Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
NGUYỄN THỊ LOAN
BỨỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT
IgG KHÁNG DỊCH HẠCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
ÑAØ LAÏT – 2010
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
NGUYỄN THỊ LOAN
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT
IgG KHÁNG DỊCH HẠCH
Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số: 60 42 30
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN BỔN
Đà Lạt - 2010
2
Luận văn này được hoàn thành tại: Phân xưởng Vắc xin thành phẩm – Công ty Vắc xin Pasteur Đà
Lạt
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN BỔN
Phản biện 1: ……………………………………………………..
Phản biện 2: ……………………………………………………..
Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm thi luận văn Thạc sĩ họp tại:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………
Vào lúc: …… giờ, ngày………..tháng………năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Đại học Đà Lạt
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Khoa Sau đại học - trường Đại học Đà
Lạt đã tạo điều kiện cho tôi học tập, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tiến sĩ Phan Bổn, Quản đốc phân xưởng Vắc xin thành phẩm, là người
thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám đốc Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt đã cho phép và tạo điều
kiện cơ sở vật chất để tôi thực hiện đề tài.
TS. Nguyễn Xuân Tùng đã tận tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi một số tài
liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Các anh chị cùng các cô kĩ thuật viên của phân xưởng Vắc xin thành phẩm
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
CN. Trần Ngọc Nhơn, CN. Đặng Hồng Vân Viện Vắc xin và Sinh phẩm y
tế Nha Trang đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện một số kĩ thuật trong phòng
thí nghiệm để tôi hoàn thành đề tài.
Thầy Nguyễn Văn Chức, cán bộ thư viện trường Đại học Đà Lạt đã nhiệt
tình giúp tôi tìm kiếm thông tin, tài liệu để tôi thực hiện đề tài.
Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Học viên: Nguyễn Thị Loan
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do Yersinia pestis gây ra.
Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Bệnh
đã được biết từ thời xa xưa và đã gây ra 3 vụ đại dịch lớn vào các thế kỉ XI, XIV và
XIX với hàng trăm triệu người tử vong. Tuy đã được phát hiện từ lâu nhưng hiện nay
các ổ dịch thiên nhiên vẫn còn tồn tại và đang hoạt động trong nhiều khu vực trên trái
đất. Trong gần nửa thế kỉ qua có 7 quốc gia trên thế giới bệnh xảy ra hàng năm là
Brazil, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Madagascar, Myanma, Pêru, Hoa Kì và Việt
Nam [6,23,50].
Hiện nay bệnh dịch hạch vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt
là ở Châu Phi. Gần đây nhất tháng 08/2009 ở Trung Quốc dịch hạch thể phổi đã xuất
hiện làm 3 người thiệt mạng, 12 người bị nhiễm bệnh và hơn 10.000 người bị cách ly
[57].
Ở Việt Nam, dịch hạch đã xuất hiện lần đầu tiên ở Nha Trang ( 1898 ) và Sài
Gòn (1906). Kể từ khi xuất hiện, dịch hạch tiếp tục lây lan ra các tỉnh, thành trong cả
nước và trở thành dịch lưu hành địa phương. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ là những nơi có tỉ lệ mắc dịch hạch cao nhất trong cả nước. Đặc biệt
là giai đoạn 1966 – 1972 dịch lớn xảy ra ở Việt Nam chiếm hầu hết số mắc trên thế
giới. Số mắc và tử vong dịch hạch có chiều hướng giảm mạnh và phạm vi dịch hạch
lưu hành thu hẹp nhiều. Trong bốn năm từ 1999 – 2002 dịch chỉ còn ghi nhận tại một
số địa phương là hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai. Hiện nay, ở Việt Nam bệnh dịch hạch
đã được kiểm soát, chỉ còn tồn tại ở các ổ dịch trong thiên nhiên trong các loài gặm
nhấm, không còn xuất hiện ở người và chủ yếu là ở Tây Nguyên [5, 6, 16].
Tuy dịch hạch đã được kiểm soát nhưng công tác điều tra giám sát dịch tễ học
vẫn phải được tiến hành thường xuyên bởi dịch có thể xuất hiện bất cứ khi nào gặp
điều kiện thuận lợi và gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của con người. Điển hình
là dịch hạch thể phổi đã bùng phát ở Trung Quốc tháng 08 vừa qua cho thấy công tác
5
điều tra giám sát dịch tễ học dịch hạch không thể chủ quan. Vì vậy để phát hiện sớm
dịch hạch trong các vật chủ ở các ổ dịch hiện nay thì đòi hỏi phải có phương pháp
chẩn đoán nhanh và chính xác.
Trong những năm qua để chẩn đoán labo và điều tra giám sát dịch tễ học dịch
hạch ngoài thực địa, hầu như tất cả các labo trong nước đều sử dụng các chế phẩm
chẩn đoán dựa trên các bộ kít chẩn đoán dịch hạch của Liên Xô cũ là bộ kít kháng
nguyên F1 gắn hồng cầu cừu đông khô và kháng thể F1 gắn hồng cầu cừu dạng đông
khô hoặc dạng nước, nguồn cung cấp này ngày càng ít đi và hầu như không còn. Hiện
nay nhiều nước trên thế giới đã dùng kít chẩn đoán kháng thể gắn huỳnh quang để
phát hiện kháng nguyên F1 đặc hiệu của vi khuẩn dịch hạch, đây là phương pháp
chẩn đoán cho kết quả chỉ sau vài giờ và độ chính xác lên tới 98 – 99,4%. Tuy vậy ở
Việt Nam chưa có labo nào sản xuất bộ kít chẩn đoán kháng thể gắn huỳnh quang để
phát hiện vi khuẩn dịch hạch, vì thế để có nguồn nguyên liệu IgG sản xuất kít chẩn
đoán kháng thể gắn huỳnh quang đáp ứng nhu cầu giám sát dịch tễ học dịch hạch
trong nước, chúng tôi tiến hành đề tài sau:
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT IgG KHÁNG DỊCH HẠCH
Mục tiêu đề tài:
-
Sản xuất IgG kháng dịch hạch
-
Đánh giá chất lượng IgG sản xuất được.
Các nội dung đề tài cần tiến hành:
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của kháng nguyên đến đáp ứng miễn dịch
-
Nghiên cứu phát đồ gây miễn dịch
-
Ứng dụng các phương pháp tinh chế kháng thể IgG
-
Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng IgG sản xuất.
6
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 DỊCH HẠCH
1.1.1 Tình hình dịch hạch trên thế giới [ 6, 20, 23, 57]
Vào năm 1894, Alexandre Yersin đã phát hiện ra vi khuẩn Yersinia pestis là
tác nhân gây ra bệnh dịch hạch. Kể từ khi xuất hiện, dịch hạch đã gây ra các vụ đại
dịch lớn trên thế giới.
Đại dịch lần thứ I xảy ra ở Trung Phi ở thế kỉ VI sau đó lan đến Hy Lạp và Địa
Trung Hải đã làm cho 100 triệu người chết.
Đại dịch lần thứ II xuất hiện ở Trung Á quanh biển Caspies vào thế kỉ thứ XIV
sau đó xâm nhập vào Châu Âu, làm chết khoảng 50 triệu người trên thế giới, trong đó
một nửa số nạn nhân là ở Châu Âu chiếm 1/3 dân số Châu Âu thời kì đó.
Đại dịch lần thứ III bắt đầu từ Yunnan Trung Quốc lan đến Hồng Kông
(1894). Trong vòng 10 năm ( 1894 – 1903 ) dịch đã lan đến 77 thành phố cảng trên
khắp 5 châu.
Từ 1954 – 2001, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận có 38 quốc gia xảy ra bệnh
dịch hạch với tổng số mắc là 89.651 trường hợp và 7.715 bệnh nhân chết.
Từ 1989 – 2003, bệnh dịch hạch có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở Châu
Phi với số mắc là 31.273 trường hợp, chiếm tỉ lệ 82,5% tổng số mắc trên thế giới và
số chết là 2.421, chiếm tỉ lệ 7,74%.
Theo phát hiện mới nhất tháng 08/2009 tại thành phố Ziketan, tỉnh Thanh Hải,
tây bắc Trung Quốc dịch hạch thể phổi đã bùng phát làm 3 người chết và 12 người bị
nhiễm bệnh, 10.000 người đã bị cách ly để ngăn chặn dịch.
Sau nhiều năm im lặng, việc xuất hiện lại bệnh dịch hạch trên người ở Ấn Độ
1994, ở Algeria vào năm 2003 và gần đây nhất là năm 2009 ở Trung Quốc đã cho
7
thấy rằng bệnh dịch hạch chưa được loại trừ hoàn toàn và là bệnh nguy hiểm có nguy
cơ bùng phát bất cứ khi nào gặp điều kiện thuận lợi.
1.1.2 Tình hình dịch hạch ở Việt Nam [ 5, 6, 16 ]
Từ đại dịch lần thứ III ở Hồng Kông, dịch hạch đã xâm nhập vào Việt Nam
lần đầu tiên năm 1898. Trong suốt hơn một thế kỉ qua dịch hạch vẫn luôn tồn tại với
những thời kì khác nhau và chưa được loại trừ hoàn toàn.
Thời kì xâm nhập và lây lan nội địa ( 1898 – 1922 )
Xuất hiện lần đầu tiên tại Nha Trang ( 1898 ) dịch hạch tiếp tục lưu hành ở Sài
Gòn ( 1906 ); Lạng Sơn ( 1909 ); Sóc Trăng ( 1907 ); Hà Nội, Phan Thiết và Huế
(1908); Phan Rí , Đà Nẵng ( 1910 ).
Thời kì lắng dịu và trở thành dịch hạch lưu hành tại địa phương ( 1923 –
1990 )
Thời kì này bệnh chỉ còn lưu hành ở một số tỉnh như: Phan Thiết, Sài Gòn. Từ
hai nơi này có một số thời điểm dịch lan rộng như Lâm Đồng ( 1947, 1948, 1950 ),
Bình Long và Tây Ninh ( 1955 – 1956).
Thời kì bùng phát lan tràn và lưu hành trên diện rộng ( 1961 – 1990)
+ 1961 – 1975: dịch hạch bùng phát, lan tràn hầu hết các tỉnh thành ở miền
Nam. Đặc biệt giai đoạn 1967 – 1971 dịch lớn xảy ra ở Việt Nam với số mắc là
21.716 bệnh nhân, chiếm 97,2% số mắc ở Châu Á và 89,2% số mắc trên toàn thế
giới.
+ 1976 – 1990: dịch lây lan trên diện rộng ở các tỉnh phía bắc như Hà Nội,
Hải Phòng, Bắc Thái, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa và Nghệ
Tĩnh.
Thời kì thu hẹp và lưu hành dai dẳng tại một số ổ dịch ( từ 1991 đến
nay )
Từ 1991 đến nay dịch hạch ở nước ta có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn
tồn tại ở một số tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ, nhiều nhất là ở các tỉnh Tây
8
Nguyên. Trong 4 năm ( 1999 – 2002 ) dịch chỉ còn ghi nhận tại 2 tỉnh Đắc Lắc với
194 bệnh nhân và Gia Lai 61 bệnh nhân.
Nhìn chung, tình hình dịch hạch ở Việt Nam hiện nay đã được khống chế. Tuy
nhiên vẫn tồn tại một số ổ dịch lẻ tẻ trong tự nhiên, chủ yếu là trên loài động vật gặm
nhấm. Do đó công tác chẩn đoán huyết thanh và điều tra giám sát dịch tễ học vẫn cần
tiến hành thường xuyên.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN DỊCH HẠCH
1.2.1 Phân loại vi khuẩn dịch hạch
Tại hội nghị quốc tế vi sinh vật học lần thứ 10 ( 1970 ) đã quyết định phân loại
vi khuẩn dịch hạch như sau:
Vi khuẩn dịch hạch thuộc giống Yersinia, loài pestis, họ Enterobacteriace .
Giống Yersinia có 11 loài nhưng chỉ có 3 loài gây bệnh cho người:
Yersinia pestis: gây bệnh dịch hạch
Yersinia pseudotuberculosis: gây bệnh giả lao
Yersinia enterocolitica: gây viêm ruột đại tràng
1.2.2 Hình thể và tính chất bắt màu [ 2, 19 ]
Yersin (1894) là người đầu tiên mô tả hình thái vi khuẩn dịch hạch, tiếp theo
là Gabritrevsky (1897), Allerecht và Ghon (1900) cũng mô tả tương tự.
Vi khuẩn dịch hạch là trực khuẩn ngắn, hình bầu dục, tròn hai dầu, dài 1-2 μm,
rộng 0,3-0,7 μm. Vi khuẩn không có lông, không di động, không sinh nha bào, nếu
nuôi cấy ở 370C thì có vỏ. Chúng thường nằm riêng lẻ hay từng cặp, ít khi xếp thành
đám. Vi khuẩn bắt màu lưỡng cực, Gram ( - ) rất rõ khi nhuộm bằng phương pháp
Wayson. Trên các tiêu bản khác nhau, hình thể và cách sắp xếp của vi khuẩn dịch
hạch có thể khác nhau.
9
Hình 1.1: Hình thể Yersinia pestis nằm riêng lẻ.
1.2.3 Tính chất nuôi cấy [ 2 ]
Yersinia pestis là vi khuẩn hiếu khí. Sokkey (1938), Habbu (1943), Turnansky
(1958) và những người khác cho rằng vi khuẩn dịch hạch có thể sinh trưởng và phát
triển ở nhiệt độ -20C - 450C , nhiệt độ thích hợp hơn là 270C - 280C; pH tối thích là 6,9
– 7,1. Vi khuẩn có thể sinh trưởng trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Trên môi trường canh thang:
Sau 24- 48 giờ vi khuẩn tạo thành những bông tuyết lơ lửng trong canh thang
bám vào thành ống nghiệm, dưới đáy có lắng cặn nhưng canh thang vẫn trong. Trên
bề mặt có thể tạo thành một váng mỏng khi thời gian nuôi cấy kéo dài, đây là cách
mọc theo lối ngưng kết.
Trên môi trường thạch đặc:
Sau 48 giờ nuôi cấy vi khuẩn dịch hạch tạo thành khuẩn lạc dạng R điển hình
có kích thước 2-3mm, màu trắng trong, bờ dẹt. Nếu nhìn dưới kính hiển vi thấy ở
giữa có các hạt màu nâu xám, bề mặt xù xì lồi cao, trong có hình răng cưa. Nếu để
10
khuẩn lạc tiếp tục phát triển ở giữa tối dần và lồi cao hơn, vùng răng cưa xung quanh
giảm dần rồi mất hẳn.
Dù là môi trường nào đi nữa, theo Girard: “ Tất cả các giống vi khuẩn nào làm
đục môi trường thì không phải là trực khuẩn dịch hạch”. Tính chất sinh trưởng của
Y.pestis trên môi trường nuôi cấy sẽ thay đổi tùy thuộc vào thành phần môi trường và
nhiệt độ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về nguyên nhân cũng như ý nghĩa thực tiễn của
các yếu tố này.
1.2.4 Tính chất sinh hóa:[ 2, 27, 33 ]
Thành phần sinh hóa của Yersinia pestis:
Nước chiếm tỉ lệ từ 75-85% trọng lượng tế bào vi khuẩn. Tỉ lệ này có thể thay
đổi phụ thuộc vào điều kiện nuôi cấy. Thành phần khô của Yersinia pestis được tạo
thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, gồm:
+ Các chất khoáng (chiếm 3,5 - 4%): gồm phospho, kali, natri, magie, lưu huỳnh,
canxi,clo và sắt.
+ Các chất hữu cơ gồm: protein chiếm khoảng 62-77%, acid nucleic 8-14,8% và
glucid chiếm 2,5 - 20% phần khô của tế bào.
Tính chất sinh vật hóa học:
Yersinia pestis có khả năng tổng hợp các loại enzym cần cho quá trình trao đổi
chất. Một số phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất đã được dùng để chẩn
đoán và phân chia giữa các loài VKDH từ các ổ dịch thiên nhiên khác nhau.
Y. pestis có khả năng phân giải không sinh hơi các loại đường: glucose
mannitol, levulose, galactose, mantose, không len men đường rhamnose, lactose và
melibiose. Sản phẩm của sự phân giải này được Y. pestis sử dụng làm nguồn nguyên
liệu và năng lượng để xây dựng tế bào. Ngoài ra, một số sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi glucid còn tham gia tích cực vào các phản ứng quan trọng khác của sự
trao đổi chất. Hầu hết các chủng VKDH không sinh indol, H2S; không có khả năng
11
phân giải urê. Kết quả phản ứng khử nitrat và lên men glycerol khác nhau được sử
dụng để phân chia các nhóm trực khuẩn dịch hạch.
1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên [ 21, 26, 30, 32, 37, 38, 48, 50 ]
Schiitre là người đầu tiên nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên của Y. pestis.
Bằng phương pháp hấp phụ và kết tủa ông đã thu được kháng nguyên vỏ và kháng
nguyên thân. Các nghiên cứu đầy đủ về cấu trúc kháng nguyên của Y. pestis được mở
ra khi các nhà khoa học sử dụng phương pháp kết tủa trong thạch. Allan và cs,
Crumpton và Davies đã xác định thành phần của Y. pestis gồm:
-
Kháng nguyên vỏ
-
Kháng nguyên độc tố.
-
Kháng nguyên do các thành phần polysaccarit không đóng vai trò bảo vệ
Số lượng kháng nguyên của VKDH được phát hiện nhiều nhưng chỉ có một số
được nghiên cứu kĩ là KN F1, KN VW, KN độc tố, các chất và các men có hoạt tính
kháng nguyên ( pesticine, congulase, fibrinolizine ).
Kháng nguyên F1:
KN F1 có tính đặc hiệu loài cao, chỉ có Y. pestis mới có KN F1. Các vi khuẩn
nhóm khác không có KN này. William và cs đã nghiên cứu trên 300 chủng Y. pestis
độc và không độc ( EV76) cho thấy tất cả các chủng đều có KN F1, bởi vậy KNF1
được dùng cho chẩn đoán dịch hạch. Khi nuôi cấy Y. pestis ở 370C, F1 được hình
thành nhiều nhất trên bề mặt tế bào. Còn khi nuôi cấy ở 280C, F1 chỉ được hình thành
rất ít và nằm dưới dạng kết hợp với các thành phần khác. KN F1 có trọng lượng phân
tử là 2.032.229 Da.
Phân tử protein KN F1 có cấu trúc bậc 4 với kiểu tác dụng tương hỗ không
hóa trị và kị nước. KNF1 dạng keo có cấu trúc bên trong theo kiểu hàng rào không
gian 3 nhịp với các lỗ thấm và kênh nhỏ xác định nó như một màng sinh học phụ
thêm của thành phần tế bào.
KN F1 có thành phần hóa học và cấu trúc đặc biệt đã tạo cho nó có tính đề
kháng cao với các nhân tố hóa lí. KN F1 bền với nhiệt, đun nóng 80-1000C trong 15
12
phút mới làm biến đổi các hapten của nó và chỉ bị phân hủy hoàn toàn khi nung nóng
1000C/1 giờ.
KN F1 là yếu tố độc lực chủ yếu có khả năng chống lại thực bào của các bạch
cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. KN F1 có tính sinh miễn dịch. KN F1 có khả
năng kích thích tạo ra kháng thể chống lại nhiễm trùng ở động vật. Một tính chất
quan trọng khác nữa đã được Janssen và Sunrgalla nhấn mạnh KN F1 trợ giúp cho Y.
pestis trốn được thực bào.
KN F1 có tính đa năng là một KN quan trọng nhất của Y. pestis, một nhân tố
miễn dịch tích cực hàng đầu và có tính đặc hiệu cao duy nhất chỉ có ở Y. pestis. Do
đó KN F1 đã được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán huyết thanh bệnh dịch hạch.
Kháng nguyên V và W:
Burrows và Bacon đã xác định tính kháng thực bào của Y. pestis nhờ kháng
nguyên gọi là V và W có thể hoạt động liên kết hay độc lập với KN F1. Những chủng
không độc thiếu KN F1 có thể kháng thực bào nhờ các kháng nguyên này.
Y. pestis sản sinh kháng nguyên V và W đồng thời chứ không tách biệt. Kháng
nguyên W được tiết tự do vào môi trường xung quanh, kháng nguyên V liên kết chặt
chẽ với tế bào vi khuẩn. Lawton và cs lần đầu tiên đã tách được kháng nguyên này
dưới dạng tinh khiết và chỉ ra rằng KN V là protein có trọng lượng phân tử 90.000 Da
và KN W là lipoprotein với trọng lượng phân tử 145.000 Da.
Kháng nguyên độc tố:
Y. pestis có 2 loại độc tố chính xác định khả năng gây bệnh là nội độc tố và
ngoại độc tố.
+ Nội độc tố:
Nội độc tố dịch hạch là một thành phần cấu trúc của vách tế bào và có liên
quan chặt chẽ với lipopolisacarit (LPS) nội độc tố của các vi khuẩn gram (-) khác.
Vào năm 1956, David đã mô tả thành phần hóa học của LPS được chiết xuất bằng
phenol và nước từ Y. pestis. LPS có tất cả các đặc tính gây bệnh và tất cả những tính
13
chất sinh học như gây sốt lưỡng pha ở thỏ, choáng, gây chết ở động vật do sự hủy
hoại mao mạch, hoại huyết ở thận, gan và các tổ chức khác.
Ảnh hưởng sinh học khác của độc tố vi khuẩn dịch hạch có thể gây nhiễm cho
con người đã được Walker chứng minh trên động vật thí nghiệm. Chúng ảnh hưởng
đến sự trao đổi chất như làm giảm glycogen ở gan và máu, đồng thời tăng urê máu
hoặc suy yếu chức năng của thận và trao đổi chất cacbon.
+ Ngoại độc tố:
Ngoại độc tố dịch hạch là các enzym ngoại tiết của vi khuẩn. Ngoại độc tố là
một dạng protein hòa tan gọi là độc tố murin rất độc đối với chuột nhắt nhưng ít gây
chết đối với những động vật khác. Độc tố murin chỉ có ở màng tế bào vi khuẩn.
Ngoại độc tố murin ức chế chức năng hô hấp của ti thể ở tế bào chuột nhưng không
ức chế ti thể ở tế bào thỏ, khỉ và tinh tinh. Độc tố murin còn làm ti thể phồng lên và
mất đi khả năng nhận dạng ion canxi và photpho vô cơ. Montie và cs đã phát hiện
thêm murin có tác động đối kháng với AMP vòng. Việc tổng hợp munrin do plasmid
Fral/Tox điều khiển.
1.3 CÁC CON ĐƢỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH DỊCH HẠCH
Dịch hạch là bệnh chủ yếu của động vật hoang dại và chuột, người chỉ là vật chủ
thứ yếu. Trong tự nhiên, bệnh lan truyền qua 4 con đường: ( trong đó chủ yếu lây qua
đường máu ).
+ Đường máu: lây qua vết đốt côn trùng, chủ yếu là do bọ chét. Bọ chét hút máu làm
lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người.
+ Đường tiêu hóa: thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh
vào, đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi
đun sôi nấu chín.
+ Đường hô hấp: từ bệnh nhân dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người xung
quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện (lây
qua đường này rất nhanh)
+ Đường da, niêm mạc: qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương (hiếm gặp).
14
1.4 MIỄN DỊCH HỌC DỊCH HẠCH [ 47, 50 ]
Sau khi xâm nhập qua da nơi vết đốt của bọ chét, Y. pestis bị sự tấn công bởi
các globulin miễn dịch. Nhưng vi khuẩn được mang bởi bọ chét đã có sẵn một số
kháng nguyên F1 có khả năng kháng thực bào, giúp vi khuẩn thích ứng với tình trạng
ký sinh và phát triển nội bào.
Cơ chế hoạt động kháng thực bào của KN F1 được làm rõ bởi R.C. Williams:
hai yếu tố cần cho sự opsonins để tăng tính thực bào có hiệu quả là bổ thể C2 và C4
+ C2 : gắn trên bề mặt đại thực bào, giúp đại thực bào tăng khả năng bắt giữ
kháng nguyên.
+ C4 : góp phần ngưng tập bạch cầu đa nhân tạo ổ viêm sớm
Tuy vậy C2 và C4 đã bị KN F1 hòa tan vào huyết thanh làm cho con đường hoạt
hóa bổ thể bị gián đoạn. Do hoạt động kháng bổ thể cực mạnh của KN F1 nên ở giai
đoạn ủ bệnh thế hệ sau trở nên đề kháng với sự thực bào và chúng được tung ra từ các
hạch, lan rộng khắp cơ thể, điều này đã giải thích khả năng của Y. pestis giết được
vật chủ mà nó ký sinh vào.
1.5 KHÁNG THỂ
1.5.1 Cấu trúc kháng thể [ 1 ]
Các kháng thể ( antibody ) hay còn gọi là các globulin miễn dịch (
immunoglobulin ) có bản chất protein, do các tế bào lympho B cũng như các tương
bào ( biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác
nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus.
Phân tử globulin miễn dịch là một phân tử protein gồm 4 chuỗi polypeptide
giống nhau từng đôi một: hai chuỗi nhẹ và hai chuỗi nặng nối với nhau bằng cầu
disulfide và có độ đàn hồi nhất định.
15
Hình 1.2: Cấu trúc của một phân tử kháng thể
Chuỗi nhẹ, kí hiệu L ( light chain )
Chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử khoảng 23.000Da. Có 2 loại chuỗi nhẹ
chung cho tất cả các lớp globulin miễn dịch: chuỗi nhẹ Kappa ( kí hiệu K), chuỗi nhẹ
lambda (kí hiệu ).
Tính kháng nguyên của hai loại chuỗi nhẹ này hoàn toàn khác nhau. Tỷ lệ
mang chuỗi nhẹ K và
của các phân tử globulin miễn dịch có khác nhau giữa các
loài. Một phân tử globulin miễn dịch chứa chuỗi nhẹ K hoặc
, không khi nào mang
cả hai loại. Hai chuỗi nhẹ của phân tử globulin miễn dịch không những cùng loại mà
còn hoàn toàn giống nhau về cấu trúc. Cho đến nay người ta thấy rằng chỉ có một
chuỗi nhẹ K, nhưng có ít nhất 4 chuỗi nhẹ
. Về cấu tạo chung, mỗi chuỗi nhẹ gồm
211- 221 axit amin và chia thành hai phần dài bằng nhau:
+ Phần hằng định, kí hiệu C (constant) tận cùng –COOH với trình tự axit
amin tương đối hằng định và được kí hiệu là CK (cho typ Kappa ) và C ( cho typ
lambda ).
+ Phần thay đổi, kí hiệu V ( variable ) tận cùng là - NH2. Trật tự axit amin
trong phần này thay đổi theo từng nhóm một do đó nó khác nhau ngay cả trong một
16
cá thể, phần này được kí hiệu là VK ( cho typ Kappa ) và V ( cho typ lambda ).
Trong phần này có những vị trí sắp xếp axit amin rất thay đổi.
Chuỗi nặng, kí hiệu H ( Heavy chain )
Chuỗi nặng có trọng lượng phân tử từ 50.000 đến 70.000 Da. Chúng được chia
thành 5 lớp: , , , , . Các chuỗi nặng có tính đặc hiệu riêng và quyết định globulin
miễn dịch thuộc lớp này. Tương ứng với mỗi lớp chuỗi nặng là một loại globulin
miễn dịch, còn chuỗi nhẹ có thể là K hoặc . Chuỗi nặng có khoảng 440 axit amin và
cũng chia thành 2 phần :
+ Phần hằng định ( C ) tận cùng bằng – COOH, có số axit amin nhiều gấp 3
lần số axit amin của phần hằng định chuỗi nhẹ, tức khoảng 330 axit amin. Do sự khác
biệt về tính chất kháng nguyên ở vùng hằng định này mà một số lớp globulin miễn
dịch còn được chia thành các lớp dưới như 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2.
+ Phần thay đổi: cũng giống như phần thay đổi của chuỗi nhẹ, vùng thay đổi
chuỗi nặng ở phía tận cùng –NH2. Trong trật tự axit amin có một số đoạn cực kì thay
đổi xen giữa những đoạn tương đối ổn định. Ở cả hai chuỗi nhẹ và chuỗi nặng, vùng
cực kì thay đổi được xác định ở gần các axit amin 30, 50, 95. Những vùng cực kì thay
đổi như thế tham gia trực tiếp vào việc hình thành vị trí kết hợp kháng nguyên.
Các vùng hằng định không có vai trò nhận diện KN, chúng làm nhiệm vụ cầu
nối với các tế bào miễn dịch cũng như các bổ thể. Do đó phần “ chân của chữ Y” còn
được gọi là Fc ( tức phần hoạt động sinh học của kháng thể ).
Mỗi immunoglobulin có 4 vùng thay đổi ở đầu “ hai cánh tay của chữ Y”. Sự
kết hợp của một vùng thay đổi trên chuỗi nặng ( VH ) và một vùng thay đổi trên chuỗi
nhẹ (VL ) tạo nên vị trí nhận diện KN ( còn gọi là paratope ). Như vậy mỗi
immunoglobulin có hai vị trí gắn KN. Hai vị trí này giống nhau như đúc, qua đó một
KT có thể gắn được với 2 KN giống nhau. Hai “ cánh tay của chữ Y” còn gọi là Fab (
tức là phần nhận biết KN ). Nơi kháng nguyên gắn vào kháng thể gọi là epitope.
17
Hình 1.3: Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể
1.5.2 Các lớp kháng thể
Các kháng thể được chia thành 5 lớp là IgG, IgA, IgM, IgD và IgE, có thể
tóm tắt một số đặc tính chính của các lớp kháng thể như sau:
Vị trí chủ
yếu
Tỉ lệ ( tổng
lượng
KT/HT
Trọng
lượng phân
tử (Da)
Vai trò
IgG
Máu
IgA
Niêm nhầy
các dịch tiết
IgM
Lympho
máu
IgD
Lympho B
5 – 10%
IgE
Bạch cầu ái
kiềm, tế
bào mast
< 1%
70 – 80%
10 – 15%
150.000
150.000 –
600.000
900.000
180.000
170.000 –
200.000
Trung hòa
các độc tố,
VK, virus
Ngưng tụ,
trung hòa
VK, virus
Ngưng tụ
theo con
đường cổ
điển của bổ
thể
Dị ứng,
trung hòa
các ký sinh
trùng
Hoạt hóa
các tế bào
lympho B
< 1%
Bảng 1.1: Tóm tắt tính chất của các lớp globulin miễn dịch khác nhau
18
Hình 1.4: Cấu trúc một số lớp kháng thể
1.6 CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DỊCH HẠCH
1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Là bước đầu tiên chính yếu trong công tác chẩn đoán dịch hạch đối với bất cứ
người nào bị sốt, hạch rất đau, số lượng hạch nhiều, kích thước hạch lớn hơn hoặc
bằng 0,1 cm, nghi ngờ mắc bệnh dịch hạch, sống trong vùng có dịch hạch lưu hành
hoặc từ những vùng có dịch trở về.
1.6.2 Chẩn đoán vi sinh vật
1.6.2.1 Nhuộm soi
Từ các bệnh phẩm và mẫu nghiệm làm tiêu bản và nhuộm bằng phương pháp
nhuộm Gram và Wayson. Quan sát dưới kính hiển vi xác định hình thể và tính chất
bắt màu của Y. pestis.
1.6.2.2 Nuôi cấy trực tiếp
Trên môi trường thạch:
Có thể sử dụng nhiều loại môi trường để nuôi cấy vi khuẩn dịch hạch: thạch
máu, Hottinger, Brain heart infusion ( BHI). Cấy bệnh phẩm lên các môi trường này,
ủ 280C, sau 24- 48 giờ, vi khuẩn dịch hạch phát triển tạo thành khuẩn lạc dạng R.
19
Trên môi trường lỏng:
Cấy bệnh phẩm vào canh thang Hottinger hoặc BHI, ủ 280C, sau 24 - 48 giờ,
VKDH mọc theo lối ngưng kết, không làm đục môi trường.
1.6.2.3 Tiêm truyền cho súc vật thí nghiệm
Thường sử dụng chuột bạch hay chuột lang là súc vật nhạy cảm với vi khuẩn
dịch hạch. Có thể tiêm dưới da, màng bụng hoặc xát da tùy theo mức độ tạp nhiễm
của bệnh phẩm.
Sau khi tiêm, chuột thường chết trong vòng 3- 10 ngày với các tổn thương
xuất hiện ở gan, lách, hạch, phổi. Cấy các phủ tạng vào môi trường thạch, cấy máu
tim vào canh thang và làm tiêu bản nhuộm soi. Tiếp tục quy trình như nuôi cấy trực
tiếp.
1.6.3 Phƣơng pháp huyết thanh học [ 2, 3, 18, 26, 33, 35, 36, 40, 42, 45, 58 ]
Trong thực tế điều tra giám sát dịch hạch, dùng phương pháp chẩn đoán vi
sinh vật vẫn còn nhiều trường hợp không phát hiện được. Đặc biệt với các bệnh nhân
đã được điều trị sớm với kháng sinh, những người sống trong các ổ dịch đã bị nhiễm
khuẩn nhưng không phát bệnh, không có triệu chứng lâm sàng nhưng huyết thanh của
họ có kháng thể kháng F1 hoặc trong trường hợp cần hồi cứu thì phương pháp huyết
thanh học rất cần thiết. Một số kỹ thuật sau thường được sử dụng trong chẩn đoán
huyết thanh dịch hạch.
1.6.3.1 Ngưng kết hồng cầu thụ động phát hiện kháng thể kháng F1 của Y. pestis
Người đầu tiên mở ra triển vọng dùng hồng cầu làm yếu tố tạo ngưng kết
chính là Salk ( 1944 ). Ông phát hiện thấy khi hồng cầu ở nồng độ thấp ( 2,5% ) nếu
có chất làm chúng ngưng kết thì hồng cầu sẽ bao phủ đáy ống nghiệm màu hồng mờ
hình cái dù. Nếu không có chất làm ngưng kết thì hồng cầu lắng xuống đáy hình tròn
bờ đều rõ rệt.
Tiếp theo, Boyden ( 1951 ) nhận thấy có thể gắn protein lên bề mặt các hồng
cầu đã được xử lý bằng axit tannic, hồng cầu này bị ngưng kết bởi KHT đặc hiệu
chống protein đó. Do kháng thể trong KHT kết hợp với KN là protein nên phản ứng
20
này được gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động. Ở đây hồng cầu đóng vai trò
như chất chỉ thị vì vậy có thể đọc kết quả bằng mắt thường.
Chen và Meyer ( 1966 ) đã hoàn thiện kĩ thuật và tiêu chuẩn thử nghiệm
ngưng kết hồng cầu thụ động được các chuyên gia của tổ chức WHO chấp thuận ở
hội nghị dịch hạch 1970 và được xem như là một quy trình để chẩn đoán huyết thanh
dịch hạch.
Cơ chế của phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động
Kháng nguyên F1 là KN hòa tan được gắn với HCC. Khi cho KN chẩn đoán
gắn hồng cầu vào mẫu huyết thanh:
- Nếu trong mẫu huyết thanh có kháng thể sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết, hồng cầu
dàn đều đáy ống hình tán dù: phản ứng dương tính (+)
- Ngược lại, hồng cầu tụ thành chấm ở đáy ống nghiệm: phản ứng âm tính ( - )
1.6.3.2 Ngưng kết hạt
Suzuki và cs ( 1967 ) đã cải tiến kỹ thuật gắn KN lên hạt polystyren để sử dụng
cho phản ứng ngưng kết ở trên phiến hay chuẩn độ theo lối vi mô. Tác giả chứng
minh thử nghiệm này có thể so sánh được với phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ
động. Thử nghiệm ngưng kết hạt có thể ưu việt hơn phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ
động nhờ tính bền vững của hạt polystyren.
1.6.3.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng F1
Nguyên lí của ELISA chính là dựa vào tính đặc hiệu kháng nguyên - kháng thể.
Kĩ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao được dùng để phát hiện kháng thể kháng
F1 ở tất cả các mẫu huyết thanh có nguồn gốc khác nhau ( người, động vật ) mà
không cần chất cộng hợp đặc trưng cho loài, đặc biệt phương pháp này có thể đo
lường được các lớp KT đặc hiệu IgG, IgM và IgA.
1.6.3.4 Kháng thể kháng F1 gắn HCC đông khô phát hiện kháng nguyên F1
- Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu và sản xuất chế phẩm chẩn đoán
KT kháng F1 gắn HCC đông khô đã sử dụng trong phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ
động, đáng chú ý là một số công trình của:
21
Smuter, Baxôva, Kanatôf, Mensôf và một số tác giả khác đã bước đầu xây
dựng quy trình sản xuất KT kháng F1 gắn HCC đông khô phát hiện KN F1 được
đăng trên tài liệu Hội nghị Khoa học lần thứ VI chống dịch hạch vùng Trung Á –
Kazắcttăng, Alma – Ata vào năm 1969.
Mensôf đã hoàn thiện quy trình sản xuất hồng cầu chẩn đoán cho nghiên cứu
huyết thanh học dịch hạch năm 1970 .
Viện nghiên cứu khoa học chống dịch hạch Trung Á Alma – Ata đã sản xuất
nhiều lô KT chẩn đoán phát hiện KN F1 với nồng độ rất nhỏ chỉ cần 0,000625 mcg
và nếu trực khuẩn dịch hạch thì chỉ cần 15.625 tế bào.
- Tại Việt Nam, chế phẩm chẩn đoán KT kháng F1 gắn HCC đông khô cũng
được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều tra giám sát huyết thanh. Chế phẩm sử
dụng chủ yếu là nhận từ các nước Liên Xô cũ.
Gần đây tại Viện Vắc xin cơ sở II Đà Lạt bước đầu đã nghiên cứu và sản xuất
thử chế phẩm KT kháng F1 gắn HCC đông khô. Chế phẩm này đạt các tiêu chuẩn về
vật lí, vô trùng, tính đặc hiệu và độ nhạy. Kháng thể kháng F1 dịch hạch gắn HCC
đông khô có thể nhận dạng được KN F1 của huyền dịch vi khuẩn chuẩn tới đậm độ
2,5. 105 tế bào và chế phẩm này cũng có thể nhận dạng được KN F1 của các chủng
VKDH khảo sát.
1.6.3.5 Kháng thể gắn huỳnh quang phát hiện kháng nguyên F1
Phương pháp này chủ yếu dựa trên kỹ thuật hiển vi huỳnh quang. Hiển vi
huỳnh quang là một phương pháp tiên tiến để nghiên cứu vật chất có thể làm cho phát
huỳnh quang, hoặc dưới dạng tự nhiên ( gọi là sự tự phát huỳnh quang sơ cấp), hoặc
sau khi xử lí với các hóa chất có khả năng huỳnh quang ( gọi là huỳnh quang thứ
phát cấp). Hiển vi huỳnh quang là sáng chế vào đầu thế kỷ 19 của August Kor, Carl
Reichert, Heinrich Lehmann và nhiều người khác. Tuy nhiên, tiềm năng của thiết bị
này không được nhận ra trong nhiều thập kỉ. Kính hiển vi huỳnh quang hiện nay là
một công cụ quan trọng trong ngành sinh học tế bào.
22
Cộng hợp kháng thể gắn huỳnh quang dùng để phát hiện kháng nguyên và vị
trí khu trú của kháng nguyên đó. Kháng thể đặc hiệu được gắn với chất huỳnh quang
( Fluorescein Isothiocyanate: FITC ). Cộng hợp kháng thể huỳnh quang sẽ gắn chặt
vào kháng nguyên tạo nên một phức hợp bền vững, không một kháng thể nào bị mất
trong quá trình rửa, và kết quả được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Khi
quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang phải quan sát dưới nền tối, kháng nguyên
gắn đặc hiệu với cộng hợp kháng thể huỳnh quang sẽ được phát hiện bởi ánh sáng
màu xanh lá mạ. Đây là phương pháp kiểm tra có tính đặc hiệu cao để phát hiện Y.
pestis, cho kết quả nhanh chỉ sau vài giờ và chính xác tới 98 – 99,4%.
Cộng hợp kháng thể huỳnh quang được sử dụng để phát hiện rất nhiều loại vi
khuẩn, virus như vi khuẩn dịch hạch, virus HIV, virus Dengue, virus dại ..
Hình 1.5: Mẫu nhuộm huỳnh quang Yersinia. pestis, 2000x
Trên thế giới kít chẩn đoán kháng thể gắn huỳnh quang phát hiện KN F1 đã
được sản xuất và sử dụng ở một số nước như Mỹ, Pháp, Đức, Anh.
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có nơi nào sản xuất bộ kít chẩn đoán này để phát
hiện KN F1.
1.6.4 Phƣơng pháp sinh học phân tử - PCR (Polymerase Chain Reaction ) [8, 35]
23
Đây cũng là kỹ thuật rất đặc hiệu và có độ chính xác cao. Để thực hiện thử
nghiệm này trước hết phải tổng hợp nên những primer tức là những đoạn ADN nhỏ
bắt đầu và kết thúc của đoạn ADN đặc hiệu. Nhờ đoạn ADN mồi này thực hiện phản
ứng tổng hợp chuỗi để tổng hợp những đoạn ADN đặc hiệu ít ỏi của vi khuẩn gây
bệnh nằm trong bệnh phẩm lên nhiều ngàn lần. Các cặp primer được sử dụng trong
PCR để phát hiện ADN của vi khuẩn dịch hạch là F1- 1/2, Pst 3/5 là Rep 1/2 .
Phương pháp PCR đã được áp dụng trong nghiên cứu chẩn đoán dịch hạch,
tuy nhiên đây là kĩ thuật đòi hỏi máy móc và sinh phẩm đắt tiền phức tạp nên chưa
được sử dụng rộng rãi ở các tuyến cơ sở.
1.7 SẢN XUẤT KHÁNG THỂ
1.7.1 Sản xuất kháng thể đa dòng [ 13 ]
Các KT đa dòng là một tập hợp các KT đặc hiệu với các epitope khác nhau trên
một KN cho trước. Trong đáp ứng miễn dịch, mỗi tế bào sinh KT tổng hợp và tiết
một KT đơn nhận biết có ái lực cao với vùng riêng biệt trên KN miễn dịch ( epitope,
quyết định KN ). Vì mỗi KN thường có vài epitope khác nhau nên có vài loại tế bào
trong hệ miễn dịch mà mỗi loại sinh ra một KT khác nhau chống lại một trong nhiều
epitope của KN. Các KT như vậy, đều phản ứng với cùng một KN, cấu thành một KT
đa dòng.
Hình 1.6: Các KT đa dòng, mỗi KT liên kết với một epitope khác nhau
24
Đối với các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể, việc dùng KT đa dòng có hai hạn chế:
+ Số lượng KT khác nhau trong chế phẩm đa dòng có thể khác nhau giữa các lô sản
xuất
+ KT đa dòng không thể dùng để phân biệt hai đích tương tự nhau, tức là khi sự khác
nhau giữa dạng gây bệnh ( đích ) và dạng không gây bệnh ( không phải đích ) là một
quyết định KN.
Tuy có hạn chế nhưng KT đa dòng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán
nhằm để xác định các tác nhân gây bệnh trên diện rộng.
1.7.2 Sản xuất kháng thể đơn dòng [ 11 ]
Kỹ thuật sản xuất KT đơn dòng đã được Kohler và Milstein miêu tả và sản
xuất thành công từ năm 1975. Trong mấy chục năm qua kỹ thuật này đã có ảnh
hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của miễn dịch học, vi sinh vật
học, sinh hóa, sinh lí và sinh học tế bào.
Cơ sở của kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng là phải thu được thể lai vừa có
các đặc tính của tế bào lympho: sản xuất kháng thể và vừa có đặc tính của tế bào u
tủy: nhân lên khi nuôi cấy dài ngày invitro.
Phương pháp này đã tạo ra được KT đơn dòng từ một dòng tế bào của tế bào u
lai nên KT rất tinh khiết chỉ phản ứng với một quyết định KN mà thôi. Các KT đơn
dòng chỉ nhận biết một epitope trên một KN cho sẵn.
Hình 1.7: Các kháng thể đơn dòng liên kết với một epitope đặc hiệu
25
1.7.3 Tình hình sản xuất kháng thể trên thế giới và Việt Nam [ 9, 13, 26, 53, 54,
56 ]
Tình hình sản xuất kháng thể trên thế giới
Hiện nay trên thế giới việc sản xuất KT tinh sạch được tiến hành ở nhiều nước,
đặc biệt là những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật,
Pháp….chủ yếu là dựa trên công nghệ sản xuất KT đơn dòng và đa dòng, tạo nên các
hệ thuốc mới chữa trị các bệnh nguy hiểm cho con người và các bộ kít chẩn đoán của
nhiều loại bệnh. Với sự phát minh phương pháp lai tế bào, KT được xem là tác nhân
điều trị tiềm năng. Sau đây là một số KT đơn dòng đã được phép dùng cho người ở
Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.
Năm phê
Dạng
duyệt
kháng thể
Mục đích điều trị
Công ty
1986
Chuột
Ortho Biotech
Chống thải thận ghép cấp
1994
Khảm
Centocor
Chống cục máu đông
1997
Người hóa
Chống thải thận ghép cấp
1998
Khảm
Nhiễm virut hợp bào đường hô
1998
Khảm
Protein Design Labs,
Hoffmann- LaRoche
Centocor, ScheringPlough
Novartis
1998
Người hóa
Genentech
1998
Người hóa
Medimmune
Bệnh Crohn và viêm khớp
Chống thải thận ghép cấp
Ung thư vú dương tính HER2
hấp ở trẻ em
Ung thư bạch cầu đơn nhân tủy
2000
Người hóa
2001
Người hóa
2001 chờ
duyệt
Người hóa
American Home
Products, Celltech
Millennium, Schering
Pharmaceuticals,
Genentech, Novartis,
Tanox
tái phát cấp
Ung thư bạch cầu đơn nhân
mạn
Bệnh hen
Bảng 1.2: Một số KT đơn dòng đã đƣợc phép dùng ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
26
Theo Rechard Van den Broek, một chuyên gia phân tích của hãng dược phẩm
Hambrecht & Quist của Mỹ thì tổng doanh thu của thị trường sử dụng KT chữa bệnh
năm 1999 đạt 1,3 tỉ USD tăng 30% so với năm 1997 và 63,1% so với năm 1998. Đến
năm 2002 đạt 3,1 tỉ USD với 19 loại sản phẩm khác nhau.
- Năm 2004, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra được một kháng thể người có thể ngăn
chặn sự lây lan của virus SARS trong phòng thí nghiệm.
- Năm 2005 các nhà nghiên cứu Châu Âu đã tạo ra được kháng thể CD3 có thể điều
trị bệnh tiểu đường type I..
- Năm 2007 các nhà nghiên cứu trường đại học Ghent Bỉ đã sản xuất thành công
kháng thể chống virus viêm gan A.
- Hiện nay rất nhiều bộ kít chẩn đoán dùng kháng thể để phát hiện các loại virus như
virus dại, virus Dengue, virus HIV… đã được sản xuất và sử dụng ở các nước Mỹ,
Anh, Pháp..
Công nghệ sản xuất kháng thể ngày càng được phát triển mạnh vì tính hiệu
quả, an toàn và kinh tế của nó.
Tình hình sản xuất kháng thể ở Việt Nam
Do khả năng ứng dụng của việc sản xuất kháng thể mang lại nhiều hiệu quả
trong điều trị bệnh và sản xuất các kít chẩn đoán nên các nhà khoa học Việt Nam
cũng đã và đang tiến hành nghiên cứu và sản xuất nhiều loại KT để phục vụ cho đời
sống. Vì vậy việc sản xuất KT ở Việt Nam cũng đạt một số thành tựu nhất định.
- Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội từ những năm 1990 đã nghiên cứu và sản
xuất thử KT đơn dòng kháng tả và bước đầu cho thấy có kết quả khả quan.
- Năm 1994 Nguyễn Thị Kê chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước đã xây dựng công nghệ
sản xuất KHT kháng dại tinh chế tại Nha Trang.
- Năm 2001 đề tài nghiên cứu sản xuất KT đa giá phòng, trị bệnh Newcastle và
Gumboro ở gà của tập thể tác giả thuộc phân viện Thú Y Nha Trang đã được hội
đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá đạt loại xuất sắc.
27
- Năm 2008 đề tài nghiên cứu tạo KT đơn dòng virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo
máu và dưới vỏ ( IHHNV ) ở tôm PENAEID của Bùi Thị Bích Hằng và Timothy W.
Fleg, Đại học Cần Thơ đã thành công và được công bố.
- Tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất được rất nhiều loại kháng
huyết thanh như: KHT Salmonella O-đa giá (Nhóm : A,B,C,D,E), KHT Salmonella
OMA (Nhóm : A, B, D, E, L), Kháng huyết thanh Vi, Kháng huyết thanh H đa giá
(a+b+c+d+i+g,m ), KHT Shigella, KHT Dysenteriae, KHT Flexneri, …
- Tại phân viện Vắc xin Đà Lạt cũng đã sản xuất được một số loại kháng huyết thanh
như: KHT lỵ trực khuẩn, KHT ho gà, KHT não mô cầu, KHT thương hàn, phó
thương hàn.
Tóm lại tại Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất các loại KHT, KT đã được
tiến hành tại một số viện Pasteur. Tuy nhiên việc nghiên cứu và sản xuất KT đơn
dòng ở nước ta chưa được phổ biến mà mới chỉ bước đầu đi vào nghiên cứu. Sản xuất
kháng thể gắn huỳnh quang để phát hiện KN F1 dịch hạch ở Việt Nam chưa có nơi
nào sản xuất, do đó đặt vấn đề nghiên cứu sản xuất, tinh chế IgG là cần thiết.
1.7.4 Tinh chế kháng thể [ 9, 13, 7 ]
Mục đích của việc tinh chế kháng thể IgG là loại bỏ các albumin, protein và
những kháng thể khác đồng thời cô đặc globulin miễn dịch đặc hiệu. Vì vậy trong sản
xuất chúng ta phải chọn những phương pháp đơn giản mà cho một sản phẩm tinh
khiết, có tỷ lệ cô đặc cao, có hiệu suất chấp nhận được và không làm thay đổi tính
chất của kháng thể. Để tinh chế kháng thể người ta có thể dùng nhiều phương pháp
vật lí, hóa học khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
Trong điều kiện tiến hành luận văn hạn chế, chúng tôi tiến hành tinh chế IgG hằng
hai phương pháp sau:
1.7.4.1 Dùng metanol
Phương pháp tinh chế globulin miễn dịch bằng metanol lạnh hay còn gọi là
phương pháp Cohn là một trong những phương pháp có tính chất công nghiệp được
tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu và sử dụng. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi
28
ở các nước Mỹ, Liên Xô, Đức. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào sự thay
đổi điều kiện của sự trầm hiện của những phân tử có trong huyết tương như nồng độ
dung môi, pH, lực ion, nhiệt độ và nồng độ protein.
1.7.4.2 Sắc kí ái lực
Nguyên tắc của phương pháp sắc kí ái lực là dựa vào khả năng hấp phụ của
globulin lên cột protein đã có sẵn. Sau đó dùng một dung dịch có lực đẩy mạnh hơn
để tách globulin ra khỏi cột.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các labo miễn dịch để tách các
globulin. Naganath C., Sangupta D.N., ( 1987 ) đã dùng cột DEAE cellulose – DE 52
để tinh chế thu IgG từ kháng huyết thanh thỏ miễn dịch. IgG thu được có độ tinh
khiết đạt đến 96% .
29
CHƢƠNG II
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 VẬT LIỆU
2.1.1 Chủng giống
Yersinia pestis EV 76 do viện Tarasevich ( Liên Xô ) cung cấp ở dạng đông
khô. Y. pestis EV 76 bắt màu gram lưỡng cực, là chủng vi khuẩn được gây đột biến
giảm độc lực, phát triển thích hợp ở 280C.
2.1.2 Môi trƣờng
2.1.2.1 Môi trường canh thang BHI ( Brain heart infusion) và thạch BHI
Canh thang BHI
- Dịch chiết tim bò
5,0g
- Pepton
10,0g
- NaCl
5,0g
- Dextrose
2,0g
- Dịch chiết não bê
12,5g
- Na2HPO4. 12 H2O
2,5g
- Nước cất
1000,0ml
- pH
7,4 ± 0,2
Thạch BHI
Thành phần giống canh thang BHI bổ sung thêm agar 2,5%
2.1.2.2 Môi trường Thioglycolate
- Casein thủy ngân
15g
- Cao nấm men
5g
- Glucose
5g
- L. Cystin
0,5g
- NaCl
2,5g
30
- Acid thioglycolic
0,5g
- Thạch
0,75g
- Rezazurin
0,001g
- pH
7,0 – 7,2
2.1.3 Hóa chất và nguyên liệu khác
- Kháng nguyên F1 do công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt sản xuất.
- Sodium phosphate 0,02M pH: 7,0
- Acid cittric 0,1M pH: 9,0
- CH3OH
- Nước cất
- Đệm PBS pH: 7,8
- Dung dịch acrylamide
- Đệm gel phân tách
- Đệm Stacking gel
- Dung dịch SDS – 10%
- Đệm điện di
- n – butanol bão hòa nước
- Dung dịch nhuộm protein
- Dung dịch rửa màu
- Dung dịch cố định màu nhanh
Và một số hóa chất cần thiết khác
2.1.4 Súc vật thí nghiệm
Thỏ trưởng thành, khỏe mạnh có trọng lượng 2,5- 3,0 kg
2.1.5 Các máy móc và dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm
- Các loại ống nghiệm có đường kính 12mm, 18mm và 22mm
- Pipette Pasteur và pipette 1ml, 5ml, 10ml
- Lam kính, que cấy, đèn cồn, kẹp và kéo
31
- Giá đựng ống nghiệm
- Kim tiêm, bơm tiêm
- Hộp Roux và phao thủy tinh
- Bình cầu 200ml
- Hộp điện di
Tất cả các dụng cụ đều được hấp, sấy và khử trùng trước khi dùng
Các máy móc chuyên dùng
- Lò sấy khô Milano –Pháp
- Lò hấp ướt Hirayama – Nhật
- Máy li tâm Hermile 6000 vòng/ phút – Đức
- Bộ so độ đục chuẩn viện Tarasevich – Liên Xô (cũ )
- Máy đo pH – Đức
- Cân điện prolabo – Pháp
- Buồng cấy vô trùng Class Nuarie – Mỹ
- Tủ lạnh âm ( - 400C ) – Hungari
- Tủ ấm ( 370C ) – joan Pháp
- Kính hiển vi Olympus – Nhật
- Cột HiTrap protein A – Hãng Amersham, Mỹ
- Máy điện di LKB - Mỹ
- Máy quang phổ - Mỹ
- Máy khuấy từ - Mỹ
- Máy hút chân không - Mỹ
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phƣơng pháp pha chế môi trƣờng
2.2.1.1 Môi trường canh thang BHI và thạch BHI ( theo hướng dẫn của nhà sản
xuất)
32
Môi trƣờng canh thang BHI:
Hòa tan 37g bột môi trường BHI vào 1000ml nước cất, sau đó đun sôi phân
vào trong các ống nghiệm 22mm, mỗi ống nghiệm 20ml môi trường. Hấp khử trùng ở
1100C/30 phút, pH= 7,4± 0,2.
Môi trƣờng thạch BHI:
Hòa tan 47g bột thạch BHI vào 1000ml nước cất, đun nhẹ để làm tan thạch.
Phân vào mỗi hộp Roux 150ml. Hấp 1100C/30 phút, sau đó để ngửa hộp Roux cho
môi trường thạch đông. Môi trường tốt sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 4 0C và dùng
trong vòng 15 ngày.
2.2.1.2 Môi trường Thioglycolate
Đun nóng cho tan hết các chất ( trừ glucose, acid thioglycolic, Resazurin).
Riêng L.Cystin hòa ít nước cất có pha 5ml NaOH 10% rồi đổ vào hỗn hợp trên. Đun
sôi 10 phút khuấy tan thạch, bù nước cho đủ thể tích ban đầu, sau đó thêm glucose và
acid thioglycolic. Điều chỉnh pH đến 7,2 – 7,3, lọc 2 lần rồi thêm Resazurin. Phân
vào ống nghiệm hấp 1100C/30 phút làm nguội nhanh ở 250C. Môi trường có màu
hồng nhạt ở phía trên không quá 1,5cm là đạt ( nếu quá bị oxi hóa, phải đun và làm
lại), dùng được 2 tuần.
2.2.2 Phƣơng pháp sản xuất kháng nguyên EV sống
Sản xuất kháng nguyên EV sống theo phương pháp nuôi cấy bề mặt trên môi
trường rắn ở chai Roux.
- Lấy 2ml canh thang BHI hòa tan vào ống chủng EV đông khô sau đó cấy vào 4 ống
môi trường canh thang BHI, đặt vào tủ ấm 280C/24 giờ. Đồng thời kiểm tra vô trùng
trong ống nghiệm có môi trường Thioglycolate.
- Sau 24 giờ nhuộm Gram xem hình thể EV điển hình, cấy vào chai Roux. Mỗi chai
Roux được cấy vào 2,0ml huyền dịch vi khuẩn từ canh thang BHI láng đều khắp mặt
thạch ở chai Roux, đặt ngửa chai Roux trong tủ ấm nuôi cấy ở nhiệt độ 280C.
33
- Sau 48 giờ lấy ra kiểm tra tạp khuẩn, cho vào mỗi chai 15ml nước muối sinh lý và 2
phao thủy tinh để lắc làm bong hết những khuẩn lạc mọc trên bề mặt thạch. Thu
huyền dịch vi khuẩn vào bình cầu và tiến hành đo đậm độ bằng bộ so độ đục chuẩn
để xác định số tế bào vi khuẩn. Từ huyền dịch thu được điều chế thành kháng nguyên
để gây miễn dịch. Tiến trình sản xuất kháng nguyên được trình bày tóm tắt qua sơ đồ
sau:
Chủng Y. pestis EV 76
đông khô
Canh thang BHI
280C/24 giờ
Kiểm tra: vô trùng, thuần khiết
Thạch BHI
( Trong bình Roux )
280C/48 giờ
Kiểm tra: vô trùng, thuần khiết
Gặt với nước muối sinh lí
Kiểm tra: vô trùng, thuần khiết
Độ đục
Kháng nguyên EV sống
miễn dịch
Hình 2.1 : Sơ đồ nuôi cấy sản xuất kháng nguyên
34
2.2.3 Phƣơng pháp gây miễn dịch thỏ thu kháng thể và lấy máu
Phương pháp pha kháng nguyên dựa vào bộ đo độ đục chuẩn
- Từ huyền dịch vi khuẩn nuối cấy pha thành KN miễn dịch
- Lắc đều ống đo độ đục mẫu của bộ so độ đục viện Tarasevich –Liên Xô.
- Hút 0,1ml KN từ huyền dịch vi khuẩn cho vào ống đo, thêm nước muối sinh lí vào
từ từ cho đến lúc đạt cùng màu so với ống chuẩn ( ống đo chuẩn và ống thử có màu
sắc tương đương nhau).
