Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
NGUYỄN PHI HỔ
ĐÁNH GIÁ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA KHẢ
NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG THPT VĨNH CHÂN – PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý ngƣời và động vật
Hà Nội - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
NGUYỄN PHI HỔ
ĐÁNH GIÁ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA KHẢ
NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG THPT VĨNH CHÂN – PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý ngƣời và động vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. NGÔ THỊ HẢI YẾN
Hà Nội - 2015
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Ngô
Thị Hải Yến – Ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô
giáo trong tổ Động vật, khoa Sinh – KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh trƣờng THPT Vĩnh Chân – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã giúp đỡ, động
viên em.
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Phi Hổ
Nguyễn Phi Hổ
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn này đều là sự thật. Tất cả
những số liệu đều đƣợc thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê, hoàn
toàn không có số liệu sao chép, bịa đặt và kết quả này không trùng với kết
quả của các tác giả khác đã đƣợc công bố. Trong đề tài của tôi có trích dẫn
một số dẫn liệu của một số tác giả khác. Tôi xin phép tác giả đƣợc trích dẫn
để bổ sung cho khóa luận của mình.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Phi Hổ
Nguyễn Phi Hổ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 2
NỘI DUNG ..................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Những vấn đề chung về trí tuệ.............................................................. 3
1.1.1. Một số quan niệm về trí tuệ ............................................................ 3
1.1.2. Các loại trí nhớ ............................................................................... 5
1.1.3. Cơ chế ghi nhớ................................................................................ 6
1.2. Học lực.................................................................................................. 7
1.3. Một số công trình nghiên cứu về trí nhớ, học lực ................................ 9
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 12
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 12
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 13
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 13
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số ............................................. 13
2.4.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng ghi nhớ ngắn hạn ........... 13
2.4.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về học lực ...................................... 14
2.4.3. Xử lí số liệu .................................................................................. 14
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………12
3.1. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh............................................................ 17
3.1.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh ........................................ 17
3.1.1.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo tuổi ........................................ 17
3.1.1.2. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi và theo giới tính ....... 18
3.1.1.3. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi và theo khối lớp ....... 20
Nguyễn Phi Hổ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
3.1.2. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh .................................... 21
3.1.2.1. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo tuổi ............... 21
3.1.2.2. Trí nhớ ngắn hạn thính giác theo lứa tuổi và theo giới tính ... 22
3.1.2.3. Trí nhớ ngắn hạn thính giác theo tuổi và theo khối lớp ......... 24
3.1.3. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác25
3.1.4. So sánh với kết quả của các tác giả khác về khả năng ghi nhớ ... 27
3.2. Học lực................................................................................................ 30
3.3. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ ............................ 33
3.3.1. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ ngắn hạn thị
giác.......................................................................................................... 33
3.3.2. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ ngắn hạn thính
giác.......................................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
PHỤ LỤC
Nguyễn Phi Hổ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Bảng
Trang
Bảng 2.1. Phân bố các học sinh tham gia nghiên cứu .................................. 12
Bảng 2.2. Căn cứ xếp loại học lực của học sinh ........................................... 14
Bảng 3.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo lứa tuổi ................... 17
Bảng 3.2. Trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 16, 17, 18 theo giới tính ........ 18
Bảng 3.3. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18 theo
khối lớp ......................................................................................................... 20
Bảng 3.4. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo tuổi ..................... 21
Bảng 3.5. Trí nhớ ngắn hạn thính giác lứa tuổi và theo giới tính................. 23
Bảng 3.6. Trí nhớ ngắn hạn thính giác theo tuổi và theo khối lớp ............... 24
Bảng 3.7. Trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác ............ 26
Bảng 3.8. Kết quả của tôi và một số tác giả khác về khả năng ghi nhớ ngắn
hạn thị giác và thính giác của học sinh lứa tuổi 17, 18................................. 27
Bảng 3.9. Sự phân bố của học sinh theo học lực cuối học kì I năm học 2014
