Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,64 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA VÀ SO SÁNH
PROTEIN MÀNG CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN Vibrio
spp. PHÂN LẬP TỪ CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Kim Cúc
Sinh viên thực hiện
: Trần Đàn
Mã số sinh viên
: 53130024
Khánh Hòa, tháng 6 năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong 4 năm học tại trƣờng Đại học Nha Trang, tôi đã tiếp thu đƣợc rất nhiều
kiến thức từ sự dạy bảo và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và bạn bè. Với tất cả sự chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới:
ThS. Nguyễn Thị Kim Cúc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn cô đã luôn luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để em có thể học hỏi đƣợc nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá.
Chị Nguyễn Minh Nhật đã tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc thực hành tại Trung
tâm Thí nghiệm - Thực hành, Trƣờng Đại học Nha Trang.
Quý thầy cô giáo chuyên ngành Công nghệ Sinh học đã trang bị cho em những
kiến thức cơ bản và chuyên ngành trong suốt 4 năm học.
Tôi xin đƣợc cảm ơn những ngƣời bạn thân yêu của lớp 53CNSH, đặc biệt là
bạn Nguyễn Anh Thƣ đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt những năm qua.
Cuối cùng, con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình. Cảm ơn ba mẹ và
mọi ngƣời trong gia đình đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để con có thể
hoàn thành khóa học một cách tốt nhất.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Đàn
ii
TÓM TẮT
Vibriosis là bệnh phổ biến thƣờng gặp ở các đối tƣợng thủy sản, trong đó có cá
chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790). Cho đến nay, các phƣơng pháp mới đã không
ngừng đƣợc nghiên cứu phát triển để chống lại vi khuẩn Vibrio nhằm trị bệnh cho thủy
sản khi mà các phƣơng pháp truyền thống nhƣ sử dụng thuốc sát trùng hay kháng sinh
không mang lại hiệu quả. Và protein màng ngoài đƣợc xem là một đối tƣợng rất tiềm
năng trong phát triển các loại vaccine hay làm kháng nguyên để sản xuất kháng thể
chống lại vi khuẩn Vibrio. Mục đích của nghiên cứu này là xác định một số đặc điểm
sinh hóa của các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm nuôi ở Khánh Hòa và so sánh
protein màng của các chủng phân lập đƣợc. Một số đặc điểm sinh hóa cơ bản của các
chủng đƣợc xác định bằng kit định danh sinh hóa API-20E, kết hợp với các phần mềm
API, ABIS trực tuyến và khóa phân loại Bergey (1994) để định danh. Kết quả đã thu
nhận đƣợc 7 chủng phân lập: NH1, NH2, NH3, NH4, VN1, VN2, NT1 có những đặc
điểm sinh hóa tƣơng đồng với các chủng tƣơng ứng là V. mimicus, V. anguillarum, V.
harveyi, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. anguillarum và V. diazotrophicus.
Phân tích protein màng của các chủng thu đƣợc bằng phƣơng pháp điện di SDSPAGE, kết quả cho thấy các protein màng có khối lƣợng phân tử khoảng 140, 80, 78,
40 kDa xuất hiện ở tất cả các chủng. 160, 150, 62, 52, 38, 35 và 31 kDa là những
protein xuất hiện ở đa số các chủng. Đặc biệt, protein màng có khối lƣợng phân tử là
58 kDa chỉ xuất hiện ở chủng NH1 và protein màng 36 kDa chỉ xuất hiện ở chủng
NH3. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể làm cơ sở tham khảo cho việc phát triển
một loại vaccine hay làm kháng nguyên để sản xuất kháng thể chống lại nhiều chủng
Vibrio gây bệnh trên thủy sản.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
TÓM TẮT........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1 Tổng quan tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam ............................... 3
1.1.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới ...................................................................... 3
1.1.2 Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam ...................................................................... 4
1.2 Một số đặc điểm của cá chẽm.................................................................................... 5
1.2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái ............................................................................. 5
1.2.2 Đặc điểm phân bố ................................................................................................... 6
1.2.3 Vòng đời ................................................................................................................. 6
1.3 Các bệnh thƣờng gặp trên cá chẽm ........................................................................... 6
1.3.1 Bệnh do virus .......................................................................................................... 6
1.3.2 Bệnh do vi khuẩn .................................................................................................... 7
1.3.3 Bệnh do nguyên sinh động vật kí sinh ................................................................... 8
1.4 Vi khuẩn Vibrio và bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển ............................ 10
1.4.1 Tổng quan về Vibrio spp. ..................................................................................... 10
1.4.2 Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển ....................................................... 11
1.4.2.1 Cơ chế gây bệnh ................................................................................................12
1.4.2.2 Đặc điểm dịch tễ ...............................................................................................12
1.4.3 Biện pháp phòng trị bệnh trên cá chẽm do vi khuẩn gây ra ................................. 13
1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu protein màng ngoài của vi khuẩn Vibrio ........ 13
1.6 Phƣơng pháp điện di trên gel polyacrylamide ......................................................... 15
1.6.1 Sơ lƣợc về lịch sử gel polyacrylamide và sự phát triển của phƣơng pháp điện di
trên gel polyacrylamide ................................................................................................. 15
1.6.2 Gel polyacrylamide .............................................................................................. 15
1.6.3 Phƣơng pháp điện di SDS-PAGE ........................................................................ 16
iv
1.6.4 Nhuộm gel sau khi điện di .................................................................................... 17
1.6.5 Một số yếu tố cần quan tâm trong điện di trên gel polyacrylamide ..................... 17
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 19
2.2 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 19
2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.4.1 Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn ........................................................................... 20
2.4.2 Định danh vi khuẩn .............................................................................................. 20
2.4.3 Phƣơng pháp tách chiết protein màng của vi khuẩn ............................................. 21
2.4.4 Phƣơng pháp điện di SDS - PAGE ....................................................................... 22
2.4.5 Phƣơng pháp Bradford ......................................................................................... 25
2.4.6 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 27
3.1 Xác định một số đặc điểm sinh hóa của các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm ............. 27
3.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn .................................................................................... 27
3.1.2 Đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc .................................. 28
3.2 Kết quả xác định protein màng của các chủng vi khuẩn Vibrio theo phƣơng pháp
điện di SDS - PAGE ...................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 34
1 Kết luận....................................................................................................................... 34
2 Kiến nghị .................................................................................................................... 34
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APS
Ammonium Persulphate
cfu
Colony Forming Unit
cs
Cộng sự
h
Giờ
kDa
Kilodalton
NA
Nutrient Agar
NB
Nutrient Broth
OD
Optical Density
OMP
Outer membrane protein.
PAGE
Polyacrylamide Gel Electrophoresis
Rpm
Revolutions per minute
SDS
Sodium Dodecyl Sulphate
TCBS
Thiosulphate Citrate Bile Salt Agar
TEMED
Tetramethylethylenediamine
Tris
Electrophoresis purity reagent Tris (hydrorymethyl) – aminomethane
TSA
Tryptic Soy Agar
TSB
Tryptic Soy Broth
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ acrylamide trong gel SDS – PAGE và phạm vi phân tách protein ......24
Bảng 2.2. Thành phần và các dung dịch điện di protein ...............................................24
Bảng 2.3. Nồng độ dung dịch BSA (µg/ml) .................................................................26
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc ........27
Bảng 3.2. Một số đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ cá
chẽm...............................................................................................................................29
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sản lƣợng cá chẽm thế giới qua các năm ........................................................ 3
Hình 1.2. Hình thái bên ngoài của cá chẽm ..................................................................... 5
Hình 1.3. Quá trình polymer hóa của acrylamide ........................................................ 16
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................... 19
Hình 2.2. Bộ điện di SDS-PAGE (Bio-Rad) ................................................................. 22
Hình 2.3. Mô hình điện di SDS-PAGE ......................................................................... 23
Hình 3.1. Hình dạng khuẩn lạc trên môi trƣờng TCBS ................................................. 27
Hình 3.2. Hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn trên môi trƣờng NA bổ sung 2% NaCl . 28
Hình 3.3. Nhuộm Gram vi khuẩn ................................................................................. 28
Hình 3.4. Kết quả phân tích protein màng của các chủng Vibrio phân lập từ cá
chẽm bằng phƣơng pháp SDS-PAGE ........................................................................... 31
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang có những bƣớc
tăng trƣởng đáng kể, thì ngành nuôi trồng thủy sản cũng đã có những bƣớc tiến nhảy
vọt và đang đƣợc coi là một trong những ngành mũi nhọn trong tiến trình phát triển
nền kinh tế của nƣớc ta.
Việt Nam đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều lợi thế trong nuôi trồng các đối
tƣợng thủy sản, đặc biệt là cá biển. Trong số các loài cá biển đang đƣợc nuôi ở nƣớc ta
thì cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) là một trong những đối tƣợng nuôi có giá
trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế cao. Sản lƣợng và diện tích nuôi cá chẽm đã không
ngừng tăng lên qua từng năm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy
nhiên, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng cả về số lƣợng và diện tích nuôi, đó là sự
suy giảm chất lƣợng môi trƣờng do thiếu sự quản lý, quy hoạch cũng nhƣ ý thức bảo
vệ môi trƣờng của ngƣời nuôi. Những yếu tố này làm cho dịch bệnh xảy ra ngày càng
nhiều và gây ra những thiệt hại ngày càng lớn.
Trong số các bệnh thƣờng gặp ở cá chẽm thì bệnh do các chủng vi khuẩn Vibrio
là nguy hiểm và gây ra nhiều thiệt hại nhất. Chúng là những vi khuẩn Gram âm, hình
que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thƣớc 0,3 - 0,5 µm x 1,4 - 2,6 µm. Chúng không
hình thành bào tử và chuyển động nhờ một hoặc nhiều tiên mao mảnh [1]. Nhóm vi
khuẩn này gây ra thiệt hại rất lớn đến nghề nuôi cá biển trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu các chủng vi khuẩn Vibrio để điều trị bệnh cho cá chẽm
nói riêng và thủy sản nói chung là điều hết sức cần thiết.
Hiện nay, các biện pháp phòng và trị bệnh chủ yếu trong thủy sản vẫn là sử
dụng thuốc sát trùng, kháng sinh. Nhƣng thuốc sát trùng thƣờng để lại hậu quả nghiêm
trọng cho môi trƣờng. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ phá vỡ cân
bằng hệ vi sinh môi trƣờng và để lại dƣ lƣợng trong sản phẩm, gây nguy hại cho môi
trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Trƣớc thực trạng đó, có rất nhiều phƣơng pháp chữa
bệnh mới đã đƣợc nghiên cứu và phát triển nhƣ việc đƣa vaccine vào phòng bệnh cho
thủy sản. Chính vì thế, những hiểu biết về protein màng ở vi khuẩn sẽ góp phần phát
triển cũng nhƣ đem lại hiệu quả cho các phƣơng pháp chữa bệnh mới.
2
Mục tiêu của đề tài:
Xác định một số đặc điểm sinh hóa và so sánh protein màng của các chủng vi
khuẩn Vibrio phân lập từ cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790).
Các nội dung chính của đề tài:
1. Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn Vibrio
từ cá chẽm.
2. Phân tích protein màng của các chủng thu đƣợc.
Những sai sót trong đồ án là điều không thể tránh khỏi do thời gian thực hiện đề
tài có hạn, bên cạnh đó là những hạn chế về kiến thức và bƣớc đầu làm quen với
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc góp ý kiến
để đồ án đƣợc hoàn thiện hơn.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới
Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi do cá có khả năng chịu đựng
tốt với điều kiện môi trƣờng, với các loại thức ăn đa dạng nên là đối tƣợng nuôi thích
hợp và thực tế đã đƣợc nuôi phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là khu vực
Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Nghề nuôi cá chẽm đƣợc hình thành từ những năm đầu
của thập niên 1970 ở Songkla - Thái Lan. Đến năm 1973, Thái Lan đã thành công
trong việc kích thích cá nuôi vỗ cho sinh sản bằng phƣơng pháp điều chỉnh môi
trƣờng. Từ đó, vòng đời của loài cá này đã đƣợc khép kín trong sản xuất giống nhân
tạo. Đến năm 1985, mỗi năm Thái Lan sản xuất trên 100 triệu con giống và là nguồn
cung cấp giống chủ yếu cho các trại nuôi cá biển trong nƣớc và cả các nƣớc trong khu
vực. Từ đó nghề nuôi cá chẽm đƣợc nhân rộng ở các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc,
Đài Loan, Singgapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sản
lƣợng cá thế giới [4].
Hình 1.1. Sản lượng cá chẽm thế giới qua các năm (Nguồn: FAO, 2013)
4
1.1.2 Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở
Việt Nam và đã đƣợc FAO đánh giá là một phƣơng tiện xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Năm 2014, với sản lƣợng nuôi trồng đạt 3,393 triệu tấn đã góp phần khẳng định thế
mạnh của nƣớc ta trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản so với các nƣớc trong khu vực và
thế giới. Mục tiêu đầy tham vọng của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam năm 2015
là sản xuất ra 3,95 triệu tấn sản phẩm đã nhận đƣợc sự hỗ trợ to lớn cả về tài chính
cũng nhƣ kỹ thuật từ Bộ Thủy Sản (Việt Nam) và một số tổ chức quốc tế khác.
Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh nhiều
loài cá biển có giá trị kinh tế cao và cá chẽm là một trong số đó. Cá chẽm phân bố dọc
theo bờ biển từ Móng Cái đến Cà Mau trong tất cả các thủy vực từ nƣớc ngọt, nƣớc lợ
đến nƣớc mặn. Vì vậy, diện tích nuôi phù hợp cho cá chẽm ở Việt Nam rất lớn. Hiện
nay, cá chẽm đƣợc nuôi ở nhiều nơi trên khắp cả nƣớc nhƣ Đồng bằng sông Cửu
Long, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thừa Thiên Huế….
Việc chọn đối tƣợng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong nghề nuôi cá biển.
Đối tƣợng nuôi phải có giá trị kinh tế cao đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt là phải chủ động nguồn giống cả về số lƣợng,
chất lƣợng và tính mùa vụ. Cá chẽm đƣợc đƣa vào nghiên cứu, sản xuất giống nhân
tạo ở các Viện Nghiên Cứu Thủy Sản I, II, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Trƣờng Đại học
Nha Trang từ những năm 1994. Năm 2000, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II
đã nghiên cứu thành công và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá
chẽm khép kín từ quy trình thuần dƣỡng và nuôi cá bố mẹ thành thục trong bể xi
măng, kích thích sinh sản, ƣơng nuôi cá bột thành cá giống đã góp phần to lớn phát
triển ngành nuôi cá chẽm ở nƣớc ta [6].
5
1.2 Một số đặc điểm của cá chẽm
1.2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái
Theo FAO (1974) cá Chẽm có hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành động vật có xƣơng sống
Lớp cá xƣơng
Chordata
Osteichthyes
Phân lớp cá vây tia
Actianopteryga
Phân bộ cá vƣợc
Họ cá Sơn biển
Giống cá chẽm
Loài cá chẽm
Percoidei
Centropomidal
Lates
Lates calcarifer (Bloch, 1790)
Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn,
nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lƣng. Miệng rộng và hơi
so le, hàm trên kéo dài đến phía dƣới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng
nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lƣng gồm có 2 vi: vi trƣớc có 7 - 9 gai cứng và
vi sau có 10 - 11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy
dạng lƣợc và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đƣờng bên [29].
Hình 1.2. Hình thái bên ngoài của cá chẽm
Khi cá còn khoẻ, trên mặt lƣng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi
sống trong môi trƣờng nƣớc biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt.
Khi cá ở giai đoạn trƣởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lƣng và màu
vàng bạc ở mặt bụng.
6
1.2.2 Đặc điểm phân bố
Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, giữa kinh tuyến 500 Đông đến 1600 Tây, vĩ tuyến 260
Bắc đến 250 vĩ tuyến Nam.
Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cƣ xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng
nƣớc ngọt nhƣ sông, hồ. Khi thành thục (3 - 4 năm tuổi), chúng sẽ di cƣ ra vùng cửa
sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32 ‰ để sinh sản. Ấu trùng sau khi nở ra
sẽ di cƣ vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cƣ vào các thủy
vực nƣớc ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trƣởng thành [6].
1.2.3 Vòng đời
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trƣởng (2 - 3 năm) trong các thủy vực
nƣớc ngọt nhƣ: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trƣởng nhanh, thƣờng
đạt cỡ 3 - 5 kg sau 2 - 3 năm. Cá trƣởng thành 3 - 4 tuổi di cƣ từ vùng nƣớc ngọt về
vùng cửa sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30 - 32‰ để phát triển tuyến sinh
dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thƣờng vào lúc khởi đầu của
tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6 - 8 giờ) và thƣờng cá đẻ đồng thời với
thủy triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu
trùng sẽ phát triển và di chuyển ngƣợc dòng để lớn. Hiện tại, điều chƣa biết là cá
trƣởng thành có đi ngƣợc dòng không hay chúng giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở
biển [6].
1.3 Các bệnh thƣờng gặp trên cá chẽm
1.3.1 Bệnh do virus
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu tìm thấy ở cá chẽm nuôi lồng, đặc biệt ở cá giống cỡ 4 - 7 cm,
bệnh này xuất hiện ở mọi nhiệt độ trong môi trƣờng nƣớc có nồng độ muối cao. Dấu
hiệu chính của bệnh là sự nở rộng các tế bào nằm ở tầng hạ bì của da cá, trông giống
nhƣ bệnh hình hoa cải. Bệnh truyền nhiễm từ cá này sang cá khác. Bệnh này vẫn chƣa
có thuốc trị đặc hiệu [1].
Bệnh hội chứng lở loét ở cá
Rhabdovirus gây bệnh cho nhiều loài cá biển, trong đó có cá chẽm và ở nhiều
vùng địa lý khác nhau. Virus lây nhiễm qua đƣờng tiêu hóa, xâm nhập qua vết thƣơng,
qua mang, mắt và chủ yếu theo chiều ngang. Khi cá mắc bệnh thƣờng có những triệu
7
chứng sau: xuất huyết từng đám nhỏ trên thân, đầu, gốc vây và cuống đuôi dẫn đến cá
bị hoại tử từng phần và chết sau 1 - 2 tuần nhiễm bệnh. Khi mổ xoang bụng thấy chứa
nhiều chất nhờn có hiện tƣợng ruột bị viêm. Thời gian gây bệnh tùy theo sức đề kháng
của cá, mùa vụ và chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, tỷ lệ nhiễm 20 - 100%. Không có
thuốc trị đặc hiệu [1].
Bệnh hoại tử thần kinh
Bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Nodavirus tác động vào hệ thần kinh, tỷ
lệ chết có thể 90 - 100% trong vòng 10 ngày. Cá chẽm mắc bệnh có dấu hiệu thân sẫm
màu, bơi vòng tròn mất phƣơng hƣớng, cá nổi lên bề mặt hoặc chìm. Bệnh lây lan qua
niêm mạc mắt mũi, qua vết thƣơng trên da…lây từ cá bệnh sang cá khỏe hoặc lây gián
tiếp qua vật trung gian, lây từ cá bố mẹ sang cá con, gây bệnh từ giai đoạn ấu trùng
đến cá giống nhiều nhất là giai đoạn ấu trùng dƣới 20 ngày tuổi. Thời gian ủ bệnh
khoảng 4 ngày, nhiệt độ gây bệnh rất rộng là 0 - 28oC [2].
1.3.2 Bệnh do vi khuẩn
Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas sp.
Aeromonas sp. là loài vi khuẩn sinh sản trong môi trƣờng nƣớc, chúng có thể
hiện diện trong mô của cá con hoặc cá trƣởng thành bình thƣờng, nhƣng khi cá bị sốc
môi trƣờng hoặc bị tổn thƣơng, Aeromonas sp. sẽ bộc phát gây bệnh xuất huyết trong
với mức tử vong cao. Các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, pH, CO2, O2 thay đổi bất lợi, NH3 tự
do trong nƣớc cao…đƣợc coi là những nguyên nhân có thể gây sốc và gây ra sự tấn
công của Aeromonas sp. vào cơ thể cá. Bệnh xuất hiện quanh năm, nếu kèm với
nấm, bệnh sẽ nặng hơn, tỷ lệ chết 30 - 80% [18].
Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio
Vi khuẩn Vibrio tấn công nhƣ là một trƣờng hợp điển hình của bệnh nhiễm
trùng máu và gây chết. Cá bỏ ăn, bị sẫm màu toàn thân, các đặc trƣng của bệnh bao
gồm: xung huyết các vây, có đốm xuất hiện trên cơ thể, xuất huyết lở loét trên mô da
và cơ, phần mô xung quanh hậu môn ửng đỏ và viêm. Gan, lá lách và thận bị xung
huyết và thƣờng kèm theo sự hoại tử. Ruột, trực tràng có thể bị sƣng lên và có dịch
nhờn trong suốt. Bệnh do vi khuẩn Vibrio ở cá con ít biểu hiện rõ triệu chứng lâm
sàng, toàn thân phủ với một lớp chất nhờn, thỉnh thoảng xuất hiện những vết thƣơng
nhỏ nhƣng chƣa lở loét, các vây đuôi và hậu môn bị sƣng đỏ. Cá con chết nhanh hơn
8
cá lớn. Cá trong bể ƣơng chết do bị nhiễm Vibrio thƣờng xuất hiện những đốm đỏ trên
toàn thân, trƣờng hợp cấp tính cá chết khi chƣa có biểu hiện lâm sàng [18].
Bệnh do nhóm vi khuẩn hình trụ
Bệnh do nhóm vi khuẩn hình trụ Plexibacter columnaris gây ra thƣờng gặp ở cá
chẽm nuôi ở nồng độ muối thấp vào suốt mùa mƣa và cả mùa nắng. Biểu hiện bệnh là
xuất hiện những vết thƣơng dạng nhƣ cái yên ngựa ở giữa cơ thể cá. Vết thƣơng xuất
hiện đối xứng hai bên cơ thể có dạng dĩa màu vàng nhạt và biến màu đen ăn sâu vào
da cá. Đây có thể là bệnh mãn ác tính [1].
Bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus
Chủ yếu là Streptococcus iniae, S. agalactiae..., có dạng hình cầu gây ra, bệnh
xuất hiện gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết 50 - 100% thƣờng xảy ra khi môi trƣờng nuôi
không thuận lợi, ở những tháng có nhiệt độ cao và cũng có thể xảy ra bất cứ tháng nào
trong năm. Cá giống và cá trƣởng thành đều dễ mắc bệnh này, nhất là cá dƣới 5 tháng
tuổi. Vi khuẩn theo đƣờng thức ăn vào hệ tiêu hóa hoặc qua vết thƣơng ngoài da vào
cơ thể cá, thời gian ủ bệnh 2 - 3 ngày có khi 7 ngày tùy số lƣợng vi khuẩn xâm nhập,
độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cá. Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: bơi
không định hƣớng xoay vòng tròn, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất
huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể. Trong cơ quan nội tạng:
xoang bụng chƣớng có dịch đặc, túi mật sƣng sẫm, lá lách sƣng xuất huyết, gan tái,
thận sƣng viêm. Khi bệnh xuất hiện cùng với nấm sẽ làm cho bệnh nặng thêm [18].
Bệnh do nấm
Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với virus hay vi khuẩn
hoặc kết hợp cả ba loại tác nhân gây bệnh làm cho bệnh trầm trọng hơn, rất khó điều
trị triệt để. Chính vì thế, việc phòng bệnh luôn đƣợc đặt lên hàng đầu.
1.3.3 Bệnh do nguyên sinh động vật kí sinh
Bệnh do ký sinh trùng Crytocaryon sp.
Crytocaryon sp. là một loài ký sinh nƣớc mặn. Bề mặt của cá bị ký sinh trùng
có những đốt mủ màu trắng hoặc nhiều túi nang nhỏ màu hơi xám, đó là những tổ của
tiêm mao trùng nằm dƣới lớp biểu bì của cá. Ký sinh trùng sẽ sử dụng những tế bào
dƣới lớp biểu mô của cá bị ký chủ và gây kích thích mạnh dẫn đến tình trạng cá tiết
nhiều nhớt và cuối cùng gây hại hoàn toàn bề mặt hô hấp của các tia mang. Trên da, ký
9
sinh trùng gây ra những vết thƣơng lớn phá hoại cả một vùng rộng trên lớp biểu bì. Sự
nhiễm trùng thứ cấp làm cho bệnh thêm trầm trọng và gây chết cá [18].
Bệnh do ký sinh trùng Trichodina sp.
Đây là những nguyên sinh động vật ký sinh nhiều nhất, đặc biệt gây hại cho cá
con. Chúng ký sinh trên mang cá và hơn 50% cá chẽm giống chết do bị nhiễm nặng
loại ký sinh này. Chúng cũng gây nhiều trở ngại cho cá chẽm nuôi lồng ở mật độ cao.
Cá bị bệnh ký sinh này tiết nhiều nhớt, da rƣớm máu, suy nhƣợc nhanh và da bị hoại
tử. Khi cá bị nhiễm bệnh, vây bị rách tả tơi và có thể kèm theo sự biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Trƣờng hợp có quá nhiều ký sinh trùng bám vào mang, sẽ ảnh hƣởng đến hô hấp của cá [1].
Bệnh do ký sinh trùng Henneguya sp.
Tiêm mao trùng hay trùng roi thƣờng ký sinh ở trên mang cá nuôi lồng. Trƣờng
hợp bị nhiễm trùng bệnh nặng có thể ký sinh trên da cá. Dấu hiệu bị nhiễm ký sinh
trùng đặc trƣng là lây lan nhanh; mang và cơ thể cá bị viêm dẫn đến hoại tử. Chu kì
sống của trùng roi trải qua giai đoạn bào nang bơi tự do bằng 2 tiêm mao, khi bám vào
vật chủ, trùng chuyển sang giai đoạn sinh trƣởng có dạng túi và có cơ chế ký sinh phức
tạp, chúng hút dinh dƣỡng từ vật chủ và lớn lên rời ký chủ tìm các giá thể để đẻ trứng
bào sát và tạo bào nang [1].
Bệnh do ký sinh trùng Epistylia sp.
Nguyên sinh động vật Epistylia sp. này tìm thấy trên cá chẽm nuôi ở nƣớc
ngọt. Epistylia sp. thƣờng là ngoại cộng sinh, đôi khi chúng là tác nhân gây bệnh bám
vào cá. Nguyên sinh động vật này có thể sống ở những nhiệt độ khác nhau và khi cá bị
ký sinh nhiều, trên cơ thể sẽ thành từng nhóm bề mặt màu xám [1].
Bệnh do giun ký sinh
Sán đơn chủ Diplectanum latersi thƣờng ký sinh trên mang cá và có thể ký sinh
quanh năm ở cá nuôi trong lồng hay trong ao. Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng trong
việc dẫn đến sự bộc phát bệnh do sán lá đơn chủ. Trong các giai đoạn sinh trƣởng của
cá thì giai đoạn cá con có tính mẫn cảm cao nhất với bệnh sán lá đơn chủ.
Sán lá song chủ ký sinh trong ruột cá chẽm thƣờng là Pseudometadena
celebesensis.
Giun tròn có nhiều loài đƣợc phát hiện ở cá chẽm lớn, nhỏ và ấu trùng cá bột,
cá con nhƣng chỉ có 1 vài loài đƣợc xem là mầm bệnh gây nguy hiểm cho cá. Giun
tròn Cucullanus thƣờng thấy trong ruột cá lớn hơn là ruột cá nhỏ.
10
Giun đầu móc mặc dù có vòi với những hàng móc bám đáng sợ nhƣng không
đƣợc xem là gây bệnh nguy hiểm cho cá. Phần lớn giun đầu móc ở cá chẽm thƣờng
thấy ở ruột những con cá trƣởng thành [18].
Các loài giáp xác ký sinh
Giáp xác Caligus sp. chúng bám vào mang cá, xoang miệng, xoang nắp mang,
đôi khi trên da và vây của cá. Nếu mức độ bị ký sinh nặng có thể gây tử vong hàng
loạt đặc biệt là ở cá con.
Giáp xác Lernanthropus sp. thƣờng tìm thấy ở mang cá chẽm nuôi lồng, với số
lƣợng lớn ký sinh trùng này có thể gây bệnh thiếu máu cho cá và dẫn đến cá chết. Giáp
xác Aega sp. thƣờng thấy nhiều ở cá chẽm nuôi lồng, ký sinh trùng này bám vào mang
cá, cá bị nhiễm bệnh biếng ăn thiếu máu và chậm lớn. Cá con bị nhiễm nặng có thể
chết nhanh trong hai, ba ngày [18].
1.4 Vi khuẩn Vibrio và bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển
1.4.1 Tổng quan về Vibrio spp.
Hệ thống phân loại: Khóa phân loại của Bergey (1994)
Ngành : Proteobacteria
Lớp : Gamma Proteobacteria
Bộ : Vibrionales
Họ : Vibrionaceae
Giống : Vibrio
Loài: V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. anguillarum,…
Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae là những loài vi khuẩn Gram âm, hình que
thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thƣớc 0,3 - 0,5 µm x 1,4 - 2,6 µm. Chúng không sinh
bào tử và chuyển động nhờ một hay nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu vi khuẩn. Tất
cả những loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi. Vi khuẩn
không phát triển trong môi trƣờng không muối (NaCl) và không sinh H2S. Phần lớn
các loài Vibrio sống hoại sinh, chỉ một số ít có khả năng lây bệnh cho ngƣời. Một số
chủng Vibrio có khả năng tiết hemolysine làm tan hồng cầu gây ngộ độc. Chúng sống
trong nƣớc ấm và bùn lắng ở đầm hồ và vùng nƣớc lợ ven biển. Vi khuẩn bám vào
chitin của cua và các loại thân mềm, tồn tại trong thịt hay nội tạng của tôm, cua… Đặc
11
trƣng của loài Vibrio là khả năng phát triển trong điều kiện pH rất cao (8,5 - 9,5) và bị
tiêu diệt nhanh ở môi trƣờng acid [1], [10].
Về cơ bản, các loài vi khuẩn này đều có mặt trong môi trƣờng nƣớc, đặc biệt là
nƣớc biển và cửa sông, Na+ kích thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và
nhiều loài là nhu cầu cần thiết tuyệt đối.
1.4.2 Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển
Bệnh Vibriosis trên cá biển xảy ra ở khắp nơi trên thế giới ở cả môi trƣờng
nƣớc mặn và các vùng gần cửa sông. Một khi đã bùng phát dịch Vibriosis thì tỷ lệ tử
vong là rất cao và có thể lên đến trên 50 % đối với cá nuôi.
Vibrio anguillarum là loài vi khuẩn đầu tiên thuộc giống Vibrio đƣợc phát hiện
gây bệnh trên cá và nó đã đƣợc phân lập từ cá chình nuôi ở Địa Trung Hải bởi
Canestrini vào năm 1883. Và những năm sau đó, ngƣời ta cho rằng các tác nhân gây
bệnh Vibriosis chính là loài vi khuẩn này. Cho đến nay, có rất nhiều loài Vibrio đã
đƣợc báo cáo là nguyên nhân gây bệnh trên cá biển bao gồm: V. parahaemolyticus, V.
vulnificus, V. alginolyticus, V. carchariae, V. damsela, V. harveyi….
Nghiên cứu của Austin B. và cs (2006) đã xác định V. harveyi là một tác nhân
gây bệnh nghiêm trọng trên cá biển và động vật không xƣơng sống. Đối với cá biển, V.
harveyi gây ra các bệnh: viêm mạch, viêm dạ dày - ruột và tổn thƣơng mắt [7].
Một nghiên cứu khác của Sadok Khouadja và cs (2013) cho thấy độc lực của các
chủng V. parahaemolyticus phân lập từ cá chẽm bệnh ở các trang trại ở Tunisia là rất nguy
hiểm với liều gây chết 50% (LD50) dao động từ 3,52 x 104 và 2,29 x 106 cfu/g cá [17].
Các dấu hiệu bệnh Vibriosis ở cá cũng tƣơng tự nhƣ những bệnh khác do vi
khuẩn gây ra. Bệnh thƣờng bắt đầu với các dấu hiệu là cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, xung huyết
các vây, có đốm xuất hiện trên cơ thể. Đặc biệt xuất huyết lở loét trên mô da và cơ,
phần mô xung quanh hậu môn ửng đỏ và viêm. Gan, lá lách và thận bị xung huyết và
thƣờng kèm theo sự hoại tử. Ruột, trực tràng có thể bị sƣng lên và có dịch nhờn trong suốt.
Sự quan tâm ngày càng nhiều đối với nghề nuôi cá trên thế giới đã giúp cho vấn đề
dịch bệnh đƣợc hiểu một cách rõ ràng hơn đối với mỗi vùng nuôi, từng hệ thống nuôi và vai
trò của mỗi loài vi khuẩn trong sự bùng nổ của dịch bệnh. Tuy nhiên, qua quá trình tồn tại và
phát triển, các loài vi khuẩn gây bệnh đã có sự biến đổi cấu trúc gen khác so với ban đầu, việc
này đã dẫn đến hiện tƣợng kháng thuốc, có tác hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của
nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá biển nói riêng.
12
1.4.2.1 Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh của các loài Vibrio ở cá có điểm khác biệt so với giáp xác. Vì
trong thành phần máu cá có các tế bào hồng cầu, đây là nguồn cung cấp Fe++ cho vi
khuẩn Vibrio sống trên cơ thể cá. Khi cá nuôi có sức đề kháng tốt, các yếu tố môi
trƣờng ổn định, các đại thực bào có thể tăng sinh mạnh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Trong trƣờng hợp cá có vấn đề về sức khỏe và điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho sự
phát triển của vi khuẩn, số lƣợng đại thực bào không đủ để tiêu diệt vi khuẩn thì chúng
sẽ có cơ hội tấn công vào hệ cơ, mô và các bộ phận khác làm thƣơng tổn và ảnh hƣởng
xấu tới chức năng của các cơ quan này. Vi khuẩn lấy ion Fe++ từ máu cá để hình thành
enzyme protease phục vụ cho quá trình tổng hợp protein của chúng. Từ đó chúng sẽ
gây hoại tử mô cá, dần dần hình thành các vết loét trên cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi
cho các tác nhân cơ hội khác xâm nhập.
1.4.2.2 Đặc điểm dịch tễ
Đặc điểm phân bố
Địa lý: bệnh do vi khuẩn Vibrio có thể quan sát đƣợc ở khắp mọi nơi có nghề
nuôi động vật thủy sản nƣớc lợ và nƣớc mặn.
Ký chủ: hầu nhƣ các loài động vật thủy sản nuôi nƣớc lợ, nƣớc mặn đều có thể bị
nhiễm và chịu tác hại của bệnh Vibriosis.
Giai đoạn phát triển: bệnh có thể xảy ra ở các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu
niên, cơ thể trƣởng thành…Tuy nhiên, tùy theo từng loại bệnh mà vi khuẩn Vibrio có
thể gây nặng ở giai đoạn này và nhẹ hơn ở giai đoạn kia.
Con đƣờng lan truyền: trong hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn xâm nhập vào ao
theo một số con đƣờng: nguồn nƣớc, dụng cụ dùng, đàn giống, thức ăn tƣơi sống…[1]
Mùa vụ xuất hiện
Mùa vụ xuất hiện bệnh do vi khuẩn Vibrio tùy thuộc theo loài và địa điểm nuôi.
Vi khuẩn Vibrio phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10 - 40 ppt, lây lan nhanh ở nhiệt
độ cao (mùa nóng). Phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ, oxy thấp và pH 7 - 9.
Trong bể ƣơng lƣợng vi khuẩn Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng
mặt. Mật độ vi khuẩn tăng nhanh rõ rệt khi thời tiết thay đổi, vào các thời điểm biển
động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới hoặc theo con nƣớc thủy triều [1].
13
Tác hại của bệnh
Bệnh do Vibrio gây ra có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Trong
trƣờng hợp cấp tính, tỉ lệ chết có thể là 100% .
1.4.3 Biện pháp phòng trị bệnh trên cá chẽm do vi khuẩn gây ra
Để hạn chế rủi ro và đạt hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản thì phòng bệnh
là việc làm hết sức cần thiết. Do động vật thủy sản sống trong nƣớc nên vấn đề phòng
và trị bệnh không giống nhƣ gia súc, gia cầm trên cạn. Các biện pháp trị bệnh không
mang lại hiệu quả cao do phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố. Vì vậy, trong nuôi trồng
thủy sản vấn đề phòng bệnh đƣợc đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “phòng bệnh là
chính, chữa bệnh khi cần thiết” [1].
Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh:
Xử lý nguồn nƣớc trƣớc khi đƣa vào ao nuôi
Sử dụng đàn bố mẹ và đàn giống không mang mầm bệnh
Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh
Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có sẵn trong ao nuôi
Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh
Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt các sinh vật là ký chủ trung gian, là các
sinh vật mang tác nhân gây bệnh.
Quản lý môi trƣờng nuôi thích hợp và ổn định:
Thiết kế xây dựng trại nuôi phải phù hợp với điều kiện phòng bệnh cho động
vật thủy sản
Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi
Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp
Tác nhân gây bệnh luôn luôn tồn tại trong ao nuôi do đó các biện pháp phòng
bệnh chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Một khi gặp điều kiện thuận lợi, tác nhân gây
bệnh sẽ phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Hiện nay biện pháp chủ yếu dùng để tiêu
diệt vi khuẩn trong ao nuôi là sử dụng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh đƣợc
dùng để tiêu diệt vi khuẩn nhƣ Enrofloxacin, Oxytetracyline, Sulfamethazine.
1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu protein màng ngoài của vi khuẩn Vibrio
Phần lớn các nghiên cứu về protein màng ngoài của vi khuẩn Vibrio là nhằm
mục đích phát triển vaccine chống lại chính các chủng vi khuẩn này để phòng ngừa
dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
14
Theo kết quả phân tích thành phần protein màng của các chủng Vibrio
alginolyticus phân lập từ cá chẽm bị bệnh lở loét tại các bè nuôi thƣơng phẩm ở Khánh
Hòa [4] cho thấy thành phần protein của 4 chủng V. alginolyticus là tƣơng tự nhau với
các band protein có khối lƣợng phân tử lần lƣợt là 106; 92; 75; 73; 68; 62; 55; 45; 38;
36; 32; 30; 27,5; 16,4 và 15,5 kDa.
Một kết quả nghiên cứu khác của Koga T. và Kawata T. (1983) khi phân tích
protein màng ngoài tách chiết từ Vibrio parahaemolyticus nuôi cấy trong môi trƣờng
dinh dƣỡng bổ sung 3% NaCl cho thấy có 5 protein với trọng lƣợng phân tử gần đúng
lần lƣợt là 44; 36; 33,5; 26,5 và 22 kDa [11].
Nghiên cứu của Ningqiu L. và cs (2008) đã đƣa ra kết luận là các protein màng
ngoài của Vibrio harveyi, cụ thể là OmpK có một vai trò quan trọng trong sự tƣơng tác
giữa vi khuẩn và ký chủ và là một “ứng cử viên” tiềm năng để phát triển vaccine
chống lại V. harveyi [14].
Zanal Abiddin và cs (2010) đã nghiên cứu phân tử và đặc tính kháng nguyên của
hai loài Vibrio (V. fluvialis và V. mimicus) phân lập từ cá chẽm châu Á. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy đối với V. fluvialis, các kháng nguyên protein màng ngoài quan
trọng nhất của tế bào có trọng lƣợng phân tử 50, 60 và 75 kDa. Trong khi đó, đối với
V. mimicus là 40 và 80 kDa. Những protein kháng nguyên này có thể gây đáp ứng
miễn dịch tốt trong sản xuất vaccine chống lại bệnh nhiễm trùng Vibrio [27].
VhhP2 là một protein màng ngoài của V. harveyi đƣợc phân lập từ cá bệnh. Khi
đƣợc sử dụng nhƣ một loại vaccine tiểu đơn vị, VhhP2 tái tổ hợp cho thấy khả năng
bảo vệ cao chống lại sự xâm nhiễm của V. harveyi. Khi cá đƣợc tiêm VhhP2 sẽ có
những biểu hiện của một số gen liên quan đến miễn dịch, đặc biệt là những gen mã hóa
immunoglobulin M (IgM) [19].
Một kết quả nghiên cứu của Poornima M. và cs (2013) đã cho thấy típ huyết
thanh O2a và O2b của V. anguillarum là tác nhân chính gây bệnh cho cá chẽm và
Vibrio anguillarum cũng là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra bệnh Vibriosis
trên cá chẽm [16].
Một nghiên cứu khác của Yu L. P. và cs (2013) đã xác định 13 protein màng
ngoài của V. harveyi và phân tích khả năng gây đáp ứng miễn dịch của 13 loại protein
này trên cá Bơn Nhật Bản. Kết quả cho thấy cả 13 loại protein màng của V. harveyi
15
đều gây ra đáp ứng miễn dịch. Trong đó, Omp173 và Omp214 là 2 Omp có thể sản
xuất kháng huyết thanh với tỷ lệ sống trên 70% [26].
1.6 Phƣơng pháp điện di trên gel polyacrylamide
1.6.1 Sơ lược về lịch sử gel polyacrylamide và sự phát triển của phương pháp điện
di trên gel polyacrylamide
Điện di là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu sinh học
phân tử. Nó cho phép phân tách trọng lƣợng của các phân tử sinh học, từ đó ta có thể
xác định đƣợc trọng lƣợng phân tử của chúng.
Vào khoảng thập niên 1930 phƣơng pháp điện di đầu tiên trên gel đƣợc biết đến.
Raymond và Winstraub lần đầu tiên giới thiệu về gel polyacrylamide vào năm 1959.
Ornstein và Osborn (1964) thực hiện điện di trên gel polyacrylamide không liên tục.
Beber và Osborn (1969) đã giới thiệu về tác nhân gây biến tính protein là sodium
dodecyl sulfate. Laemmli (1970) phát triển phƣơng pháp SDS - PAGE trong phân tách
thành phần của T4 – phage [4].
1.6.2 Gel polyacrylamide
Acrylamide là một đơn phân tử có cấu trúc: CH2=CH-CO-NH2 và bisacrylamide có cấu trúc: CH2=CH-CO-NH-CH2-NH-CO-CH=CH2. Acrylamide là một
độc tố thần kinh mạnh, khi hít phải sẽ làm mê mệt. Nó có khả năng thấm qua da khi
tiếp xúc trực tiếp. Hiệu quả độc tố sẽ tích tụ dần. Vì vậy khi thực hiện làm thí nghiệm
với acrylamide nên đeo khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên ở dạng đã đƣợc polymer
hóa thành polyacrylamide thì lại không độc.
Gel polyacrylamide là gel đƣợc tạo thành do sự polymer hóa các đơn phân tử
acrylamide và N,N’- methylene-bis-acrylamide. Kích thƣớc lỗ gel phụ thuộc vào chiều
dài của chuỗi polymer và mức độ polymer hóa. Gel polyacrylamide đƣợc mô tả qua 2
đặc điểm: %C và %T.
Tổng lƣợng đơn phân tử acrylamide chứa trong gel (% T)
%T=
ổ
ể í
Lƣợng bis-acrylamide chứa trong gel (% C)
% C=
16
Quá trình polymer hóa đƣợc xúc tác bởi Ammoniumpersulfate (APS),
N,N,N’,N’- tetramethylethylenediamine (TEMED). Sử dụng gel polyacrylamide chạy
điện di thì việc chuẩn bị phức tạp hơn so với chạy điện di trên gel agarose.
Sự di chuyển của các phân tử sinh học trên gel phụ thuộc vào kích thƣớc của lỗ
gel, điện tích của phân tử cần phân tách và điện trƣờng. Giới hạn trọng lƣợng phân tử
của các phân tử sinh học mà gel có thể phân tách tùy thuộc vào nồng độ acrylamide và
bis-acrylamide: Nếu nồng độ gel thấp sẽ tạo ra lỗ gel lớn, cho phép phân tách các phân
tử sinh học có kích thƣớc lớn và ngƣợc lại nếu nồng độ gel cao sẽ tạo ra lỗ gel nhỏ,
cho phép phân tách các phân tử sinh học có kích thƣớc nhỏ [4].
Hình 1.3. Quá trình polymer hóa của acrylamide [31]
1.6.3 Phương pháp điện di SDS-PAGE
Phƣơng pháp điện di SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate-Polyacrylamide Gel
Electrophoresis) còn đƣợc gọi là phƣơng pháp điện di trên gel acrylamide không liên
tục và mẫu protein đƣợc gây biến tính (discontinuous and denaturing). SDS là một tác
nhân làm biến tính và âm tính hóa các phân tử protein. Trong kỹ thuật này, protein
đƣợc xử lý với chất tẩy SDS và tác nhân khử cầu nối disulfite là 2-mercaptoethanol
hoặc dithiotheitol (DTT). Khi xử lý protein với 2-mercaptoethanol hay dithiotheitol thì
các tác nhân này sẽ cắt đứt các cầu nối sulfite (S-S) của protein. Vì vậy, protein từ cấu
trúc bậc 2, 3, 4 đƣợc biến đổi thành chuỗi polypeptide bậc một và nhờ sự có mặt của
SDS tất cả các protein đều đƣợc tích điện âm. Nhờ đó, dƣới tác động của điện trƣờng
sự di chuyển trong gel của các phân tử protein chỉ phụ thuộc vào kích thƣớc, những
phân tử có kích thƣớc lớn sẽ di chuyển chậm hơn những phân tử có kích thƣớc nhỏ khi
đi qua một lỗ gel có kích thƣớc nhất định. Dƣới tác dụng của điện trƣờng các phân tử
17
tích điện âm sẽ di chuyển về cực dƣơng tạo ra sự phân tách giữa các protein có trọng
lƣợng phân tử khác nhau [12].
1.6.4 Nhuộm gel sau khi điện di
Sau khi điện di, để thấy đƣợc sự phân tách của các band protein trên gel chúng ta cần
phải tiến hành nhuộm gel. Sự lựa chọn phƣơng pháp nhuộm gel đƣợc xác định trên nhiều yếu
tố bao gồm độ nhạy, giải nhuộm, tính kinh tế, thiết bị nhuộm, thiết bị đọc sẵn có.
Nhuộm bằng Coomassie Brillant Blue R-250 là phƣơng pháp nhuộm phổ biến
nhất thƣờng đƣợc sử dụng để phát hiện protein trên gel polyacrylamide. Rất dễ phát
hiện khi có khoảng 0,1 - 1 µg protein trên band. Dung dịch nhuộm bao gồm các thành
phần: 0,1% Coomassie Brilliant Blue R-250 (w/v), 40% methanol (v/v), 10% acid
acetic (v/v). Tùy theo hàm lƣợng protein mà ta có thể thay đổi tỉ lệ thành phần các chất
cũng nhƣ chất nhuộm
Nếu trên gel chứa polypeptide có trọng lƣợng phân tử thấp thì ta có thể nhuộm
trong hỗn hợp dung dịch: 0,1% Coomassie Brilliant Blue R-250 (w/v), 40% methanol
(v/v), 10% acid acetic (v/v) khoảng một giờ. Ngoài ra chúng cũng có thể đƣợc nhuộm
với 0,025% Coomassie Brilliant Blue G-250 (w/v) trong methanol và acid acetic từ 12 giờ [8].
1.6.5 Một số yếu tố cần quan tâm trong điện di trên gel polyacrylamide
Hệ đệm điện di và các tác nhân gây biến tính protein
Hệ đệm quyết định nhu cầu về năng lƣợng và ảnh hƣởng đến sự phân tách
protein. Hệ đệm bao gồm đệm dùng để pha gel và đệm dùng để chạy điện di. Hệ đệm
của gel không liên tục đầu tiên đƣợc phát triển bởi Ornstein (1964) và Davis (1964) và
đã đƣợc ứng dụng để phân tách protein nguyên thể, tức là những protein chƣa bị biến
tính. Hệ đệm mà các nhà khoa học sử dụng gồm 4 yếu tố: gel gom dùng đệm Tris HCl pH 6,8; gel phân tác dùng đệm Tris - HCl pH 8,8; đệm điện di Tris - glycine pH
8,3; mẫu cần phân tách dùng đệm Tris - HCl pH 6,8. Nhƣng với hệ đệm đƣợc sử dụng
nhƣ vậy thì trong mô hình này, không thể tiến hành phân tách đƣợc một khoảng rộng
về trọng lƣợng protein.
Dựa trên mô hình và hệ đệm của Ornstein và Davis, Laemmli đã phát triển trong
việc sử dụng thêm tác nhân khử cầu nối disulfite và SDS. Nhờ đó, việc phân tách
protein trên gel chỉ phụ thuộc vào trọng lƣợng phân tử của protein. Do đó, việc phân
tách protein trở nên dễ thực hiện hơn và không bị phụ thuộc vào điện tích của các phân
18
tử sinh học. Tuy nhiên mô hình của ông cũng gặp một số khó khăn. Nhiều protein
không đƣợc phân tách theo mong muốn khi sử dụng SDS-PAGE. Hiện tƣợng này xảy
ra là do: cấu trúc disulfite của protein không bị tác động, và protein không bị âm tính
hóa bão hòa bởi SDS; những glycoprotein và lypoprotein trong mẫu không bị âm tính
hóa bão hòa bởi SDS, bởi vì thành phần không phải protein của chúng không tƣơng tác
với SDS [6].
Điều kiện năng lƣợng
Năng lƣợng cung cấp trong điện di là điện năng. Có rất nhiều thiết bị nguồn điện
khác nhau đƣợc sản xuất phục vụ cho điện di. Một số thiết bị cho phép chạy tự động
sau khi ta chỉnh các thông số mong muốn và cũng có một số thiết bị đòi hỏi phải có sự
giám sát về thời gian. Giới hạn chính của các mô hình điện di là khả năng làm thất
thoát năng lƣợng khi điện năng chuyển hóa thành năng lƣợng điện trƣờng. Theo
Wooolley (1987) thì sự thất thoát là do một phần năng lƣợng đã đƣợc chuyển hóa
thành nhiệt năng. Nhiệt năng này có thể gây ra một số ảnh hƣởng xấu đến kết quả điện
di nhƣ: band protein bị méo, cong, tăng sự khuếch tán, sự hoạt động trở lại của enzyme
trong mẫu, sự biến tính protein. Do đó một thiết bị điện di tốt phải đảm bảo đƣợc sự
chuyển nhiệt từ gel ra môi trƣờng ngoài. Thông thƣờng, điện di nên chỉnh hiệu điện
thế và cƣờng độ dòng điện sao cho quá trình điện di xảy ra nhanh chóng mà vẫn đảm
bảo đƣợc sự phân tách protein mẫu [6].
19
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 02/02/2015 đến ngày 07/06/2015.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành, Viện Công nghệ
Sinh học và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nha Trang.
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Cá chẽm (Lates calcarifer) có các dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn Vibrio gây ra:
xung huyết các vây, có đốm xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt xuất huyết lở loét trên mô
da và cơ, phần mô xung quanh hậu môn ửng đỏ và viêm đƣợc thu từ các trại giống và
lồng nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Phân lập các chủng vi khuẩn
Vibrio từ cá chẽm
Xác định đặc điểm hình thái và đặc điểm
sinh hóa của các chủng phân lập đƣợc
Tách chiết protein màng của các
chủng phân lập đƣợc
Phân
và so
củacứu
các
Hình tích
2.1 Sơ
đồ sánh
khối protein
nội dungmàng
nghiên
chủng bằng phƣơng pháp SDS - PAGE
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
20
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp phân lập vi khuẩn
a. Dụng cụ và hóa chất
Thiết bị và dụng cụ: tủ ấm, nồi hấp, tủ sấy, que cấy đầu tròn, bông, kéo, pank,
túi nylon, đĩa petri.
Hóa chất và môi trƣờng: môi trƣờng tổng hợp bổ sung 2% NaCl (TSA, TSB,
NA, NB), TCBS, Ethanol.
b. Thu mẫu
Cá chẽm đƣợc nuôi ở các trang trại Australis (Ninh Hòa), Marine (Vạn Ninh)
có dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn Vibrio gây ra: xung huyết các vây, có đốm xuất hiện
trên cơ thể, đặc biệt xuất huyết lở loét trên mô da và cơ, phần mô xung quanh hậu môn
ửng đỏ và viêm… đƣợc vớt bằng vợt và chứa trong thùng xốp hoặc túi nylon có sục
khí. Mẫu đƣợc vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm để phân tích.
c. Phân lập vi khuẩn
Các thông tin của mẫu cá phân lập nhƣ: kích thƣớc, cân nặng, ngày tuổi, nơi thu
mẫu và các dấu hiệu bệnh lý bên ngoài đƣợc ghi lại. Sử dụng cồn 70% sát trùng mặt
ngoài của cá và lau sạch để tránh sự tạp nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. Dùng dao đã tiệt
trùng mở khoang bụng cá. Dùng que cấy vòng lấy mẫu bệnh phẩm từ gan và thận cấy
lên môi trƣờng NA (bổ sung 2% NaCl) và môi trƣờng TCBS. Ủ đĩa trong tủ ấm ở
37oC. Sau 24 - 48h, quan sát các đĩa thạch, ghi nhận màu sắc, hình dạng và kích thƣớc
khuẩn lạc. Các khuẩn lạc rời tiếp tục đƣợc cấy chuyền cho đến khi đạt đĩa cấy thuần
[3].
2.4.2 Định danh vi khuẩn
a. Dụng cụ và hóa chất
Thiết bị và dụng cụ: box cấy, nồi hấp, tủ lạnh, kính hiển vi, đĩa petri, que cấy,
đèn cồn, lam kính, micropippet.
Hóa chất và môi trƣờng: kit API-20E để thử đặc điểm sinh hóa của các chủng,
giấy tẩm Tetramethyl Phenylenediamine Edihydroclorid để thử phản ứng Oxidase,
H2O2 để thử phản ứng catalase, hóa chất nhuộm Gram, môi trƣờng tổng hợp bổ sung
2% NaCl (TSA, TSB, NA, NB).
21
b. Phƣơng pháp tiến hành
Đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ cá chẽm đƣợc xác
định bằng phƣơng pháp nhuộm Gram. Các chủng vi khuẩn Gram âm sẽ đƣợc tiếp tục
kiểm tra bằng hai phản ứng catalase và oxidase.
Để kiểm tra hoạt tính catalase của vi khuẩn, nhỏ một giọt H2O2 30% vào tâm
khuẩn lạc đƣợc đặt sẵn trên lam kính.
Để kiểm tra hoạt tính oxidase của vi khuẩn, dùng que cấy vòng lấy khuẩn lạc của
vi khuẩn miết lên miếng giấy đã tẩm sẵn thuốc thử oxidase (Tetramethyl-pphenylenediamine hydrochloride).
Các chủng vi khuẩn Gram âm, hình que, dƣơng tính với cả hai phản ứng catalase
và oxidase sẽ đƣợc phân lập lại trên môi trƣờng TCBS nhằm thu đƣợc chủng vi khuẩn
thuần khiết. Các chủng này đƣợc lƣu giữ trên thạch nghiêng TSA (2% NaCl) ở 4oC để
định danh bằng kit API-20E hoặc ở -80oC trong môi trƣờng TSB bổ sung 2% NaCl và
20% glycerol để giữ chủng.
2.4.3 Phương pháp tách chiết protein màng của vi khuẩn
a. Dụng cụ và hóa chất
Thiết bị và dụng cụ: máy ly tâm lạnh, bể ổn nhiệt, máy đo OD, eppendorf,
micropipette
Hóa chất: Đệm ly giải (50 mM Tris-HCl pH 7,9; 50 mM EDTA; 15% (w/v)
sucrose, và lysozyme (nồng độ cuối cùng 0,5 mg / ml), N-lauroylsarcosine 1%
b. Nguyên tắc
Dƣới tác dụng của lysozyme và quá trình ly tâm trong môi trƣờng đệm ly giải,
màng tế bào sẽ bị phá vỡ đồng thời giải phóng các protein của tế bào. Quá trình ly lâm
lần hai sẽ loại bỏ các protein hòa tan trong dịch tách chiết. Cặn thu đƣợc sẽ chứa các
phân đoạn protein màng của tế bào.
c. Quy trình tách chiết protein màng vi khuẩn [21]
Cấy ria lại các chủng vi khuẩn đã phân lập đƣợc trên đĩa thạch NA bổ sung 2%
NaCl ở 37oC trong 24h
Lấy khuẩn lạc đơn nuôi tăng sinh trong 10ml môi trƣờng NB bổ sung 2% NaCl
lắc ở 160 vòng/phút ở nhiệt độ phòng trong 24h
Hút 0,5 ml dịch vi khuẩn cho vào eppendorf có chứa sẵn 0,5 ml PBS
Tiến hành ly tâm thu cặn tế bào ở 8000 vòng/phút trong 15 phút
22
Hòa cặn trong 0,5 ml đệm ly giải lạnh chứa: 50 mM Tris-HCl (pH 7,9); 50 mM
EDTA; 15% (w/v) sucrose và lysozyme (nồng độ cuối cùng là 0,5 mg/ml)
Ủ mẫu trên đá lạnh 30 phút
Ly tâm thu cặn ở 8000 vòng/phút trong 15 phút
Hòa cặn trong 1ml N-lauroylsarcosine 1% (lạnh)
Ly tâm thu dịch ở 8000 vòng/phút trong 15 phút
Đo OD xác định hàm lƣợng protein
2.4.4 Phương pháp điện di SDS - PAGE
a. Dụng cụ và hóa chất
Thiết bị và dụng cụ : Thiết bị điện di protein (hình 2.2), máy ly tâm nhỏ, bể ổn
nhiệt, máy đo OD, micropippet, đầu típ, cuvette, eppendorf.
Hóa chất : Monomer solution, 4X Resolving gel buffer, 4X Stacking gel buffer,
SDS, Ammonium Persulfate, 2X treatment buffer, Tank buffer, TEMED, protein thang
chuẩn, dung dịch nhuộm và rửa gel.
Hình 2.2. Bộ điện di SDS-PAGE (Bio-Rad)
b. Nguyên tắc
SDS là một tác nhân làm biến tính và âm tính hóa các phân tử protein. Trong kỹ
thuật này, protein đƣợc xử lý với chất tẩy SDS và tác nhân khử cầu nối disulfite là 2mercaptoethanol hoặc dithiotheitol (DTT). Khi xử lý protein với 2-mercaptoethanol
hay dithiotheitol thì các tác nhân này sẽ cắt đứt các cầu nối sulfite (S - S) của protein,
vì vậy protein từ cấu trúc bậc 2, 3, 4 đƣợc biến đổi thành chuỗi polypeptide bậc một và
nhờ sự có mặt của SDS tất cả các protein đều đƣợc tích điện âm. Nhờ đó, dƣới tác
23
động của điện trƣờng sự di chuyển trong gel của các phân tử protein chỉ phụ thuộc vào
kích thƣớc, những phân tử có kích thƣớc lớn sẽ di chuyển chậm hơn những phân tử có
kích thƣớc nhỏ khi đi qua một lỗ gel có kích thƣớc nhất định. Dƣới tác dụng của điện
trƣờng các phân tử tích điện âm sẽ di chuyển về cực dƣơng. Để đƣa các protein trong
mẫu về cùng một vạch xuất phát đồng thời tạo ra sự phân tách tốt hơn, ngƣời ta thƣờng
sử dụng phƣơng pháp điện di trên gel không liên tục (discontinuous gel). Trong
phƣơng pháp này gel gồm 2 lớp:
Lớp gel gom (Stacking gel): Thông thƣờng lớp gel này có nồng độ gel thấp
vào khoảng 4 - 5%, và nằm phía trên nơi tạo giếng bơm mẫu. Khi có tác động của điện
trƣờng các protein có trong mẫu sẽ bắt đầu di chuyển từ những giếng mẫu qua lớp gel
này. Nhờ đó, các protein trong mẫu đƣợc dồn lại và tạo một lớp mỏng nằm ngay phía
trên lớp gel phân tách, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phân tách protein.
Lớp gel phân tách (Resolving gel) (lớp dƣới): Lớp gel này có nồng độ gel
cao hơn so với lớp gel gom, và nằm phía dƣới. Có tác dụng chính trong việc tạo ra các
band protein có trọng lƣợng phân tử, kích thƣớc khác nhau từ một hỗn hợp
protein xuất phát ban đầu [6].
Hình 2.3. Mô hình điện di SDS-PAGE [31]
Kĩ thuật SDS - PAGE có thể xác định đƣợc những phân tử protein có trọng
lƣợng phân tử từ 10.000 - 200.000 Daltons. Những phân tử protein có trọng lƣợng lớn
hơn 200.000 Daltons thƣờng đƣợc xác định trên gel có nồng độ acrylamide nhỏ hơn
2,5%. Tỷ lệ acrylamide trong gel SDS - PAGE phụ thuộc vào khối lƣợng phân tử của
protein mục tiêu trong mẫu nhƣ bảng 2.1 [28]:
24
Bảng 2.1. Tỷ lệ acrylamide trong gel SDS – PAGE và phạm vi phân tách protein
Acrylamide (%)
Protein mục tiêu (kDa)
7%
50 kDa – 500 kDa
10 %
20 kDa – 300 kDa
12 %
10 kDa – 200 kDa
15 %
3 kDa – 100 kDa
c. Phƣơng pháp tiến hành
Đổ gel, chuẩn bị buồng điện di
Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
Lau các tấm kính bằng nƣớc cất, gắn vào giá đỡ
Lắp ráp các khuôn đổ gel theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
Pha dung dịch Resolving gel 15%. Tải nhanh gel vào khuôn bằng micropippet
1ml một cách nhẹ nhàng (khoảng 4 - 5 ml/khuôn). Tải nƣớc cất hai lần lên lớp
Resolving gel (giúp tránh tình trạng gel đông không tốt do bị oxi hóa và giúp bề mặt
trơn láng). Đợi gel đông khoảng 30 - 45 phút.
Trong khi đợi Resolving gel trùng hợp tiến hành pha Stacking gel 5%
acrylamide. Khi Resolving gel trùng hợp hoàn toàn, cho tiếp Stacking gel vào khuôn
điện di cho đến khi gần đầy khuôn. Cắm lƣợc và để khoảng 30 - 45 phút.
Sau khi Stacking gel trùng hợp hoàn toàn, rút lƣợc nhẹ nhàng ra khỏi gel. Rửa
sạch các giếng gel bằng Tank buffer. Sau đó, ráp khuôn gel vào buồng điện di. Đổ đầy
Tank buffer vào hai máng trên và dƣới của buồng điện di để chuẩn bị cho điện di [3].
Bảng 2.2. Thành phần và các dung dịch điện di protein [28]
Gel gom 5%
Gel phân tách 15%
(Stacking gel)
(Resolving gel)
Nƣớc cất
6,2 ml
3,6 ml
Monomer solution 40%
1,3 ml
3,8 ml
4X Resolving gel buffer (pH 8,8)
-
2,5 ml
4X Stacking gel buffer (pH 6,8)
2,5 ml
-
SDS 10%
0,1 ml
0,1 ml
APS 10%
50 µl
100 µl
TEMED
10 µl
10 µl
Thành phần
25
Chuẩn bị mẫu để điện di
Lƣợng mẫu thích hợp để tải vào mỗi giếng trong SDS-PAGE là 50 µg/giếng.
Dịch protein đƣợc hòa tan trực tiếp trong dung môi pha mẫu 5X - Treatment
buffer (tỉ lệ 4:1) trong eppendorf. Đặt vào nồi đun cách thủy đang sôi trong 5 - 10
phút. Mẫu sau khi chuẩn bị xong đƣợc giữ trong đá bào đến khi sử dụng.
Dùng micropippet hút trộn đều mẫu và tải mẫu từ từ vào giếng gel.
Chạy điện di
Đậy nắp máng điện di. Nối hai điện cực vào bộ cắp điện
Bật điện bộ nguồn, chỉnh cƣờng độ dòng điện ở mức 15 mA.
Quan sát sự di chuyển của vạch màu trong gel điện di đến khi vạch màu đến
gần đáy của gel (khoảng 1,5 - 2 giờ).
Nhuộm gel và rửa gel
Lấy gel ra khỏi tấm kính
Ngâm gel trong thuốc nhuộm protein, lắc nhẹ cho đến khi thuốc nhuộm ngấm
vào gel, thời gian ngâm từ 1 - 4 giờ hoặc ngâm qua đêm.
Chuyển gel sang ngâm trong dung dịch rửa màu. Thay dung dịch rửa mới vài
lần cho đến khi gel có màu trong suốt, lúc này sẽ thấy xuất hiện những vạch màu xanh
lơ trên gel.
2.4.5 Phương pháp Bradford
a. Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ và thiết bị: ống nghiệm, pipette, micropipette, cuvette, bình tia
Môi trƣờng và hóa chất: dung dịch chuẩn Bovine Serum Albumine, H3PO4
85%, Coomassie Brilliant Blue G-250, Ethanol 96%.
b. Nguyên tắc
Nguyên tắc của phƣơng pháp Bradford dựa trên sự thay đổi bƣớc sóng cực đại
của thuốc nhuộm Coomassie Brilliant Blue G-250. Thuốc nhuộm này khi phản ứng
với protein sẽ tạo màu xanh và làm thay đổi bƣớc sóng hấp thu cực đại từ 465 nm sang
595 nm của phức thuốc nhuộm - protein. Độ hấp thu ở bƣớc sóng 595 nm cũng nhƣ
cƣờng độ màu của dung dịch phức hợp tỉ lệ với nồng độ protein trong dung dịch [3].
c. Dựng đƣờng chuẩn BSA
Pha loãng dung dịch BSA (100 µg/ml) theo bảng 2.3
26
Bảng 2.3. Nồng độ dung dịch BSA (µg/ml)
Ống
Dung dịch
BSA (µl)
Nƣớc cất (µl)
Nồng độ BSA
(µg/ml)
ĐC
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Hút 5 ml dung dịch thuốc thử Bradford lần lƣợt cho vào các ống có chứa 1ml
dịch protein vừa pha ở trên, lắc đều. Sau 20 phút đem đo dung dịch ở bƣớc sóng 595
nm. Tại mỗi nồng độ sẽ tiến hành đo 2 - 3 lần và xác định giá trị OD trung bình. Vẽ đồ
thị biểu diễn biến thiên mật độ quang theo sự biến thiên nồng độ protein chuẩn
(µg/ml).
d. Xác định nồng độ protein bằng phƣơng pháp Bradford
Pha loãng dịch tách chiết protein đến nồng độ thích hợp để đo OD
Hút 1ml dịch protein đã pha loãng và thêm vào đó 5 ml thuốc thử Bradford, lắc
đều. Sau 20 phút đem đo OD ở bƣớc sóng 595 nm. Với mỗi mẫu đƣợc thực hiện 2 - 3
lần, lấy giá trị OD trung bình. Từ đƣờng chuẩn có đƣợc suy ra nồng độ protein trong
mẫu phân tích nhƣ sau:
Nồng độ protein của mẫu = nồng độ tính toán * độ pha loãng
2.4.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Microsoft Word đƣợc sử dụng để đánh văn bản
Microsoft Excel đƣợc sử dụng để phân tích, xử lý số liệu và vẽ đồ thị
27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định một số đặc điểm sinh hóa của các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm
3.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn
Phân lập đƣợc 7 chủng vi khuẩn từ mẫu cá chẽm (Lates calcarifer) có dấu hiệu
bệnh lý Vibriosis. Trên môi trƣờng TCBS, sau 24h, ở 37oC vi khuẩn phát triển thành
các khuẩn lạc (hình 3.1) với các đặc điểm đƣợc mô tả trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc
Đặc điểm
NH1
Hình dáng
Tròn
Trơn
Lồi, tâm
Bề mặt
nhô
1,5
Kích thƣớc (mm)
Bóng
Cảm quan
mịn
Xanh
Màu sắc
Bờ khuẩn lạc
NT1
Vòng
không
đều
Nhăn
NH2
Lồi
Lồi
1,5
Bóng
mịn
Vàng
0,5
Bóng
mịn
Vàng
Tròn
Trơn
VN1
VN2
NH3
NH4
Vòng
Vòng
Vòng
không
không
Tròn
không
đều
đều
đều
Nhăn
Nhăn
Trơn
Nhăn
Lồi, tâm Lồi, tâm Lồi, tâm
Lồi
nhô
nhô
nhô
0,5
3
2
2
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng
mịn
mịn
mịn
mịn
Vàng
Vàng
Vàng
Xanh
Hình 3.1. Hình dạng khuẩn lạc trên môi trường TCBS
Các khuẩn lạc rời trên môi trƣờng TCBS (hình 3.1) đƣợc cấy chuyền sang môi
trƣờng NA bổ sung 2% NaCl (hình 3.2) để xác định các đặc điểm sinh hóa.
28
Hình 3.2. Hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn trên môi trường NA bổ sung 2% NaCl
3.1.2 Đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được
Kết quả nhuộm Gram các chủng vi khuẩn thu đƣợc (hình 3.3) cho thấy chúng
có dạng hình que thẳng hoặc hơi uốn cong và bắt màu đỏ hồng đặc trƣng của nhóm vi
khuẩn Gram âm. Những đặc điểm này đều giống với đặc điểm của các chủng vi khuẩn
đã đƣợc công bố [1], [24].
Hình 3.3. Nhuộm Gram vi khuẩn
Để định danh các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc, ngoài các đặc điểm về hình
thái cần tiến hành kiểm tra các đặc điểm sinh hóa. Đặc điểm sinh hóa của các chủng
đƣợc xác định bằng một số thử nghiệm sinh hóa và kit định danh API-20E.
Hai phản ứng catalase và oxidase đƣợc tiến hành kiểm tra trên các đĩa khuẩn lạc
thuần. Theo hệ thống phân loại của Bergey (1994), chỉ những chủng cho kết quả
29
dƣơng tính với cả hai phản ứng catalase và oxidase mới đƣợc giữ lại để tiếp tục kiểm
tra các đặc điểm sinh hóa.
Bảng 3.2. Một số đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ cá chẽm
Đặc điểm
Chủng vi khuẩn
NH1
NT1
NH2
VN1
VN2
NH3
NH4
Nhuộm Gram
-
-
-
-
-
-
-
Hình dạng tế bào
Que
Que
Que
Que
Que
Que
Que
Di động
+
+
+
+
+
+
+
TCBS
G
Y
Y
Y
Y
Y
G
Sinh catalase
+
+
+
+
+
+
+
Sinh oxidase
+
+
+
+
+
+
+
Sinh β - galactosidase
-
+
+
+
+
-
+
Arginine
-
-
+
+
+
-
-
Lysine
+
+
-
-
+
+
+
Ornithine
+
-
-
-
-
-
+
Sử dụng Citrate
-
-
+
+
+
+
-
Sinh H2S
-
-
-
-
-
-
-
Sinh Urease
-
-
-
-
-
-
-
Tryptophan Deaminase
-
-
-
-
-
-
-
Sinh Indole
+
+
+
+
+
+
+
Voges-Proskauer
-
+
+
+
-
-
-
Gelatinaza
+
+
+
+
-
-
+
D-Glucose
+
-
+
+
+
+
+
D-Mannitol
+
+
-
+
+
-
+
Inositol
-
-
-
+
-
+
-
D-Sorbitol
-
-
+
-
-
+
-
L-Rhamnose
-
-
+
+
-
-
-
Sucrose
-
+
+
+
+
+
-
Melibiose
-
-
-
-
-
+
-
Amygdaline
+
+
-
-
+
+
+
L-Arabinnose
-
-
-
+
-
+
-
NO2
+
+
+
+
+
+
Ghi chú: (+) dương tính; (-) âm tính; Y= màu vàng; G= Màu xanh
+
30
Qua bảng 3.3 cho thấy, các vi khuẩn phân lập đƣợc là vi khuẩn Gram âm, hình
que ngắn, di động, phản ứng dƣơng tính với oxidase và catalase. Tất cả đều phát triển
trên môi trƣờng TCBS, không sinh H2S, Urease và Tryptophan Deaminase. Kết quả
định danh các chủng vi khuẩn phân lập bằng kit định danh API-20E và phần mềm
ABIS trực tuyến [30] cho thấy các chủng có đặc điểm sinh hóa tƣơng đồng cao với các
chủng vi khuẩn Vibrio đã đƣợc công bố. Cụ thể nhƣ sau: NH1 tƣơng đồng với V.
mimicus (92%), NH2 tƣơng đồng với V. anguillarum (91%), NH3 tƣơng đồng với V.
harveyi (76%), NH4 tƣơng đồng với V. parahaemolyticus (94%), NT1 tƣơng đồng với
V. alginolyticus (81%), VN1 tƣơng đồng với V. anguillarum (79%) và VN2 tƣơng
đồng với V. diazotrophicus (86%).
Khi so sánh kết quả định danh sinh hóa của chủng NT1 với chủng V.
alginolyticus đƣợc phân lập từ cá chẽm nuôi lồng bè thƣơng phẩm bị lở loét tại Khánh
Hòa [4], chúng tôi nhận thấy có sự tƣơng đồng cao. Tuy nhiên vẫn có những khác biệt
ở một số đặc điểm sinh hóa: sinh β - galactosidase, sử dụng citrate, phản ứng VogesProskauer, sinh gelatinase và sử dụng sorbitol. Theo những kết quả định danh sinh hóa
V. alginolyticus đã công bố thì vẫn có những khác biệt ở một vài đặc điểm sinh hóa tùy
theo từng chủng cụ thể.
Một so sánh khác cũng cho thấy sự tƣơng đồng rất cao giữa chủng NH4 với V.
parahaemolyticus đƣợc phân lập từ cá bớp bị lở loét tại trại thực nghiệm nƣớc lợ Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ khi giữa hai chủng chỉ khác nhau ở thử nghiệm
sinh β - galactosidase [5].
Khi so sánh kết quả định danh các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc bằng phần
mềm ABIS trực tuyến và khóa phân loại Bergey (1994) dựa vào một số đặc điểm sinh
hóa đã đƣợc xác định bằng kit định danh API-20E, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt
ở một số đặc điểm sinh hóa nhất định: chủng VN2 khi định danh bằng kít API-20E cho
kết dƣơng tính với Glucose và âm tính với Arabinose nhƣng khi định danh theo khóa
phân loại Bergey thì VN2 âm tính với Glucose và dƣơng tính với Arabinose. Tuy có
sự khác biệt giữa hai phƣơng pháp ở một số đặc điểm sinh hóa nhƣng kết quả của hai
phƣơng pháp vẫn khẳng định sự tƣơng đồng cao của các chủng Vibrio phân lập đƣợc
với các chủng Vibrio đã đƣợc công bố.
31
3.2 Kết quả xác định protein màng của các chủng vi khuẩn Vibrio theo phƣơng
pháp điện di SDS - PAGE
Để xác định thành phần protein màng của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc,
chúng tôi tiến hành phƣơng pháp điện di SDS - PAGE. Kết quả đƣợc thể hiện nhƣ hình 3.4:
VN1
NH2
NH1 M
M
NT1 VN2 NH3 NH4
175 kDa
80 kDa
58 kDa
46 kDa
30 kDa
Hình 3.4. Kết quả phân tích protein màng của các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm
bằng phương pháp SDS-PAGE
Kết quả hình 3.4 cho thấy thành phần protein của 7 chủng phân lập có sự tƣơng
đồng rất cao. Tất cả các chủng đều xuất hiện các band protein có khối lƣợng phân tử
khoảng 140, 80, 78, 40 kDa. Đa số các chủng xuất hiện các band 160, 150, 62, 52, 38,
35, 31 kDa. Bên cạnh những band tƣơng đồng thì cũng có một số band khác biệt giữa
các chủng. Band 58 kDa bắt màu rất đậm chỉ xuất hiện ở chủng NH1 và band 36 kDa
chỉ xuất hiện ở chủng NH3. Hai chủng NH2 và VN1 không xuất hiện 2 band protein ở
vị trí 160 và 150 kDa.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các protein có trọng lƣợng phân tử khoảng 52,
48, 43, 38 và 35 kDa là phổ biến ở 5/7 chủng, trong đó có chủng NH3 (nghi ngờ là
V.harveyi). Kết quả này có tính tƣơng đồng cao với nghiên cứu của Yingxue Q. và cs
(2007) khi phân tích kháng nguyên của vi khuẩn V.harveyi, chủng TS-628 cho thấy có
5 band protein có trọng lƣợng phân tử khoảng 52, 47, 43, 38, 35 kDa [25]. Một nghiên
32
cứu khác của Wang Q. và cs (2011) khi xác định và đánh giá khả năng sản xuất
vaccine của một protein màng OmpU từ V. harveyi cho thấy protein màng OmpU có
trọng lƣợng phân tử 35 kDa có khả năng gây đáp ứng miễn dịch cao ở cá bơn [21].
Đây có thể là một ứng cử viên cho việc phát triển vaccine hay kháng thể chống lại
nhiều chủng Vibrio.
Kết quả điện di SDS - PAGE chủng NT1 (nghi ngờ là V. alginolyticus) của
chúng tôi cho thấy có sự tƣơng đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thoa và cs
(2011) khi xác định thành phần protein của các chủng vi khuẩn V. alginolyticus phân
lập từ cá chẽm nuôi ở Khánh Hòa ở các band protein khoảng 75, 68, 62, 55, 38, 32
kDa [4]. Chủng NT1 cũng cho kết quả tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Ding và
cs (2011) khi họ kết luận protein có khối lƣợng phân tử 47 và 38 kDa là phổ biển trong
thành phần Omp của V.alginolyticus [9].
Một nghiên cứu của Ningqiu Li và cs (2010) đã cho thấy OmpK có trọng lƣợng
phân tử trong khoảng 28 - 31 kDa là phổ biến ở các loài Vibrio [15]. Kết quả của
chúng tôi cũng cho thấy sự tƣơng đồng cao với kết quả của nghiên cứu này khi có 6/7
chủng là VN1, NH1, NT1, VN2, NH3, NH4 có band protein ở vị trí khoảng 31 kDa.
Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy chủng NH3 có xuất hiện 1 band protein
ở vị trí khoảng 38 kDa. Kết quả này có sự tƣơng đồng với nghiên cứu của Wang SY và
cs (2003) khi phân tích vai trò của protein màng ngoài của V. anguillarum trong kháng
mật và hình thành màng sinh học. Họ đã xác định một Omp đƣợc tổng hợp với một
lƣợng lớn có trọng lƣợng phân tử 38 kDa [22]. Tuy nhiên, trong kết quả của chúng tôi,
band này còn xuất hiện ở NH1, NT1, VN2 và NH4. Protein này có thể là một ứng cử
viên cho sản xuất vaccine chống lại V. mimicus, V. alginolyticus, V. diazotrophicus và
V. parahaemolyticus.
Một kết quả khác trong nghiên cứu của chúng tôi là chủng NH1 xuất hiện một
band protein khoảng 58 kDa với cƣờng độ màu rất đậm. Band này cũng xuất hiện ở
NH3 và VN2 nhƣng bắt màu rất nhạt. Trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi thì chƣa
thấy kết quả này tƣơng đồng với các báo cáo về protein màng của V. mimicus đã đƣợc
công bố. Do đó, chúng tôi cần có những nghiên cứu sâu hơn trƣớc khi đƣa ra kết luận
về protein này.
Khi quan sát kết quả SDS - PAGE của chủng NH3 (nghi ngờ là V. harveyi),
chúng tôi nhận thấy có một band protein khoảng 36 kDa bắt màu tƣơng đối đậm và
33
không xuất hiện ở các chủng còn lại. Kết quả này có sự khác biệt lớn với kết quả
nghiên cứu của Tang Xiao-Qian và cs (2009) khi họ kết luận Omp 36 kDa là phổ biến ở
6 loài: V. anguillarum, V. ichthyoenteri, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V.
harveyi và V. vulnificus [20]. Một nghiên cứu khác của Wei-ni Z và cs (2008) cũng
khẳng định Omp 36 kDa đƣợc sử dụng nhƣ một dấu hiệu nhận dạng cho các loài vi
khuẩn thuộc giống Vibrio [23]. Sự khác biệt này có thể do sự phân tách protein chƣa tốt
trong thí nghiệm của chúng tôi hoặc do chƣa xác định rõ ràng giữa band 36 và 35 kDa.
Chúng tôi cần thực hiện một số nghiên cứu tiếp theo mới có thể đƣa ra kết luận về
protein này.
Nhìn chung thành phần protein màng của các chủng phân lập có tính tƣơng
đồng rất cao. Có nhiều band xuất hiện ở tất cả hoặc đa số các chủng với sự sai khác
cƣờng độ màu không đáng kể nhƣ các band 80, 78, 52, 43, 38, 35 và 31 kDa. Với kết
quả này, một phần nào đó có thể cho thấy triển vọng lớn trong việc phát triển một loại
vaccine từ protein màng chống lại nhiều chủng Vibrio hay ít nhất là 7 chủng mà chúng
tôi đã phân lập đƣợc hoặc cũng có thể tách chiết các protein này để làm kháng nguyên
sản xuất kháng thể tăng sức đề kháng với Vibrio cho động vật thủy sản.
34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đã phân lập, định danh sinh hóa và lƣu giữ đƣợc 7 chủng vi khuẩn từ cá chẽm
nuôi tại Khánh Hòa gồm: NH1, NH2, NH3, NH4, VN1, VN2, NT1 có các đặc điểm
sinh hóa tƣơng đồng cao với các chủng tƣơng ứng là: V. mimicus, V. anguillarum, V.
harveyi, V. parahaemolyticus, V. anguillarum, V. diazotrophicus và V. alginolyticus.
Thành phần protein màng của 7 chủng có sự tƣơng đồng rất cao ở các band
protein có khối lƣợng phân tử khoảng 140, 80, 78, 52, 46, 43, 40, 38, 35 và 31 kDa.
Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt ở một vài band có khối lƣợng phân tử khoảng 160,
150, 58, 36 kDa.
2 Kiến nghị
Định danh di truyền các chủng vi khuẩn đã phân lập để xác định chính xác từng
chủng vi khuẩn.
Khảo sát các phƣơng pháp tách chiết protein màng để thu đƣợc protein màng
tinh khiết với hàm lƣợng cao hơn.
Nghiên cứu so sánh protein màng giữa các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm
bệnh với các chủng Vibrio chuẩn để kết quả tin cậy hơn.
Nghiên cứu tách chiết những protein màng có tiềm năng nhƣ protein 78, 43, 38
và 31 kDa để làm vaccine hoặc làm kháng nguyên để sản xuất kháng thể trong phòng
trị bệnh cho thủy sản.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.
Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004). Bệnh
học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
2.
Đỗ Thị Hòa, Trần Vĩ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt
Huệ (2008). Các loại bệnh thƣờng gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa
học Công nghệ Thủy sản, số 02, Trƣờng Đại học Nha Trang, trang 16 - 24.
3.
Ngô Thị Giang (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng gây
đáp ứng miễn dịch trên gà đẻ trứng của chủng vi khuẩn Streptococcus iniae phân
lập từ cá chẽm. Đồ án Đại học, Trƣờng Đại học Nha Trang.
4.
Nguyễn Thị Thoa (2011). Độc lực và thành phần protein của các chủng vi khuẩn
Vibrio alginolyticus phân lập từ cá chẽm (Lates calcarifer) bị bệnh lở loét tại các
bè nuôi thương phẩm ở Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Nha Trang.
5.
Nguyễn Thị Thúy An (2013). Phân lập vi khuẩn Vibrio trên cá bớp
(Rachycentron canadum) bị lở loét. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
6.
Viên Đại Phúc (2011). Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates
calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ, Viện
Nghiên Cứu NTTS III, Khánh Hòa.
Tài liệu tiếng Anh
7.
Austin B., Zhang X. H. (2006). Vibrio harveyi: a significant pathogen of marine
vertebrates and invertebrates. Lett Appl Microbiology, 43(2): 119-124.
8.
Bradford M. M. (1976). A rapid and sensitive for the quantitation of microgram
quantitites of protein utilizing the principle of protein-dye binding. Analytical
Biochemistry, 72: 248-254.
9.
Ding T., Tian-long L., Bin-fu X. (2011). Comparative Characteristics of Outer
Membrane Proteins in Bacteria V. vulnificus and V. alginolyticus. Fisheries
Science (Biotechnology Institute, the Fujian Academy of Agricultural Sciences,
Fuzhou 350003, China).
10. Holt J. G., N.R. Krieg, P. H. A. Sneath, J. T. Staley, S. T. Williams (1994).
Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, Ninth Edition. William & Wilkins.
11. Koqa T., Kawata T. (1983). Isolation and characterization of the outer membrane
from Vibrio parahaemolyticus. Journal of General Microbiology, 129(10): 3185-3196.
36
12. Laemmli U. K. (1970). Cleavage of structural protein during the assembly of the
head of Bacteriophage T4. Nature, 227, 680-685.
13. McCarter L. L., Silverman M. (1987). Phosphate regulation of gene expression in
Vibrio parahaemolyticus. Journal of Bacteriology, 169(8): 3441-3449.
14. Ningqiu L., Junjie B., Shuqin W., Xiaozhe F., Haihua L., Xing Y., Cunbin S.
(2008). An outer membrane protein, OmpK, is an effective vaccine candidate for
Vibrio harveyi in Orange-spotted grouper (Epinephelus coioides). Fish Shellfish
Immunology, 25(6): 829-833.
15. Ningqiu L., Zhihui Y., Junjie B., Xiaozhe F., Lihui L., Cunbin S., Shuqin W.
(2010). A shared antigen among Vibrio species: outer membrane protein-OmpK
as a versatile sis vaccine candidate in Orange-spotted grouper (Epinephelus
coioides). Fish & Shellfish Immunology, 28(5): 952-956.
16. Poornima M., Vijaya Kumar R., Santiago T. C., Arasu, A. R. T. (2013).
Recombinant outer membrane protein, Omp26la of Vibrio anguillarum is an
effective vaccine candidate. Journal of Aquatic Biology and Fisheries, 2, pp.
436-440.
17. Sadok Khouadja, Faouzi Lamari, Amina Bakhrouf (2013). Characterization of
Vibrio parahaemolyticus isolated from farmed sea bass (Dicentrarchus labrax )
during disease outbreaks. International Aquatic Research, 5(1): 13.
18. Sobhana, K. S. (2009). Diseases of seabass in cage culture and control measures.
National training on cage culture of seabass, pp. 87-93.
19. Sun K., Zhang W. W., Hou J. H., Sun L. (2009). Immunoprotective analysis of
VhhP2, a Vibrio harveyi vaccine candidate. Vaccine, 27(21): 2733-2740.
20. Tang Xiao-Qian, Zhan Wen-Bin, Zhou Li, Sheng Xiu-Zhen (2009).
Characterization of 36 kDa Outer Membrane Proteins of Six Pathogenic
Species. Periodical of Ocean University of China (The Key Laboratory of
Mariculture, Ministry of Education, Ocean University of China, Qingdao
266003, China).
21. Wang Q., Chen J., Liu R., Jia J. (2011). Identification and evaluation of an
outer membrane protein OmpU from a pathogenic Vibrio harveyi isolate as
vaccine candidate in turbot (Scophthalmus maximus). Letter Appl Microbiology,
53(1): 22-29.
37
22. Wang S. Y., Lauritz J., Jass J., Milton D. L. (2003). Role for the major outermembrane protein from Vibrio anguillarum in bile resistance and biofilm
formation. Microbiology, 149(4): 1061-1071.
23. Wei-ni Z., Li Z., Jing X., Wen-bin Z. (2008). Structural comparison of major
outer membrane proteins of aquatic animal Vibrio sp. Marine Fisheries Research
(The Key Laboratory of Mariculture, Ministry of Education, Ocean University of
China, Qingdao 266003, China).
24. West P. A., Brayton P. R., Bryant T. N., Colwell R. R. (1986). Numerical
Taxonomy of
Vibrios Isolated from Aquatic Environments. International
Journal Of Systematic Bacteriology, 36: 531-543.
25. Yingxue Q, Jun W, Shifeng W, Qingpi Y (2007). Antigenicity analysis of Vibrio
harveyi TS-628 strain. Frontiers of Biology in China, 2(3): 263-267.
26. Yu L. P., Hu Y. H., Sun B. G., Sun L. (2013). Immunological study of the outer
membrane proteins of Vibrio harveyi: insights that link immunoprotectivity to
interference with bacterial infection. Fish & Shellfish Immunology, 35(4): 1293-1300.
27. Zanal Abiddin, Siti Zubaidah and Mohd Yusoff, Sabri Md, Shamsudin,
Shahirudin (2010). Molecular and antigenicity characterisation of sp. isolates
from Asian seabass (Lates Calcarifer), 5th Proceedings of the Seminar on
Veterinary Sciences. Serdang, Selangor, 5-8 January 2010. University Putra Malaysia.
Tài liệu internet
28. http://www.assay-protocol.com/molecular-biology/electrophoresis/denaturing-page
29. http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Lates_calcarifer/en
30. http://www.tgw1916.net/bacteria_.html
31. https://www.lifetechnologies.com
PHỤ LỤC A
Dựng đƣờng chuẩn Albumin (BSA) và xác định hàm lƣợng protein trong dịch tách chiết.
1. Bảng kết quả đo OD595 cho BSA chuẩn
Lần 1
Kết quả OD595
Lần 2
0
1,330
10
Nồng độ
BSA (µg/ml)
Lần 3
Trung bình
OD
ΔOD
1,328
1,342
1,333
0,000
1,361
1,361
1,361
1,361
0,028
20
1,391
1,394
1,405
1,396
0,063
30
1,433
1,420
1,444
1,432
0,099
40
1,467
1,452
1,473
1,464
0,131
50
1,498
1,487
1,487
1,490
0,157
60
1,517
1,528
1,528
1,524
0,191
70
1,538
1,522
1,546
1,535
0,202
80
1,551
1,553
1,551
1,551
0,218
90
1,612
1,601
1,627
1,613
0,280
100
1,660
1,665
1,637
1,654
0,321
2. Đồ thị đƣờng chuẩn BSA với OD595
Đồ thị đƣờng chuẩn BSA
0.35
0.3
0.25
OD
0.2
y = 0,003x + 0,001
R² = 0,987
0.15
0.1
0.05
0
0
50
100
Nồng độ protein (µg/ml)
150
3. Bảng kết quả đo OD xác định hàm lƣợng protein màng với OD595
Kết quả OD595
OD Trung bình
ΔOD
1,197
1,184
0
1,872
1,793
1,832
0,648
NT1
1,433
1,526
1,479
0,295
NH2
1,485
1,945
1,715
0,531
VN1
2,033
2,016
2,024
0,840
VN2
1,441
1,561
1,501
0,317
NH3
1,954
1,931
1,942
0,758
NH4
1,642
1,755
1,698
0,514
Chủng
Lần 1
Lần 2
ĐC
1,171
NH1
PHỤ LỤC B
Cách pha các dung dịch hóa chất cho nghiên cứu
1. Monomere solution( 40%)
Acrylamide (FW 71,08)
: 10g
Bis-acrylamide (FW 154,2) : 0,2g
Nƣớc cất cho đến 25ml
Giữ đƣợc 3 tháng trong tối ở 4oC
(Acrylamide là chất độc thần kinh, khi thao tác phải cẩn thận)
2. 4X Resolving gel buffer (0,5M Tris HCl, pH 8,8)
Tris base (FW 121,1) : 1,815g
Nƣớc cất thêm 7,5ml
Chỉnh pH 8,8 với HCl đậm đặc
Thêm nƣớc cất đến 10ml
Giữ đƣợc 3 tháng trong tối ở 4oC
3. 4X Stacking gel buffer (0,5 Tris HCl, pH 6,8)
Tris base (FW 121,1) : 1,5g
Nƣớc cất thêm 20 ml
Chỉnh pH 6,8 với HCl đậm đặc
Thêm nƣớc cất đến 25ml
Giữ đƣợc 3 tháng trong tối ở 4oC
4. SDS 10%
SDS 2,5g
Nƣớc cất cho đến 25ml
Giữ đƣợc 6 tháng ở nhiệt độ phòng
5. Ammonium persulfate
Ammonium persulfate 0,2g
Nƣớc cất cho đến 2ml
Pha để dùng ngay không để lại
6. 2X Treatment buffer
4X Stacking gel buffer 2,5ml
SDS 10% 4ml
Glycerol
2ml
Dithiothreitol (DTT) ( FW 154,2)
0,31g
Bromophenol Blue 0,002g
Thêm nƣớc cất cho đến 10ml
Chia nhỏ thành các thể tích 0,5 ml giữ đƣợc trong 6 tháng ở -20oC
7. Tank buffer (0,025M Tris HCl; 0,192M Glycine; 0,1% SDS; pH 8,3)
Tris (FW 121,1)
3,028g
Glycine
14,413g
SDS
1g
Nƣớc cất cho đến 1 lít
Giữ đƣợc 1 tháng ở nhiệt độ phòng
8. Resolving gel 15%
Monomere 40%
3,8 ml
4X Resolving gel
2,5 ml
SDS 10%
0,1 ml
Nƣớc cất
3,6 ml
APS 10%
100 µl
TEMED
10 µl
9. Stacking gel 5%
Monomere 40%
1,3 ml
4X Stacking gel
2,5 ml
SDS 10%
0,1 ml
Nƣớc cất
6,2 ml
APS 10%
50 µl
TEMED
10 µl
10. Dung dịch nhuộm gel (Staining solution)
Coomassie Brilliant Blue G- 250: 0,025g
Methanol:
40 ml
Acid acetic : 10 ml
Bổ sung nƣớc cất vừa đủ 100 ml
11. Dung dịch rửa màu
Methanol :
40 ml
Acid acetic : 10 ml
Nƣớc cất vừa đủ 100 ml
12.Thuốc thử Bradford
Hòa tan 0,01g Coomassive Brilliant Blue G-250 vào 5 ml ethanol 96%, sau đó
thêm 10 ml H3PO4 85% rồi định mức lên đến 100 ml bằng nƣớc cất.
[...]... uốn cong và bắt màu đỏ hồng đặc trƣng của nhóm vi khuẩn Gram âm Những đặc điểm này đều giống với đặc điểm của các chủng vi khuẩn đã đƣợc công bố [1], [24] Hình 3.3 Nhuộm Gram vi khuẩn Để định danh các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc, ngoài các đặc điểm về hình thái cần tiến hành kiểm tra các đặc điểm sinh hóa Đặc điểm sinh hóa của các chủng đƣợc xác định bằng một số thử nghiệm sinh hóa và kit định danh... cơ thể, đặc biệt xuất huyết lở loét trên mô da và cơ, phần mô xung quanh hậu môn ửng đỏ và vi m đƣợc thu từ các trại giống và lồng nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Phân lập các chủng vi khuẩn Vibrio từ cá chẽm Xác định đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh hóa của các chủng phân lập đƣợc Tách chiết protein màng của các chủng phân lập đƣợc Phân và so củacứu các Hình... Microsoft Excel đƣợc sử dụng để phân tích, xử lý số liệu và vẽ đồ thị 27 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định một số đặc điểm sinh hóa của các chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm 3.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Phân lập đƣợc 7 chủng vi khuẩn từ mẫu cá chẽm (Lates calcarifer) có dấu hiệu bệnh lý Vibriosis Trên môi trƣờng TCBS, sau 24h, ở 37oC vi khuẩn phát triển thành các khuẩn lạc (hình 3.1) với các. .. mịn mịn Vàng Vàng Vàng Xanh Hình 3.1 Hình dạng khuẩn lạc trên môi trường TCBS Các khuẩn lạc rời trên môi trƣờng TCBS (hình 3.1) đƣợc cấy chuyền sang môi trƣờng NA bổ sung 2% NaCl (hình 3.2) để xác định các đặc điểm sinh hóa 28 Hình 3.2 Hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn trên môi trường NA bổ sung 2% NaCl 3.1.2 Đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được Kết quả nhuộm Gram các chủng vi khuẩn. .. catalase, hóa chất nhuộm Gram, môi trƣờng tổng hợp bổ sung 2% NaCl (TSA, TSB, NA, NB) 21 b Phƣơng pháp tiến hành Đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ cá chẽm đƣợc xác định bằng phƣơng pháp nhuộm Gram Các chủng vi khuẩn Gram âm sẽ đƣợc tiếp tục kiểm tra bằng hai phản ứng catalase và oxidase Để kiểm tra hoạt tính catalase của vi khuẩn, nhỏ một giọt H2O2 30% vào tâm khuẩn lạc... không muối (NaCl) và không sinh H2S Phần lớn các loài Vibrio sống hoại sinh, chỉ một số ít có khả năng lây bệnh cho ngƣời Một số chủng Vibrio có khả năng tiết hemolysine làm tan hồng cầu gây ngộ độc Chúng sống trong nƣớc ấm và bùn lắng ở đầm hồ và vùng nƣớc lợ ven biển Vi khuẩn bám vào chitin của cua và các loại thân mềm, tồn tại trong thịt hay nội tạng của tôm, cua… Đặc 11 trƣng của loài Vibrio là khả... cứu khác của Sadok Khouadja và cs (2013) cho thấy độc lực của các chủng V parahaemolyticus phân lập từ cá chẽm bệnh ở các trang trại ở Tunisia là rất nguy hiểm với liều gây chết 50% (LD50) dao động từ 3,52 x 104 và 2,29 x 106 cfu/g cá [17] Các dấu hiệu bệnh Vibriosis ở cá cũng tƣơng tự nhƣ những bệnh khác do vi khuẩn gây ra Bệnh thƣờng bắt đầu với các dấu hiệu là cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, xung huyết các vây,... triển vaccine chống lại chính các chủng vi khuẩn này để phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 14 Theo kết quả phân tích thành phần protein màng của các chủng Vibrio alginolyticus phân lập từ cá chẽm bị bệnh lở loét tại các bè nuôi thƣơng phẩm ở Khánh Hòa [4] cho thấy thành phần protein của 4 chủng V alginolyticus là tƣơng tự nhau với các band protein có khối lƣợng phân tử lần lƣợt là 106; 92;... một vai trò quan trọng trong sự tƣơng tác giữa vi khuẩn và ký chủ và là một “ứng cử vi n” tiềm năng để phát triển vaccine chống lại V harveyi [14] Zanal Abiddin và cs (2010) đã nghiên cứu phân tử và đặc tính kháng nguyên của hai loài Vibrio (V fluvialis và V mimicus) phân lập từ cá chẽm châu Á Kết quả của nghiên cứu cho thấy đối với V fluvialis, các kháng nguyên protein màng ngoài quan trọng nhất của. .. sinh trùng này bám vào mang cá, cá bị nhiễm bệnh biếng ăn thiếu máu và chậm lớn Cá con bị nhiễm nặng có thể chết nhanh trong hai, ba ngày [18] 1.4 Vi khuẩn Vibrio và bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển 1.4.1 Tổng quan về Vibrio spp Hệ thống phân loại: Khóa phân loại của Bergey (1994) Ngành : Proteobacteria Lớp : Gamma Proteobacteria Bộ : Vibrionales Họ : Vibrionaceae Giống : Vibrio Loài: V parahaemolyticus, ... điểm sinh hóa so sánh protein màng chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) Các nội dung đề tài: Phân lập xác định số đặc điểm sinh hóa chủng vi khuẩn Vibrio từ cá. .. chống lại vi khuẩn Vibrio Mục đích nghiên cứu xác định số đặc điểm sinh hóa chủng Vibrio phân lập từ cá chẽm nuôi Khánh Hòa so sánh protein màng chủng phân lập đƣợc Một số đặc điểm sinh hóa chủng. .. cứu Phân lập chủng vi khuẩn Vibrio từ cá chẽm Xác định đặc điểm hình thái đặc điểm sinh hóa chủng phân lập đƣợc Tách chiết protein màng chủng phân lập đƣợc Phân so củacứu Hình tích 2.1 Sơ đồ sánh