Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
2,45 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THU TRANG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC
ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ
THUỐC” GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
HÀ NỘI, 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THU TRANG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ
THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT
NHÀ THUỐC”GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK.60 72 04 12
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè; Cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Tập thể các Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược và các bộ môn có liên quan đến đề tài
của Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên
cứu thực hiện đề tài.
- Ban Giám đốc Sở Y tế Bình Dương đã tạo điều kiện cho tôi được học
tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cám ơn lãnh đạo Phòng
Thanh tra Sở, Phòng Quản lý hành nghề YDTN, Phòng Quản lý Dược, Phòng
Kế hoạch tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán Sở Y tế, lãnh đạo Phòng Y tế
thành phố Thủ Dầu Một đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên
cứu và tra cứu số liệu.
Đến gia đình của tôi, các bạn đồng nghiệp và những người thân đã chia
sẻ động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Bình Dương, tháng 05 năm 2015
Đinh Thu Trang
MỤC LỤC
Nội dung
TT
Trang
01
1.4.2
1.5
1.6
Đặt vấn đề
Chương 1
Tổng quan
Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò mới của người dược sỹ
trong hoạt động của nhà thuốc GPP
Khái niệm thực hành tốt nhà thuốc
Vai trò của người dược sỹ trong hoạt động của nhà thuốc GPP
Một vài nét về thực hành tốt nhà thuốc trên thế giới
Thực hành tốt nhà thuốc tại Việt Nam
Khái niệm
Mục đích
Nguyên tắc
Một số tiêu chuẩn của “Thực hành tốt nhà thuốc” tại Việt Nam
Thực trạng triển khai và áp dụng GPP ở Việt Nam
Tình hình triển khai và thực hiện GPP ở Việt Nam giai đoạn
hiện nay
Khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn của GPP
Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc
Một vài nét về hoạt động bán lẻ thuốc của tỉnh Bình Dương
1.6.1
Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương
17
1.6.2
Vài nét về mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Bình Dương
18
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.3.4
1.4
1.4.1
1.6.3
Công tác đào tạo, tập huấn và phổ biến các văn bản pháp luật
về dược
03
03
03
03
05
06
07
07
07
07
11
11
13
15
18
19
1.6.4
Công tác thanh tra, kiểm tra
18
1.6.5
Tính cấp thiết của đề tài
Chương 2
19
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1
Đối tượng nghiên cứu
21
20
2.2
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
20
2.3
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu
Các biến số nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3
Kết quả nghiên cứu
Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc - GPP” của các nhà thuốc dựa vào kết quả thanh tra
năm 2014
Sự phân bố các cơ sở đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một
Người quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
Người bán thuốc
Cơ sở vật chất
Đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán
thuốc
Kỹ năng hỏi khách hàng của nhân viên bán thuốc
Kỹ năng khuyên khách hàng của nhân viên bán thuốc
Kỹ năng tư vấn dùng thuốc của nhân viên bán thuốc
Chương 4: Bàn luận
Về việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc –
GPP ” của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương dựa vào kết quả thanh tra năm 2014
Về người phụ trách chuyên môn
Về nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc
Về cơ sở vật chất
Về trang thiết bị bảo quản thuốc
Về thực hiện một số quy chế chuyên môn
Về hồ sơ, sổ sách tài liệu tra cứu chuyên môn
20
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
21
22
22
31
32
33
33
33
34
38
39
44
44
46
48
50
50
51
51
52
52
53
54
4.2
PL1
PL2
PL3
PL4
Về kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán
thuốc tại một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc – GPP “ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
Đối với Bộ Y tế
Đối với Sở Y tế
Đối với Các cơ sở hành nghề dược
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục
Phiếu thu thập thông tin về danh mục chấm điểm
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên
bán thuốc
Kịch bản đóng vai người mua thuốc Corticoid
Danh sách 50 nhà thuốc thuộc diện khảo sát kỹ năng thực
hành bán thuốc
55
59
59
60
60
61
61
-
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Thành chữ
BYT
Bộ Y tế
FIB
Liên đoàn dược phẩm thế giới (International Pharmaceutical
Federation)
DSĐH
Dược sĩ đại học
DSTH
Dược sĩ trung học
DSCCS
Dược sĩ chủ cơ sở
DSCNT
Dược sĩ chủ nhà thuốc
ĐĐKKDT
Đủ điều kiện kinh doanh thuốc
ĐKKD
Đăng ký kinh doanh
GDP
Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practices)
GPP
Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practices)
GSP
Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practices)
IPA
Hiệp hội dược phẩm Ấn Độ (Indian Pharmaceutical Association)
KQKS
Kết quả khảo sát
OTC
Thuốc không kê đơn (Over The Counter)
PGEU
Liên đoàn dược phẩm Châu Âu (Pharmaceutical Group of the
European Union)
S.O.P
Quy trình thao tác chuẩn (Standard Operating Procedure)
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC BẢNG
Số
Tên bảng
Trang
3.1
Phân bố các cơ sở đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một
32
3.2
Số lượng các nhà thuốc GPP được thanh tra năm 2014
33
3.3
Tình hình nhân lực Dược trong nhà thuốc GPP theo hồ sơ đăng
ký
34
3.4
Người quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
35
3.5
Người bán thuốc tại nhà thuốc
36
3.6
Một số tiêu chuẩn xây dựng và thiết kế
29
3.7
Kết quả khảo sát về trang thiết bị bảo quản thuốc của nhà
thuốc đạt GPP
39
3.8
Việc chấp hành quy định về thực hiện sổ sách, tài liệu chuyên
môn
42
3.9
Những câu hỏi của nhân viên nhà thuốc đưa ra đối với khách
hàng
44
3.10
Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc đối với khách hàng
46
3.11
Những tư vấn dùng thuốc của nhân viên nhà thuốc
47
MỤC LỤC HÌNH
Số
2.1
Tên hình
Thiết kề nghiên cứu
Trang
18
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng của con người nên luôn luôn phải đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người
bệnh với giá cả hợp lý. Việc xã hội hóa về Y tế ngày càng phát triển thì việc sử dụng
thuốc để chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng về chủng loại, số lượng và chất lượng.
Nhiệm vụ của ngành dược trong vai trò cung ứng thuốc cho cộng đồng là đảm
bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, thực sự hiệu quả, an toàn và kinh tế khi sử
dụng. Nhà thuốc chính là nơi thực hiện các nội dung trên và cũng là nơi giao tiếp giữa
người bán và người mua thuốc. Theo quy định của Bộ Y tế, về thực hiện các nguyên
tắc, tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice) thực sự đã và đang thay đổi tích cực,
chuẩn hoá các hoạt động của nhà thuốc, ngày càng tạo được niềm tin cho cộng đồng.
Tuy nhiên, đây là một quá trình thực hiện khó khăn, đòi hỏi từng bước phải theo lộ
trình và nhất quán từ trung ương đến địa phương.
Trước thực trạng một số nhà thuốc tư nhân vẫn còn tồn tại các vấn đề nhất định
như kinh doanh thuốc không đảm bảo chất lượng, bán những thuốc phải kê đơn mà
không có đơn của bác sỹ, việc hướng dẫn sử dụng thuốc chưa đến nơi đến chốn. Để
đưa hoạt động cung ứng thuốc ngày càng nền nếp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, góp
phần sử dụng thuốc hợp lý an toàn Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐBYT ngày 24/01/2007 ban hành “ Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc –
GPP” . Và đến ngày 21/12/2011 Bộ Y tế đã nâng tầm Quyết định số 11/2007/QĐBYT thành Thông tư số 46/2011/TT-BYT nhằm một lần nữa khẳng định tầm quan
trọng của việc thực hiện GPP trong giai đoạn hiện nay với mục đích hướng đến việc
đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người dân [4].
Tính đến 31/12/2014, toàn tỉnh Bình Dương có 320/327 nhà thuốc được công
nhận đạt chuẩn GPP (tỷ lệ 97,8%). Tuy nhiên, việc thực hiện và áp dụng các tiêu
chuẩn theo quy định này như thế nào, nhà thuốc GPP có duy trì các điều kiện như khi
thẩm định ban đầu hay có gì khác biệt hơn so với các nhà thuốc chưa đạt GPP không,
1
chúng tôi cần phải tiến hành nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ khoa học để góp phần thiết thực
giúp nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP tiếp tục duy trì các nguyên tắc, tiêu chuẩn như điều
kiện thẩm định ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục tồn tại trong
quá trình triển khai. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:
Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc- GPP” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014.
Đề tài tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP của
các nhà thuốc,dựa vào kết quả thẩm định, thanh tra năm 2014.
2. Phân tích kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc tại
một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Từ đó rút ra một số kiến nghị và đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò mới của ngƣời dƣợc sỹ trong hoạt động
của nhà thuốc GPP
1.1.1. Khái niệm thực hành tốt nhà thuốc
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc
của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và
chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu [5].
* Thực hành nhà thuốc tốt phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe cộng đồng lên trên hết.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng, theo dõi việc sử dụng của họ.
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bảo đảm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và có hiệu quả [5]
* Nội dung thực hành tốt nhà thuốc:
- Các hoạt động liên quan đến sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
- Các hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng thuốc, các sản phẩm y tế.
- Các hoạt động liên quan đến tự chăm sóc sức khỏe.
- Các hoạt động liên quan có khả năng ảnh hưởng tới thực hành kê đơn và sử
dụng[8].
1.1.2. Vai trò mới của ngƣời dƣợc sỹ trong hoạt động của nhà thuốc GPP
- Vai trò của dược sỹ đang ngày càng phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của
hệ thống chăm sóc y tế. Đảm bảo việc cấp phát thuốc chính xác và đưa lời khuyên có
trách nhiệm đối với tự điều trị của bệnh nhân là một phần quan trọng của dịch vụ được
cung cấp bởi dược sỹ. Trong những năm gần đây, thực hành nhà thuốc tốt có xu
3
hướng chuyển từ cung cấp cấp thuốc sang tập trung và chăm sóc sức khỏa bệnh nhân.
Vai trò của người dược sỹ đã phát triển từ người pha chế cung cấp các sản phẩm về
dược thành người cung cấp thông tin và cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. Nhiệm
vụ mới của người dược sỹ là đảm bảo để bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiện
lợi hiệu quả nhất. Từ đó, dược sỹ có thể đóng góp một phần không nhỏ đến kết quả
điều trị và tới chất chất lược cuộc sống của bệnh nhân [14].
- Vai trò của dược sỹ trong nhà thuốc được thể hiện thông qua hình ảnh dược sỹ
cộng đồng. Dược sỹ cộng đồng là những cán bộ y tế làm công việc tiếp xúc với cộng
đồng. để đảm bảo cung cấp thuốc tốt, hoạt động chuyên môn của họ bao gồm việc tư
vấn cho người bệnh khi bán thuốc theo đơn hoặc khi không cần đơn thuốc, cung cấp
thông tin cho cán bô y tế, cho bệnh nhân, cộng đồng, tham gia chương trình chăm sóc
sức khỏe. Các dược sỹ khi làm việc tại nhà thuốc cần chú ý hơn về vai trò của mình
vào các hoạt động sau đây:
* Xem xét đơn thuốc:
Dược sỹ cần xem xét, kiểm tra lại danh sách thuốc dùng đều trị cho bệnh nhân
trước khi bán thuốc theo đơn, đảm bảo số lượng chính xác những thuốc được bán,
những quyết định liệu thuốc đó có nên bán cho bệnh nhân hay không.
* Dược lâm sàng:
Dược sỹ tìm kiếm, thu thập và phối hợp các thông tin về việc sử dụng thuốc của
bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu được liều điều trị, cách sử dụng thuốc và khuyên bệnh
nhân về các thận trọng liên quan đến thuốc.
* Theo dõi việc sử dụng thuốc:
Dược sỹ là thành viên tham gia theo dõi việc sử dụng thuốc, theo dõi tác dụng
phụ của thuốc.
* Pha chế theo đơn và sản xuất thuốc ở quy mô nhỏ:
Điều này cho phép dược sỹ có thể cung ứng những loại thuốc có công thức,
thành phần thích hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Việc áp dụng những loại thuốc
4
mới, hợp lý cho từng bệnh nhân ngày càng được phát triển dựa trên những thành tựu
mới về thuốc và hệ thống phân phối thuốc.
