Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK) 2

7 309 1
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK) 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK) 2

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đang những bước chuyển mình mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động đặc biệt là sự vận động không ngừng của thị trường vốn trong nước và quốc tế. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó thể lường trước. Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… Sự biến động của những yếu tố này thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra, những ảnh hưởng xấu của nó là khó lường và hậu quả cũng không dễ khắc phục, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng, các nhà quảnthường đặt ra vấn đề: “ Làm thế nào để quản lý được rủi ro ?” Vì lý do đó em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)”. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank Phần II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank 1 Chuyên đề tốt nghiệp Phần III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. Ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị công tác tại VPBank Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng và Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) nói chung đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung, người đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành chuyên đề này. 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) I. Thông tin chung về VPBank. 1. Tên gọi − Tên thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh − Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là: Vietnam Joint-Stock Commercial Bank for Private Enterprises. − Tên viết tắt: VPBank 2. Hình thức pháp lý VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993, quy định thời gian hoạt động của ngân hàng là 99 năm. − Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993. − Giấy phép hoạt động: Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993. − Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 1/11/2006. 3. Địa chỉ giao dịch − Trụ sở chính được đặt tại Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được khai trương ngày 17/2/2006. − Website: www.vpbank.com.vn − Điện thoại : 04.9288869 3 Chuyên đề tốt nghiệp 4. Chức năng và nhiệm vụ Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động của VPBank tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các nghiệp vụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiền tệ, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi được sự cho phép của Ngân hang nhà nước. Các hoạt động cụ thể của VPBank bao gồm: • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân; • Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; • Vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; • Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân; • Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ giá; • Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; • Thực hiện nhiệm vụ thanh toán giữa các khách hàng; • Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; • Huy động vốn từ nước ngoài; • Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế; • Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union. II. Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank. VPBank được thành lập từ ngày 4/9/1993, đến nay ngân hàng đã hoạt động được 15 năm. Trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió, cho đến bây giờ, VPBank đã khẳng định được mình trên thị trường ngân hàng của Việt Nam và ít nhiều đã tạo ra uy tín trên thị trường ngân hàng quốc tế. Quá trình phát trỉển của VPBank được chia thành 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn 1: Từ năm 1993 – 1997. Đây là giai đoạn mới thành lập và bắt đầu những bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế mà kết quả đạt được của VPBank còn rất nhỏ bé, vốn điều lệ tính đến năm 1997 chỉ đạt 174,9 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 1993 (Biểu đồ 1). Đồng 4 Chuyên đề tốt nghiệp thời, đây cũng chính là giai đoạn mà VPBank bộc lộ những dấu hiệu sai phạm trong hoạt động quản lý và điều hành của mình . Trong thời kỳ này, VPBank chỉ thành lập được các chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Đà Nẵng. 2. Giai đoạn 2: Từ năm 1997 – 2002 Trong giai đoạn này, VPBank rơi vào tình trạng trì trệ và hoạt động của ngân hàng lâm vào khủng hoảng. +Hoạt động của VPBank chỉ ở mức cầm chừng. Kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả. Biểu hiện là nợ quá hạn ở mức báo động, L/C trả chậm thì giải quyết rườm rà, chậm chạp. + Ngày 25/09/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ký quyết định đặt VPBank vào trạng thái kiểm soát đặc biệt trong thời gian tối đa là 24 tháng. +Năm 2003, vốn điều lệ theo sổ sách là 184,5 tỷ VNĐ, song việc nợ quá hạn quá cao, thậm chí nhiều khoản không khả năng thu hồi, chính vì thế mà vốn điều lệ thực chất của VPBank ở mức “âm”. Trong thời gian này, VPBank không được phép mở thêm bất cứ chi nhánh hay phòng giao dịch nào. Đây là giai đoạn VPBank gặp nhiều khó khăn nhất, không chi nhánh nào được mở thêm, vốn điều lệ thì vẫn giữ nguyên ở mức trước. 3. Giai đoạn 3: Năm 2003 đến nay Ngân hàng những biện pháp chấn chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ. +Thời kỳ này, tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa. Sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên ngân hàng đã từng bước khắc phục được nợ đọng về tín dụng và bảo lãnh LC quá hạn trong thời kỳ trước. +Năm 2004, VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 198,3 tỷ VNĐ theo quyết định 684/QĐ-HAN7 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều này đã đánh dấu bước tiến mới cho giai đoạn này. +Tháng 7/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ “Lệnh kiểm soát đặc biệt” đối với ngân hàng. 5 Chuyên đề tốt nghiệp +20/9/2004: chính thức khai trương trang WEB VPBank. + 25/11/2004, theo công văn chấp thuận số 689/NHNN - HAN7, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 210 tỷ đồng. + Tháng 2/2005, theo công văn chấp thuận 134/NHNN-HAN7, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 234,7 tỷ VNĐ. + Ngày 19/10/2005, biểu tượng mới của VPBank chính thức ra mắt trên sở màu xanh đậm và đỏ tươi làm tông màu chủ đạo, tượng trưng cho sự trù phú, thịnh vượng và thành công. + 12/2005, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 309,4 tỷ VNĐ và vốn điều lệ đã tăng lên 1000 tỷ đồng năm 2006 + Ngày 07/11/2007, theo đề nghị của Ngân hàng OCBC, VPBank đã chính thức đồng ý bán thêm cổ phần cho OCBC để nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược này tại VPBank từ 10% lên 15%. Thỏa thuận trên đã được thực hiện ngay sau khi VPBank hoàn thành việc nâng vốn từ 1.500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 01/01/2008. + Từng bước đi lên sau khủng hoảng và vượt lên từ thời kỳ đen tối, VPBank đã không ngừng cố gắng để cải thiện hoạt động của mình và phát triển mạnh mẽ. Nhiều chi nhánh đã được mở, các phòng giao dịch xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là vào năm 2005. Kết quả là, Tổng số chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống đạt tới con số 31. Ngày 17/2/2006, VPBank chính thức khai trương Trụ sở chính và Phòng Giao dịch Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 6 Chuyên đề tốt nghiệp + Nếu như trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới của VPBank chỉ là 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch thì đến năm 2006, quy mô mạng lưới của VPBank đã lên tới 55 điểm giao dịch với 28 chi nhánh và 27 phòng giao dịch. Ở Hà Nội 2 chi nhánh cấp I là Chi nhánh Hà Nội (quản lý 5 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn), Chi nhánh Thăng Long (quản lý 4 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn). Ở Hồ Chí Minh 2 chi nhánh cấp I là Chi nhánh Hồ Chí Minh quản lý 3 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn), Chi nhánh Sài Gòn (quản lý 2 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn). Ở các tỉnh đều các chi nhánh cấp I, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu quy mô mở rộng tiếp cận thị trường của Ngân hàng VPBank. + Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đưa vào hoạt động thêm 12 chi nhánh cấp 1 trên các tỉnh thành trên cả nước và 39 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh, trong đó 17 phòng giao dịch tại địa bàn Hà Nội, 13 phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, còn lại là các tỉnh thành phố khác. Đến cuối năm 2007, toàn hệ thống VPBank đã tổng số 100 điểm giao dịch . Tính đến hết quí I/2008 quy mô hoạt động toàn hệ là 122 điểm giao dịch. 7 . quan về ng n h ng TMCP Doanh nghi p ngo i qu c doanh VPBank Ph n II: Th c tr ng qu n tr r i ro t n d ng t i Ng n h ng TMCP Doanh nghi p ngo i qu c doanh. đ ng th m 12 chi nhánh c p 1 tr n c c t nh th nh tr n c n c và 39 ph ng giao d ch tr c thu c c c chi nhánh, trong đó 17 ph ng giao d ch t i địa b n H

Ngày đăng: 20/04/2013, 23:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan