1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Toán nhận biết gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật

5 17,7K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Chủ đề: Nước và mùa hè Chủ đề nhánh: Mùa hè của bé Đề tài : Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác với hình chữ nhật Đối tượng: MG nhỡ Thời gian: 20 - 25 phút Ngày soạn: 22/03/2012 Người soạn: Đinh Thị Giang I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ phân biệt được hình tròn với hình vuông, hình tam giác với hình chữ nhật. - Trẻ biết được các dấu hiệu cơ bản của các hình như: Hình tròn lăn được (Vì không có cạnh, không có góc), hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không lăn được. Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc bằng nhau, hình chữ nhật có 4 cạnh 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Hình tam giác có 3 cạnh và có 3 góc. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Rèn trẻ kỹ năng phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác với hình chữ nhật, nói đủ câu. - Phát triển tư duy cho trẻ - Rèn trẻ kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể, mùa hè sử dụng nhiều năng lượng điện, phải biết tiết kiệm, khi đi ra ngoài nắng phải biết đội mũ, nón, che ô… II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Tài nguyên cho phần trình chiếu Power point: Hình ảnh các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Hình ảnh về mũ, nón, đám mây… - Hình của cô: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh mùa hè cho trẻ chơi ghép tranh, 4 băng giấy dài 1m, dây chun cho mỗi trẻ chơi tạo dáng, rổ cho mỗi trẻ có đựng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 1 III. Cách tiến hành Hoạt động của cô * HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa” - Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về các mùa gì? - Ai biết gì về mùa hè? - Có những hoạt động gì trong mùa hè? - Cô chính xác lại. - Giáo dục: Mùa hè thời tiết nóng bức nhu cầu sử dụng những đồ dùng bằng điện rất nhiều như điều hòa, quạt, tủ lạnh… Vậy chúng mình cần phải tiết kiệm điện khi không dùng nữa thì phải tắt đi… - Hôm nay cô tổ chức hội thi “Ai thông minh hơn”. Chúng mình có thích không? - Các con sẽ tham gia 3 phần thi: + Phần thi thứ 1: Chung sức + Phần thi thứ 2: Thi hiểu biết + Phần thi thứ 3: Thử tài của bé * HĐ2: Làm quen bài mới + Phần 1: Ôn hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Để tham gia vào phần thi thứ nhất với tên gọi “Chung sức” cô có những mảnh ghép nhờ chúng mình ghép cho cô thành bức tranh. + Chơi ghép tranh: Cô giới thiệu các mảnh ghép và các hình trên bảng, hỏi trẻ về các hình để trẻ nhận biết. Cô nói cách chơi và luật chơi. - Cách chơi: Chạy qua đường hẹp lên lấy các mảnh ghép, mặt sau mỗi mảnh ghép có các hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật chúng mình sẽ ghép với các hình tương ứng trên bảng theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Thời gian của trò chơi được tính bằng 2 lần bản nhạc bài “Mùa hè đến”. Đội thua phải nhảy lò cò. - Cô mời 8 bạn lên chơi ghép tranh và chia làm 2 đội. Cô nhận xét - Vừa rồi các thí sinh tham gia phần thi thứ nhất rất tốt. Cô tuyên bố các thí sinh cùng đạt điểm 10 và bước vào phần thi thứ 2 với tên gọi: “Thi hiểu biết” HĐ của trẻ Trẻ chơi cùng cô Trẻ kể: Mùa đông, mùa hè, mùa thu… - Mùa hè nóng bức… - Trẻ kể: Được nghỉ hè, đi tắm biển… - Có ạ - Trẻ trả lời theo câu hỏi của cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi ghép tranh. 2 + Phần 2: Dạy trẻ phân biệt hình chữ nhật với hình vuông, hình tam giác với hình chữ nhật. Trước khi tham gia vào phần thi này cô tặng cho mỗi thí sinh 1 rổ đồ chơi. Chúng mình nhẹ nhàng lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi nào. + Hình tròn: - Cô đọc câu đố: Hình gì mà giống mặt trăng Đêm rằm chiếu sáng chúng mình vui chơi. Đố biết đó là hình gì? - Chúng mình cùng chọn hình tròn trong rổ và giơ lên nào? Hình gì đây? (Cô cho hình xuất hiện trên màn hình) - Ai biết gì về hình tròn nói cho cô và cả lớp cùng xem nào? (Cô gọi 2 – 3 trẻ) - Trẻ trả lời: “Hình tròn” - Trẻ tìm hình tròn giơ lên và nói hình tròn. - Trẻ trả lời: Hình tròn không có cạnh, không có góc, hình tròn lăn được… - Chúng mình cùng sờ đường bao của hình tròn xem - Trẻ trả lời: Không có thấy như thế nào? cạnh, không có góc. - Bây giờ chúng mình cùng lăn hình tròn xem nào? - Hình tròn lăn được (Trẻ (Cô cho trẻ lăn hình) lăn hình) - Vì sao hình tròn lại lăn được? - Vì hình tròn không có cạnh, không có góc… + Cô Chính xác: Đây là hình tròn, hình tròn không - Trẻ lắng nghe. có cạnh và không có góc, hình tròn có đường bao cong tròn khép kín, hình tròn lăn được. + Hình vuông: - Chọn cho cô hình có bốn cạnh dài bằng nhau và có - Trẻ chọn hình. 4 góc. - Chúng mình chọn được hình gì? (Cho trẻ giơ hình - Trẻ trả lời: Hình vuông. lên, cô cho hình vuông xuất hiện trên màn hình) - Ai có nhận xét gì về hình vuông nào? - Trẻ trả lời: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc, không lăn được. - Chúng mình sờ xung quanh hình vuông xem thấy - Trẻ khảo sát sờ hình. như thế nào? - Cô cho trẻ đếm số cạnh và số góc của hình. - Trẻ đếm cùng cô. - Chúng mình thử lăn hình vuông xem nào? Vì sao? - Không lăn được… + Cô chính xác: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng - Trẻ lắng nghe. nhau, có 4 góc, hình vuông không lăn được. + Phân biệt hình tròn với hình vuông: Cô cho trẻ - Trẻ làm theo yêu cầu của đặt hình vuông bên cạnh hình tròn. cô. - Ai có ý kiến nhận xét gì về hình vuông và hình - Hình tròn lăn được, hình tròn? (Cô gọi 2 – 3 trẻ lên nhận xét) vuông không lăn được. Hình vuông có 4 cạnh và có 3 - Cô chính xác: Hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được. Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín, hình vuông thì có 4 cạnh, 4 góc. - Cô cho trẻ cất hình + Hình tam giác: Cô đọc câu đố: “Trông xa giống như hình mắc áo Chiếc mắc áo mẹ phơi hàng ngày Này bạn mình ơi, hãy đoán xem tên tôi hình gì? - Chúng mình cùng chọn hình tam giác và giơ lên nào? Cô cho hình tam giác trên P.P xuất hiện. Hình gì đây? - Ai biết gì về hình tam giác nói cho cô và cả lớp cùng nghe. (Cô gọi 2-3 trẻ lên nhận xét) - Bây giờ chúng mình sờ xung quanh hình tam giác xem nào? - Chúng mình thử lăn hình tam giác xem thấy như thế nào? - Cô chính xác: Hình tam giác có 3 cạnh và có 3 góc, hình tam giác không lăn được. (Cho trẻ xếp hình tam giác ra trước mặt) + Hình chữ nhật: - Chúng mình chọn cho cô hình 4 cạnh 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Đó là hình gì? - Cô cho hình chữ nhật xuất hiện, hình gì đây? - Ai có ý kiến nhận xét gì về hình chữ nhật? (Cô gọi 2-3 trẻ lên NX) - Bây giờ chúng mình sờ xung quanh hình chữ nhật xem nào? - Chúng mình thử lăn hình chữ nhật xem thấy như thế nào? - Cô chính xác: Hình chữ nhật có 4 cạnh 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình CN có 4 góc, không lăn được. + Phân