* Xử lý triệu chứng bệnh thông thường:
Dược sỹ được yêu cầu tư vấn về những triệu chứng bệnh thông thường từ cộng
dồng và lúc cần thiết phải cộng tác vối người kê đơn. Dược sỹ có thể tư vấn những
loại thuốc bán không cần đơn hoặc tham gia tư vấn mà không bán thuốc.
* Thông tin cho cán bộ y tế và cộng đồng:
Dược sỹ cập nhật và lưu giữ toàn bộ thông tin về các loại thuốc, đặc biệt là các
loại thuốc mới. Cung cấp thông tin cho cán bộ y tế khác và cho bệnh nhân khi cần
thiết và dựa vào những thông tin này để tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý và hiệu quả.
* Tăng cường sức khỏe cộng đồng:
Dược sỹ là những thành viên tham gia vào các chương trình chăm sóc sức khỏe
tại địa phương hay toàn quốc về các chủ đề liên quan đến sức khỏe đặc biệt là những
chủ đề liên quan đến thuốc [8].
1.2. Một vài nét về việc thực hành nhà thuốc tốt trên thế giới
Vào tháng 10 năm 1996, Liên đoàn dược phẩm Châu Âu (PGEU) đã đưa ra các
tiêu chuẩn chung về việc thực hành nhà thuốc tốt áp dụng cho các quốc gia thuộc lãnh
thổ Châu Âu. Bên cạnh đó Liên đoàn dược phẩm Châu Âu còn đưa chỉ tiêu chất lượng
để giám sát việc thực hành của các quốc gia. Rất nhiều quốc gia phát triển như Mỹ,
Canada, Đan Mạch, Úc…đã ban hành hướng dẫn thực hiện GPP riêng cho quốc gia
mình và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi.
Nhận thấy nhu cầu cần được giúp đỡ của các nước đang phát triển để triển khai
thự hành tốt nhà thuốc. Năm 1998, tại hội nghị Hague, Liên đoàn dược phẩm quốc tế
(FIP) đã thông qua hướng dẫn GPP cho các nước đang phát triển. Những bảng hướng
dẫn thực hành tốt nhà thuốc này khác nhau nhiều giữa các nước, thậm chí khác nhau
giữa các khu vực trong một quốc gia hay giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nội
5
dung của những bản hướng dẫn đó là thiết kế những bước cơ bản nhằm hỗ trợ ban đầu
cho việc thực hiện GPP tại các nước đang phát tiển như: xây dựng chính sách quốc
gia, thắt chặt pháp chế về dược, xây dựng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, phải chú
trọng công tác đào tạo dược sỹ [15].
Dưới sự giúp đỡ của cơ quan đại diện WHO tại Ấn Độ, Năm 2004 Hiệp hội
dược phẩm Ấn Độ (IPA) đã ban hành hướng dẫn GPP. Để thúc đẩy thực hiện GPP,
IPA đã tiến hành dự án đào tạo cho các nhân viên nhà thuốc về sử dụng thuốc hợp lý.
IPA đã ban hành sách hướng dẫn dược sỹ cộng đồng với các nội dung rất chi tiết, cụ
thể và các hoạt động trong nhà thuốc như bán thuốc, tư vấn cho khách hàng, ghi chép
hồ sơ bệnh nhân. Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008, IPA thực hiện chương
trình thí điểm “Hiệu thuốc tiêu chuẩn ở Ấn Độ” tại hai địa phương Goa và Mumbai.
Tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, để xúc tiến việc thực hiện
GPP, tháng 6 năm 2007 Hội nghị khu vực lần đầu tiên về chính sách và kế hoạch thực
hành tốt nhà thuốc đã được tổ chức tại thủ đô Băngkok – Thái Lan. Hội nghị đưa ra
những nội dung quan trọng của GPP là tăng cường chất lượng dịch vụ của các nhà
thuốc cũng như kỹ năng thực hành của các dược sỹ tại nhà thuốc. Trong hội nghị, 6
chiến lược và 61 sách lược đã được tán thành và chuẩn bị được áp dụng tại các quốc
gia trong khu vực. Tại hội nghị các quốc gia đã lần lượt báo cáo về việc thực hiện
GPP.
Vai trò của người dược sỹ trong nhà thuốc được thể hiện thông qua hình ảnh
dược sỹ cộng đồng. Dược sỹ cộng đồng là các cán bộ y tế mà phần lớn công việc là
tiếp xúc cộng đồng. Để đảm bảo cung ứng thuốc tốt, hoạt động chuyên môn của họ
bao gồm việc tư vấn cho người bệnh khi bán thuốc theo đơn hoặc không cần đơn,
cung cấp thông tin cho cán bộ y tế, cho bệnh nhân, cho cộng đồng, tham gia vào các
chương trình chăm sóc sức khỏe.
1.3. Thực hành tốt nhà thuốc tại Việt Nam
1.3.1. Khái niệm
6
“Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của Dược
sỹ và cán bộ dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên
môn ở mức độ cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu [2],[5].
1.3.2. Mục đích
Quy định về thực hành tốt nhà thuốc được đưa ra nhằm góp phần thực hiện hai
mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc đó là:
- Cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến mọi người dân;
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
1.3.3. Nguyên tắc
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả.
1.3.4. Một số tiêu chuẩn của “Thực hành tốt nhà thuốc” tại Việt Nam
1.3.4.1. Nhân sự
- Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải là dược sỹ đại học
và phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý
chất lượng phải có bằng cấp chuyên môn về dược và có thời gian thực hành nghề
nghiệp phù hợp với công việc được giao, có đủ sức khỏe không bị mắc bệnh truyền
nhiễm; không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến
7
chuyên môn y, dược [2].
1.3.4.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo,
thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm; xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi,
đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
- Diện tích: Phải phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2; phải
bố trí được các khu vực: khu vực trưng bày thuốc: kê đơn, không kê đơn; khu vực bán
thuốc; khu vực rửa tay cho người bán và người mua thuốc; khu vực ngồi đợi cho người
mua thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử
dụng thuốc với người bán lẻ thuốc. Ngoài ra phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt
động khác như:
+ Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;
+ Tủ ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ
trực tiếp cho người bệnh;
+ Khu vực bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
Trường hợp nhà thuốc có kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán chung với thuốc và không gây
ảnh hưởng đến thuốc.
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Thiết bị bảo quản thuốc: Phải có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được
các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Phải có tủ, quầy, giá kệ chắc
chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm
mỹ; thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều
kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30 OC, độ ẩm không vượt quá
8
75%.
- Ghi nhãn thuốc: Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì
ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc;
trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách
dùng.
- Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió; có máy lạnh và có đủ thiết bị để bảo
quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô
nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng.
1.3.4.3. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để
người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
- Trang bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định và thường xuyên ghi chép
hoạt động mua thuốc, bán thuốc lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn
dùng.
- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản
cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các
quy trình sau:
. Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc;
. Quy trình bán thuốc theo đơn và tư vấn;
. Quy trình bán thuốc không kê đơn;
. Quy trình sắp xếp thuốc và bảo quản thuốc;
. Quy trình vệ sinh nhà thuốc;
. Quy trình đào tạo;
. Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi
. Các quy trình khác có liên quan[2],[5].
1.3.4.4. Mua, bán và bảo quản của nhà thuốc GPP
9
- Mua thuốc: Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp
pháp; có hồ sơ theo dõi, lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh; chỉ được kinh doanh các thuốc được phép lưu hành.
- Bán thuốc: Người mua thuốc cần được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả
điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. Người bán lẻ phải xác định rõ trường
hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với từng loại thuốc, để tư
vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
Không tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với
quy định về thông tin, quảng cáo; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa
thông thường và khuyến khích người mua mua nhiều thuốc hơn là cần thiết.
- Bảo quản thuốc: Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;
thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý; các thuốc kê đơn nếu được bày
bán và bảo quản tại khu vực riêng, Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây
nhầm lẫn [2],[5].
1.4. Thực trạng việc triển khai và áp dụng lộ trình GPP ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình triển khai và thực hiện GPP ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay
Hiện nay, mạng lưới các nhà thuốc ở nước ta đã được triển khai rộng khắp trên
cả nước, điều này đã giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho
nhân dân. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển về số lượng, cũng gây thêm áp lực cho
các nhà quản lý trong việc đảm bảo về chất lượng, khắc phục những bất cập còn tồn
tại trong kênh phân phối này, đây là một nhiệm vụ không đơn giản. Vì vậy, tháng 01
năm 2007, Bộ Y tế chính thức ban hành và áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc”GPP là một trong những nguyên tắc, tiêu chuẩn mà ngành dược Việt Nam đã và
đang áp dụng nhằm mục đích hướng đến đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu
quả cho người dân với mong muốn sẽ khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, để
chất lượng hoạt động hành nghề mang lại cho người mua thuốc thật sự được đảm bảo
10
[10]. Để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc”GPP ngày 25/01/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành chỉ thị số 01/2008/CT-BYT
về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc”GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc [3]. Bộ Y tế triển khai GPP theo nguyên tắc “từng
bước” về tiêu chuẩn, điều kiện, lộ trình và phạm vi hoạt động, kết hợp với “khuyến
khích triển khai và chế tài bắt buộc thực hiện” để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản của
chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam:
1. Cung ứng đủ thuốc có chất lượng.
2. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả.
Sau bốn năm thực hiện GPP, tháng 05/2011 Bộ Y tế đã đánh giá giai đoạn đầu
thực hiện GPP và tổng kế thực hiện Chỉ thị 01/2008/CT-BYT [6].
Đến nay việc triển khai GPP đang tiến hành một cách đồng bộ tại các địa
phương trong cả nước. Nội dung quy định tiêu chuẩn GPP của Việt Nam gồm ba nội
dung: nhân sự nhà thuốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phải có của một nhà
thuốc đạt chuẩn GPP. Còn tiêu chuẩn về con người, tức chất lượng dịch vụ hành nghề
của các nhà thuốc, cũng như người bán thuốc gần như bị bỏ ngõ hoặc mới đánh giá
theo dạng hình thưc bên ngoài. Minh chứng là trong danh mục chấm điểm kiểm tra
“Thực hành tốt nhà thuốc”GPP được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số
46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 chỉ có 18/100 điểm dành cho việc đánh giá thực
hiện quy chế chuyên môn của các nhà thuốc và trong 18 điểm này chỉ tập trung vào
yêu cầu các nhà thuốc có ghi những điều cần thực hiện vào trong các S.O.P (quy trình
thao tác chuẩn) của các nhà thuốc [5].
Trong khi đó, nguyên tắc cơ bản đầu tiên được đưa ra trong tiêu chuẩn GPP của
chúng ta hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới là “phải đặt lợi ích của người bệnh và
sức khỏe cộng đồng lên trên hết” và để đạt được nguyên tắc này, đòi hỏi cần thiết nhất
là các nhà thuốc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng trong
hoạt động hành nghề của mình, thông qua việc cung cấp dịch vụ đúng, phù hợp, có
11
chất lượng và hiệu quả trong sử dụng điều trị.
Chất lượng bên trong việc thực hiện GPP tại các nhà thuốc còn hạn chế. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy điều đó. Một nghiên cứu ở Hà Nội tiến hành vào thời
điểm năm 2010 khi số lượng nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn chiếm hơn 60% tổng số
nhà thuốc, vẫn cho thấy sự vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn trong việc chấp hành quy chế
bán thuốc theo đơn, khi tỷ lệ người dân đến mua thuốc từ các nhà thuốc khảo sát đã
tăng lên vượt qua con số 93%. Trong quyết định mua thuốc của khách hàng có 55%
do tham khảo từ người bán và 44% người mua tự quyết định [7].
Bên cạnh đó,qua 4 năm từ năm 2008 đến 31/12/2012 số lượng nhà thuốc đạt
chuẩn GPP của cả nước đã tăng lên một cách nhanh chóng
STT
Thời gian
Tính đến
Tính đến
Tính đến
Nội dung
12/2009
12/2010
12/2012
1.
Cả nước
679
3455
11672
2.
Thành phố Hồ Chí Minh
278
1535
4216
3.