- Từ đó tính được đậm độ kháng nguyên ban đầu và dựa trên kết quả độ đục này pha
liều kháng nguyên cần để gây miễn dịch.
Đậm độ huyền dịch vi khuẩn = Đơn vị đo độ đục x Số lần pha loãng
- Pha kháng nguyên có đậm độ vi khuẩn là 100.106; 200.106; 400.106; 800.106; 109
tbvk/1ml.
- Tiến trình pha loãng phải được thực hiện với nước muối sinh lí được làm lạnh.
Phương pháp gây miễn dịch thỏ
- Chuẩn bị sẵn kim tiêm với liều tiêm thích hợp, gòn tẩm cồn iod.
- Cho thỏ vào hộp gỗ, cố dịnh phần đầu thỏ ( tránh cử động làm sai lệch kim tiêm ).
- Người phụ kỹ thuật dùng tay giữ chặt gốc tai, ngón trái và ngón trỏ giữ tĩnh mạch
tai thỏ, búng mạnh vào tai để tĩnh mạch nổi rõ.
- Trước khi bơm kháng nguyên, người tiêm sát trùng nơi tiêm bằng cồn iod, sau đó
đưa kim tiêm chích xác vào đường tĩnh mạch bơm kháng nguyên từ từ chảy vào tĩnh
mạch tai, người giữ thả lỏng tay để kháng nguyên chảy vào dễ dàng.
- Sau khi bơm kháng nguyên hết, rút kim tiêm khỏi tĩnh mạch, đặt bông sát cồn lên
vết tiêm giữ chặt cho máu và KN không chảy ngược ra.
- Thời gian từ khi pha loãng KN EV sống miễn dịch đến khi kết thúc gây miễn dịch
cho thỏ không quá 2 giờ 30 phút.
Miễn dịch EV được tiến hành cụ thể như sau:
Đường tiêm : tĩnh mạch
35
Khoảng cách tiêm: 1 tuần
Phát đồ tiêm:
+ Mũi tiêm thứ nhất :100.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 2: 200.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 3: 400.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 4: 800.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 5: 109 tbvk/1ml
Cho thỏ nghỉ 2 tuần nhắc lại mũi tiêm thứ 6 và mũi tiêm thứ 7
+ Mũi tiêm thứ 6: 800.106 tbvk/ml
+ Mũi tiêm thứ 7: 109 tbvk/ml
Sau mũi tiêm thứ 7 cho thỏ nghỉ 7 ngày rồi lấy hết máu
Phương pháp lấy máu thỏ:
Thỏ sau khi được gây miễn dịch cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc cẩn thận. Đến
ngày thứ 7 sau mũi tiêm cuối cùng lấy toàn bộ máu bằng cách lấy máu ở động mạch
cổ.
- Chuẩn bị hộp Roux vô trùng có gắn kim tiêm , kéo inox vô trùng.
- Đặt thỏ nằm ngửa và cột bốn chân thỏ vào 4 góc khay inox. Dùng cồn iod sát trùng
vùng cổ, lấy kéo rạch lớp da bên ngoài để tìm động mạch cảnh. Buộc chặt động mạch
cảnh để máu không lưu thông về phía đầu thỏ, buộc hờ phía còn lại hướng về phía
ngực bằng dây nhợ trắng có tẩm cồn iod.
- Dùng ngón tay trỏ nâng động mạch cảnh lên, còn tay kia đưa kim gắn với dây
silicon của hộp Roux vào động mạch cảnh. Giữ chặt và rút hết máu ở tim từ động
mạch cảnh vào hộp Roux đặt nằm ngang phía bên dưới cho đến lúc máu ngừng chảy
rồi đậy kín nắp hộp Roux.
- Sau khi máu đã đông hoàn toàn, đặt vào tủ lạnh 4 – 80C cho huyết thanh tách ra.
Sau khi để bình Roux 48 giờ trong lạnh, hút tách lấy kháng huyết thanh ( trong phòng
vô trùng ) và đem kháng huyết thanh ly tâm để loại bỏ hồng cầu bị vỡ.
36
- Kiểm tra kháng huyết thanh thô: kiểm tra vô trùng trên môi trường thioglycolate,
tính đặc hiệu kháng thể bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên lam kính và hiệu giá
kháng thể bằng phương pháp định lượng hiệu giá kháng thể trong ống nghiệm.
Hình 2.2: Lấy máu ở động mạch cảnh thu kháng huyết thanh
Hình 2.3: Máy li tâm lạnh Hermile Z300K để li tâm KHT
37
Hình 2.4: Kháng huyết thanh miễn dịch sau khi li tâm
2.2.4 Phƣơng pháp tinh chế kháng thể
2.2.4.1 Dùng metanol
Quá trình tinh chế IgG được tóm tắt như sau:
- Dùng 1 thể tích ( V ) đệm phosphate M/15 pH 7,2 cho vào 2 thể tích ( V ) kháng
huyết thanh và để ở nhiệt độ 40C trong 1 giờ 30 phút.
- Cho 3 thể tích CH3OH vào 4 thể tích H2O và cũng để ở tầng nước đá 40C trong 1
giờ 30 phút.
- Trộn hai dung dịch trên và lắc đều ở 40C trong 30 phút, cứ 5 phút lắc một một lần.
- Ly tâm lạnh 30 phút với tốc độ 5000 vòng/phút.
- Hút bỏ nước nổi thu kết tủa IgG và hòa tan IgG trong PBS pH : 7,8 cho bằng thể
tích ban đầu
2.2.4.2 Sắc kí ái lực
Quá trình tinh chế IgG bằng sắc kí ái lực được tóm tắt như sau:
- Rửa cột protein A nhiều lần bằng nước cất
- Cân bằng cột bằng đệm Sodium Phosphate 0,02 M
38
- Nạp mẫu từ từ cho chảy qua cột
- Rửa cột bằng đệm Sodium phosphate 0,02 M
- Tách IgG ra khỏi cột bằng acid citric 0,1 M
- Cân bằng lại cột bằng đệm Sodium phosphate 0,02M
- Mẫu thu được để ổn định pH, cho đệm Tris – HCl 1M, pH : 9,0
2.2.5 Phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng kháng thể
2.2.5.1 Kiểm tra tính chất vật lí
Quan sát bằng mắt thường IgG tinh chế dưới ánh đèn huỳnh quang là chất
lỏng có màu trắng, trong suốt, không lắng cặn là được.
2.2.5.2 Kiểm tra vô trùng
Mẫu được cấy vào môi trường thioglycolate và chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: đưa vào tủ cấy 370C để kiểm tra vi khuẩn hiếu khí và kị khí
+ Nhóm 2: để ở nhiệt độ 22 – 250C để kiểm tra nấm mốc
Theo dõi trong 14 ngày, mẫu được xem như vô trùng khi không có các vi sinh vật
mọc.
2.2.5.3 Kiểm tra tính đặc hiệu bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên lam kính
- Cấy chủng Y. pestis vào đĩa thạch dinh dưỡng, ủ ở 370C/24 giờ
- Lấy khuẩn lạc điển hình làm ngưng kết trên phiến kính với kháng thể mẫu ( T ).
Tiến hành:
- Chuẩn bị 2 lam kính sạch cho mỗi mẫu Y. pestis
- Nhỏ lần lượt một giọt: nước muối sinh lí, kháng thể mẫu T, kháng thể sau tinh chế
bằng metanol ( A), kháng thể sau tinh chế bằng sắc kí ái lực ( B ) vào 2 lam kính.
- Dùng que cấy đã khử trùng chọn vài khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn Y. pestis, tán
đều vào giọt nước muối sinh lí. Sau đó khử trùng que cấy lại trên ngọn lửa đèn cồn và
lấy một vài vi khuẩn này tán đều vào kháng thể mẫu T, A, B
- Lắc nhẹ lam kính để ngưng kết xảy ra hoàn tất trong vòng 3 phút.
- Xem kết quả trên nền đen hoặc gương lõm.
39
Đọc kết quả :
- Nước muối sinh lí không tạo ngưng kết với vi khuẩn, chỉ tạo thành một hỗn dịch
màu trắng đục.
- Kháng thể mẫu tạo ngưng kết thành hạt
Đánh giá kết quả:
( +++): tạo ngưng kết hạt rõ, nhiều và nhanh khoảng 1 phút
( ++ ) : tạo ngưng kết hạt khá rõ và chậm trong khoảng 2 – 3 phút
( + ) : tạo ngưng kết rất ít, chậm trong khoảng 3 phút.
(-)
: không tạo ngưng kết
2.2.5.4 Kiểm tra độ sạch bằng phương pháp điện di trên gel SDS- polyacrylamide
Các bước tiến hành được tóm tắt như sau:
- Chuẩn bị mẫu: dung dịch được hòa tan trực tiếp trong dung môi pha mẫu sao cho có
nồng độ 0,5 – 1,5mg protein/ml, đun sôi cách thủy trong 5 phút, để nguội.
- Chuẩn bị dung dịch gel để điện di: trộn 5ml dung dịch acrylamide; 7,5ml đệm gel
stacking; 0,3ml SDS 10%; 17,1ml nước với nhau. Cho vào một bình tam giác có
nhánh nối với một máy hút chân không, vừa hút vừa khuấy bằng máy khuấy từ cho
đến khi hết bọt khí. Sau đó cho 150 μl Amonium Persulfate, 10 μl TEMED lắc nhẹ
cho tan hết.
- Cho gel điện di vào khuôn đúc gel
- Chuẩn bị gel stacking: dung dịch acrylamide 1,32ml; đệm stacking 2,49ml; SDS
10% 99ml; nước 6,09ml. Khuấy từ và hút chân không để loại bọt khí. Sau đó cho
50,1ml Ammonium Persulfate và 4,95ml TEMED rồi lắc nhẹ cho tan hết.
- Điện di: đổ dung dịch phủ trên gel điện di ra và cho 0,5ml gel stacking để tráng bề
mặt rồi đổ bỏ. Cho đầy gel stacking vào và đặt lược để thành các giếng, cố định trong
60 phút. Lấy lược ra khỏi gel, tráng lại giếng bằng dung dịch điện di rồi đổ bỏ. Đặt
gel đúng vị trí trong hộp điện di, thêm dung dịch điện di vào hộp điện di, bơm 5 - 10
40
μl có nồng độ khoảng 1 μg/ μl mẫu KHT đã được xử lí bằng dung dịch pha mẫu vào
giếng. Đóng điện và tiến hành điện di. Sau khoảng 1 giờ tắt điện và lấy gel ra nhuộm.
- Nhuộm và đọc kết quả: đặt gel trong dung dịch cố định màu nhanh trong 30 phút,
thỉnh thoảng lắc nhẹ. Chuyển gel qua dung dịch nhuộm protein trong vài giờ, thỉnh
thoảng lắc nhẹ đến khi nào thấy các vệt màu hiện lên. Cuối cùng cho gel vào dung
dịch tẩy màu, dung dịch này được thay 2 lần trong một ngày đến khi nào gel trong.
Gel hoàn tất có thể được bảo quản trong acid acetic 7% hoặc nước.
2.2.5.5 Định lƣợng protein tổng số bằng phƣơng pháp Lowry
Dựa vào cường độ màu xanh của phức chất đồng protein khử hỗn hợp
photphovolphramat để xác định khối lượng protein. Các bước tiến hành được tóm tắt
như sau:
- Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch mẫu thí nghiệm (có khoảng 0,2mg/ml protein ).
Thêm vào 4 ml dung dịch ( gồm Na2CO3 2% hòa trong NaOH 0,1N và CuSO4.5H2O
0,5% pha trong dung dịch Natri citrat 1% với tỉ lệ 49:1), lắc đều, để yên trong 10
phút. Sau đó thêm 0,5ml thuốc thử Folin, lắc đều, để yên từ 30 – 90 phút, màu của
phản ứng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xanh so màu trên máy quang phổ. Xác
định trị số mật độ quang học của dung dịch nghiên cứu.
- Tính kết quả
2.2.5.6 Định lƣợng hiệu giá kháng thể
Theo phương pháp định lượng hiệu giá kháng thể trong ống nghiệm của tổ chức Y tế
thế giới:
- Chuẩn bị 10 ống nghiệm, đường kính 12mm, đánh số từ 1 đến 10
- Pha kháng huyết thanh có độ pha loãng 1/10 và kháng nguyên EV đậm độ 109
tbvk/ml
- Dùng pipette 1ml cho 0,5ml nước muối sinh lí lần lượt vào các ống nghiệm từ 1 đến
10 ( 1 ).
- Tiếp tục dùng pipette 1ml cho tiếp 0,5ml kháng huyết thanh có độ pha loãng 1/10
vào ống 1 lắc đều. Sau đó hút chuyền 0,5ml từ ống 1 sang ống thứ 2 rồi lại lắc đều.
41
Qúa trình được tiến hành cho đến ống thứ 9 và hút 0,5ml từ ống thứ 9 bỏ đi. Ống thứ
10 dùng làm ống đối chứng nên không cho kháng huyết thanh ( 2 ).
- Dùng pipette 1ml cho 0,5ml kháng nguyên EV có đậm độ 109 tbvk/ml vào tất cả các
ống từ 1 cho đến 10 và lắc đều cho kháng nguyên và kháng thể tiếp xúc với nhau (3).
- Cuối cùng để tất cả các ống nghiệm trên vào nồi cách thủy ở nhiệt độ 500C/24 giờ
- Đọc kết quả bằng cách dựa vào kết tủa hình dù ở đáy ống nghiệm. Hiệu giá kháng
thể được tính đến độ pha loãng cao nhất mà vẫn cho kết tủa tạo thành hình dù ở đáy
ống nghiệm. Ống thứ 10 đối chứng không được có kết tủa tạo đám ngưng kết.
Hiệu giá kháng thể được kiểm tra theo sơ đồ sau:
0.5 ml kháng huyết thanh(2)
0.5ml hỗn dịch kháng nguyên (3)
0.5ml
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0.5 ml nước muối sinh lí(1)
2.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU
Tính trung bình nhân, trung bình cộng theo phương pháp thống kê trong
nghiên cứu y sinh học.
42
Chƣơng III
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA KHÁNG NGUYÊN ĐẾN
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng miễn dịch là bản chất
kháng nguyên và dạng kháng nguyên đưa vào cơ thể. Để khảo sát sự ảnh hưởng của
các dạng kháng nguyên khác nhau chúng tôi sử dụng 2 dạng kháng nguyên là KN
F1 tinh khiết và KN EV sống.
3.1.1 Ảnh hƣởng của KN F1 tinh khiết đến đáp ứng miễn dịch
Để khảo sát ảnh hưởng của KN F1 tinh khiết chúng tôi sử dụng KN F1 với
tổng liều gây miễn dịch cho thỏ là 15mg. Tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm 5mg. Thí nghiệm
được thực hiện 3 lần, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Hiệu giá kháng thể đáp ứng miễn dịch với KN F1 tinh khiết
Thí nghiệm
Liều KN F1 gây
miễn dịch ( mg )
NMSL
HGKT
TN1
15
(-)
1/320
TN2
15
(-)
1/320
TN3
15
(-)
1/640
Trung bình nhân HGKT:
XGeo = 1/403
43
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy:
Đối với thí nghiệm 1 : HGKT thu được là 1/320
Đối với thí nghiệm 2 : HGKT thu được là 1/320
Đối với thí nghiệm 3 : HGKT thu được là 1/640
Trung bình nhân HGKT (XGeo ) của cả 3 lần thí nghiệm là 1/403
Chứng với NMSL : phản ứng ngưng kết âm tính
Kháng nguyên khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại
bằng quá trình đáp ứng miễn dịch. Dạng kháng nguyên quyết định tính đáp ứng miễn
dịch mạnh hay yếu. Vì vậy khi bắt đầu quá trình sản xuất kháng huyết thanh cần khảo
sát để lựa chọn dạng kháng nguyên cho thích hợp. Theo trung tâm phòng chống bệnh
CDC Hoa Kỳ khi gây miễn dịch với KN F1 thì nên sử dụng liều cao hơn 10mg, do đó
chúng tôi lựa chọn liều KN gây miễn dịch 15mg để tiêm cho thỏ.
Từ kết quả bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét:
Khi gây miễn dịch với KN F1 tinh khiết liều 15mg, trung bình nhân hiệu
giá kháng thể của kháng huyết thanh thu được là 1/403, kết quả này là có thể chấp
nhận được. Tuy nhiên, trong sản xuất kháng huyết thanh cần phải tạo được đáp ứng
miễn dịch mạnh để thu được nhiều kháng thể. Vì thế mà chúng tôi tiếp tục khảo sát
một dạng kháng nguyên khác để gây miễn dịch.
44
3.1.2 Ảnh hƣởng của KN EV sống đến đáp ứng miễn dịch
Để khảo sát ảnh hưởng của KN EV sống đến đáp ứng miễn dịch chúng tôi sử
dụng chủng Yersinia pestis EV 76 do viện Tarasevich ( Liên Xô ) cung cấp ở dạng
đông khô sau khi nuôi cấy trên môi trường thạch BHI rồi xác định đậm độ kháng
nguyên để gây miễn dịch theo phát đồ 5 mũi tiêm trên thỏ lần lượt là: 100.10 6,
200.106, 400.106, 800.106, 109 tbvk/ml. Sau mũi tiêm thứ 5 cho thỏ nghỉ 7 ngày lấy
hết máu. Tiến hành các bước thu KHT và kiểm tra HGKT. Kết quả thí nghiệm được
thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Hiệu giá kháng thể đáp ứng miễn dịch với KN EV sống
Thí nghiệm
KN gây miễn dịch
NMSL
HGKT
TN1
EV sống
(- )
1/1280
TN2
EV sống
(-)
1/640
TN3
EV sống
(-)
1/1280
Trung bình nhân HGKT: XGeo = 1/1016
Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy:
Đối với thí nghiệm 1 : HGKT thu được là 1/1280
Đối với thí nghiệm 2 : HGKT thu được là 1/640
Đối với thí nghiệm 3 : HGKT thu được là 1/1280
Trung bình nhân HGKT (XGeo ) của cả 3 lần thí nghiệm là 1/1016
Chứng với nước muối sinh lí: phản ứng ngưng kết âm tính
45
Theo Meyer chủng đột biến giảm độc lực EV đã được Girard và Robic (
1936 ) tạo ra bằng cách cấy chuyền vi khuẩn dịch hạch nhiều năm liền trên môi
trường thạch ở nhiệt độ 10 – 200C, chủng mất đi phần lớn khả năng gây độc
nhưng nó vẫn giữ được tất cả các đặc tính sinh hóa và tính gây miễn dịch đối với
động vật thí nghiệm [29]. Khi đưa EV sống vào trong cơ thể, EV có thể nhân lên,
tồn tại kéo dài hơn và có khả năng tiếp xúc với các tế bào có thẩm quyền miễn
dịch, nhờ thế mà kích thích tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và sinh được
nhiều kháng thể.
So sánh kết quả ở bảng 3.1 và 3.2 thì trung bình nhân ( XGeo ) HGKT của
KHT gây miễn dịch với KN EV sống cao hơn hẳn trung bình nhân ( XGeo ) HGKT
của KHT khi gây miễn dịch với KN F1 tinh khiết, số liệu thu được từ 2 khảo sát
trên là hợp lí . Kết quả này được biểu hiện ở biểu đồ 3.1:
46
Trung bình nhân
HGKT
1400
1200
1000
800
KN F1
600
KN EV sống
400
200
0
TN1
TN2
TN3
Loạt thí nghiệm
Biểu đồ 3.1: So sánh HGKT của KHT khi gây miễn dịch
với KNF1 tinh khiết và KN EV sống
Từ kết quả của thí nghiệm trên cho thấy, đáp ứng miễn dịch của cơ thể
mạnh hay yếu, sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có dạng
kháng nguyên. Trong quá trình gây miễn dịch cho động vật người ta thường sử
dụng kháng nguyên tinh chế hoặc dùng kháng nguyên sống đột biến giảm độc lực.
Nhưng đối với các nhà sản xuất thì điều mà họ mong muốn là không chỉ thu được
kết quả mà còn chú ý đến lợi ích kinh tế . Vì thế cần phải nghiên cứu để tìm ra
một dạng kháng nguyên thích hợp để gây miễn dịch cho hiệu giá kháng thể cao là
47
hết sức có ý nghĩa. Chen và Meyer đã dùng vắc xin EV gây miễn dịch chuột và
xác định hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động. Do đó
trong đề tài này chúng tôi chọn hai dạng kháng nguyên khác nhau để so sánh. Vì
là kháng nguyên sống nên chúng có khả năng tăng sinh tạo thành quần thể vi
khuẩn và tồn tại lâu hơn. Do đó, chúng kích thích tạo được trí nhớ miễn dịch tốt
hơn nhờ thế mà tạo được đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Trong khi đó KN F1 tinh
khiết dễ bị chuyển hóa và bị đào thải nhanh nên có lẽ vì thế mà gây miễn dịch yếu
hơn. Như vậy để thu được nhiều kháng thể thì chúng ta nên chọn phương pháp
gây miễn dịch với KN EV sống sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với dùng KN
F1 tinh khiết và kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của
Meyer [45].
48
3.2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT ĐỒ GÂY MIỄN DỊCH
3.2.1 Ảnh hƣởng của liều KN EV sống đến đáp ứng miễn dịch
Ngoài yếu tố là bản chất KN, dạng KN thì liều lượng KN cũng ảnh hưởng
đến đáp ứng miễn dịch. Để khảo sát liều lượng KN chúng tôi tiến hành thí nghiệm
gây miễn dịch trên thỏ bằng KN EV sống với liều 5 mũi tiêm và 7 mũi tiêm. Thí
nghiệm được thực hiện 3 lần với mỗi liều tiêm và kết quả được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: HGKT đáp ứng miễn dịch với KN EV sống
liều 5 mũi tiêm và 7 mũi tiêm
Thí
HGKT
nghiệm
KN miễn dịch
NMSL
Liều 5 mũi
Liều 7 mũi
TN1
EV sống
(-)
1/1280
1/2560
TN2
EV sống
(-)
1/640
1/2560
TN3
EV sống
(-)
1/1280
1/5120
1/1016
1/3226
Trung bình nhân HGKT ( XGeo )
Kết quả bảng 3.3 cho thấy:
Đối với TN1: HGKT liều 5 mũi tiêm là 1/1280, liều 7 mũi tiêm là 1/2560
Đối với TN2: HGKT liều 5 mũi tiêm là 1/640, liều 7 mũi tiêm là 1/2560
Đối với TN3: HGKT liều 5 mũi tiêm là 1/1280, liều 7 mũi tiêm là 5120
Trung bình nhân HGKT ( XGeo ) của 3 lần thí nghiệm với liều 5 mũi tiêm là
1/1016, liều 7 mũi tiêm là 1/3226.
49
Chứng với nước muối sinh lí: phản ứng ngưng kết âm tính
Khi gây miễn dịch trên động vật, ngoài bản chất của KN, dạng KN thì liều
lượng của kháng nguyên cũng quyết định tính đáp ứng miễn dịch mạnh hay yếu.
Trong quá trình gây miễn dịch, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch mạnh khi nhận
được liều lượng kháng nguyên thích hợp. Nếu thừa kháng nguyên sẽ làm tổn
thương hệ thống miễn dịch hoặc nếu thiếu kháng nguyên thì không đủ kích thích
cơ thể đáp ứng miễn dịch. Do đó khi bắt đầu quá trình sản xuất kháng huyết thanh
thì cần phải nghiên cứu để lựa chọn một liều kháng nguyên phù hợp đủ để kích
thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đối với kháng nguyên EV sống của vi khuẩn
dịch hạch chúng tôi sử dụng hai liều gây miễn dịch là 5 mũi tiêm và 7 mũi tiêm.
Từ kết quả ở bảng 3.3 chúng tôi có nhận xét:
- Với liều miễn dịch 5 mũi tiêm qua 3 lần thí nghiệm chúng tôi thu được kháng
huyết thanh có trung bình nhân hiệu giá kháng thể là 1/1016.
- Với liều miễn dịch 7 mũi tiêm qua 3 lần thí nghiệm chúng tôi thu được kháng
huyết thanh có trung bình nhân hiệu giá kháng thể là 1/3226. Chứng tỏ khi gây
miễn dịch liều 7 mũi tiêm thì động vật đáp ứng miễn dịch mạnh hơn, KHT thu
được có HGKT cao hơn, điều này được thể hiện qua biểu đồ 3.2:
50
6000
Trung bình nhân
HGKT
5000
4000
3000
Liều 5 mũi tiêm
Liều 7 mũi tiêm
2000
1000
0
TN1
TN2
TN3
Loạt thí nghiệm
Biểu đồ 3.2: So sánh HGKT của KHT khi gây miễn dịch
với KN EV sống liều 5 mũi tiêm và 7 mũi tiêm
Như vậy ngoài bản chất KN, dạng kháng nguyên ảnh hưởng đến đáp ứng miễn
dịch thì liều lượng của kháng nguyên cũng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch. Từ kết
quả của các thí nghiệm và biểu đồ 3.2 so sánh HGKT của KHT khi gây miễn dịch với
cùng một loại KN EV sống đã làm giảm độc lực với liều 5 mũi tiêm và 7 mũi tiêm
cho thấy HGKT của KHT khi gây miễn dịch trên thỏ với liều 7 mũi tiêm thì cao hơn
hẳn so với liều 5 mũi tiêm. Điều đó chứng tỏ khi gây miễn dịch trên động vật với liều
lượng thích hợp thì sẽ cho KHT thu được có HGKT cao. Kết quả thu được phù hợp
với các công trình nghiên cứu những năm trước của phân viện Vắc xin Đà Lạt về
một số loại kháng huyết thanh [ 3, 9 ].
51
3.2.2 Ảnh hƣởng của thời gian đến đáp ứng miễn dịch
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến đáp ứng miễn dịch, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm gây miễn dịch trên thỏ với liều 7 mũi tiêm và thu KHT tại các thời
điểm là 5 ngày, 7 ngày và 10 ngày sau mũi tiêm cuối cùng. Thí nghiệm được lặp lại 3
lần, kết quả thể hiện ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: HGKT đáp ứng miễn dịch với KN EV sống tại thời điểm
5 ngày, 7 ngày, 10 ngày sau mũi tiêm cuối
Thí
KN gây miễn dịch
Hiệu giá kháng thể
nghiệm
(liều 7 mũi tiêm)
NMSL
5 ngày
7 ngày
10 ngày
TN1
EV sống
(-)
1/1280
1/2560
1/2560
TN2
EV sống
(-)
1/1280
1/2560
1/5120
TN3
EV sống
(-)
1/1280
1/5120
1/2560
1/1280
1/3226
1/3226
Trung bình nhân HGKT : XGeo
Kết quả bảng 3.4 cho thấy:
Tại thời điểm 5 ngày sau khi kết thúc gây miễn dịch:
+ Cả 3 thí nghiệm HGKT của KHT đều đạt 1/1280.
+ Trung bình nhân HGKT ( XGeo ) là: 1/1280.
Tại thời điểm 7 ngày sau khi kết thúc gây miễn dịch:
+ Thí nghiệm 1 và 2: HGKT của KHT đều đạt 1/2560
+ Thí nghiệm 3: HGKT của KHT đạt 1/5120
+ Trung bình nhân HGKT ( XGeo ) là: 1/3226
52
Tại thời điểm 10 ngày sau khi kết thúc gây miễn dịch:
+ Thí nghiệm 1 và 3: HGKT của KHT đều đạt 1/2560
+ Thí nghiệm 2: HGKT của KHT đạt 1/5120
+ Trung bình nhân HGKT ( XGeo ) là: 1/3226
Chứng với nước muối sinh lí: phản ứng ngưng kết âm tính
Khi đưa kháng nguyên vào bên trong cơ thể động vật, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng
quá trình đáp ứng miễn dịch. Theo trung tâm phòng chống bệnh CDC Hoa Kỳ khi
gây miễn dịch trên động vật thì thời gian kết thúc sau khi gây miễn dịch ở các thời
điểm khác nhau sẽ có lượng kháng thể hình thành khác nhau . Nếu thời gian quá ngắn
sẽ làm cho cơ thể động vật đáp ứng miễn dịch chưa đủ, điều này có thể làm cho
lượng kháng thể hình thành ít. Nếu thời gian đủ dài sẽ làm tăng trí nhớ miễn dịch và
lượng kháng thể sẽ được hình thành nhiều hơn. Tại thời điểm lấy máu thu KHT là 5
ngày sau mũi tiêm cuối cùng thì chưa đủ để cơ thể đáp ứng miễn dịch mạnh do vậy
mà HGKT chưa cao nhưng tại thời điểm là 7 ngày sau mũi tiêm cuối cùng thì KHT
thu được có HGKT cao chứng tỏ kháng nguyên đủ thời gian để tiếp xúc với hệ thống
miễn dịch, kích thích cơ thể đáp ứng nên đã tạo được lượng kháng thể cao. Tuy nhiên
đến một thời điểm nhất định thì lượng kháng thể sẽ đạt mức tối đa và sẽ không tăng
lên nữa.