biệt hình tam giác với hình chữ nhật: Cô cho trẻ đặt hình tam giác bên cạnh hình tròn. - Con có nhận xét gì về hình tam giác và hình chữ nhật? (Cô gọi 2-3 trẻ) 4 góc. - Trẻ cất hình - Trẻ trả lời: Hình tam giác - Trẻ chọn hình và giơ lên, hình tròn. - Trẻ trả lời: Hình tam giác có 3 cạnh, có ba góc, không lăn được. - Trẻ sờ hình - Không lăn được. - Trẻ xếp hình tam giác ra trước mặt. - Trẻ chọn và nói hình chữ nhật. - Hình chữ nhật - Trẻ trả lời: Hình chữ nhật có 4 cạnh 2 cạnh dài bằng nhau và có 2 cạnh ngắn bằng nhau. Hình CN có 4 góc, không lăn được. - Trẻ sờ hình - Không lăn được - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ trả lời: Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc, hình chữ nhật có 4 góc, có 4 cạnh 2 cạnh dài bằng nhau 4 + Cô chính xác: Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc, hình chữ nhật có 4 cạnh 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, có 4 góc, không lăn được. - Bây giờ chúng mình cùng lấy tất cả các hình ra và xếp cho cô hình lăn được sang 1 bên và hình không lăn được sang 1 bên. (Sau đó cô cho trẻ cất hình) + Liên hệ thực tế: - Chúng mình tìm xem xung quanh lớp mình có những đồ dùng, đồ chơi gì có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật? - Phần 3: Ôn luyện: - Vừa rồi các thí sinh đã thể hiện rất xuất sắc phần thi của mình. Cô tuyên bố tất cả các thí sinh đều được bước vào phần thi tiếp theo có tên: “Thử tài của bé” Trong phần thi này chúng mình phải trải qua 2 trò chơi. + TC1: Ai đoán giỏi: Cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tam giác được ẩn 1 phần sau các đám mây, cái mũ, cái váy… - Cô có bức tranh gì đây? - Ai giỏi cho cô biết phía sau đám mây có hình gì? - Vì sao con biết? - Các hình khác hỏi tương tự. + TC2: Tạo hình bằng dây chun - Cô cho mỗi trẻ có một chiếc dây chun, lắng nghe hiệu lệnh của cô, bạn nào làm sai sẽ phải nhảy lò cò. Cô nói: Tạo dáng, tạo dáng; Dáng hình vuông Dáng hình tam giác Dáng hình chữ nhật Dáng hình tròn (Dáng hình tròn thì bỏ dây chun ra vào vòng tay ở trước mặt) *HĐ3: Kết thúc: Chúng mình vừa chơi trò chơi rất giỏi cô còn có bài hát rất hay nói về các hình đấy. Bây giờ cô cùng chúng mình vận động bài hát “Hình vuông, hình tròn” - Hôm nay các thí sinh đã hoàn thành rất xuất sắc các phần thi của mình. Cô tuyên dương tất cả các thí sinh đều là những bạn nhỏ thông minh nhất. và 2 cạnh ngắn bằng nhau… - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ lên tìm các hình ở xung quanh lớp và chỉ: Cái cửa sổ hình chữ nhật, ông mặt trời hình tròn... - Trẻ chú ý xem - Đám mây - Có hình chữ nhật. - Vì con nhìn thấy có 4 canh 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Trẻ lắng nghe - Trẻ: Dáng gì, dáng gì? - Trẻ làm theo yêu cầu của cô - Trẻ hát và vận động cùng cô. 5 ... bên cạnh hình tròn - Con có nhận xét hình tam giác hình chữ nhật? (Cô gọi 2-3 trẻ) góc - Trẻ cất hình - Trẻ trả lời: Hình tam giác - Trẻ chọn hình giơ lên, hình tròn - Trẻ trả lời: Hình tam giác... xem hình ảnh hình hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tam giác ẩn phần sau đám mây, mũ, váy… - Cô có tranh đây? - Ai giỏi cho cô biết phía sau đám mây có hình gì? - Vì biết? ... cho cô hình cạnh cạnh dài cạnh ngắn Đó hình gì? - Cô cho hình chữ nhật xuất hiện, hình đây? - Ai có ý kiến nhận xét hình chữ nhật? (Cô gọi 2-3 trẻ lên NX) - Bây sờ xung quanh hình chữ nhật xem

Ngày đăng: 24/10/2015, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w