Bình Dương
0
42
176
Nguồn: Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế
Một vấn đề đặt ra là: phải chăng để đạt được mốc thời gian đề ra, Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trong cả nước đã đẩy nhanh tốc độ công nhận GPP cho các nhà thuốc
bằng việc chỉ tập trung vào “hình thức” bên ngoài, giảm bớt đi các mức yêu cầu trong
chất lượng đánh giá và hiệu quả của việc triển khai GPP trên hệ thống các nhà thuốc ở
nước ta cụ thể ra sao, có điều gì khác biệt trong chất lượng hành nghề mang lại cho
người dân khi đến mua thuốc không?[6]
1.4.2. Khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn của GPP
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mạng lưới bán lẻ dược phẩm lớn nhất
nước, với 4.159 nhà thuốc và đại lý thuốc. Dù mạng lưới này đáp ứng việc cung ứng
thuốc cho người dân, nhưng ý thức và trình độ của người hành nghề còn nhiều khiếm
khuyết, như thói quen mua bán thuốc không hóa đơn chứng từ đã tạo cơ hội cho thuốc
12
không rõ nguồn gốc, kém chất lượng len lỏi vào thị trường; giá thuốc còn tùy tiện;
điều kiện bảo quản thuốc bị xem nhẹ; dược sĩ không có mặt ở nhà thuốc; thuốc bắt
buộc kê đơn lại được bán thoải mái không cần toa bác sĩ
Thành phố đã có nhiều nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuẩn hóa các nhà
thuốc, mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn, thậm chí thuyết phục các nhà thuốc tiến
hành thực hiện GPP. Đại đa số nhà thuốc còn e ngại chưa làm GPP là do chưa hiểu
đúng về GPP, cho rằng làm GPP phải tốn kém nhiều, bị kiểm tra nhiều. Thậm chí
nhiều nhà thuốc còn cho rằng chỉ có nhà thuốc GPP mới phải có những tiêu chuẩn như
kiểm soát nguồn gốc, giá cả, chất lượng, hạn dùng, bảo quản, dược sĩ có mặt tại nhà
thuốc, thuốc kê đơn bán theo quy định. Trong khi những yêu cầu này đã nằm trong
quy định chung của Luật dược cho mọi nhà thuốc, dù có GPP hay không. Đặc biệt có
tình trạng các nhà thuốc “ngồi chờ”, hi vọng cơ quan quản lý sẽ gia hạn, thay đổi chính
sách, thậm chí một số nhà thuốc vì lợi nhuận thu được từ kiểu kinh doanh thuốc tùy
tiện, mua bán không hóa đơn chứng từ vẫn cố tình trì hoãn, viện đủ lý do khó khăn để
không thực hiện GPP.
Ngoài ra, người dân vẫn còn tâm lý cho rằng mua thuốc ở nhà thuốc GPP sẽ đắt
hơn nên không vào mua. Chưa kể nếu bệnh không nặng, người dân thường có thói
quen đến thẳng nhà thuốc mà không đến bác sĩ khám bệnh, làm việc thực hiện bán
thuốc theo đơn tại nhà thuốc khó áp dụng. Một rào cản lớn cho lộ trình thực hiện nhà
thuốc GPP tại TP gặp khó khăn là tình trạng bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc, khiến
các nhà thuốc hầu như chẳng có đơn thuốc nào để bán theo đơn. Thực trạng này khá
phổ biến tại TP.HCM và kéo dài nhiều năm do cơ quan có trách nhiệm buông lỏng
quản lý. Thậm chí việc bán thuốc của nhiều bác sĩ đã phạm luật rất nghiêm trọng, như
bóc xé bao bì, thủ tiêu nhãn mác, hạn dùng, có khi còn làm thay đổi dạng thuốc
(nghiền viên thành bột, bao viên, đóng bao bì mới). Hành vi này của một số bác sĩ
phòng mạch tư không chỉ vi phạm quy chế hành nghề, trốn thuế do kinh doanh bất hợp
pháp, vấn đề quan trọng nhất là thuốc đến tay người bệnh không bảo đảm nguồn gốc,
chất lượng, an toàn. Việc giải quyết vấn nạn này đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ giữa
hai ngành dược và y. Về phía dược, phải khẩn trương xây dựng nhà thuốc GPP, đồng
13
thời với việc chấn chỉnh lại các công ty phân phối, tiến đến mua bán thuốc bắt buộc
phải có hóa đơn, chứng từ, công ty GDP chỉ cung ứng thuốc cho nhà thuốc GPP. V6e2
phía các bác sỹ, cũng phải từng bước thực hiện đúng quy chế kê đơn. Phải có biện
pháp chế tài phù hợp đi đôi với giáo dục về y đức.
Nguồn nhân lực dược vừa thiếu lại vừa yếu, dù thành phố có đội ngũ dược sỹ đại
học cao nhất nước (4503 DSĐH, tỷ lệ 5,6/10.000 dân) nhưng lại tập trung chủ yếu vào
kinh doanh và sản xuất, tại các nhà thuốc vẫn phổ viến tình trạng cho thuê bằng. Đa số
các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, khoa dược bệnh viện không có đủ dược sỹ
đại học nhưng phải đảm đương quá nhiều công việc.
Đang cùng lúc tồn tại hai hệ thống GPP và không GPP trong khi phạm vi hoạt
động hoàn toàn như nhau dẫn đến tình trạng so bì, tị nạnh, ảnh hưởng đến hoạt động
của nhà thuốc GPP. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển tiếp, khi Bộ Y tế cho gia hạn thời
gian thực hiện GPP với một số đối tượng nhà thuốc, việc tồn tại cùng lúc các nhà
thuốc GPP và không GPP sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, mà bên làm
đúng là các nhà thuốc GPP lại chịu nhiều thiệt thòi.
Và còn hàng loạt các tồn tại khác như không duy trì được điều kiện bảo quản
theo quy định, thuốc sắp xếp lộn xộn, quy chế chuyên môn chưa được thực hiện
nghiêm túc, nhân viên không thực hiện theo S.O.P, không thực hiện ra lẻ thuốc trong
tủ ra lẻ, chưa hướng dẫn cho bệnh nhân việc ghi nhãn thuốc theo quy định, chưa ghi
chép, cập nhật sổ sách thường xuyên, điều đặc biệt là nhân viên nhà thuốc chưa tăng
cường kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng. Nguyên nhân chủ
yếu do ý thức chấp hành quy định, quy chế chuyên môn của nhân viên nhà thuốc chưa
cao, việc thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc chưa có tính tự nguyện tuân thủ mà chủ
yếu là hình thức đối phó.
Để chuyển đổi chất lượng hoạt động của các nhà thuốc theo đúng nguyên tắc,
tiêu chuẩn của GPP đòi hỏi phải phối hợp nhiều giải pháp, trong đó cần mạnh dạn thực
hiện đúng lộ trình tại các khu vực thành phố, thị xã và nơi tập trung dân cư [4],[9].
1.5. Hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc
14
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới kể cả một số nước khu vực Đông Nam Á
đã áp dụng tiêu chuẩn ”Thực hành tốt nhà thuốc”GPP, còn ở nước ta theo lộ trình áp
dụng thì tất cả các nhà thuốc trên cả nước phải đạt GPP kể từ ngày 1/1/2011. Tiêu
chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice – “Thực hành tốt nhà thuốc”) là văn bản đưa ra
các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược
sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên
môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. Một trong 4 nguyên tắc đặc biệt
quan trọng mà GPP phải thực hiện đó là “tư vấn dùng thuốc” và nên lưu ý, hỏi để được
tư vấn đầy đủ là quyền lợi chính đáng của người mua. Vậy tư vấn dùng thuốc là gì và
phải được thực hiện tại nhà thuốc GPP như thế nào?
Cách thức tƣ vấn „”Thực hành tốt nhà thuốc‟‟GPP
Tư vấn dùng thuốc là sự truyền đạt bằng lời nói hay chữ viết của dược sỹ, nhân
sự dược tại nhà thuốc (nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược) nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua thuốc, cho người bệnh về thuốc để đảm bảo
thuốc được dùng hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tư vấn dùng thuốc tốt nhất là dùng cả
phương tiện nói và viết (viết tay lên giấy bao bì hoặc đánh máy in và gắn lên bao bì).
Nếu chỉ tư vấn bằng lời nói mà không ghi chép thì người mua thuốc dễ quên còn nếu
chỉ viết không thôi thì có thể người mua thuốc hiểu không đầy đủ dẫn đến thông tin sai
lệch và nhầm lẫn.
Tại nhà thuốc có 2 loại thuốc: thuốc bán theo đơn và không cần bán theo đơn
(Over the counter – OTC). Ở một số nước có luật “Uỷ quyền kê đơn” theo đó bác sỹ
uỷ quyền cho dược sỹ mà mình tin tưởng (được pháp luật chứng nhận) bán một số
thuốc trong danh mục thuốc bán theo đơn chữa những bệnh thông thường theo phác đồ
đã thống nhất. Còn ở nước ta không có luật này nên đối với thuốc bán theo đơn,
nguyên tắc GPP yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn người mua thực hiện đúng đơn
thuốc (là tất cả những gì bác sỹ ghi trong đơn thuốc, ngoài ra thêm những hướng dẫn
khác như chế độ sinh hoạt ăn uống, tái khám,…). Với thuốc bán không cần kê đơn
OTC, GPP yêu cầu có sự thông tin về thuốc dùng trong điều trị, về giá cả và cả tư vấn
để người mua lựa chọn thuốc thích hợp (tư vấn chọn loại thuốc có hiệu quả điều trị
15
mong muốn nhất ở giá cả hợp lý ở mức thấp nhất so với khả năng chi phí của người
bệnh). GPP đặc biệt nhấn mạnh nhà thuốc không được tiến hành các hoạt động thông
tin, quảng cáo thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không được phép
khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
Nội dung tƣ vấn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP
Nội dung cơ bản của tư vấn GPP gồm có:
- Tên thuốc và các chỉ định dùng
- Chế độ dùng thuốc (liều dùng, nhịp uống trong ngày, thời gian bao lâu
dùng thuốc).
- Chống chỉ định
- Tương tác của thuốc với các thuốc khác và với thức ăn, các đồ nước
uống (như chè, sữa,…)
- Tác dụng phụ thông thường, cách phòng tránh và cách xử lý khi xảy
ra.
- Biện pháp thực hiện khi quên hoặc dùng quá liều thuốc (như quên
uống thuốc tránh thai dùng hàng ngày).
- Các hướng dẫn đặc biệt về cách dùng thuốc (như sử dụng dụng cụ bơm
hít trong hen suyễn, cách dùng thuốc nhỏ mắt, tra mắt,…).
- Cách lưu trữ, bảo quản thuốc thích hợp.
- Thông tin riêng biệt cho một loại thuốc và bệnh liên quan đến việc
dùng thuốc ấy.
Ngoài ra, nội dung tư vấn còn phải đề cập tới những khía cạnh liên quan đến
bệnh tật, sức khoẻ nói chung, lời khuyên giúp ổn định tâm lý (tâm lý ổn định sẽ hỗ trợ
đáng kể cho người bệnh trong việc điều trị).
Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn dùng thuốc, dược sỹ và nhân sự dược phải
thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật (GPP quy định dược sỹ có
nhiệm vụ tham gia các lớp đào tạo và phải đào tạo, đào tạo lại, hướng dẫn cho nhân sự
16
dược của mình). Thực hiện tốt tư vấn GPP cũng là một trong những cơ sở chính để
được tái cấp chứng nhận nhà thuốc GPP (Hiệu lực của giấy chứng nhận GPP chỉ có giá
trị trong 3 năm) và quan trọng hơn, bệnh nhân sẽ tin tưởng, là nguồn khách hàng
truyền thống tạo nên giá trị thương hiệu bền vững của nhà thuốc đó [13].
1.6. Một vài nét về hoạt động bán lẻ thuốc của tỉnh Bình Dƣơng
1.6.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dƣơng
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ gồm có: 01 thành phố, 04 thị
xã và 4 huyện (với 41 phường, 2 thị trấn và 48 xã). Trong đó thành phố Thủ Dầu Một
có diện tích 118,67 km2, dân số 264.642 người, mật độ dân số 2.230 người/km2, thành
phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II.
