Tiểu luận mô hình DPSIR cho tài nguyên du lịch

24 625 3
Tiểu luận mô hình DPSIR cho tài nguyên du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định hay Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao (Trích Pháp lệnh Du lịch, 21999). Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhắm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trích Chỉ thị 46CT TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khóa VII, 101994) và phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn (Trích Văn kiện Đại hội Đảng IX).

Tiểu Luận : Mô hình DPSIR cho tài nguyên du lịch (Nhóm 3) 1. Tổng quan về phát triển du lịch ở Việt Nam 1.1. Du lịch "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" hay "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao" (Trích Pháp lệnh Du lịch, 2/1999). Đảng và Nhà nước đã xác định "phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhắm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Trích Chỉ thị 46/CT TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khóa VII, 10/1994) và "phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" (Trích Văn kiện Đại hội Đảng IX). Du lịch là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền thống...ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên. 1.2, Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia. Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần. 1.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển Theo số liệu điều tra, trên chiều dài hơn 3.260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có những bãi tắm lớn mà chiều dài tới 15-18 km và nhiều bãi tắm nhỏ chiều dài 1-2 km đủ điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng nên khu du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới. Cùng với đường bờ biển dài, nước ta có hệ thống đảo và quần đảo phong phú trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, nước ta có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích vào khoảng 1700km 2. Trong số đó có 2 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10km 2); 3 đảo có diện tích trên 100km 2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà. Hệ thống đảo ven bờ có giá trị kinh tế, quốc phòng và cả du lịch. Ngoài cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Nguồn nước khoáng vùng ven biển Việt Nam khá phong phú có thể phục vụ du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh. Tài nguyên sinh vật ven biển nước ta phục vụ du lịch được tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hóa-lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển. Đó là những tiềm năng du lịch lớn ở vùng ven biển để phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái. Trong số 25 VQG hiện nay ở Việt Nam có 4 VQG trên đảo (VQG Cát Bà, VQG Bái Tử Long, VQG Côn Đảo và VQG Phú Quốc), 7 VQG thuộc các tỉnh ven biển là Bạch Mã, Bến En, Cúc Phương, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, U Minh Thượng. Ngoài ra ở vùng ven biển hiện có 22 trên tổng số 55 khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, trong đó nhiều khu bảo tồn có giá trị du lịch như Sơn Trà, Bà Nà, Cù Lao Chàm, Hòn Mun, Núi Chúa... Trong số 34 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường trên toàn quốc thì 17 khu tập trung ở vùng ven biển, điển hình là các khu Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hoa Lư, Nam Hải Vân, Bắc Hải Vân... Đánh giá chung: - Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có giá trị cao với những hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao-mạo hiểm, tham quan, sinh thái,... - Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển có mức độ tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Mỗi khu vực có thế mạnh, có khả năng liên kết các loại hình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành các điểm, cụm, tuyến, trung tâm du lịch biển và tổ chức xây dựng một số khu du lịch biển lớn làm đòn bẩy cho phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch cả nước nói chung. 2. Phương pháp đánh giá tổng hợp theo mô hình DPSIR 2.1. Giới thiệu mô hình DPSIR Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả. Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 1): DPSIR đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng bao gồm: • Quản lý tài nguyên nước • Quản lý lưu vực sông • Đất ngập nước • Hệ thống hàng hải • Môi trường nông nghiệp • Phát triển bền vững • Ô nhiễm không khí • Biến đổi khí hậu • Đa dạng sinh học • Các loài xâm lấn 2.1.1. Động lực (DRIVER indicatos) Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng. Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷvăn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,… 2.1.2. Áp lực (PRESSURE indicators) Từ những động lực, thông qua các hoạt động của con người mà có thể cố ý hoặc vô ý gây áp lực đối với môi trường. Các hoạt động của con người gây áp lực bao gồm: • Những thay đổi trong sử dụng đất • Tiêu thụ tài nguyên • Xả thải các chất • Thiệt hại vật chất thông qua sử dụng tiếp xúc trực tiếp Áp lực phụ thuộc vào loại và mức độ công nghệ từ các hoạt động ban đầu, và có thể thay đổi giữa các khu vực địa lý và quy mô không gian. Ví dụ, các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm, … Rõ ràng cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. 2.1.3 Hiện trạng (STATE indicators). Những áp lực từ xã hội có thể dẫn đến những thay đổi về hiện trạng của hệ sinh thái thường là không mong muốn và được xem như là tiêu cực (hư hỏng, xuống cấp, vv). Những áp lực tác dụng bởi xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc cũng có thể được chuyển đổi qua một loạt các quá trình tự nhiên gây ra những thay đổi gián tiếp. Hiện trạng là tình trạng của các thành phần vô cơ và hữu cơ của hệ sinh thái ở một khu vực nhất định về: • Biến đổi vật lý • Biến đổi hóa học • Biến đổi sinh học 2.1.4. Tác động (IMPACT indicators) Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻvà sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng. Những thay đổi về chất lượng và chức năng của hệ sinh thái tác động đến lợi ích của con người thông qua: • Cung cấp thực phẩm, gỗ, nước • Quy định về chất lượng không khí, chất lượng nước • Những lợi ích văn hóa bao gồm giá trị thẩm mỹ hay giải trí Giá trị của các dịch vụ sinh thái phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của con người. 2.1.5. Đáp ứng (RESPONSE indicators). − Các thông sốthểhiện các biện pháp đối phó với các hậu quả của môi trường và xã hội Đáp ứng là những hành động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và chính phủ để ngăn chặn, bồi thường, cải thiện hoặc thích ứng với những thay đổi trong trạng thái của môi trường bằng việc tìm cách: • Điều khiển những động lực hay áp lực thông qua quy định, phòng ngừa, hoặc giảm thiểu. • Bảo tổn trực tiếp hoặc khôi phục lại trạng thái của môi trường • Cố ý "không làm gì" Mô hình có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Động lực Phát triển nói chung về mặt dân số. Các ngành tương ứng, ví dụ:  Công nghiệp  Nông nghiệp  Giao thông vận tải  Năng lượng  Dịch vụ  Ngư nghiệp Áp lực Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất Khai thác tài nguyên thiên nhiên Những thay đổi trong việc sử dụng đất Các rủi ro về công nghệ Hiện trạng môi trường Hiện trạng vật lý : Lượng nước và dòng chảy Lưu chuyển trầm tích, lắng đọng bùn Hình thái học Nhiệt độ, khí hậu Hiện trạng hoá học : Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đất Hàm lượng chất hữu cơ, ôxy hoà tan, dưỡng chất trong nước Hiện trạng sinh học :  Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loài  Hiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thuỷ sinh, các loài chim,v.v... Tác động Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Tài nguyên thiên nhiên; Con người :     Sức khoẻ Thu nhập Phúc lợi/chất lượng cuộc sống Môi trường sống Nền kinh tế :  Các lĩnh vực kinh tế Đáp ứng  Các hành động giảm thiểu  Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ : các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh áp lực)  Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)  Nhận thức về môi trường  Các biện pháp giảm nghèo cụ thể 2.2. Ưu điểm của mô hình DPSIR Mô hình DPSIR có một số tính năng đã góp phần vào việc sử dụng rộng rãi nhờ: • Tính minh bạch và đơn giản, với năm khái niệm rõ ràng đối với cả các nhà khoa học và các bên liên quan. • Tăng khả năng đối thoại giữa các nhà khoa học và các bên liên quan bằng cách đơn giản hóa những mối liên hệ phức tạp giữa con người và môi trường • Cho phép những mối liên hệ hay tương tác cụ thể được tách biệt trong khi vẫn giữ khái niệm liên quan đến hệ thống lớn hơn • Con người làm trung tâm, điều này kêu gọi đến cộng đồng và những người ra quyết định. • Kêu gọi các chính sách bởi nó liên kết các mục tiêu chính trị đến vấn đề môi trường và ám chỉ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố (Smeets và Weterings, 1999; Giupponi, 2007) Mô hình DPSIR không nắm bắt hết mọi tình huống một cách hoàn hảo nhưng là một phương tiện hợp lý để tổ chức sự tương tác giữa xã hội, kinh tế và môi trường. 