– 2015............................................................................................................ 30
Bảng 3.10. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ thị giác ngắn
hạn theo giới tính và chung........................................................................... 34
Bảng 3.11. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ thính giác
ngắn hạn theo giới tính và chung .................................................................. 37
Hình
Trang
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi .............. 18
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo lứa
tuổi và theo giới tính ..................................................................................... 19
Hình 3.3. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18
theo khối lớp ................................................................................................. 21
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thính giác theo lứa tuổi .......... 22
Nguyễn Phi Hổ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo lứa
tuổi và theo giới tính ..................................................................................... 24
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo tuổi
và theo khối lớp ............................................................................................ 25
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính
giác của học sinh theo tuổi............................................................................ 26
Hình 3.8. Tỷ lệ % xếp loại học lực cuối kì I theo hệ đào tạo ....................... 32
Hình 3.9. Tỉ lệ % học lực của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................ 33
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thị giác của học sinh nam.............................................................................. 35
Hình 3.11. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thị giác của học sinh nữ ................................................................................ 35
Hình 3.12. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thị giác........................................................................................................... 36
Hình 3.13. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thính giác của học sinh nam.......................................................................... 37
Hình 3.14. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thính giác của học sinh nam.......................................................................... 38
Hình 3.15. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thính giác ....................................................................................................... 39
Nguyễn Phi Hổ
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc để có thể theo kịp và hội nhập kinh tế
với tất cả các nƣớc trên thế giới. Quá trình này đòi hỏi phải có một
nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật cao,
hiểu biết sâu rộng và phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc. Do đó, sự
nghiệp giáo dục với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc luôn luôn nhận đƣợc sự quan tâm của
Đảng, của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Giáo dục đƣợc coi là quốc sách
hàng đầu. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Đầu tƣ
cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển”. Toàn xã hội đang đặt rất nhiều kì
vọng vào sự phát triển giáo dục. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục
thì cần phải đánh giá đƣợc thực trạng của nền giáo dục nƣớc nhà bằng
cách nắm bắt năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ ngắn hạn, dài hạn về
thính giác, thị giác và học lực của học sinh. Từ đó, chúng ta có thể đánh
giá một cách chính xác về trình độ, năng lực của học sinh để tìm ra
những cách thức, phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp dạy học phù hợp
để có thể nâng cao chất lƣợng giáo dục, nhằm nâng cao năng lực trí tuệ,
khả năng ghi nhớ cho thế hệ trẻ.
Vào những năm gần đây, nƣớc ta có rất nhiều những công trình
nghiên cứu về các chỉ số sinh học, trí tuệ của trẻ em; vấn đề này đã trở
thành vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tập trung nghiên cứu, không
chỉ đối với các nhà sinh học mà còn có cả các nhà giáo dục học, tâm lí
học, xã hội học,… Nhƣng các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào
các chỉ số hình thái - thể lực, chỉ số sinh lí của các cơ quan, khả năng
chú ý, tâm sinh lí của học sinh,…còn đối với khả năng ghi nhớ ngắn hạn,
Nguyễn Phi Hổ
1
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
ghi nhớ dài hạn và học lực của học sinh vẫn còn ít đƣợc nghiên cứu. Có
một vấn đề đƣợc đặt ra là: “Khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh có
mối quan hệ với nhau hay không? Liệu học sinh có học lực tốt thì có khả
năng ghi nhớ tốt hay không?”. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã
chọn và tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Đánh giá mối tương quan giữa
khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh trường THPT Vĩnh Chân –
Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh trƣờng THPT
Vĩnh Chân – Phú Thọ lứa tuổi 16, 17, 18.
- Nghiên cứu về sự phân bố theo học lực của học sinh lứa tuổi 16, 17,
18 của trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ.
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về khả năng ghi nhớ ngắn hạn
đối với năng lực học tập của học sinh đƣợc nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc có thể làm cơ sở để góp phần tìm
hiểu, đánh giá khả năng ghi nhớ của học sinh trƣờng THPT Vĩnh Chân –
Phú Thọ.
- Bƣớc đầu xác định mối quan hệ giữa khả năng ghi nhớ và học lực
của học sinh, từ đó có phƣơng pháp giáo dục, dạy học phù hợp để nâng
cao chất lƣợng học tập của học sinh.