Hiện nay thành phố Thủ Dầu Một gồm có 14 phường đó là: Phú Cường, Chánh
Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Tân An, Chánh Mỹ, Phú Mỹ, Hiệp An, Phú
Tân, Hòa Phú, Phú Thọ, Định Hòa, Tương Bình Hiệp.
1.6.2. Công tác tổ chức, quản lý nhà nƣớc ở các cơ sở y tế nhà nƣớc và tƣ
nhân trong ngành y tế tỉnh Bình Dƣơng
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh đã thực hiện
tốt việc cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh và CSSK
nhân dân.
Công tác xã hội hóa trong ngành Dược phát triển mạnh mẽ, mạng lưới các cơ sở
bán lẻ thuốc phát triển rộng kể cả vùng sâu vùng xa. Tính đến hết tháng 12 năm 2014
toàn tỉnh có [12]:
- Khoa dược Bệnh viện tuyến tỉnh: 01
- Khoa dược Bệnh viện ngoài công lập: 10
- Khoa dược TTYT thành phố, huyện, thị xã: 8
- Khoa dược Phòng khám đa khoa tư nhân: 47
- Cơ sở hành nghề dược tư nhân: 1.791
- Công ty bán buôn Dược phẩm: 22
Ngoài ra Bình Dương còn có 1 trường Cao đẳng Y tế.
17
1.6.3. Vài nét về mạng lƣới bán lẻ thuốc tại tỉnh Bình Dƣơng:
Hệ thống cung ứng thuốc tập trung tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận
An và Dĩ An. Năm 2014, mạng lưới bán lẻ thuốc tỉnh Bình Dương gồm 1.791 cơ sở
bán lẻ thuốc hợp pháp trong đó có:
- Nhà thuốc: 427
- Quầy thuốc doanh nghiệp: 301
- Quầy thuốc hộ kinh doanh cá thể: 803
- Đại lý thuốc tây: 208
- Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: 52
Từ năm 2000, Sở Y tế Bình Dương đã có phần mềm ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc quản lý hồ sơ, xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Năm 2008 đến nay, Sở Y tế đã triển khai thực
hiện quy trình một cửa và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, vì vậy quá
trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và giao trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đúng theo
trình tự, thủ tục và thời gian quy định.
1.6.4. Công tác đào tạo, tập huấn và phổ biến các văn bản pháp luật về
dƣợc
Hàng năm, Sở Y tế Bình Dương phối hợp với Hội Dược học tỉnh Bình Dương
tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về các văn bản quy phạm pháp luật và các
văn bản có liên quan đến GPP. Sau buổi tập huấn, có kiểm tra và đánh giá kiến thức
thông qua bài kiểm tra là các câu hỏi trắc nghiệm.
1.6.5. Công tác thanh kiểm tra
Trong năm 2014, Sở Y tế đã tổ chức 04 đợt kiểm tra, trong đó luôn chú trọng
đến kiểm tra việc chấp hành các quy định về việc duy trì các tiêu chuẩn GPP.
* Kết quả sau kiểm tra, Đoàn kiểm tra ghi nhận lại một số tồn tại:
- Sắp xếp thuốc còn lẫn lộn với thực phẩm chức năng.
- Kinh doanh thuốc không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
18
- Chưa mở sổ theo dõi xuất nhập thuốc thành phẩm, sổ theo dõi hạn dùng
thuốc, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; niêm yết giá thuốc chưa đầy đủ.
- Chưa hiệu chuẩn nhiệt kế, ẩm kế.
- Nhân viên nhà thuốc chưa nắm vững các qui trình thao tác chuẩn liên quan
đến phần việc được giao.
1.6.6. Tính cấp thiết của đề tài
Là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, có trục lộ giao thông
chạy qua như quốc lộ 13, 14, đường Hồ Chí Minh, đến nay Bình Dương đã có 1.700
cơ sở bán lẻ thuốc được cấp giấy phép hoạt động. Hệ thống này bao phủ tất cả các
phường, xã, đảm bảo cơ bản nhu cầu về thuốc, nhất là thuốc thiết yếu cho người dân,
kể cả những vùng xa xôi, khó khăn, chất lượng cung ứng thuốc cho cộng đồng được
cải thiện cơ bản, góp phần tích cực cùng ngành Y tế Bình Dương hoàn thành tốt nhiệm
vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, hệ thống bán lẻ thuốc của tỉnh Bình Dương
cũng còn một số vấn đề như: nhận thức của một bộ phận người hành nghề chưa đúng
mức, điều kiện bảo quản thuốc chưa được quan tâm, công tác tư vấn cho người bệnh
chưa được đề cao, hướng dẫn sử dụng thuốc chưa thật chu đáo, đây là những mặt còn
yếu của hệ thống bán lẻ thuốc cần được khắc phục trong thời gian tới. Mặt khác, để
thực hiện thành công chủ trương GPP hóa các nhà thuốc, đòi hỏi phải có thời gian, sự
quyết tâm và sự đồng thuận của toàn ngành, toàn xã hội, tất cả vì mục tiêu phục vụ
cho lợi ích nhân dân. Triển khai GPP đã khó, duy trì chuẩn GPP còn khó hơn. Vì vậy,
đề tài: “Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt
nhà thuốc- GPP” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm
2014”. Với trọng tâm các nhà thuốc đạt GPP phải: bán thuốc có nguồn gốc rõ ràng,
đảm bảo chất lượng, giá thuốc hợp lý và đẩy mạnh công tác chăm sóc dược trong đó
có vai trò của dược sỹ.
19
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- Chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
20
Phân tích hoạt động của các nhà thuốc
đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốcGPP” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dƣơng năm 2014.
Khảo sát kỹ năng thực hành tư
vấn, hướng dẫn dử dụng thuốc của
nhân viên bán thuốc tại các cơ sở
bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực
hành nhà thuốc tốt – GPP”.
Phân tích việc thực hiện các tiêu
chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc
”GPP” của các nhà thuốc dựa
vào kết quả thẩm định, thanh tra
năm 2014.
* Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu, mô
tả cắt ngang.
* Nguồn thu thập: Biên bản thẩm định nhà
thuốc GPP; Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP;
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành
của nhân viên bán thuốc.
1. Đánh giá kỹ năng hỏi
khách hàng của nhân
viên nhà thuốc.
2. Đánh giá kỹ năng
khuyên khách hàng của
nhân viên nhà thuốc.
3. Đánh giá kỹ năng tư
vấn dùng thuốc của
nhân viên nhà thuốc.
1. Nhân sự.
2. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị chuyên môn.
3.Sổ sách, tài liệu
chuyên môn.
Bàn luận, kết luận và đề xuất
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu
21
2.3.2. Phƣơng pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu
- Từ danh sách 169 nhà thuốc đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc “
GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tính đến ngày 31/12/2014, được thu thập
bằng cách hồi cứu số liệu tại Phòng Quản lý hành nghề YDTN – Sở Y tế Bình Dương.
- Thu thập số liệu từ danh mục chấm điểm “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP và
các biên bản thẩm định, thanh tra, kiểm tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị của 169 nhà
thuốc đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc “ GPP.
- Từ danh sách 169 nhà thuốc lựa chọn ngẫu nhiên 50 nhà thuốc để điều tra viên
đến khảo sát trực tiếp và đóng vai khách hàng đến đánh giá các chỉ tiêu trong phiếu thu
thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc.
22
2.3.3. Các biến số nghiên cứu
Nội dung
Ngƣời quản
lý chuyên
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Tỷ lệ dược sỹ đại học có mặt khi cơ sở
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
hoạt động hoặc thực hiện việc ủy quyền
thuốc GPP.
theo quy định.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ dược sỹ đại học có trực tiếp tham
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
gia bán thuốc kê đơn.
thuốc GPP.
môn
Ngƣời bán
thuốc
Kỹ thuật thu thập
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ dược sỹ đại học tham gia kiểm
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
soát chất lượng thuốc khi nhập về và
thuốc GPP.
trong quá trình bảo quản thuốc.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ dược sỹ đại học có đào tạo, hướng
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
dẫn nhân viên về quy chế, kiến thức
thuốc GPP.
hướng dẫn sử dụng thuốc.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc mà người bán thuốc có
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
bằng cấp chuyên môn phù hợp với công
thuốc GPP.
việc được giao.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên mặc áo
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
Blue và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh
thuốc GPP.
23
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
khi bán thuốc.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên được đào
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và
thuốc GPP.
pháp luật y tế.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc mà 100% nhân viên
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện
thuốc GPP.
đúng các nguyên tắc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Xây dựng
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có địa điểm cố
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
và thiết kế
định, riêng biệt
thuốc GPP.
cơ sở vật
chất
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có diện tích
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
>10m2
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có khu vực ra
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
lẻ thuốc
thuốc GPP.
24
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có khu vực
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
rửa tay cho người mua và người bán.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có khu vực tư
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
vấn nằm trong nhà thuốc.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có khu vực
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
cho người mua thuốc đợi
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Trang thiết
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có tủ, quầy,
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
bị bảo quản
kệ, bàn.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
thuốc
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có nhiệt kế,
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
ẩm kế đã hiệu chuẩn.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có điều hòa
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
nhiệt độ.
thuốc GPP.
25
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có bàn tư vấn
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
hướng dẫn sử dụng thuốc
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có dụng cụ,
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
bao bì ra lẻ thuốc.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có trang bị
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
quạt thông gió.
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Hồ sơ, sổ
sách và tài
Tỷ lệ số nhà thuốc có những biện
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
pháp bảo quản thuốc tránh tiếp xúc
thuốc GPP.
trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc có tài liệu hướng dẫn
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
sử dụng thuốc
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
liệu chuyên
môn
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
Tỷ lệ nhà thuốc có các quy chế
26
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
chuyên môn dược hiện hành
Kỹ thuật thu thập
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc có sổ theo dõi mua
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
bán thuốc
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc có danh mục thuốc
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
OTC
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc có sổ theo dõi, ghi
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
chép các họat động chuyên môn
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Tỷ lệ nhà thuốc có các quy trình thao
Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà
tác chuẩn (S.O.P)
thuốc GPP.
Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
Đánh giá kỹ Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên có hỏi
năng hỏi
khách hàng
bệnh nhân mua thuốc cho ai?
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi về
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
đơn thuốc
thực hành của nhân viên bán thuốc.
27
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi đã
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
đi khám chưa?
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi về
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
triệu chứng bệnh
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi lý
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
do mua thuốc Prednisolon
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi đã
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
dùng thuốc giảm đau nào hay chưa
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi liên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
quan đến đau lưng
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi liên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
quan đến đau dạ dày
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên hỏi việc
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
mua vài viên perdnisolon
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên không
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
hỏi gì cả
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
Đánh giá kỹ Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên khuyên
28
Nội dung
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
nên đi khám bệnh
thực hành của nhân viên bán thuốc.
khuyên của
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên khuyên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
khách hàng
dùng thuốc giảm đau khác
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
Prednisolon có nhiều tác dụng
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên khuyên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
không nên dùng thuốc Prednisolon,
thực hành của nhân viên bán thuốc.
năng
không sử dụng dài ngày
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên khuyên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
nên xoa bóp, vận động, nghỉ ngơi hợp
thực hành của nhân viên bán thuốc.
lý
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên khuyên
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
nên đi khám bệnh nếu uống thuốc này
thực hành của nhân viên bán thuốc.
không đỡ
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên không
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
có lời khuyên
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
29
Nội dung
Kỹ năng tƣ
vấn dùng
thuốc
Biến số nghiên cứu
Cách tính
Kỹ thuật thu thập
liều dùng một lần trong ngày
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
số lần dùng trong ngày
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
tổng số ngày dùng thuốc
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
thời điểm dùng thuốc
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
tác dụng phụ của thuốc
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
sử dụng thuốc khác thay thế
thực hành của nhân viên bán thuốc.
Tỷ lệ nhà thuốc mà nhân viên tư vấn
Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng
không tư vấn, hướng dẫn
thực hành của nhân viên bán thuốc.
30
2.3.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu nghiên cứu
- Phiếu thu thập thông tin về Danh mục chấm điểm kiểm tra ”Thực hành
tốt nhà thuốc” GPP (Phụ lục 1) dựa vào các biên bản thanh tra, kiểm tra, biên bản kiểm
tra, tái kiểm tra GPP của 169 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
- Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc
(Phụ lục 2) áp dụng cho 50 nhà thuốc thuộc diện khảo sát kỹ năng thực hành của đề tài
(Phụ lục 4).
- Phương pháp đóng vai người mua thuốc Corticoid đánh giá các chỉ tiêu
trong phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc (Phụ lục
3)
A. Tình huống kịch bản:
Nhóm nghiên cứu là 05 sinh viên ngành Dược thuộc Trường Cao đẳng Y tế
Bình Dương tự nguyện tham gia đóng vai khách hàng mua thuốc Corticoid: thuốc
Corticoid ở đây là Prednisolon 5mg viên nén, đây là loại thuốc bán theo đơn và cần có
sự hướng dẫn sử dụng chi tiết của dược sỹ chủ nhà thuốc để tránh tác dụng không
mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. các điều tra viên đã được chủ nhiệm đề tài
đào tạo huấn luyện kỹ về các thu thập số liệu, cách tiếp cân chủ nhà thuốc và nhân
viên bán thuốc.
Điều tra viên sẽ đóng vai khách hàng bị đau lưng muốn đi mua thuốc
Prednisolon để uống vì đã được một người khác khuyên dùng thuốc đó.
B. Trình bày kịch bản tại nhà thuốc:
Tôi bị đau lưng, bán cho tôi khoảng 4-5 viên Prednisolon.
Bạn sẽ cung cấp cho nhân viên nhà thuốc một số thông tin nếu được hỏi:
“Tôi bị đau lưng một tuần nay do có cường độ làm việc bên máy tính liên tục.
Đặc thù công việc nên tôi ngồi máy tính trung bình hơn 10 tiếng mỗi ngày, vì vậy tôi
bị đau lưng, ê ẩm vai gáy. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Một người bạn khuyên tôi nên
đến nhà thuốc mua và viên Prednisolon để uống, vì trước đó người bạn này đã sử dụng
vài lần và có hiệu quả tốt”
31
Bạn cung cấp cho nhà thuốc thông tin trước đây bạn từng bị đau lưng như vậy,
đã uống Paracetamol vài lần nhưng không hiệu quả lắm. Bạn chưa bao giờ bị dị ứng
thuốc.
C. Thông tin cần thu thập:
- Tất cả các câu hỏi và lời khuyên của chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc tại
nhà thuốc cho bạn liên quan đến thuốc và bệnh.
- Bạn sẽ phải chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào mà nhà thuốc đưa ra . Nếu nhà
thuốc không có thuốc Prednisolon, có thể đề nghị loại Corticoid khác tương tự.
Tất cả thông tin thu thập được phải được điền đầy đủ vào phiếu thu thập thông
tin về kỹ năng thực hành của chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc trong vòng 15 phút
sau khi ra khỏi nhà thuốc.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 để có
các thông tin trình bày trên bảng và biểu đồ.
32
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
GPP của các nhà thuốc, dựa vào kết quả thẩm định, thanh tra năm 2014
3.1.1. Sự phân bố các cơ sở đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một:
Thành phố Thủ Dầu Một được chia ra làm 14 phường với tổng diện tích
11.886,61 ha diện tích tự nhiên, dân số 244.277 người [15].
Bảng 3.1. Phân bố các cơ sở đạt GPP trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một
Số
TT
A
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Số nhà thuốc hiện có
Xã/ phƣờng/ thị trấn
B
Thành phố Thủ Dầu Một
phường Hiệp Thành
phường Phú Lợi
phường Phú Cường
phường Phú Hòa
phường Phú Thọ
phường Chánh Nghĩa
phường Định Hòa
phường Phú Mỹ
phường Hiệp An
phường Hòa Phú
phường Phú Tân
phường Tương Bình Hiệp
phường Tân An
phường Chánh Mỹ
169
27
11
31
28
12
19
5
4
5
7
0
8
4
7
Nhận xét
Sự phân bố các cơ sở đã đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một không
đồng đều, số lượng nhà thuốc tập trung chủ yếu tại phường Phú Cường, phường Phú
Hòa, phường Hiệp Thành và phường Chánh Nghĩa chiếm 105/169 nhà thuốc trên địa
bàn thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do trên những địa bàn này tập trung chợ và
trường học, mật độ dân cư đông. Mặc khác phường Phú Tân không có nhà thuốc
chiếm 0/169 cơ sở, nguyên nhân do phường Phú Tân cách trung tâm khá xa khoảng 20
km và mới vừa được tách ra từ một xã thuộc thị xã Tân Uyên.
33
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế, trong năm ít nhất mỗi nhà thuốc phải được
thanh tra một lần. Nếu nhà thuốc nào đã được kiểm tra rồi thì sẽ không kiểm tra nữa
để tránh sự chồng chéo giữa các đoàn kiểm tra với nhau.
Bảng 3.2. Số lượng các nhà thuôc GPP được thanh tra năm 2014
Đã thanh tra
SL
TL%
Sở Y tế
30
17,7
Phòng Y tế và các cơ quan liên quan
139
82,2
Tổng cộng
169
100
Như vậy, trong năm 2014 các nhà thuốc đạt GPP đều được Sở Y tế, Phòng Y
tế và các cơ quan có liên quan đến kiểm tra về việc chấp hành các quy định trong quá
trình hành nghề.
3.1.2. Ngƣời quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
Nhân lực dược là yếu tố không thể thiếu trong mỗi cơ sở bán lẻ thuốc, tùy
theo quy mô hoạt động mà số lượng nhân lực bố trí sao cho phù hợp. Các trình độ
nhân lực dược bao gồm: Dược sỹ đại học, dược sỹ trung học, dược tá. Mỗi nhà
thuốc phải có tối thiểu là một dược sỹ đại học đứng ra quản lý chuyên môn. Kết quả
nghiên cứu về tình hình nhân lực dược trong các nhà thuốc GPP theo hồ sơ trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương như sau:
34
Bảng 3.3. Tình hình nhân lực Dược trong nhà thuốc GPP theo hồ sơ đăng ký
Chỉ tiêu nhà thuốc
Dƣợc sỹ phụ trách
Nghỉ hưu
Đang làm việc
Nhân viên bán thuốc
DSTH
Dược tá
Số lƣợng
169
37
146
269
04
Tỷ lệ %
100
20,2
79,7
98,5
1,4
Nhận xét
Chủ nhà thuốc: Bảng 3.3 ở trên cho thấy dược sỹ đại học phụ trách chuyên
môn của nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đạt tỷ lệ 100%;
trong đó dược sỹ đại học đã nghỉ hưu là 37/169 người; dược sỹ đại học đang công
tác tại các cơ sở y tế công lập của nhà nước hoặc không làm trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp tham gia mở nhà thuốc hoạt động ngoài giờ hành chính là
146/169 người chiếm tỷ lệ 79,78 %. Mỗi nhà thuốc có một dược sỹ đại học phụ
trách chuyên môn, hiện tại trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có khoảng 10 nhà
thuốc có 02 dược sỹ đại học. Vậy về mặt nhân sự các nhà thuốc đã đảm bảo theo
quy định của pháp luật là nhà thuốc phải do dược sỹ đại học phụ trách chuyên
môn.
Nhân viên nhà thuốc: Bảng 3.3 ở trên cho thấy phần lớn các nhà thuốc
người bán lẻ đều có trình độ chuyên môn là dược sỹ trung học chiếm tỷ lệ 98,5%.
Như vậy trung bình một nhà thuốc có khoảng 02 dược sỹ trung học; tối thiểu một
nhà thuốc có 01 dược sỹ trung học và tố đa là 05 đến 07 người trong một nhà
thuốc. Cũng có nhiều nhà thuốc chỉ có 01 dược sỹ đại học là chủ nhà thuốc trực
tiếp tham gia bán thuốc và tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên vẫn còn
một phần nhỏ người tham gia hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc là dược tá
chiếm tỷ lệ 1,46% vì đa phần ở nhà thuốc các dược tá chỉ là người phụ việc bán
hàng.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về tiêu chuẩn nhân sự, đặc biệt là chủ nhà thuốc
(người quản lý chuyên môn) có mặt thường xuyên khi nhà thuốc mở cửa hoạt
35
động hay không hay chỉ đứng tên trên cơ sở pháp lý. Để tìm hiểu vấn đề này
chúng tôi sẽ khảo sát các số liệu thông qua các kết quả thanh tra.
Bảng 3.4. Người quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
STT
01
Chỉ số khảo sát
Dược sĩ phụ trách có
Có
Không
Tổng
Số
Tần
Số
Tần
Số
Tần
lượng
suất
lượng
suất
lượng
suất
46
27,2
123
72,7
169
100
32
18,9
137
81,1
169
100
32
18,9
137
81,1
169
100
54
31,9
115
68,0
169
100
mặt khi cơ sở hoạt
động hoặc thực hiện
việc ủy quyền theo
quy định
02
Dược sỹ đại học có
trực tiếp tham gia
bán thuốc kê đơn
03
Dược sỹ đại học có
tham gia kiểm soát
chất lượng thuốc khi
nhập về và trong quá
trình bảo quản thuốc
04
Dược sỹ đại học có
đào tạo, hướng dẫn
nhân viên về quy
chế, kiến thức hướng
dẫn sử dụng thuốc
Nhận xét
Theo quy định, khi cơ sở hoạt động chủ nhà thuốc phải thường xuyên có mặt để
36
điều hành mọi hoạt động, mặt khác chủ nhà thuốc sẽ đảm nhận nhiệm vụ tư vấn sử
dụng thuốc cho người mua, điều này giúp chất lượng tư vấn được đảm bảo. Tuy nhiên
qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ dược sỹ chủ nhà thuốc (DSĐH) thường xuyên vắng mặt khi
nhà thuốc hoạt động chiếm 72,2%. Tỷ lệ dược sỹ đại học trực tiếp tham gia bán thuốc
kê đơn và tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về chiếm 18,9%. Nguyên
nhân hầu hết các dược sĩ đại học không phải là chủ nhà thuốc thực sự mà chỉ cho thuê,
mượn bằng và có nơi cư trú cách xa địa điểm mở nhà thuốc hoặc đang ở các tỉnh,
thành phố khác như Hà Nội, Cà Mau.., sử dụng Chứng chỉ hành nghề do các Sở Y tế
tỉnh thành khác cấp. Nhưng việc này được thực hiện khá tốt đối với các nhà thuốc do
các dược sỹ chủ nhà thuốc (DSĐH) đã nghỉ hưu phụ trách và là chủ nhà thuốc thực sự.
3.1.3. Ngƣời bán thuốc
Theo quy định của Bộ Y tế, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc GPP phải có
bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao, phải mặc áo blue và đeo bảng
tên nhân viên khi bán hàng, phải được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp
luật y tế, phải được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc”GPP, có thái độ lịch sự, hòa nhã khi tiếp xúc với khách
hàng. Kết quả nghiên cứu các quy định này tại các nhà thuốc đạt các nguyên tắc, tiêu
chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một được thể
hiện như sau:
37
Bảng 3.5. Người bán thuốc tại nhà thuốc
STT
Đạt
Chỉ số khảo sát
Số
Không đạt
Tần suất
lượng
01
Tổng
Số
Tần
Số
Tần
lượng
suất
lượng
suất
Bằng cấp chuyên
môn phù hợp với
công
được
việc
169
100
00
00
169
100
142
84,0
27
15,9
169
100
134
79,2
35
20,7
169
100
114
67,4
55
32,5
169
100
169
100
00
00
169
100
giao
02
Mặc áo Blue và
đeo biển hiệu ghi
rõ chức danh
03
Được đào tạo, cập
nhật
kiến
chuyên
thức
môn
và
pháp luật y tế
04
!00% nhân viên
được huấn luyện
để hiểu rõ và thực
hiện
đúng
các
nguyên tắc GPP
05
Có thái độ hòa
nhã, lịch sự khi
tiếp
xúc
khách
hàng và giữ bí mật
thông tin về người
bệnh
38
Nhận xét
Kết quả khảo sát cho thấy có 100% nhân viên tại các nhà thuốc có bằng cấp
chuyên môn phù hợp với công việc được giao; 84,0% nhân viên các nhà thuốc mặc áo
blue và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh khi bán hàng; 79,2% các nhân viên đã được
đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế; trên 67,4% số nhân viên của
các nhà thuốc được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc GPP.