2.3. Ứng dụng mô hình DPSIR Mô hình DPSIR đã được sử dụng cho một loạt các ứng dụng bao gồm cả ... • Thu thập các chỉ số về phát triển bền vững có thể được sử dụng trong các chương trình quan trắc, lập bản đồ... • Tổng kết và phân loại các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau • Cung cấp một khuôn mẫu cho việc phát triển các mô hình để đánh giá và so sánh kết quả. 3, Mô hình DPSIR đối với tài nguyên du lịch biển Đà Nẵng 3.1,Động lực Đà nẵng là một trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền trung, với lợi thế có trên 30km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nước... Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, bên cạnh đó nó có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô nhiễm. Độ mặn khoảng 60%, độ an toàn cao. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới biển phong phú. Điều đặc biệt là hầu hết các bãi tắm đều gần trung tâm thành phố, đường xá thuận lơi có thể đi đến bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch là 500 doanh nghiệp và ngày càng tăng, các hoạt động đầu tư phát triển được chú trọng thu hút vốn đầu tư. Tính đến năm 2011, thành phố có 57 dự án đầu tư du lịch với tổng số vốn 3148,2 triệu USD, trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài và 46 dự án đầu tư trong nước. Hệ thống đường bộ tương đối phát triển như quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, tuyến đườn ven biển Liên Chiều- Thuận Phước, đường Bạch Đằng Đông, đường ven biển Sơn Trà- Điện Ngọc. Thành phố có tuyế đường sắt Bắc Nam chạy qua, với ga Đà Nẵng được xem là một trong những nhà ga đẹp nhất cả nước. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam, cách trung tâm thành phố chưa đến mười phút đi bằng ô tô. Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu vực là cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn nằm ở trung độ cả nước, giao thông cảng biển thuận lợi. Trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng 4,3 nghìn lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý có khoảng 1000 người, trong đó tốt nghiệp đại học, cao học có khoảng 450 người, có 200 người được đào tạo ngoại ngữ bậc đại học và cao đẳng. 3.2, Áp lực (Pressures) Khách du lịch và doanh thu tại Đà Nẵng: Giai đoạn 2000 – 2005 lượng khách du lịch đến thành phố mỗi năm không vượt quá 800 ngàn khách, tổng doanh thu không vượt quá 500 tỷ VNĐ Năm 2010 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 1.770.000 lượt, tăng 33% so với năm 2009;trong đó có 370.000 lượt khách quốc tế, tăng 18% so với năm 2009; 1.400.000 lượt khách nội địa, tăng 38% so với năm 2009. Khách du lịch tăng đã gây ra nhiều áp lực đối với môi trường, đó là: _Thải các chất gây ô nhiễm nước, không khí, đất Chất thải sinh hoạt: Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày (tính trung bình trên cả nước). Nguồn chất thải xả ra từ các nhà hàng, khách sạn ven biển vẫn chưa được xử lý gây ô nhiểm môi trường biển. Mặt khác bãi biển Mỹ Khê lại đang bị 2 họng cống khổng lồ hàng ngày thải nước chưa qua xử lý ra biển, khiến cho người dân bản địa (chưa kể du khách) phải tránh không dám tắm. Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói” nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát ra khí thải động cơ xe máy, ô tô và tàu thuyền, đặc biệt ở các trọng điểm và trục giao thông chính. Nhiều công trình giao thông, xây dựng nhà hàng, khách sạn… phục vụ cho du lịch được thi công dẫn đến ô nhiễm bụi do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về che chắn bụi tại công trường. Nồng độ bụi trong không khí ở TP.Đà Nẵng tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 5 lần, nồng độ khí CO, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần. _Khai thác tài nguyên thiên nhiên Khai thác nguồn nước ngầm: cùng việc tăng số lượng khác nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng rất nhanh. Trung bình khoảng 100-150 lít/ngày với khách nội địa, 200-250 lít/ngày với khách quốc tế. Điều này làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, nhất là ở vùng ven biển khi áp lực các bể chứa giảm mạnh do bị khai thác quá mức dẫn đến khả năng xâm nhập mặn cao Ở Đà Nẵng, tình trạng khai thác san hô đã diễn ra trong thời gian khá dài. Việc đánh bắt hải sản, neo đậu tàu thuyền ở khu vực giàu san hô là chuyện thường ngày, ít bị ngăn cản. Khách du lịch mỗi khi đến khu vực này có điều kiện chiêm ngưỡng, vô tư bẻ cành san hô về làm quà mà không có lực lượng nào nhắc nhở. Không chỉ với san hô, các loài hải sản gần bờ cũng bị khai thác quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. 3.3,Hiện trạng Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng mạnh về mặt số lượng cả về khách nội địa và quốc tế du khách đến đây tham gia rất nhiều các hoat động khác nhau .Số lượng du khách được thể hiện ở bảng sau : Bảng 1:Số lượng khách du lịch đến Đà nẵng từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2010 Đơn vị tính : 1000 lượt Chỉ tiêu 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 N ử a đ ầ u n ă m Tổng lượt khách 6 5 6 , 5 7 7 4 , 0 Khách quốc tế 2 2 7 , 8 2 5 8 , 0 Khách nội địa 4 2 6 , 5 5 1 6 1 0 2 2 , 9 3 1 5 , 6 5 7 0 7 , 2 5 1 2 6 , 1 3 5 3 , 7 9 1 5 , 4 1 3 5 0 , 0 3 0 0 , 8 1 0 4 9 , 2 2 0 1 0 8 8 0 , 1 2 1 2 , 3 6 6 7 , 8 Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh với mức độ bình quân 9,63%. Về du lịch trong tháng 9 năm 2014 , hơn 3 triệu lượt khách đến du lịch Đà Nẵng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013.Trong đó , khách quốc tế đạt 657.600 lượt ( chiếm hơn 10,84% khách quốc tế của cả nước tawng18,4% so với cùng kỳ ,doanh thu đạt 7.831,7 tỷ đồng. Doanh thu từ du lịch biển tăng bình quân 27,4%/năm, năm 2010 doanh thu đạt 452235 triệu đồng. 3.4,Tác động Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Các tác động tích cực có thể gồm: *Về mặt tích cực: + Đến môi trường tự nhiên: - - - hoạt động du lịch: góp phần bảo tồn môi trường (các vườn quốc gia, khu bảo tồn, … bảo tồn đa dạng sinh học qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, tăng them độ đa dạng những điểm du lịch. Tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch. sự phát triển du lịch đưa đến kiểm soát những điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường , làm tăng nhận thức của cộng đồng bảo vệ môi trường khi tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường bổ sung cảnh đẹp cho khu vực phát triển du lịch + Đến môi trường nhân văn - du lịch góp phần giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau làm tăng sự đoàn kết du lịch phát triển có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian , thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc + Đến kinh tế xã hội - góp phần tăng GDP cho kinh tế quốc dân tạo nguonf thu ngoại tệ cho quốc gia và mỗi vùng. tạo việc làm cho người dân góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành ngoại thương *Về mặt tiêu cực đến môi trường tự nhiên + Đến tài nguyên nước: - - những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều. biển và đất bị nhiểm độc bởi chất thải việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường gây ra xói mòn và sạt lở đất ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. vứt rác bừa bải đỏ nước thải và nguồn nước và thải lượng xăg dầu vào nguồn nước làm cho nguồn nước bị ô nhiểm, nước bị nhiểm đọc nặng. khi vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch đất bờ bị sụt lở, rác rưởi bị trôi dạt làm tăng them hàm lượng bùn và chất cặn nên chất lượng nguồn nước kém và độ độc tăng. việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan , đẩy mạnh quá trình xói mòn. đến tài nguyên không khí. - Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu hoạt động động cơ xe máy, tàu thuyền sản xuất và sử dụng năng lượng. gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. + Đến tài nguyên đất. - Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. Nên xâm lấn những diện tích đất trước đây trồng trọt và chăn nuôi làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp. + Đến tài nguyên sinh vật như : - - ô nhiễm môi trường sống, cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi làm cho một số loài động,thực vật dần dần bị mất nơi cư trú. Trong môi trường bảo tồn dã thú, việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các loaì động vật; sức khỏe của nhân viên phục vụ du khách đến khu du lịch bởi các dịch bệnh phát sinh từ các chất thải không được xử lý. +Hoạt động của du khách có tác động lớn đến các hệ sinh thái. - - - Các hoạt động du lịch dưới nước như nhặt sò. ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, đi trên bãi đá ngầm, đứng trên bãi san hô và thả neo tại những bãi san hô, nơi sinh sống của các loại sinh vật dưới nước cũng sễ bị huỷ hoại. Các khu rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách. Những hoạt động: đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây . . . làm mất dần nhiều loại động thực vật. Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới * Về mặt tiêu cực + Du lịch cũng là yếu tố không nhỏ tác động đến cộng đồng dân cư sở tại. - - - - Đối với công đồng dân cư địa phương, du lịch là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập; đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phong tục tập quán, bản sắc văn hoá. cộng đồng dân cư nơi khác đến du lich cũng chịu tác đông nhiều chiều của hoạt động du lịch. Việc khai thác càng tăng trong sự phát triển chung, vì vậy tác động và ảnh hưởng của nó ở các mức độ khác nhau đên cuộc sống cộng đồng dân cư cũng ngày một gia tăng. Trong một số các dự án phát triển du lịch, người dân địa phương bị buôc phải rời khỏi nơi cư trú và rời bỏ các ngành nghề truyền thống gắn bó với họ qua nhiều thế hệ. Cộng đồng dân cư địa phương sẽ không được chia sẻ hoặc chia sẻ không thoả đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch các lối sống mới được khách du nhập sẽ có tác động nhiều mặt đến cộng đồng ở đây. Các xung đột mới có thể nảy sinh và gây ra chia rẽ cộng đồng. Truyền thống văn hoá của địa phương có thể sẽ bị thương mại hoá để đáp ứng nhu cầu của du khách. chất lượng cuộc sống cộng đồng cũng có thể bị ảnh hưởng do giá cả sinh hoạt tăng vì cầu tăng vượt khả năng cung.làm cho quá trình phát triển du lịch không bền vững, không đem lại hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường như mong muốn. sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Một ví dụ điển hình cho sự phát triển du lịch ảnh hưởng tới môi trường như TP Đà Nẵng Nguy cơ ô nhiễm từ các bãi biển Mùa nắng nóng sắp đến gần, các bãi biển ở Đà Nẵng đang vào mùa du lịch. Theo Sở VHTT-DL TP. Đà Nẵng, trung bình các bãi biển Đà Nẵng thu hút từ 5 - 7 nghìn người mỗi ngày, đặc biệt, vào những ngày lễ hội con số này xấp xỉ 10.000 người. Với sự tập trung lớn du khách như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm. Những bãi biển trải dài bị chia cắt bởi những khách sạn, nhà hàng, khu resort. Mùa bão, cát bay trắng xóa, phủ đầy những con đường và nhà cửa ven biển. Trên các bãi biển lại xuất hiện nhiều túi nilon do người dân, du khách xả ra… Không những vậy, tình trạng nước thải sinh hoạt từ các nhà hàng ăn uống, các khu resort vào mùa cao điểm, đôi khi đổ trực tiếp ra biển đã làm ô nhiễm, mất mỹ quan cũng như mất lòng du khách khi đến đây. Đà Nẵng đang tiến hành nâng cấp những khu du lịch hiện có và xây dựng thêm những khu du lịch mới. Phát triển du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều nơi chưa theo đúng quy hoạch nên ảnh hưởng đến môi trường, giảm sút đa dạng sinh học… Đà Nẵng đang thực hiện đề án “Xây dựng thành thành phố môi trường đến năm 2020”, liệu đề án này có thành hiện thực khi mà nước biển, cát biển ngày càng bị xâm thực bởi rác thải và nước thải sinh hoạt. Đáng chú ý, du lịch Đà Nẵng phát triển nhanh, thành phố đang tiến hành nâng cấp những khu du lịch hiện có và xây dựng thêm những khu du lịch mới. Điển hình, xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc thù. Giai đoạn 2004 - 2005: xúc tiến xây dựng các dự án Bãi Nam, Bãi Bụt, Bãi Trẹm, Bãi Tiên Sa; phát triển các biệt thự cao cấp nam Sơn Trà. Tiếp tục phát triển khu vực nam Furama - Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn chất lượng cao. Trước hết thực hiện các dự án: Dự án mở rộng khu Furama (2004-2005), dự án Bến Thành-Non Nước (2004); Vegas Club (2005) khu nghỉ biển tổng hợp, sân golf (2006), khu du lịch Saigontourist (2005). Đầu tư nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hoá-sinh thái đặc thù theo hướng phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng công viên, vườn tượng, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động (2004-2006). Phát triển du lịch đem lại nguồn thu ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập của người dân thành phố. Mặt trái của vấn đề, do việc phát triển chưa theo đúng qui hoạch, điển hình phát triển du lịch dọc ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường ven biển Thuận Phước, khu du lịch Bắc tượng đài 2-9, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghỉ dưỡng sinh thái Bà Nà làm giảm đi độ che phủ của cây xanh ảnh hưởng đến môi trường và phòng chống bão lũ cũng như giảm sút sự đa dạng sinh vật. Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động chặt phá rừng, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, sân gôn, bãi đỗ xe, các cơ sở du lịch một cách ồ ạt, không đúng qui hoạch. Thị trường quà lưu niệm, nhu cầu ăn uống kích thích việc khai thác quá mức các nguồn lợi biển (sò, đồi mồi, san hô, cá), các loại quí hiếm, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển và suy giảm đa dạng sinh học (cụ thể khu du lịch Non Nước, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghĩ dưỡng Bà Nà). 3.5,Đáp ứng Sự phát triển của ngành du lịch ngày càng gia tăng nên sức ép lên môi trường tại đây ngày càng lớn. Trên cơ sở những đánh giá về những tác động tương hỗ tới chất lượng môi trường, các áp lực và các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên du lịch, Nhà nước cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện và khắc phục môi trường do các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch gây ra. - Các chính sách để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường: Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường đối với người làm việc tại cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương. Phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng ví dụ như chương trình truyền thông, tuyên truyền cho 206 tổ trưởng tổ dân phố của P. Thọ Quang (Q. Sơn Trà) về thực hiện văn minh du lịch tại bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng.( Phổ biến nội quy bãi biển, khuyến cáo giữ gìn vệ sinh môi trường, ANTT, mỹ quan đô thị, bảo vệ tài sản công tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng; nội quy tham quan bán đảo Sơn Trà, khuyến cáo phòng chống cháy rừng, giới thiệu các điểm tham quan, các điều cấm tại khu vực thả phao bảo vệ san hô...). những điều bị cấm khi tham quan, giải trí rừng Sơn Trà như: Cấm xe trên 16 chỗ ngồi, cấm lửa, cấm mang vũ khí, hóa chất độc hại, chất nổ, cấm hái hoa bẻ cành, cấm lưu trú qua đêm ở độ cao 250m trở lên; cấm xả rác, nước thải và gây ô nhiễm, cấm khai thác, thu thập mẫu khoáng sản, san hô, cấm lấn chiếm đổ đất xây dựng công trình, cấm nuôi trồng, khai thác thủy sản tại vùng san hô... Bên cạnh đó là các chính sách đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ nhà nước và cán bộ quản lý về tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường: huy động đa dạng các nguồn kinh phí cho công tác đào tạo (ngân sách trung ương, địa phương, tài trợ trong và ngoài nước); đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng do thành phố tổ chức và cử cán bộ chuyên viên tham gia các khóa học về du lịch ở trong và ngoài nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề du lịch để tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và cán bộ, nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, điều hành, kiến thức nghiệp vụ theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và phù hợp với nhu cầu thực tế. Xây dựng Website về nguồn nhân lực du lịch để cung cấp những thông tin lao động trong ngành. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài trong việc trao đổi, tập huấn công tác làm du lịch. Đối với các bãi biển du lịch Đà Nẵng, nghiêm cấm một số hành vi như: tắm biển ở các khu vực đã có bảng cấm và khu vực không có lực lượng cứu hộ; không bán hàng rong, ốc hút trên bãi biển, công viên và vỉa hè ven biển; không tổ chức ăn uống tại bãi biển; không đậu đỗ và chạy xe xuống bãi biển, trên vỉa hè và công viên ven biển; cấm thả chà, cào nghêu tại các bãi tắm du lịch... Đồng thời khuyến khích người dân và du khách tham gia nhặt rác, vứt rác đúng nơi quy định; mặc áo phao khi tắm biển; khóa vòi nước tại các nhà vệ sinh công cộng và bãi tắm nước ngọt ngay sau khi sử dụng. - Các chính sách nhằm đạt được mục tiêu Quốc gia về môi trường : Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội : Luật du lịch, Thông tư liên tịch Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái), Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển ngành và Luật BVMT, có