Trong công cuộc xây dựng đất nước tất các nguồn vốn đều vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tạo điều kiện phát huy hết tiền lực của đất nước.
LỜI GIỚI THIỆU Trong công cuộc xây dựng đất nước tất các nguồn vốn đều vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tạo điều kiện phát huy hết tiền lực của đất nước. trong đó chúng ta không thể không kể đến nguồn vốn ODA. Ngoài tính chất ưu đãi, vốn ODA khác so với hai loại vốn trên là: ODA chỉ là sự chuyển nhượng vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn vốn ODA là nhân tố quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển. Về thực chất ODA cũng là một khoản nợ nước ngoài mà các nước nhận tài trợ cần phải trả. Vì thế, việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu khách quan. Chính vì nguồn vốn ODA có đặc biệt quan trọng với đất nước chúng ta vì vậy em đã chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam và giải pháp cho những năm tiếp theo” làm đề tài của mình. Tuy nhiên, Vì sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, em mong nhận đươc sự giúp đỡ, chỉ bảo thầy cô để cho đề tài của em thêm hoàn thiện. . 1 CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn (ODA) I. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1. khái niệm: ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc 2 hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. Trên thế giới, ODA đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ gần đây, bắt đầu từ kế hoạch MacSall của Mỹ cung cấp viện trợ cho Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tiếp đó là hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi thành lập, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) năm 1961 và Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC), các nhà tài trợ đã lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp với các hoạt động chung về hỗ trợ phát triển. trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây, thế giới tồn tại ba nguồn vốn chủ yếu: - Liên Xô và Đông Âu - Các nước thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển. - Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Về thực chất, ODA la sự chuyển giao một phần GNP từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước phát triển dành 1% GDP để cung cấp ODA cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước đang phát triển để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đi đôi với sự quan tâm lợi ích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng ODA như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước và khu vực tiếp cận ODA. Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng để phát triển kinh tế xã hội. Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. ODA có hai mặt: Nếu sử dụng một cách phù hợp sẽ hỗ trợ thật sự cho công 3 cuộc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đó sẽ là một khoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản lý và điều phối nguồn vốn này. Nghị đinh số 20 của Chính phủ khẳng định ODA cho Việt Nam là một trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho những mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tính chất ngân sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và toàn dân được thụ hưởng lợi ích do các khoản ODA mang lại. Việc cung cấp ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây: - Song phương: + Trực tiếp Chính phủ với Chính phủ. + Gián tiếp Chính phủ với Chính phủ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế. - Đa phương: + Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam. + Các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam. Xu hướng của nguồn vốn ODA những năm gần đây: ODA là nguồn vốn vay ưu đãi, không phải vốn vay mang tính thương mại, nên trong tổng số vốn vay bao giờ cũng có hai phần. Một phần là cho không, chiếm ít nhất 25%, còn lại là phần vay ưu đãi với lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình 1-2%/ năm), hoặc không lãi suất, thời gian trả nợ dài hạn (25-40 năm), kèm theo thời gian ân hạn (08-10 năm). Ví dụ, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay 55 triệu USD năm 2004 để "phát triển giáo dục trung học cơ sở", với thời hạn 32 năm, 8 năm ân hạn, lãi suất 1% năm trong thời gian ân hạn và 1,5%/ năm trong thời gian sau đó. các nước nhận ODA phải là những nước có thu nhập dưới mức trung bình tính theo chuẩn của Liên hiệp quốc hay còn gọi là các nước đang phát triển. 4 Năm 2005 theo tài liệu của UNDP, hiện nay có 20% dân số thế giới sống mỗi ngày chỉ có 1USD. Do vậy, ODA chủ yếu dùng để phát triển kinh tế, xã hội thuần tuý và không mang tính lợi nhuận nhằm để giúp các nước đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất bằng ODA là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, ô nhiễm môi trường. Bảng 1. ODA của các nhà tài trợ chính giai đoạn 1990-2003 ĐVT: Tỷ USD Năm Nước 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng ODA 54,3 58,3 62,4 56,1 58,8 58,8 55,6 48,5 52,1 53,2 53,7 52,4 58,3 69,0 Nhóm G7 42,4 45,6 48,6 44,6 46,6 44,7 41,3 35,1 38,6 39,4 40,2 38,2 42,6 49,9 Mỹ 11,4 11,3 11,7 10,1 9,9 7,4 9,4 6,9 8,8 9,1 10,0 11,4 13,3 16,3 Nhật 9,1 11,0 11,2 11,3 13,2 14,5 9,4 9,4 10,6 12,2 13,5 9,8 9,3 8,9 Pháp 7,2 7,4 8,3 7,9 8,5 8,4 7,5 6,3 5,7 5,6 4,1 4,2 5,5 7,3 Đức 6,3 6,9 7,6 7,0 6,8 7,5 7,6 5,9 5,6 5,5 5,0 5,0 5,3 6,8 Nguồn: www.oecd.org Nhà tài trợ chính ODA là các nước thuộc nhóm OECD. Đây là nhóm những nước phát triển nhất thế giới, cũng như các tổ chức phi chính phủ như UNDP, WB, ADB, IMF và các tổ chức khác thì cũng do nhóm các nước này chi phối, đóng góp và có ảnh hưởng lớn. Nhìn vào Bảng 1 ta thấy lượng ODA cung cấp của các nước nhóm G7 chiếm tỷ trọng lớn, bình quân hơn 70% tổng ODA thế giới. Năm 1990 ODA thế giới là 54,3 tỷ USD thì nhóm G7 đóng góp 42,4 tỷ USD, chiếm 78,08% và đến năm 2003 vẫn chiếm 72,31%, tương đương 49,9 tỷ USD. Trong số các nước viện trợ ODA thì Mỹ là nhà viện trợ lớn nhất, sau đó là đến Nhật Bản. Riêng năm 1995 ODA của Mỹ thấp nhất chỉ 5 đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 12,56% và năm nhiều nhất là 2003 với 16,3 tỷ USD, chiếm 23,62% tổng ODA của thế giới. ODA không ổn định, khối lượng có xu hướng giảm. Giai đoạn 1990-2002 ODA thế giới tăng liên tục trên 7%/ năm, riêng năm 1992 đạt mức cao nhất kể từ 1990-2002 với 62,4 tỷ USD và đột ngột tăng lên năm 2003 với 69 tỷ USD, tăng 18,35%, tương đương 10,7 tỷ USD so với 2002. Từ năm 1997 -2001 mức ODA của thế giới ở mức thấp, trong đó năm 1997 ở mức thấp nhất là 48,5 tỷ USD do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (xem Bảng 1). Ngoài ra, để giải thích cho lý do sụt giảm ODA cả về con số tuyệt đối và tương đối những năm 1990 vì có liên quan đến ba sự kiên sau: các vấn đề ngân sách ở các nước OECD, chiến tranh lạnh kết thúc và nguồn vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển tăng mạnh Trong những năm gần đây, các nước OECD đang phải đấu tranh để kiểm soát thâm hụt ngân sách và kiềm chế gia tăng chi tiêu của chính phủ. Mặc dù viện trợ cho nước ngoài chiếm một phần rất nhỏ của ngân sách, nhưng nó là một trong những nội dung đầu tiên phải cắt giảm. Trong giai đoạn 1991-1997, tất cả các nhà tài trợ lớn đều giảm tỷ lệ viện trợ trong GNI của mình. Mỹ là nước giảm viện trợ mạnh nhất vào năm 1997 viện trợ của nước này chỉ còn 0,08% GNI. Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu khác có truyền thống là những nước hào phóng cũng chỉ đóng góp 1% GNI cho viện trợ. Nhưng, trong số các nước lớn thì Pháp là nước duy nhất đóng góp hơn 0,45%. Năm 1997 các nước OECD chỉ đóng góp được 0,22% GNI. Chiến tranh lạnh kết thúc đã ảnh hưởng tới quyết định của một số nước do đó có nguy cơ mất đi sự hỗ trợ to lớn của chính phủ các nước tài trợ. Năm là, ODA do chính nước nhận viện trợ quản lý và sử dụng nhưng luôn có sự giám sát từ phía nhà tài trợ, tuy nhiên sự giám sát này không trực tiếp. Chính vì nguyên nguyên nhân này mà ODA đôi khi sử dụng kém hoặc 6 không hiệu quả nếu như nước tiếp nhận ODA thiếu hoặc chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử dụng nguồn viện trợ này sao cho hiệu quả. Hơn nữa, cùng với sự ưu đãi từ nguồn viện trợ này như việc vay ưu đãi với lãi suất thấp, chỉ bằng 1/10 so với vốn vay thông thường và một phần cho không, thời gian trả nợ dài gồm cả thời gian ân hạn là 40-50 năm. Điều kiện ưu đãi này đã dẫn đến một số người có tư tưởng xem nhẹ hiệu quả sử dụng ODA với tư cách là khoản vay cần phải trả nợ. Thực tế điều này đã xảy ra với một số nước châu Phi như Cộng hoà dân chủ Cônggô hoặc vụ án PMU 18 ở Việt Nam vừa qua. ODA có quá nhiều nhà tài trợ trong khi ít chú trọng đến sự phối hợp. Điều này gây ra khó khăn và quá tải về năng lực của bộ máy công quyền cho nước nhận viện trợ về thủ tục cũng như sự phối kết hợp giữa nhiều các nhà tài trợ với nhau về cùng một lĩnh vực, một dự án, một công trình trong cùng một nước. Đôi khi dẫn đến sự trùng lặp về đòi hỏi từ phía các nhà tài trợ. Điển hình là vùng cận Sahara châu Phi phải giao dịch với hơn 30 nhà tài trợ, hàng tá các tổ chức phi chính phủ khác; Etopia nhận viện trợ 37 nhà tài trợ trong năm 2003. Mỗi nhà tài trợ mang đến hàng tá dự án; Việt Nam cũng vậy với hàng chục, hàng trăm các nhà tài trợ song phương, đa phương và tổ chức phi chính phủ khác. 7 Bảng 2. ODA của thế giới phân bổ theo khu vực qua một số năm ĐVT: % Năm Khu vực 1990-1991 1995-1996 2000-2001 Cận Sahara châu Phi 33,8 33 30,4 Nam và Trung Á 14,7 15,0 17,6 Châu Á khác và châu Đại Dương 16,6 22,1 20,6 Trung Đông và Bắc Phi 20,9 13,0 10,5 Châu Âu 2,9 4,3 7,8 Mỹ Latin và Caribê 11,7 12,5 13,1 Nguồn: www.oecd.org ODA phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới. Bảng 2 thể hiện tiểu vùng Sahara châu Phi là khu vực nhận được ODA lớn nhất của thế giới chiếm trên 33% và có giảm chút ít về sau nhưng không đáng kể. Khu vực này thuộc điểm nóng về nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới hiện nay với tỷ lệ nghèo 41,1%, giảm 6% so với năm 2000. Khu vực thấp nhất nhận được ODA viện trợ là châu Âu, nhưng có xu hướng tăng lên từ 2,9% lên 4,3% và 7,8% năm 2000-2001. Đặc biệt, khu vực Trung Đông và Bắc Phi có xu hướng giảm từ 20,9% xuống 13% và đến năm 2000-2001 còn 10,5%. Những năm gần đây khu vực châu Á chiếm tỷ lệ ODA cao nhất do đạt được tốc tăng trưởng kinh tế cao và ổn định như Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển với thu nhập đầu người dưới 1000 USD/ năm, nên Việt Nam cũng là một trong những nước nhận viện trợ nguồn vốn ODA hàng năm và trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu lên một vài đặc điểm điển hình của nguồn vốn ODA ở Việt nam giống với những đặc điểm đã nêu ở trên. Cụ thể là nguồn vốn ODA của Việt Nam thu hút được chủ yếu từ các nước phát triển thuộc nhóm OECD, trong đó Nhật Bản là đối tác quan trọng nhất và lớn nhất với tổng vốn ODA viện trợ cho Việt Nam từ 1993 8 đến 2007 đạt gần 10 tỷ USD, thứ hai là WB đạt gần 8 tỷ USD, thứ ba là ADB hơn 4 tỷ USD. Trong giai đoạn 1993-2008, nguồn vốn ODA cho Việt Nam chủ yếu được viện trợ trong các ngành và lĩnh vực sau (Xem Biểu đồ 3). Giao thông Vận tải và bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD. Năng lượng và công nghiệp là lĩnh vực lớn thứ hai với tổng số vốn đã ký đạt trên 7,6 tỷ USD. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo lớn thứ ba đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực lớn thứ tư với tổng số vốn đã ký kết đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Điều đáng lưu ý nữa là hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 50 nhà tài trợ song phương và hàng chục nhà tài trợ đa phương, trong đó mỗi nhà tài trợ lại có những quy trình, thủ tục và phương pháp quản lý riêng; mặt khác đôi khi những quy trình, thủ tục, và cách quản lý này lại khác với những quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự trùng lặp về các thủ tục giữa các nhà tài trợ trong cùng một dự án, một lĩnh vực. Tất cả những điều này gây ra gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý cho Việt Nam, cũng như gây ra sự chồng chéo về thủ tục và lẵng phí không cần thiết. 2. Các loại hình ODA 2.1. Xét theo mục đích ODA gồm các hình thức chủ yếu sau: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ nhưng đôi khi là hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu). Ngoại tệ và hàng hoá chuyển trong nước qua hình thức này được chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. - Hỗ trợ chương trình (còn gọi là viện trợ phi dự án): 9 Là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều nội dung khác nhau của một chương trình. - Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế có trường hợp một dự án kết hợp cả hai loại hình hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật. 2.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn - Viện trợ không hoàn lại: Thường là hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt động của chuyên gia quốc tế. Đôi khi viện trợ này là hoạt động nhân đạo như lương thực, thuốc men hoặc các loại hàng hoá khác . nên chúng rất khó huy động vào các mục đích đầu tư phát triển. Thêm vào đó các khoản viện trợ không hoàn lại thường kèm theo một số điều kiện về tiếp nhận, về đơn giá . mà nếu nước tiếp nhận có vốn chủ động sử dụng thì chưa chắc đã phải chấp nhận những điều kiện như vậy hoặc không sử dụng với đơn giá thanh toán cao gấp 2-3 lần. Do đó khi sử dụng các nguồn vốn ODA cho không, cần hết sức thận trọng. - Các khoản vay ưu đãi ODA có thể sử dụng cho mục tiêu đầu tư phát triển. Tính chất ưu đãi của khoản vay này thể hiện ở khía cạnh sau: + Lãi suất thấp. + Thời gian vay dài. + Thời gian ấn hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên khá dài thường khoảng 5-10 năm trở lên. Thông thường các nước tiếp nhận ODA để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, tạo môi trường hạ tầng cơ sở để tiếp tục thu hút vốn đầu tư. 10 [...]... quản lý ODA Về môi trường pháp lý: Trong thời gian qua, bắt đầu từ năm 1993, có sự kiện đánh dấu việc Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị Paris năm 1993), nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý. .. rãi của các bên có liên quan, trong đó có các đối tượng thụ hưởng + Bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan + Bảo đảm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ - Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA phải tuân theo các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quy chế Quản lý vay và. .. thiện cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thực tế tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ODA Bên cạnh văn bản khung này, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy khác nhằm quản lý và hỗ trợ hoạt động quản lý Nhà nước ở các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Trong số này có các văn bản về quy trình rút vốn ODA, thuế giá trị gia tăng, Quy chế... pháp lý cho việc quản lý nguồn vốn này Bắt đầu từ Nghị định 20/CP ban hành năm 1994, tiếp đó là Nghị định 87/CP năm 1997, Nghị định 17/2001/NÐ-CP ban hành năm 2001…, Chính phủ đã ban hành các văn bản khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này Khuôn khổ pháp lý cơ bản của hoạt động Quản lý Nhà nước về nguồn vốn ODA được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù... đại và phát triển nguồn nhân lực Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến Đồng thời bằng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực - ODA giúp các nước đang phát triển. .. cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt... tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác, Những thành tựu mà Việt Nam đạt 26 được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam Cam kết cung cấp vốn ODA năm sau cao hơn năm trước Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các... phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là 34 những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện Việt Nam là một địa chỉ như vậy Trong quá trình tiếp nhận viện trợ phát. .. GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân, Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và. .. được quản lý chặt chẽ và hiệu quả, trong 15 năm qua Chính phủ không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý nguồn vốn này Theo tinh thần đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trong đó có phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan với một cơ chế phối hợp nhịp nhàng, cụ thể Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn