Phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (Trang 30 - 31)

Việt Nam ngày càng tham gia nhiều vào các sân chơi thế giới theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá. Kiểm toán là một ngành nghề, một bộ phận nền kinh tế việc tuân thủ các quy định chung của các tổ chức quốc tế như ASOSAI, INTOSAI là không thể tránh khỏi đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành viên. Để chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán giữ vai trò định hướng hành động đúng đắn cho kiểm toán viên trong giai đoạn này, xây dựng chuẩn mực Việt Nam cần tham khảo các quy định trong chuẩn mực quốc tế để hoàn thiện theo các hướng sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện chuẩn mực theo quy định chung của pháp luật. Chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của kiểm toán viên phải phù hợp với nền tảng pháp luật chung như Luật kế toán, kiểm toán, Luật của các tổ chức tài chính khác.

Thứ hai: Hoàn thiện chuẩn mực phù hợp theo thông lệ quốc tế. Việc ban hành chuẩn mực nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển hay các tổ chức nghề nghiệp uy tín IFAC, INTOSAI, ASOSAI…

Thứ ba: Hoàn thiện chuẩn mực theo lộ trình sự phát triển của kiểm toán, đảm bảo sự tương thích với công nghệ kiểm toán ngày càng hiện đại.

Thứ tư: Hoàn thiện chuẩn mực theo hướng chi tiết hoá theo từng loại hình, lĩnh vực kiểm toán. Chuẩn mực hiện nay mới chủ yếu tập trung đến đạo đức kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán báo cáo tài chính mà chưa chú ý nhiều đến kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên nội bộ trong kiểm toán các hoạt động.

Như vậy phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức là nội dung quan trọng góp phần ban hành hệ thống chuẩn mực đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (Trang 30 - 31)