các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục đối với các cơ sở trong đia phương. Xây dựng cơ chế khuyến khích chất lượng, hiệu quả du lịch thông qua đánh giá, xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh. - Các chính sách của ngành du lịch đối với việc bảo vệ môi trường: Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Tăng cường năng lực quản lý của cấp ngành có chức năng quản lý đủ mạnh, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và công tác xã hội hóa: Tăng cường năng lực các tổ chức nghiên cứu và phát triển về du lịch, tạo điều kiện cho việc hợp tác với nước ngoài, Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế du lịch quốc gia trên trường quốc tế. Đào tạo cán bộ có chuyên môn và hiểu biết hơn trong công tác bảo vệ môi trường và khắc phục sự cố khi xảy ra có tác động tiêu cực tới môi trường. Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất. ở những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Hưởng ứng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn. Đóng góp nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện đạt tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện tiết kiệm để hạn chế chất thải. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường. Thực hiện phân loại chất thải rắn, chất thải nguy hại tại nguồn; Thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để thu gom rác tại cơ sở và chuyển đến nơi xử lý, không xả trực tiếp ra biển. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo du lịch, các cơ quan Nhà nước có chức năng liên quan củng cố nhân sự của hiệp hội du lịch với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp và phối hợp liên ngành. Ngoải ra,tại một số tỉnh, thành phố còn tăng cường phát triển các dự án đầu tư sản phẩm du lịch sinh thái: hình thành và xây dựng các khu du lịch sinh thái khu vực bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, khu du lịch sinh thái Nam Ô…; tăng cường bảo tồn các hệ sinh thái nguyên sinh Động lực Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng Nguyên nhân: - Đầu tư nước ngoài -Hệ thống giao thông vận tải tốt -Nguồn động thực vật phong phú -Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có chuyên môn Áp lực Các vấn đề nghiêm trọng về Môi trường Nguyên nhân: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên ( VD: Khai thác nước ngầm, khia thác san hô...) - Chất thải gây ô nhiễm không khí đất, nước ( VD: Chất thải sinh hoạt từ nhà hàng, khác sạn, chất thải giao thông) Hiện trạng môi trường Lượng khách du lịch tăng mạnh Cụ thể: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh với mức độ bình quân 9,63%. Tháng 9 năm 2014 , hơn 3 triệu lượt khách đến du lịch ĐN tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013, khách quốc tế đạt 657.600 lượt ( chiếm hơn 10,84% khách quốc tế của cả nước) Tác động Về tích cực: -Môi trường nhiên(VD: bảo tồn đa dạng sinh học, làm tăng nhận thức cộng đồng BVMT) -Môi trường nhân văn -Kinh tế xã hội( VD: tăng GDP cho kinh tế quốc dân, cơ hội việc làm...) Về mặt tiêu cực: -Tài nguyên nước -Tài nguyên không khí, đất ,sinh vật(VD: bụi từ hoạt động GTVT...) Đáp ứng -Các chính sách để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường: (VD: Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường đối với người làm việc tại cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương. Phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. -Các chính sách nhằm đạt được mục tiêu Quốc gia về môi trường : Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội : Luật du lịch, Thông tư liên tịch Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội... - Các chính sách của ngành du lịch đối với việc bảo vệ môi trường: Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.. Mô hình DPSIR tài nguyên du lịch biển Đà Nẵng 4, Kết luận Mô hình DPSIR rất mạnh trong cung cấp cái nhìn tổng thể về một vấn đề môi trường phức tạp và các mối quan hệ nhân quả thông thường có tính khái niệm và định tính. Chỉ trong một sô trường hợp nhất định ta mới định lượng được. Nhờ mô hình DPSIR mà ta có thể quản lý môi trường một cách khoa học trên mọi lĩnh vực như du lich, tài nguyên đất , nước ,không khí. Vì mọi vấn đề cần quan tâm tới các lĩnh vực nới chung đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là sự hiểu biết về phức tạp của các mối liên kết và các phản hồi giữ các yếu tố Nguyên nhân - Hậu quả trong các vấn đề môi trường. [...]... Quốc gia về môi trường : Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội : Luật du lịch, Thông tư liên tịch Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội - Các chính sách của ngành du lịch đối với việc bảo vệ môi trường: Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Mô hình DPSIR tài nguyên du lịch biển Đà Nẵng 4, Kết luận Mô hình DPSIR rất... Ứng dụng mô hình DPSIR Mô hình DPSIR đã được sử dụng cho một loạt các ứng dụng bao gồm cả • Thu thập các chỉ số về phát triển bền vững có thể được sử dụng trong các chương trình quan trắc, lập bản đồ • Tổng kết và phân loại các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau • Cung cấp một khuôn mẫu cho việc phát triển các mô hình để đánh giá và so sánh kết quả 3, Mô hình DPSIR đối với tài nguyên du lịch biển... doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp và phối hợp liên ngành Ngoải ra,tại một số tỉnh, thành phố còn tăng cường phát triển các dự án đầu tư sản phẩm du lịch sinh thái: hình thành và xây dựng các khu du lịch sinh thái khu vực bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, khu du lịch sinh thái Nam Ô…; tăng cường bảo tồn các hệ sinh thái nguyên sinh... bảo tồn môi trường (các vườn quốc gia, khu bảo tồn, … bảo tồn đa dạng sinh học qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, tăng them độ đa dạng những điểm du lịch Tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch sự phát triển du lịch đưa đến kiểm soát những điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường , làm tăng nhận thức của cộng đồng bảo vệ môi trường khi tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường... khu du lịch Non Nước, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghĩ dưỡng Bà Nà) 3.5,Đáp ứng Sự phát triển của ngành du lịch ngày càng gia tăng nên sức ép lên môi trường tại đây ngày càng lớn Trên cơ sở những đánh giá về những tác động tương hỗ tới chất lượng môi trường, các áp lực và các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên du lịch, Nhà nước cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện và khắc phục môi... sung cảnh đẹp cho khu vực phát triển du lịch + Đến môi trường nhân văn - du lịch góp phần giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau làm tăng sự đoàn kết du lịch phát triển có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian , thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc + Đến kinh tế xã hội - góp phần tăng GDP cho kinh tế quốc dân tạo nguonf thu ngoại tệ cho quốc gia và mỗi vùng tạo việc làm cho người dân góp... Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực Các tác động tích cực có thể gồm: *Về mặt tích cực: + Đến môi trường tự nhiên: - - - hoạt động du lịch: góp... phố tổ chức và cử cán bộ chuyên viên tham gia các khóa học về du lịch ở trong và ngoài nước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề du lịch để tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và cán bộ, nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, điều hành, kiến thức nghiệp... sử dụng năng lượng gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông + Đến tài nguyên đất - Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch Nên xâm lấn những diện tích đất trước đây trồng trọt và chăn nuôi làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp + Đến tài nguyên sinh vật như : - - ô nhiễm môi trường sống, cùng với... thác tài nguyên du lịch gây ra - Các chính sách để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường: Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường đối với người làm việc tại cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương Phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng ví dụ như chương trình truyền thông, tuyên truyền cho ... trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch khai thác chỗ để tạo sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch sử dụng... đích du lịch Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc độc đáo có sức hấp dẫn lớn du khách; tài nguyên du lịch tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình giá trị vô hình; .. .Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên tài nguyên du lịch nhân văn khai thác chưa khai thác Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí

Ngày đăng: 22/10/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan