Danh mục các bảng số liệu và bản đồ1 Danh sách các trạm khai thác số liệu Bảng 1 2 Đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng trên 4 Xác suất tổng lượng mưa tháng ≥ 100 mm B
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN
LÊ ĐẠI THẮNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
“PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA
CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÍ TƯỢNG
Hà Nội – Năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN
LÊ ĐẠI THẮNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
“PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA
CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM”
Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học
Mã số: 60440222
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÍ TƯỢNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ THANH HẰNG
Trang 3Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô: Tiến sĩ Vũ Thanh Hằng, Giảng viên trực tiếp hướng dẫn và Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Tân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tại nhà trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn khí tượng và các bộ môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí
tượng thủy văn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng
tập thể anh chị em học viên lớp cao học CH11 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tácgiả
Lê Đại Thắng
Trang 4Chương 2 – SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1 Các bản đồ phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa 20
3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng 223.2.2 Phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm 29
3.3.1 Xu thế biến đổi đăc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
các tháng
45
3.3.2 Xu thế biến đổi các đặc trưng mưa nhiều năm 46
Trang 5Danh mục các bảng số liệu và bản đồ
1 Danh sách các trạm khai thác số liệu Bảng 1
2 Đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng trên
4 Xác suất tổng lượng mưa tháng ≥ 100 mm Bảng 4
5 Hệ số góc Sen tổng lượng mưa tháng tính trung bình trên các
vùng khí hậu
Bảng 5
6 Hệ số góc Sen của các đặc trưng mưa trên các vùng khí hậu Bảng 6
7 Hệ số góc độ dài mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu Bảng 7
8 Bản đồ phân bố không gian tổng lượng mưa tháng Hình 3.1 – Hình 3.12
9 Bản đồ phân bố không gian đặc trưng trung bình nhiều năm Hình 3.13 – Hình 3.28
10 Bản đồ phân bố không gian số năm có tổng lượng mưa các tháng
12 Xu thế biến đổi trung bình nhiều năm của đặc trưng mưa Hình 3.53 – Hình 3.68
13 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa Hình 3.69
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
AĐD Ấn Độ Dương
BBC Bắc Bán Cầu
C-C Phương trình Clausius - Clapeyron
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GPCP Dự án khí hậu mưa toàn cầu
ENSO El nĩno - Dao động nam bán cầu
ITCZ Dải hội tụ nhiệt đới
IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KKL Không khí lạnh
KKK Khối không khí
Trang 6KTTV Khí tượng thuỷ văn
MST Rãnh gió mùa
SI Chỉ số mùa (seasonality index)
SSTs Nhiệt độ bề mặt nước biển
PDSI Chỉ số đo mức độ hạn hán nghiêm trọng bởi PalmerTCWV Tổng cột hơi nước
TBD Thái Bình Dương
RegCM3 Mô hình khí hậu khu vực
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
Trang 7MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đang tác động đến toàn cầu, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đã
ấm lên, nhiệt độ tăng dẫn đến khả năng trữ ẩm của khí quyển tăng, với sự ấm lên toàncầu, có dấu hiệu cho thấy rằng mưa đã thay đổi và diễn ra trên cả quy mô toàn cầu và khuvực Những tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng và thay đổi về mưa là rất rõràng và không thể phủ nhận dẫn đến những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạngsinh học và con người Mưa có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong các quá trìnhsinh học, từ lúc phôi thai, sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.Trong số các nước bị tác động của biến đổi khí hậu thì Việt Nam là một trong số cácnước trên thế giới chịu các tác động của biến đổi khí hậu lớn nhất, do điều kiện kinh tếViệt Nam chưa phát triển, năng lực tổ chức, quản lý và ứng phó còn hạn chế, nên ViệtNam là một trong những nước có khả năng dễ bị tổn thương nhất trong số các nước chịutác động của biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) Tác động của biến đổi khí hậu có khả nănglàm suy yếu và thậm chí, làm giảm các tiến bộ đạt được trong việc cải thiện kinh tế - ansinh xã hội của Việt Nam Thay đổi về mưa trên mỗi khu vực sẽ chi phối đến nguồn nướcsẵn có cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sảnngày càng tăng đặt ra yêu cầu tích trữ, khai thác và sử dụng nước một cách hiệu quả,trong khi nguồn nước cung cấp bởi các con sông suối ngày càng khan hiếm và phụ thuộcvào phân bố lượng mưa trên từng khu vực Mưa quá nhiều trên một khu vực nhỏ sẽ sinh
lũ quét gây ra thiệt hại lớn ở hầu hết các hoạt động kinh tế, trong đó ngành nông nghiệpchịu thiệt hại nặng nhất, ngược lại sự thiếu hụt bất thường của lượng mưa trên khu vựcthì cũng sẽ gây hạn hán nông nghiệp Đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian thu hoạch
và gieo trồng các loại cây sẽ khác nhau thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực,hiệu quả canh tác phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào mưa của từng mùa, vì vậy nhữngthay đổi trong điều kiện mưa có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức về hoạt động củangành nông nghiệp cũng như về tổng sản phẩm GDP của cả nước
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy nhiều hoạt động kinh tế cũng như xã hội
đã phải đối mặt nhiều hơn với các điều kiện KTTV bất lợi, mưa, bão, lũ ảnh hưởng ngàycàng nhiều đến các các lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống Trong khi đó, các hoạt độngkinh tế xã hội ngày càng đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau như: dầu khí, giải trí, du
Trang 8vùng núi đến vùng biển, trong đó nhiều vùng có nguy cơ thiên tai mưa lũ tăng cao Yếu
tố khí hậu mưa ở nhiều quốc gia là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến kinh tế,chính trị và xã hội, trong đó lũ lụt và hạn hán làm giảm sản lượng nông nghiệp dẫn đếntình trạng thiếu lương thực, thực phẩm được coi là nguyên nhân chính của tình trạngthiếu lương thực dẫn đến dẫn đến có khả năng tăng cao thảm họa nhân đạo nạn đói, cướpbóc, bạo loạn, bất ổn định xã hội…
Theo các nhà nghiên cứu ước tính việc giảm 10 % về lượng mưa theo mùa từ mứctrung bình đến dài hạn sẽ dẫn đến giảm 4.4 % sản lượng lương thực Do đó, kiến thức về
sự phân bố và xu thế biến đổi theo không gian và thời gian của mưa là rất quan trọngtrong việc lập kế hoạch thích ứng cho Việt Nam, bởi nông nghiệp không chỉ chiếmkhoảng 18.4 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 47.1 % tổng số việc làm củaViệt Nam Hiểu biết sâu sắc hơn về đặc điểm và phân bố của mưa sẽ hỗ trợ quản lýnguồn nước, phát triển nông nghiệp và quản lý thiên tai và quy hoạch phát triển ở ViệtNam là rất quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu
Mưa là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, quá trình hình thành và pháttriển của mưa diễn tiến rất phức tạp, do vậy phân bố không gian và thời gian của mưa cóbiến đổi lớn cả vềlượng và cường độ mưa Biến đổi của mưa thu hút nhiều sự quan tâm vìtầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh tế như nông nghiệp, sản xuất năng lượng
và cung cấp nước uống, quản lý và sử dụng tài nguyên Nghiên cứu phân bố mưa và xuthế mưa trên cơ sở dữ liệu lịch sử là một bài toán hay không chỉ đối với các nhà khítượng học mà còn có sự quan tâm của các nhà khoa học khác
Như vậy, bằng lý thuyết và thực nghiệm có thể thấy biến đổi của mưa là quan trọngnhất và có ảnh hưởng chủ yếu tới chế độ khí hậu của một vùng, một khu vực hoặc mộtmiền lãnh thổ; Nghiên cứu, đánh giá phân bố không gian của các đặc trưng mưa có ýnghĩa rất quan trọng Trước những đòi hỏi của thực tế, qua tham khảo những công trìnhnghiên cứu về phân bố mưa theo không gian ở trong và ngoài nước, Chúng tôi chọn đề
tài “Phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt
Nam'' với hy vọng xác định chế độ mưa và phân tích, đánh giá xu thế biến đổi của đặc
trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Vìvậy, nội dung chính của luận văn này là:
Trang 91 Tính toán các đặc trưng mưa của 610 trạm KTTV trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
2 Mô tả phân bố các đặc trưng mưa theo không gian trên các vùng khí hậu;
3 Đánh giá xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trong những thập kỷ qua
Bố cục của luận văn bao gồm các phần sau:
Mở đầu: Thực trạng và yêu cầu thực tế mang tính cấp thiết của xã hội đối với nội
dung mà đề tài sẽ nghiên cứu
Chương I: Tổng quan
Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đếnphân bố không gian và thời gian mưa
Chương II: Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tuyển chọn số liệu của 610 trạm khí tượng thủy văn, kiểm tra, thống
kê và biên tập chuỗi số liệu
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Tính toán các đặc trưng thống kê: Tổng lượng mưa tháng, năm, mùa; Số ngày cómưa trong tháng, năm, mùa; Độ dài mùa mưa…
Tính toán và phân tích xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa
Chương III: Kết quả và phân tích
Kết luận và kiến nghị
Trang 10Chương 1
TỔNG QUAN
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, có vị trí địa lý từ 8o30’đến 23o22’ vĩ độ Bắc và từ 102o10’ đến 109o21’ kinh độ Đông, tổng diện tích 331.212
km2 với bờ biển dài khoảng 3.260 km Theo đánh giá của Cơ quan Quản lý thiên tai châu
Á thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiêntai nhất ở châu Á Nước ta thường chịu nhiều loại thiên tai liên quan tới yếu tố mưa nhưbão, lũ, lũ quét, mưa lớn, hạn hán, sạt lở đất, dông, tố, lốc trong đó bão lũ, hạn hán lànhững loại thiên tai gây nhiều thiệt hại hơn cả
Điều kiện khí hậu của một khu vực đặc trưng bởi chế độ nhiệt, ẩm, mưa, gió…trong
đó yếu tố mưa đóng vai trò hết sức quan trọng và có khả năng chi phối đối với các biếncòn lại, căn cứ vào hiệu số của tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi có thể tính toánđược trữ lượng ẩm của từng khu vực Lượng mưa nhiều, ít có tác dụng phản ánh khảnăng cung cấp ẩm cho khí quyển là cao hay thấp, mức độ ẩm trong khí quyển được trữdưới dạng tiềm nhiệt và ẩn nhiệt biểu hiện dưới dạng không khí “ẩm” hay “khô” hoặc khíquyển “nóng” hay “lạnh”, sự biến đổi của độ ẩm trong khí quyển là tiền đề cho sự biếnđổi của thời tiết và khí hậu
Biến đổi của lượng mưa theo không gian và thời gian dẫn đến hệ quả của nó gây tácđộng tích cực hay tiêu cực đối với mỗi khu vực, mặc dù với cùng lượng mưa giống nhaukhí hậu có thể rất khác nhau nếu tần số và cường độ mưa khác nhau, hạn hán xảy ra ở nơi
có lượng mưa ít và nhiệt độ cao làm trầm trọng hơn mức độ khô hạn
Mưa, lũ không những gây thiệt hại về kinh tế xã hội mà còn đe dọa tới tính mạngcon người và hủy hoại môi trường sống Dưới tác động của biến đổi khí hậu, diễn biếncủa các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan hết sức phức tạp; trong đó có sự thay đổicủa yếu tố mưa không những về lượng, cường suất mà còn thay đổi cả về phạm vi ảnhhưởng theo không gian Chính vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi của lượng mưa là một trongnhững bài toán thu hút được sự quan tâm của không chỉ những nhà khí tượng học mà còncủa các nhà khoa học khác
Trang 111.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên đất liền, số liệu mưa quan trắc được trong suốt thế kỷ 20 ghi nhận có sự biếnđổi lớn xảy ra với quy mô thời gian năm và thập kỷ, một số mô hình hệ thống quy mô lớncho thấycó sự thay đổi [23] Nhìn chung, có sự giảm lượng mưa trong vùng cận nhiệt đới
và ngoài vùng nhiệt đới rãnh gió mùa, và sự gia tăng lượng mưa trên đất liền ở các vùng
vĩ độ cao, Bắc Mỹ, Âu- Á, và Argentina, đặc biệt có sự suy giảm rõ rệt ở Địa Trung Hải,phía nam Châu Á qua Châu Phi, phía bắc khu vực này mưa nhiều hơn tuyết Mùa mưadài hơn lên đến 3 tuần ở một số vùng vĩ độ cao phương bắc được ghi nhận trong 50 nămqua [23], thay đổi tương tự có thể được suy ra trên các đại dương từ các mô hình quy môlớn về sự thay đổi độ mặn từ những năm 1950 -1960, so với những năm 1990 - 2000(IPCC 2007) Trên đại dương, khu vực có vĩ độ thấp độ mặn cao hơn ở các vĩ độ cao ở cảhai bán cầu do được ngọt hóa (Hình 1.1)
Hình 1.1 Biểu đồ theo thời gian của lượng mưa trung bình toàn cầu - Dự án mưa
Trang 12Đánh giá sự biến đổi lượng mưa theo sự biến đổi lưu lượng dòng chảy trên sông rađại dương [13] giai đoạn 1948-2005 (xem Hình 1.2) Tại khoảng giữa thời gian quy môthập kỷ, kết quả của sự biến động lớn lưu lượng dòng chảy trên lục địa liên quan tớiENSO đối với lưu lượng dòng chảy vào Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ, vàcác đại dương toàn cầu (ngoại trừ Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen) Đốivới hầu hết các đại dương và đại dương toàn cầu, số liệu lưu lượng dòng chảy có xuhướng đi xuống nguyên nhân chính là do sự thay đổi của mưa Đối với khu vực lạnh,dòng chảy có xu hướng tăng lên (1948-2005) không chỉ do mưa tăng (dữ liệu không đầyđủ), đặc biệt là trên khu vực Siberia, và xu hướng giảm khu vực phía bắc ở vĩ độ cao cóbăng tuyết bao phủ có thể làm gia tăng dòng chảy trong các khu vực này.
Hình 1.2 Xu thế biến đổi lưu lượng nước sông liên quan với lưu vực
(Dai và các cộng sự 2009)
Số liệu mưa trên đất liền toàn cầu sau năm 1950 [23] (Hình 1.3) cho thấy có sự suygiảm nhẹ trong khoảng thời gian này cùng với sự sụt giảm ít trong năm 1992, cả ở dòngchảy và lượng mưa, ngoài các yếu tố khác còn có sự liên quan của núi lửa Pinatubo phuntrào vào năm 1991 [23] Sự sụt giảm đột ngột bức xạ từ mặt trời dẫn đến sự lạnh đi của
Trang 13mặt đất và đại dương, là nguyên nhân đầu tiên gây ra một sự thay đổi của mưa trên đấtliền, giảm sự bay hơi toàn cầu và lượng mưa toàn cầu.
