1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dinh dưỡng trong TDTT

25 383 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 209,92 KB

Nội dung

Hậu quả của việc sử dụng doping đã làm cho nhiều vận động viên bị mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, sức khoẻ thể chất và tinh thần đều sa sút, đã có những vận động viên chết vì sử dụng dopi

Trang 1

Dinh dưỡng trong thể thao

Biên soạn : Nguyễn Hải

Việc gia tăng lạm dụng doping trong thể thao bắt đầu vào năm 1960, tại Đại hội Olympic Mùa Hè

ở Roma Sau đó, đến Ðại hội Olympic Seoul 1988 vấn đề doping nổi lên nghiêm trọng và cấp bách trong hoạt động thể thao, mà điển hình là việc thủ tiêu tư cách của Ben Johnson - người đoạt huy chương vàng chạy 100m nam, vì đã sử dụng các steroid sinh dục nam tăng đồng hoá (anabolic androgenic steroid)

Vận động viên các môn thể thao hay sử dụng doping là điền kinh, xe đạp, bóng đá, bóng chày, hôc-cây trên băng, quyền Anh, quần vợt, cử tạ,

Nghiên cứu về xã hội học các trường hợp sử dụng doping người ta thấy có bốn loại động cơ sau đây:

Vì danh hiệu của địa phương, của quốc gia

Vì sự trông đợi của quần chúng hâm mộ thể thao

Với triết lý giành thắng lợi bằng bất cứ giá nào

Vì những món tiền thưởng lớn

Hậu quả của việc sử dụng doping đã làm cho nhiều vận động viên bị mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, sức khoẻ thể chất và tinh thần đều sa sút, đã có những vận động viên chết vì sử dụng doping Trong thể thao xuất hiện thành ngữ gọi những vận động viên sử dụng doping là những

"con bù nhìn đê mê" trong thi đấu

Nhiều cuộc họp của lãnh đạo Uỷ ban Olympic các quốc gia, của lãnh đạo các Liên đoàn Thể dục thể thao quốc tế đã bàn và đề ra những biện pháp cấp bách, cụ thể để kiểm tra và có hình thức

xử phạt nghiêm khắc đối với các vận động viên sử dụng chất kích thích, nhằm bảo vệ sự trong sáng của Hiến chương Olympic, bảo vệ những mục đích cao cả của thể dục thể thao

Lạrn dụng doping không chỉ gây nên sự không công bằng trong thành tích thể thao, sự lừa dối

và bẩn thỉu ở những tấm huy chương, mà nghiêm trọng hơn là nó huỷ hoại nhân cách vận động viên, huỷ hoại tâm hồn và cơ thể vận động viên

Một thực tế nữa mà ngời ta cũng thừa nhận rằng, không phải thầy thuốc nào và huấn luyện viên nào cũng coi việc chăm sóc vận động viên mà họ phụ trách là công việc hàng đầu, thậm chí họ còn thúc bách vận động viên phải thắng bằng mọi giá Nếu các cuộc thi đấu thể thao để cho suy thoái thành những cuộc đua tranh giữa các nhà dược lý học, các thầy thuốc, các huấn luyện viên với các đấu thủ được dùng như vật thí nghiệm thì những cuộc thi đấu đó chắc chắn là trái với đạo lý tốt đẹp của thể dục thể thao

Hội đồng Y học Thể thao của Uỷ ban Olympic Quốc tế đã nhiều lần cố gắng đưa ra một bản danh sách những chất kích thích cấm sử dụng Song nhiều người đã lợi dụng việc điều trị bệnh

để đưa các chất kích thích có trong thuốc vào cơ thể nhằm mục đích doping, hoặc họ sử dụng các hợp chất cùng họ với các chất có trong danh mục thuốc cấm dùng để doping Ðể chống tình

Trang 2

B LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

Từ thời xa xưa người ta đã biết rằng nhiều dược liệu - phần lớn là từ nguồn gốc thực vật - có tác dụng kích thích khả năng hoạt động thể chất và tinh thần của cơ thể người và động vật

Khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, nhiều tài liệu cho biết người Hy Lạp đã ăn một số loại nấm

để tăng cường sức khỏe khi phải dùng sức tối đa (Burks, 1981) Những người dân Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam Phi từ lâu cũng đã biết sử dụng các loại quả cây (dừa, cô ca ) để làm giảm cảm giác đói và mệt mỏi trong những cuộc đi dài ngày, những cuộc săn bắt muông thú, khi leo núi hoặc chiến đấu Dân du mục thời xưa còn cho ngựa dùng các chất kích thích trước các trận đánh nhau

Ở Ireland có phong tục chúc rượu mật ong cho các đôi vợ chồng mới cưới và cũng từ đó xuất hiện từ

"honeymoon" - "tuần trăng mật"

Ở Netherland người ta kể lại rằng, năm 1865 khi bắt đầu xây dựng kênh đào, những người lao động ở đây đã uống nước có chất kích thích để tăng hiệu suất lao động

Vào năm 1788, trong cuộc chiến tranh giữa Thụy Ðiển và Na Uy người ta đã cho binh sĩ Thụy Ðiển ăn một loại nấm có chứa chất halucinatio có tác dụng kích thích tinh thần chiến đấu

Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, quân đội Pháp đã dùng một loại rượu hỗn hợp ête làm chất kích thích Còn trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai quân đội Anh và Mỹ đã sử dụng hàng triệu viên thuốc tăng lực - energy tablets - trong đó có một trong những nhóm chất kích thích hay được sử dụng là nhóm amin dể tăng cường sức lực, giảm mệt mỏi trong chiến đấu Một viên phi công Mỹ sall này đã hồi tưởng lại: "Trong một thời gian dài sử dụng những viên energy tablets tôi đã sụt mất 8kg

và trở thành người rất hay cáu gắt Tôi luôn bị căng thẳng đầu óc đến mức chẳng biết sợ là gì nữa Tôi mất hết cảm giác về sự nguy hiểm."