Nguyễn Phi Hổ
2
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề chung về trí tuệ
1.1.1. Một số quan niệm về trí tuệ
Những tiến bộ trong xã hội loài ngƣời đƣợc tạo ra từ trí tuệ. Trí tuệ là
phẩm chất quan trọng trong hoạt động của con ngƣời, nó có liên quan
đến cả mặt thể chất và tinh thần [27]. Vì vậy nghiên cứu trí tuệ đã trở
thành một ngành khoa học góp phần quan trọng trong việc phát triển xã
hội loài ngƣời. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ.
Theo Jean Pie thì trí tuệ xuất phát từ hành động ngay trong biểu hiện
cấp cao của nó. Quan điểm này cho thấy, trí tuệ đƣợc tạo ra chính trong
hoạt động nhận thức [8].
Còn theo Dearlen, ông coi năng lực trí tuệ chính là năng lực luyện
tập. Stern thì lại cho rằng nó là năng lực thích ứng với ngoại cảnh. Còn
Laytex quan niệm: “Năng lực trí tuệ, trƣớc hết phản ánh bản chất trí tuệ
và biểu thị khả năng nhận thức lý luận và hoạt động của con ngƣời” [16].
Cho đến nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều những quan điểm khác nhau
về trí tuệ, trong đó ta có thể thấy rõ ba khuynh hƣớng khác nhau về trí
tuệ. Nhóm thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá
nhân. Nhóm thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng lực tƣ duy trừu tƣợng
[22]. Còn nhóm thứ ba lại coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của
cá nhân [10].
Khuynh hƣớng thứ nhất thì đã có từ rất lâu. Theo B.G.Ananhiev: “trí
tuệ là một đặc điểm tâm lý phức tạp của con ngƣời mà kết quả của công
Nguyễn Phi Hổ
3
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó”. Bên cạnh đó, một số nhà
tâm lí học nhƣ N.D.Lêvitov, Duncanson I.P cũng cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ giữa kết quả học tập và trí tuệ [26]. Thực tế kết quả của các
công trình nghiên cứu lại cho ta thấy, trí tuệ và kết quả học tập có mối
liên hệ với nhau nhƣng không đồng nhất bởi vì trong một số trƣờng hợp
học sinh chỉ có kết quả học tập trung bình nhƣng lại có chỉ số cao về trí
tuệ và một số trƣờng hợp học sinh có chỉ số trí tuệ thấp nhƣng học lực lại
giỏi.
Khuynh hƣớng thứ hai thì phổ biến hơn. Một số đại diện tiêu biểu
cho khuynh hƣớng này là A.Binet, M.N.Menchinskaia, L.Terman,
N.A.Menchixkain. Chẳng hạn, Binet coi trí tuệ là một chức năng chung
đối với việc suy luận và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác
nhau. Còn L.Terman thì lại cho rằng chức năng của trí tuệ là sử dụng có
hiệu quả các khái niệm. M.N.Menchinskaia lại coi đặc trƣng của trí tuệ
là sự tích luỹ vốn tri thức của các thao tác trí tuệ [31].
Khuynh hƣớng thứ ba, là dạng phổ biến nhất và đƣợc rất nhiều các
nhà nghiên cứu tán thành. Theo khuynh hƣớng này thì trí tuệ phải đƣợc
tìm trong các mối liên hệ của chủ thể với môi trƣờng. Sự thích ứng của cá
nhân không phải là thích ứng thụ động mà là sự tích cực, chủ động cải tạo
môi trƣờng để phù hợp với mục đích của con ngƣời [1]. Đại diện cho
khuynh hƣớng này là R.Stern, ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung
của con ngƣời với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Theo
ông, trí tuệ chính là năng lực suy luận, khả năng sáng tạo trên cơ sở kết
hợp từ những kinh nghiệm khác nhau đã đƣợc tích lũy để giải quyết
những vấn đề mới [26].
Các quan điểm nêu ở trên đều xuất phát từ một khía cạnh quan trọng
nhất định; giữa các quan điểm có sự khác nhau nhƣng chúng không mâu
Nguyễn Phi Hổ
4
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
thuẫn với nhau. Tuy nhiên, chƣa có một khái niệm nào chứa đựng đầy đủ
bản chất của các hiện tƣợng phức tạp nhƣ trí tuệ.
