tiểu luận luật hành chính
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ
Huỳnh Trung Hiếu (0250020018)
Đào Minh Hiển (0250020016)
Lê Trung Hiếu (0250020019)
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM THỰC HIỆN 2013
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1
1.1 Luật Hành chính là gì? 1
1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính 1
1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính 1
PHẦN 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 2
2.1 Cơ quan hành chính là những cơ quan nào? 2
2.2 Vi phạm nào là vi phạm hành chính? 4
2.3 Xử lý vi phạm hành chính 6
2.4 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 12
Trang 51.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là đối tượng mà Luật hành
chính tác động tới) là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước, bao gồm các nhóm quan hệ sau đây:
Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chínhnhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân ) thực hiện hoạt động chấp hành
và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan quyền lựcNhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), Tòa án, Viện Kiểm sát xây dựng và củng
cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan
Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nướckhác, các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định
1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
- Phương pháp điều chỉnh của Luật là cách thức tác động của Luật lên các mốiquan hệ xã hội
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn
phương Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành
chính nhà nước) được nhân danh quyền lực nhà nước ra các mệnh lệnh mà khôngcần sự thoả thuận của bên kia, thể hiện qua các quyết định quản lý nhà nước và bênkia tức là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân) phải phục tùng, thực hiệnquyết định đó Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền
Trang 6của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở phápluật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi
hành bằng sự cưỡng chế nhà nước Đây còn được gọi là mối quan hệ quyền lực
-phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
- Cần chú ý là cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước cóquyền đơn phương ra quyết định (không cần phải thỏa thuận với đối tượng bị quảnlý) nhưng quyết định này phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền luật định,
vì lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội Quyết định đơn phương của cơ quanquản lý hành chính Nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượngquản lý có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước
PHẦN 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
2.1 Cơ quan hành chính là những cơ quan nào?
2.1.1 Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước doNhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Cũng nhưcác cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nướccũng có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
2.1.2 Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất
từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ
2.1.2.1 Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhànước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Chính phủ là cơ quannhà nước có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản lý hành chính đối với
Trang 7mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, giúp việc Thủ tướng là các Phó Thủtướng, trong Chính phủ có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thànhviên Chính phủ Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thểlãnh đạo và chế độ Thủ trưởng Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chínhphủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ, cónhững vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ Chính phủ vàcác thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chịu sự giám sát củaQuốc hội trong hoạt động của mình
- Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là cơ quan có thẩm quyền quản lýngành (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ) hoặc lĩnh vực (tài chính,lao động, kế hoạch ) trên phạm vi cả nước Bộ là cơ quan quản lý hành chính cóthẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên ngành) tức là quản lý đối với một ngànhhoặc một lĩnh vực nhất định Đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ là Bộ trưởng hoặcThủ trưởng cơ quan ngang Bộ mang hàm Bộ trưởng Các Bộ hoạt động theo nguyêntắc “thủ trưởng chế”, tức là Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động chungcủa Bộ Giúp Bộ trưởng có các Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo
đề nghị của Bộ trưởng
- Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
Là các cơ quan do Chính phủ thành lập Các cơ quan này được giao thực hiệnquản lý đối với một ngành, lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước, có chức nănggần như Bộ Những cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện quản lý nhà nướcđối với một ngành, lĩnh vực là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên,thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không phải là thành viên Chính phủ, có quyền tham
dự các phiên họp Chính phủ nhưng không có quyền biểu quyết Thủ trưởng cơ quanngang Bộ cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2.1.2.2 Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương
Trang 8- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Uỷ ban nhân dâncác cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
- Ủy ban nhân dân:
- Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địaphương Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.Theo quy định của pháp luật thì Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cấp tỉnh,cấp huyện và cấp xã Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳtheo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế
độ tập thể, các vấn đề quan trọng của địa phương phải được quyết định bởi tập thể
Uỷ ban nhân dân, trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷban nhân dân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của
Uỷ ban nhân dân
- Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung
ở cấp trên, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan quản lý chuyênngành cấp trên
- Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân (Sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân):
- Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là các Sở, phòng, ban được tổchức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều (vừa chịutrách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân, vừa chịu sựchỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên Vídụ: Sở Tư pháp vừa chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, vừa chịu sựchỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp)
2.2 Vi phạm nào là vi phạm hành chính?
-Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung làcác hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chếtài hành chính
Trang 9Vd: Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa định nghĩa
vi phạm hành chính là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và phápnhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quyđịnh bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này đượcgiao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định” Trongkhi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liênbang Nga thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hànhđộng) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc cácluật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”
- Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiênđược định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính,Pháp lệnh này quy định“vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải
là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
- Sau đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm viphạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa vào trong kháiniệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạmhành chính” thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cánhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà khôngphải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hànhchính”
- Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trongcác văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau Định nghĩa “vi phạmhành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quyđịnh của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra
ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó đượcquy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Đây chính làdấu hiệu “pháp định” của vi phạm
Trang 10 Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồntại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của viphạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện,đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thứcđược vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thứcđược tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của viphạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc chohậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trướcđược hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn đượchậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấytrước được hậu quả của vi phạm Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của viphạm
2.3 Xử lý vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường,
áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồmhình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung(tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính, trục xuất là hình phạt chính và các biện pháp khắc phục hậuquả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại
- Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tínhđặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường,chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình viphạm pháp luật của đối tượng Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáodục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục,đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần
Trang 11- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi vượtđèn đỏ (hành vi vi phạm mới), chứ không phải là xử phạt hai lần đối với một hành
vi vi phạm
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyếtđịnh xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối vớingười thực hiện hành vi này Thí dụ: một người có hành vi bán số đề bị xử phạthành chính về đánh bạc thì không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sởgiáo dục (biện pháp xử lý hành chính khác)
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyếtđịnh xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truycứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trị trước đâyrồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền
để truy cứu trách nhiệm hình sự
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗingười vi phạm đều bị xử phạt Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức
độ vi phạm, nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người
vi phạm Thí dụ: năm người cùng thực hiện hành vi đua xe trái phép Khi quyết
Trang 12định xử phạt đối với trường hợp này, trước hết phải xác định mức phạt đối với hành
vi này (giả sử là 3.000.000 đồng) và quyết định đối với từng người vi phạm Trong
số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ (chẳng hạn như đã tựnguyện khai báo, thành thật hối lỗi) thì được xem xét hạ bớt mức phạt tiền (có thểphạt 2.000.000.đồng), hoặc có người có tình tiết tăng nặng (chẳng hạn như vi phạmnhiều lần - trước đây đã tham gia một số cuộc đua xe trái phép) thì mức tiền phạtđược tăng lên (có thể là 5.000.000 đồng) Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung vàbiện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người viphạm
Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từnghành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung Hình thức phạt cảnh cáo được thuhút vào hình thức phạt tiền Ví dụ, một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xevừa nghe điện thoại di động, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phảiđội mũ bảo hiểm và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên Người nàycùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm Giả sử đối với hành vi thứ nhất bị phạtcảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hìnhthức, biện pháp xử lý thích hợp
- Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét,quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người
có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm
- Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi viphạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lýnhà nước Ví dụ, cùng là hành vi vi phạm hành chính “phá rừng trái phép” nhưnghành vi phá rừng phòng hộ có tính chất, mức độ xâm hại lớn hơn là phá rừng sản