100% các nhân viên nhà thuốc có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng
và giữ bí mật thông tin về người bệnh. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mang tính định tính,
cần phải có một nghiên cứu để đánh giá thực chất về thái độ hòa nhã và lịch sự của
nhân viên nhà thuốc khi tiếp xúc với khách hàng.
3.1.4. Cơ sở vật chất
3.1.4.1. Xây dựng và thiết kế
Theo quy định, diện tích cơ sở phải phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng
tối thiểu là 10m2 để dành riêng cho hoạt động kinh doanh thuốc ngoài ra còn phải
bố trí thêm khu vực tư vấn, khu vực bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc
tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ…Tuy nhiên,
thực tế cho thấy rằng để bố trí tất cả các khu vực trong nhà thuốc như trong bảng
hướng dẫn thì diện tích tối thiểu cần đạt là 15m2. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 3.6. Một số tiêu chuẩn xây dựng và thiết kế
STT
Đạt
Chỉ tiêu
Tần
Không đạt
Tỷ lệ
suất
01
Địa
thuốc
điểm
nhà
cố
định,
169
Tần
Tỷ lệ
suất
100
riêng biệt
39
00
Tổng
Tần
Tỷ lệ
suất
00
169
100
02
Diện
tích
nhà
thuốc đạt >10m2
03
100
00
00
169
100
169
100
00
00
169
100
169
100
00
00
169
100
169
100
00
00
169
100
142
84,0
27
15,9
169
100
Có khu vực ra lẻ
thuốc
04
169
Có khu vực rửa
tay cho người mua
và người bán
05
Khu vực tư vấn
nằm
trong
nhà
thuốc
06
Có khu vực cho
người mua thuốc
đợi
Nhận xét
100% các nhà thuốc đạt GPP được khảo sát đều chấp hành đúng quy định về
diện tích là do theo quy định tại danh mục chấm điểm của GPP, cơ sở nào có diện
tích 50 tuổi)
không thể học lên trung cấp để nâng cao trình độ chuyên môn về dược chiếm tỷ lệ
51
1,4%. Điều này cũng khẳng định được chất lượng dịch vụ dược của các nhà thuốc
GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung
được cải thiện một cách đáng kể thông qua các kỹ năng thực hành của nhân viên nhà
thuốc.
4.1.3. Về cơ sở vật chất:
Nhìn chung các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương đã có sự đầu tư nhất định về cơ sở vật chất và thiết kế để tạo nên hình
ảnh khang trang, sạch sẽ và làm tăng diện mạo cho hệ thống bán lẻ thuốc. Tuy nhiên
việc bố trí khu vực tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc, khu vực ra lẻ thuốc…, chưa được
thực hiện đầy đủ, chủ yếu mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Về diện
tích nơi bán thuốc, 169 nhà thuốc trong diện khảo sát đều chấp hành đúng quy định
nhưng có một số nhà thuốc mặc dù diện tích đủ theo quy định nhưng lại hẹp về bề
ngang và chiều dài thì quá sâu nên khu vực tư vấn chưa được thiết kế riêng biệt , cũng
không bố trí chỗ ngồi cho bệnh nhân điều này cũng hạn chế sự trao đổi thông tin, tư
vấn hướng dẫn sử dụng thuốc giữa người bán thuốc và bệnh nhân
4.1.4. Về trang thiết bị bảo quản thuốc
Qua khảo sát 100% các nhà thuốc có trang bị đầy đủ tủ, quầy, giá, kệ, nhiệt kế,
ẩm kế, điều hòa nhiệt độ…để phục vụ cho hoạt động bán thuốc. Một số nhà thuốc
trưng bày thuốc trên giá, kệ, tủ quầy đạt tính thẩm mỹ, hệ thống chiếu sáng đầy đủ, tạo
ấn tượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít nhà thuốc đã
được công nhận GPP nhưng chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo quản thuốc cũng
như chưa đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở vật chất. Qua kết quả hồi cứu tại các biên
bản thanh tra của Sở Y tế Bình Dương, Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một thì các
nhà thuốc GPP đều đã có nhiệt kế, ẩm kế, điều hòa nhiệt độ nhưng tại thời điểm thanh
tra các nhà thuốc hầu như phần lớn các trang thiết bị này không hoạt động khi nhiệt
độ, độ ẩm đã vượt qua giới hạn cho phép. Điều này có thể hiểu là các nhà thuốc trang
bị các thiết bị dùng cho việc bảo quản thuốc một cách đầy đủ để được thẩm định cấp
52
giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc hoặc để đối phó với các đoàn thanh tra. Nhìn chung cơ sở vật chất và
trang thiết bị của các nhà thuốc GPP đã tạo cho các nhà thuốc này một diện mạo mới,
khác hẳn so với những hình ảnh về những nhà thuốc chật chội, ẩm thấp, kinh doanh
nhiều mặt hàng, địa điểm kinh doanh cũng không ổn định khi chưa được thẩm định
GPP. Như vậy việc đầu tư cơ sở vật chất là bước khởi đầu cho việc nâng cao chất
lượng thuốc và tạo được sự tin tưởng ở người tiêu dùng đối với hệ thống nhà thuốc đạt
GPP.
4.1.5. Về thực hiện một số quy chế chuyên môn
Các quy chế về chuyên môn chưa được thực hiện nghiêm ngặt như quy định
việc sược sỹ đại học phải có mặt khi nhà thuốc mở cửa hoạt động, hồ sơ sổ sách, quy
chế bán thuốc theo đơn.
Theo quy định, dược sỹ chủ nhà thuốc phải có mặt thường xuyên khi cơ sở mở
cửa hoạt động vì chỉ có dược sỹ đại học mới được quyền thay thế thuốc trong đơn.
Tuy nhiên qua kết quả khảo sát số nhà thuốc mà có mặt dược sỹ đại học trong thời
gian mở cửa hoạt động là 46/169 chiếm tỷ lệ 27,2%; 18,9% số nhà thuốc dược sỹ đại
học trực tiếp tham gia bán thuốc theo đơn và có tham gia kiểm soát chất lượng thuốc,
79,2% số nhà thuốc mà dược sỹ thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và có
67,4% số nhà thuốc nhân viên được hướng dẫn và đào tạo về quy chế và kiến thức
chuyên môn bởi dược sỹ chủ nhà thuốc.
Hầu hết các quy chế chuyên môn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt như quy định
dược sỹ phải có mặt khi nhà thuốc mở cửa hoạt động, niêm yết giá thuốc, quy chế về
bán thuốc theo đơn.
Qua kiểm tra không phát hiện các nhà thuốc vi phạm chất lượng của thuốc về
mặt cảm quan, số đăng ký và hạn sử dụng của thuốc. Tuy nhiên việc ghi nhãn thuốc
hướng dẫn cho bệnh tại thời điểm thẩm định cấp giấy chứng nhận thì cơ bản đạt yêu
cầu. Nhưng trong thực tế khi thanh tra thì không đạt yêu cầu tối thiểu cần có của một
53
nhãn thuốc. Các nhà thuốc sử dụng một mãnh giấy nhỏ dán trên vĩ thuốc thì chỉ hướng
dẫn về liều dùng, số lần dùng trong ngày. Đối với các thuốc không có bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc thì sử dụng túi giấy để gói và sau đó gấp mép túi lại hoặc sử dụng
túi nilon trắng đựng và dùng dây thun cột kín miệng bao. Những cách làm này không
đảm bảo chất lượng thuốc. Dẫn đến việc ghi nhãn thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thuốc chưa thực hiệt tốt ở các nhà thuốc đạt GPP. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến sự nhầm lẫn trong sử dụng thuốc. Không có nhà thuốc nào đáp ứng đầy đủ nội
dung vừa ghi nhãn thuốc đầy đủ vừa có bao gói thích hợp với các loại thuốc mình bán
ra.
Tương tự, nơi rửa tay cho người bán lẻ thuốc và ngưới mua thuốc; khu vực tư
vấn riêng cho bệnh nhân cũng được bố trí đầy đủ theo quy định nhưng thực tế ít sử
dụng.
Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế
phải có khu vực riêng và không bày bán chung với thuốc và không gây ảnh hưởng đến
thuốc. Tuy nhiên, phần lớn các nhà thuốc chưa chấp hành tốt việc sắp xếp riêng biệt
gữa mỹ phẩm, thực phẫm chức năng và dụng cụ y tế.
Các quy định về việc mặc áo blue, đeo bảng tên, quy định về hồ sơ sổ sách, tài
liệu chuyên môn được thực hiện khá tốt tại các nhà thuốc đạt GPP.
4.1.6. Về hồ sơ, sổ sách tài liệu tra cứu chuyên môn
100% các nhà thuốc có tài liệu tham khảo để hướng hướng dẫn sử dụng thuốc
khi cần thiết, chủ yếu là Thuốc và biệt dược, Dược thư quốc gia. Tuy nhiên qua phiếu
thu thập thông tin kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc, các nhân viên rất ít
khi sử dụng tài liệu tham khảo để hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc.
Việc thực hiện theo dõi, ghi chép sổ sách tại các nhà thuốc, có 100% số các nhà
thuốc trong diện khảo sát có sổ ghi chép, theo dõi việc mua bán thuốc, phiếu theo dõi
nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày…Tuy nhiên khi xem xét các quyển sổ thì việc ghi chép
không được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Các nhà thuốc đã có sổ theo dõi phản
54
ứng có hại của thuốc , nhưng qua khảo sát chưa có nhà thuốc nào ghi chép theo dõi
ADR. Điều này cho thấy công tác theo dõi ADR chưa được coi trọng tại các nhà
thuốc. Có nên bắt buộc các nhà thuốc phải thực hiện việc ghi chép các loại sổ sách này
hằng ngày khi các vấn đề đưa ra chỉ mang tính lý thuyết, hoàn toàn không thực tế.
4.2. Về kỹ năng tƣ vấn, hƣớng dẫn sử dụng thuốc của ngƣời bán thuốc tại
một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng
Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình bán hàng. Kỹ
năng hỏi bao gồm: cách đặt câu hỏi như thế nào, cần hỏi những gì để thu thập được
đầy đủ thông tin từ khách hàng, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn cũng như khả
năng thanh toán, để người bán thuốc đưa ra các quyết định phù hợp.
Nếu kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và quan trọng, khuyên sẽ là kỹ năng tiếp
theo trong suốt quá trình tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh một cách an toàn, hiệu
quả và lý. Kỹ năng này đòi hỏi nhân viên nhà thuốc phải có kiến thức chuyên sâu về
bệnh và nắm chắc các thông tin liên quan đến thuốc – bệnh để có thể đưa ra những
quyết định mang tính khách quan trong việc lựa chọn thuốc một cách đúng nhất và
đưa lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc đòi hỏi nhân viên nhà thuốc phải hết sức tận
tình chu đáo với khách hàng, vừa hướng dẫn bằng lời nói để khách hàng nhớ và tuân
thủ điều trị, đồng thời phải hướng dẫn bằng cách ghi vào bao bì đựng thuốc. Tuy
nhiên cà ba kỹ năng trên lại chưa được quy định một cách chi tiết cụ thể để nhân viên
nhà thuốc dễ dàng thực hành. Qua kết quả khảo sát các nhà thuốc GPP trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về kỹ năng thực hành của nhân viên nhà
thuốc. Số lượng câu hỏi mà nhân viên nhà thuốc đặt cho bệnh nhân chưa cao, trung
bình một trường hợp được hỏi một câu hỏi. Các câu hỏi về triệu chứng bệnh chiếm tỷ
lệ 14,0%. Hỏi về lý do mua thuốc chiếm tỷ lệ 24,0%. Có 17/50 nhà thuốc chiếm tỷ lệ
34,0% số nhà thuốc tại thành phố Thủ Dầu một không đưa ra bất cứ câu hỏi đối với
55
người bệnh đến mua thuốc tại nhà thuốc của mình, đây là một vấn đề hết sức nguy
hiểm cho người bệnh khi mua thuốc về nhà tự điều trị.
Để đảm bảo “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP thì nhân viên nhà thuốc phải rèn
luyện nhiều hơn nữa kỹ năng hỏi để sử dụng những câu hỏi tối thiểu vẫn có thể thu
thập đủ các thông tin cần thiết. những thông tin quan trọng mà nhân viên nhà thuốc
cần khai thác mộc cách triệt để là đối tượng dùng thuốc, lứa tuổi, giới tính, bệnh sử.