Từ kết quả ở bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét:
Hiệu giá kháng thể của kháng huyết thanh khi gây miễn dịch với KN EV sống tại
thời điểm là 5 ngày sau mũi tiêm cuối cùng thì thấp hơn hẳn hiệu giá kháng thể của
kháng huyết thanh khi gây miễn dịch với KN EV sống tại thời điểm là 7 ngày và 10
ngày sau mũi tiêm cuối cùng. Trong khi đó, tại thời điểm lấy máu thu KHT là 7 ngày
và 10 ngày sau mũi tiêm cuối cùng đều cho kháng huyết thanh có hiệu giá kháng thể
như nhau. Chứng tỏ khi gây miễn dịch với phát đồ miễn dịch giống nhau nhưng tại
các thời điểm thu kháng huyết thanh khác nhau thì kết quả hiệu giá kháng thể thu
53
được là khác nhau. Có nghĩa là khi gây miễn dịch với KN EV sống thì nên chọn thời
điểm lấy máu thu KHT là 7 ngày sau mũi tiêm cuối cùng sẽ cho kháng huyết thanh có
hiệu giá kháng thể cao nhất mà không cần phải đợi thời gian dài hơn để lấy máu thu
kháng huyết thanh, vì tại thời điểm này hiệu giá kháng thể của kháng huyết thanh đã
đạt đến đỉnh điểm. Kết quả này được biệu hiện ở biểu đồ 3.3:
6000
Trung bình nhân
HGKT
5000
4000
3000
5 ngày
7 ngày
10 ngày
2000
1000
Loạt thí nghiệm
0
TN1
TN2
TN3
Biểu đồ 3.3: So sánh HGKT của KHT khi gây miễn dịch
với KN EV sống , tại thời điểm là 5 ngày, 7 ngày và 10
ngày sau mũi tiêm cuối cùng
54
Như vậy khi tiến hành gây miễn dịch trên động vật, để thu được KHT có HGKT
cao, chúng ta cần chú ý tới 3 yếu tố:
+ Dạng kháng gây miễn dịch
+ Liều kháng nguyên gây miễn dịch
+ Thời điểm lấy máu thu KHT
Cả 3 yếu tố trên đều cần phải xác định khi gây miễn dịch trên động vật. Trong
trường hợp gây miễn dịch trên thỏ với kháng nguyên của vi khuẩn dịch hạch ta nên
dùng KN EV sống đã bị làm giảm độc lực với liều kháng nguyên gây miễn dịch là 7
mũi tiêm và thời điểm lấy máu là 7 ngày sau mũi tiêm cuối cùng thì mới đủ để động
vật đáp ứng miễn dịch mạnh cho kháng huyết thanh có hiệu giá kháng thể cao.
55
3.3 KẾT QUẢ TINH CHẾ KHÁNG THỂ IgG
3.3.1 Kết quả tinh chế IgG với metanol
Bảng 3.5: Kết quả chất lƣợng của IgG tinh chế với metanol
Kết quả
Loạt thí
nghiệm
Vật lí
Tính đặc hiệu
Thời gian ngƣng
kết ( phút)
( ++ )
3
( ++±)
2
( ++ )
3
Dung dịch
TN1
có màu
trắng hơi
TN2
đục, có một
ít kết tủa
TN3
trắng ngà
Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy:
Vật lí:
Cả 3 thí nghiệm IgG thu được là một dung dịch màu trắng hơi đục và có một ít kết
tủa trắng ngà.
Tính đặc hiệu:
+ Thí nghiệm 1 và 3: sản phẩm IgG thu được tạo ngưng kết với kháng nguyên EV
khi thực hiện phản ứng ngưng kết trên lam kính, hạt ngưng kết thấy được rõ bằng mắt
thường, mức độ tạo hạt không nhiều ( ++ ) và xuất hiện chậm trong khoảng thời gian
3 phút.
+ Thí nghiệm 2: sản phẩm IgG thu được tạo ngưng kết với KN EV nhiều hơn
( ++± ) và nhanh hơn trong khoảng thời gian 2 phút và có thể thấy rõ bằng mắt
thường.
56
Dùng metanol để tinh chế protein là một phương pháp phổ biến, rẻ tiền và dễ thực
hiện ở mọi phòng thí nghiệm. Do vậy mà phương pháp này được sử dụng khá nhiều
và trong giới hạn của luận văn này chúng tôi đã dùng metanol lạnh để tinh chế KHT
dịch hạch thu IgG. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tinh chế, IgG thu được lại
chưa đạt yêu cầu còn một số hạn chế về chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng
IgG tinh chế không đạt yêu cầu có thể là do trong quá trình tinh chế, metanol đã làm
biến tính protein nên IgG thu được không phải là chất lỏng trong suốt màu trắng tinh
mà là một dung dịch màu trắng ngà, hơi đục, bị biến tính một phần và không tan hết
trong dung dịch đệm. Chính vì thế mà chúng tôi không tiến hành đánh giá các chỉ tiêu
khác như hàm lượng protein ,độ tinh khiết và HGKT của IgG.
Từ các kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét:
Tinh chế IgG bằng metanol lạnh có thu được kháng thể IgG có tính đặc hiệu tuy
nhiên kháng thể thu được chưa đạt yêu cầu vật lí do trong dung dịch có màu trắng hơi
đục, IgG tinh chế bị biến tính một phần, không tan hết trong dung dịch hoàn nguyên.
Do vậy chúng tôi tiếp tục tiến hành tinh chế KHT thu IgG bằng một phương pháp
khác nhằm đạt chất lượng cao hơn.
57
3.3.2 Kết quả tinh chế IgG bằng sắc ký ái lực
Bảng 3.6: Kết quả chất lƣợng của IgG tinh chế bằng sắc ký ái lực
Loạt thí
Kết quả
nghiệm
Vật lí
Tính đặc hiệu
Thời gian ngƣng kết
Tinh khiết
( phút )
Dung
TN1
dịch IgG
( +++ )
1
Một dải
ngưng kết
có màu
trắng
trong
suốt,
TN2
( +++ )
không
0,5
Một dải
ngưng kết
có cặn
Từ kết quả bảng 3.6 cho thấy:
Vật lí:
Cả 2 lần thí nghiệm đều thu được dung dịch kháng thể tinh chế có màu trắng
trong suốt, không có cặn.
Tính đặc hiệu:
+ Thí nghiệm 1: dung dịch kháng thể tạo ngưng kết đặc hiệu với KN EV, hạt
ngưng kết thấy được rõ ràng bằng mắt thường trong thời gian 1 phút.
+ Thí nghiệm 2: tạo được ngưng kết đặc hiệu với KN EV giống như thí
nghiệm 1, tuy nhiên thời gian tạo ngưng kết có nhanh hơn khoảng 30 giây.
Độ tinh khiết:
58
Cả 2 lần tinh chế thử nghiệm kháng thể IgG thu được tạo một dải ngưng kết khi
điện di trên SDS – page.
Hình 3.1 Hình ảnh điện di SDS – PAGE của kháng thể do chúng tôi sản xuất
Trên hình 3.1 cho thấy: IgG tạo vạch ngưng kết rõ trên thạch điện di. Chứng tỏ
IgG do chúng tôi sản xuất đạt yêu cầu về độ tinh khiết.
Khi tiến hành tinh chế IgG bằng phương pháp sắc kí ái lực có lợi thế rất lớn,
phương pháp này giúp chúng ta tiến hành tách chiết hết sức tinh vi. Đây là một
phương pháp rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi trong việc tinh sạch protein. Kỹ
thuật này dựa trên ái lực cao của nhiều protein với những nhóm hóa học chuyên biệt.
Các phân tử cần được tách chiết sẽ được hấp phụ lên cột sau đó chúng sẽ được rửa ra
khỏi cột. Trong suốt quá trình tinh chế không có phản ứng hóa học nào xảy ra do các
chất hấp phụ không có tương tác hóa học nào, không phân cực và có tính chọn lọc,
59
chính điều này đã làm IgG không bị biến tính, phân tử IgG thu được có độ tinh khiết
cao. Phân tử IgG tinh khiết nên có độ đặc hiệu cao nhưng HGKT có thấp hơn so với
HGKT của KHT thô vì trong KHT thô có nhiều lớp kháng thể chứ không riêng gì
kháng thể IgG.
60
3.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG IgG SẢN XUẤT
Bảng 3.7: Kết quả các chỉ tiêu chất lƣợng IgG
KẾT QUẢ
Loạt thí
nghiệm
Vật lí
Vô trùng
Đặc
Tinh
Hàm lƣợng
khiết
protein
Một dải
12,18
HGKT
hiệu
Dung
TN1
dịch có
Đạt
( +++ )
1/1280
ngưng kết
màu
trắng
trong
suốt,
TN2
không
Đạt
có cặn
( +++ )
1/1280
Một dải
12,58
ngưng kết
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:
Vật lí:
Cả 2 lần thí nghiệm đều thu được dung dịch kháng thể tinh chế có màu trắng
trong suốt, không có lắng cặn.
Vô trùng:
Kiểm tra trên môi trường thioglycolate ở nhiệt độ 22 – 250C và 370C sau 14 ngày
cả 2 lần thí nghiệm đều không thấy có vi sinh vật mọc.
61
Tính đặc hiệu:
+ Thí nghiệm 1: dung dịch kháng thể tạo ngưng kết đặc hiệu với KN EV sống,
hạt ngưng kết thấy được rõ ràng bằng mắt thường trong thời gian 1 phút.
+ Thí nghiệm 2: tạo được ngưng kết đặc hiệu với KN EV sống giống như thí
nghiệm 1, tuy nhiên thời gian tạo ngưng kết có nhanh hơn khoảng 30 giây.
Hiệu giá kháng thể:
Cả 2 lần thí nghiệm IgG tinh chế đều có HGKT là 1/1280
Độ tinh khiết:
Cả 2 lần tinh chế thử nghiệm kháng thể IgG thu được tạo một dải ngưng kết khi
điện di trên SDS – page.
Hàm lượng protein:
+ Thí nghiệm 1: IgG tinh chế có hàm lượng protein là 12,18 mg/ml.
+ Thí nghiệm 2: IgG tinh chế có hàm lượng protein là 12,58 mg/ml.
Sắc ký ái lực (affinity chromatography) sử dụng ái lực giữa cấu tử gắn (ligand)
và protein cần tách. Khi tiến hành sắc ký, protein cần tách sẽ gắn với giá thể trong khi
các protein khác sẽ rửa trôi ra khỏi cột. Sau khi rửa sạch tạp chất, protein cần tách
được phản hấp phụ bằng các chất cạnh tranh như cấu tử tự do, hay bằng các chất có
khả năng phá vỡ tương tác. Trong quá trình tinh chế IgG kháng dịch hạch, những
phân tử IgG sẽ gắn đặc hiệu lên cột, do đó những phân tử còn lại sẽ chạy qua cột. Vì
vậy khi rửa cột, kết quả thu được chỉ có các phân tử IgG và kết quả này phù hợp với
công trình của một số tác giả đã công bố trước đây [ 24 ].
Từ các kết quả ở bảng 3.7 chúng tôi có nhận xét:
IgG mà chúng tôi tinh chế bằng phương pháp sắc kí ái lực đạt các tiêu chuẩn
vật lí, vô trùng, độ đặc hiệu, hàm lượng protein, hiệu giá kháng thể và độ tinh khiết.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Ảnh hưởng của các loại kháng nguyên đến đáp ứng miễn dịch:
Khi dùng kháng nguyên của vi khuẩn dịch hạch để gây miễn dịch cho động vật thì cả
hai loại KN F1 tinh khiết và KN EV sống đều có khả năng gây miễn dịch nhưng dùng
KN EV sống sẽ thu được kháng huyết thanh có hiệu giá kháng thể cao hơn.
Liều lượng kháng nguyên gây miễn dịch:
Dùng KN EV sống với liều tiêm 7 mũi cho kháng huyết thanh có hiệu giá kháng thể
cao hơn so với liều tiêm 5 mũi.
Phát đồ gây miễn dịch:
+ Mũi tiêm thứ nhất :100.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 2: 200.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 3: 400.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 4: 800.106 tbvk/1ml
+ Mũi tiêm thứ 5: 109 tbvk/1ml
Cho thỏ nghỉ 2 tuần nhắc lại mũi tiêm thứ 6 và mũi tiêm thứ 7
+ Mũi tiêm thứ 6: 800.106 tbvk/ml
+ Mũi tiêm thứ 7: 109 tbvk/ml
Phát đồ gây miễn dịch với 7 mũi tiêm là phù hợp
Thời gian lấy máu thu kháng huyết thanh:
Trong sản xuất kháng huyết thanh dịch hạch nên chọn thời điểm lấy máu thu KHT
là 7 ngày sau mũi tiêm cuối cùng thì sẽ thu được kháng huyết thanh có hiệu giá
kháng thể cao.
Tinh chế IgG:
+ Tinh chế IgG bằng phương pháp dùng metanol thu được kháng thể chưa tinh khiết
và có một phần IgG bị biến tính.
63
+ Tinh chế IgG bằng phương pháp sắc kí ái lực thu được kháng thể tinh khiết
Khi tiến hành tinh chế kháng thể sử dụng phương pháp sắc kí ái lực thu được hiệu
quả tốt hơn dùng phương pháp tủa bằng metanol.
Đánh giá chất lượng IgG sản xuất:
IgG mà chúng tôi tinh chế bằng phương pháp sắc kí ái lực đạt yêu cầu vật lí, vô
trùng, độ đặc hiệu, độ tinh khiết, hiệu giá kháng thể và hàm lượng protein.
II. KIẾN NGHỊ:
- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp tinh chế IgG để thu được IgG tinh khiết, có chất
lượng cao.
- Dùng thử IgG sản xuất được để nghiên cứu tạo bộ kít kháng thể gắn huỳnh quang
phát hiện KN F1 của vi khuẩn dịch hạch.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. VŨ TRIỆU AN, JEAN CLAUDE HOMBERG
Miễn dịch học
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 1997, tr.17-40.
2. PHAN BỔN
Xây dựng quy trình sản xuất kháng nguyên F1 gắn hồng cầu cừu đông khô để chuẩn
đoán dịch hạch tại Việt Nam
Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược Hà Nội- 1996
3. PHAN BỔN, ĐÀO XUÂN VINH
Bước đầu nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng F1 dịch hạch gắn hồng cầu cừu đông
khô
Tạp chí Y học thực hành số 523- Bộ Y tế xuất bản – 2005, tr 9 – 11
4. HOÀNG MINH CHÂU ( Chủ biên )
Cơ sở phân tích hóa học
Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội – 2007, tr 368 – 369
5. NGUYỄN DŨNG, LÊ VIẾT LÔ, ĐINH THỊ NGỌC TUYẾT, HOÀNG LÊ
THÚY
Bệnh dịch hạch khu vực các tỉnh miền Trung
Hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang - 1995,
tr.74-88.
6. ĐẶNG TUẤN ĐẠT, PHẠM VĂN HẬU
Tình hình bệnh dịch hạch hiện nay trên thế giới và Việt Nam - Bệnh dịch hạch, dịch
tễ học, giám sát và phòng chống.
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội- 2003, tr. 16-30
7. PHẠM THỊ ÁNH HỒNG
65
Kỹ thuật sinh hóa
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh – 2003, tr. 60 - 90
8. PHẠM THÀNH HỔ
Phương pháp PCR
Di truyền học - Nhà xuất bản giáo dục - 2002, tr 405 - 408.
9. NGUYỄN THỊ KÊ và cộng sự
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng công nghệ sản xuất huyết thanh kháng
dại tinh chế
Chương trình NCKH cấp nhà nước - Viện Vắc xin Nha Trang – 1994, tr.17
10. BẠCH PHƢƠNG LAN
Vi sinh vật y học và miễn dịch học
Đại học Đà Lạt - 1992, tr.35-87
11. HOÀNG THỦY LONG
Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học
Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội -1991, tr.275 - 278; 360 - 364; 371 - 377.
12. NGUYỄN VĂN MẪN, ĐẶNG ĐỨC TRẠCH, HOÀNG THỦY LONG
Hình ảnh hiển vi điện tử của vi khuẩn dịch hạch
Công trình nghiên cứu khoa học 1976-1980, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, Nhà xuất
bản Y học , Hà Nội - 1981, tr.72-73.
13. BERNARD R. GLICK, JACK J. PASTERNAK - Đỗ Lê Thăng, ...[và những
người khác] dịch
Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp
Công nghệ sinh học phân tử - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2007.tr.
270 – 273; 312 – 322.
14. DƢƠNG ĐÌNH THIỆN (Chủ biên) và các tác giả khác
Thực hành dịch tễ học
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 1996, tr.15-25.
15. LÊ HÀ THU
66
Hoàn thiện quy trình tách chiết và tinh chế kháng nguyên F1 của vi khuẩn dịch hạch
Y.pestis
Luận văn thạc sĩ khoa học ngành sinh học , Đà Lạt - 2006.
16. ĐỖ THUNG, PHAN ĐỨC NHUẬN VÀ CS
Tóm lược lịch sử và đặc điểm của dịch hạch ở vùng duyên hải miền Trung
Công trình NCKH 1975-1980, Viện Pasteur Nha Trang- 1980, tr.101-103
17. ĐẶNG ĐỨC TRẠCH, NGUYỄN ĐÌNH HƢỜNG, PHẠM MẠNH HÙNG,
PONDMAN K.W, WRIGH P.E
Miễn dịch học
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 1987, tr.71-78; 306-312
18. ĐỖ THUNG, LÊ VIẾT LÔ, ĐINH THỊ NGỌC TUYẾT
Phối hợp nhiều phương pháp chuẩn đoán phòng thí nghiệm, nâng cao mức chính xác
trong việc xác nhận bệnh dịch hạch
Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 6, Viện Pasteur Nha Trang - 1982 , tr.176 - 185
19. ĐÀO XUÂN VINH
Đặc điểm sinh học của một số chủng vi khuẩn dịch hạch (Y.pestis) phân lập ở Tây
Nguyên
Luận án phó tiến sĩ y học , Đại học Y , Hà Nội - 1989.
20. SUNTSOV V.V,SUNTSOVA N.I
Dịch hạch nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ thống dịch động vật
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội - 2005, tr.15-16.
TIẾNG ANH
21. DAVIES D.A.L.,
Aspecific polysaccharide of Pasteurella pestis
Biochem .J. 63 - 1956, pp. 105 – 116.
22. STEIN B., AND DOSOWITZ R. S.,
67
The measurement of antibody in human malaria by a formolized tauned sheep cell
heamagglutination test
Bull. WHO.1964. 30, pp. 45 – 49.
23. KILONZO B.S.,
Plague epidemiology and control in eastern and southern Africa during the period
1978 – 1997
Cent. Afr. J. Med., 45 ( 3 ) .1999, pp. 70 – 76.
24. NAGANATH C., SANGUPTA D.N.,
Manual . Royal tropical Institute Amsterdam. 1987
25. ROBERT D.P., AND JACQUELINE D.F.,
Yersinia pestis – Etilogic Agent of Plague
Journal Microbiology Reviews .1997, pp. 35 – 65.
26. WILLIAMS J.E., GENTRY M.K., BRODEN C.A., TYNDAL G.L.,
ALTIERI P.L., BERMAN S., ROBINSON D.M ,
A monoclonal antibody for the specific dianogsis of plague
Bull. WHO.1988. 66, pp. 77 – 82.
27. ALONSO J.M., MAZIGHD AND H.H MOLEARET
Laboratory management of plague
Bacterial ecology Unit, Department of bacteriology and micrologie of Institute
Pasteur, Paris . 1985, pp. 7- 23.
28. ROLAND KONTERMANN, STEFAN DUBEN ( eds )
Antibody engineering
Springer – Berlin; New York . 2001.pp. 252 – 255, 302 – 305, 330 - 332
29. MEYER K.F.,
Effectiveness of live or killed plague vaccines in man
Bull. WHO.1970. 42, pp. 653 – 666.
30. MEYER K.F., HIGHTTOWER J.A., AND MC CRUMB F.R
Plague immunization VI. Vaccination with the fraction I antigen of Yersinia pestis
68
J. Infect diseases. 1974. 129, pp. 41 – 45.
31. ROSE LJ., et al., 2003
Survival of Yersinia pestis on environmental surfaces
Applied and Environmental Microbiology. 2003; 69 ( 4 ): 2166 - 2171
32. CRUMPTON M.J., DAVIES D A.L.,
An antigen analysis of Pasteurella pestis by diffusion of antigen and antibodies in
agar
Proc. Roy. Soc. 1956. 145, pp. 109 – 134.
33. Chu M.C.,
Laboratory manual of Plague diagnostic tests
CDC AND WHO, 3rd edition . 2000, pp. 12 – 15, 67 – 89.
34. RAO M.S.,
The nutritional requirements of the plague bacillus
Indian J. Med. Res. 1939.27, pp. 75.
35. NORKINA O.V., et al.,
Development of a diagnostic test for Yersinia pestis by the polymerase chain
reaction. .
Journal of Applied Biotechnology. 1994; 76: 240 - 245.
36. KISSLING R.E.,
The fluorescent antibody test in rabies
In “ Natural history of rabies”
37. ALLAN R. LARABEE, JOHN D. MARSHALL AND DAW CROZIER
Isolation of antigen of Pasteurella pestis
J. Bacteriol.1965- 90, pp. 116 – 119
38. WALKER R.,
Plague toxins
A critical review. Current topics in microbiol and immunil. 1967. 41, pp. 23 – 42.
39. TENGERDY R.P., HILLAM R.P.,
69
Quantitative differentiation of Yersinia pestis strains by their murine toxin and
fraction I contents
Bull. WHO.1973. 48, pp. 279 – 287.
40. BOYDEN S.J.,
Exp. Med .1951, pp. 93 – 107.
41. SUZUKI S., SAKAKIBARA H., HOTTA S.,
Latex agglutination test for measurement of antiplague antibodies
Journal of clinical microbiology. 1977. 6, pp. 332 – 336.
42. CHANTEAU S., et al., 2000
Early diagnosis of bubonic plague using F1 antigen capture ELISA assay and rapid
immunog old dipstick.
International Journal of Medical Microbiology. 2000; 290: 279 - 283
43. MICHAEL SHEPEL., MAXWELL R.KLUGEREMAN
Effect of adjuvants on antibody response of rabbits inoculated with Venezeulan
equine encephalonelitis virus
Journal of bacteriology, volume 85. May. 1963, Number 5, pp. 1150 – 1152.
44. MONTIE T.C., MONTIE D.B.,
J. Exp. Med.1964. 124, pp. 1271
45. CHEN T.H., MEYER K.F
An evaluation of Pasteurella pestis fraction-1 specific antibody the confirmation of
plague infections
Bull. WHO.1966. 34, pp. 911 – 918.
46. CHEN T.H.,
Studies on imunization against plague. IV. The method of the hemagglutination test
and some observation on the antigen
J. Immunol. 1952. 69, pp. 587.
47. BUTLER.T.,
Plague ADN other Yersinia infections
70
International center for diarrhoel research Dhaka, Banglerdesh, University
cleveland, Ohio .1983, pp. 163 – 168.
48. BURROWS T.W., BACON G.A.,
The basis of virulence in Pasteurella pestis the development of resistance to
phagotocytosis in vitro.
J. Exp. Pathol. 1956. 53, pp. 286 – 299.
49. DU Y., et al.,
Role of fraction 1 antigen of Yersinia pestis in inhibition of phagocytosis.
Infection and Immunity. 2002; 70: 1453 - 1460.
50. JANSSEN W.A., SURGALLA M.J,
Plague bacillus survival within host phagocytes
Sciense. 1969. 163, pp. 952
51. WHO
Human plague in 2002 and 2003
Weekly epidemiological Record. 79, pp.301 – 308
TÀI LIỆU TRÊN MẠNG
52. http://www.ivac.com.vn/
(Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế): Các sản phẩm Vacxin và huyết thanh
53. http://www.pasteur-hcm.org.vn/vacxin_sp/vacxin_sp.htm
(Viện Pastuer tp HCM) Sản phẩm Kháng nguyên
54. http:// www.nihe.org.vn
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương
55. http://nicvb.org.vn/default.asp
Viện kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế
56. http://www.bionity.com/antibodies/
a database of over 170.000 antibodies from 20 different manufacturers and vendors
57. http://www.who.int/en
71
World health organization
58. http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/plague/lab-test-criteria.htm
Center for Disease and Prevention (CDC) - Laboratory test criteria for Diagnosis of
Plague
[...]... Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất các loại KHT, KT đã được tiến hành tại một số viện Pasteur Tuy nhiên việc nghiên cứu và sản xuất KT đơn dòng ở nước ta chưa được phổ biến mà mới chỉ bước đầu đi vào nghiên cứu Sản xuất kháng thể gắn huỳnh quang để phát hiện KN F1 dịch hạch ở Việt Nam chưa có nơi nào sản xuất, do đó đặt vấn đề nghiên cứu sản xuất, tinh chế IgG là cần thiết 1.7.4 Tinh chế kháng thể [... nghị Khoa học lần thứ VI chống dịch hạch vùng Trung Á – Kazắcttăng, Alma – Ata vào năm 1969 Mensôf đã hoàn thiện quy trình sản xuất hồng cầu chẩn đoán cho nghiên cứu huyết thanh học dịch hạch năm 1970 Viện nghiên cứu khoa học chống dịch hạch Trung Á Alma – Ata đã sản xuất nhiều lô KT chẩn đoán phát hiện KN F1 với nồng độ rất nhỏ chỉ cần 0,000625 mcg và nếu trực khuẩn dịch hạch thì chỉ cần 15.625 tế bào... đang tiến hành nghiên cứu và sản xuất nhiều loại KT để phục vụ cho đời sống Vì vậy việc sản xuất KT ở Việt Nam cũng đạt một số thành tựu nhất định - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội từ những năm 1990 đã nghiên cứu và sản xuất thử KT đơn dòng kháng tả và bước đầu cho thấy có kết quả khả quan - Năm 1994 Nguyễn Thị Kê chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước đã xây dựng công nghệ sản xuất KHT kháng dại tinh... globulin miễn dịch khác nhau 18 Hình 1.4: Cấu trúc một số lớp kháng thể 1.6 CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DỊCH HẠCH 1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng Là bước đầu tiên chính yếu trong công tác chẩn đoán dịch hạch đối với bất cứ người nào bị sốt, hạch rất đau, số lượng hạch nhiều, kích thước hạch lớn hơn hoặc bằng 0,1 cm, nghi ngờ mắc bệnh dịch hạch, sống trong vùng có dịch hạch lưu hành hoặc từ những vùng có dịch trở... chẩn đoán dùng kháng thể để phát hiện các loại virus như virus dại, virus Dengue, virus HIV… đã được sản xuất và sử dụng ở các nước Mỹ, Anh, Pháp Công nghệ sản xuất kháng thể ngày càng được phát triển mạnh vì tính hiệu quả, an toàn và kinh tế của nó Tình hình sản xuất kháng thể ở Việt Nam Do khả năng ứng dụng của việc sản xuất kháng thể mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh và sản xuất các kít... cặp primer được sử dụng trong PCR để phát hiện ADN của vi khuẩn dịch hạch là F1- 1/2, Pst 3/5 là Rep 1/2 Phương pháp PCR đã được áp dụng trong nghiên cứu chẩn đoán dịch hạch, tuy nhiên đây là kĩ thuật đòi hỏi máy móc và sinh phẩm đắt tiền phức tạp nên chưa được sử dụng rộng rãi ở các tuyến cơ sở 1.7 SẢN XUẤT KHÁNG THỂ 1.7.1 Sản xuất kháng thể đa dòng [ 13 ] Các KT đa dòng là một tập hợp các KT đặc... các nhóm trực khuẩn dịch hạch 1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên [ 21, 26, 30, 32, 37, 38, 48, 50 ] Schiitre là người đầu tiên nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên của Y pestis Bằng phương pháp hấp phụ và kết tủa ông đã thu được kháng nguyên vỏ và kháng nguyên thân Các nghiên cứu đầy đủ về cấu trúc kháng nguyên của Y pestis được mở ra khi các nhà khoa học sử dụng phương pháp kết tủa trong thạch Allan và cs, Crumpton... 1.7: Các kháng thể đơn dòng liên kết với một epitope đặc hiệu 25 1.7.3 Tình hình sản xuất kháng thể trên thế giới và Việt Nam [ 9, 13, 26, 53, 54, 56 ] Tình hình sản xuất kháng thể trên thế giới Hiện nay trên thế giới việc sản xuất KT tinh sạch được tiến hành ở nhiều nước, đặc biệt là những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật, Pháp….chủ yếu là dựa trên công nghệ sản xuất KT... dòng đã được Kohler và Milstein miêu tả và sản xuất thành công từ năm 1975 Trong mấy chục năm qua kỹ thuật này đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của miễn dịch học, vi sinh vật học, sinh hóa, sinh lí và sinh học tế bào Cơ sở của kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng là phải thu được thể lai vừa có các đặc tính của tế bào lympho: sản xuất kháng thể và vừa có đặc tính của tế bào... năm 2002 đạt 3,1 tỉ USD với 19 loại sản phẩm khác nhau - Năm 2004, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra được một kháng thể người có thể ngăn chặn sự lây lan của virus SARS trong phòng thí nghiệm - Năm 2005 các nhà nghiên cứu Châu Âu đã tạo ra được kháng thể CD3 có thể điều trị bệnh tiểu đường type I - Năm 2007 các nhà nghiên cứu trường đại học Ghent Bỉ đã sản xuất thành công kháng thể chống virus viêm gan A ... NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT IgG KHÁNG DỊCH HẠCH Mục tiêu đề tài: - Sản xuất IgG kháng dịch hạch - Đánh giá chất lượng IgG sản xuất Các nội dung đề tài cần tiến hành: - Nghiên cứu ảnh hưởng kháng nguyên đến... việc nghiên cứu sản xuất KT đơn dòng nước ta chưa phổ biến mà bước đầu vào nghiên cứu Sản xuất kháng thể gắn huỳnh quang để phát KN F1 dịch hạch Việt Nam chưa có nơi sản xuất, đặt vấn đề nghiên cứu. .. khuẩn dịch hạch, để có nguồn nguyên liệu IgG sản xuất kít chẩn đoán kháng thể gắn huỳnh quang đáp ứng nhu cầu giám sát dịch tễ học dịch hạch nước, tiến hành đề tài sau: BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT