Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đòi hỏi Việt Nam phải dần tiêu chuẩn hoá các dịch vụ theo thông lệ quốc tế.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, sự rađời và phát triển của thị trường chứng khoán đòi hỏi Việt Nam phải dần tiêu chuẩnhoá các dịch vụ theo thông lệ quốc tế Kiểm toán là một hoạt động ra đời phục vụcho yêu cầu quản lý và đóng vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế,dovậy,việc ban hành ra những chuẩn mực kiểm toán trong đó có chuẩn mực đạo đứcmột cách chính xác và phù hợp là vô cùng quan trọng Hơn nữa, trong những nămgần đây, việc các công ty bị phá sản do lỗi về vấn đề đạo đức của kiểm toán trở nênphổ biến hơn, điều này làm cho vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đứckiểm toán càng trở nên cấp thiết hơn
Nhằm áp dụng những kiến thức của những môn học cơ bản, cơ sở và cụ thể ởđây là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc nghiên cứu chuẩnmực đạo đức của kiểm toán viên ở Việt Nam và xa hơn nữa là mong muốn đượcgóp phần tạo ra môi trường kiểm toán ngày càng trong sạch, lành mạnh em quyết
định chọn đề tài: ”Xây dựng chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” cho đề
án môn học kiểm toán
Nội dung nghiên cứu của đề án là đi từ lý luận chung về đạo đức và chuẩnmực đạo đức của kiểm toán viên đến thực trạng vấn đề đạo đức của kiểm toán viên
ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chuẩn mực đạo đức củakiểm toán viên
Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện khôngtránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ các thầy, cô giáo và bạn đọc để đề án hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn QuangQuynh đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này!
Trang 2CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO
ĐỨC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 1.1 Lý luận chung về đạo đức
1.1.1 Nguồn gốc của khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đứchọc đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, HiLạp cổ đại Danh từ đạo đức bắt đầu từ tiếng Latinh là moris- lề thói, nghĩa lànhững lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người tronggiao tiếp hàng ngày Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người TrungQuốc bắt đầu từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo có nghĩa là con đường, đường
đi, về sau vận dụng trong triết học chỉ con đường đi tự nhiên và cả con đường sốngcủa con người trong xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính,nhìn chung làbiểu hiện của đạo, đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức củangười Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, nguyên tắc trong cuộc sống đặt ra
mà mỗi người phải tuân theo
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cáchđánh giá và cách ứng xử của con người với nhau và quan hệ xã hội, chúng đượcthực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận
xã hội
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đạo đức
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội: Xã hội học trước Mác
không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề nguồn gốc và thực chất của đạo đức
Nó xuất phát từ “ mệnh lệnh thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bảntính bất biến của con người,…chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chấtcủa xã hội, từ quan niệm hiện thực xã hội để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng, trong
đó có tư tưởng đạo đức
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc baogồm cả triết học và luân lý học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tưliệu sản xuất cần thiết cho đời sống Ý thức xã hội của con người phản ánh cho tồntại xã hội của con người Các hình thái xã hội khác nhau tuỳ theo phương thức phản
Trang 3ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội Đạo đức cũng vậy,
nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hộicủa con người Và cũng như các quan điểm triết học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật,
… đều mang đặc điểm của kiến trúc thượng tầng Chế độ kinh tế xã hội là nguồngốc của quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó Ví dụ, thích ứng với chế độphong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất làđạo đức chế độ nông nô Thích ứng với chế độ tư bản, dựa trên cơ sở bóc lột côngnhân làm thuê là đạo đức chế độ tư sản Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạođức biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ xã hộichủ nghĩa của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sựphát triển của phương thức sản xuất quyết định
Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người: Loài người đã
sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán,tôn giáo, pháp luật, đạo đức,… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người quakhuôn khép, chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm vềthiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Bất kỳ trong thời đại lịch sửnào, người ta cũng đánh giá như vậy Các khái niệm thiện ác, khuôn phép và quytắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, từ dân tộc nàysang dân tộc khác Và trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng biểu hiện lợi ích củamột giai cấp nhất định Những khuôn phép, quy tắc là yêu cầu của mỗi xã hội, giaicấp đề ra cho hành vi đạo đức cá nhân Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xãhội và đối với người khác, được đông đảo công luận của xã hội, giai cấp, dân tộcthừa nhận Đã là thành viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định
về ý thức đạo đức, một sự đánh giá với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đócòn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phải chuyển hoá những đòi hỏicủa xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú tronghoạt động của mình Biểu hiện của sự chuyển hoá này là hành vi của cá nhân tuânthủ các ngăn cấm, khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp với đòi hỏi xã hội Dovậy, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là
sự lựa chọn của con người
Trang 4Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất là yếu tố hàng đầu,yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội mà hơn nữa, conngười còn đóng vai trò chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử Thông qua hoạtđộng sản xuất, con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử xã hội loài người Từquan niệm đó, Mác khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội có ýnghĩa là sự phát triển phong phú bản chất con người, coi như một mục đích tự thân.Bởi vậy, theo Mác và Ăngghen ý nghĩa lịch sử cao cả của phát triển xã hội là pháttriển con người toàn diện, trong đó nâng cao đạo đức tạo điều kiện cho con ngườilàm chủ tiến trình lịch sử của chính mình.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị : Giá trị học phân loại các hiện tượng
giá trị theo quan niệm được xây dựng nên một cách truyền thống về các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, các giá trị vật chất tinh thần, giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giátrị xã hội: chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, tôn giáo, nhận thức Đạo đức là một hiệntượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh rõ rệt
Các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thức khẳng định,hoặc phủ định, hoặc chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó Nghĩa là họ bày tỏ
sự tán thành hay phản đối trước thái độ hay hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cánhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định Vì vậy, đạo đức là một nội dunghợp lệ thống trị xã hội Sự hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạođức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnhđạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống
ấy có tính tích cực, nhân đạo Ngược lại, nó sẽ mang tính tiêu cực, phi nhân đạo
1.1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để
lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng
về đạo đức Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạođức Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết để huấn luyện những ngườiyêu nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường Kách mệnh, vấn đề đầu tiên Người đề cập
là tư cách người cách mệnh Tác phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề đạo đức đượcNgười viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng ( 3- 2- 1969), đăng trênbáo Nhân dân là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
Trang 5Trong Di chúc thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn Đảng phải rất coitrọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, Đảng viên.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dântộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước
và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủnghĩa Mác- Lênin Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hoá,đạo đức của nhân loại cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu đượctrong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và vô cùng phong phú vìmục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cáchmạng Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “ tưcách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiệnchủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc Người viết: “ Làmcách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâudài và gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạngphải có đạo đức cách mạng làm nền tảng , mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng vẻ vang”
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triểncon người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết: “ Cũng nhưsông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách Người viết: “ có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ , thấtbại không rụt rè, lùi bước”, “ khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thầngian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “ lohoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không côngthần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá”
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng caothượng của con người Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc,
Trang 6tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ đượcđạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Những phẩm đạo đức cơ bản cuả con người Việt Nam trong thời đại mới: Từ
cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực cuả con người và xã hội Việt Nam, từ
sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng
và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dàycông xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọiđối tượng ( công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, bộ đội, công an, già trẻ,thanh niên, phụ nữ, đồng bào dâm tộc, tôn giáo…) trong mọi lĩnh vực hoạt động vàsinh sống của con người, trong mọi phạm vi ( cá nhân, gia đình, làng xóm, phốphường, tập thể…) và trong các quan hệ phong phú, phức tạp, tinh tế của conngười… Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người ViệtNam trong thời đại mới:
Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm
nhất Vận dụng khái niệm truyền thống về trung với hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào
đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựngnước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Nước ở đây là nước của dân,còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều là củadân”, “ bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người
đề xướng “ hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân,gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc
“ Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự docủa Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội…” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con ngườiViệt Nam, là định hướng chính trị- đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọngvươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức HồChí Minh
Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và
cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam vàchính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng chính cuộc đời mình
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệtmiền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái… nhưng trước hết là dành cho
Trang 7những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.Tình yêu thương