Những thông tin này quyết định việc lựa chọn đúng thuốc.
Kỹ năng khuyên đòi hỏi nhân viên nhà thuốc phải có kiến thức chuyên môn sâu
về bệnh và nắm chắc các thông tin liên quan đến thuốc, bệnh để có thể đưa ra những
lời khuyên bổ ích trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hay chế độ sinh
hoạt hợp lý của người bệnh.
Theo kết quả khảo sát trung bình một trường hợp mua thuốc chỉ nhận được
khoảng 1 lời khuyên. Tỷ lệ lời khuyên đưa ra nhiều nhất là 36,0 % khuyên không nên
dùng thuốc Prednisolon mà nên dùng thuốc giảm đau khác và 30,0% khuyên tích cực
xoa bóp, có chế độ vận động nghỉ ngơi hợp lý. Lời khuyên “không nên sử dụng thuốc
Prednisolon dài ngày ” chiếm tỷ lệ 14,0% và cảnh báo “Prednisolon có nhiều tác dụng
phụ” chiếm tỷ lệ 22,0%. Còn lại các lời khuyên về việc nên tới các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, không nên tự sử dụng thuốc qua lời giới thiệu của người khác ít được đưa
ra.
Nhìn chung, nhân viên tại các nhà thuốc GPP chưa chú trọng vào việc đưa ra
những lời khuyên cho khách hàng. Vẫn còn 12/50 số nhà thuốc chiếm tỷ lệ 24,0% số
nhà thuốc không đưa ra một lời khuyên nào đối với khách hàng khi đến mua thuốc tại
các nhà thuốc của mình.
Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc là kỹ năng rất quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp tới việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân. Kỹ năng này đòi hỏi nhân
viên nhà thuốc phải hiểu biết tận tình, chu đáo đối với khách hàng.
Trung bình một trường hợp mua thuốc nhận được 1,7 lời hướng dẫn sử dụng
56
thuốc từ nhà thuốc. Những lời hướng dẫn được đưa ra chủ yếu là về liều dùng một lần,
số lần dùng trong ngày và thời điểm dùng thuốc. Có rất ít khách hàng mua thuốc được
tư vấn về tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử lý, tư vấn về tổng số ngày
dùng thuốc gần như không được các nhà thuốc quan tâm. Để hạn chế các phản ứng có
hại của thuốc, nhân viên nhà thuốc cần tăng cường tư vấn về tác dụng không mong
muốn của thuốc. Đặc biệt qua khảo sát có tới 14/50 nhà thuốc chiếm tỷ lệ 28,0%
không có một tư vần nào với khách hàng đến mua thuốc tại nhà thuốc của mình. Đây
là một vấn đề hết sức nguy hiểm cho người bệnh khi tự ý sử dụng thuốc Prednisolon .
Tác dụng phụ của thuốc Prednisolon rất nhiều và nếu sử dụng không đúng cách có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh đó là: Các
tác dụng phụ bao gồm giữ nước, tăng cân, tăng huyết áp, mất kali, đau đầu, yếu cơ,
phù và mọc râu lông trên mặt, da mỏng và dễ bầm tím, tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh
thể, loét tiêu hóa, đái đường nặng lên, kinh nguyệt không đều, chậm phát triển ở trẻ
em, co giật và rối nhiễu tâm lý, thậm chí hành vi loạn thần. Các biến chứng xương và
khớp.
Như vậy kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc còn nhiều hạn chế nhất
định. Qua khảo sát có 34,0% nhà thuốc người mua thuốc không được nhân viên nhà
thuốc đưa ra bất cứ câu hỏi nào, 24,0% không nhận được lời khuyên và 28,0% không
được hướng dẫn sử dụng thuốc. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Các nhà thuốc chưa thực sự hiểu hết về khái niệm “Thực hành tốt nhà
thuốc”GPP. Nhà thuốc GPP không chỉ đơn thuần đầu tư về cơ sở vật chất và trang
thiết bị mà còn cần có kỹ năng thực hành hợp lý, khoa học, ý thức trách nhiệm,
chuyên môn và ý thức đối với cộng đồng.
- Ở thời điểm đông khách hàng, nhân viên nhà thuốc tập trung bán thuốc cho
nhiều người nên ít thời gian thực hiện hỏi, khuyên và hướng dẫn tận tình cho khách
hàng.
- Các nhà thuốc chưa nhìn thấy lợi ích của việc thực hành tốt nhà thuốc GPP
57
đối với họ. Do đó, nẩy sinh tâm lý đối phó với cơ quan chức năng.
- Lực lượng thanh tra, giám sát hoạt động hành nghề dược còn mỏng, năng lực
thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, số lần thanh tra, kiểm tra chưa nhiều, chưa đủ
để kiểm soát hết được các hoạt động của nhà thuốc.
- Các nhà thuốc chỉ chú trọng xây dựng diện mạo bên ngoài, chưa tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP. Khi mà quy chế kê đơn
và bán thuốc theo đơn vẫn còn bị vi phạm nghiêm trọng với một tỷ lệ không nhỏ, khả
năng tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên nhà thuốc chưa được nâng cao,
cùng với việc giám sát hoạt động của các nhà thuốc GPP còn bị buông lỏng thì chất
lượng dịch vụ tại các nhà thuốc khó có thể nâng cao. Giải pháp đặt ra cho các nhà
quản lý trong giai đoạn hiện nay là đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các nhà
thuốc GPP, những thuận lợi và khó khăn. Chiến lược thực hiện GPP nên quan tâm,
chú trọng hơn về chất lượng dịch vụ đặc biệt là việc duy trì các hoạt động theo nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”. để nâng cao chất lượng hoạt động của các
nhà thuốc GPP, đặc biệt là kỹ năng thực hành của người quản lý chuyên môn nhà
thuốc và nhân viên bán thuốc cần phải tăng cường công tác tập huấn về chuyên môn
và các kỹ năng thực hành với tần xuất càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó phải thực hiện
giám sát và xử phạt nghiêm ngặt để các quy định đã được ban hành được thực hiện
một cách tự nguyện và duy trì đúng các quy định của nó.
58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận:
Qua khảo sát thực tế tại 169 nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương nhóm nghiên cứu có thể rút ra những kết luận sau:
Về việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”GPP của các
nhà thuốc dựa vào kết quả thẩm định, thanh tra năm 2014
1. Về người phụ trách chuyên môn: các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một đều có dược sỹ đại học phụ trách chuyên môn cho nhà
thuốc. Với 169 nhà thuốc trong diện khảo sát thì có 37/169 chiếm tỷ lệ 20,2% số nhà
thuốc mà dược sỹ đại học đã nghỉ hưu hoặc chỉ kinh doanh thuốc mà không tham gia
làm công tác chuyên môn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp y tế. Có 146/169 chiếm
tỷ lệ 79,7% số dược sỹ đại học đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là
chủ nhà thuốc.
2. Về nhân viên bán thuốc: nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc GPP đều có
trình độ chuyên môn dược sỹ trung học chiếm tỷ lệ khá cao 98,5%. Số lượng nhân
viên bán thuốc phân bố đều tại các nhà thuốc tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của
các nhà thuốc. Có nhiều nhà thuốc chỉ có dược sỹ đại học trực tiếp bán và tư vấn sử
dụng thuốc không có nhân viên. Tỷ lệ dược tá tại các nhà thuốc GPP chiếm tỷ lệ 1,4
%.
3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản: Tất cả các nhà thuốc GPP đều có
địa điểm cố định, riêng biệt, được xây dựng chắc chắn, kiên cố, diện tích trên 10m2,
nhiều nhà thuốc có diện tích từ 20m2 đến 100m2 nên bố trí được không gian rộng rãi
cho khu vực trưng bày và bảo quản.
4. Việc thực hiện một số quy chế chuyên môn: Các quy chế chuyên môn chưa
được tuân thủ nghiêm ngặt như quy định dược sỹ đại học phải có mặt khi nhà thuốc
mở cửa hoạt động, niêm yết giá thuốc, quy chế bán thuốc theo đơn.
5. Hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn: Các nhà thuốc có đầy đủ các mẫu sổ
59
sách theo đúng quy định. Tuy nhiên khi xem xét việc ghi chép thì không thực hiện
thường xuyên và đầy đủ.
Về kỹ năng tƣ vấn, hƣớng dẫn sử dụng thuốc của ngƣời bán thuốc
Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên các nhà thuốc trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chưa đảm bảo đúng quy định. Để nâng
chất lượng hoạt động của các nhà thuốc GPP, đặc biệt là kỹ năng tư vấn hướng dẫn sử
dụng thuốc của chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc, không có cách gì khác là phải
tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn và các kỹ năng thực hành với
tần suất càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó phải thực hiện việc giám sát và xử phạt
nghiêm ngặt để các quy định đã ban hành được thực hiện một cách tự nguyện và duy
trì đúng quy định của nó.
B. Kiến nghị:
*Đối với Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về Dƣợc
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cần mang tính
khả thi. Đặc biệt là trong danh mục kiểm tra GPP, có nên chăng việc Bộ Y tế quy định
người quản lý chuyên môn phải có mặt thường xuyên; thực hiện việc ra lẻ thuốc trong
tủ ra lẻ; lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ; nhiệt, ẩm kế phải được hiệu chuẩn và sổ sách
theo dõi hoạt động chuyên môn phải được ghi chép, cập nhật hàng ngày.
- Xây dựng một cách chi tiết, cụ thể các tiêu chuẩn về kỹ năng thực hành cho
nhân viên bán thuốc bao gồm kỹ năng hỏi, kỹ năng khuyên, và hướng dẫn sử dụng
thuốc.
- Tăng cường đào tạo dược sỹ đại học để tiến tới các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc”GPP thực sự là nhà thuốc của dược sỹ đại học – chủ cơ sở.
* Đối với Sở Y tế tỉnh Bình Dƣơng:
- Sở Y tế nên định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn, kiến thức về pháp luật y tế và kỹ năng bán hàng cho dược sỹ chủ
nhà thuốc và nhân viên bán thuốc.
60
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các nhà thuốc GPP, kịp thời động
viên, khen thưởng các nhà thuốc thực hiện tốt và có biện pháp xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong
việc thẩm định, giám sát, thanh tra kiểm tra hành nghề y dược tư nhân.
*Đối với các nhà thuốc GPP:
- Dược sỹ phụ trách chuyên môn phải thường xuyên có mặt khi nhà thuốc mở
cửa hoạt động và thực hiện việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Phải là
người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kiểm soát chất lượng thuốc, trong việc
tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng cũng như việc tiếp nhận và triển khai
các văn bản của ngành liên quan đến hoạt động của nhà thuốc.
Cần nghiêm túc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo
quản, các khu vực bố trí trong nhà thuốc trước và sau khi thẩm định cơ sở để được cấp
giấy chứng nhận GPP.
- Phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy trình thao tác chuẩn đã xây dựng. Khi
có sự thay đổi các điều kiện hoạt động tại nhà thuốc phải chỉnh sửa lại các S.O.P theo
đúng thực tế.
- Cần có thái độ tích cực và cách nhìn đúng đắn trong việc tuân thủ chấp hành
các quy chế, quy định về hành nghề dược.
- Cần nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp trong việc bán thuốc và tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng
nhằm hướng tới một nhà thuốc GPP hoàn thiện, hoạt động có chất lượng và hiệu quả
theo đúng nghĩa của nó “Thực hành tốt nhà thuốc”.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tài liệu tiếng Việt)
1. Bộ Y tế (2001), Triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản
thuốc” GSP.
2. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ – BYT về việc ban hành
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, ngày 24/01/2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 01/2008/CT – BYT về tăng cường triển khai
GPP, ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Bộ Y tế (2010), Cẩm nang Thực hành tốt nhà thuốc – Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 46/2011/TT – BYT về việc ban hành nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP, ngày 21/12/2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
6. Cục Quản lý Dược (2013), Báo cáo kết quả công tác năm 2012 và định
hướng trọng tâm công tác dược năm 2013.
7. Nguyễn Thị Kim Chúc, Nguyễn Phương Hoa (2010), Khảo sát việc cung
ứng thuốc tại các nhà thuốc.
8. Quách Ái Quốc (2013), Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống
nhà thuốc tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 đến 2013, Khóa
luận tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa 1 - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Trần Thị Thanh Phương (2006), Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ
dược tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt
nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
10. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (2009), Tài liệu hướng dẫn triển khai
Thực hành tốt nhà thuốc.
11. Sở Y tế Bình Dương (2013), Báo cáo đánh giá tình hình triển khai GPP
tại tỉnh Bình Dương.
12. Sở Y tế Bình Dương (2014), Báo cáo tổng kết Ngành Y tế năm 2014.
13. Vũ Hồng Minh, Khoa Dược– Bệnh viện Mắt TW, (2012) Hoạt động tư
vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc tư nhân đạt GPP.
Tài liệu Tiếng Anh
14. FIP (1998), Good pharmacy practice (GPP) in developing countries.
15. PGEU (1996), Good pharmacy practice (GPP) in Euroupe
Phụ lục 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ DANH MỤC CHẤM ĐIỂM THANH TRA NHÀ THUỐC GPP
1. Tên nhà thuốc:
2. Địa chỉ:
A. Văn bản pháp lý:
1. Giấy ĐKKD số:……………..ngày……....………nơi cấp…………………..……...
3. CCHN:số:.............../...........-CCHN ngày...............................nơi cấp: Sở Y tế ........
3. GCNĐĐKHND: số:............/BD-ĐKKDD ngày.......................nơi cấp: Sở Y tế BD
4. Loại hình kinh doanh:.................................................................................................
5. Nhân sự:............CBNV.(.........DSĐH,..........DSTH,..........Dtá,............khác..............)
6. Giấy chứng nhận GPP: số:............/GPP ngày........................nơi cấp: Sở Y tế BD
B. Thực hiện quy chế chuyên môn
STT
Câu hỏi
Người quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
01. Dược sĩ phụ trách có mặt khi cơ sở hoạt động hoặc thực
hiện việc ủy quyền theo quy định
02. Dược sỹ đại học có trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn
03. Dược sỹ đại học có tham gia kiểm soát chất lượng thuốc
khi nhập về và trong quá trình bảo quản thuốc
04. Dược sỹ đại học có đào tạo, hướng dẫn nhân viên về quy
chế, kiến thức hướng dẫn sử dụng thuốc
Nhân viên nhà thuốc
06. Bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao
07. Mặc áo Blouse và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh
08. Được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật
y tế
09. !00% nhân viên được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện
đúng các nguyên tắc GPP
10. Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc khách hàng và giữ
bí mật thông tin về người bệnh
Xây dựng và thiết kế cơ sở vật chất
12. Địa điểm nhà thuốc cố định, riêng biệt
13. Diện tích nhà thuốc đạt >10m2
14. Có khu vực ra lẻ thuốc
15. Có khu vực rửa tay cho người mua và người bán
16. Khu vực tư vấn nằm trong nhà thuốc
17.
Có khu vực cho người mua thuốc đợi
Các trang thiết bị bảo quản thuốc
18. Có đầy đủ tủ, quầy, giá kệ chắc chắn
Có
Không
19.
Nhiệt kế, ẩm kế đã hiệu chuẩn để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
20.
Có điều hòa nhiệt độ đảm bảo hoạt động tốt
21.
Bàn tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc
22.
Dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc
23.
Có trang bị quạt thông gió
24.
Có những biện pháp bảo quản thuốc tránh tiếp xúc trực tiếp
với ánh sáng mặt trời
Hồ sơ sổ sách tài liệu chuyên môn
25. Có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
26.
Có các quy chế chuyên môn dược hiện hành (quy chế kê
đơn trong điều trị ngoại trú, quy chế kiểm tra chất lượng
thuốc..)
27.
Có sổ theo dõi mua bán thuốc (sổ nhập thuốc và theo dõi
số lô, hạn dùng của thuốc, sổ theo dõi bán thuốc theo đơn)
28.
Có danh mục thuốc OTC
29.
Sổ theo dõi, ghi chép các họat động chuyên môn
30.
Có các quy trình thao tác chuẩn (S.O.P)
Phụ lục 2
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN BÁN THUỐC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tên nhà thuốc:
Địa chỉ:
Ngày thu thập thông tin:
Người thu thập thông tin:
Người bán thuốc:
Trình độ chuyên môn:
Tên khách hàng:
Tuổi:
Giới tính: Nam /Nữ
Đánh dấu (x) vào các câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi khi bán thuốc
STT
Câu hỏi
Có Không
01. Anh (chị) bị bệnh gì?
02. Đã đi khám bệnh chưa?
03. Có đơn thuốc không?
04. Đau như thế nào?
05. Mua thuốc cho ai?
06. Sao lại mua vài viên?
07. Có bị đau dạ dày không?
08. Đã dùng thuốc gỉam đau nào khác chưa?
09. Thuốc đang dùng có hiệu quả không?
10. Đã bị dị ứng thuốc lần nào chưa?
11. Mua thuốc nội nhập hay ngoại nhập?
12. Hỏi những câu hỏi khác
13. Không hỏi gì cả
Đánh dấu (x) vào các câu hỏi mà người bán thuốc đã khuyên khi bán
thuốc
STT
01.
02.
03.
04.
05.
06.
07.
08.
Câu hỏi
Nên đi khám bệnh
Không nên dùng thuốc này
Nên dùng kèm thêm thuốc khác nữa
Nên dùng thuốc đủ liều
Khi uống thuốc có biểu hiện lạ cần ngừng ngay
Thời gian dùng thuốc thích hợp trong ngày
Nên uống nhiều nước
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Có
Không
Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Những lời khuyên khác
Không có lời khuyên gì
Đánh dấu (x) vào các câu tư vấn mà người bán thuốc đã tư vấn
khi bán thuốc
09.
10.
11.
STT
01.
02.
03.
04.
05.
06.
07.
08.
09.
10.
Nội dung tư vấn
Tên thuốc
Liều dùng một lần trong ngày
Số lần dùng thuốc trong ngày
Tổng số ngày dùng thuốc
Thời điểm dùng thuốc
Tác dụng phụ của thuốc
Uống với nước đun sôi
Tư vấn thay thế thuốc khác trong đơn có cùng hoạt
chất, nồng độ, hàm lượng nhưng phù hợp với kinh
tế của khách hàng
Các tư vấn khác
Không tư vấn
Có
Không
Phụ lục 3
KỊCH BẢN ĐÓNG VAI NGƯỜI MUA THUỐC
(TRƯỜNG HỢP MUA THUỐC PREDNISOLON)
1. Tình huống kịch bản:
Nhóm nghiên cứu là 05 sinh viên ngành Dược thuộc Trường Cao
đẳng Y tế Bình Dương tự nguyện tham gia đóng vai khách hàng mua thuốc
Corticoid: thuốc Corticoid ở đây là Prednisolon 5mg viên nén, đây là loại
thuốc bán theo đơn và cần có sự hướng dẫn sử dụng chi tiết của dược sỹ
chủ nhà thuốc để tránh tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc. các điều tra viên đã được chủ nhiệm đề tài đào tạo huấn luyện kỹ về
các thu thập số liệu, cách tiếp cân chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc.
Điều tra viên sẽ đóng vai khách hàng bị đau lưng muốn đi mua thuốc
Prednisolon để uống vì đã được một người khác khuyên dùng thuốc đó.
2. Trình bày kịch bản tại nhà thuốc:
Tôi bị đau lưng, bán cho tôi khoảng 4-5 viên Prednisolon.
Bạn sẽ cung cấp cho nhân viên nhà thuốc một số thông tin nếu được
hỏi:
“Tôi bị đau lưng một tuần nay do có cường độ làm việc bên máy tính
liên tục. Đặc thù công việc nên tôi ngồi máy tính trung bình hơn 10 tiếng
mỗi ngày, vì vậy tôi bị đau lưng, ê ẩm vai gáy. Tôi cảm thấy rất khó chịu.
Một người bạn khuyên tôi nên đến nhà thuốc mua và viên Prednisolon để
uống, vì trước đó người bạn này đã sử dụng vài lần và có hiệu quả tốt”
Bạn cung cấp cho nhà thuốc thông tin trước đây bạn từng bị đau lưng
như vậy, đã uống Paracetamol vài lần nhưng không hiệu quả lắm. Bạn chưa
bao giờ bị dị ứng thuốc.
3. Thông tin cần thu thập:
- Tất cả các câu hỏi và lời khuyên của chủ nhà thuốc và nhân viên bán
thuốc tại nhà thuốca cho bạn liên quan đến thuốc và bệnh.
- Bạn sẽ phải chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào mà nhà thuốc đưa ra .
Nếu nhà thuốc không có thuốc Prednisolon, có thể đề nghị loại Corticoid
khác tương tự.
Tất cả thông tin thu thập được phải được điền đầy đủ vào phiếu thu
thập thông tin về kỹ năng thực hành của chủ nhà thuốc và nhân viên bán
thuốc trong vòng 15 phút sau khi ra khỏi nhà thuốc.
[...]... Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốcGPP” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014 Khảo sát kỹ năng thực hành tư vấn, hướng dẫn dử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành nhà thuốc tốt – GPP Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP của các nhà thuốc dựa vào kết quả... Chủ nhà thuốc và nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01 /2014 đến ngày 31/12 /2014 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 20 Phân tích hoạt động. .. Dƣơng năm 2014 Đề tài tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu sau: 1 Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP của các nhà thuốc, dựa vào kết quả thẩm định, thanh tra năm 2014 2 Phân tích kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc tại một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Từ đó rút ra một... chất lượng hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò mới của ngƣời dƣợc sỹ trong hoạt động của nhà thuốc GPP 1.1.1 Khái niệm thực hành tốt nhà thuốc "Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sỹ... phần thiết thực giúp nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP tiếp tục duy trì các nguyên tắc, tiêu chuẩn như điều kiện thẩm định ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục tồn tại trong quá trình triển khai Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc- GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014 Đề... hành tốt nhà thuốc- GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014 Với trọng tâm các nhà thuốc đạt GPP phải: bán thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, giá thuốc hợp lý và đẩy mạnh công tác chăm sóc dược trong đó có vai trò của dược sỹ 19 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. .. 1.5 Hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc 14 Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới kể cả một số nước khu vực Đông Nam Á đã áp dụng tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP, còn ở nước ta theo lộ trình áp dụng thì tất cả các nhà thuốc trên cả nước phải đạt GPP kể từ ngày 1/1/2011 Tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice – Thực hành tốt nhà thuốc ) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn. .. môn Bàn luận, kết luận và đề xuất Hình 2.1 Thiết kế nghiên cứu 21 2.3.2 Phƣơng pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu - Từ danh sách 169 nhà thuốc đã đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc “ GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tính đến ngày 31/12 /2014, được thu thập bằng cách hồi cứu số liệu tại Phòng Quản lý hành nghề YDTN – Sở Y tế Bình Dương - Thu thập số liệu từ danh mục chấm điểm Thực hành tốt nhà thuốc ... điểm kiểm tra nhà vấn nằm trong nhà thuốc thuốc GPP Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có khu vực Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà cho người mua thuốc đợi thuốc GPP Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP Trang thiết Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có tủ, quầy, Danh mục chấm điểm kiểm tra nhà bị bảo quản kệ, bàn thuốc GPP Biên bản thanh tra nhà thuốc GPP thuốc Tỷ lệ số lượng nhà thuốc có nhiệt... yếu của hệ thống bán lẻ thuốc cần được khắc phục trong thời gian tới Mặt khác, để thực hiện thành công chủ trương GPP hóa các nhà thuốc, đòi hỏi phải có thời gian, sự quyết tâm và sự đồng thuận của toàn ngành, toàn xã hội, tất cả vì mục tiêu phục vụ cho lợi ích nhân dân Triển khai GPP đã khó, duy trì chuẩn GPP còn khó hơn Vì vậy, đề tài: Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành ... đề tài: Phân tích hoạt động nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc- GPP địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014 Với trọng tâm nhà thuốc đạt GPP phải: bán thuốc có... tài: Phân tích hoạt động nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc- GPP địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2014 Đề tài tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu sau: Phân tích. .. DƯỢC HÀ NỘI ĐINH THU TRANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN