Nước ta đang từng bước đi lên trở thành một nước công nghiệp, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi trọng, mục tiêu tới năm 2015 giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đất nước xuống còn 16 – 17% nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và góp phần vào giá trị xuất khẩu. Hiện nay cần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường từ đó nâng cao vị thế của người nông dân. Để đáp ứng được yêu cầu đó người sản xuất cần đầu tư nhiều hơn cho sản xuất, đặc biệt cần nhận thức rõ vai trò của liên kết kinh tế trong sản xuất, của tiêu thụ nông sản qua hợp đồng…nhằm phát huy điểm mạnh của mình, của đối tác liên kết, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Xã Hóa Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng sắn, có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân đóng trên địa bàn xã tạo điều kiện cho việc đưa cây sắn trở thành loại cây hàng hóa. Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã đã hình thành các mô hình liên kết, tuy nhiên các mô hình này hoạt động chưa hiệu quả. Do đó chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá”. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã, từ đó đưa ra những định hướng nhằm tăng cường các mối liên kết, nâng cao đời sống cho người dân trồng sắn. Đối tượng nghiên cứu là những mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ trong thời gian 3 năm 2007 – 2009. Để có những thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp, thông qua điều tra trực tiếp, tham khảo trong các tài liệu đã được công bố. Số liệu thu thập được phân tích qua các phương pháp như thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT cùng với hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ. Quá trình nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau: Diện tích trồng sắn tại xã qua 3 năm 2007 2009 có biến động khá lớn chủ yếu do phụ thuộc biến động giá thu mua sắn củ trên thị trường. Tiêu thụ sắn tại xã thông qua 3 kênh tiêu thụ đó là kênh trực tiếp từ người sản xuất tới nhà máy chế biến, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 trong đó trung gian là những người thu gom. Trong sản xuất và tiêu thụ sắn đều tồn tại các mô hình liên kết và tác nhân liên kết chính là người sản xuất, người thu gom và nhà máy chế biến. Các mô hình liên kết chủ yếu ở đây là: liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất; liên kết giữa người sản xuất với người thu gom; liên kết giữa người sản xuất với nhà máy chế biến; liên kết giữa người thu gom với người thu gom; liên kết giữa người thu gom với nhà máy chế biến. Khi tham gia liên kết người sản xuất chủ yếu nhận được sự hỗ trợ, đầu tư về vốn sản xuất, về vật tư đầu vào, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đồng thời có nghĩa vụ phải bán sắn cho đối tác liên kết. Đối với người thu gom khi liên kết họ nhận được những khoản chênh lệch về giá trong việc cung ứng vật tư, vốn cho người sản xuất và chênh lệch giá trong thu mua sản phẩm sắn củ. Đối với nhà máy chế biến, liên kết với mục đích hỗ trợ cho người sản xuất đồng thời tạo được vùng nguyên liệu ổn định. Ngoài những lợi ích trong liên kết các tác nhân phải thực hiện trách nhiệm của mình, tuy nhiên vẫn còn những trường hợp tác nhân không thực hiện đúng như thỏa thuận trong liên kết. Qua đánh giá chung cho thấy tỷ lệ người sản xuất tham gia liên kết thấp, các hộ tham gia liên kết tuy nhận được hỗ trợ từ đầu nhưng hiệu quả sản xuất cao hơn người không liên kết không nhiều, do đầu tư chưa hiệu quả và giá sản phẩm sắn củ không được đảm bảo ổn định nên khi xảy ra bất ổn người sản xuất luôn là người chịu thiệt. Nội dung liên kết còn đơn giản, các mô hình liên kết thiếu tính chặt chẽ, hình thức liên kết chủ yếu là thỏa thuận miệng, tuy đơn giản nhưng không có cơ sở pháp lý để giải quyết có hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tính phi hiệu quả trong liên kết xuất phát từ người sản xuất: trình độ sản xuất chưa cao, thiếu trách nhiệm trong liên kết; từ phía người thu gom: vì mục tiêu lợi nhuận cao nên ép giá người sản xuất, không chủ động yêu cầu người nông dân phải tham gia liên kết qua hợp đồng; từ phía nhà máy chế biến: đưa ra nội dung liên kết đơn giản và không tham khảo nhu cầu của người sản xuất, bộ máy quản lý hoạt động chưa hiệu quả, để xảy ra tiêu cực trong quá trình thu mua sản phẩm; nguyên nhân khác gồm biến động của nền kinh tế, và sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương trong họat động của nhà máy. Từ những vấn đề tồn tại trong các mô hình liên kết, xác định rõ định hướng phát triển cây sắn tại xã, tăng diện tích và quy tụ vùng nguyên liệu. Từ đó chúng tôi đưa ra những nhóm giải pháp như sau: cải thiện các mô hình liên kết đang có và vai trò của các tác nhân; nâng cao nhận thức của người dân về liên kết; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, hỗ trợ và xây dựng những chính sách phù hợp cho hoạt động liên kết. Từ các kết quả trên có thể đi đến kết luận: trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã đã tồn tại một số mô hình liên kết tuy nhiên số lượng tác nhân tham gia liên kết ít, các mô hình liên kết còn lỏng lẻo chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng, nội dung liên kết đơn giản, hiệu quả trong liên kết chưa cao. Chính quyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến việc khuyến khích các mô hình liên kết và chưa phát huy được vai trò người giám sát việc thực hiện các nội dung liên kết. Hướng khắc phục chính là nâng cao nhận thức của người dân, các tác nhân tham gia liên kết, chính quyền địa phương trong nhằm củng cố lại những mô hình liên kết đã hình thành, tăng số lượng các tác nhân tham gia vào liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát huy lợi ích từ những mô hình liên kết đối với các tác nhân.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-
-KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN CỦ TẠI XÃ HOÁ QUỲ
HUYỆN NHƯ XUÂN TỈNH THANH HOÁ
Tên sinh viên : Nguyễn Thị Trang
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Hữu Nhuần
HÀ NỘI - 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong khóa luận này trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Người cam đoan
Nguyễn Thị Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và động viên Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy
cô giáo: trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và Phát triểnnông thôn, bộ môn phân tích định lượng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hướngdẫn ThS Nguyễn Hữu Nhuần, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng vàtruyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Nông nghiệp huyệnNhư Xuân, UBND xã Hóa Quỳ, Ban Giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột sắnxuất khẩu Như Xuân, những người sản xuất, người thu gom sắn đã tạo điềukiện giúp đỡ trong quá trình điều tra thu thập số liệu, thực hiện nghiên cứu đềtài
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước ta đang từng bước đi lên trở thành một nước công nghiệp, tuynhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi trọng, mục tiêu tới năm 2015 giảm tỷtrọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đất nước xuống còn 16 – 17%nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và góp phần vào giá trịxuất khẩu Hiện nay cần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nôngnghiệp hàng hóa, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường từ đó nâng cao
vị thế của người nông dân Để đáp ứng được yêu cầu đó người sản xuất cầnđầu tư nhiều hơn cho sản xuất, đặc biệt cần nhận thức rõ vai trò của liên kếtkinh tế trong sản xuất, của tiêu thụ nông sản qua hợp đồng…nhằm phát huyđiểm mạnh của mình, của đối tác liên kết, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm
Xã Hóa Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa là địa phương có điều kiện tựnhiên thuận lợi cho trồng sắn, có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩuNhư Xuân đóng trên địa bàn xã tạo điều kiện cho việc đưa cây sắn trở thànhloại cây hàng hóa Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã đã hìnhthành các mô hình liên kết, tuy nhiên các mô hình này hoạt động chưa hiệuquả Do đó chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số
mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện NhưXuân tỉnh Thanh Hoá”
Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của các môhình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã, từ đó đưa ra những địnhhướng nhằm tăng cường các mối liên kết, nâng cao đời sống cho người dântrồng sắn Đối tượng nghiên cứu là những mô hình liên kết trong sản xuất vàtiêu thụ sắn củ trong thời gian 3 năm 2007 – 2009 Để có những thông tinphục vụ đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những nguồn thông tin thứcấp và sơ cấp, thông qua điều tra trực tiếp, tham khảo trong các tài liệu đãđược công bố Số liệu thu thập được phân tích qua các phương pháp như
Trang 5thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT cùng với hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ.
Quá trình nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau: Diện tíchtrồng sắn tại xã qua 3 năm 2007 - 2009 có biến động khá lớn chủ yếu do phụthuộc biến động giá thu mua sắn củ trên thị trường Tiêu thụ sắn tại xã thôngqua 3 kênh tiêu thụ đó là kênh trực tiếp từ người sản xuất tới nhà máy chếbiến, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 trong đó trung gian là những người thu gom.Trong sản xuất và tiêu thụ sắn đều tồn tại các mô hình liên kết và tác nhânliên kết chính là người sản xuất, người thu gom và nhà máy chế biến Các môhình liên kết chủ yếu ở đây là: liên kết giữa người sản xuất với người sảnxuất; liên kết giữa người sản xuất với người thu gom; liên kết giữa người sảnxuất với nhà máy chế biến; liên kết giữa người thu gom với người thu gom;liên kết giữa người thu gom với nhà máy chế biến
Khi tham gia liên kết người sản xuất chủ yếu nhận được sự hỗ trợ, đầu
tư về vốn sản xuất, về vật tư đầu vào, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất,đồng thời có nghĩa vụ phải bán sắn cho đối tác liên kết Đối với người thugom khi liên kết họ nhận được những khoản chênh lệch về giá trong việccung ứng vật tư, vốn cho người sản xuất và chênh lệch giá trong thu mua sảnphẩm sắn củ Đối với nhà máy chế biến, liên kết với mục đích hỗ trợ chongười sản xuất đồng thời tạo được vùng nguyên liệu ổn định Ngoài những lợiích trong liên kết các tác nhân phải thực hiện trách nhiệm của mình, tuy nhiênvẫn còn những trường hợp tác nhân không thực hiện đúng như thỏa thuậntrong liên kết
Qua đánh giá chung cho thấy tỷ lệ người sản xuất tham gia liên kếtthấp, các hộ tham gia liên kết tuy nhận được hỗ trợ từ đầu nhưng hiệu quả sảnxuất cao hơn người không liên kết không nhiều, do đầu tư chưa hiệu quả vàgiá sản phẩm sắn củ không được đảm bảo ổn định nên khi xảy ra bất ổnngười sản xuất luôn là người chịu thiệt Nội dung liên kết còn đơn giản, các
mô hình
Trang 6liên kết thiếu tính chặt chẽ, hình thức liên kết chủ yếu là thỏa thuận miệng,tuy đơn giản nhưng không có cơ sở pháp lý để giải quyết có hiệu quả Nguyênnhân dẫn đến tính phi hiệu quả trong liên kết xuất phát từ người sản xuất:trình độ sản xuất chưa cao, thiếu trách nhiệm trong liên kết; từ phía người thugom: vì mục tiêu lợi nhuận cao nên ép giá người sản xuất, không chủ độngyêu cầu người nông dân phải tham gia liên kết qua hợp đồng; từ phía nhà máychế biến: đưa ra nội dung liên kết đơn giản và không tham khảo nhu cầu củangười sản xuất, bộ máy quản lý hoạt động chưa hiệu quả, để xảy ra tiêu cựctrong quá trình thu mua sản phẩm; nguyên nhân khác gồm biến động của nềnkinh tế, và sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương trong họat động củanhà máy.
Từ những vấn đề tồn tại trong các mô hình liên kết, xác định rõ địnhhướng phát triển cây sắn tại xã, tăng diện tích và quy tụ vùng nguyên liệu Từ
đó chúng tôi đưa ra những nhóm giải pháp như sau: cải thiện các mô hình liênkết đang có và vai trò của các tác nhân; nâng cao nhận thức của người dân vềliên kết; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, hỗ trợ và xây dựngnhững chính sách phù hợp cho hoạt động liên kết
Từ các kết quả trên có thể đi đến kết luận: trong sản xuất và tiêu thụ sắn
củ tại xã đã tồn tại một số mô hình liên kết tuy nhiên số lượng tác nhân thamgia liên kết ít, các mô hình liên kết còn lỏng lẻo chủ yếu thông qua thỏa thuậnmiệng, nội dung liên kết đơn giản, hiệu quả trong liên kết chưa cao Chínhquyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến việc khuyến khích các mô hìnhliên kết và chưa phát huy được vai trò người giám sát việc thực hiện các nộidung liên kết Hướng khắc phục chính là nâng cao nhận thức của người dân,các tác nhân tham gia liên kết, chính quyền địa phương trong nhằm củng cốlại những mô hình liên kết đã hình thành, tăng số lượng các tác nhân tham giavào liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát huy lợi ích từ những
mô hình liên kết đối với các tác nhân
MỤC LỤC
Trang 7Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt khóa luận iii
Mục lục vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ix
Danh mục hộp ix
Danh mục các từ viết tắt x
Phần I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 20
Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
Trang 83.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 30
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32
3.2.4 Phương pháp phân tích 32
3.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá 33
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sắn củ của xã Hóa Quỳ 35
4.1.1 Thực trạng sản xuất sắn củ tại xã Hóa Quỳ 35
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sắn tại Hóa Quỳ 36
4.2 Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sẳn củ tại xã 38
4.2.1 Người nông dân trồng sắn 38
4.2.2 Người thu gom sắn củ 40
4.2.3 Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân 42
4.3 Các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ 43
4.3.1 Liên kết giữa những người sản xuất 43
4.3.2 Liên kết giữa người sản xuất và các tác nhân khác 46
4.3.3 Liên kết giữa các tác nhân tiêu thụ 56
4.3.4 Đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại Hóa Quỳ 59
4.4 Định hướng và giải pháp tăng cường các mô hình liên kết 61
4.4.1 Định hướng 61
4.4.2 Giải pháp 61
Phần V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Khuyến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ nông dân trồng sắn 69
Phụ lục 2: Phiếu điều tra người thu gom 76
Phụ lục 3: Phiếu điều tra nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân 78
Phụ lục 4: Mẫu hợp đồng trồng và bán sắn nguyên liệu năm 2010 81
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất xã Hóa Quỳ 24
Trang 9Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Hóa Quỳ 27
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã 29
Bảng 3.4: Cơ cấu điều tra tại xã Hóa Quỳ 31
Bảng 4.1: Thông tin chung của các hộ sản xuất sắn 38
Bảng 4.2: Chi phí sản xuất sắn tính trên 1 ha năm 2009 39
Bảng 4.3: Thông tin chung về người thu gom sắn củ 41
Bảng 4.4: Tình hình hoạt động của nhà máy 42
Bảng 4.5: Vùng nguyên liệu của nhà máy 43
Bảng 4.6: Số lượng hộ sản xuất tham gia liên kết chia theo nội dung liên kết 45
Bảng 4.7: Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của người sản xuất với các tác nhân khác 47
Bảng 4.8: Lý do không tham gia liên kết của người sản xuất năm 2009 48
Bảng 4.9: Nội dung liên kết giữa người sản xuất và tác nhân khác năm 2009 49
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả sản xuất của các hộ trồng sắn (tính trên 1ha) 51
Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất của các hộ trồng sắn (tính trên 1 ha) 52