đó gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡ con người, rộnglượng và khoan dung với người, đồng thời phải nghiêm khắc với mình, khát vọngvươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất được Hồ
Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạođức Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngàycủa mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che dấu, gắn chặtgiữa nói và làm, suy nghĩ và hành động…
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những khái niệm truyền thống của đạođức phương Đông phù hợp với thời đại mới
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sángtạo và có năng suất cao
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, bản thân, tiếtkiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí…
Liêm là “ luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hoàncảnh “ không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng Khôngham người tâng bốc mình”
Chính nghĩa là “ không tà, thẳng thắn, đứng đắn” đối với mình, đối với người
và đối với việc “ Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũngtránh”
Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh là “ khi làm bất cứ việc gì cũng đừngnghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “ phải lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ”
Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, mộtlòng vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính Người yêucầu mọi người dân Việt Nam đều phải rèn luyện, tu dưỡng theo các phẩm chất trên,
“ trước hết là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thìquyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp
ăn của đút, có dịp “ dĩ công vi tư”
Trang 8Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung yêu cầu phẩm chất đạo đức
mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt ra ngoài quốc gia, xây dựng tình đoàn kết quốc tế vì hoà bình, hữu nghị, công
lý và tiến bộ xã hội
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới : Để xây dựng nền đạo đức mới,
cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minhđồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng cho sự lãnhđạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức là một yêu cầu , một
phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, HồChí Minh đã thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn Đối với Người,nói phải đi đôi với làm và cao hơn, làm rồi mới nói, làm nhiều nói ít và thậm chí làhết lòng, làm tận tuỵ mà không nói, không phô trương mình
Hồ Chí Minh rất ghét những kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói mộtđàng, làm một nẻo và Người cho rằng, những kẻ đó làm giảm lòng tin của nhân dânvới Đảng Người chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thựckhông chỉ lúc đó, mà trực tiếp với hiện nay: “ Quần chúng chỉ quý mến nhữngngười có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thướccho người ta bắt chước”
Chính luận điểm này đã thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức làvấn đề nêu gương Không gì thuyết phục hơn, có sức cảm hoá và lôi cuốn hơn tronglĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương Hồ Chí Minh đã làm như vậy một cách cầnmẫn, tinh tế, sáng tạo và vì thế đã có tác dụng vô cùng to lớn, sâu sắc trong toàn bộđời sống xã hội của đất nước ta Người đã khai thác triệt để các tấm gương “ ngườitốt, việc tốt”, gương các anh hung, liệt sĩ, gương các vị tiền bối, cha ông trong lịch
sử, từ chung đến riêng, từ lớn đến nhỏ, từ xa tới gần, của thế hệ này đối với thế hệkhác để dày công xây đắp nền tảng vững chắc và các đỉnh cao đạo đức mới
Hai là xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích
xây là con đường để xây dựng đạo đức mới, là nguyên tắc được Hồ Chí Minhkhẳng định và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ đạo thựchiện Xây dựng đạo đức mới là cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, gay gắt, tinh vi,
Trang 9diễn ra trong mọi lúc, mọi nơi, trong từng tập thể và từng con người, vì thế nguyêntắc trên là một đòi hỏi khách quan, cần vận dụng triệt để, đặc biệt chống cái ác, cáixấu, sự thoái hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Xây dựng đạo đức mới, trước hết là tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất,chuẩn mực đạo đức mới cho mỗi người, tạo môi trường đạo đức trong sáng, lànhmạnh cho con người, cho từng cộng đồng Xây dựng đạo đức cũng bằng việc khơidậy ý thức vươn lên tự nguyện của con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ đótạo ra bằng được năng lực tự trau dồi đạo đức trong mỗi con người, loại bỏ cái xấu,cái ác, cái vô đạo đức
Cùng với xây, nhiệm vụ chống giữ vị trí đặc biệt quan trọng để tạo môitrường cho cái tốt đẹp nảy nở, để bảo vệ và khẳng định được cái mới về đạo đứcđang hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cáiphản động, cái vô đạo đức
Ngay từ năm 1952, Người đã coi những tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu làtội ác, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, là bạn đồng minh của thực dân, phongkiến, là thứ “ giặc nội xâm”, “ giặc ở trong lòng”, phá từ trong phá ra Người khẳngđịnh dứt khoát, phải kiên quyết chống lại những tệ nạn đó “ Cần phải nêu nhữngđồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận qưở trách và cần phải đuổi họ ra khỏiĐảng…Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ”
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, bởi vì
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàngcàng luyện càng trong”.Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra một hiện tượng mà đến nay,chúng ta càng thấm thía vì tính thời sự của nó, đó là những người trong lúc đấutranh thì không sợ nguy hiểm, cực khổ song đến khi có ít quyền hành trong tay thìđâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu…
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đã là người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cáixấu, cái tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong bản thân mình, trong lòng mình Vì vậycần có cái nhìn biện chứng và nhân văn để phát triển cái thiện, đẩy lùi cái ác trongmỗi con người và đặc biệt quan trọng là từng người phải tự rèn luyện, tu dưỡng,
Trang 10dám đấu tranh với chính mình để làm cho “ phần tốt ở trong mỗi người nảy nở nhưhoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”.
1.2 Khái quát về kiểm toán và chuẩn mực đạo đức kiểm toán
1.2.1 Khái quát về kiểm toán và kiểm toán viên
Khái niệm kiểm toán : Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng
Latin Nhưng điều thú vị là từ “ Audit” của tiếng Latin lại có nghĩa là người nghe
(one who hears) Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, chính quyền La Mã
đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghethuyết trình của họ về kết quả kiểm tra này
Từ đó đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểmtra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính Hiện nay đã có nhiều định nghĩachính xác hơn về kiểm toán Trong lời mở đầu giải thích các chuẩn mực kiểm toáncủa Vương Quốc Anh thì: “ Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến vềnhững bảng khai tài chính của một doanh nghiệp do một kiểm toán viên được bổnhiệm để thực hiện công việc theo đúng nghĩa vụ pháp định có liên quan” Theoquan điểm của chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ: “ Kiểm toán là một quá trình mà qua
đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thểlượng hoá có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định
và đánh giá mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn
đã được thiết lập” Tuy có khác nhau về từ ngữ với ý nghĩa cụ thể nhưng các địnhnghĩa trên đều có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về tính
trung thực, hợp lý, hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc thiết lập cácbảng khai tài chính
Thứ hai, đối tượng trực tiếp của kiểm toán là bảng khai tài chính của tổ
chức hoặc thực thể kinh doanh
Thứ ba, khách thể kiểm toán là tổ chức hoặc thực thể kinh tế.
Thứ tư, chủ thể kiểm toán là những kiểm toán viên có năng lực và trình
độ chuyên môn
Thứ năm, công việc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở luật định, tiêu
chuẩn và chuẩn mực chung
Trang 11Khái niệm kiểm toán viên : Qua đó chúng ta có thể thấy rằng kiểm toán viên
là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc kiểm toán Kiểm toán viên- Họ là ai?Kiểm toán viên là khái niệm chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với công việc đó Theo nghĩa hẹp, từ kiểmtoán viên (Auditor) thường chỉ kiểm toán viên công chứng ( Certified PublicAccountant_ CPA) Tuy nhiên trong cả lý luận và thực tế, khái niệm kiểm toán viêncòn bao hàm cả kiểm toán viên Nhà nước( Government Auditor) và kiểm toán viênnội bộ ( Internal Auditor)
Vai trò của kiểm toán : Kiểm toán không phải là hoạt động “ tự thân” và “
vị thân” Nó sinh ra từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu cầu của nhà quản lý
Thứ nhất, kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm Trong cơ
chế thị trường có rất nhiều người quan tâm đến tình hình tài chính và sự phản ánhcủa nó trong tài liệu kế toán bao gồm nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước,khách hàng, người lao động,…
Thứ hai, kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và hướng dẫn nề nếp
hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung
Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Điều
này thể hiện rõ trong chức năng tư vấn của kiểm toán
Kiểm toán giống như một quan toà công minh cho quá khứ, người dẫndắt hiện tại và cố vấn sáng suốt cho tương lai Từ đó chúng ta thấy rõ được tráchnhiệm của kiểm toán viên với nghề nghiệp của họ Nếu mỗi kiểm toán viên có ýthức và năng lực, tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp thì sẽ góp phầnrất lớn vào hiệu quả cũng như uy tín của nghề kiểm toán
Đạo đức kiểm toán viên : Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán đảm bảo cho hiệu
quả và niềm tin xã hội với kiểm toán viên Nó yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải cóđạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng người có đạo đức Vì thế đạođức nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán, một mặt giúp quản lý vàgiám sát mọi kiểm toán viên cũng như tổ chức kiểm toán; mặt khác sẽ giúp côngchúng hiểu biết về kiểm toán viên, để qua đó công chúng có quyền đòi hỏi và đánhgiá kiểm toán viên trong quá trình làm việc
Trang 12Đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để những thành viên luôn duy trìthái độ làm việc đúng đắn qua đó nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình Thôngthường các nội dung sau đây được quy định trong đạo đức kiểm toán viên: Độc lập,Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Bảo mật.
1.2.2 Khái quát về chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên
Sự hình thành các chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên : Kiểm toán ra đời từ
những năm 30 của thế kỷ XX xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tăng cường quản lý cáchoạt động kinh doanh Kiểm toán đã hình thành và phát triển với tư cách là mộtngành nghề độc lập trong nền kinh tế Như tất cả các ngành nghề khác, nghề kiểmtoán cũng đã hình thành những chuẩn mực, quy tắc nhằm điều tiết hành vi của cácthành viên theo một hướng xác định để đảm bảo uy tín nghề nghiệp nói chung vàkiểm soát chất lượng hoạt động của thành viên nói riêng Chuẩn mực kiểm toán củanhiều nước đã hình thành từ đầu thế kỷ XX dưới hình thức sơ khai là những ấnphẩm hướng dẫn về các thủ tục kiểm toán do các tổ chức nghề nghiệp ban hành.Năm 1948, Hiệp hội Kiểm toán viên công chúng Hoa Kỳ đã ban hành các chuẩnmực được chấp nhận phổ biến Sau đó chuẩn mực của các quốc gia khác lần lượt rađời như Úc ( 1951), Đức ( 1964), Pháp ( 1971), Anh ( 1980)…Nhằm phát triển vàtăng cường sự phối hợp hài hoà của ngành nghề trên thế giới, Liên đoàn kế toánquốc tế ( International Federation of Accountants- IFAC) đã uỷ nhiệm cho Uỷ banquốc tế về Chuẩn mực kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm ( International Auditing andAssurance Standards Board- IAASB) ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế vềkiểm toán ( International Standard on Auditing- ISA) Thông qua hoạt động thựctiễn, các ISA đã được một số quốc gia công nhận là tiêu chuẩn để kiểm toán báo cáotài chính Đối với một số quốc gia đã hình thành chuẩn mực từ trước khi có ISA, họ
có thể dựa vào hệ thống này để sửa đổi các chuẩn mực, các quốc gia khác có thểdựa vào ISA khi xây dựng chuẩn mực kiểm toán cho riêng mình hoặc áp dụng toànvăn
Chuẩn mực đạo đức ra đời là mối liên hệ giữa nghề nghiệp và môi trường
xã hội IFAC đã ban hành quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và đề nghị sẽ sử dụng đểlàm xây dựng các yêu cầu về đạo đức kiểm toán viên ở các quốc gia Tại các quốcgia, nội dung chi tiết của đạo đức nghề nghiệp thường được trình bày trong Điều lệ
Trang 13về đạo đức nghề nghiệp do tổ chức nghề nghiệp ban hành Điển hình như Hiệp hội
Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ ban hành điều lệ hạnh kiểm nghề nghiệp, Hiệphội Kế toán viên công chứng Canada ban hành quy tắc thống nhất về hạnh kiểmnghề nghiệp… Trong điều lệ, tổ chức quy định những điều kiểm toán viên được làm
và không được làm khi hành nghề Ngoài IFAC, trên thế giới còn có các tổ chứctham gia biên soạn và ban hành chuẩn mực nghề nghiệp như IIA ( Hiệp hội Kiểmtoán viên nội bộ), INTOSAI ( Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao), ởchâu Á có ASOSAI ( Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao ở châu Á)…
Chuẩn mực đạo đức ra đời để kiểm soát đạo đức và hành vi của kiểm toánviên, đồng thời cũng tồn tại song song những quy định pháp luật điều chỉnh vấn đềnày cho phù hợp với sự biến động nhanh chóng và phức tạp của nền kinh tế và đặcđiểm riêng biệt ở mỗi quốc gia
Tại Hoa Kỳ, các chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp do tổ chức nghề nghiệp kiểm toán (AICPA) ban hành và việc kiểm soát chấtlượng hoàn toàn do tổ chức nghề nghiệp đảm nhận Mô hình tự kiểm soát xuất phát
từ nguyên nhân là hoạt động kiểm toán độc lập Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và từ rấtsớm do nền kinh tế được tài trợ bởi thị trường chứng khoán Sự phát triển mạnh củahoạt động kiểm toán từ khi chưa có các quy định của Nhà nước đã đưa đến sự hìnhthành và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức nghề nghiệp Cho đến những năm
2000 một số vụ bê bối về tài chính và kế toán nổ ra đưa đến sự phá sản của nhữngcông ty hàng đầu thế giới mà điển hình là sự sụp đổ của tập đoàn năng lượng khổng
lồ Enron do dính líu đến gian lận kế toán, kiểm toán và giao dịch nội bộ Ngay sau
đó, Kmart cũng công bố phá sản ( 22/01/2002), rồi sau đó đến Global Crossing( 28/01), Adelphia ( 25/06), sau đó đến Wold Com (21/07) , vụ phá sản lớn nhấttrong lịch sử nước Mỹ Cùng với đó là sự kiện gây chấn động ngành kiểm toán khitập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Anderxen đã liên kết với tập đoànEnron để đưa ra những thông tin giả trên báo cáo tài chính, gây nên thiệt hại khổng
lồ cho cổ đông và trục lợi cho lãnh đạo tập đoàn Để làm được điều này, RichardCausey, nguyên là kiểm toán viên của Anderxen đã được chuyển sang làm kế toántrưởng của Enron, từ đây thiết kế nên hệ thống lừa dối cổ đông khi chính mình lập
ra và kiểm toán những báo cáo tài chính của tập đoàn này do Anderxen đã ký hợp
Trang 14đồng làm tư vấn rồi làm kiểm toán cho Enron Ngoài lỗi không phát hiện những bấtthường trong hoạt động, làm cho Enron nổi danh trên thị trường chứng khoán,Anderxen còn phạm một lỗi hình sự nghiêm trọng là đã tiêu huỷ những tài liệu liênquan đến Enron Ngay khi Enron bị kết tội, Anderxen đã phải đối mặt với nhiều vụkiện khác, với tổng số thiệt hại của khách hàng lên tới 300 tỷ USD và kết quả lànăm 2002, tập đoàn này đã chính thức sụp đổ.