Từ "doping" bắt nguồn từ thổ dân Banta ở châu Phi Họ hay dùng một loại thuốc nước của địa phương gọi là "dop" để làm chất kích thích (Puffer, 1986) Còn từ "chất kích thích" đã xuất hiện trong Từ điển Anh ngữ lần đầu tiên vào năm 1889 và được giải thích là một hợp chất giữa nha phiến và thuốc ngủ dùng trong các cuộc đua ngựa

Lịch sử dopillg trong thể thao cận đại của thế giới bắt đầu từ 50 năm sau của thế kỷ 19 Vào năm

1865 tại cuộc thi bơi ở sông đào Amsterdam, các vận động viên bơi đã dùng chất doping

Trong cuộc đua xe đạp 6 ngày tổ chức vào năm 1879, các vận động viên đã sử dụng cafein, đường ngâm trong ête, nước uống có pha rượu và nitroglyxerin Người ta nói rằng trong thời gian đó các huấn luyện viên còn cho vận động viên dùng các chất kích thích có heroin và cocain

Năm 1886, trong cuộc đua xe đạp đường trường 600km từ Bordeaux đến Paris, một vận động viên đã được huấn luyện viên cho uống trimetyl quá mức và đã chết

Năm 1908, oxygen đã được sử dụng trong các trận đấu bóng đá Strychnin và hỗn hợp của rượu mạnh với cocain đã được dùng trong các trận đấu quyền Anh

Năm 1910 có một trường hợp xấu, đó là việc đầu độc bằng thuốc ngủ và ma tuý cho đối phương để làm giảm thể lực của họ Ngày nay trường hợp này gọi là "paradoping" và thường dễ dàng bị bỏ qua khi kiểm tra doping

Vào khoảng năm 1950 các cuộc đấu tranh chống doping bắt đầu xuất hiện

Năm 1952 người ta đã tìm thấy nhiều ống thuốc và kim tiêm trong phòng thay quần áo của các vận động viên thi trượt băng tốc độ tại Ðại hội Olympic Mùa Đông ở Oslo

Trang 3

Phải đến Ðại hội Olympic Mùa Hè 1960 tại Roma ngeời ta mới thực sự chú ý đến vấn đề doping ở vận động viên Cái chết của vận động viên đua xe đạp Kurt Enemax Jensen, có liên quan tới việc dùng amphetamin, đã gây xôn xao trong Hội đồng quản trị Thể thao châu Âu Về mặt lịch sử mà nói thì môn thể thao xe đạp là vùng đất tốt của doping

Ðến Ðại hội Olympic ở Tokyo năm 1964, việc lạm dụng doping lại tăng lên rõ rệt Chính tại đây "định nghĩa về doping" đã được Hội nghị quốc tế về doping của Liên đoàn Y học thể thao Quốc tế (FIMS) cũng như của Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) chấp nhận (Puffer, 1986)

Tuy nhiên những năm sau đó nhiều vận đông viên xe đạp, bóng đá, quyền Anh đã bị chết vì sử dụng các chất doping nhóm amin hoặc vasodilators và do ngộ độc heroin

Trong Giải Vô địch cử tạ thế giới năm 1970, 9 trong số 12 vận động viên đoạt huy chương đã bị loại sau những cuộc kiểm tra nước tiểu Kết quả đã khẳng định rằng họ đã dùng amphetamin

Về môn quần vợt, qua nhiều giải Wimbledon người ta cũng đã phát hiện ra nhiều vận động viên quần vợt nhà nghề đã hít heroin giấu trong các băng cổ tay và một số đấu thủ khác có vết tích của việc chích cocain trên cánh tay

Ðối với nữ, cái chết của nữ vận động viên bơi lội nổi tiếng của Hàn Quốc Sin-Xo-En chính là do dùng liên tục các chất lợi tiểu (diuretics) gây nên sự mất cân bằng các chất điện giải trong máu, rối loạn hệ thống điều hoà thân nhiệt, dẫn tới kiệt sức, loạn nhịp tim rồi suy tim và chết

Sau khi thống nhất nước Ðức, đông đảo các nhà quan sát đều cho rằng, các vận động viên của nước Ðức mới sẽ có nhiều khả năng đứng thứ nhất ở Ðại hội Olympic Barcelona-92 Nhưng mới đây giới báo chí Ðức, đặc biệt là hai tờ "Stern" và "Speigel" đã phanh phui những tài liệu lưu trữ bí mật chứng minh 100% rằng, những chế phẩm bị cấm đã đóng vai trò quyết định trong các chiến thắng và kỷ lục của các vận động viên cả Ðông Ðức lẫn Tây Ðức Họ đã sử dụng doping cả trong luyện tập và thi đấu Các "Chương trình doping" này là do các huấn luyện viên và các bác sĩ y học thể thao vạch ra Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm steroid đồng hoá (anabolic steroids)

Tóm lại, lịch sử doping cũng dài như lịch sử thể dục thể thao và cho đến nay cũng khó thấy ở nơi nào trên thế giới và ở môn thể thao nào chưa bị nhiễm độc của doping

_

C CÁC NHÓM CHẤT VÀ BIỆN PHÁP DOPING TRONG THỂ THAO

I DOPING LÀ GÌ

Hội thảo châu Âu đầu tiên về doping (Uriage, 1963) đã đưa ra định nghĩa:

"Doping - đó là việc sử dụng những chất và những biện pháp nhằm tăng một cách nhân tạo thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính và đến sự lành mạnh về thể chất, tâm lý đạo đức của vận dộng viên."

