học khi viết bảng con:

-Bảng con phải luôn luôn được lau sạch sẽ bằng khăn lau sạch

- Học sinh viết bảng con: Yêu cầu ngồi viết đúng tư thế, cầm và điều khiển phấnđúng cách, giơ bảng và xoá bảng theo các lệnh của giáo viên:

Lệnh 1: Giáo viên gõ một tiếng thước yêu cầu học sinh viết chữ ghi âm, vần hoặc

chữ ghi tiếng, chữ ghi từ vào bảng con

Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh giơ bảng ngay

ngắn

Lệnh 3: Giáo viên gõ tiếng thước thứ ba học sinh bỏ bảng xuống.

Lệnh4: Giáo viên gõ tiếng thước thứ tư học sinh đọc và xoá bảng.

b/ Cách sử dụng đồ dùng dạy - học khi viết vở Tập viết hay Luyện viết:

-Vở Tập viết, Luyện viết lớp 1 cần bọc bìa, dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, không

để quăn mép, hoặc giây bẩn Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt

Trang 19

Nếu tập viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùngvới mép bàn tạo thành một góc khoảng 15

- Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp 1 cần được gót cho cẩn thận đầu chì không quánhọn hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ

- Bút mực cần sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nét thanh, nét đậm ra đều mực

Để tránh bẩn tay tôi thường hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách lấy mực, đậy nắp và lau sạchmực ở phần ngoài của bút bằng giấy lau thấm

Khi viết vở tôi hướng dẫn học sinh thưc hiện theo các lệnh sau:

Lệnh 1: Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất và yêu cầu học sinh đặt bút vào điểm

có dấu chấm trong vở viết một dòng chữ ghi âm hoặc chữ ghi tiếng

Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh đặt bút vào điểm có

dấu chấm viết một dòng chữ ghi tiếng hoặc từ

Lệnh 3, lệnh 4, tương tự như vậy cho đến hết bài.

3.3-BIỆN PHÁP THỨ BA: Học sinh cần thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế

ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết:

a/ Một số quy định về nề nếp học tập:

Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và ghi

kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như sau:

- Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong hình:

- Kí hiệu lấy bảng khi giáo viên chỉ vào trong hình, cất bảng khi giáo viên chỉ rangoài hình:

Trang 20

- Kí hiệu V: vở ( mở vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu )

- Kí hiệu ngồi giãn khoảng cách khi giáo viên chỉ vào hình:

- Kí hiệu ngồi thẳng lưng khi giáo viên chỉ vào hình:

Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm

bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt độnghọc tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồdùng học tập

b/Tư thế ngồi viết:

Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh

cong vẹo cột sống, bệnh cận thị… thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư

thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái Muốn vậy, người giáo viên phải có tư thế ngồi thậtđúng để học sinh bắt trước Ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã làm mẫu kết hợp giảithích, hướng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi học để các em hiểu và làm theonhư sau:

- Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn.

- Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm

-Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ

- Hai vai ngang bằng

- Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái

Học sinh mới vào lớp 1 chưa có khái niệm về đơn vị đo độ dài nên chưa thể tựước lượng được khoảng cách từ 25cm - 30cm nên tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trênmặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với

Trang 21

vở và luôn giữ ở vị trí cố định như vậy khi viết, em nào quên có thể tự ước lượng lạiđược

c/Cách cầm bút:

- Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.

- Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán

bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷ tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái

- Không nên cầm bút tay trái.

Tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phíatrên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1 đốt ngón tay Cầm bút xuôitheo chiều ngồi, bút đặt nghiêng so với giấy khoảng Tuyệt đối không cầm bút dựngđứng Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưasang ngang phải nhẹ tay

d/Cách để vở, xê dịch vở khi viết:

Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt Nếu tập viết chữnghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạothành một góc khoảng Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạothành một góc vuông như vậy dù viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng, nét chữluôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở) Khi viết xuống những dòngdưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết

Trang 22

- Trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi học, cách cầm bút để

vở để học sinh thực hiện theo đúng quy định Trong quá trình học sinh viết rất hay quên,thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em Lặp đi lặplại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng

- Mặt khác tôi phô tô gửi mỗi phụ huynh một bản hướng dẫn về tư thế ngồi học,cách cầm bút, để vở Khuyên phụ huynh mua bảng chữ mẫu viết thường của Bộ Giáo dục

và Đào tạo để hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà

3.4- BIỆN PHÁP THỨ TƯ: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ

quy định để dạy học sinh.

Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vàviệc viết tốt mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối vớingười giáo viên Tiểu học Đây chính là một tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thựchiện Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn được từ đómới hướng được dẫn học sinh viết đúng và đẹp Chữ mẫu của giáo viên được coi như

“khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như

thế Đặc biệt là học sinh lớp 1 Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng làtrang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập Do vậy tôi thường xuyên phải tự luyệnchữ sao cho đúng và đẹp Mỗi năm học tôi đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa đểluyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh tập viết Tôi cònsưu tầm những bài viết, vở viết sạch đẹp của học sinh những năm học trước để giới thiệucho học sinh học tập

Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinhnắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái Do vậy khi viết mẫu cho học sinh tôi viết

Trang 23

chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải,phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nétviết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Tôi phân tích cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để họcsinh dễ dàng nhận biết được cách viết Tôi hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi

tiếng (bằng một con chữ o ) để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá Đồng thời

tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khiviết và theo dõi được cả quy trình viết chữ Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp lời nóicủa giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu, tránh dùng các khái niệmkhó hiểu hoặc cách nói mơ hồ không rõ ràng, nên dùng đúng các thuật ngữ cách gọi khidạy viết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm, chữ ghi vần, chữ ghi tiếng, chữ ghi từ Hướngdẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ, nét nối chính xác theo đúng quy định cho học sinh.Không nên nói nôm, nói ngọng, nói lộn xộn hoặc nói quá nhiều gây căng thẳng khó hiểucho học sinh Sau đây là mẫu chữ cái viết thường trong trường Tiểu học mà tôi đã tìmhiểu và nghiên cứu:

+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa:

-Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.

- Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.

- Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.

- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.

- Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e,

ê, n, m.

+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:

- Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê,

Trang 24

n, m.

- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.

- Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.

- Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.

- Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.

- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.

+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa:

- Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8

đơn vị là: Y, G

+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:

- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao

4 đơn vị là: Y, G

+ Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.

3.5- BIỆN PHÁP THỨ NĂM: Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp:

a/ Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:

Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng kẻ:“Dòng kẻ

ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5 Ô li 1, ô li 2…ô li 5 Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2, … dòng kẻ dọc 5”trong vở

ô li, Vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh nắmchắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản

bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét

móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong

Trang 25

hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt Việc nắm chắc cách

viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái

giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn Sau đó tôi dạy học sinh cách xác

định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn.Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cáihay một chữ Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn

vị chiều cao của thân chữ Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm

đặt bút trùng với điểm dừng bút

Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các emviết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật

b/ Dạy cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo

đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên ( Từ rê được

hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu

bút và mặt giấy không có khoảng cách)

c/ Dạy cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút

khác, không chạm vào mặt giấy Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm

khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy

Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối

chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác

+ Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:

- Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 ( ĐK 2) và đường kẻ 3 ( ĐK 3), viết nét móc xuôi

trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1

Trang 26

- Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ

mẫu chữ trong trường Tiểu học cỡ vừa như sau:

-Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p.

Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay

bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng

Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới

viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng.Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học sinh ghép các nét thành chữ Khighép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữviết cân đối, đẹp

-Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.

Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết

còn cong vẹo

Trang 27

Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách

ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh, sau đó tôi dạy họcsinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li Để giúp học sinh viếtđúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏvào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút

từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộngbằng 1 li Tương tự như vậy tôi dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độrộng 1 ô li

- Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của

nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 lidừng bút ở ĐK ngang 2 Tương tự như vậy với các chữ còn lại

- Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.

Các lỗi học sinh hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp,

nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo Hầu hết các em viết chữ o

xấu.

Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải

viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp Sau đó tôi hướng dẫn

học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ

- Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ

rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới đượcnhấc bút Ở phần đầu học chữ ghi âm, học sinh đã được hướng dẫn rất kĩ về độ cao, độ

Trang 28

rộng của từng nét chữ, con chữ Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quytrình viết từng chữ song tôi vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái,những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, nét nối giữa các chữ cái trong một chữ ghi tiếng,

khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ( bằng một con chữ o)

Khi hướng dẫn học sinh viết chữ nét thanh, nét đậm, tôi vừa viết mẫu vừa nói rõquy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để học sinh dễ làm theo:Chú ý viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theochiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút Đối với bút mực học sinh cần viết

úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc Với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ yêucầu các em viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch Đối với học sinhkhá giỏi, tôi yêu cầu ở mức độ cao hơn các em viết được chữ nét thanh, nét đậm Nét chữ

có độ mịn, mượt, không sần sùi Chữ viết thẳng đứng, các nét chữ song song với nhau,đều nét, liền mạch, ngay ngắn và sạch đẹp

Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các emnhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ cái

3.6- BIỆN PHÁP THỨ SÁU: Khắc sâu những lỗi học sinh thường gặp

khó khăn.

- Giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần Cái khó vớihọc sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2 đến 3 chữ cáitrở lên Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần tôi

đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc,

huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu

Trang 29

mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không đượcchạm vào chữ cái hay dấu phụ.

-Trong quá trình chấm chữa bài tôi chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất,hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa Cho cảlớp xem bài viết đẹp Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ

- Khi chấm bài tôi không chỉ chú ý đến việc chữa lỗi cho học sinh mà còn kết hợpnhận xét, chỉ bảo, khích lệ, động viên để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận

ra những lỗi sai cần khắc phục

- Những nét chữ sai tôi nhận xét thật rõ và sau đó tôi viêt mẫu cho các em sửa lạinhững chữ các em đã viết sai để về nhà các em tập viết theo mẫu đó cho đúng và đẹp

3.7- BIỆN PHÁP THỨ BẢY: Dạy phân môn Tập viết phải được kết hợp song

song và đồng bộ với các môn học khác.

Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ việc dạy - họcphân môn Tập viết với các môn học khác Học sinh không chỉ viết đúng và đẹp ở vở Tậpviết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở Muốn viết đẹp và thành thạo thì cần phảinắm được kĩ thuật viết Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng,đọc hiểu Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo

mà còn phải đọc thông Để làm được điều này khi dạy các giờ Tập viết, Học vần, Tậpđọc, Chính tả tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọngcho những học sinh đọc còn ngọng Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địaphương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như : l/n, x/s, tr/ch,r/d

Tôi chú trọng hướng dẫn cách phát âm l/n như sau:

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w