Sau hàng loạt vụ bê bối tài chính này, chuyên gia quản trị Mỹ Peter F.Drucker nhận định: “ Niềm tự hào của người Mỹ về nền tảng đạo đức kinh doanhhay sự minh bạch mà họ thường rao giảng đang bị ma lực của đồng tiền gặmnhấm” Trước tình hình đó, Nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp thông qua sự banhành luật Sarbanes- Oxley được Quốc Hội phê chuẩn ngày 30/07/2002 nhằm nângcao chất lượng và tính minh bạch của báo cáo tài chính, tăng cường trách nhiệm củaHội động quản trị, Ban giám đốc và kiểm toán viên Ngoài một số điều khoản liênquan đến tính độc lập của kiểm toán viên, Luật Sarbanes- Oxley còn cho phép Uỷban giám sát kế toán và kiểm toán các công ty niêm yết ( PCAOB) thuộc SEC sẽquản lý việc đăng ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán công ty niêm yết,thiết lập hay chấp nhận bằng luật lệ đối với các quy định liên quan đến kiểm soátchất lượng, đạo đức, tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạnthảo báo cáo kiểm toán và giám sát công ty kiểm toán
Các quy định của luật Sarbanes- Oxley không hề mâu thuẫn với chuẩnmực đạo đức kiểm toán tuy nhiên vẫn có một số khác biệt nhất định Nó chỉ tậptrung vào tính độc lập, còn những quy tắc khác trong chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp như trung thực, khách quan lại không được đề cập Mặt khác, các quy địnhđược ban hành trong luật này rất chặt chẽ dưới dạng các điều cấm, các việc kiểmtoán viên phải tuân thủ để thể hiện tính độc lập của mình Nếu họ làm trái nhữngđiều này chứng tỏ họ đã vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt trong khi chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp chỉ ban hành dưới dạng nguy cơ và biện pháp bảo vệ
Tại Việt Nam:
Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành cácchuẩn mực kiểm toán Trước đây, các quy định về đạo đức được trình bày chungtrong chuẩn mực số 200- Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo
Trang 15tài chính Hiện nay các quy định này được thể hiện chủ yếu trong Nghị Định 105/2004/ NĐ- CP ban hành ngày 30/ 03/ 2004 của Chính phủ và chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp kiểm toán cụ thể ban hành ngày 01/ 12/ 2005 theo quyết định số 87/2005/ QĐ- BTC của Bộ Tài Chính áp dụng cho tất cả những người làm kế toán vàkiểm toán Việc tồn tại song song hai quy định nói trên là phù hợp với thông lệchung trên thế giới Tuy nhiên, do mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực nên một
số nội dung còn khá trừu tượng, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể
Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên : Theo quy
tắc về đạo đức nghề nghiệp do IFAC ban hành, chuẩn mực đạo đức nhiều nước trênthế giới cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam ban hànhngày 01/ 12/ 2005 theo QĐ 87/ 2005/ QĐ- BTC thì nguyên tắc cơ bản của đạo đứcnghề nghiệp kiểm toán bao gồm một số nét chung sau đây:
1) Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực, có chínhkiến rõ ràng
2) Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật vàkhông được thành kiến, thiên vị
3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kiểm toán phải thựchiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất
và tinh thần làm việc chuyên cần Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật vànâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến
bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc
4) Tính bảo mật: Người làm kiểm toán phải giữ bí mật các thông tin trongquá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin gì khi chưa có sự chophép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu củapháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn của mình
Ngoài những điểm chung trên, quy tắc đạo đức kiểm toán của IFAC có thêmquy định về cách hành xử chuyên nghiệp: Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh nhữnghành vi của mình cho phù hợp với uy tín ngành nghề và tự kiềm chế những hành vikhông gây tổn hại đến uy tín nghề nghiệp
Đối với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam những nguyêntắc còn được chi tiết thêm 3 điểm sau
Trang 165) Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên.Trong suốt quá trình làm việc, người làm kiểm toán phải thực sự không bị chi phốihoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sựtrung thực, khách quan và độc lập của mình.
Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các công ty mà mình cóquan hệ, lợi ích kinh tế như góp vốn, cho vay, vay vốn hoặc cổ đông chi phối, nhậnhợp đồng gia công, dịch vụ, tiêu thụ hàng hoá… và bản thân có quan hệ gia đìnhruột thịt như bố, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ chồng là người trong bộ máy điều hànhcủa khách hàng
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán như ghi sổ,lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tàichính vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu thấy bất kỳ sự hạn chế nào về tínhđộc lập thì kiểm toán viên hành nghề phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này Nếukhông loại bỏ được thì phải ghi rõ điều này trong báo cáo kiểm toán
6) Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tínnghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp
7) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kiểm toán phải thực hiệncông việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn được quy địnhtrong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp và cácquy định pháp luật hiện hành khác
Vai trò của chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên:
Đối với kiểm toán viên :Sự ra đời của chuẩn mực đạo đức là cơ sở rõ
ràng để kiểm toán viên xây dựng tư cách đạo đức nghề nghiệp cho mình theo mộthướng cụ thể Một kiểm toán viên ngoài trình độ chuyên môn cần đạt được nhữngtiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ nhận được niềm tin của cấp trên, khách hàng.Việc tuân thủ những quy định này giúp cho họ không ngừng trau dồi đạo đức, bồidưỡng kiến thức tránh những sai sót có thể xảy ra trong nghề nghiệp, nâng cao uytín cho bản thân, công ty và rộng hơn là cả ngành nghề kiểm toán
Đối với xã hội : Với vai trò đối với hoạt động của kiểm toán viên như
trên, chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán đã gia tăng được mức độ chính xác các
Trang 17thông tin được đưa ra về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đấy là
cơ sở đưa ra các quyết định quan trọng trong quản lý, đầu tư Một quyết định sẽ làsai lầm nếu nguồn cung cấp thông tin là không chính xác, có thể gây sự sụp đổ chomột công ty, thậm chí là cả một thị trường Việt Nam có thị trường chứng khoánđang còn khá non trẻ, vì vậy rất cần một môi trường thông tin lành mạnh mà kiểmtoán đóng vai trò cốt lõi
1.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đến xây dựng chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên
Trong suốt cuộc đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước đã hình thành nêncác chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phùhợp với yêu cầu tồn tại , phát triển của dân tộc Việt Nam Ông cha ta luôn coi trọngđạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp Đó là truyền thống yêuquê hương đất nước, nhân ái, thủy chung, sáng tạo…Trong cuộc đấu tranh giànhđộc lập dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta và Bác Hồ kínhyêu luôn luôn chăm lo giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, tiếpthu và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cáchmạng Đó là lòng yêu nước thương nòi, sống có lý tưởng, tinh thần đoàn kết…Đạođức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội,
là động lực to lớn để Đảng và nhân dân vượt qua mọi thử thách giành độc lập, tự docho Tổ Quốc Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tiếp nối những giá trị đạo đứcđúng đắn kết tinh qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và bổ sung thêm những giátrị mới được xã hội thừa nhận, như: sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm,quyết tâm vượt khó, quyết chí làm giàu, xây dựng đời sống văn hóa…Đồng thời với
đó là quá trình xây dựng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng biệt phù hợpvới từng lĩnh vực tạo hiệu quả tối đa phát triển kinh tế xã hội
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lênin: “Lê- nin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác- Ăngghen Là người chacủa cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng Là người thầy đã đào tạonhững chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoahọc nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất.”( Trích bài của Bác Hồ đăngtrên báo Nhân dân số 42, ra ngày 24/ 01/ 1952)
Trang 18Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, Lênin đã nêu lên những yêu cầu về tưcách, đạo đức của người Đảng viên Cộng sản Trước hết họ phải giác ngộ lý tưởngcộng sản chủ nghĩa, có lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp của giai cấp vô sản,suốt đời phấn đấu hi sinh cho chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân lao động.Hai là người Đảng viên phải có năng lực hoàn thành công việc được giao Năng lực
là trình độ hiểu biết, nắm vững quy luật vận động của sự vật để cải tạo sự vật, làtrình độ nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, là khả năngchuyên môn, bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao Ba là, người Đảng viên phải có ý thức kỷ luật cao Lênin nói: “ Tính tổ chức là
sự thống nhất của hành động thực tiễn” Người luôn nhấn mạnh đến sự đoàn kếtnhất trí trong Đảng Cán bộ phải quan hệ mật thiết với quần chúng, phục vụ lợi íchcủa đông đảo nhân dân Điều đó có nghĩa là cán bộ phải là người có đầy đủ phẩmchất, đức và tài, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, có năng lực phục vụ nhân dân,
có trình độ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân Lênin cho rằng, trong xây dựngđội ngũ cán bộ cần phải kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” với tệ quanliêu, tham nhũng, kiên quyết “ chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch
về nhiệm vụ được giao cho mỗi người, và chống tình trạng hoàn toàn vô tráchnhiệm do hiện tượng đó gây ra” Đội ngũ cán bộ phải chịu trách nhiệm về vận mệnhphát triển của dân tộc, sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống và hạnh phúc của nhândân Nếu cán bộ không đủ đức, đủ tài, không tận tâm tận lực phấn đấu vì hạnh phúccủa người dân; lãnh đạo bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm, thiếu trách nhiệm trước tâm tư,tình cảm, cuộc sống và quyền lợi của nhân dân thì không thể chiếm được lòng tinnơi quần chúng nhân dân
Tuân theo tư tưởng của Lênin, của Bác Hồ vĩ đại, chúng ta tiếp tục sự nghiệpđổi mới theo định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, phát triển kinh tếvăn hóa xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân Điều đấy đòi hỏi mọi người, mọitầng lớp đặc biệt là cán bộ Đảng viên phải tu dưỡng đạo đức cá nhân cũng như tậpthể, ra sức cống hiến tài năng vì mục tiêu phồn thịnh của xã hội
Hội nghị Trung ương 12 khóa IX đã thảo luận và quyết định triển khai cuộcvận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng
và toàn xã hội” Trước khi triển khai cuộc vận động, Trung ương giao Ban Tư
Trang 19tưởng- Văn hóa Trung ương tổ chức làm điểm cuộc vận động ở một số tổ chứcĐảng thuộc các ngành và địa phương Đầu năm 2006 Ban Tư tưởng- Văn hóa Trungương đã phối hợp với một số ngành, địa phương tổ chức làm điểm ở một số đảng bộ
và đã thu được kết quả tốt, mang lại hiệu quả thiết thực
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam ban hành ngày 01/ 12/
2005 ra đời cùng thời điểm bắt đầu cuộc vận động là sự thấm nhuần tư tưởng vàtấm gương đạo đức của Bác trong điều kiện thực tiễn Xây dựng chuẩn mực đạo đức
để phấn đấu theo tấm gương của Bác là một cách làm thiết thực phù hợp với từngđối tượng cụ thể, đề cao tính tự giác và noi gương làm theo tấm gương của Ngườiđến từng nhân viên kiểm toán Những nội dung trong chuẩn mực này hoàn toàn phùhợp với tiêu chí và lối sống của Bác Hồ Từ ngữ sử dụng dung dị, dễ hiểu, dễ nhớthấm nhuần lòng người Tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh thật là vĩ đại,nhưng vô cùng giản dị, gần gũi với mọi người Ai soi vào đó cũng có thể sửa đượcmình miễn là có ý thức rèn luyên Ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình, cùngvới triết lý đạo đức vĩ đại của Người là ngọn đuốc soi đường, đội ngũ kiểm toánviên sẽ hoàn thành xuất sắc công việc của mình, xứng đáng với niềm tin của toàn xãhội
Trang 20CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ THỰC HIỆN CHUẨN MỰC
CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam hiện nay
Trong cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, kiểm toán không chỉ làcông cụ quản lý kinh tế tài chính và cung cấp thông tin hữu ích mà đã trở thành mộtngành thuộc lĩnh vực dịch vụ- dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh Việt Nam đã gianhập AFTA và cũng đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á- Thái Bình Dương, tổ chức thương mại thế giới WTO, cam kết mở cửathị trường dịch vụ, đưa ra kế hoạch hành động quốc gia mang tính tự nguyện, tiếntới tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020
Trên thực tế thị trường kiểm toán Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu vàchưa thực sự phát triển mặc dù hiện nay đã có khoảng hơn 100 công ty dịch vụ kếtoán và kiểm toán, cung cấp trên 20 loại dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán, tàichính, đào tạo…Các chuẩn mực kiểm toán, kế toán ngày càng hoàn thiện, đã có 38chuẩn mực được ban hành chia thành 3 nhóm cụ thể Ngoài các doanh nghiệp niêmyết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính đã đượckiểm toán, các doanh nghiệp khác cũng có xu hướng tự nguyện tham gia kiểm toán
để đạt độ tin cậy cao trong báo cáo tài chính, nhằm thu hút đầu tư, nhất là đối với cổđông nước ngoài hoặc vay vốn ngân hàng
Đối với công ty kiểm toán độc lập, tính đến năm 2007 cả nước mới có hơn
1000 kiểm toán viên đang thực sự hành nghề Các nghiên cứu của ACCA cho biết,trong 2 năm tới, Việt Nam cần ít nhất 3000 người có chứng chỉ kiểm toán viên ViệtNam và 2000 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế mới cơ bản khắc phục tìnhtrạng thiếu nhân lực ngành kiểm toán Trong hơn 1000 người được Bộ Tài chínhcấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán Việt Nam, chỉ khoảng 10% có chứng chỉ kiểmtoán viên quốc tế Số kiểm toán viên có năng lực về phân tích, đánh giá, đề xuấtchiến lược và kinh nghiệm làm việc rất hạn chế, đây là thách thức rất lớn đối vớingành kiểm toán