Uỷ ban Olympic Mỹ (USOC) cũng đưa ra định nghĩa về doping: việc một vận động viên thi đấu uống, hoặc dùng bất cứ chất gì lạ đối với cơ thể, hoặc bất cứ chất sinh lý gì (physiological substance) với liều lượng không bình thường, hoặc dùng bằng con đường không bình thường để đưa vào cơ thể với ý định duy nhất là làm tăng một cách giả tạo và không ngay thẳng thành tích thi đấu của vận động viên." (MOA/USOC và NGB, 1985)

Ðịnh nghĩa này đã được IOC chấp nhận

II CÁC NHÓM CHẤT VÀ BIỆN PHÁP DOPING

Trang 4

Liên đoàn Y học thể thao Thế giới đã công bố danh sách các nhóm chất và các biện pháp doping dưới đây bị cấm sử dụng cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao (xem Phụ lục)

Các nhóm chất bị cấm sử dụng:

- Nhóm chất kích thích (stimulants);

- Nhóm chất dịu đau ma tuý (narcotics analgesics);

- Nhóm steroid đồng hoá (anabolic steroids);

- Nhóm chất phong bế bêta (beta-blockers);

- Nhóm chất lợi tiểu (diuretics);

- Các hocmon peptit và chất tương tự (peptide hormones and analogues)

Các biện pháp doping bị cấm:

- Doping máu (blood doping);

- Biến đổi nước tiểu về dược lý học (pharmacological), về hoá học (chemical), hoặc vật lý (physical)

Những dấu hiệu thực thể có thể quan sát thấy khi sử dụng chất kích thích là: giãn đồng tử, tăng đổ

mồ hôi, thái độ bồn chồn, lo lắng, có thể có hành vi của bệnh tâm thần dạng paranoa (paranoid behavior) biểu hiện bằng các triệu chứng như hoang tưởng, nhiều ảo giác phát triển dần đến sự nghèo trí tuệ, suy sụp tâm thần

Những tác dụng tâm lý phụ có thể xảy ra khi sử dụng chất kích thích là: tăng tần số tim và tăng huyết

áp, rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim, có nguy cơ chảy máu não (đột quỵ-stroke), mất nước và giảm sút tuần hoàn

Cần chú ý là các chất kích thích cũng có trong nhiều loại thuốc thường dùng Một nhóm các chất kích thích là các amin giống giao cảm (symp-thomimetics amines), bao gồm ephedrin và các dẫn xuất (pseudoephedrin, phenyl-propanolamin, norpseudoephedrin), thường gặp trong các thuốc chữa sốt hoặc cảm lạnh, dùng để làm thuốc giảm xung huyết Các thuốc này rất dễ kiếm và thông dụng, nên thầy thuốc và vận động viên cần hết sức cẩn thận để khỏi vô tình dùng phải chất cấm

Trong nhóm chất kích thích thì amphetamin và các dẫn xuất của nó là những chất được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến cafein và cocain

Trang 5

Trong thể thao, amphetamin tạo cho vận động viên cảm giác giảm mệt mỏi, tăng tính hưng phấn,

sự thù nghịch và do vậy tăng cả tính đua tranh Phối hợp các loại thuốc amphetamin với nhau sẽ sạo ra một cảm giác giả về tăng khả năng vận động và có thể làm mất óc phán đoán Điều đó dễ dẫn đến những tai nạn cho bản thân vận động viên và cho cả người khác (Puffer, 1986)

Amphetamin được các vận động viên dùng nhiều còn vì chúng được gán cho công dụng tạo ra sự chịu đựng bền bỉ và sự mau lẹ (Burks, 1981) Trong thời gian những năm 60 và 70, amphetamin xuất hiện như một bệnh dịch trong làng bóng đá, nhất là bóng đá nhà nghề (Bell và Doege, 1986)

Amphetamin che dấu sự đau đớn khi xảy ra chấn thương, do đó làm cho chấn thương càng thêm nghiêm trọng

Mệt mỏi là tín hiệu có tính chất bảo vệ, dùng amphetamin làm giảm bớt cảm giác mệt mỏi vì thế

nó đẩy các chức năng cơ thể vào trạng thái làm việc quá ngưỡng Hậu quả là, nhẹ nhất cũng gây nên các rối loạn chức năng và không ít trường hợp đã gây nên cái chết đột tử do truỵ tim mạch Amphetamin còn có thể gây ra chứng rối loạn tâm thần thể hoang tưởng, làm rối loạn điều hoà thân nhiệt

Tác dụng phụ lâu dài của amphetamin là thiếu dinh dưỡng, rối loạn dinh dưỡng da, loét, thiếu vitamin, thiếu ngủ, chán ăn, sút cân, trầm cảm, tổn thương não, rối loạn nói và suy nghĩ, tổn thương thận, cơn tim và đột quị

Về hiệu quả của amphetamin với thành tích thể thao cũng có nhiều ý kiến khác nhau Một số tác giả cho rằng, nó có tác dụng tăng thành tích thể thao từ 1-4% (Cooper, 1972; Laties và Weiss, 1981) Một số tác giả khác lại phủ định hiệu quả làm tăng thành tích thể thao của amphetamin (Chandler và Blair, 1980)