Hình 1.3 Lưu lượng nước sông toàn cầu ra đại dương theo thời gian quan hệ vớimưa trên đất liền (Trenberth & Dai 2007)
Hạn hán nhìn chung trong thế kỷ 20 tăng lên [23], chỉ số đo mức độ hạn hánnghiêm trọng bởi Palmer (PDSI ), cho thấy khu vực đất rất khô trên toàn cầu (được địnhnghĩa là khu vực có chỉ số PDSI dưới -3.0) đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng từ nhữngnăm 1970 Hạn hán nói chung thường mở rộng hơn trong khoảng thời gian có các sự kiện
El Niño, hoặc năm sau khi núi lửa Pinatubo phun trào Sự gia tăng hạn hán có liên quanđến việc phân bố mưa Trong thời kỳ dao động thập kỷ Thái Bình Dương, lượng mưatrên đại dương nhiều hơn đất liền, cùng với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt và làm gia tăng sựbốc hơi nước
Tổng lượng mưa và các đặc trưng khác trên các khu vực thay đổi, mưa lớn đặc biệtgia tăng thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi ngay cả khi lượng mưa trung bìnhkhông tăng [23], phần lớn sự gia tăng này xảy ra trong khoảng thời gian 3 thập kỷ cuốicùng của thế kỷ 20 Lũ lụt đã tăng lên ở một số vùng có liên quan với xoáy thuận và bãonhiệt đới Thảm họa lũ lụt đã tăng lên trong thế kỷ 20 [23] chỉ ra có sự liên kết đặc biệtgiữa mưa lớn và nhiệt độ
Các nghiên cứu khác về sự biến đổi của mưa cũng cho thấy có sự thay đổi trên các
khu vực khác nhau, nghiên cứu của A.Piticar, D.Ristoiu tại phía đông bắc Romania được
tính toán với chuỗi số liệu 50 năm (1961-2010) bằng cách sử dụng dữ liệu mưa ngày từ
Trang 1410 trạm khí tượng, với kỹ thuật Kriging Detrended mô tả phân bố không gian của mưa,
sử dụng phương pháp tính độ dốc Sen để phân tích biến đổi theo thời gian của chuỗi sốliệu (Hình 1.4) sau đó dùng kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall Kết quả cho thấy
có sự tương phản giữa các khu vực miền núi phía tây mưa nhiều hơn và miền đông khôhơn, khu vực đông nam của khu vực phân tích có điều kiện đặc biệt khô là vào mùa Xuân
và mùa Hè, phân tích chuỗi thời gian nhiều năm cho thấy xu hướng tăng của lượng mưatrong khu vực phân tích Phân tích thời gian từng mùa cho thấy sự tăng lượng mưa trongmùa Hè và mùa Thu và giảm vào mùa Đông và mùa Xuân, tuy nhiên, hầu hết các xuhướng này là không rõ rệt
Hình 1.4 Phân bố không gian mùa mưa ở phía bắc Romania (1961-2010),
(A.Piticar, D.Ristoiu 2013)Nghiên cứu về mưa ở Maharashtra thuộc Ấn Độ tác giả Pulak Guhathakurta vàElizabeth Saji thu thập số liệu lượng mưa tháng của 335 trạm, có chuỗi thời gian từ 1901-
Trang 15và kiểm nghiệm phân bố thống kê Student (t-test) Mùa mưa được định nghĩa theo chỉ số
SI (seasonality index) của Walsh và Lawer 1981; Kanellopoulou 2002 (Hình 1.5 a và b)
Trang 16trong các tháng gió mùa, thể hiện rõ nhất tháng 8 và tháng 10, khu vực phía đông và phíatây rất khác so với vùng ven biển có chỉ số SI khoảng 1 và 1.2, cho thấy chế độ mưa ởđây khoảng 3 tháng hoặc ít hơn khu vực trung tâm có mùa mưa 4 tháng.
1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Khí hậu Việt Nam có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đôngvà được phân chia thành 7vùng khí hậu, nhìn chungcó một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa[5] Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở raBắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bìnhthấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á So với các nước này,Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn Do ảnh hưởng gió mùa,hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm,
từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từthấp lên cao)
Những năm gần đây cùng với sự biến đổi biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết và kèmtheo là các hiện tượng thủy văn ở nước ta ngày càng biến động phức tạp hơn, không theoqui luật truyền thống (mùa mưa bão có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn, tầnsuất mưa bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Bộ có xu hướng tăng lên) Hiện tượngENSO tuy xảy ra ở vùng nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương bởi sự tương tác giữa khíquyển và đại dương đã gây ra sự biến động của các đặc trưng mưa trên khu vực Nam Bộ[9]
Thiên tai nghiêm trọng với những biểu hiện bất thường xảy ra ngày càng nhiều hơn
ở nhiều vùng trên cả nước, nguyên nhân mưa lớn, lũ lụt đặc biệt lớn xảy ra ở Miền Trungbởi nhiều hình thế thời tiết [11], một trong những hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng
ở Việt Nam đó là front Mei-yu [10]
Các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu biến đổi khí hậu thông qua việc phântích đánh giá xu thế và mức độ biến đổi của một số yếu tố, hiện tượng khí hậu dựa vào hệ
số góc của phương trình hồi quy tuyến tính [2], đây là phương pháp bình phương tốithiểu rất phổ biến Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác là xác định hệ số góc Sen
Trang 17[19], và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal [16] cũng được ứng dụng và đem lạihiệu quả cao và rất đáng tin cậy [6]
Các kết quả của các công trình nghiên cứu cũng cho thấy tổng lượng mưa tháng,năm trên nhiều vùng có sự thay đổi lớn, cường độ mưa có xu thế tăng, trong khi độ dàingày mưa, mùa mưa có xu hướng giảm Mưa lớn có xu hướng tăng ở Nam Bộ trong khigiảm ở Bắc Bộ [2] Dự báo xu thế biến đổi của sự kiện mưa lớn bằng mô hình RegCM3cho thấy: Biến đổi của lượng mưa ngày lớn trong thời kỳ 2011-2030 có sự giảm đi trênhầu khắp lãnh thổ Việt Nam và tăng lên trong giai đoạn 2031-2050 Mặc dù có sự tănggiảm xem kẽ giữa các vùng nhưng xu thế tăng vẫn chiếm ưu thế [6]
Nghiên cứu có liên quan đến yếu tố mưa, từ trước đến nay khi sử dụng nguồn sốliệu lịch sử do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ sở dữ liệu mưa chưa được số hoá,chất lượng dữ liệu chưa được kiểm chứng…đa phần các nghiên cứu sử dụng nguồn sốliệu mưa được khai thác từ các nguồn số liệu toàn cầu và nguồn số liệu đo mưa của 58trạm khí tượng phân bố trên 7 vùng khí hậu của Việt Nam [3], với mục tiêu xây dựng bộ
cơ sở dữ liệu mưa ngày phục vụ công tác nghiên cứu khoa học Các nhà khí tượng họccủa Việt Nam đã sử dụng bộ số liệu mưa toàn cầu GPCP và số liệu đo tại các trạm quantrắc của Việt Nam sử dụng phương pháp nội suy Cresssman đã tạo được bộ số liệu mưangày trên lưới 1oX 1okinh vĩ, giai đoạn 10/1996-12/2007, gọi là VnGP_1 deg [1]
Các công trình nghiên cứu ở nước ta trước đây sử dụng nguồn dữ liệu mưa có kếtquả bị hạn chế, do chưa tiếp cận được nguồn số liệu mưa đầy đủ nên sử dụng nguồn sốliệu mưa của một số trạm khí tượng nhất định (<100 trạm) làm đầu vào để phân tíchnghiên cứu, nên kết quả có những hạn chế nhất định Do đó, trong tương lai việc xâydựng bộ cơ sở mưa đầy đủ và chính xác với số liệu của nhiều trạm đo hơn là rất cần thiết.Ngày nay trước các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt ưu tiênphát triển ở các khu vực vùng sâu, vùng xa trong một số lĩnh vực chủ yếu như trồng trọt,chăn nuôi và phát triển cây công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu câytrồng, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai Đây là trách nhiệm và cũng là thửthách lớn lao của Chính phủ cũng như đối với ngành KTTV nói chung và các nhà khítượng, khí hậu học nói riêng, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi nghiên cứu đồng nghĩa với
Trang 18việc tăng thêm số lượng, mật độ các trạm và khai thác chuỗi số liệu dài hơn đảm bảo chokết quả nghiên cứu được khách quan và tin cậy.
Để đáp ứng các yêu cầu kinh tế xã hội nói trên, cần giải một bài toán đặt từ trước tớinay chưa ai làm là: nghiên cứu phân bố một cách chi tiết các đặc trưng lượng mưa và xuthế biến đổi nhằm nâng cao hiểu biết và làm tiền đề cho các nghiên cứu khác là hết sứccần thiết và mang tính cấp bách, việc nghiên cứu có sử dụng số liệu của nhiều trạm (610trạm) có thời gian dài (gần 50 năm) sẽ cho thấy bức tranh toàn cảnh về phân bố và xu thếbiến đổi của các đặc trưng mưa một cách chi tiết hơn
Trang 19Số liệu khai thác là lượng mưa ngày (tổng lượng mưa tính từ 19 giờ hôm trước đến
19 giờ hôm sau) có nguồn gốc từ Trung tâm Tư liệu KTTV, với quy mô khai thác: 610trạm quan trắc trên toàn mạng lưới của Việt Nam; Bao gồm 3 loại trạm có đo mưa sau:Trạm khí tượng bề mặt (174 trạm), Trạm thủy văn (132 trạm) và Trạm đo mưa nhân dân(304 trạm), danh sách các trạm khí tượng thủy văn khai thác số liệu mưa trong bảng 1.Sau khi thống kê, chuỗi thời gian khai thác số liệu của các trạm được mô tả như trongHình 2.1 dưới đây
Hình 2.1 Biều đồ thống kê thời gian khai thác số liệu mưa ngày (màu xanh) của các
trạm trên các vùng khí hậu
Số liệu lượng mưa ngày khai thác được lựa chọn đảm bảo dựa trên nguyên tắc lànhững trạm điển hình cho khu vực, có khoảng cách phân bố đồng đều trên bảy vùng khíhậu và độ dài chuỗi tương đối đồng nhất (Hình 2.1) Với quy mô và khối lượng số liệu rấtlớn đã nêu ở trên, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ mô tả chi tiết hơn phân bố không gian
Trang 20tượng thuỷ văn khu vực Bắc Bộ có thời gian khai thác số liệu khoảng 50 năm 2010); đối với các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực Miền Trung và Nam Bộ có thời giankhai thác số liệu hơn 30 năm (1976-2010).
(1960-Cơ sở dữ liệu là tập hợp hệ thống thông tin có cấu trúc và luôn ẩn chứa các sai sốhoặc khuyết thiếu số liệu, do vậy trước khi sử dụng số liệu để nghiên cứu cần phải đượckiểm tra, xử lý số liệu ban đầu để đảm bảo chắc chắn rằng các tập số liệu được sử dụng làhoàn toàn đáng tin cậy
Số liệu mưa của 170 trạm khí tượng được đo bằng Vũ kế (2-4 lần/ngày) và đượchiệu chỉnh số liệu bằng giản đồ mưa tự ghi trên máy Vũ ký theo Quy phạm Bên cạnh đócòn có sự kiểm tra quan hệ vật lý với các hiện tượng thời khác như hiện tượng hiện tại,hiện tượng đã qua, loại mây gây mưa, cường độ mưa…
Số liệu của 305 trạm đo mưa và 129 trạm thuỷ văn thường được đo 2 lần/ngày.Trường hợp đặc biệt trên lưu vực sông có mưa lớn, tần suất đo mưa có thể tăng lên 1h đo
1 lần Các số liệu này được kiểm tra trên cơ sở hiện tượng thời tiết, tương quan mưa ràodòng chảy (tương quan giữa lượng mưa với mực nước sông và lưu lượng) và tương quantheo không gian giữa các trạm đo mưa
Thiết bị đo mưa là Vũ lượng kế được bảo dưỡng thường xuyên và kiểm định đúngthời hạn như Quy phạm quy định
Số liệu được dùng trong Luận văn này đã được tính toán, kiểm tra, kiểm soát vàphúc thẩm qua 3 cấp: cấp trạm, cấp Đài KTTV khu vực và cấp Trung ương (Trung tâmmạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường) Số liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu máytính bằng phần mềm chuyên ngành và đều qua các bước kiểm tra, nghiệm thu và so sánhnên đảm bảo loại bỏ được các sai sót chủ quan của con người
Nguyên tắc sử dụng số liệu:
1 Sử dụng số liệu thực đo tổng lượng mưa ngày (lượng mưa tích luỹ 24 giờ), nếutrong chuỗi số liệu có khoảng thời gian nào có số liệu bị khuyết (máy hỏng, không quantrắc) thì không được bổ khuyết mà đánh dấu và thay thế bằng giá trị -99.0 và không sử lýkhi tính toán
Trang 212 Phát hiện các sai số và hiệu chỉnh trên cở sở số liệu thực đo, số liệu nghi ngờ cóthể được kiểm tra lại với số liệu gốc hoặc dùng các trạm khí tượng thủy văn lân cận để sosánh và đối chiếu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dùng để tính toán các đặc trưng mưa là phương pháp thống kê, công
cụ sử dụng để đọc các file dữ liệu, tính toán và xuất kết quả là các đoạn code được lậptrình bằng ngôn ngữ Fortran, bên cạnh đó để tính toán các đặc trưng thống kê của yếu tốmưa có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như Phần mềm thống kê, MS Excel Trong
đó việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ lập trình Fortran là một giải pháp tối ưu cho việc truycập và tính toán các giá trị đặc trưng lượng mưa trong cơ sở dữ liệu lớn là các file số liệu
2.2.1 Tính các đặc trưng thống kê
Khi tính toán các đặc trưng mưa sẽ có thể tính được rất nhiều đặc trưng thống kêkhác nhau với nguồn số liệu ban đầu là lượng mưa ngày, nhưng trong phạm vi nghiêncứu của luận văn này chúng tôi sẽ lựa chọn tính toán đặc trưng cơ bản như sau:
a) Về đặc trưng lượng mưa:
Tổng lượng mưa tháng, Tổng lượng mưa năm (I-XII), Tổng lượng mưa mùa khô(XI-IV); Tổng lượng mưa mùa mưa (V-X); Tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II); Tổnglượng mưa mùa Xuân (III-V); Tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII); Tổng lượng mưa mùaThu (IX-XI);
Nguyên tắc tính toán các đặc trưng này là số liệu phải thỏa mãn điều kiện:
Đối với giá trị lượng mưa tháng: Số ngày có số liệu phải ≥ 2/3 tổng số ngày trongtháng (không thỏa mãn điều kiện này, coi như tháng không có dữ liệu)
Đối với giá trị lượng mưa năm: Số tháng có số liệu phải ≥ 2/3 tổng số tháng trongnăm (không thỏa mãn điều kiện này, coi như năm không có dữ liệu)
Kết quả tính toán cuối cùng là tính giá trị đặc trưng lượng mưa trung bình nhiềunăm
b) Về đặc trưng số ngày mưa (ngày mưa là ngày được tính có lượng R ≥ 0.1 mm):
Trang 22Tổng số ngày mưa trong tháng, năm; Số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV); Số ngàymưa trong mùa mưa (V-X); Số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II); Số ngày mưa trongmùa Xuân (III-V); Số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII); Số ngày mưa trong mùa Thu(IX-XI); Số ngày mưa lớn (R ≥ 50 mm); Số ngày mưa rất lớn (R ≥ 100 mm);
Kết quả tính toán cuối cùng là giá trị đặc trưng số ngày mưa trung bình nhiều năm
c) Độ dài mùa mưa:
Trên cơ sở chuỗi số liệu tổng lượng mưa tháng của từng trạm, tính số năm của từngtháng có tổng lượng mưa ≥ 100 mm, sau đó tính xác suất phần trăm của tháng có tổnglượng mưa ≥ 100 mm trong chuỗi số liệu nhiều năm
Mùa mưa trong năm được tính bằng độ dài tháng có mưa (thỏa mãn điều kiện tháng
có tổng lượng mưa R ≥ 100 mm, XS > 0 5, thời gian 3 tháng liên tục)
d) Các tính các đặc trưng mưa:
+ Tổng lượng mưa tháng: là tổng lượng mưa các ngày của tháng (trong trường hợptháng thiếu số liệu nhưng có số ngày có số liệu ≥ 25 ngày thì tổng lượng mưa tháng đượctính bằng cách lấy tổng lượng mưa đo được chia cho số ngày có số liệu sau đó nhân với
số ngày của tháng)
+ Tổng số ngày mưa tháng: là tổng số ngày có mưa của tháng (ngày mưa: được tính
là ngày có lượng mưa ≥ 0.1 mm)
+ Tổng lượng mưa năm: là tổng lượng mưa của 12 tháng (trong trường hợp năm cóngày thiếu số liệu nhưng có số ngày có số liệu ≥ 330 ngày thì tổng lượng mưa năm đượctính bằng cách lấy tổng lượng mưa đo được chia cho số ngày có số liệu sau đó nhân với
số ngày của năm)
+ Tổng số ngày mưa trong năm: là tổng số ngày mưa của 12 tháng
+ Tổng lượng mưa từng mùa: là tổng lượng mưa các tháng của mùa đó (mùa Xuân
từ tháng 3 – tháng 5; mùa Hè từ tháng 6 – tháng 8; mùa Thu từ tháng 9 – tháng 11; mùaĐông từ tháng 12 – tháng 2)
Trang 23+ Tổng số ngày mưa trong từng mùa: là tổng số ngày mưa các tháng của mùa đóTổng lượng mưa có ký hiệu là X có số liệu quan trắc {xi;i=1, n}
+ Công thức tính tổng lượng mưa:
n
i i
x X
x n
X
1 _ 1
Công thức tính phương sai:
2 1
)(
/
2 / ) 1 (
5
n
x x
x q
Me
2.2.2 Tính xu thế biến đổi
Trong phân tích thống kê, mục đích của phân tích xu thế biến đổi của chuỗi số liệutheo thời gian là xác định các biến đổi của một biến ngẫu nhiên là tăng hay giảm theothời gian hay xác suất phân bố thay đổi theo thời gian Có nhiều cách kiểm tra định tính
nếu n là chẵnnếu n là lẻ
(2 4)(2 3)(2 2)(2 1)
(2 5)
Trang 24hoặc định lượng của xu thế như: Đồ thị, hồi quy tuyến tính, Mann-Kendal và Sen’s.Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp Sen để tính hệ số góc và kiểmnghiệm phi tham số Mann-Kendal để kiểm tra xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa.
Để phát hiện xu thế biến đổi của lượng mưa trong chuỗi thời gian hàng tháng, theomùa, và hàng năm bằng phương pháp số Sen và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall[16] Mann-Kendal là một phương pháp sử dụng rộng rãi trong bài toán kiểm nghiệm phitham số để phát hiện xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn theo thời gian.Phương pháp Sen sử dụng mô hình tuyến tính để ước lượng độ dốc của xu hướng này, vàphương sai của các số dư là hằng số theo thời gian Phương pháp này có nhiều ưu điểm:không ảnh hưởng bởi giá trị số liệu thiếu và dữ liệu phân bố là ngẫu nhiên; dữ liệu saihoặc giá trị ngoại lai không ảnh hưởng đáng kể trong phương pháp Sen Trong luận vănnày những xu hướng được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức α bằng 0.1
Để tính số liệu lượng mưa tháng, năm của hệ số góc Sen của từng trạm trong chuỗi
số liệu khai thác, chúng tôi lựa chọn số liệu tính toán với điều kiện: Đối với mỗi trạm, độdài chuỗi số liệu tính toán phải ≥ 20 năm, nếu số liệu trạm nào không thỏa mãn các điềukiện trên kết quả tính toán được thay bằng giá trị -99.0 (không có giá trị)
a) Xu thế Sen (Sen’s slope)
Để xác định độ lớn Q của xu thế chuỗi, ta sử dụng cách ước lượng của Sen [21], Q
được xác định là trung vị của dãy gồm n(n- 1)/2 phần tử {
k j
b) Kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal
Giả sử có chuỗi trình tự thời gian (x1, x2…xn), có n giá trị
Trong đó: x biểu diễn số liệu tại thời điểm i và j (j>i) và hàm sign là:
i j
i j i
j
x x
x x
x x x
x sign
10
1)(
Giá trị thống kê Mann-Kendall (S) được định nghĩa:
(2 6)
Trang 25S = ( )
1
1 1
i j n
i n
i j
x x
( 1
0
= S 0
0 )
( 1
S S Var S
S S Var S
n n
1
)52)(
1()52)(
1(
Trong đó: m là số nhóm, mỗi nhóm là một tập các phần tử của chuỗi có cùng giá trị,
và t là số các phần tử thuộc nhóm.
Với định nghĩa độ lớn Q của xu thế chuỗi (mục a) ta thấy Q có cùng dấu với và có
phân bố chuẩn hóa N(0, 1), giá trị dương thể hiện chuỗi có xu thế tăng, âm thể hiệnchuỗi có xu thế giảm Do thuộc N(0, 1) nên việc kiểm nghiệm chuỗi có xu thế haykhông trở nên đơn giản, trong nghiên cứu này giá trị xu thế được tính với mức ý nghĩa 10
%, nghĩa là xác suất phạm sai lầm loại 1 là 10 %
Đánh giá mức ý nghĩa
Trong tính toán thực hành, khi đã tính được ta hoàn toàn xác định được xác suất
P(T>||) từ phân bố chuẩn chuẩn hóa:
dt e dt
e T
2 2
2
15.02
1)(
Từ đó với độ tin cậy p=1- chọn trước nào đó:
Nếu 2P(T>||) < p ta kết luận chuỗi có xu thế, ngược lại nếu 2P(T>||) > p thì chuỗi
không có xu thế (với độ tin cậy p hay với mức ý nghĩa ).
