Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường và sự can thiệp của chính phủ
Trang 1Nhóm 2
BÀI THUYẾT TRÌNH Bài 2: Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường và sự can thiệp của
Chính phủ PHẦN 3: HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
Trang 2Mục lục
A Lời nói đầu
B Nội dung
I Lý thuyết về hàng hóa công cộng (HHCC)
1 Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC
2 Phân biệt các loại hàng hóa
2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy
2.2 HHCC thuần túy và không thuần túy
2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC
3 Nguyên nhân ra đời HHCC
4 Cung cấp HHCC
4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới
4.1.1 Mô hình “Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung cấp HHCC”
4.1.2 Mô hình “Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức cung cấp HHCC”
4.1.3 Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và tổ chức cung cấp HHCC”
4.1.4 Mô hình “Lấp chỗ trống”
4.2 Cung cấp HHCC và vấn đề tổn thất phúc lợi xã hội
4.2.1 Cung cấp HHCC thuần túy
4.2.2 Cung cấp HHCC không thuần túy
4.2.2.1 Cung cấp HHCC có thể loại trừ bằng giá
1.2 Nghiên cứu cơ bản ở Nhật Bản và Mỹ
1.3 Chi tiêu cho quốc phòng của thế giới
2 Ở Việt Nam
2.1 Một số HHCC điển hình
2.1.1 Giáo dục
2.1.2 Y tế
2.1.3 Giao thông vận tải
2.1.4 Bưu chính viễn thông
2.1.5 Một số HHCC khác
2.2 Thực trạng chung
2.2.1 Hiệu quả cung cấp HHCC thấp
2.2.2 Bộ máy hành chính còn nhiều bất cập
Trang 32.2.3 Thiếu hụt ngân sách trong cung cấp HHCC
III Đổi mới cung cấp HHCC
1 Sự cần thiết phải đổi mới cung cấp HHCC
2 Biện pháp đổi mới cung cấp HHCC
2.1 Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi nhà nước trong cung cấp HHCC
2.2 Cải thiện chất lượng HHCC của khu vực Nhà nước
2.3 Tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công
C Kết luận
Trang 4A LỜI NÓI ĐẦU
Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội Có 5 loại thất bại thị trường là:
đủ hơn về HHCC và sự cần thiết của Chính phủ trong cung cấp và quản lý HHCC
B Nội dung
I Lý thuyết về HHCC
1 Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC
Theo Paul Samuelson( người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel năm 1970) thì, hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó đối với mỗi người là bằng 0, không thể cấm mọi người cùng sử dụng
Theo Joseph Stighlitz( giáo sư đại học Columbia, nhận giải Nobel năm 2001), hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó
Trang 5Còn trang web doanhnhanhanoi.net thì định nghĩa: Hàng hóa công cộng là
có hai đặc tính quan trọng Thứ nhất là nó không thể phân bổ theo khẩu phần để
sử dụng Thứ hai là người ta không sử dụng nó theo khẩu phần
Khái niệm chung nhất là: Hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc
tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ:
-Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người cùng sử dụng hàng
hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có Có thể hiểu hàng hóa công cộng có thể đáp ứng được lợi ích của nhiều người không hạn chế số người sử dụng Thực tế, vấn đề lợi ích của hàng hóa công không phải lúc nào cũng như nhau đối với nhiều người mà nó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của người sử dụng hàng hóa này, họ có thể khai thác được nhiều hoặc ít lợi ích từ nó, cũng có thể là do sự khác nhau trong nhu cầu của họ
-Không có tính loại trừ được hiểu ngầm là về mặt kỹ thuật là không thể hoặc
là chi phí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác cùng sử dụng loại hàng hóa này Có thể hiểu là người tiêu dùng không bị cản trở khi có nhu cầu về nó
Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,…thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế
Đây cũng là 2 thuộc tính cơ bản nhất của HHCC thuần túy
2 Phân biệt các loại hàng hóa
2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy.
Tất nhiên là hàng hóa cá nhân không có 2 đặc tính này Các bạn có thể thấy rất rõ nếu so sánh 2 hàng hóa Ví dụ nhà ở là hàng hóa cá nhân thì cái nhà đó đã
là của bạn thì người khác không được quyền sử dụng nếu không được bạn đồng
ý (đây là tính cạnh tranh), bạn có quyền không cho người khác vào (đây là tính
Trang 6loại trừ) Còn công viên là hàng hóa công cộng, trong cùng 1 lúc có rất nhiều người trong công viên nhưng bạn vẫn có thể tập thể dục hoặc đi dạo mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, và nhân viên công viên cũng không thể cho người khác vào mà không cho bạn vào.
2.2 HHCC thuần túy và HHCC không thuần túy
Như định nghĩa ở trên thì hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc tính
cơ bản là tính không cạnh tranh và tính không loại trừ Hàng hóa công cộng nào mang đầy đủ 2 đặc tính trên thì là hàng hóa công cộng thuần túy Một lượng hàng hóa công cộng khi cung cấp cho 1 cá nhân thì lập tức có thể tiêu dùng bởi tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng ví dụ như :quốc phòng, đài phát thanh, đèn chiếu sáng đường,…Ngược lại là hàng hóa cá nhân thuần túy thì nó chỉ tạo
ra lọi ích cho người mua nó chứ không phải bất kỳ ai Nói cách khác hàng hóa
cá nhân thuần túy có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường
Vì hàng hóa công cộng thuần túy không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nên với một lượng hàng hóa công cộng thuần túy nhất định, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0 Tuy nhiên chi phí biên để sản xuất HHCC vẫn lớn hơn 0 vì để sản xuất thêm HHCC đòi hỏi tốn nguồn lực của xã hội
Trong thực tế rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn một cách chặt chẽ hai thuộc tính nói trên và HHCC chỉ có 1 trong 2 thuộc tính trên được gọi là HHCC không thuần túy Chúng được coi là trung gian giũa HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy Có 2 loại HHCC không thuần túy là HHCC có thể tắc nghẽn và HHCC có thể loại trừ bằng giá
HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích cưa những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.
Trang 7Chi phí để phục vụ cho những người tăng thêm sau một giới hạn nhất định không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng lên Điểm giới hạn đó gọi là điểm tắc nghẽn Một hàng hóa công cộng có thể là HHCC thuần túy vào thời điểm này nhưng lại là HHCC có thể tắc nghẽn vào thời điểm khác Ví dụ như ghế đá trong công viên vào những ngày bình thường sẽ là HHCC thuần túy vì nó đủ chỗ cho những người có nhu cầu ngồi Tuy nhiên vào những ngày lễ như 14/2 vừa qua hay như mùng 8/3, 20/10 rất nhiều đôi muốn đi chơi công viên với nhau vì thế nên tính cạnh tranh để có ghế đá giữa các đôi muốn ngồi tâm sự sẽ tăng lên, chắc chắn ghế đá sẽ hết chỗ như vậy làm giảm lợi ích của những người trong công viên và xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá, hay gọi tắt là HHCC có thể loại trừ, là những hàng hóa công cộng mà lợi ích của chúng có thể định giá Việc đi lại có thể loại trừ bằng giá, nhờ việc đặt các trạm thu phí hai bên
đầu cầu…
2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC
Từ khái niệm HHCC nêu trên có một số khía cạnh quan trọng cần lưu ý
• HHCC được mọi người tiêu dùng với khối lượng như nhau nhưng không nhất thiết phải đánh giá giá trị của các HHCC đó ngang nhau Đối với một loại HHCC thuần túy như ngọn hải đăng, những chủ tàu có hàng hóa giá trị lớn sẽ đánh giá cao giá trị của ngọn hải đăng hơn so với những chủ tàu có hàng hóa rẻ tiền
• HHCC thuần túy là một dạng đặc biệt của ngoại ứng tích cực Nói cụ thể, khi một người tạo ra một hàng hóa mà tất cả những người khác trong cộng đồng đều được nhận tác động tích cực của nó thì người ấy đã tạo ra được một HHCC thuần túy
• Ranh giới phân định một hàng hóa là HHCC không phải là tuyệt đối, nó
có thể thay đổi theo điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ Có nhiều HHCC không có tính loại trừ chỉ là do sự lạc hậu về công nghệ Khi điều kiện
Trang 8tiên tiến hơn, cho phép tìm ra những cách thức loại trừ đơn giản và rẻ tiền thì HHCC đó sẽ trở thành HHCC có thể loại trừ Ví dụ như chương trình truyền hình khi truyền qua song là miễn phí nhưng hiện nay khi truyền qua hệ thống dây cáp thì người sử dụng phải trả tiền mới có thể xem truyền hình qua hệ thống cáp này.
• Có rất nhiều thứ không được coi là hàng hóa thông thường vẫn mang đầy
đủ thuộc tính của HHCC như an ninh xã hội, môi trường trong sạch…
• HHCC không nhất thiết phải do khu vực công sản xuất và HHCN không nhất thiết phải do khu vực tư nhân sản xuất Trong thực tế, có rât nhiều HHCN
do chính phủ cung cấp như các khu nhà tập thể, dịch vụ y tế cá nhân do bệnh viện công thực hiện, giáo dục công… Ngược lại, có nhiều HHCC do khu vực tư nhân sản xuất như các dự án cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT Đây là hình thức mà các hãng tư nhân đầu tư thực hiện dự án, vận hành kết quả
dự án trong một thời gian để thu hồi vốn và lợi nhuận xong sau đó chuyển giao cho nhà nước tiếp tục vận hành
3 Nguyên nhân ra đời HHCC
Có thể thấy HHCC là hàng hóa hữu ích cho xã hội, không thể hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng hóa thành từng đơn vị tiêu dùng (khẩu phần) và lợi ích tiêu dùng HHCC chỉ có thể hưởng thụ chung giữa tất cả mọi người, việc người này tiêu dùng không làm giảm lợi ích thụ hưởng của người khác Vì vậy nó không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp tiêu dùng chúng, khi đó họ trở thành “kẻ ăn không” Điều này đặc biệt khó khăn nếu khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa này vì họ không có khả năng cưỡng chế các cá nhân phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp Trong khi đó Chính phủ có thể khắc phục phần nào được vấn đề ăn không này bằng cách buộc cá nhân phải đóng góp bắt buộc thông qua đóng thuế, rồi sử dụng thuế thu được để tài trợ cho việc sản xuất và cung cấp HHCC
4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới
Trang 94.1.1 Mô hình "Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HHCC”
Ở mô hình này, Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiến hành hoạt động sản xuất, cung ứng HHCC trên cơ sở kế hoạch Nhà nước giao, theo cơ chế bao cấp (lãi nộp ngân sách nhà nước, lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ) Chủ thể trực tiếp cung ứng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Với cơ chế này, mặc dù DNNN vẫn mang lại một số hiệu quả kinh tế, nhưng xét về bản chất, đó không phải là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch đã được giao và được đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động, kể cả việc tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ giao nộp đã được Nhà nước ấn định Cơ chế này đã từng được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác trước đây, khi phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp Hiện nay, trên những nét tổng thể và cơ bản, cơ chế này vẫn còn được áp dụng ở một vài nước như Cuba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
4.1.2 Mô hình "Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức cung cấp HHCC”
Mô hình này là hình thức cung ứng trong đó Nhà nước dành phần lớn (nếu không muốn nói là “hầu hết”) việc cung ứng HHCC cho khu vực tư trực tiếp sản xuất và cho xã hội Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phát triển mạnh mẽ, ngay cả trong lĩnh vực “công” Mô hình này được triển khai ở nhiều nước, điển hình như ở Mỹ, số lượng DNNN rất hạn chế và nếu có, chỉ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng HHCC “Một trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa Mỹ và nhiều nước Tây Âu là Chính phủ có vai trò hạn chế với danh nghĩa là người sản xuất HHCC”[1] Thế nhưng, Chính phủ Mỹ lại có tác động lớn đối với các quyết định sản xuất và cung cấp các HHCC thông qua sự điều tiết bằng thuế, đơn đặt hàng hoặc trợ giá để có thể làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Việc hạch toán [1]