Khi sử dụng amphetamin cần biết một điều nữa là, nết dùng thường xuyên thì lại phải cần đến những liều lượng cao hơn để có được cùng một tác dụng Với liều lượng cao thì tác dụng sinh lý phụ càng nhiều hơn và nguy cơ xảy ra càng nghiêm trọng hơn

CAFEIN

Ðây cũng là chất kích thích được vận động viên sử dụng khá nhiều Cafein có thể tìm thấy trong chè, cà phê, ca cao và những chế phẩm có trong các thuốc chống cảm lạnh Hiệu quả của cafein phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng Số lượng trung bình cafein trong một tách cà phê (phin) xấp xỉ 100-150mg, còn trong chè có từ 30-75mg cafein

Với liều thấp, tức là dưới 500mg, cafein không thể hiện độc tính Trên mức đó cafein có thể đẩy nhanh sự chuyển hoá, làm tăng thân nhiệt, huyết áp và tăng tỉ lệ đường huyết Cafein cũng có thể gây ra sự mất phối hợp trong vận động, giảm ngon miệng và với liều cao có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, run, đau đầu và bồn chồn Với liều cao trên 1.000mg đã thấy nói đến đột quỵ

và tử vong

Trang 6

Liên đoàn Y học thể thao thuộc IOC năm 1984 đã quy định giới hạn cho cafein là 15mcg/ml nước tiểu Ðến tháng 4 năm 1986 giới hạn đó thu hẹp lại đến 12mcg/ml nước tiểu Quá giới hạn cafein quy định trên là vi phạm Iuật chống doping

Kinh nghiệm cho biết, nếu uống 6-8 tách cà phê một lúc và bị kiểm nghiệm sau 2-3 giờ thì kết quả kiểm nghiệm sẽ là dương tính

Có một số thuốc chữa bệnh có chứa cafein như mildol, anacin, empirin và một số thuốc khác Ðiều này được trình bày rõ trong phần Phụ lục

Ý kiến về việc sử dụng cafein làm tăng thành tích thể thao theo Costill và Fink thì chủ yếu là do có liên quan đến "tác dụng tâm lý"

COCAIN

Cocain là chất kích thích hệ thần kinh trung ương Vận động viên, nhất là vận động viên nhà nghề rất hay dùng Vận động viên dùng cocain vì hiệu quả kích thích của nó và vì cả khả năng che dấu đau đớn Cả hai đều có thể gây hại

Khi cocain được hít vào, hiệu quả xuất hiện trong vòng vài phút, đạt đỉnh cao trong vòng 15-20 phút và mất đi trong khoảng 1 giờ (Viện Quốc gia về lạm dụng thuốc - Mỹ, 1986) Nếu tiêm cocain phải mất khoảng 15 giây để tới được não, còn loại cờ-rắc (crack) chỉ mất 7 giây (Cooper, 1986)

Cocain được sử dụng dưới dạng tự do, hoặc được hút như cờ-rắc đều làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhịp thở và tăng thân nhiệt Ðồng tử có thể bị giãn và người dùng thuốc cũng có thể bị chảy nước mũi hay ngạt mũi Hít cocain lâu dài có thể dẫn đến loét niêm mạc mũi gây kích động, kích ứng, thay đổi cá tính, rối loạn tâm thần và dễ va chạm trong giao tiếp giữa con người (Bell và Doege, 1986)

Cờ rắc được điều chế bằng cách đun nóng cocain với soda khô và nước, sau đó làm khô hỗn hợp

và "cracking" (cắt) thành những mẩu nhỏ Cờ-rắc thường được hút qua điếu thủy tinh Cờ-rắc là một dạng cocain rất dễ nghiện, chỉ mấy giây đồng hồ sau khi hút đã đưa đến những cảm giác cao

mãnh liệt, sau đó giảm dần, người dùng rất thèm thuốc

b Nhóm các chất dịu đau ma tuý

Vận động viên thường sử dụng chất dịu đau ma tuý vì nó gây cho người dùng một cảm giác sảng khoái hoặc kích thích tâm lý (tạm thời), mặt khác nó còn làm tăng ngưỡng đau Song, mặt trái của các tác dụng này là nó làm cho vận động viên có cảm giác sai lạc về sự vô địch, một ảo tưởng về giá trị vượt ra ngoài khả năng thực sự của bản thân Nó tạo cho người dùng cảm giác bay bổng như người nghiện ma tuý Còn tác hại nguy hiểm của việc tăng ngưỡng đau là làm cho vận động viên không nhận ra chấn thương, do đó dẫn tới chấn thương nặng hơn

Các thuốc dịu đau ma tuý còn có tác dụng phụ rất nghiêm trọng là ức chế hô hấp nếu dùng quá liều lượng và làm giảm thể lực, tâm thần suy sụp Các thuốc này còn gây nghiện

Vì vậy người ta đã nói rằng: "Tác động tích cực trên thành tích thi đấu bị át đi nhiều bởi những tác động có hại đến sức khoẻ, kể cả thói nghiện ngập do sử dụng các chất dịu đau ma tuý." (Bell và Doege, 1986)

Đại biểu cho các chất dịu đau ma tuý là morphin và các chất tương tự về hóa học và dược lý học Một

số thí dụ về các chất dịu đau ma túy được liệt kê ở phần Phụ lục

Trong nhóm các chất dịu đau ma tuý phải nhấn mạnh tới một chất nữa cũng thường được vận động viên sử dụng, đó là heroin Với bất kỳ lý do gì dùng heroin đều là bất hợp pháp

Heroin rất dễ nghiện và rất nguy hiểm Dùng heroin ngắn hạn thì bồn chồn, buồn nôn, chảy nước mắt,

xổ mũi, mất ngủ, kích ứng, run, ăn mất ngon và gây nôn mửa Các tác động khác có thể là co cứng dạ

Trang 7

dày và ỉa chảy, tăng nhịp tim và huyết áp, rét run rồi nóng hoặc vã mồ hôi, đau cơ và co thắt cơ Dùng heroin và các chất thuốc phiện khác kéo dài có thể gây bệnh màng tim và van tim, xung huyết phổi và áp-xe da Dùng heroin liều cao có thể làm chậm nhịp thở đến mức gây tử vong Dùng heroin phải tiêm nên có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn Ðặc biệt nếu dùng lại hoặc dùng chung kim tiêm thì việc sử dụng heroin có thể dẫn tới viêm gan, nhiễm trùng máu hoặc nhiễm HIV/AIDS

Do việc lạm dụng các chất dịu đau ma tuý trong vận động viên ngày càng tăng, Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC đã công bố lệnh cấm sử dụng các chất đó Lệnh cấm này đã được nhiều tổ chức quốc

tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận và khuyến nghị Ðặc biệt đối với việc lưu hành

và sử dụng heroin không những bị cấm mà còn là phi pháp

Nếu vận động viên cần sử dụng thuốc giảm đau khi chấn thương thì có thể điều trị có hiệu quả bằng cách dùng một số thuốc khác không phải ma tuý Các thuốc này thường là các thuốc chống viêm không phải steroid, có tác dụng chống viêm và giảm thống (dịu đau) Một số thuốc thay thế có thể dùng để điều trị các chấn thương thể thao như:

- Các dẫn chất axit anthranilic như megenamic axit (ponstel), floctagemin (idalon), glagemin (gilfanan)

- Các dẫn xuất axit phenylakanoic như diclofenac (voltaren), ibuprofen (advil, motrim), ketoprofen (orudis), naproxen (anaprox)

- Các hợp chất như indomethacin (indocin) và sulindac (chnoril)

- Aspirin và một số dẫn xuất mới như diflunisal (dolobid) Tuy nhiên cần cẩn thận với các hợp chất của aspirin, vì nó có chứa cả codein, cafein hoặc các chất cấm khác

c Nhóm các chất steroid đồng hoá

Việc sử dụng và lạm dụng steroid đồng hoá là một trong những chủ đề được tranh luận nhiều nhất hiện nay Vận động viên thường tìm đến những chất này như "món án sáng của các nhà vô địch" (breakfast of champions) Điều đó chứng tỏ việc sử dụng chúng là hết sức phổ biến trong vận động viên

Steroid đồng hoá được phân lập lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ này và được chứng minh là có hiệu quả đồng hoá (phát triển cơ bắp) Chúng được dùng để tạo ra sự cân bằng hoàn toàn ni tơ trong

cơ thể nạn nhân bị đói ở cuộc Ðại chiến Thế giới lần thứ hai (Bergman và Leach, 1984)

Các steroid đồng hoá là dẫn xuất của testosteron (hocmon nam), đã được phát hiện trong những năm

50 Người ta đã cố gắng làm giảm tác dụng hocmon nam của testosteron và chỉ duy trì tác dụng đồng hoá để tạo ra một thứ thuốc nhằm "cải lão hoàn đồng" (Haupt và Rovere, 1984) Nhưng điều đó đã và

sẽ không bao giờ có được kết quả

Tiếp theo những cố gắng ấy, Zeigler đã cho ra thị trường một loại steroid đồng hoá bớt nam tính hơn testosteron, dó là thuốc dianabol Song việc dùng steroid đồng hoá như dianabol cũng đã bị đưa vào danh sách các chất cấm ở Đại hội Olympic Mùa Hè ở Montreal (Bergman và Leach, 1984) Còn như trường hợp testosteron - hocmon sinh ra tự nhiên, do khó phân biệt nó với số lượng testosteron ngoại lai nên đã không nằm trong danh sách bị cấm trước Ðại hội Olympic 1984 (Puffer, 1986) Mặc dù kiểm nghiệm thuốc đã được tiến hành từ lâu, song chỉ gần đây thôi việc dò tìm steroid đồng hoá và testosteron đã trở thành chắc chắn do có thêm phương pháp ghi khí màu (gas chromotography) và phép phân tích quang trắc phổ khối (mass spectometry analysis)

Trong lâm sàng, người ta dùng testosteron để điều trị trong các trường hợp:

- Ở nam giới: giảm năng tuyến sinh dục - như nhi tính nam, chứng vô sinh, xuất tinh sớm, liệt dương

và lão suy nam; trạng thái trầm cảm ở người đứng tuổi kèm giảm khả năng lao động trí óc, chứng loãng xương và xương gãy chậm lành

Trang 8

- Ở phụ nữ: lãnh đạm nữ dục, phối hợp với progesteron để điều trị một số rối loạn do tăng tiết foliculin như chứng đa kinh hoặc rong kinh cơ năng, rối loạn tuổi mãn kinh (chỉ dùng cho phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc bộ phận sinh dục)

Việc sử dụng testosteron và các steroid đồng hoá với mục đích chữa bệnh phải được các thầy thuốc có kinh nghiệm kê đơn và theo dõi một cách nghiêm ngặt Vì dùng với liều cao và dài ngày rất dễ gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng

Trong thể thao người ta sử dụng steroid đồng hoá vì cho rằng nó tăng cường sự tổng hợp protein, mà chất này thì cùng với sự luyện tập có thể tăng cường khối lượng cơ bắp, do đó tăng sức mạnh và sự bền bỉ Một số ý kiến khác cho rằng, vận động viên sử dụng steroid đồng hoá sẽ tăng tính ganh đua

và rút ngắn được thời gian hồi phục sau tập luyện và thi đấu

Vận động viên nhiều môn thể thao đã lạm dụng steroid đồng hoá, nhất là ở những môn thể thao cường sức" (strength sports) - như bóng đá, vật, cử tạ, một vài môn của điền kinh Ngoài ra các vận động viên bơi lội, đua xe đạp cũng hay sử dụng steroid đồng hoá Một số vận động viên thể dục thể hình cũng dùng steroid đồng hoá nhằm làm cho cơ thể thêm đô"

Nhưng nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, mặc dù steroid đồng hoá có thể làm tăng khối lượng cơ bắp, nhưng cơ bắp được tạo ra chứa đựng nồng độ nước và muối cao hơn Cơ bắp to nhưng lại yếu, đồng thời dễ xảy ra các tai biến viêm gân hoặc đứt gân

Một số ý kiến khác lại biện luận, nếu thực tế là các steroid đồng hoá làm tăng khối lượng cơ bắp và sức lực thì việc dùng chúng trong thể thao là không ngay thẳng và tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa sức khoẻ của vận động viên

Theo một báo cáo của IOC mới đây, các vận động viên điền kinh đã dùng steroid đồng hoá với liều gấp 10 đến 100 lần so với liều điều trị thông thường Hậu quả là có 22% vận động viên bị các chứng trầm cảm nặng hoặc thao cuồng (maìor depression or mania) và 12% có các triệu chứng tâm lý (psycbolic symptoms)

Dưới đây là một số tác dụng phụ có hại do steroid đồng hoá:

* Ðối với nam giới:

- Trứng cá

- Tăng tính hung bạo và đòi hỏi xác thịt, có khi dẫn đến hành vi tình dục sai lạc, tội lỗi Nhưng nếu dùng kéo dài thì lại sinh ra bất lực

- Rối loạn chức năng thận

- Teo tinh hoàn

- Giảm sản xuất tinh dịch

- Vú to

- Rụng tóc sớm

- To và viêm tuyến tiên liệt

* Ðối với thiếu niên:

- Trứng cá nặng ở mặt hoặc toàn thân

- Ngừng phát triển xương, do đó có thể hết lớn

* Đối với phụ nữ:

- Nam hoá

Trang 9

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do bị ức chế hoạt động của buồng trứng

- Mọc quá nhiều lông tóc trên mặt và trên thân thể

Việc lạm dụng steroid đồng hoá trong thể thao xảy ra từ trước năm 1960, nhưng tổ chức IOC vẫn chưa cấm loại ấy Cho đến tháng 4 năm 1975, khi các phương pháp phân tích thích hợp đã được phát triển, Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC mới đưa ra danh sách các steroid đồng hoá bị cấm Danh sách này tăng dần (xem phần Phụ lục)

d Nhóm các chất phong bế bêta

Trong lâm sàng nhóm các chất phong bế bêta được dùng để hỗ trợ việc làm giảm các cơn đau nửa đầu thường xuyên, để điều trị cao huyết áp, giúp kiềm chế chứng ưu tư lo lắng và điều trị chứng run rẩy cử động (movement tremors) (Hội nghị Dược điển Mỹ, 1984)

Các thuốc này còn có công dụng điều trị các rối loạn nhịp tim - như các chứng mạch nhanh xoang (do nguyên nhân thần kinh hoặc ưu năng tuyến giáp), chứng rung và cuồng động nhĩ, phòng các cơn mạch nhanh trên thất, các chứng ngoại tâm thu, kể cả chứng nhịp đôi do dùng digitalin

Trong thể thao, vận động viên thường dùng các thuốc phong bế bêta đối với những môn không đòi bỏi bỏ nhiều sức lực (Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC, 1986) Các nhà thiện xạ, người chơi golf, vận động viên bắn cung, bắn súng dùng thuốc này để làm cho tay vững và dễ ngủ trước lúc thi đấu

Từ khi biết thuốc này làm chậm nhịp tim, các vận động viên trượt tuyết đã sử dụng nó để hỗ trợ việc làm tim giảm nhịp đập dồn dập trước khi thi đấu (Goldman, 1984)

Các chất phong bế bêta không có tác dụng tăng cường thành tích đối với các môn thể thao đòi hỏi sức bền; ngược lại, chúng lại làm giảm sút nghiêm trọng khả năng lập thành tích

Hiện nay Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC chỉ yêu cầu kiểm nghiệm các chất phong bế bêta đối với các môn thể thao sau đây:

* Các môn thể thao Mùa Ðông:

- Trượt tuyết bắn súng;

- Ngảy ski;

- Xe trượt tuyết

- Trượt băng nghệ thuật (thi đấu bắt buộc)

* Các môn thể thao mùa hè:

- Bơi thuyền;

- Bơi hỗn hợp;

- Lặn;

- Bắn súng;

Trang 10

- Bắn cung;

- Cưỡi ngựa;

- Chạy vượt rào;

- Thể dục dụng cụ;

- Năm môn phối hợp hiện đại

Tuy nhiên bảng danh mục này có thể thay đổi

Các chất phong bế bêta bị cấm sử dụng trong thể thao được liệt kê ở phần Phụ lục

Nếu vận động viên cần điều trị các chứng loạn nhịp tim, đau thắt ngực, cao huyết áp và đau nửa đầu thầy thuốc cần phải tìm các chế phẩm thay thế, tránh sử dụng các loại thuốc có trong danh mục cấm

e Nhóm các chất lợi tiểu

Ðiều mới nhất trong danh mục các chất bị cấm trong thể thao là các thuốc lợi tiểu Chúng đã được bổ sung vào danh mục các chất bị coi là doping hồi tháng 4 năm 1986 (Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC, 1986)

Chất lợi tiểu có nhiều ứng dụng quan trọng trong điều trị Chúng được dùng để phối hợp điều trị bệnh cao huyết áp và những bệnh có lưu giữ chất nước trong cơ thể (Shanggold và Mirkin, 1985)

Trong thể thao vận động viên sử dụng các chất lợi tiểu với hai lý do:

- Làm giảm cân nhanh trong các môn thể thao có tính đến hạng cân như vật, juđô, quyền Anh, cử tạ,

- Làm hạ nồng độ các thuốc bị cấm trong nước tiểu bằng cách cho thải trừ theo nước tiểu nhanh hơn

để tránh sự phát hiện việc dùng sai thuốc

Cả hai lý do này đều là bất hợp pháp và thiếu tính trung thực trong thi đấu thể thao

Về mặt y học, việc cấm sử dụng các chất lợi tiểu vì việc làm giảm trọng lượng cơ thể nhanh có thể gây

ra chuột rút ở cơ bụng và chân, do mất nước nhiều nên kéo theo sự mất cân bằng các chất điện giải như natri và kali (Goldman, 1984)

Chất lợi tiểu còn có thể gây mất cân bằng trong hệ thống điều hoà thân nhiệt, dẫn tới kiệt sức, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp và cuối cùng là ngừng tim và chết (USOC về việc lạm dụng thuốc, 1987) Theo Goldman (1984), ông đã chứng kiến hai trường hợp: vận động viên Universe thuộc liên đoàn Thể dục thẩm mỹ Quốc tế (IFBB) và một vận động viên Thuỵ Ðiển đã chết sau một cơn đau tim do lạm dụng thuốc lợi tiểu

Tổ chức IOC đã khuyến cáo: "Những mưu toan làm giảm cân nặng một cách giả tạo cốt để thi đấu ở hạng cân nhẹ hơn, hoặc làm loãng nước tiểu đều là những mánh khoé rõ ràng, là không thể chấp nhận được trong lĩnh vực đạo lý." (Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC, 1986)

Danh mục các chất lợi tiểu bị cấm dùng trong thi đấu thể thao được liệt kê ở phần Phụ lục

g Các hocmon peptit và chất tương tự

Các hocmon peptit hoạt động như những thông tín viên từ một cơ quan này sang một cơ quan khác

để kích thích sự lớn, ảnh hưởng tới xu thế và các tập tính sinh dục và giảm đau tự nhiên

Các chất tương tự là các thuốc điều chế bằng phương pháp hoá học giống nhau về hoá chất, hoặc có tác dụng tương tự với những thuốc hiện đã có

Trang 11

Các chất bị cấm do quyết định của Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC là:

- Gonadotrophin rau thai (HCG - human chorionic gonadotrophin)

- Corticotrophin (ACTH - adeno-corticotrophic hocmon)

- Hocmon tăng trưởng (GH - growth hocmon hay somatotrophic hocmon)

Các chất tương ứng với các chất trên cũng bị cấm

Gonadotrophin rau thai còn có các tên khác là chorionic gonadotrophin, viết tắt là CG pregnancy urin hocmon - PU

Ðối với phụ nữ: thuốc gây hiện tượng tạo ra và rụng trứng, kích tạo hoàng thể và tiết progesteron Ðối với nam giới: kích thích tiết các steroid sinh dục nam nội sinh - androgen ở tế bào kẽ của tinh hoàn (interstitial celt stimulating hocmon), do đó bị coi là tương đương với việc sử dụng testosteron theo đường ngoại sinh

Corticotrophin còn có tên khác là adrenocorticotrophin hypophysaire (ACTH), cotrophin, tetracosaitrin,

Corticotrophin kích thích tiết các hocmon tự nhiên ở vỏ thượng thận và có tác dụng trực tiếp đến các thụ thể đặc hiệu ở tế bào Có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, chống tiết dịch rỉ và chữa viêm đại tràng cấp (Davidson và Passmore, 1986)

Năm 1975, Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC đã khám phá ra việc vận động viên dùng corticotrophin

để làm tăng lượng corticosteroid nội sinh trong máu, nhằm đạt được tác dụng gây cảm giác sảng khoái, phấn chấn như việc sử dụng các corticosteroid

Việc lạm dụng các corticosteroid đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về mặt y học, như làm thiếu cân bằng các chất điện phân, cao huyết áp, phù, tổn thương loét và yếu cơ

Nếu vận động viên cần phải sử dụng corticosteroid để chữa bệnh thì chỉ được dùng dưới hình thức xông, dùng cục bộ như tiêm trực tiếp tại vùng đau hoặc trong khớp (Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC, 1986) Ðồng thời thầy thuốc phải báo cáo cho tổ chức y học thể thao tại cuộc thi đấu biết rõ tên của vận động viên đã dùng thuốc này

Hocmon tăng trởng (Growth hormon) Việc dùng hocmon tăng trưởng có tính phổ biến chỉ xảy ra mới đây trong giới thể thao Thuốc này đã được dùng trên lâm sàng trong 25 năm qua nhằm hỗ trợ việc điều trị các trẻ thiếu chất hocmon tăng trưởng để đạt chiều cao bình thường (Spilhotis và cộng sự, 1984) Cũng có tài liệu nói rằng, tiêm hocmon tăng trưởng tạo ra sự cân bằng hoàn toàn nitơ ở cả người và vật thí nghiệm (Davidson và Passmore, 1986)

Vận động viên dùng hocmon tăng trưởng nhằm mục đích làm cho cơ bắp phát triển to, qua đó tăng cường sức mạnh Ngoài ra hocmon tăng trưởng còn được dùng phối hợp với steroid đồng hoá để làm cho cơ bắp nở nang (Strauss, 1984)

Mặc dù cho tới nay chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh hocmon tăng trưởng có thể nâng cao sức lực cơ bắp, song vận động viên vẫn tiếp tục dùng, bất kể các nguy cơ có hại cho sức khoẻ do tác dụng phụ của thuốc gây ra

Vận động viên dùng hocmon tăng trưởng còn vì các phương pháp kiểm tra steroid đồng hoá và testosteron đã đạt độ chính xác cao, còn các phương pháp để xác định số lượng hocmon tăng trưởng ngoại lai (ngoài số lượng bình thường có trong cơ thể) thì cho đến nay chưa đạt được các kết quả đáng tin cậy (Puffer, 1986)

Tuy nhiên Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC vẫn cấm sử dụng hocmon tăng trưởng, vì nó gây nên nhiều hậu quả xấu như dị ứng, đái tháo đường, tăng sinh tất cả các mô trong cơ thể - như nội tạng,

Trang 12

xương, nét mặt và làm cho da dầy lên (USOC về việc lạm dụng thuốc, 1987) Nó còn làm tăng sự nhão

cơ và làm giảm lớp mỡ bảo vệ bao quanh các nội tạng trong ổ bụng

Ðáng chú ý là nó gây ra bệnh to đầu chi (bệnh khổng lồ - gigantism), biểu hiện bằng sự tăng kích thước đầu và sọ, to các ngón tay, tai, mũi, ngón chân Ngoài ra nó có thể gây nên các bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, rối loạn kinh nguyệt, thiểu năng sinh dục và rút ngắn tuổi đời

2 Các biện pháp doping bị cấm

a Doping máu

Doping máu còn gọi là "đóng gói máu' (blood packing), hoặc "tăng cường máu" (blood boosting) Tức

là cho vận động viên dùng máu hoặc các sản phẩm liên quan của máu, kể cả erythropoietin (hocmon sản xuất tế bào hồng cầu), mà không phải để điều trị hợp pháp Ðây là việc tiêm máu (máu toàn bộ hoặc hồng cầu đóng gói) theo đường tĩnh mạch để vào cơ thể của vận động viên

Máu này cũng có thể là máu trước đây đã rút ra từ chính vận động viên đó (autologus), hoặc máu của một người khác (nonautologus)

Những kiểu làm đó trái ngược với đạo lý của y học và của thể thao Vì việc truyền máu có thể kéo theo những nguy hiểm trong kỹ thuật truyền máu và trong các chế phẩm máu Đó là việc gây ra các phản ứng dị ứng (phát ban, sốt ), phản ứng tan huyết với tổn thương thận nếu dùng sai nhóm máu, phản ứng chậm của truyền máu dẫn đến sốt vàng da, lây bệnh truyền nhiễm (viêm gan siêu vi trùng, HIV/AIDS), tuần hoàn quá tải và sốt chuyển hoá Vì thế việc thực hiện doping máu trong thể thao đã

bị Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC cấm

b Biến đổi nước tiểu về dược lý học, hoá học, hoặc vật lý học

Hội đồng Y học thể thao thuộc IOC cấm dùng những chất và những phương pháp làm biến đổi sự toàn vẹn và giá trị của các mẫu nước tiểu dùng cho kiểm tra doping Những thí dụ về phương pháp bị cấm là việc thông đái, thay thế nước tiểu (nước tiểu giả), hoặc ức chế sự bài tiết của thận như bằng probenecid và các hợp chất cùng họ

3 Các chất hạn chế sử dụng

a Rượu

Rượu không bị cấm Nhưng nếu có yêu cầu của một liên đoàn thể thao quốc tế thì phải xác định mức

độ cồn ở hơi thở và nồng độ rượu trong máu

Mặc dù rượu là một trong những chất hay bị lạm dụng, song nói chung không cải thiện thành tích thể thao Nó còn ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến sự vận động phối hợp khéo léo của các động tác tay-mắt

b Cần sa

Cần sa không bị coi là chất làm tăng thành tích nên nó không có trong bảng danh mục các chất bị cấm của IOC Tuy nhiên, nếu các liên đoàn thể thao có yêu cầu tin có thể cấm sử dụng và tiến hành kiểm nghiệm

Các sản phẩm phân huỷ của cần sa có thể kiểm nghiệm thấy trong nước tiểu từ 4-10 ngày sau khi hút một lần và tới 36 ngày sau đối với người nghiện cần sa đã bỏ hút THC là thành phần phân huỷ của cần sa được cơ thể hấp thụ và biến thành các chất chuyển hoá, các chất này có thể phát hiện được trong nước tiểu hàng mấy tuần lễ sau khi dùng cần sa

c Các chất gây tê tại chỗ

Không được sử dụng các thuốc gây tê tại chỗ có chứa các chất trong danh mục thuốc bị cấm

Các chất gây tê tại chỗ được phép cho tiêm trong các trường hợp sau:

Ngày đăng: 30/10/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w