(2 7)
(2 8)
(2 10)(2 9)
Trang 26Chương 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
Từ cơ sở dữ liệu lượng mưa ngày của các trạm khí tượng thủy văn, tác giả sử dụngcác đoạn code của chương trình Fortran và kết hợp dùng MS Excel để tính các đặc trưngthống kê và tính xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa, sau đó dùng phần mềm ArcGISxây dựng bản đồ để mô tả phân bố không gian các đặc trưng mưa, từ đó vẽ biểu đồ, phântích và nhận địnhvề mức độ biến đổi của đặc trưng mưa cũng như sự khác biệt giữa cáctrạm và các vùng khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam
3.1 Các bản đồ phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa
Trên cở sở các kết quả số liệu của các đặc trưng mưa, tác giả dùng phần mềmArcGIS xây dựng bản đồ mô tả phân bố không gian của các đặc trưng mưa; tổng số có 69bản đồ bao gồm:
Bản đồ phân bố tổng lượng mưa 12 tháng bao gồm 12 bản đồ (Hình 3.1 đến Hình3.12 trong Phụ lục bản đồ)
Bản đồ phân bố 16 đặc trưng mưa nhiều năm bao gồm 16 bản đồ (Hình 3.13 đếnHình 3.28 trong Phụ lục bản đồ)
Bản đồ phân bố đặc trưng số năm của các tháng có tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100mm) bao gồm 12 bản đồ (Hình 3.29 đến Hình 3.40 trong Phụ lục bản đồ)
Bản đồ xu thế biến đổi tổng lượng mưa các tháng trong năm, bao gồm 12 bản đồ(Hình 3.41 đến Hình 3.52 trong Phụ lục bản đồ)
Bản đồ xu thế biến đổi của 16 đặc trưng mưa bao gồm 16 bản đồ (Hình 3.53 đếnHình 3.68 trong Phụ lục bản đồ)
Bản đồ xu thế biến đổi độ dài mùa mưa bao gồm 1 bản đồ (Hình 3.69 trong Phụ lụcbản đồ)
3.2 Phân bố của các đặc trưng mưa
Trang 27Từ tháng 1 đến tháng 4: không khí lạnh (KKL) xâm nhập Bắc Bộ Việt Nam chủ
yếu từ áp cao Hoa Đông, khi KKL kèm front ảnh hưởng sẽ gây mưa mưa nhỏ nhưngkhông kéo dài Đôi khi mưa vừa vào đêm và sáng, khi KKL bị chặn lại phía đông HoàngLiên Sơn thì số ngày mưa kéo dài một vài ngày Khi front lạnh mạnh lên và di chuyểnxuống phía nam và dừng lại phía bắc đèo Hải Vân thì tổng lượng mưa tháng cao nhất tạiBầu Nước tỉnh Hà Tĩnh và Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4 và N1 Giaiđoạn này khi mà Áp cao lạnh lục địa di chuyển về phía đông trong khi áp cao TBD chưamạnh lên nhưng cũng tồn tại lớp nghịch nhiệt nén ở tầng thấp khoảng 900 mb gây mưanhỏ mưa phùn, ẩm thấp kéo dài đây là loại hình thời tiết đặc trưng vùng đồng bằng vàphía đông Bắc Bộ tổng lượng mưa tháng tương đối thấp
Trong khi đó thời kỳ này hoạt động của tín phong NBC suy yếu nên ở Nam Bộ, MiềnTrung và Tây Nguyên rất ít mưa, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp nhất tại trạm BùĐốp thuộc tỉnh Bình Phước, Múi Né, Bầu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khíhậu N1, Ea Súp, Chư Prông, Krông thuộc khu vực Tây Nguyên thuộc vùng khí hậu N2;
và Cần Giờ thuộc TP Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu N3
Từ tháng 5 đến tháng 8: bắt đầu của thời kỳ chuyển tiếp Xuân - Hè, mở đầu thời kỳ
hoạt động của tín phong NBC hợp lưu với KKL xâm nhập “hội tụ kinh hướng” gặpchướng ngại vật địa hình gây mưa, khi đó thường là mưa lớn Thời kỳ tháng 5, khi hoạtđộng của gió mùa tây nam mạnh lên hội tụ gió đông của áp cao TBD hình thành ICTZ,hoặc kết hợp với rìa phía tây áp cao TBD thổi lên rãnh gió mùa (MST); “rãnh tây bắc-đông nam” khi bị nén bởi áp cao lục địa gây thời tiết xấu: có mưa rào và dông rải rác chủyếu ở phía bắc của trục rãnh Phân bố tổng lượng mưa tháng lớn nhất tập trung tại BắcQuang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp tại cáctỉnh Ninh Thuận, Phú Yên và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1
Gió mùa tây nam thổi vào Nam Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 5 đến tháng 8, địa hình Nam
Bộ bằng phẳng nên cần có tác động của hiệu ứng mặt đệm tạo chuyển động đối lưu gâymưa rào và dông, thường xảy ra sau buổi trưa, hoặc muộn hơn, mưa thường không kéodài, lượng mưa chỉ khoảng 5-10 mm, phân bố tổng lượng mưa tháng trên các vùng khíhậu này không cao
Trang 28Từ tháng 9 đến tháng 12: Miền núi phía bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ đang là thời kỳ
chuyển tiếp từ Thu sang Đông và do ảnh hưởng của KKL yếu ít mưa do đó tổng lượngmưa tháng thấp nhất cả nước, điển hình tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La thuộc vùng khí hậuB1 Trong khi đó, đây là thời kỳ mùa mưa cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ (tháng 8đến tháng 12), khi tín phong mạnh lên và thổi vuông góc với địa hỉnh dãy núi cao, mưa
sẽ rất lớn nếu đồng thời xuất hiện nhiễu động xoáy thuận trên đới tín phong và do ảnhhưởng của ICTZ kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới (như sóng đông, sóng xích đạo hayxoáy thuận nhiệt đới), khi gió tín phong hoạt động mạnh (ảnh hưởng của La Nina), ICTZ
có thể ảnh hưởng tới Nam Bộ gây mưa rào và dông, phân bố tổng lượng mưa tháng caonhất phân bố trên các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4
và N1
Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chế độ mưa thay đổi bởi sự mạnh lên hay yếu đi củagió mùa tây nam, phân bố tổng lượng mưa tháng khu vực này chỉ nhỉnh hơn so với khuvực miền núi phía bắc chút ít
3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng 3.2.1.1 Phân bố tổng lượng mưa tháng 1
Phân bố tổng lượng mưa tháng 1 (Hình 3.1 - Phụ lục bản đồ), tổng lượng mưa thángtrung bình của các trạm trên cả nước là: 27.1 mm Tổng lượng mưa tháng lớn nhất là:154.9 mm tại trạm Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nhỏ nhất là: 0.1 mm tại trạm Bù Đốpthuộc tỉnh Bình Phước, Ea Súp, Chư Prông thuộc khu vực Tây Nguyên
Tổng lượng mưa tháng lớn phân bố dải rác ở khu vực miền núi phía bắc và tậptrung ở khu vực duyên hải Miền Trung kéo dài từ Quảng Bình đến Phú Yên, trong khi đókhu vực Đồng Bằng Bắc Bộ tổng lượng mưa tháng trung bình là: 22.0 mm Nơi có lượngmưa tháng trung bình đặc biệt thấp là Nam Bộ và Tây Nguyên chỉ khoảng xấp xỉ 10.0mm
Phân bố tổng lượng mưa tháng 1 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.2 Phân bố tổng lượng mưa tháng 2
Trang 29Phân bố tổng lượng mưa tháng 2 (Hình 3.2 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 2 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 22.1 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 84.7 mm tại Bầu Nước thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhỏ nhất là không có mưa,xảy ra ở Múi Né, Bầu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận; Krông Pa thuộc tỉnh Gia Lai và CầnGiờ thuộc TP Hồ Chí Minh.
Tổng lượng mưa tháng giảm dần trên toàn bộ khu vực Bắc Bộ và Miền Trung đặcbiệt giảm nhiều ở khu vực miền núi phía bắc, khu vựcNam Bộ giảm xuống 5.0 mm, trongkhi đó Tây Nguyên tăng lên 10.0 mm
Phân bố tổng lượng mưa tháng 2 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.3 Phân bố tổng lượng mưa tháng 3
Phân bố tổng lượng mưa tháng 3 (Hình 3.3 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 3 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 39.0 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 116.2 mm tại Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhỏ nhất là 2.0 mm tạiCần Giờ thuộc TP Hồ Chí Minh
Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên toàn Việt Nam, đặc biệt tăng mạnh ở khu vựcBắc Bộ và Miền Trung, khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đôngNam Bộ
Phân bố tổng lượng mưa tháng 3 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.4 Phân bố tổng lượng mưa tháng 4
Phân bố tổng lượng mưa tháng 4 (Hình 3.4 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 4 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 80.5 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 238.1 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là 7.9 mm tại Sông Mao thuộc tỉnh Bình Thuận
Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên các khu vực B1- B3, và tăng ít trên các khuvực B4 - N1 Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tăng nhưng không nhiều như khu vựcphía bắc
Trang 30Phân bố tổng lượng mưa tháng 4 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.5 Phân bố tổng lượng mưa tháng 5
Phân bố tổng lượng mưa tháng 5 (Hình 3.5 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 5 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 180.7 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 754.8 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là 46.0 mm tại Ba Tháp thuộc tỉnh Ninh Thuận
Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên toàn Việt Nam, đặc biệt tăng mạnh khu vựcBắc Bộ và Miền Trung, khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đôngNam Bộ
Phân bố tổng lượng mưa tháng 5 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.6 Phân bố tổng lượng mưa tháng 6
Phân bố tổng lượng mưa tháng 6 (Hình 3.6 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 6 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 222.3 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 965.8 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là: 45.7 mm tại Phú Lạc thuộc tỉnh Phú Yên
Tổng lượng mưa tháng tăng trên khu vực Bắc Bộ và giảm trên khu vực Miền TrungTây Nguyên Khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đông Nam Bộ.Phân bố tổng lượng mưa tháng 6 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.7 Phân bố tổng lượng mưa tháng 7
Phân bố tổng lượng mưa tháng 7 (Hình 3.7 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 7 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 238.7 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 924.7 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là 23.3 mm tại Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi
Trang 31Tổng lượng mưa tháng tăng trên khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ, tăng không nhiều trênkhu vực Miền Trung, Tây Nguyên, riêng Nam Trung Bộ tổng lượng mưa tháng giảm.Khu vực Nam Bộ lượng mưa tăng đều trên toàn vùng khí hậu.
Phân bố tổng lượng mưa tháng 7 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.8 Phân bố tổng lượng mưa tháng 8
Phân bố tổng lượng mưa tháng 8 (Hình 3.8 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 8 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 266.9 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 624.7 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là 48.9 mm tại Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận
Tổng lượng mưa tháng giảm trên khu vực vùng núi phía bắc (B1, B2) và tăng trênkhu vực Miền Trung, Tây Nguyên (B3-N3), khu vực Nam Bộ tổng lượng mưa tháng toànvùng khí hậu gần như không thay đổi nhiều
Phân bố tổng lượng mưa tháng 8 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.9 Phân bố tổng lượng mưa tháng 9
Phân bố tổng lượng mưa tháng 9 (Hình 3.9 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 9 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 263.6 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 544.4 mm tại Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhỏ nhất là: 104.9 mm tạiBình Lư thuộc tỉnh Lai Châu
Tổng lượng mưa tháng 9 có sự thay đổi rõ rệt; giảm mạnh trên khu vực vùng núiphía bắc và tăng trên khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ
Phân bố tổng lượng mưa tháng 9 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.10 Phân bố tổng lượng mưa tháng 10
Phân bố tổng lượng mưa tháng 10 (Hình 3.10 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 10 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 266.0 mm tổng lượng mưa
Trang 32tháng lớn nhất là: 967.5 mm tại Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là: 38.3 mm tại Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La.
Tổng lượng mưa tháng 10 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc vàtăng trên khu vực Miền Trung Tây Nguyên mở rộng xuống miền duyên hải Nam TrungBộ
Phân bố tổng lượng mưa tháng 10 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.11 Phân bố tổng lượng mưa tháng 11
Phân bố tổng lượng mưa tháng 11 (Hình 3.11 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 11 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 139.2 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 992.2 mm tại Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là: 15.5 tại Làng Cang thuộc tỉnh Yên Bái
Tổng lượng mưa tháng 11 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc vàtăng trên khu vực Miền Trung mở rộng xuống miền duyên hải Nam Trung Bộ
Phân bố tổng lượng mưa tháng 11 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
3.2.1.12 Phân bố tổng lượng mưa tháng 12
Phân bố tổng lượng mưa tháng 12 (Hình 3.12 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 12 tổnglượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 54.4 mm Tổng lượng mưatháng lớn nhất là: 523.7 mm tại Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tổng lượng mưa tháng nhỏnhất là: 5.1 mm tại Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai
Tổng lượng mưa tháng 12 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc vàkhu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; khu vực Miền Trung và duyên hải Nam Trung BộPhân bố tổng lượng mưa tháng 12 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phầnPhụ lục bảng số liệu)
Trang 33Hình 3.70 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng của 610 trạmBiến trình mưa của năm ở Việt Nam (Hình 3.70) có cực tiểu: 22.1 mm vào tháng 2
và cực đại: 266.9 mm vào tháng 8 Tổng lượng mưa trung bình tháng trong nhiều nămcủa cả nước là: 150.0 mm Cực trị của tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiềunăm lớn nhất: 992.2 mm tại trạm Trà My tỉnh Quảng Nam trong tháng 12 Lượng mưatháng trung bình trong nhiều năm nhỏ nhất là vào tháng 2: 0 mm (tháng không cómưa), xảy ra tại các trạm Múi Né, Bầu Trắng tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khí hậu N1,Krông Pa tỉnh Gia Lai thuộc vùng khí hậu N2 và trạm Cần Giờ thuộc vùng khí hậu N3.b) Phân bố tổng lượng mưa tháng trên các vùng khí hậu
Đối với từng vùng khí hậu phân bố tổng lượng mưa tháng có sự phân hóa rõ rệt, bản
đồ phân bố tổng lượng mưa tháng của các trạm (Hình 3.1- Hình 3.12, Phụ lục bản đồ) vàbiểu đồ (Hình 3.71) cho thấy biến trình năm của lượng mưa tháng ở các vùng khí hậu,nhìn chung có cực tiểu trong tháng 2 và cực đại trong tháng 7 Riêng vùng khí hậu B4
