1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LUẬT HIẾN PHÁP

20 10,6K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 67,62 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN LUẬT HIẾN PHÁP

Trang 1

KHOA: MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN LUẬT HIẾN PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Lớp:02_ĐHMT_1 Tên nhóm:1_LUẬT HIẾN PHÁP

TP HỒ CHÍ MINH – 2013

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

KHOA: MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN LUẬT HIẾN PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Lớp:02_ĐHMT_1

TP HỒ CHÍ MINH - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP 4

1.Nguồn gốc của Luật Hiến pháp 4

2.Khái niệm Luật Hiến pháp 5

3.Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp 6

4.Nguồn và những đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp 7

5.Vị trí và xu hướng phát triển của Luật Hiến pháp 8

II.CÁC VĂN BẢN HIẾN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 9

1.Các văn bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam 9

2.Sự khác nhau giữa các bản Hiến pháp 10

3.Tóm tắt Hiến pháp 1992 14

4.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ qua các thời kì Hiến pháp 15

Trang 4

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP

1.Nguồn gốc của Luật Hiến pháp

-Nếu xét về mặt thuật ngữ “Hiến Pháp” đã tồn tại rất lâu với ý nghĩa là xác định,quy

định.Các Hoàng đế La Mã cổ đại sử dụng từ “Constitutio” để gọi các văn bản quy định của Nhà nước.Từ “Hiến” được sử dụng trong Kinh Thy với ý nghĩa khuôn phép cho vua, chúa.Luật Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của Hiến pháp Luật Hiến pháp

ra đời muộn so với các luật khác nhưng từ khi xuất hiệnnó bắt tất cả các văn bản khác phải suy tôn nó Hiến pháp đầu tiên trên thế giới ra đời là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1787) Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong

số Hiến pháp hoàn thiện nhất trên thế giới với các bộ phận là Hiến pháp (1787) và các

Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ gồm hai nội dung chính đó là: Sự phân chia quyền lực Nhà nước thông qua tổ chức hoạt động bộ máy Nhà Nước và các quyền tự nhiên của con người Mục đích của việc quy định hai nội dung trên là để giới hạn quyền lực Nhà Nước và bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, tránh sự lạm quyền từ phía các cơ quan Nhà Nước

- Các giai đoạn phát triển của Luật Hiến pháp:

+Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn này được tính từ năm 1787 đến năm 1917.

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của Luật Hiến pháp với hai đặc điểm chủ yếu là: phạm vi các nước có Hiến pháp rất hẹp, chủ yếu là các nước có chính thể dân chủ hoặc quân chủ lập hiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Hiến pháp trong giai đoạn này cũng chỉ quy định hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy Nhà nước

và một số quyền cơ bản của công dân (các quyền tự do, dân chủ), việc nghiên cứu, học tập về Luật Hiến pháp cũng chỉ nằm ở một phạm vi nhất định

+Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn này được tính từ năm 1917 đến năm 1945 Sự

phát triển của Luật Hiến pháp trong giai đoạn này có 2 đặc điểm là: Bên cạnh Luật Hiến pháp các nước theo hệ tư tưởng tư sản còn xuất hiện thêm Luật Hiến pháp của các nước theo chính thể Xã hội chủ nghĩa (do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự hình thành nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) Luật Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có 3 đặc trưng cơ bản là: Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa có khuynh hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, Giáo dục; không thừa nhận sự phân chia quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập" của học giả người PhápMontesquieu (tên thật là Charles-Louis de Secondat) mà áp dụng nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa; không thừa nhận khái niệm "Quyền tự nhiên" của con người

mà thay vào đó là các "Quyền công dân"

Trang 5

+Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn này được tính từ năm 1946 đến năm 1989 Đây

là giai đoạn mà Luật Hiến pháp bước đầu được toàn cầu hóa Thời kỳ đánh dấu sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Phi kéo theo một loạt nhà nước dân chủ ra đời nên việc ban hành hiến pháp mang tính toàn cầu vì vậy Luật Hiến pháp cũng phát triển rộng rãi, việc nghiên cứu, học tập về Luật hiến pháp ngày càng được quan tâm

+Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn này được tính từ năm 1990 đến nay Giai đoạn

này được đặc trưng bởi sự đa dạng trong đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Sau khi Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ các nước theo chính thể Xã hội chủ nghĩa ở châu Á và Mĩ La-tinh như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu Ba, Lào,…) vẫn nỗ lực theo đuổi con đường Xã hội chủ nghĩa thông qua hàng loạt cuộc cải cách, đổi mới và đã có những sự điều chỉnh Hiến pháp của mình cho phù hợp với tình hình mới Nội dung của Hiến pháp ngày càng đa dạng hơn

2.Khái niệm Luật Hiến pháp

-Dưới góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ Luật Hiến pháp được hiểu dưới ba góc độ khác nhau:

+Luật Hiến pháp là một ngành luật Khi chúng ta tiếp cận dưới góc độ là một hệ thống pháp luật để xem xét về vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của một bộ phận hợp thành thì Luật Hiến pháp được hiểu là một ngành luật độc lập Theo cách tiếp cận như vậy, Luật Hiến pháp được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật của mỗi nước điều chỉnh những vấn đề cơ bản của chế độ xã hội, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương và địa vị pháp lý cơ bản của con người và của công dân

+Luật Hiến pháp là một bộ môn khoa học luật.Khi đặt trong mối quan hệ với hệ thống các khoa học pháp lý để xác định vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của một lĩnh vực khoa học

+Luật Hiến pháp là một môn học về luật Khi chúng ta xem xét từ góc độ nội dung, tính chất và mục đích tác động tới một đối tượng cụ thể nhằm trang bị những tri thức cơ bản nhất về Luật Hiến pháp Luật Hiến pháp là một môn học trong chương trình đào tạo luật theo các cấp độ khác nhau

-Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu ở góc độ thứ nhất:

Trang 6

Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập, cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong

hệ thống pháp luật bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất và chi phối đến toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội của mọi quốc gia.

- Luật Hiến pháp hay còn gọi là Luật Nhà nước là một ngành luật gồm tổng thể các

quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của Hiến pháp

3.Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

* Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp:

-Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp: là những quan hệ xã hội (những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người) quan trọng gắn liền với việc thực hiện quyền lực Nhà nước

-Phạm vi đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hộicơ bản và quan trọng nhất gắn

liền với việc xác định: chế độ chính trị,chế độ kinh tế, chính sách văn hoá giáo dục, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

+Lĩnh vực chính trị: luật Hiến pháp điều chỉnh: Nhà nước với nhân dân, Nhà nước với tổ chức chính trị, Nhà nước với nước ngoài

+Lĩnh vực kinh tế: những quy định chính sách phát triển kinh tế quốc dân; Nhà nước quy định chế độ sở hữu; Nhà nước quy định những thành phần kinh tế; Nhà nước quy định nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân

+Lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ: mục đích và chính sách của Nhà nước để phát triển nền văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ

+Lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước: những quan hệ phát sinh trong bầu cử; trật tự hình thành tổ chức của các cơ quan Nhà nước từ Trung ươngđến địa phương

Trang 7

 Luật Hiến pháp có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều

lĩnh vực của cuộc sống xã hội và Nhà nước Quan hệ mà Luật Hiến pháp điều chỉnh

là quan trọng và làm cơ sở cho các ngành luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa.

*Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp:

-Xác định nguyên tắc chung cho các chủ thể của Luật Hiến pháp (VD: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo của mọi chủ thể XH )

-Quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể Luật Hiến pháp (VD: Các cơ quan Nhà nước có quyền hạn và nghĩa vụ gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì?)

-Có 3 phương pháp: Phương pháp cho phép, phương pháp bắt buộc và phương pháp cấm

+Phương pháp cho phép: (VD đoạn 1 Điều 98 Hiến pháp 1992: “Đại biểu Quốc hội có

quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”).

+Phương pháp bắt buộc:(VD Điều 80 Hiến pháp 1992: “Công dân có nghĩa vụ đóng

thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.”).

+Phương pháp cấm: (VD đoạn 3 Điều 70 Hiến pháp: “Không ai được xâm phạm tự do

tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.).

-Ngoài những phương pháp chung như các ngành luật khác, Luật Hiến pháp còn có

những phương pháp điều chỉnh đặc thù, đó là phương pháp áp đặt và phương pháp

định nghĩa.

4.Nguồn và những đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp

*Nguồn của Luật Hiến pháp:

Nguồn cơ bản của Luật Hiến pháp là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp Luật Hiến pháp gồm Hiến pháp, đây là nguồn quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất; các văn bản do cơ quan lập pháp, hành pháp, giám sát ban hành; các văn bản pháp luật do cơ quan địa phương ban hành Ngoài ra, ở một số nước như các nước theo Hệ thống pháp luật Anglo-Saxon như Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ,…, nguồn của Luật Hiến pháp còn bao gồm cả án lệ (tiền lệ pháp) Một số nước khác còn bao gồm cả những tập quán pháp, ví dụ ở Vương quốc Anh có tồn tại tập quán sau: "Nhà Vua phải đồng ý

Trang 8

với những sửa đổi do Nghị Viện Anh thông qua" hoặc "Thượng Nghị viện không có quyền trình dự án về tài chính" Ở Iran, bộ kinh thánh Coran là nguồn của Luật Hiến pháp Ngày nay, các điều ước quốc tế cũng đã trở thành nguồn của Luật Hiến pháp của

đa số các nước trên thế giới

*Đặc điểm cơ bản của Luật Hiến pháp:

-Những đặc điểm chung của Luật Hiến pháp với các luật khác:

+Đều là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước và là điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định

+Đều mang tính cưỡng chế bắt buộc

+Thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật

-Những đặc điểm riêng của Luật Hiến pháp:

 Về đối tượng điều chỉnh, Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất

 Phạm vi điều chỉnh bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội

Đây là hai đặc điểm đặc thù để phân biệt Luật Hiến pháp với các luật chuyên ngành khác, chính vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của nó mà người ta còn gọi Luật Hiến pháp là đạo luật gốc mà các qui phạm pháp luật chuyên ngành khác khi ban hành phải dựa trên luật Hiến pháp, tức là không được trái với những qui định của Luật Hiến pháp

5.Vị trí và xu hướng phát triển của Luật Hiến pháp

*Vị trí của luật Hiến pháp trong pháp luật:

- Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có

đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành luật khác Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước,

đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế

Trang 9

+Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Với nội dung như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác

- Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp sẽ bao trùm và

thống nhất tất cả các ngành luật Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông qua, sửa đổi quy phạm của các ngành luật khác

*Xu hướng phát triển của luật Hiến pháp:

Kể từ khi bản Hiến pháp đầu tiên của nhân loại ra đời cho đến nay (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787), lịch sử lập hiến của toàn thế giới đã có những bước phát triển vươt bậc gắn với sự phát triển của đời sống kinh tế chính trị của từng xã hội

cụ thể Theo Giáo sư B.A Xtraun, nhà Hiến pháp học người Nga thì có ba xu thế phát triển cơ bản là:

+Xu thế xã hội hóa Hiến pháp nói riêng và Luật Hiến pháp nói chung, theo đó, các nước đều đưa những quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội cơ bản cùng với những quan hệ chính trị truyền thống vào phạm vi đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp

+Xu thế dân chủ hóa Luật Hiến pháp, biểu hiện thông qua sự thay thế chế độ bầu cử hạn chế bằng chế độ bầu cử phổ thông, sự mở rộng các quyền tự do, dân chủ cá nhân, hình thức trưng cầu dân ý và các chế định dân chủ mới như tư pháp hành chính, giám sát Hiến pháp

+Xu thế quốc tế hóa (hay toàn cầu hóa) Luật Hiến pháp biểu hiện bằng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Luật Hiến pháp của các nước và luật pháp quốc tế

II CÁC VĂN BẢN HIẾN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

1.Các văn bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam

Tóm lược về lịch sử các bản Hiến pháp của Việt Nam

Trang 10

Hiến pháp Ngày ban hành Tổng số điều Tuổi thọ (năm) Năm 1946 9/11/1946 70 13

Năm 1959 31/12/1959 112 21

Năm 1980 18/12/1980 147 12

Năm 1992 15/4/1992 147

Tổng số điều khoản là

147 nhưng bị sửa đổi,

bổ sung một số điều theo Nghị

quyết 51 ngày 25/12/2001

1992 – nay Tuy nhiên đã bị Nghị quyết 51 sửa đổi, bổ sung vào ngày 25/12/2001

Nên thời gian

“nguyên chỉnh” 11 năm

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập là 1946, đây được xem là bản Hiến pháp hay và tiến bộ Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử “súng đạn nổ lên thì pháp luật bị lãng quên” nên Hiến pháp 1946 không có cơ hội đi vào cuộc sống

Sau khi đánh bại Thực dân Pháp, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được ký kết, Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 1959 và bản Hiến pháp này tồn tại 21 năm

Công cuộc thống nhất đất nước hoàn thành, đánh bại các thế lực thù địch và quân xâm lược một cách oanh liệt Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1980.Nhưng bản hiến Pháp này chỉ tồn tại trong vòng 12 năm

Thể chế chính trị vẫn được giữ vững, công cuộc đổi mới phát huy hiệu quả nên chúng

ta thoát khỏi thời kỳ bao cấp một cách thành công trong khi chứng kiến bè bạn xã hội chủ nghĩa bị tan rã, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1992 Tuy nhiên, bản Hiến pháp này cũng chỉ “nguyên chỉnh” trong thời gian 11 năm Vì đến năm 2001 Quốc hội lại sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992

2.Sự khác nhau giữa các bản Hiến pháp

Ngày đăng: 30/10/2015, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w