1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY học THEO CHỦ đề bảo vệ sức KHỎE để CUỘC SỐNG ý NGHĨA hơn

20 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 298,01 KB

Nội dung

4. Chủ đề 4: BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỂ CUỘC SỐNG Ý NGHĨA HƠN (6 tiết) A. Mục tiêu: Học xong chủ đề này HS có khả năng: - Nêu được ý nghĩa của sức khỏe với cuộc sống con người. - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người như: môi trường sống bị ô nhiễm, ăn uống không đúng cách và thực phẩm không an toàn, thói quen không tốt cho sức khỏe trong đời sống con người, dịch – bệnh,... - Trình bày và vận dụng được một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người trong đời sống hàng ngày. - Phát triển năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực trình bày, biểu đạt, năng lực hợp tác,... - Có ý thức chăm sóc, giữ gìn sức khỏe để có một tinh thần thoải mái, lạc quan, và học tập, lao động sản xuất tốt hơn. B. Nội dung chính của chủ đề 1. Ý nghĩa của sức khỏe với cuộc sống con người 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người 3. Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe con người C. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - SGK các môn Sinh học 8, 9; Vật lí 8; Công nghệ 6 - Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 - Bản chiếu 1, 2 - Tài liệu phát tay - Máy chiếu đa phương tiện - Giấy A0, bút dạ, kéo, băng dính,... 2. Chuẩn bị của HS - Các kiến thức đã học về sức khỏe người và kinh nghiệm sống - Thiết bị chụp ảnh, ghi âm để thực hiện dự án học tập D. Gợi ý hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp dạy học: Với định hướng HS tự học theo sự hỗ trợ của GV và sự giúp đỡ, hợp tác nhóm của bạn bè; HS có khả năng hình thành các năng lực như thu thập và xử lí thông tin, đánh giá tình huống, đề xuất giải pháp, vận dụng vào đời sống thực,... thông qua các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như dự án, hoạt động nhóm, ... 1 - Hình thức dạy học có thể kết hợp dạy học nội khóa hoặc kết hợp ngoại khóa để tăng vốn hiểu biết và rèn kĩ năng cho các em trong điều kiện thực tế cuộc sống xung quanh các em. E. Gợi ý các hoạt động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiểu về ý nghĩa của sức khỏe đối với con người - GV chia cả lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-6 em; Trong nhóm có sự phân công: nhóm trưởng, thư kí, người diễn trình, người phụ trách “hậu cần”. - GV phát PHIẾU HỌC TẬP 1 cho mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của phiếu học tập 1, tóm tắt các ý trả lời trên giấy A0 (gợi ý trình bày theo sơ đồ tư duy, sơ đồ,...) - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Kết luận: Chỉ những ai có sức khỏe mới có cuộc sống thể chất và tinh thần thoải mái. Sức khỏe của cá nhân tạo nên sức khỏe của tập thể, của cộng đồng, của đất nước và xã hội. Theo WHO, chỉ có 10% sức khỏe con người phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc y tế, 50% phụ thuộc vào lối sống, 20% là do di truyền và 20% là do điều kiện môi trường. Một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc khỏe mạnh về tinh thần còn phải khỏe mạnh tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ hệ vận động tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,... Hoạt động 2. Tìm hiểu về điều kiện môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS. Trong nhóm có sự phân công: nhóm trưởng, thư kí, người diễn trình, người phụ trách “hậu cần” (Lưu ý: trong mỗi nhóm nên luân chuyển vai trò của các thành viên nhóm) - Các nhóm thảo luận trả lời yêu cầu: Hãy nêu những điều kiện môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người. - GV tóm tắt lại 4 điều kiện môi trường sống ảnh hưởng chính tới sức khỏe như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn và thực phẩm không an toàn. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện PHIẾU HỌC TẬP 2 - GV phát tài liệu phát tay - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, khuyến khích các nhóm HS thuyết trình kết quả thông qua tranh ảnh, video clip, đóng kịch,... 2 Kết luận: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường sống không tốt như: không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn và thực phẩm không an toàn. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt sang ý tiếp theo: Sức khỏe của chúng ta, hàng ngày, hàng giờ đang phải đối mặt với những điều kiện môi trường không đảm bảo chất lượng? Đó đã phải là vấn đề duy nhất mà sức khỏe phải đối mặt không? Hoạt động 3. Thảo luận về một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục ảnh hưởng đến sức khỏe con người - HS thảo luận theo cặp đôi: Kể tên các bệnh lây truyền qua đường sinh dục phổ biến. - GV mời một vài cặp trả lời, các em khác nghe và đặt câu hỏi. - GV chốt lại tên 3 bệnh lây truyền qua đường sinh dục chính là: bệnh lậu, bệnh giang mai, HIV/AIDS. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS. Trong nhóm có sự phân công: nhóm trưởng, thư kí, người diễn trình, người phụ trách “hậu cần”. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện PHIẾU HỌC TẬP 3 - GV mời 3 nhóm đại diện tìm hiểu cho 3 loại bệnh để trình bày trước lớp. - Các HS khác nghe, bổ sung và hỏi; đại diện các nhóm trả lời. Kết luận: Lậu, giang mai, HIV/AIDS là các bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Người mắc bệnh lậu có thể dẫn tới vô sinh. Người mắc bệnh giang mai không được chữa trị sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tổn thương các phủ tạng và thần kinh. Người bị nhiễm HIV mất khả năng chống bệnh và chắc chắn dẫn đến tử vong. Cần chủ động phòng tránh bị lây nhiễm và làm lây nhiễm bệnh cho người khác. Hoạt động 4. Thảo luận về một số bệnh và tật di truyền ở người ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Động não cá nhân: kể tên các bệnh và tật di truyền ở người mà em biết. - GV mời một vài em trả lời, các em khác nghe và bổ sung. 3 - GV ghi bảng các ý kiến của HS và chốt lại các bệnh di truyền: bệnh đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh; tật di truyền: khe hở môi – hàm, mất một số ngón tay, bàn tay nhiều ngón, bàn chân mất ngón và dính ngón,... - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS. Trong nhóm có sự phân công: nhóm trưởng, thư kí, người diễn trình, người phụ trách “hậu cần”. - GV giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện PHIẾU HỌC TẬP 4 - GV mời 2 nhóm đại diện tìm hiểu cho bệnh và tật di truyền để trình bày. - Các HS khác nghe, bổ sung và hỏi; đại diện các nhóm trả lời. Kết luận: Các đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người mắc bệnh hay tật di truyền đều bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Hoạt động 5. Tìm hiểu về chế độ ăn uống và chất lượng thực phẩm - Động não cá nhân: HS trả lời câu hỏi: Hàng ngày, chế độ ăn, uống và chất lượng thực phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta không? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe chúng ta? - HS suy nghĩ và trả lời - GV ghi các ý kiến của HS Kết luận: Cần cung cấp một khẩu phần ăn hợp lí: đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng, để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Cần đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, khi chế biến và bảo quản. Thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Tiểu kết hoạt động 2,3,4,5. GV yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. GV sử dụng BẢN CHIẾU 1 để HS đối chiếu. Hoạt động 6. Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ sức khỏe con người GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động này bằng phương pháp Học theo dự án. Từ chủ đề lớn là “Biện pháp bảo vệ sức khỏe con người” các nhóm thảo luận, lập sơ đồ tư duy để hình thành các tiểu chủ đề. Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bổ sung. 4 GV tiểu kết và chốt lại các tiểu chủ đề của dự án như sau: GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tiếp theo như sau: Bước 1. Lập kế hoạch * Lựa chọn chủ đề: Sau khi đã thống nhất được các tiểu chủ đề, GV yêu cầu HS lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và yêu cầu các HS cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm. Lúc này tiểu chủ đề các em chọn là vấn đề nghiên cứu của cả nhóm, tên của tiểu chủ đề chính là tên dự án. Các nhóm sẽ bầu nhóm trưởng để điều hành các bước hoạt động tiếp theo của nhóm. * Lập kế hoạch: Các em sẽ thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án. GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến dự án nhằm giải quyết trả lời câu hỏi nghiên cứu. Sau khi xây dựng được qui mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm theo mẫu sau: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Tên dự án: ....... Nhóm: .... Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm 5 GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày ké hoạch thực hiện của nhóm, các nhóm khác và GV bổ sung ý kiến, HS chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch. Bước 2: Thực hiện dự án * Thu thập thông tin: các HS tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu của dự án. Các nguồn cung cấp thông tin như: phỏng vấn các đối tượng, từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. HS sẽ cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ như phiếu phỏng vấn, máy ảnh, máy ghi âm,... * Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được cần được tiến hành xử lí, có thể sử dụng bảng hay biểu đồ để giải thích dữ liệu; các tranh ảnh cần được chọn lọc, bình luận; các số liệu cần được so sánh, bình luận, giải thích. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Có thể xin ý kiến GV, cần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án. Bước 3. Tổng hợp kết quả * Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. * Trình bày báo cáo kết quả: Các nhóm phân công các thành viên tham gia trình bày báo cáo dưới các hình thức như: bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, hát, múa,..), trưng bày triển lãm, powerpoint,... Báo cáo thường bao gồm: + Tên dự án: + Lí do nghiên cứu + Mục tiêu dự án + Các hoạt động tìm hiểu + Dữ liệu và bàn luận + Kết luận + Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án * Đánh giá rút kinh nghiệm: Sau khi trình bày báo cáo, các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau và nhìn lại quá trình thực hiện dự án; GV đánh giá các nhóm. Tiểu kết hoạt động 6 - Mỗi nhóm dự án sẽ tổng kết các kết quả nghiên cứu được bằng sơ đồ tư duy mà trung tâm sơ đồ chính là tên của dự án. - Các nhóm trao đổi với nhau sơ đồ tư duy của nhóm mình để các nhóm khác góp ý và học tập. 6 - Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và trình bày sơ đồ tư duy của nhóm - Từ sơ đồ tư duy của các nhóm, GV tổng hợp lại thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người (Gợi ý BẢN CHIẾU 2) Kết luận: Các biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người như: - Hạn chế ô nhiễm môi trường sống: + Hạn chế ô nhiễm không khí + Hạn chế ô nhiễm nguồn nước + Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn + Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện Luật BVMT - Chế độ ăn uống hợp lí và sử dụng thực phẩm an toàn + Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và muối khoáng + Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn + Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mua sắm + Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến + Đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản - Vệ sinh các hệ cơ quan + Vệ sinh hệ vận động + Vệ sinh tim mạch + Vệ sinh hô hấp + Vệ sinh tiêu hóa + Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu + Vệ sinh da + Vệ sinh hệ mắt + Vệ sinh hệ thần kinh + Tránh lây nhiễm bệnh qua đường sinh dục F. Gợi ý về đánh giá GV đánh giá HS về: năng lực thu thập và xử lí thông tin của HS; năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện dự án,... 7 Có thể đánh giá HS thông qua các yêu cầu như: - Hãy tuyên truyền bằng khẩu hiệu: + Cùng suy ngẫm, nêu lên các khẩu hiệu tuyên truyền về tác hại của môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe; nêu các khẩu hiệu kêu gọi các HS khác cùng hưởng ứng luyện tập bảo vệ sức khỏe. + Với sự giúp đỡ của GV, các em hãy tổ chức tuyên truyền cho các HS khác biết. - Trưng bày: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về các biện pháp bảo vệ sức khỏe lên giấy khổ to, xin ý kiến GV về ý tưởng trưng bày sản phẩm với các bạn, cùng thảo luận. PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan Môn Sinh học lớp 8 - Bài 10. Mục III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ - Bài 11. Mục III. Vệ sinh hệ vận động - Bài 18. Mục II. Vệ sinh tim mạch - Bài 22. Vệ sinh hô hấp - Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa - Bài 34. Vitamin và muối khoáng - Bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống: Nguyên tắc lập khẩu phần - Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Bài 42. Vệ sinh da - Bài 50. Vệ sinh mắt - Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh - Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục - Bài 65. Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Môn Sinh học lớp 9 - Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người - Bài 54. Ô nhiễm môi trường - Bài 55. Ô nhiễm môi trường sống - Bài 61. Luật BVMT Môn Vật lý lớp 9 - Bài 49. Mắt cận và mắt lão Môn Công nghệ lớp 6 - Bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Các phiếu học tập 8 PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Tại sao nói sức khỏe là “kho báu” vô giá mà tự nhiên ban tặng cho mỗi người? 2. Sức khỏe của mỗi người phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3. Thế nào là một cơ thể khỏe mạnh? PHIẾU HỌC TẬP 2 - Mỗi nhóm chọn 1 trong 4 điều kiện môi trường sống: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, thực phẩm không an toàn. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Thực trạng của điều kiện môi trường sống đó; + Nguyên nhân gây nên thực trạng đó; + Ảnh hưởng của môi trường đó tới sức khỏe con người như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP 3 - Mỗi nhóm chọn 1 trong 3 bệnh: bệnh lậu, bệnh giang mai, HIV/AIDS. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi trên giấy A0: + Tên sinh vật gây bệnh là gì và đặc điểm sống của sinh vật đó? + Triệu chứng bệnh thế nào? + Con đường truyền bệnh? + Tác hại của bệnh như thế nào? + Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với bệnh đó là gì? PHIẾU HỌC TẬP 4 - Mỗi nhóm chọn nghiên cứu về bệnh di truyền hoặc nghiên cứu về tật di truyền ở người. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi trên giấy A0 (kĩ thuật khăn trải bàn): + Đặc điểm của bệnh/tật? + Nhận biết dấu hiệu bên ngoài của bệnh/tật? 9 + Nguyên nhân gây bệnh/tật? + Bệnh/tật di truyền ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 3. Các bản chiếu BẢN CHIẾU 1 10 BẢN CHIẾU 2 4. Tài liệu phát tay 4.1. Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. 11 Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Environmental Research Letters, cho biết ô nhiễm không khí do con người gây ra có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 2 triệu người trên thế giới mỗi năm. Theo nghiên cứu trên, ước tính có khoảng 470.000 người bị chết mỗi năm do sự gia tăng lượng khí ozone, khoảng 2,1 triệu ca tử vọng do sự gia tăng các hạt vật chất nhỏ bé trong không khí có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và bệnh đường hô hấp khác, mà các sự gia tăng này đều do con người gây ra. Nhà khoa học Jason West thuộc Đại học Bắc Carolina, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một trong những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, và trong số các ca tử vong vì nguyên 12 nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm nhiều nhất do có dân số đông và mức đô ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây tại Đức đã cho thấy ô nhiễm không khí và tiếng ồn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim cho con người. 4.2. Ô nhiễm môi trường nước Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. 4.3. Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Tiếng ồn là những âm thanh khó chịu ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm lan truyền trong môi trường đàn hồi. Dao dộng của tiếng ồn phụ thuộc vào áp suất âm và cường độ âm. Đơn vị tính là Db (Đêxiben). Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản. 13 Do nguồn gốc thiên nhiên: Do hoạt động của núi lửa và động đất.Tuy nhiên đây chỉ là 1 nguyên nhân thứ yếu mà thôi. Bởi do chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn, hơn nữa nó chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất.Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra 1 cách ngẫu nhiên. Do nguồn gốc nhân tạo: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn. Giao thông: Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Bên cạnh đó, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố của Việt Nam là khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể. Máy bay cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua.Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu 1 tần số âm thanh không nhỏ.Vì vậy, nên di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn. Xây dựng: Hiện nay, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là 1 nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Công nghiệp và sản xuất: Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay,việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu.Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất và của 1 số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao. Sinh hoạt: Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh,nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu. Tác hại của tiếng ồn Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn. • 14 • Tác động đến các cơ quan khác: + Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. + Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. + Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày 4.4. Thực phẩm không an toàn Trong những năm gần đây, một loạt vấn đề có liên quan đến thực phẩm làm cho cộng đồng thế giới lo ngại như tồn dư chất Dioxin trong sản phẩm gia súc ở Bỉ, thịt lợn đóng hộp bị nhiễm Listeria ở Pháp, dịch bệnh “bò điên”, dịch “lở mồm long móng”, dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây lan sang người xuất hiện ở một số quốc gia Châu Á và trên thế giới, sữa bột kém chất lượng gây tử vong hàng loạt trẻ em ở Trung Quốc. Hiện nay vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là một vấn đề nhức nhối. Năm 2010, các nước Châu Âu đã phát hiện thêm những nguy cơ của chất màu tổng hợp mà trước đây được dùng trong chế biến thực phẩm . Một số chất thuộc nhóm phtalat dùng để tạo độ đục cho các sản phẩm thực phẩm đang được phát hiện: monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP), diethylhexyl phtalate (DEHP), diisodeyl phtalate (DIDP) là những chất có nguy cơ gây vô sinh và ung thư. Việc lạm dụng các chất phụ gia trong chế biến thực phẩm ngày càng tăng gây nguy cơ ngộ độc trường diễn đối với con người là rất lớn. Các vụ ngộ độc thực phẩm ở trên thế giới vẫn xảy ra và nguy cơ lớn nhất là ngộ độc hóa chất do dùng phụ gia thực phẩm từ các hóa chất công nghiệp Gần đây một số nghiên cứu cho thấy parabens có thể gây xáo trộn ESTROGEN, parabens là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi với vai trò làm chất bảo quản trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm. Các hợp chất parabens và muối của chúng được sử dụng chủ yếu nhờ vào đặc tính kháng vi khuẩn và kháng nấm. Parabens sử dụng trong dầu gội đầu, gel cạo râu, kem đánh răng, thực phẩm, dược phẩm. Parabens có thể gây kích ứng da trên những người hay bị dị ứng . Parabens cũng tìm thấy trong các ung bướu vú , do vậy các nhà nghiên cứu khuyên rằng nên thận trọng khi dùng các sản phẩm có chứa parabens tuy nghiên vẫn còn gây nhiều tranh cãi về vấn đề này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy rằng tiếp xúc với parabens sẽ tác động lên sự tiết testerone cũng như những chức năng tổng quát về hệ 15 sinh sản ở chuột đực tuy nhiên đây chỉ là thử nghiệm trên động vật nhưng cũng cần phải lưu ý đề phòng việc ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho biết khi thoa các mỹ phẩm có chứa methyparaben lên da thì chúng có thể phản ứng với tia UVB làm cho da bị lão hóa một cách nhanh chóng đồng thời sẽ gây tổn hại DNA.Vì nghi án parabens gây ưng thư cho nên các nhà y học khuyên người tiêu dùng nên hướng đến các sản phẩm không chứa parabens. Nhiều bệnh do thực phẩm gây ra do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật, từ thức ăn bị biến chất, từ bản thân thức ăn có sẵn chất độc, từ thức ăn bị ô nhiễm hóa học như các chất phụ gia, các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, các hóa chất độc khác, trong số các nguyên nhân gây mất an toàn phải kể đến ô nhiễm vi sinh vật là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh do thực phẩm. Những vấn đề đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà gây thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân bao gồm giảm thu nhập, giảm nhân lực, giảm sút khả năng sản xuất thực phẩm, giảm du lịch và giảm xuất khẩu. Ngộ độc thức ăn do vi sinh vật vẫn ngày càng tăng ở nhiều nước trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã thấy rằng các loại thực phẩm chín được chế biến sẵn ăn ngay đã và đang có nhiều nguy cơ gây bệnh cao. Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organisation) thông báo, những người bán thức ăn trên đường phố và kinh doanh các loại thức ăn nhanh (fast foods) ở nhiều nước đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp thức ăn cho xã hội, là nguồn thu nhập đáng kể của một số gia đình lao động ở các đô thị. Việc sử dụng các loại thực phẩm chín chế biến sẵn rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian, cần thiết cho người làm công ăn lương, những người không có đủ thời gian chuẩn bị ăn sáng tại nhà hoặc về nhà nấu ăn trưa, tiện lợi cho khách vãng lai, khách du lịch, giá cả rẻ hơn nhà hàng khách sạn, phù hợp với mọi đối tượng. Các loại thức ăn đường phố thường hấp dẫn về hình thức, màu sắc, hương vị, nhưng nhìn chung đều kém chất lượng về VSATTP do điều kiện vệ sinh môi trường kém, thiếu nước sạch, thiếu phương tiện phục vụ, kỹ thuật chế biến chưa đảm bảo, hiểu biết về vệ sinh thực phẩm thấp. Loại hình cung cấp thực phẩm này là một hiện tượng kinh tế -xã hội, nó vừa mang lợi ích không thể phủ nhận cho cộng đồng, nhưng đồng thời cũng tiềm tàng các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng vì ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây nên không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân, bao gồm giảm thu nhập, giảm nhân lực, giảm sút khả năng sản xuất thực phẩm, giảm du lịch, xuất khẩu và hội nhập. 16 Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 1,3 tỷ người bị tiêu chảy, trong đó 70% nguyên nhân do sử dụng thực phẩm bị nhiễm bẩn gây ra. Năm 1998, ở Nhật Bản có khoảng 11.970 vụ ngộ độc thức ăn với 33.989 người mắc. Ở Australia trung bình mỗi ngày khoảng 11.500 người bị bệnh cấp tính do ăn uống gây ra. Tại Mỹ, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC): thì có khoảng 5% dân số bị ngộ độc thực phẩm trong năm, như vậy mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người bị ngộ độc và phải chi phí vài tỷ đô la cho công tác cứu chữa. Ở Canada có trên 2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm trong năm, tức là cứ 11 người dân thì có 1 người mắc. Trong những trường hợp ngộ độc trên, 85% là thức ăn bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê trong 10 năm gần đây xác định các yếu tố nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại Trung Quốc cho thấy 93,24% là nguyên nhân do vi khuẩn, chỉ có 6,76% là do các yếu tố hóa học Các nước Thái Lan, Ấn Độ, Philippin có khoảng 100 người vào viện hàng ngày do nguyên nhân sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo thống kê của Cơ quan Y tế Manila (Philippin): tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân gây bệnh tật chính với tổng số 19.498 ca (năm 1997) và 19.598 ca ( năm 1998) Theo ước tính của WHO, có khoảng 10% số ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận trong báo cáo của các nước có hệ thống báo cáo ngộ độc thực phẩm bắt buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2000) đó cho biết, hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hằng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em Theo dõi, tổng kết trong nhiều năm người ta đã thống nhất nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm trong ăn uống là do vi khuẩn qua đường thực phẩm. Ỉa chảy có rất nhiều nguyên nhân và thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường ruột như virut (Rotavirus), vi khuẩn (E.coli, tả, lị, thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu khuẩn…) và ký sinh trùng (giun, sán…), bệnh thường lây nhiễm qua nguồn nước, thực phẩm, vật dụng với những người tiếp xúc hoặc ăn uống thiếu vệ sinh Các vụ ngộ độc thực phẩm ở trên thế giới vẫn xảy ra và nguy cơ lớn nhất là ngộ độc hóa chất do dùng phụ gia thực phẩm từ các hóa chất công nghiệp. Chính vì có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra nên hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế ngày càng bắt buộc tuân thủ chặt chẽ theo hướng tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu toàn cầu, 17 các tổ chức quốc tế đang xúc tiến và tăng cường hoạt động nhằm thống nhất các tiêu chuẩn, các nguyên tắc quản lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn. Các CT, các hệ thống quản lý và các quy chuẩn được thiết kế riêng cho lĩnh vực thực phẩm như GMP, HACCP, GHP, ISO 22000, GAP...đang được các doanh nghiệp và các quốc gia nghiên cứu áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Tình trạng sử dụng hóa chất diệt nấm để bảo quản hoa quả cũng rất đáng báo động: Trong nho và lừu nhập từ Trung Quốc có chứa chất Carbendazim , chất nàylà một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim. Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan BVMT Hoa Kỳ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu Ở Việt Nam: Thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động. Ngộ độc thực phẩm cấp tính trong những năm qua vẫn có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê từ 63 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trên cả nước, tổng số vụ ngộ độc thực phẩm từ năm 2004 đến năm 2010 là 1351 vụ, tổng số người tử vong lên tới 330 trong số 41.770 người mắc, trong số đó có 889 vụ do dư lượng hoá chất. Có nhiều nguyên nhân gây NĐTP nhưng đáng chú ý là do thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến. Theo thống kê về tình hình ngộ độc thực phẩm của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2012 cho thấy: Bảng 1: Tình hình NĐTP và chết do NĐTP giai đoạn 2007 – 2012 Chỉ số TT Năm Vụ ngộ độc (vụ) Số mắc (người) Chết (người) 1 2007 247 7.329 55 2 2008 205 7.828 61 3 2009 152 5.212 35 4 2010 175 5.664 51 18 5 2011 148 6 2012 ( 6 tháng 89 đầu năm) 4.700 27 2496 18 ( Số liệu từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế cung cấp) Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn quốc ghi nhận có 89 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 2.496 người mắc, 1.950 người đi viện và 18 người chết. Số vụ NĐTP lớn (≥ 30 người) là 16 vụ. Vụ NĐTP xảy ra tập trung tại gia đình 58,4% (52 vụ) và bếp ăn tập thể 14,6% (13 vụ). Nguyên nhân gây ra vụ NĐTP chính là vi sinh vật 46,0% (41 vụ), độc tố tự nhiên là 22,5% (20 vụ), hóa chất 9% (8 vụ). Bảng2 : Ngộ độc tại gia đình Chỉ số 6 tháng năm 2011 6 tháng năm 2012 So sánh tăng/giảm Số vụ 34 52 +18 Số mắc 193 690 +497 Số đi viện 154 500 +346 Số tử vong 9 18 +9 Bảng3 : Thực phẩm sử dụng trong các vụ ngộ độc 6 tháng năm 2011 6 tháng năm 2012 Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) 6 11.3 9 10.1 Thịt và sản phẩm từ 4 thịt 7.5 3 3.4 3 Ngũ cốc và sản phẩm 1 từ ngũ cốc 1.9 3 3.4 4 Rau và sản phẩm 5 9.4 1 1.1 5 Củ quả và sản phẩm 0 0.0 3 3.4 6 Nấm 5 9.4 9 10.1 7 Rượu 2 3.8 4 4.5 8 Thực phẩm hỗn hợp 22 41.5 44 49.4 9 Thực phẩm khác 8 15.1 13 14.6 Tổng cộng 53 100.0 89 100.0 TT Thực phẩm 1 Thủy sản 2 19 Bảng4 : Thực phẩm gây tử vong TT Loại thực phẩm Số vụ Số tử vong 1 Rượu 4 9 2 Nấm độc 1 2 3 Bánh trôi ngô 2 6 4 Hoa quả 1 1 8 18 Tổng Bảng 5: Nguyên nhân trong các vụ ngộ độc thực phẩm Chỉ số 6 tháng năm 2011 6 tháng năm 2012 Tăng/giảm (%) Vi sinh vật 20 41 + 21 (105,0) Hóa chất 10 8 - 2 (20,0) Độc tố tự nhiên 19 20 + 1 (4,8) Không xác định 15 20 + 5 (33,3) Tổng 64 89 25 5. Tài liệu tham khảo 1.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m%C3%B4i_tr%C6 %B0%E1%BB%9Dng 2. http://www.vietnamplus.vn/Home/2-trieu-nguoi-tu-vong-moi-nam-vi-o-nhiemkhong-khi/20137/206626.vnplus 3.http://danviet.vn/o-nhiem-khong-khitieng-on-tang-nguy-benhtim/138960p1c31.htm 4.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_ti%E1%BA%BFng_ %E1%BB%93n 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_%E1%BB%93n 20 [...]... nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu... qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn... gia và quốc tế ngày càng bắt buộc tuân thủ chặt chẽ theo hướng tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Các nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu toàn cầu, 17 các tổ chức quốc tế đang xúc tiến và tăng cường hoạt động nhằm thống nhất các tiêu chuẩn, các nguyên tắc quản lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn Các CT, các hệ thống quản lý và các quy chuẩn được thiết kế riêng cho lĩnh vực... chứa parabens tuy nghiên vẫn còn gây nhiều tranh cãi về vấn đề này Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy rằng tiếp xúc với parabens sẽ tác động lên sự tiết testerone cũng như những chức năng tổng quát về hệ 15 sinh sản ở chuột đực tuy nhiên đây chỉ là thử nghiệm trên động vật nhưng cũng cần phải lưu ý đề phòng việc ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho biết khi thoa các... tiện lợi cho khách vãng lai, khách du lịch, giá cả rẻ hơn nhà hàng khách sạn, phù hợp với mọi đối tượng Các loại thức ăn đường phố thường hấp dẫn về hình thức, màu sắc, hương vị, nhưng nhìn chung đều kém chất lượng về VSATTP do điều kiện vệ sinh môi trường kém, thiếu nước sạch, thiếu phương tiện phục vụ, kỹ thuật chế biến chưa đảm bảo, hiểu biết về vệ sinh thực phẩm thấp Loại hình cung cấp thực phẩm... cộng đồng, nhưng đồng thời cũng tiềm tàng các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng vì ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây nên không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân, bao gồm giảm thu nhập, giảm nhân lực, giảm sút khả năng sản xuất thực phẩm, giảm du lịch, xuất khẩu và hội nhập 16 Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 1,3 tỷ người bị tiêu... buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2000) đó cho biết, hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm Đối với các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hằng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em Theo dõi, tổng kết trong nhiều năm người ta đã thống nhất nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm trong ăn uống là do... khí có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và bệnh đường hô hấp khác, mà các sự gia tăng này đều do con người gây ra Nhà khoa học Jason West thuộc Đại học Bắc Carolina, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một trong những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, và trong số các ca tử vong vì nguyên 12 nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm... có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Environmental Research Letters, cho biết ô nhiễm không khí do con người gây ra có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 2 triệu người trên thế giới mỗi năm Theo nghiên cứu trên, ước tính... DNA.Vì nghi án parabens gây ưng thư cho nên các nhà y học khuyên người tiêu dùng nên hướng đến các sản phẩm không chứa parabens Nhiều bệnh do thực phẩm gây ra do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật, từ thức ăn bị biến chất, từ bản thân thức ăn có sẵn chất độc, từ thức ăn bị ô nhiễm hóa học như các chất phụ gia, các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, các hóa chất ... %B0%E1%BB%9Dng http://www.vietnamplus.vn/Home/2-trieu-nguoi-tu-vong-moi-nam-vi-o-nhiemkhong-khi/20137/206626.vnplus 3.http://danviet.vn/o-nhiem-khong-khitieng-on-tang-nguy-benhtim/138960p1c31.htm 4.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_ti%E1%BA%BFng_... chọn chủ đề: Sau thống tiểu chủ đề, GV yêu cầu HS lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích yêu cầu HS sở thích tiểu chủ đề tạo thành nhóm Lúc tiểu chủ đề em chọn vấn đề nghiên cứu nhóm, tên tiểu chủ đề. . .- Hình thức dạy học kết hợp dạy học nội khóa kết hợp ngoại khóa để tăng vốn hiểu biết rèn kĩ cho em điều kiện thực tế sống xung quanh em E Gợi ý hoạt động dạy học Hoạt động Tìm hiểu ý nghĩa sức

Ngày đăng: 22/10/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w