và N1, biến trình năm có hai cực tiểu (tháng 2 và tháng 7) và một cực đại (tháng 10),khi hầu hết các vùng khí hậu phía bắc có sự suy giảm về lượng mưa Từ tháng 1 đếntháng 8 các vùng khí hậu phía bắc từ B1-N1, tổng lượng mưa tháng phân bố theokhông gian giảm dần từ bắc vào nam, từ tháng 9 đến tháng 12 thì ngược lại có sự đảochiều về phân bố; cao nhất phía nam và thấp dần ra phía bắc
Trang 34Hình 3.71 Biểu đồ trung bình nhiều năm tổng lượng mưa tháng tính trung bình trên các
vùng khí hậuBiểu đồ Hình 3.72 cho thấy các vùng khí hậu phía bắc (B1-B3) cực đại có xu thếxuất hiện trong khoảng tháng 6 và tháng 7, trong khi đó từ vùng khí hậu B4, N2 và N3cực đại vào tháng 8, 9 và riêng vùng khí hậu N1 cực đại xảy ra vào khoảng tháng 10 Từtháng 1 đến tháng 8, cực đại luôn hiện diện trên vùng khí hậu B2 nhưng từ tháng 9 đếntháng 12 cực đại là hai vùng khí hậu B4 và N1
Hình 3.72 Biểu đồ tổng lượng mưa tháng trung bình nhiều năm lớn nhất của các vùng khí
hậuBiểu đồ Hình 3.73 cho thấy tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiều năm cựctiểu phân bố giảm dần từ bắc vào nam và đạt cực tiểu tại vùng khí hậu N1 trong thời gian
từ tháng 12 đến tháng 8, nhưng từ tháng 9 đến tháng 11 tổng lượng mưa tháng cực tiểuphân bố ngược lại (tăng từ bắc vào nam) Từ tháng 12 đến tháng 4, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất trên các vùng khí hậu N1 và N3; từ tháng 4 đến tháng 8, tổng lượng mưa thángnhỏ nhất là trên vùng khí hậu N1 nhưng từ tháng 9 đến tháng 11 tổng lượng mưa tháng
Trang 35Hình 3.73 Biểu đồ tổng lượng mưa tháng trung bình nhiều năm nhỏ nhất của các vùng
khí hậu
3.2.2 Phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm
Các đặc trưng mưa được tính trung bình trong nhiều năm bao gồm: tổng lượngmưa và số ngày mưa, trong đó đặc trưng về lượng mưa bao gồm: tổng lượng mưa năm
và tổng lượng mưa các mùa; đặc trưng về số ngày mưa bao gồm: số ngày mưa trongnăm, số ngày mưa trong các mùa và số ngày mưa lớn, rất lớn, sau đây chúng ta sẽnghiên cứu phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm trên các vùng khí hậu
3.2.2.1 Phân bố tổng lượng mưa năm - Rnn (I-XII)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm (Hình3.13 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa năm có sự phân bố không đều, nơi cótổng lượng năm lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc (B1), Miền Trung, và một vàiđiểm trên Tây nguyên phía nam Nam Bộ Nơi có tổng lượng mưa năm nhỏ tập trung trênkhu vực miền núi phía bắc (B2), phía tây nam dãy Hoàng Liên Sơn, duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ
Tổng lượng mưa năm trung bình trên cả nước là: 1804.3 mm Nơi có tổng lượngnăm lớn nhất 4730.2 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, nơi cótổng lượng mưa năm ít nhất 708.4 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khí hậuN1
Phân bố trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm trên các vùng khí hậu (chitiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
Trang 373.2.2.2 Phân bố tổng lượng mưa mùa khô - R_Dry (XI-IV)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô(Hình 3.14 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa khô có sự phân bố khôngđều, nơi có tổng lượng mưa mùa khô lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộcvùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơitập trung lượng mưa mùa khô ít nhất
Tổng lượng mưa mùa khô trên cả nước là: 345.1 mm, trạm có tổng lượng mưa mùakhô lớn nhất 186.2 mm tại Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1, trạm có tổnglượng mưa mùa khô ít nhất 48.3 mm tại Cần Giờ tỉnh TP Hồ Chí Minh thuộc vùng khíhậu N3
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô trên cácvùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.3 Phân bố tổng lượng mưa mùa mưa - R_Wet (V-X)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa(Hình 3.15 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa mưa có sự phân bố khôngđều, trạm có tổng lượng mưa mùa mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộcvùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơitập trung lượng mưa mùa mưa ít nhất
Tổng lượng mưa mùa mưa trên cả nước là: 1441.9 mm Trạm có tổng lượng mưamùa mưa lớn nhất 4029.3 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, trạm
có tổng lượng mưa mùa mưa ít nhất 495.1 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùngkhí hậu N1
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa trên cácvùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.4 Phân bố tổng lượng mưa mùa Đông - R_Win (XII-II)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông(Hình 3.16 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Đông có sự phân bố khôngđều, nơi có tổng lượng mưa mùa Đông lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc
Trang 38vùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơitập trung lượng mưa mùa Đông ít nhất.
Tổng lượng mưa mùa Đông trên cả nước là: 131.8 mm Trạm có tổng lượng mưamùa Đông lớn nhất là: 527.5 mm tại Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1, trạm
có tổng lượng mưa mùa Đông ít nhất là: 10.9 mm tại Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh thuộcvùng khí hậu N3
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông trên cácvùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.5 Phân bố tổng lượng mưa mùa Xuân - R_Spr (III-V)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân(Hình 3.17 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Xuân có sự phân bố khôngđều, nơi có tổng lượng mưa mùa Xuân lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộcvùng khí hậu B1, B2 và phía nam Nam Bộ Lượng mưa mùa Xuân ít nhất tập trung trênkhu vực Trung Bộ, duyên hải Nam Bộ và Đồng Bằng Nam Bộ
Tổng lượng mưa mùa Xuân trên cả nước là: 300.5 mm Trạm có tổng lượng mưamùa Xuân lớn nhất 1079.1 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2,trạm có tổng lượng mưa mùa Xuân ít nhất 71.7 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộcvùng khí hậu N1
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân trên cácvùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.6 Phân bố tổng lượng mưa mùa Hè - R_Sum (VI-VIII)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè (Hình3.18 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Hè có sự phân bố không đều, nơi
có tổng lượng mưa mùa Hè lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc, Tây Nguyên vàphía nam Nam Bộ Lượng mưa mùa Hè ít nhất tập trung trên khu vực Trung Bộ, duyênhải Nam Bộ và Đồng Bằng Nam Bộ
Tổng lượng mưa mùa Hè trên cả nước là: 727.8 mm Trạm có tổng lượng mưa mùa
Trang 39tổng lượng mưa mùa Hè ít nhất 133.3 mm tại Phú Lạc tỉnh Phú Yên thuộc vùng khí hậuN1.
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè trên các vùngkhí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.7 Phân bố tổng lượng mưa mùa Thu - R_Aut (IX-XI)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu(Hình 3.19 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Thu có sự phân bố khôngđều, nơi có tổng lượng mưa mùa Thu lớn tập trung ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.Lượng mưa mùa Thu ít nhất tập trung trên khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên.Tổng lượng mưa mùa Thu trên cả nước là: 669.8 mm, trạm có tổng lượng mưa mùaThu lớn nhất 2377.1 mm tại Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1, trạm cótổng lượng mưa mùa Thu ít nhất 180.7 mm tại Sông Mã tỉnh Sơn La thuộc vùng khí hậuB1
Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu trên cácvùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)
3.2.2.8 Phân bố số ngày mưa trong năm - R01_Ann (R ≥ 0.1 mm)
Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong năm (Hình3.20 - Phụ lục bản đồ), cho thấy có sự phân bố không đều của số ngày mưa, nơi có sốngày mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc vùng khí hậu B1 và B2, sau
đó giảm dần xuống khu vực phía nam
Trang 40Bản đồ phân bố trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa trong năm