Bảng 4.12: Ý kiến của người sản xuất về lợi ích khi tham gia liên kết 53
Bảng 4.13: Quyết định của hộ về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn 54
Bảng 4.14: Đánh giá mức độ khó khăn của người sản xuất 55
Bảng 4.15: Tình hình tham gia liên kết trong tiêu thụ của người thu gom 56
Bảng 4.16: Phân tích SWOT các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hóa Quỳ 60
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Phương thức liên kết 8
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân phối sản phẩm 14
Sơ đồ 2.3: Các dạng kênh phân phối sản phẩm 15
Sơ đồ 2.4: Mối quan hệ liên kết trong sản xuất sắn 17
Sơ đồ 2.5: Mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ sắn củ 18
Biểu đồ 4.1: Sản lượng sắn của xã Hóa Quỳ 36
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sắn củ tại Hóa Quỳ 37
Sơ đồ 4.2: Liên kết trong tiêu thụ sắn củ của người thu gom 57
Trang 10DANH MỤC HỘP
Trang Hộp 4.1: Đầu tư cho cây sắn có lãi… 40 Hộp 4.2: Tăng số lượng hợp đồng được ký kết 53
Trang 12Phần I
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nông nghiệp nước ta đang chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơcấu nền kinh tế, có những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninhlương thực trong nước và góp phần vào giá trị xuất khẩu của nước ta Mục tiêutổng thể kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) là đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững,cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo, phát triểnkinh tế đất nước đồng thời bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên vàmôi trường Theo đó tới năm 2015, phấn đấu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh
tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, trong đó ngành côngnghiệp – xây dựng chiếm 49 – 50%; các ngành dịch vụ chiếm 33 – 34%; nông– lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16 – 17% cơ cấu ngành kinh tế Tuy tỷ trọngngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế giảm nhưng vẫn là ngành sản xuấtquan trọng cần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng, giá trị sảnphẩm nông nghiệp và hướng tới những sản phẩm xuất khẩu, nhằm đạt mụctiêu xuất khẩu nông, lâm sản năm 2015 là 21 tỷ USD (Thúy Nga, 2009)
Bên cạnh mục tiêu phát triển các ngành kinh tế, Đảng và Nhà nước tacòn quan tâm đến việc phát triển nông thôn, giảm dần khoảng cách giữa nôngthôn với thành thị, trung du miền núi với đồng bằng Để đạt được những mụctiêu của đất nước cần phải có sự tham gia của Đảng và Nhà nước, cộng đồngdân cư và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, từ đó đặt ra vấn đề phải có
sự liên kết giữa những đối tượng trên nhằm tạo ra sự đồng bộ trong quá trìnhthực hiện và đem lại kết quả tốt hơn Như vậy đối với ngành nông nghiệp, sảnxuất còn nhỏ lẻ và chịu nhiều tác động của thị trường cũng như điều kiện tựnhiên thì sự liên kết trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu của ngành cũng làmột điều tất yếu và sự liên kết này diễn ra trong cả quá trình sản xuất và tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp
Trang 13Cây sắn chủ yếu được trồng ở khu vực trung du miền núi, do vậy đểphát triển thành một cây hàng hóa cần có định hướng trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ nhằm đảm bảo sản xuất có quy mô lớn và tiêu thụ được sản phẩm.Năm 2008, tổng diện tích trồng sắn nước ta là 557,7 nghìn ha và sản lượngđạt 9395,8 nghìn tấn, trong đó khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miềnTrung có sản lượng lớn nhất 2808,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2009)
Hiện nay liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ đã trở nên cần thiếtđối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng sắn nói riêng.Thông qua các mối liên kết giúp cho người sản xuất có sự ràng buộc với nhau
và các với các tác nhân khác trong tất cả các khâu từ việc cung ứng đầu vàocho sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hạn chế và khắc phục những bấtlợi của tự nhiên, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ổn địnhsản xuất tránh tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá…
Xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là địa phương có điềukiện tự nhiên thuận lợi cho trồng sắn và sắn cũng là cây được trồng từ rất lâutại địa bàn xã Trước đây đời sống còn khó khăn trồng sắn chủ yếu phục vụcho nhu cầu về lương thực, nhưng hiện nay khi đời sống đã được nâng cao thìdiện tích trồng sắn vẫn được mở rộng đặc biệt từ khi xây dựng Nhà máy chếbiến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân trên địa bàn xã Hóa Quỳ, sản phẩm sắn
củ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu của nhà máy và một phần nhỏcho chăn nuôi, do đó tại xã cây sắn bây giờ đã trở thành một loại cây hànghóa Trong xã đã tồn tại các mối liên kết giữa nhà máy và người dân trongcung ứng đầu vào cho trồng sắn và thu mua sản phẩm thông qua ký kết hợpđồng, liên kết giữa các hộ nông dân trong quá trình sản xuất…điều này giúpcho quá trình sản xuất và tiêu thụ ổn định hơn Tuy nhiên trong thực tế,người dân tại xã vẫn sản xuất tự do, khi giá thu mua sắn cao thì ồ ạt trồng dẫnđến bán không được giá, vụ sau lại phá bỏ Bên cạnh đó ảnh hưởng của suygiảm kinh tế làm cho sản phẩm của nhà máy không bán được nên sắn của
Trang 14người dân trồng ra không tiêu thụ được Từ đó cho thấy tính liên kết trong sảnxuất và tiêu thụ trong trồng sắn tại xã còn yếu và cần quan tâm Từ những
thực tế trên chúng tôi chọn nội dung: “Nghiên cứu một số mô hình liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá" làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu và phân tích một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêuthụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá từ đó đưa ranhững định hướng nhằm tăng cường các mối liên kết, đẩy mạnh sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm sắn củ nâng cao đời sống cho người dân trồng sắn
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sắn củ củ tại xã Hóa Quỳ
Đưa ra một số định hướng và giải pháp tăng cường các mối liên kết nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sắn củ của xã
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Thực trạng sản xuất sắn củ tại xã Hóa Quỳ?
2 Có những mô hình liên kết nào tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ sắn tại
xã Hóa Quỳ và các mô hình liên kết này hoạt động như thế nào?
3 Các mô hình liên kết này mang lại những lợi ích gì cho người dân trồngsắn trong xã?
4 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn?
Trang 155 Giải pháp nào nhằm tăng cường hiệu quả của các mối liên kết?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụsắn tại xã Hóa Quỳ và các tác nhân tham gia các liên kết này
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn các môhình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn tại xã Hoá Quỳ, các yếu tố ảnhhưởng và định hướng tăng cường các mối liên kết
Trang 16Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm liên kết
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về liên kết Xuất phát từ một từ gốc
La tinh “integration” trong hệ thống thuật ngữ kinh tế, liên kết có nghĩa là sựgộp vào, sự hợp nhất, sát nhập nhiều bộ phận thành một chỉnh thể, vì vậy cóthời kỳ người ta gọi là “nhất thể hoá” và gần đây mới gọi là liên kết Do cónhiều cách hiểu về liên kết nên cũng có những khái niệm về liên kết kinh tếkhác nhau
Trong từ điển kinh tế học hiện đại, David W Pearce định nghĩa “liênkết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh tếthường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhaumột cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình pháttriển” Theo cách hiểu của khái niệm trên thì liên kết kinh tế mang lại sự pháttriển cho tất cả các ngành và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế
Theo từ điển bách khoa toàn thư, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác vàphối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiếnhành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương biện pháp có liên quan đếncông việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất,kinh doanh theo hướng có lợi nhất Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tựnguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa cácbên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước Mục tiêu: tạo ramối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chếhoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá,nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng
Trang 17nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho thành viên, giá
cả cho
Trang 18từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau Liên kết kinh tế có nhiềuhình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinhdoanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết Những hình thức phổ biến
là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sảnxuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu cácđơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sởhữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật haylãnh thổ Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bị mấtquyền tự chủ của mình cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nàođối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã ký với đơn vị khác
Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủđộng nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thểkinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện phân công và hợp tác laođộng để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung (Hồ Quế Hậu, 2008) Khái niệmchỉ ra rằng liên kết là nhu cầu và các chủ thể kinh tế sẽ chủ động liên kết vớinhau nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế của mình đồng thời đảm bảo lợiích cho cả đối tác tham gia liên kết
Liên kết kinh tế là phương thức phát triển của chế độ hợp tác phản ánhmối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản xuất xãhội của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế, các thành phần kinhtế… Liên kết kinh tế là biểu hiện mức độ khác nhau của các hình thức xã hộicủa sản xuất Liên kết kinh tế với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự kết hợp
có hiệu quả nhất về kỹ thuật, kinh tế và tăng cường trình độ, năng lực của cácthành viên tham gia liên kết (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006)
Như vậy ta có thể hiểu liên kết kinh tế là việc các chủ thể kinh tế tựnguyện đứng ra thoả thuận, bàn bạc và đặt mối quan hệ với nhau nhằm đạtđược lợi ích kinh tế riêng của mình cũng như lợi ích chung của tất cả các đối
Trang 19tác liên kết, sự liên kết được thể hiện thông qua các hợp đồng, giấy tờ có ràng buộc về mặt pháp luật hoặc những cam kết trong hoạt động.
2.1.1.2 Phương thức liên kết
Trong liên kết kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia do đó mối quan hệgiữa họ cũng phức tạp, khi liên kết với nhiều chủ thể khác nhau sẽ tạo ra nhữngmối quan hệ chồng chéo Nhưng chúng ta có thể dựa vào vai trò của các chủ thể
để phân nhóm và chia thành hai phương thức liên kết là liên kết theo chiềungang và liên kết theo chiều dọc Theo tài liệu của Phạm Thị Minh Nguyệtnăm 2006, chúng ta có thể hiểu về các phương thức liên kết này như sau:
- Liên kết theo chiều ngang (làm chủ thị trường) là hình thức liên kết
giữa các chủ thể cùng một cấp, cùng mắt xích tạo nên sự mở rộng về quy mô,chiếm lĩnh thị trường và có thể dẫn tới độc quyền trong một số thị trường nhấtđịnh Các thành viên tham gia liên kết này thường có sản phẩm hay dịch vụcạnh tranh lẫn nhau nhưng bằng cách liên kết với nhau họ đã nâng cao sứccạnh tranh cho từng thành viên cũng như cho tập thể liên kết Trong thực tếđược thể hiện bằng việc sáp nhập các công ty cạnh tranh cùng loại sản phẩmhoặc hình thành nên các liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ… việc liên kết nàycho thấy có hiệu quả tốt đặc biệt đối với những người kinh doanh quy mô nhỏhoặc nông dân, liên kết tạo cho họ khả năng làm chủ thị trường, giúp họ hạnchế được sự ép cấp, ép giá của tư thương hay các cơ sở chế biến
- Liên kết theo chiều dọc (làm chủ dây chuyền sản xuất) là liên kết
được thực hiện theo trật tự các khâu trong quá trình sản xuất, giữa các tácnhân thuộc các mắt xích khác nhau thường theo chuỗi vận động của sản phẩm,một liên kết dọc toàn diện bắt đầu từ khâu sản xuất tới chế biến và tiêu thụsản phẩm Trong liên kết này, thường mỗi tác nhân liên kết đóng vai trò vừa làkhách hàng vừa là người bán sản phẩm cho đối tác khác Hiện nay, phươngthức liên kết này được thực hiện rộng rãi và đem lại nhiều hiệu quả, chẳnghạn sự liên kết giữa nơi cung ứng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa cơ sởchế
Trang 20Chúng ta chia thành hai phương thức liên kết như trên, nhưng trong bất
kỳ một ngành hàng nào chúng ta cũng có thể thấy sự xuất hiện của haiphương thức liên kết này và mỗi tác nhân có thể đồng thời tham gia cả haiphương thức liên kết nói trên
Sơ đồ 2.1: Phương thức liên kết
Sơ đồ trên thể hiện hai phương thức liên kết theo chiều ngang và theochiều dọc Ta thấy liên kết theo chiều dọc làm tăng độ dài các mối liên kết vàliên kết theo chiều ngang giúp mở rộng mối liên kết
2.1.1.3 Hình thức liên kết
Liên kết sản xuất, là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng khôngthay đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể.Thông thường việc liên kết chỉ thực hiện ở một số khâu hay lĩnh vực nào đócủa hoạt động sản xuất kinh doanh Ví dụ như liên kết giữa nông dân trồngmía và Công ty mía đường Lam Sơn
Trang 21Liên doanh sản xuất, là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia, cácbên tham gia sẽ là các thành viên của doanh nghiệp liên doanh, có quyền hạntrong quản lý doanh nghiệp, được hưởng lợi nhuận và rủi ro theo số vốn đónggóp Trong nông nghiệp có liên doanh giữa Công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn –Phú Thọ) liên doanh với Irắc trong sẩn xuất, chế biến chè; Công ty chè SôngCầu (Thái Nguyên) và Nhật Bản trong sản xuất chè đen, chè xanh xuất khẩu
Liên hiệp hóa sản xuất, là kiểu liên kết ở mức độ cao theo cả chiều dọc
và chiều ngang theo một tổ chức thống nhất Sự liên kết này vừa làm chủ thịtrường vừa làm chủ dây chuyền sản xuất, nó thể hiện ở các hình thức: Xínghiệp liên hiệp ngành; liên hiệp các xí nghiệp ngành (Phạm Thị MinhNguyệt, 2006)
2.1.1.4 Nội dung liên kết kinh tế
Nội dung liên kết thể hiện những thỏa thuận của các tác nhân tham gialiên kết Liên kết có thể được thực hiện ở nhiều khâu của quá trình sản xuấtnhư liên kết trong cung ứng vật tư đầu vào, cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuậttrong chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm Thông thường nội dung liênkết bao gồm:
Các cam kết, thỏa thuận về điều kiện ưu đãi Đây là những điều khoản
ưu đãi mà hai bên dành cho đối tác của mình thông qua quá trình bàn bạc,thỏa thuận Tùy vào khả năng, mục đích của mỗi tác nhân liên kết mà họ đưa
ra những điều khoản ưu đãi cho đối tác và vẫn đảm bảo lợi ích cho chínhmình
Các cam kết, thỏa thuận về việc làm cụ thể của mỗi bên Thể hiện sựphân công về thời gian và công việc của mỗi bên phải làm trong suốt thời gianliên kết, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai bên nhằm đạt được mục tiêuchung của liên kết kinh tế
Các cam kết, thỏa thuận về trách nhiệm thi hành của mỗi bên và hìnhthức xử phạt nếu một bên vi phạm không thực hiện đúng như cam kết Trongphần này hai bên tham gia liên kết phải làm rõ ràng trách nhiệm thực hiện
Trang 22đúng, đủ, kịp thời những gì đã thỏa thuận, cam kết và những hình phạt họ phảichấp nhận thi hành nếu làm sai.
Với những nội dung liên kết như trên có thể được hình thành bởi nhữngcách thức khác nhau như sau:
Hợp đồng bằng văn bản: là sự thỏa thuận của các tác nhân tham gia
liên kết và được thể hiện dưới dạng văn bản Liên kết theo hợp đồng đượchiểu là quan hệ mua bán được thiết lập trước khi nó xảy ra giữa người mua vàngười bán về giá bán, chất lượng, số lượng của sản phẩm, những dịch vụ đượccung cấp như kỹ thuật, tài chính Khi ký kết hợp đồng hai bên sẽ bị ràngbuộc bởi trách nhiệm thi hành hợp đồng, tạo ra sự ổn định trước những biếnđổi của thị trường và việc chia sẻ lợi ích, rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng
Hợp đồng bằng lời nói: là sự thỏa thuận bằng lời nói của hai bên cùng
thực hiện một hoặc một số hoạt động, công việc nào đó Hợp đồng bằng lờinói cũng được hai bên thống nhất về những nội dung như số lượng, chấtlượng, giá cả sản phẩm nhưng nó được thực hiện trên cơ sở niềm tin, độ tínnhiệm giữa các đối tác thường có quan hệ thân thiết hay bạn hàng tin cậy Do
đó hợp đồng bằng lời nói thường lỏng lẻo và có tính pháp lý thấp hơn so vớihợp đồng bằng văn bản
Như vậy nội dung của liên kết kinh tế thể hiện sự phân công lao độnggiữa các tác nhân tham gia liên kết đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi
và trách nhiệm trong quá trình thực hiện Liên kết kinh tế có thể được thựchiện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất như liên kết trong cung ứngnguyên vật liệu đầu vào, liên kết trong sản xuất, liên kết trong tiêu thụ sảnphẩm và liên kết dù được thực hiện dưới hình thức nào cũng đều nhằm mụcđích hỗ trợ cho nhau cùng đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn
2.1.1.5 Mục tiêu liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định, từ đó tiếnhành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt
Trang 23hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sảnlượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập của mỗi bêntham gia liên kết và tăng thu ngân sách nhà nước.
Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, thoả thuận, quy định vớinhau về sản lượng, giá cả từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế củanhau và đem lại lợi nhuận cao nhất
Liên kết kinh tế nhằm giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất kinhdoanh, kinh nghiệm quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹthuật, quản lý, công nhân…cũng như thực hiện các công việc cung ứng vật tư,tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin…theo như quy định đượchai bên thoả thuận và đưa ra
2.1.1.6 Nguyên tắc liên kết kinh tế
Các liên kết kinh tế diễn ra phải đảm bảo được ba nguyên tắc chủ yếunhư sau (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006):
Thứ nhất, liên kết kinh tế đảm bảo làm tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh Đây là nguyên tắc và cũng là mục tiêu của các chủ thể khi tham gialiên kết, vì liên kết nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng đơn vị nên dùđược tiến hành dưới hình thức nào thì những quan hệ liên kết này cũng phảiđáp ứng được nhu cầu phát triển của các bên tham gia
Thứ hai, liên kết phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện của cácchủ thể Nó phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi tác nhân, chỉ khi đó các chủ thểmới phát huy hết năng lực của mình trong giải quyết khó khăn cũng như tìmkiếm lợi ích thông qua liên kết Sự tự nguyện tham gia liên kết cũng góp phầnnâng cao tinh thần trách nhiệm cho các tác nhân, hành động cùng vì lợi íchchung và cùng chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết
Thứ ba, liên kết phải đảm bảo công bằng, dân chủ, bình đẳng Cácquyết định của liên kết phải được sự thống nhất đồng ý của các tác nhân,ngoài ra các hoạt động như quản lý, điều hành, giám sát, phân phối lợi ích hay
Trang 24chia sẻ rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng cần thể hiện được sự công bằng
và bình đẳng giữa, đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự hành động Trongliên kết kinh tế công bằng không có nghĩa là chia đều mà dựa vào sự đónggóp của mỗi bên mà phân chia quyền lợi cũng như trách nhiệm, từ đó đòi hỏiphải có sự công khai, minh bạch và chặt chẽ trong liên kết
Ngoài ra liên kết kinh tế phải kết hợp hài hoà lợi ích của các bên thamgia và các mối liên kết cần phải được pháp lý hoá Tuy nhiên trong thực tếchúng ta vẫn thấy nhiều quan hệ kinh tế được xây dựng trên cơ sở tin cậy lẫnnhau, nhưng không phải lúc nào những mối liên kết này cũng bền vững vì vậy
để hướng tới những mối liên kết lâu dài, ổn định và phù hợp với sản xuất,kinh doanh quy mô lớn thì pháp lý hoá các mố liên kết là một nguyên tắc cầnthiết
2.1.1.7 Vai trò của liên kết
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô.Qua liên kết giúp các tác nhân trong liên kết có thể tập trung vào phát triểnthế mạnh của mình, đem lại hiệu quả cao hơn so với việc phải đầu tư dàn trảitrong nhiều lĩnh vực Đồng thời có thể tận dụng được thế mạnh của đối tácliên kết của mình, cùng tiến hành những dự án, cơ hội lớn
Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh Liênkết chính là hình thức chia sẻ cả về lợi nhuận và những rủi ro, nó ràng buộccác tác nhân liên kết với nhau, tuy khi có lợi nhuận sẽ không được hưởng cảnhưng bù lại khi gặp rủi ro chúng ta cũng không mất hết
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh hơn với những thayđổi của thị trường Thông qua những mối liên kết tác nhân liên kết sẽ đượctiếp xúc với nhiều tác nhân khác, tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, cũng nhưnhiều công nghệ mới, qua đó cùng với những mối quan hệ rộng rãi giúp tácnhân liên kết có thể nắm bắt nhanh thông tin và có những phản ứng kịp thời
Trang 252.1.1.8 Tiêu thụ và kênh tiêu thụ
a Tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm giữa người mua vàngười bán, giúp sản phẩm đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng Theonghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm hay việc bán hàng là quá trình chuyển giao hànghóa cho khách hàng và nhận tiền từ họ sau khi mua bán đạt sự thống nhất,người bán giao hàng, người mua trả tiền quá trình tiêu thụ kết thúc ở đây
Trong quá trình sản phẩm đi từ người sản xuất đến người tiêu dùngcuối cùng hai tác nhân này trao đổi trực tiếp với nhau, nhưng cũng có thểthông qua một vài tác nhân trung gian khác Hoạt động tiêu thụ đã hình thànhnên các kênh tiêu thụ sản phẩm và các kênh tiêu thụ này có độ dài ngắn khácnhau phụ thuộc vào số tác nhân tham gia vào kênh
b Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinhdoanh độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình tạo ra dòng vậnchuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng
Thành viên của kênh là tất cả những người tham gia vào kênh phânphối, bao gồm cả người sản xuất và người tiêu dùng Ngoài hai tác nhân này
ra còn lại được gọi là trung gian thương mại, bao gồm:
- Nhà bán buôn, bán hàng hóa dịch vụ cho các trung gian khác như cácnhà bán lẻ hay những nhà sử dụng công nghiệp
- Nhà bán lẻ bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuốicùng
- Đại lý môi giới có quyền hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất cungcấp hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác
- Nhà phân phối là những người trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường
Trang 26* Vai trò của kênh tiêu thụ với người sản xuất
Các bộ phận trung gian là đối tượng chịu phần chi phí trong việc bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng
Có điều kiện tập trung vào sản xuất chuyên môn hóa
Giảm số lượng các mối quan hệ giao dịch làm tăng hiệu quả phân phối cho xã hội, tiết kiệm nhiều khoản chi phí
Được chia sẻ rủi ro với các nhà trung gian
* Vai trò của kênh tiêu thụ đối với người tiêu dùng
Được lựa chọn những mặt hàng yêu thích mà không mất công tìm kiếm xa
Tăng tổng cung sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của xã hội
Kích thích tiêu dùng và nâng cao tổng cầu của xã hội về sản phẩm
và dịch vụ hàng hóa
Giúp cho cung cầu nhanh chóng gặp nhau
Bản chất của kênh tiêu thụ là một chuỗi liên kết các tác nhân với nhau,phân phối qua những trung gian này đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợiích hơn so với nhà sản xuất tự phân phối Chúng ta có thể quan sát sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân phối sản phẩm
Thông qua hình vẽ cho ta thấy với 3 nhà sản xuất nếu để họ tự phânphối thì cần tới 9 lần tiếp xúc, nhưng với một trung gian phân phối thì chỉ còn
6 lần tiếp xúc và tại đây người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều sản phẩmhơn, ta
Trang 27* Cấu trúc kênh phân phối
Kênh phân phối được chia làm các loại kênh như kênh trực tiếp, kênhcấp 1, cấp 2 các tên gọi này tùy thuộc vào độ dài kênh và số thành viên thamgia kênh phân phối (Trần Minh Đạo, 2006)
Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3
Sơ đồ 2.3: Các dạng kênh phân phối sản phẩm
2.1.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn
2.1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây sắn
Sắn - tên khoa học là Manihot esculenta Crantz, là một loại cây bụithân gỗ lâu năm với gốc ăn được, mọc ở vùng nhiệt đới và các khu vực cậnnhiệt đới trên thế giới Nó còn được gọi là yuca, mì và mandioca Sắn có khảnăng phát triển trên vùng đất nơi ngũ cốc và các loại cây trồng khác không thểphát triển tốt như đất đồi, đất thấp, nghèo chất dinh dưỡng, sắn có thể chịuhạn hán tốt Rễ sắn có thể được lưu trữ trong đất cho đến 24 tháng, và một sốgiống cây cho đến 36 tháng, thu hoạch có thể được trì hoãn cho đến khi có thịtrường tiêu thụ tốt hoặc các điều kiện khác được thuận lợi
Người thu gom
Người thu gom
Người thu gom
Người thu gom
Người thu gom
Cơ sở chế
biến
Cơ sở chế biến
Cơ sở chế biến
Trang 28Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành
củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng Sắn có nhiềucông dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thựcphẩm Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bộtsắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắnnhư bột ngọt, cồn, zmaltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đườngglucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy,bánh kẹo, mì ăn liền, mì ống, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụgia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm… Thân sắn dùng đểlàm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô Lásắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm Lásắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu,
bò, dê…
Các loài gây hại chính của sắn ở là những mite sắn xanh, những con bọtrong bột sắn và châu chấu Các bệnh chính ảnh hưởng đến sắn là bệnh khảmsắn, sắn vi khuẩn giống bọ xanh, sắn Anthracnose bệnh tật và thối gốc(Wikipedia)
2.1.2.2 Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ
Các tác nhân tham gia liên kết có thể là các cá nhân, hộ gia đình, đơn
vị, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế cùng tự nguyện tham gia mộthoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho mình Trongsản xuất và tiêu thụ sắn có thể chia ra thành các loại tác nhân như sau:
Tác nhân là các hộ gia đình tham gia trong sản xuất, thu gom, vậnchuyển sắn
Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia cung ứng đầu vào, tiêu thụ, chếbiến như các hợp tác xã, nhà máy chế biến sắn
Tác nhân là các tổ chức như các tổ chức tín dụng, ngân hàng Họ thamgia liên kết trong cho người sản xuất vay vốn
Trang 29Người cung
ứng đầu vào
Người thu gom
Người sản xuất
xuất khác
Ngoài những tác nhân liên kết trên chúng ta còn thấy những tác nhântham gia hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sắn như trạm khuyếnnông, trung tâm khoa học
2.1.2.3 Mối liên kết giữa các tác nhân
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các tác nhân đã tự nguyện hìnhthành những mối liên kết với nhau Từ những mối liên kết đó đem lại cho họnhiều lợi ích hơn nhưng cũng là sự ràng buộc trách nhiệm hơn với đối tác
Trong khâu sản xuất những liên kết hình thành được thể hiện trong sơ
đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Mối quan hệ liên kết trong sản xuất sắn
Trên đây đều là những mối quan hệ có tác động qua lại, những mối liênkết có thể được hình thành thông qua hợp đồng hay thỏa thuận giữa các đốitác Trong đó, nội dung của những mối liên kết này chủ yếu là hỗ trợ nhu cầuđầu vào cho sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất
Sau khi hoàn thành khâu sản xuất, quá trình tiêu thụ bắt đầu và hìnhthành những liên kết mới Liên kết giữa những tác nhân trong tiêu thụ sảnphẩm tạo nên một chuỗi các liên kết hay còn gọi là kênh phân phối sản phẩm
Trang 30Sơ đồ 2.5: Mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ sắn củ
Qua đó ta thấy ngoài những liên kết làm kênh phân phối dài ra còn cónhững liên kết trong cùng một mắt xích tạo bề rộng cho kênh phân phối
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Cây sắn được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đối với các nướcnghèo, đang phát triển sắn được coi như là cây lương thực xếp thứ tư sau gạo,ngô và lúa mì Sản phẩm từ cây sắn vừa phục vụ cho nhu cầu lương thực,phần còn lại có thể sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc sản xuất các sảnphẩm công nghiệp Từ những sản phẩm công nghiệp sử dụng nguyên liệu làsắn, đặc biệt là nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học từ sắn đã tạo ra cơ hộiphát triển thị trường cho cây sắn (Taye Babaleye, IITA)
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI) đã nghiêncứu và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020(Hoàng Kim, 2008) Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu đạt khoảng 275,1 triệutấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển chiếm khoảng274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn Mức tiêu thụ sắn
ở các
Nhàmáychếbiến
Trang 31nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn, với các nước đã phát triển là20,5 triệu tấn Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thựcthực phẩm được dự báo là 176,3 triệu tấn và làm thức ăn gia súc khoảng 53,4triệu tấn Xu hướng sản phẩm sắn được sử dụng làm lương thực, thực phẩmtăng với tốc độ tăng hàng năm đạt 1,98% và nhu cầu làm thức ăn gia súc tăng0,95% Châu Phi được dự đoán vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàncầu với sản lượng năm 2020 sẽ đạt khoảng 168,6 triệu tấn, trong đó khốilượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn giasúc là 4,4% Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á,đặc biệt là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tíchđứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía.Năng suất sắn trung bình của cả thế giới là 12,16 tấn/ha, tuy nhiên một sốnước cho năng suất trung bình rất cao như Ấn Độ (31,43 tấn/ha), Thái Lan(21,09 tấn/ha)
Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85%(lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt
11 %), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn látkhô, sắn viên và tinh bột
Châu Phi là khu vực có diện tích và sản lượng sắn lớn nhất thế giới, cácquốc gia này tập trung ở Đông phi và Nam phi Tại đây sắn được sử dụng làmlương thực nhiều, bình quân khoảng 96 kg/người/năm, Zaire là nước sử dụngnhiều nhất với mức 391 kg/người/năm trong khi mức tiêu thụ sắn bình quântoàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm Do vai trò quan trọng của nó nên pháttriển cây sắn tại khu vực này được nhiều tổ chức thế giới quan tâm như ViệnNông nghiệp Nhiệt đới (IITA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID),
tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) Những cơ quan, tổ chức này hỗ trợtrong nghiên cứu giống mới, chuyển giao vào sản xuất, hỗ trợ nông dân về
Trang 32mua sắm vật liệu sản xuất, kỹ thuật chế biến để loại bỏ hoặc giảm thiểu thiệthại (Taye Babaleye, IITA).
Hiện nay Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới đểlàm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm dược liệu
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu sắn lớn nhất thế giới, chiếm trên 85%lượng sắn xuất khẩu toàn cầu Thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan chủ yếu
là Trung Quốc, Nhật Bản và cộng đồng Châu Âu, trong 6 tháng đầu năm 2009xuất khẩu sắn của Thái Lan đạt 2,73 triệu tấn, giảm 15,1% so với cùng kỳnăm 2008 Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới làm nhu cầu và giá sắngiảm, do đó sắn của Thái Lan không xuất khẩu được vì giá cao hơn so với giáthế giới Đứng trước tình hình đó chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sáchđảm bảo giá sắn, bằng cách để cho các nhà xuất khẩu nội địa và quốc tế thamgia đấu thầu sắn với hi vọng xuất khẩu sắn sẽ tăng khi giá nội địa bằng với giáthế giới và đem lại lợi ích cho người nông dân, chính sách này được đánh giátốt hơn chính sách can thiệp giá của chính phủ (Thái Lan: Đảm bảo mức giátốt cho sắn, 12/08/2009)
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Cây sắn được trồng ở Việt Nam từ khá lâu nhằm phục vụ nhu cầu thựcphẩm cho con người và làm thức ăn chăn nuôi, cho tới những năm 90 thì giảmhẳn về diện tích và sản lượng, nhưng từ năm 2000 khi có nhu cầu xuất khẩusản phẩm sắn, các cơ sở, nhà máy chế biến được xây dựng thì diện tích trồngsắn ngày càng được mở rộng, tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân
Sản xuất và tiêu thụ sắn ở nước ta tăng mạnh chủ yếu do nhu cầu củathế giới, dựa vào đó chính phủ và các địa phương đã xây dựng những kếhoạch, chính sách về phát triển mở rộng diện tích trồng sắn, xây dựng các nhàmáy chế biến phù hợp với nhu cầu Năm 2005 diện tích trồng sắn là 270.000
ha, năng suất đạt 15,35 tấn/ha trong khi trung bình của thế giới là 12,16tấn/ha; năm 2008 diện tích trồng sắn tăng lên tới 510.000 ha, năng suất tăng
Trang 33đạt 15,7 tấn /ha, sản lượng đạt hơn 8 triệu tấn; năm 2009 sản lượng sắn ướcđạt 8,1 – 8,6 triệu tấn Kết quả của việc người dân chạy theo lợi nhuận trướcmắt, ồ ạt mở rộng diện tích trồng sắn làm cho diện tích năm 2008 tăng vượt135.000 ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010, dẫn đến dư thừa sảnlượng, giảm giá sản phẩm.
Nhiều nhà máy chế biến sắn ở trong nước cũng được xây dựng, theoquy hoạch của ngành nông nghiệp tới năm 2010 thì cả nước chỉ nên có 54 nhàmáy chế biến tinh bột sắn nhưng hiện nay đã có 60 nhà máy với tổng côngsuất chế biến mỗi năm hơn nửa triệu tấn tinh bột sắn, tương đương khả năngtiêu thụ gần 2,5 triệu tấn củ sắn tươi, bằng 30% sản lượng cả nước So với 5năm trước số nhà máy tăng gấp đôi và công suất tăng gấp 3 lần
Trong năm 2009, sắn là một trong số những mặt hàng có khối lượng xuấtkhẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh một phần do giá của mặt hàngnày được hồi phục so với năm 2008, một phần do nhu cầu nhập khẩu của nướcngoài tăng Theo ước tính năm 2009 tỷ trọng sắn cho xuất khẩu khoảng 48,6%,dùng làm thức ăn gia súc 22,4%, chế biến thủ công 16,8%, chỉ có 12,2% tiêuthụ tươi thì khối lượng cho xuất khẩu vào khoảng 4 triệu tấn, trong 6 tháng đầunăm nước ta đã xuất khẩu được 2,4 triệu tấn
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan,Nhật, Hàn Quốc, châu Âu trong đó Trung Quốc là khách hàng lớn nhất chiếmhơn 90% kim ngạch, tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 5,5 %, Đài Loan chiếm 2%
…tuy xuất khẩu sắn phát triển như vậy nhưng trồng và tiêu thụ sắn còn nhiềubất ổn
Thứ nhất, diện tích trồng sắn được mở rộng một cách ồ ạt không theoquy hoạch dẫn đến lượng cung hằng năm vượt công suất chế biến của các nhàmáy Thứ hai, do thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Việt Nam là TrungQuốc nên khi thị trường này có biến động sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình sảnxuất và tiêu thụ trong nước ta mà không có thị trường khác để giảm bớt rủi ro
Trang 34Thứ ba, tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn còn lỏng lẻo, không có tínhpháp lý cao nên khi có biến động về thị trường hoặc giá cả thì người nông dântrồng sắn thường là người chịu thiệt nhiều nhất, điển hình trong năm 2008 khicác mặt hàng sắn không tiêu thụ được, nhà máy không thu mua nguyên liệu,giá sắn hạ thấp thì có những nông dân không thu hoạch được sắn vì chi phícao hơn giá bán và chấp nhận bỏ sắn ngoài ruộng (Lê Bích Lan, 2009).
Qua đó chúng ta thấy được những tồn tại trong quá trình sản xuất, tiêuthụ sắn và tăng cường sự liên kết giữa những người tham gia quá trình nàynhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các bên là giải pháp đang đượchướng tới
Trang 35Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hóa Quỳ là một xã miền núi nằm ở phía tây huyện Như Xuân, cáchtrung tâm huyện 5km Về địa giới hành chính Hóa Quỳ giáp:
Phía Đông giáp xã Bình Lương, huyện Như Xuân
Phía Nam giáp xã Yên Lễ, huyện Như Xuân
Phía Bắc giáp xã Cát Vân, Cát Tân, huyện Như Xuân
Phía Tây giáp xã Xuân Quỳ, huyện Như Xuân
Địa bàn xã có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 4km, tạo điềukiện giao thông thuận lợi cho người dân trong xã và vận chuyển hàng hóa đặcbiệt là thu mua, vận chuyển sắn nguyên liệu tới nhà máy trong thời gian thuhoạch
3.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Hóa Quỳ thuộc vùng núi, có nhiều dãy núi cao chạy dài và đồi úp bát.Phía Bắc được bao bọc bởi dãy núi Bù Mùn, núi nằm theo hướng Đông Tâyxuất phát từ xã Cát Vân, kéo dài qua xã Hóa Quỳ đến xã Xuân Quỳ và xãThanh Lâm Núi Bù Mùn có độ cao trung bình từ 300 – 500m, độ dốc bìnhquân 20 – 350 Địa hình xã bị chia cắt bởi con sông Quyền và nhiều khe suốikhác, có thể chia thành các loại địa hình sau:
Kiểu địa hình đồi núi cao: độ dốc từ 20 – 350
Kiểu địa hình đồi núi thấp: độ dốc trung bình từ 10 - 150
Kiểu địa hình đồi thoải
Kiểu địa hình bằng phẳng
Trang 36Thổ nhưỡng: do địa hình cao nên những vùng đồi núi tầng đất mặt rấtmỏng dễ bị xói mòn, đại diện là đất xám Feralit có đá lẫn nông và đá xám
Trang 37Feralit có đá lẫn sâu Vùng đất bằng do phù sa dốc tụ, lượng mùn thô lớn, giầu đạm, dễ tiêu và lượng lân trung bình nên đất phần lớn bị chua.
Hiện nay tại xã Hóa Quỳ, diện tích đất chưa sử dụng không còn vàđược chia thành hai loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp Tình hình sửdụng đất của xã Hóa Quỳ theo kết quả tổng kiểm kê đất đai như sau:
Bình quân đất tự nhiên/người (ha/người) 0,59
Bình quân đất nông nghiệp/người (ha/người) 0,50
(Nguồn: Ban thống kê xã Hóa Quỳ)
Ta thấy 85,3% tổng diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp, trong đóđất phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là 51,86% tươngđương với 1255,9 ha Với điều kiện có sông suối chảy qua người dân trong xãcũng đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, làm phong phú thêm cơ cấu ngành nôngnghiệp ở đây Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người đạt 0,5 hacon số này cho thấy tại xã có khả năng phát triển nông nghiệp với quy mô lớntheo mô hình gia trại hoặc trang trại
Trang 38Qua đó ta thấy tuy địa hình của xã không bằng phẳng nhưng diện tíchđất tự nhiên đã được đưa vào sử dụng hết, đặc biệt diện tích đất nông nghiệptại xã rất lớn.
3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn
Hóa Quỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa nónglạnh rõ rệt Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, hướng gió chính là hướng ĐôngNam và Tây Nam, thường có bão từ tháng 6 đến tháng 10 Mùa đông lạnh,khô, nhiều sương mù và mưa phùn, hướng gió chính là hướng Đông Bắc
Nhiệt độ trung bình là 22,60C, lượng mưa bình quân hằng năm là1.550mm, số ngày mưa trung bình là 116 ngày/năm, số giờ nắng trung bình là1.050 giờ/năm
Với thời tiết khí hậu như vậy, xã Hóa Quỳ có điều kiện thuận lợi để đadạng hóa cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên sự khác biệt lớn giữa hai mùa là cũng
là khó khăn đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp của xã
3.1.1.4 Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung Hóa Quỳ là xã nghèo về tài nguyên khoáng sản, trên địabàn xã chỉ có một núi đá vôi có diện tích khoảng 5,09 ha, trữ lượng khai tháckhoảng 2000m3/năm Ngoài ra phải kể đến nguồn tài nguyên động thực vật tạiđây, với 635 ha rừng phòng hộ đã đem lại cho xã một hệ động thực vật phongphú trong đó có các loại gỗ quý như Táu, Sến, Dẻ và các động vật quý hiếmnhư lợn rừng, nai, trăn, khỉ
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Thực trạng kinh tế xã Hóa Quỳ
Cùng với các xã khác thi đua thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của huyện, xã Hóa Quỳ đã nâng cao tổng giá trị sản xuất toàn xã từ 29,6
tỷ đồng năm 2008 lên 32,3 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt9,12% trong điều kiện nền kinh tế của nước ta trong năm 2009 còn gặp nhiềukhó khăn Đồng thời xã đã tiến hành đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nền
Trang 39kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 52%, cơ cấu nền kinh tế của xã Hóa Quỳ được thể hiện qua biểu đồ sau:
9.04, 28%
16.8, 52%
6.46, 20%
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ thương mại, vận tải
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế xã Hóa Quỳ năm 2009
So với năm 2008, kết quả sản xuất năm 2009 giá trị ngành nông nghiệpgiảm 3,1 tỷ đồng, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 3,9 tỷ đồng, ngànhdịch vụ thương mại – vận tải tăng 1,9 tỷ đồng Như vậy ta thấy tỷ trọng ngànhnông nghiệp và giá trị sản xuất của ngành cùng giảm, nguyên nhân chính ởđây là do diện tích gieo trồng giảm 42,12 ha so với năm 2008
Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt 1.408,2 tấn, bình quân lươngthực đầu người đạt khoảng 370kg/người/năm Đối với cây công nghiệp dàingày là cao su, hàng năm khai thác mủ trên 650 ha Tiếp tục thực hiện các dự
án chăn nuôi theo chương trình 134, 135 giai đoạn 2, tổng đàn gia súc của xãbao gồm 630 con trâu, 17 con bò, 57 con dê, 1939 con lợn, 19500 con giacầm, 1809 con chó, diện tích ao hồ thả cá 40,9 ha Bên cạnh đó kinh tế trangtrại đang từng bước được phát triển, nhiều mô hình trang trại nông lâm kếthợp được xây dựng, có những trang trại quy mô lớn nuôi từ 150 – 200 conlợn
Vì nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động đã có nhiều ngành nghềtiểu thủ công được mở rộng như đan lát, nghề mộc, các dịch vụ được pháttriển đã góp phần vào nâng cao giá trị sản xuất của ngành
Trang 403.1.2.2 Thực trạng dân số lao động và việc làm
Theo kết quả thống kê hằng năm của xã, năm 2009 toàn xã có 1.072 hộgia đình (tăng 80 hộ so với năm 2008), tổng số nhân khẩu trong xã là 4.806khẩu (tăng so với năm 2008 là 99 nhân khẩu) với gần 2.300 nhân khẩu trong
độ tuổi lao động, tính trung bình mỗi hộ có 4,48 nhân khẩu và 2,15 lao động
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,2%, con số này còn cao so với các xã kháctrong huyện dù tại xã đã có những giải pháp tuyên truyền và vận động thựchiện công tác kế hoạch hóa gia đình
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Hóa Quỳ
Hộ phi nông nghiệp Hộ 158 14,74
Nhân khẩu nông ghiệp Người 4160 86,56 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 646 13,44