Trang 10kinh tế đối với các HHCC do các DNNN sản xuất và cung cấp không phải dựa trên sự điều tiết của giá cả thị trường Do không có giá thị trường để đánh giá những mặt hàng này, HHCC phải được đánh giá theo chi phí đầu vào làm ra chúng Ở Mỹ, các DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp công ích, hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận Số lượng các doanh nghiệp loại này không nhiều, nên các công ty tư nhân đảm nhận cung ứng phần lớn các HHCC cho xã hội Ngoài các công cụ điều tiết vĩ mô để điều chỉnh hành vi của các DNTN sản xuất và cung ứng HHCC như thuế, đơn đặt hàng, trợ giá , Chính phủ Mỹ còn
có chính sách mua HHCC của các hãng tư nhân để đáp ứng nhu cầu cho xã hội
4.1.3 Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và cung ứng HHCC”
Theo mô hình này, cả Nhà nước và tư nhân đều có thể liên kết, hợp tác sản xuất, cung ứng HHCC cho xã hội Cùng với sự khuyến khích khu vực tư đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước cũng muốn có một số doanh nghiệp của mình như là một công cụ điều tiết trực tiếp việc sản xuất, cung ứng một số HHCC quan trọng mà Nhà nước thấy cần thiết Mô hình này được tiến hành phổ biến ở New Zealand, Singapore… Trong nền kinh tế này thường xuất hiện các hình thức cung ứng chủ yếu sau:
Một là, hình thức "Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ
chức cung ứng HHCC” Toàn bộ kinh phí đảm bảo phục vụ cho cung ứng đều được Nhà nước đảm nhận chi trả Điều khác biệt ở đây là chủ thể trực tiếp tổ chức cung ứng cho xã hội không phải là DNNN mà là doanh nghiệp thuộc khu vực tư Ví dụ, để làm một con đường theo nhu cầu xã hội và chủ trương của Nhà nước, Nhà nước có thể kêu gọi các DNTN, tổ chức đấu thầu, đặt hàng và doanh nghiệp trúng thầu sẽ nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước và tiến hành
xây dựng con đường đó
Hai là, hình thức “Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung
ứng HHCC” Đây là hình thức được áp dụng để cung ứng những loại HHCC
Trang 11thường gắn liền với đời sống dân sinh mà DNNN có thể được nhân dân (người trực tiếp thụ hưởng) chọn (thông qua đấu thầu, đặt hàng…) trực tiếp đứng ra tổ chức cung ứng Điều đáng chú ý là tài chính phục vụ cho việc tổ chức xây dựng cung ứng do người dân đảm nhiệm chi trả cho doanh nghiệp Trên cơ sở số tài chính đó, doanh nghiệp sẽ tổ chức cung ứng Hình thức này thường được vận dụng ở những địa bàn người thụ hưởng có mức sống thuận lợi, khá đồng đều và lĩnh vực hoạt động phù hợp Ví dụ như ở một số địa bàn dân cư, người dân có thể bàn bạc, thoả thuận cùng thống nhất góp tài chính và kêu gọi một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (DNNN) mà người dân tin tưởng đặt hàng hoặc
tổ chức đấu thầu làm các con đường trong khu dân cư
Ba là , hình thức “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư (góp) vốn
cùng cung ứng HHCC” Đây là hình thức cung ứng HHCC dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các nhà đầu tư, trong đó có Nhà nước Trong mối quan hệ này, Nhà nước đóng vai trò là một nhà đầu tư, thành viên hay cổ đông công ty Các thành viên (cổ đông…) này cùng góp vốn, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm
về hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia
4.1.4 Mô hình "lấp chỗ trống”
Cung ứng HHCC có đặc trưng rất cơ bản là khả năng tìm kiếm lợi nhuận rất khó khăn, nếu như không muốn nói là không có lợi nhuận Vì lẽ đó, doanh nghiệp của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là của khu vực tư, thường không quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động thuộc khu vực công mà sản phẩm làm ra cung ứng cho xã hội là HHCC kể cả/mặc dù pháp luật của quốc gia đó vẫn thừa nhận, cho phép hay khuyến khích các doanh nghiệp thuộc khu vực tư có quyền đầu tư, cung ứng Vì lý do đó, Nhà nước với tư cách là một là tổ chức đặc biệt của quyền lực công - có đủ tư cách đại diện cho một quốc gia, đủ tài chính và trách nhiệm thực hiện chức năng, vai trò xã hội của mình - phải đứng
ra cáng đáng, thực hiện vai trò, sứ mệnh để xã hội phát triển an toàn, bình
Trang 12thường, tích cực, lành mạnh bằng cách thực hiện cung ứng HHCC thay thế các doanh nghiệp thuần tuý khác.
Mô hình "lấp chỗ trống” được hình thành, phát triển và đề cập đến nhiều, đặc biệt ở các nước phát triển nền kinh tế thị trường xã hội như Đức, Pháp, Thuỵ Điển… Ở các quốc gia này, DNNN có mặt chủ yếu để “lấp chỗ trống” trong sản xuất, cung ứng HHCC mà các DNTN không làm vì các lý do trên
4.2 Cung cấp HHCC và vấn đề tổn thất phúc lợi xã hội
4.2.1 Cung cấp HHCC thuần túy.
Một trong những khó khăn khi cung cấp HHCC là không có một thị trường
để trao đổi mua bán hàng hóa này giống như thị trường tư nhân Chúng ta có thể cung cấp HHCC, như vậy có thể nói ta có thể vẽ được đường cung đối với HHCC nhưng lợi ích và mức giá mà mỗi người sẵn sàng trả cho lợi ích mà HHCC mang lại là rất khó để đo lường Nhà kinh tế học Thụy Điển Erik Lindahl đã đưa ra một mô hình nhằm tạo ra một mô hình nhằm tạo ra một giải pháp theo kiểu thị trường cho HHCC thuần túy Theo mô hình này, việc xác định mức độ sẵn sàng chi trả của các cá nhân cho HHCC, Chính phủ có thể xác định được một cơ chế đánh thuế tối ưu theo mức độ lợi ích mà cá nhân nhận được từ HHCC Cân bằng Lindahl được xác định tại điểm giao giữa đường cung
về HHCC và mức thuế người dân sẵn sàng trả cho lợi ích mình được hưởng từ HHCC
Cân bằng Lindahl cho thấy một tập hợp giá Lindahl và mức cung cấp HHCC hiệu quả được tất cả các thành viên trong xã hội nhất trí và tự nguyện đóng góp Tuy nhiên, áp dụng nguyên tắc đóng góp tự nguyện đòi hỏi tất cả các thành viên bỏ phiếu một cách trung thực theo đúng lợi ích biên mà họ nhận được từ HHCC mang lại Nếu người A có thể đoán trước số tiền tối đa mà người
B sẵn sàng trả cho HHCC thì anh ta sẽ cố gắng buộc người B phải đến gần sự phân bổ đó bằng cách bộc lộ nhu cầu của mình về HHCC thấp hơn thực tế
Trang 13Tương tự, người B có động cơ như thế, hành vi tính toán của các cá nhân có thể ngăn cản việc đạt được một mức HHCC hiệu quả.
Ở một mức độ cực đoan, nếu cá nhân nhận thấy rằng việc mình có trả tiền
để được tiêu dùng HHCC thuần túy hay không không ảnh hưởng tới việc hưởng thụ lợi ích của HHCC đó thì lúc đó họ đã trở thành những kẻ ăn không Kẻ ăn không là những người tìm cách hưởng thụ lợi ích của HHCC mà không đóng góp một đồng nào cho chi phí sản xuất và phân phối HHCC đó
Nếu chỉ có một số ít người muốn trở thành kẻ ăn không thì thị trường vẫn cung cấp được hàng hoá này mà không cầ Chính phủ Trong thực tế, ở những cộng đồng nhỏ, mọi người hầu như đã biết hết nhau, việc che giấu lợi ích cá nhân là rất khó thì dư luận xã hội là một biện pháp rất tốt để cá nhân đóng góp đầy đủ cho HHCC Vì thế ở các thôn xóm nhỏ hoặc các khu tập thể, ta vẫn thấy
cá nhân có thể tự thỏa thuận với nhau về mức đóng góp cho các công trình công cộng như đường làng, ngõ xóm, các công trình cui chơi cho trẻ em, đường điện, đường nước…
Tuy nhiên, khi cộng đồng càng lớn thì việc che giấu ý muốn cá nhân càng
dễ dàng, sự phát hiện và trừng phạt của xã hội đối với những kẻ ăn không càng khó khăn thì động cơ trở thành kẻ ăn không càng lớn Nếu tất cả các cá nhân trong cộng đồng đều chọn chiến lược hành động như những kẻ ăn không thì kết cục sẽ không có HHCC nào được cung cấp Điều này đặc biệt khó khăn khi tư nhân đứng ra cung cấp HHCC, vì họ không có khả năng cưỡng chế các cá nhân phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp Đây cũng chính là lý do khiến khu vực tư nhân không muốn tham gia cung cấp HHCC thuần túy
Chính phủ có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách buộc các cá nhân phải đóng góp bắt buộc thông qua thuế
4.2.2 Cung cấp HHCC không thuần túy.
4.2.2.1 Đối với những HHCC có thể loại trừ bằng giá
Trang 14Với những HHCC có thể loại trừ bằng giá thì quan điểm chung là nên dùng giá để loại trừ bớt việc tiêu dùng nhằm tranh gây ra tắc nghẽn, đồng thời đảm bảo các cá nhân sẽ sử dụng hiệu quả hàng hóa này.
Tuy quan điểm này là đúng đối với những hàng hóa nhanh bị tắc nghẽn, nhưng nó có thể vẫn gây tổn thất phúc lợi cho xã hội nếu việc tiêu dùng hàng hóa đó chưa đạt đến điểm tắc nghẽn Lý do là khi chưa đến điểm tắc nghẽn nghĩa là việc tiêu dùng chúng không có tính cạnh tranh và vẫn tạo ra phúc lợi xã hội
(Lưu ý: Q e và Q* đều chỉ lượng cầu cân bằng, E là giao điểm của đường cầu và trục tung, A là giao điểm của đường cầu và đường giá)
Công suất thiết kế qua cầu là Qc thì điểm tắc nghẽn là Qc Nếu số lượt qua cầu tối đa là Qm thì không có hiện tượng tắc nghẽn, tức là chi phí phục vụ thêm một lượt qua cầu là bằng 0
Nếu việc qua cầu được thực hiện miễn phí thì số lượt qua cầu sẽ đạt Qm và lợi ích thu được từ toàn bộ cây cầu là toàn bộ tam giác OEQm Nhưng nếu một hãng tư nhân đứng ra xây dựng và thu phí qua cầu tại mức P* thì số lượt qua cầu là Q* Một số lượt qua cầu mà lợi ích biên lớn hơn chi phí biên sẽ không được thực hiện (Qm – Q*), cho dù hãng tư nhân thu được một doanh thu từ phí
Trang 15bằng diện tích OP*AQ* Tổn thất phúc lợi đối với xã hội là diện tích tam giác AQ*Qm.
Có thể nói, nếu hàng hóa mà chi phí của việc cung cấp bằng 0 thì hàng hóa
đó nên được cung cấp miễn phí, còn chi phí để sản xuất ra chúng có thể được trang trải thông qua các nguồn thu khác, ví dụ từ thuế…
4.2.2.2 Đối với những hàng hóa mà việc loại trừ rất tốn kém.
Trường hợp thứ hai ta xem xét ở đây là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn, do đóc nên loại trừ bớt việc tiêu dùng để tránh tình trạng tắc nghẽn, nhưng chi phí để thực hiện việc loại trừ này quá lớn khiến chính phủ phải chấp nhận cung cấp công cộng hàng hóa này Gọi tất cả các chi phí liên quan đến việc
điều hành một hệ thống giá cả để loại trừ việc tiêu dùng HHCC là chi phí giao dịch Đó là toàn bộ những chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế,
chẳng hạn chi phí để duy trì hệ thống trạm thu phí trên đường cao tốc
( Hình 2.15 giáo trình trang 94)
Xét một ví dụ về việc đi lại trên đường cao tốc trường hợp này được mô tả trong hình sau Trục hoành thể hiện số lượt người đi lại trên đường đó trong một ngày, trục tung thể hiện mức giá Việc đi lại trên đường cao tốc có thể gây tắc nghẽn, tức là chi phí biên cảu việc cung cấp sẽ lớn hơn 0 trước khi đạt mức tiêu dùng tối đa Điều này được mô tả bằng việc Qc (công suất thiết kế cảu con đường) nhỏ hơn Qm (mức tiêu dùng tối đa khi việc đi lại trên đường là miễn phí) Như vậy, mức tiêu dùng tối ưu nên dùng lại ở Q*, khi chi phí biên bắng lợi ích biên
Nếu chính phủ cung cấp công cộng dịch vụ này thì tổn thất mà xã hội phải gánh chịu là phẩn diện tích EFQm Đây là phẩn tổn thất xảy ra do tiêu dùng quá mức Để tránh phần tổn thất này, cần dùng một cơ chế loại trừ bằng giá nào đó, chẳng hạn đặt trạm thu phí ở tất cả các ngả đường dẫn vào con đường này Tuy nhiên điều đó làm chi giao dịch để làm điều đó tăng rất cao, làm mức lệ phí tăng lên mức Po và số lượng đi lại trên tuyến đường này giảm xuống còn Qo