Phát triển hệ thống đại lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
Báo cáo chuyên đề MỤC LỤC Trong đó ở Hà Nội c«ng ty hiện có 10 đại lý và Cửa hàng trực thuộc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương 45 LỜI NÓI ĐẦU Những năm qua, hoà cùng công cuộc đổi mới và phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển, cải thiện và hoàn chỉnh mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh tế đều là một tế bào góp phần đưa đất nước đi lên, là nơi trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội và cho xuất khẩu. Hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì vần đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tổ chức các kênh phân phối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ một cách hiệu quả nhất,nhắm đạt được các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp đặt ra. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ là một vấn đề hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 1 Báo cáo chuyên đề Thời kỳ trước đây,với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp việc tiêu thụ hàng hoá được coi là một chỉ tiêu có tính pháp lệnh của nhà nước các doanh nghiệp không cần quan tâm tới thị trường đàu ra và đó là một nền kinh tế thiếu hụt cung không đủ cầu bán hàng là dễ dàng từ khi chuyển nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường nhiều thành phần cạnh tranh, đồng thời các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự chủ, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà mình làm ra là một mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thể hiện thị phần của doanh nghiệp, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khả năng vận dụng máy móc thiết bị, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. Do đó, việc phấn đấu mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối hàng hoá có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là sinh viên kinh tế chuẩn bị bước vào môi trường kinh doanh, ngoài kiến thức đã được thầy cô giáo giảng dạy ở trường thì phần không thể thiếu để làm tốt chuyên môn sau này đó chính là việc đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương đã giúp em có được những hiểu biết ban đầu về công việc kinh doanh, quản lý chi phí và nâng cao lợi nhuận. Đối với một cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh thương mại thì việc khảo sát công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thông qua hề thống kênh phân phối của doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu nhằm tiếp thu những kinh nghiệm thực tế cho công việc sau này. Sau một thời gian thực tập tại công ty thương mại và dịch vụ Hoàng Dương, nhận thấy được điều này tôi quyết định chọn đề tài: Phát triển hệ thống đại lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương. Nội dung của đề tài được trình bày gồm 3 phần như sau: Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 2 Báo cáo chuyên đề Phần I: Lý luận chung về đại lý, và hệ thống đại lý trong hoạt động kinh doanh của donh nghiệp Việt nam Phần II: Thực trạng phát triển hệ thống đại lý của công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương. Phần III: Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống đại lý của Công ty thương mại và dịch vụ Hoàng Dương. Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 3 Báo cáo chuyên đề PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG ĐẠI LÝ VÀ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DANH GHIỆP VIỆT NAM I.KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI LÝ VÀ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ 1. Các quan niệm 1.1. Sự cần thiết của đại lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Như chúng ta đã biết nền kinh tế thị trường là nền kinh tế khối luợng hàng hoá rất đa dạng và phong phú, người mua đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế họ có quyền quyết định mua cái gì? Mua ở đâu? Và mua của ai? Do đó vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sản xuất là sản phẩm sản xuất ra đến với người tiêu dùng bằng cách nào hiệu quả nhất. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế thị trường đặc biết là xu thế hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường của các nước, mở rộng thị trường một cách không giới hạn về không gian và thời gian. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, sự cạnh tranh là khốc liệt. Các nhà sản xuất phải cân nhắc đền việc sử dụng nguồn lực của mình sao cho hiệu quả nhất, trong đó việc tập trung chuyên môn hoá không cho phép mỗi nhà sản xuất sản phẩm phân phối sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng và cung cấp các dịch vụ gia tăng kèm theo. Ông Philip Kotler một nhà Marketing nổi tiếng đã từng đặt ra câu hỏi: “ Tại sao người sản xuất lại sẵn sàng chuyển giao một phần công việc tiêu thụ sản phẩm cho những người trung gian? Vì điều đó cũng có nghĩa là các nhà sản xuất sẽ mất đi quyền kiểm soát đối với việc người ta bán hàng cho ai và như thế nào?” Trên thực tế thì các nhà sản xuất lờn thế giới thường tiêu thụ Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 4 Báo cáo chuyên đề sản phẩm của mình thông qua các nhà trung gian thương mại ví dụ hãng General Motors nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới bán ôtô của mình thông qua 18 ngàn đại lý độc lập. Do đó Philip Kotler đã lý giải cho điều này đó là do những trung gian, bao gồm đại lý và nhà môi giới, là những người có hiệu quả nhất trong việc đảm bảo phân phối hàng hoá rộng lớn và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu. Tính hiệu quả này của những người trung gian xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Có nhiều người sản xuất không có đủ tiềm lực tài chính để có thể thiết lập và duy trì một mạng lưới phân phối rộng khắp, do đó họ cần đến một hệ thống đại lý để cung cấp sản phẩm cho thị trường; Mặt khác những người trung gian và nhất là các loại đại lý thường có sẵn sơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ thì người sản xuất đã đỡ đi được một khoản đầu tư khá lớn. Thứ hai, Ngay cả khi có đủ tiềm lực tài chính để tổ chức nên các kênh phân phối của riêng mình thì chưa chắc họ đã thiết lập nếu như việc thiết lập này không có lợi bằng việc tập trung đầu tư sản xuất. Ví dụ như việc đầu tư sản xuất mang lại lợi nhuận 25% mà việc đầu tư cho kênh phân phối chỉ mang lại lợi nhuận là 15% thì chắc chắn họ sẽ đầu tư cho sản xuất. Thứ ba, hệ thống đại lý vốn dựa vào các mối quan hệ sẵn có, đặc biết là đồi với hệ thống đại lý nội địa của các doanh nghiệp nước ngoài ( bao gồm các doanh nghiệp liên doanh liên kết và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thì sự am hiểu thị trường bản địa cũng như kinh nghiệm đối phó với những thay đổi về mặt văn hoá, pháp luật là một lợi thế. Do đó khi sử dụng hệ thống đại lý các doanh nghiệp sản xuất sẽ có khả năng đẩy mạnh việc phân phối hàng hoá và tránh bớt được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 5 Báo cáo chuyên đề Thứ tư, Theo quy định của pháp luật của các nước như ở Việt Nam và đặc biệt là chính sách pháp lý những năm đầu của quá trình mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài sẽ bi hạn chế trong việc mở chi nhánh và mạng lưới bán hàng trực tiếp cũng như đầu tư 100 % vốn hình thành các công ty thương mại. Trong lĩnh vực dệt may chiến lược phát triển ngành nhà nước hộ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp dệt may trong việc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. 1.2 Quan niệm đại lý, hệ thống đại lý thương mại Nếu trong giao dịch trực tiếp, người bán tìm đến người mua và người mua tìm đến người bán họ trực tiếp thoả thuận với nhau những điều kiện mua bán, về giá cả, số lương, chất lượng, mẫu mã, điều kiện thanh toán… Thì trong giao dịch qua trung gian mọi việc kiến lập quan hệ giữa người mua và người bán và các điều kiện mua bán như trên đều qua một người thứ ba. Người thứ ba này là những trung gian thương mại, phổ biến trên thị trừơng là các đại lý và môi giới họ chính là những thành viên trong kênh phân phối, qua đó hàng hóa từ các nhà sản xuất tới được với người tiêu dùng động thời là các dịch vụ gia tăng khác. Chính các nhà trung gian thương mại này đã khắc phục được những ngăn cách về mặt địa lý, thời gian, văn hoá, và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ giữa những người muốn sử dụng chúng đảm bảo việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất. như vậy đại lý trong hoạt động kinh doanh được hiểu như thế nào? Trong Marketng căn bản Philip Kotler cho rằng: Đại lý là cấp trung gian có thể đại diện cho bên bán hoặc bên mua giúp cho công việc mua bán của hai bên được diễn ra thuận tiện nhất. Qua đó họ sẽ nhận được một khoản phí hoa hồng trên giá tiêu thụ. Và theo Ông kênh phân phối trong đó có các đại lý, là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 6 Báo cáo chuyên đề chuyển giao cho một ai đó quyển sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Một số nhà kinh tế học khác lại khaí quát về hoạt động đại lý trên một khía cạnh khác, theo đó đại lý là tư nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ . Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế cũng ngày càng được hoàn thiện. Các khái niệm tư nhân, pháp nhân, các trung gian thương mại, đại lý, môi giới, người uỷ thác và người được uỷ thác trong hoạt động đại lý nói trên đã được làm rõ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam thông qua Luất thương mại 2005 Điều 166 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Theo đó, trước hết hoạt động trung gian thương mại được hình thành trên cơ sở thoả thuận của hai bên, bên giao đại lý và bên đại lý, trong đó: Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.(trích khoản 1 điều 167 Luật thương mại). Như vậy bên giao đại lý là người cần bán hàng. cần cung ứng dịch vụ hoặc cần mua hàng. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyển cung ứng dịch vụ. Như vậy, bên đại lý là người trung gian kết nối cung - cầu hàng hoá, dịch vụ, là trung gian giữa bên cần bán, cần cung ứng dịch vụ với khách hàng hoặc giữa người cần mua với nhà cung cấp hàng. Bên đại lý được gọi là đại lý bán Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 7 Báo cáo chuyên đề hàng nếu bên giao đại lý là người cần bán hàng, cung ứng dịch vụ, được gọi là đại lý mua hàng nếu bên giao đại lý là người cần mua hàng. Từ khái niệm đại lý trên thì hệ thống đại lý được hiểu là tập hợp các đại lý của doanh nghiệp cũng tham gia vào qua trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất (hoặc từ tổ chức đầu nguồn) đến nơi tiêu dùng. Các đại lý này có mỗi quan hệ với nhau và cùng đóng vai trò là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các đại lý này có thể được hưởng những quyền lợi và có nghĩa vụ như nhau hoặc khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình đại lý. 1.3Về thù lao đại lý Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dười hình thức hoa hồng đại lý hoặc là sự chênh lệch giá Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. Trong trường hợp giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý không thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau: + Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó; + Trường hợp hai bên giao dịch với nhau lần đầu không có mức thù lao trước đó thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác; trường hợp không có các căn cư để tính thù lao đại lý như trên thì mức thù lao Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 8 Báo cáo chuyên đề đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.( theo điều 171 Luật thương mại 2005) Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 9 Báo cáo chuyên đề 1.4 Phát triển và tính chất của sự phát triển 1.4.1 Khái niệm của sự phát triển Theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có thay đổi nhất dịnh về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. Theo quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Cũng theo quan điểm duy vất biện chứng thì nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật. Như vậy theo quan điểm duy vật biện chứng thì phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ qúa trình vận động tiến lên tự thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động- xu hướng vận động đi lên của sự vật , sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình sự Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A 10 [...]... ty hoạt động về lĩnh vực thời trang với thương hiệu CANIFA thì hệ thống đại lý trong kênh phân phối hàng hóa của công ty chính là xương sống hoạt động của công ty Hệ thống gồm 14 Đại lý, Cửa hàng CANIFA đã tạo dựng thương hiệu CANIFA cho công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương Hệ thống đại lý còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp.Thông qua uy tín của đại. .. lợi cho các hoạt động kinh doanh của đại lý một điều kiện đảm bảo khả năng thành công cho đại lý trong kinh doanh 2 Căn cứ xác định số lượng đại lý trong hệ thống đại lý 2.1 Căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá, dịch vụ Đặc điểm hàng hoá, dịch vụ là một căn cứ để xác định số lượng đại lý trong hệ thống đại lý của doanh nghiệp Tuy thuộc vào loại hàng hoá dịch vụ mà số lượng đại lý trong hệ thống kênh phân... nghiệp đặt ra, và lợi nhuận của hoạt động đại lý trong mối tương quan với các hoạt động kinh doanh khác Việc quản lý và đánh giá hiệu quả của hoạt động đại lý nhằm mục đích sao cho với một nguồn lực nhất định, hoạt động kinh doanh đại lý của doanh nghiệp phải đạt được hiệu qủa cao nhất Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đại lý ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thuần tuý như doanh thu,... Như vậy phát triển hệ thống đại lý trong hoạt động kinh doanh là sự phát triển cả về mặt số lượng đại lý và chất lượng thể hiện thông qua các chỉ Đoàn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A Báo cáo chuyên đề 12 tiêu kinh tế như: doanh số bán ra, lợi nhuận mang lại của hệ thống đại lý, quy mô thị trường và mức độ nổi tiếng của thương hiệu 2 Phân loại đại lý 2.1 Căn cứ vào quyền hạn của đại lý - Đại lý toàn... phải thể hiện trong hợp đồng đại lý bao gồm: tên (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch …) của các bên, nhà sản xuất và đại lý; địa lý; địa chỉ của các bên; hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hoạt động kinh doanh đại lý; thù lao đại lý; quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh đại lý 3.4 Hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình... đồng nguyên tắc 3 Một số hoạt động chủ yếu của đại lý Xét về thực tế, đại lý là thương nhân hoạt động thương mại (bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng lý kinh doanh) , do đó thực chất đại lý hoạt động như một doanh nghiệp thương mại Về cơ bản, hoạt động đại lý của một đại lý may mặc thời trang có các nội dung sau:... không có khả năng hoạt động ở những phân đoạn thị trường có doanh thu nhỏ Người trung gian trong đó có các đại lý sẽ hoạt động ở những phân đoạn thị trường này và bù đặp chi phí của họ bằng việc phân phối cho hãng sản xuất một số loại sản phầm nhất định 3 Nguyên tắc hoạt động đại lý thương mại Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại, trong đó bên giao đại lý và bên đại lý đều là thương nhân, tức... Số đại lý còn hoạt động, cơ cấu đại lý - Doanh số bán của đại lý - Chi phí cho hoạt động đại lý - Doanh số bán bình quân trên một nhân viên bàn hàng - Lợi nhuận đem lại - Tỷ suất lợi nhuận bình quân 6 Động thái phát triển của hệ thống các đại lý 6.1 Động thái từ phía nhà cung cấp Một là: Chiến lược phát triển của nhà cung cấp, các nhà sản xuất thường xây dựng chiến lược phát triển trong dại hạn và. .. phận quản lý về kênh phân phối, bộ phận này chịu trách nhiệm cùng với đại lý xây dựng chiến lược kinh doanh của đại lý, xác định các mặt hàng cần đưa tới đại lý cũng như cùng đại lý tuyển chọn đội ngũ nhân viên bàn hàng của đại lý Ngoài ra bộ phận này chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của đại lý, có những biện pháp hỗ trớ đại lý để giúp đại lý trong hoạt động kinh doanh Chính vì vậy các doanh nghiệp... Hà Lớp: Thương mại 46A Báo cáo chuyên đề 14 4 Vai trò của đại lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương Từ sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế Việt Nam mới dần phát triển Cuộc sống của người dân mới từ ăn no mặc ấm chuyển sang ăn ngon mặc đẹp Người dân Việt Nam mới chú ý tới thương hiệu, nhãn . ho t đ ng kinh doanh c a donh nghiệp Vi t nam Ph n II: Th c tr ng ph t tri n h th ng đ i l c a c ng ty C ph n th ng m i v d ch v Ho ng D ng. Ph n. trong ho t đ ng kinh doanh c a doanh nghiệp v c a C ng ty C ph n th ng m i v d ch v Ho ng D ng T sau khi chuy n sang n n kinh t th trư ng định h ớng