Có rất nhiều yếu tố cần thiết cho phát huy trí tuệ, một trong những
yếu tố đó chính là khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý.
1.1.2. Các loại trí nhớ
Trí nhớ chính là một quá trình tâm sinh lý phản ánh những gì mà
chúng ta đã trải qua trong cuộc sống [7]. Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái
hiện lại những sự vật, hiện tƣợng mà mỗi ngƣời đã cảm giác, đã tri giác,
đã suy nghĩ và hành động. Trí nhớ đƣợc xem là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá sự phát triển trí tuệ của con ngƣời, đặc biệt là ở học sinh.
Trong não bộ của mỗi chúng ta có hai trung tâm nhớ chính là trung
tâm nhớ thính giác và trung tâm nhớ thị giác. Ở trung tâm nhớ thính giác
thì mọi âm thanh chúng ta nghe đƣợc sẽ lƣu trữ ở đó. Còn lại tất cả
những hình ảnh, hồ sơ thì đều đƣợc lƣu trữ ở trung tâm nhớ thị giác.
Để phân biệt trí nhớ chúng ta có thể dựa vào thời gian nhớ và thông
tin cần nhớ. Bao gồm trí nhớ cực ngắn, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài
hạn.
Theo Beritov thì tồn tại 5 loại trí nhớ khác nhau:
- Trí nhớ ngắn hạn: chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (một
phút tới một giờ) sau khi tiếp nhận một sự kiện hay hiện tƣợng nào đó.
- Trí nhớ dài hạn: có khả năng lƣu giữ hình ảnh trong khoảng thời
gian dài (nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm). Trí nhớ dài hạn đƣợc chia
thành nhiều nhóm nhƣ trí nhớ về tình tiết, trí nhớ ngữ nghĩa và trí nhớ kĩ
năng.
Nguyễn Phi Hổ
5
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
- Trí nhớ hình tƣợng: là hiện tƣợng lƣu giữ và tái hiện các hình
ảnh về một sự việc hay hiện tƣợng quan trọng nào đó.
- Trí nhớ phản xạ: là trí nhớ biểu hiện của các phản xạ sau một
khoảng thời gian dài.
- Trí nhớ cảm xúc: lƣu giữ và tái hiện lại các cảm xúc dƣới tác
động của các hiện tƣợng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống.
1.1.3. Cơ chế ghi nhớ
Về cơ chế ghi nhớ có rất nhiều quan điểm khác nhau nhƣng nhì
chung có 3 thuyết chính: Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov I.V.
Thuyết điều kiện hóa mà đại diện là Skinner B.F và thuyết phân tử của
Conell M.C và Thomson.
Theo P.I.Pavlov, cơ sở sinh lý của trí nhớ là sự hình thành, lƣu giữ và
tái hiện lại những đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời [12]. Những đƣờng
liên hệ thần kinh tạm thời này đƣợc củng cố tƣơng đối vững chắc do
đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần và có thời gian củng cố. Khi chúng ta nhớ
lại một sự vật, hiện tƣợng nào đó cũng có nghĩa là những đƣờng liên hệ
thần kinh tạm thời đƣợc thành lập trƣớc đây đã đƣợc hồi phục lại.
B.F.Skiner, Thomson [17] cũng cho rằng, việc hình thành phản xạ có
điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ. Nhƣ vậy, phản xạ có điều
kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ.
Theo Anôkhin, trí nhớ là một hệ thống chức năng phức tạp có cấu tạo
động, trong đó hƣng phấn chạy theo những vòng neuron khác nhau và
mỗi vòng giữ một nhiệm vụ chuyên biệt riêng có một hiệu quả thích ứng
trong quá trình thực hiện một cử động hay một hành vi [3].
Nguyễn Phi Hổ
6
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Theo Hyden cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi cấu trúc phân tử acid
ribonucleic (ARN) [12]. Khi một kích thích nào đó tác động nhiều lần
vào vòng neuron sẽ làm xuất hiện các điện thế hoạt động đặc trƣng cho
nó và làm thay đổi sự cân bằng ion trong sinh chất của tế bào thần kinh
liên hợp. Chính hiện tƣợng này sẽ hoạt hoá acid deoxyribonucleic
(ADN) trong nhân tế bào, làm thay đổi cấu trúc của nó theo một cách
nhất định nhằm tạo ra acid ribonucleic (ARN). ARN là chất trung gian
đặc biệt sẽ tham gia vào quá trình hình thành protêin trong sinh chất đặc
trƣng cho từng cá thể.
Theo Beritov, mỗi lần tế bào bị hoạt hoá lại xuất hiện ARN trung
gian và một protein hoạt hoá. Song tính chất này không đặc trƣng cho
từng trƣờng hợp cụ thể nhƣ của Hyden dự kiến. Chúng chỉ khác nhau về
mặt nồng độ và cách phân bố bên trong tế bào tuỳ thuộc vào vùng sau
xinap bị hoạt hoá. Khi các vòng nơron bị hoạt hoá thì protein hoạt hoá
bền vững không chỉ xuất hiện theo cách nguyên phát tại vùng sau xinap
của các nơron liên hợp. Nó còn chịu tác động của hƣng phấn thứ phát
ngƣợc chiều từ các sợi trục tới. Nhờ vậy mà chỉ cần có một tác động nào
đó vào vật thể hay vào môi trƣờng tồn tại của nó cũng đủ để làm cho
toàn bộ vòng nơron hoạt động [21].
Có trí nhớ tốt là một điều kiện để học tập có kết quả, công tác thành
công. Có trí nhớ tốt là cơ sở hình thành năng lực sáng tạo. Muốn sáng
tạo phải có kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm phong phú phải có trí
nhớ. Nhiệm vụ của thầy giáo là phải nâng cao tính tích cực của học sinh
khi ghi nhớ, nhớ lại [7].
1.2. Học lực
Học lực là sự phản ánh năng lực học tập của ngƣời học và đƣợc đánh
giá thông qua kết quả học tập bằng điểm số. Năng lực học tập là sự vận
Nguyễn Phi Hổ
7
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
động của bản thân ngƣời học nhằm đáp ứng những yêu cầu trong hoạt
động học tập, giúp cho việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đƣợc dễ
dàng và nhanh chóng.
Thông qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa hoc đã chỉ ra rằng :
“việc nắm vững tri thức trong quá trình học tập có mối liên quan chặt
chẽ với sự phát triển của trí tuệ”. Trong suốt quá trình học tập thì vốn
kinh nghiệm, hệ thống tri thức đều có sự biến đổi thƣờng xuyên; gắn liền
với nó là sự phát triển của năng lực trí tuệ. Một trong những con đƣờng
cơ bản để giáo dục và phát triển trí tuệ chính là học tập. Năng lực học tập
chính là cơ sở để tạo ra những năng lực khác; ngƣợc lại, khi trí tuệ chậm
hay kém phát triển thì việc nắm vững tri thức cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Nhờ
có quá trình phát triển trí tuệ mà ngƣời học có thể suy nghĩ, tìm ra những
cách thức, phƣơng thức mới giúp cho họ có thể tiếp thu kiến thức một
cách nhanh chóng, dễ dàng và đạt đƣợc kết quả cao trong học tập.
Những nghiên cứu cho thấy, những học sinh mà có chỉ số thông minh
(IQ) cao thì học lực thƣờng thuộc vào loại giỏi, còn những học sinh có
chỉ số thông minh (IQ) thấp thì học lực thƣờng là loại yếu, kém [5].
Tuy nhiên, mối liên quan giữa học lực và năng lực trí tuệ là mối liên
quan không chặt chẽ vì có một số trƣờng hợp học lực chƣa đánh giá
đúng năng lực của học sinh. Một số công trình nghiên cứu trên đối tƣợng
là sinh viên ban tâm lí học trƣờng Đại học tổng hợp Keip cho thấy:
“Trong số những sinh viên có học lực yếu thì có cả những ngƣời có chỉ
số cao về trí tuệ”. Điều này chúng ta có thể giải thích bằng việc thiếu
động cơ học tập [6], sinh viên chƣa có cách học tập đúng đắn.
Một số công trình nghiên cứu khác của các nhà tâm lí chỉ ra rằng:
Đối với nam giới thì mức độ trí tuệ không phải là nguyên nhân ảnh
hƣởng nhiều nhất tới thành tích học tập mà là các nguyên nhân khác; còn
Nguyễn Phi Hổ
8
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
đối với nữ giới thì mức độ trí tuệ ảnh hƣởng trực tiếp đến thành tích học
tập. Nếu nhƣ chúng ta thừa nhận một ngƣời có ít năng lực trong một lĩnh
vực nào đó (toán học, văn học,…) thì không thể phủ nhận năng lực của
họ trong các lĩnh vực khác (hội họa, âm nhạc, thiết kế thời trang,…). Vì
học lực chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh nên không phải bao giờ
nó cũng phản ánh đúng năng lực trí tuệ.
Nhƣ vậy, học lực chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố khác nhau
và khả năng ghi nhớ của học sinh cũng là một trong các yếu tố đó. Để
nâng cao thành tích học tập của học sinh thì chúng ta cần phải đánh giá
đúng năng lực trí tuệ của ngƣời học để có những phƣơng pháp, cách thức
dạy học sao cho phù hợp.
1.3. Một số công trình nghiên cứu về trí nhớ, học lực
Trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ:
L.X.Vƣgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về trí nhớ gián
tiếp; A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò hoạt động đối với trí
nhớ; P.M.Xêtrênop (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ.
Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành trong vài chục
năm gần đây. Đã có những công trình nghiên cứu về trí nhớ của học sinh
từ những năm 1960. Đến cuối những năm 1990 đã có rất nhiều những
công trình nghiên cứu về trí tuệ của trẻ em nhƣ: Nghiêm Xuân Thăng
(1993) nghiên cứu về ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu đến khả năng ghi
nhớ của học sinh, sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 - 20 tuổi đã cho thấy, khả
năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ
ẩm, cƣờng độ bức xạ và sự đối lƣu không khí [21].
Nguyễn Phi Hổ
9
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Trịnh Văn Bảo (1994) nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di
truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh [1].
Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1996) đã nghiên cứu đánh giá sự phát
triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn. Kết quả cho
thấy, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và nữ,
học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [13].
Trần Thị Loan [15, 16] nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 - 17 tuổi
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần
theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không đều.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về trí tuệ nổi
bật là các công trình nghiên cứu của sinh viên trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Thành nhƣ: Nguyễn Thị Hải
Yến (2007) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh
trƣờng THPT Nguyễn Khuyến – Nam Định. Kết quả trí nhớ thị giác và
thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn lứa tuổi 18; trí nhớ ngắn
hạn thị giác và thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh
lệch, trí nhớ của học sinh nam cao hơn trí nhớ của học sinh nữ; khả năng
ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng không
chặt chẽ.
Nguyễn Thị Duyên (2008) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học
lực của học sinh trƣờng THPT Yên Dũng 1 – Yên Dũng – Bắc Giang.
Kết quả trí nhớ thị giác và thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn
lứa tuổi 18; trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác giữa học sinh nam và
học sinh nữ có sự chênh lệch, trí nhớ của học sinh nữ cao hơn trí nhớ của
học sinh nam; khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng
quan thuận nhƣng không chặt chẽ.
Nguyễn Phi Hổ
10
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Ngô Thanh Trang (2010) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực
của học sinh trƣờng THPT Lê Quý Đôn – Hải Phòng. Kết quả trí nhớ thị
giác và thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn lứa tuổi 18; khả
năng ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng
không chặt chẽ.
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012) nghiên cứu một số đặc điểm hoạt
động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT Gia Bình
số 1 – Bắc Ninh. Kết quả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo lớp
tuổi; học sinh nam có trí nhớ tốt hơn học sinh nữ; trí nhớ thị giác của học
sinh tốt hơn trí nhớ thính giác [18].
Nguyễn Thị Thơm (2013) nghiên cứu một số kích thƣợc hình thái và
trí tuệ của học sinh trƣờng THPT Yên Lạc 1, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc. Kết quả cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh
tƣơng đối tốt và tăng dần theo tuổi; trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi
nhớ thị giác luôn tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác [23].
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2013) một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học
sinh trƣờng THPT Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết
quả cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh đều tăng
theo tuổi. Không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ giữa học sinh nam
và học sinh nữ [24].
Bùi Thị Hồng Thắm (2013) một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học
sinh trung học, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy,
trong cùng một độ tuổi khả năng ghi nhớ thị giác luôn tốt hơn khả năng
ghi nhớ thính giác; không có sự khác biệt rõ về trí nhớ của học sinh theo
giới tính [20].
Nguyễn Phi Hổ
11
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là trí nhớ và học lực của học sinh trƣờng
THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ khối lớp chọn và khối cơ bản nằm trong độ
tuổi 16, 17, 18. Các học sinh tham gia nghiên cứu đều có tình trạng sức
khỏe tốt.
- Sự phân bố các học sinh tham gia nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 2.1. Phân bố các học sinh tham gia nghiên cứu
Khối cơ bản
Khối chọn
Tổng số
Tuổi
Nam
Nữ
Chung Nam
Nữ
Chung Nam
Nữ
Chung
16
10
28
38
15
19
34
25
47
72
17
15
27
42
27
15
42
42
42
84
18
14
22
36
17
21
38
31
43
74
Tổng
39
77
116
59
55
114
98
132
230
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài của tôi là khả năng ghi nhớ, học lực
và mối tƣơng quan giữa chúng của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18, thuộc lớp
cơ bản và lớp chọn của trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu của tôi là tại trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú
Nguyễn Phi Hổ
12
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Thọ.
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ 10- 2014 đến 04- 2015.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp cắt ngang (Cross
Sectionnal Design) có nghĩa là các nhóm đối tƣợng thuộc các lứa tuổi
khác nhau đƣợc nghiên cứu trong cùng một thời điểm.
- Chọn các em học sinh lứa tuổi 16, 17, 18 thuộc khối lớp chọn và
cơ bản của trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ .
- Học lực của các em đƣợc lấy từ sổ điểm chính ở cuối học kì 1 năm
học 2014- 2015.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng ghi nhớ ngắn hạn
Phƣơng pháp Nechaiev là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định
khả năng ghi nhớ của học sinh. Phƣơng pháp này là một bảng gồm 10
chữ số, đƣợc sắp xếp thành 3 hàng: Hàng 1 có 3 số, hàng 2 có 4 số, hàng
3 có 3 số; các số đƣợc sắp xếp không theo quy luật.
Đầu tiên, nghiệm viên sẽ phát cho đối tƣợng phiếu để đối tƣợng điền
thông tin cá nhân (họ và tên, ngày tháng năm sinh, trƣờng lớp, giới tính,
tuổi).
+ Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác:
• Nghiệm viên sẽ phổ biến cách làm, sau đó nghiệm viên cho học
sinh xem bảng số trong thời gian 20 giây để các em cố gắng ghi nhớ số
Nguyễn Phi Hổ
13
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
(trong thời gian ghi nhớ các em không đƣợc ghi lại bảng số liệu).
• Sau 20 giây, nghiệm viên cất bảng số liệu và để cho cho các em ghi
lại các số đã nhớ đƣợc trong vòng 20 giây, yêu cầu học sinh không đƣợc
trao đổi bài, nhìn bài nhau mà phải làm việc độc lập. Các số không cần
phải ghi theo thứ tự.
+ Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thính giác:
• Thực hiện tƣơng tự nhƣ nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác, chỉ
khác thay quá trình nhìn bảng số liệu bằng quá trình nghe nghiệm viên
đọc bảng số liệu. Đọc bảng số 3 lần với cƣờng độ chậm. Sau đó yêu cầu
học sinh ghi lại những số đã nhớ đƣợc.
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu về học lực
Lấy kết quả học tập của học sinh nghiên cứu phân tích, so sánh để rút
ra mối tƣơng quan giữa khả năng ghi nhớ với học lực.
Bảng 2.2. Căn cứ xếp loại học lực của học sinh
Điểm TB
8,0 – 8,89
6,5 – 7,9
5,0 – 6,4
4,0 – 4,9
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Xếp loại
học lực
2.4.3. Xử lí số liệu
Những phiếu không hợp lệ bị loại bỏ, chỉ giữ lại những phiếu hợp lệ.
Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích và xử lí thống kê sinh học trên
máy vi tính theo chƣơng trình Microsoft excel. Số liệu đƣợc xử lí theo
các chỉ số:
Giá trị trung bình:
Nguyễn Phi Hổ
14
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
𝑋=
Trong đó:
𝑛
𝑖=1 𝑋 𝑖
𝑛
X: giá trị trung bình
𝑋𝑖 : đại lƣợng i của X
n: số cá thể nghiên cứu
Độ lệch chuẩn:
SD =
SD =
Trong đó:
𝑛
2
𝑖=1 (𝑋 𝑖 − 𝑋 )
𝑛
𝑛
2
𝑖=1 (𝑋 𝑖 − 𝑋 )
𝑛−1
Với n ≥ 30
Với n ≤ 30
X: giá trị trung bình
𝑋𝑖 : đại lƣợng i của X
SD: là độ lệch chuẩn
n: số cá thể nghiên cứu
Hệ số tƣơng quan:
r=
Trong đó:
𝑛
𝑖=1 [
𝑛
𝑖=1
𝑥 𝑖 −𝑥 ×(𝑦 𝑖 −𝑦 )]
𝑥 𝑖 − 𝑥 2 × 𝑛𝑖=1(𝑦 𝑖 − 𝑦 )2
r: hệ số tƣơng quan
𝑋𝑖 : đại lƣợng i của X
𝑋: giá trị trung bình của X
𝑌𝑖 : đại lƣợng i của Y
Nguyễn Phi Hổ
15
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
𝑌: giá trị trung bình của Y
n: số cá thể nghiên cứu
Nguyễn Phi Hổ
16
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh
3.1.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh
3.1.1.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo tuổi
Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo lứa tuổi
Số chữ nhớ đƣợc / Tổng số
Tuổi
n
Điểm trí nhớ thị giác trung bình
X ± SD
16 (I)
72
7,60 ± 1,76
17 (II)
84
7,61 ± 1,53
18 (III)
74
8,14± 1,70
So sánh
XI − XII
PI−II
(- 0,01)
>0,05
XII − XIII
PII−III
(- 0,53)
>0,05
XI − XIII
PI−III
(- 0,54)
>0,05
Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, trí nhớ ngắn hạn thị giác của học
sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể, trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh
tuổi 18 là cao nhất (8,14± 1,70), tiếp đó là trí nhớ ngắn hạn thị giác của
học sinh tuổi 17 (7,61 ± 1,53) đứng thứ hai và thấp nhất là trí nhớ ngắn
hạn thị giác của học sinh tuổi 16 (7,60 ± 1,76). Tất cả sự chênh lệch trên
đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể giải thích do
khả năng tập trung chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi nên khả năng
Nguyễn Phi Hổ
17
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
ghi nhớ cũng tăng lên. Sự khác biệt trí nhớ thị giác đƣợc thể hiện rõ ở
hình 3.1:
9
8.14
Điểm trí nhớ thị giác
7.61
7.6
8
7
6
5
Tuổi 16
4
Tuổi 17
3
Tuổi 18
2
1
0
Trí nhớ thị giác
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi
3.1.1.2. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi và theo giới tính
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh trƣờng THPT Vĩnh
Chân - Phú Thọ theo lứa tuổi và giới tính đƣợc thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2. Trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 16, 17, 18 theo giới tính
Số chữ nhớ đƣợc / Tổng số
Điểm trí nhớ thị giác trung bình
Nam (I)
Tuổi
Nữ (II)
So sánh
n
X ± SD
n
X ± SD
XI − XII
PI−II
16
25
7,40 ± 1,88
47
7,70 ± 1,66
- 0,30
>0,05
17
42
7,93 ± 1,43
42
7,29 ± 1,61
0,64
>0,05
18
31
7,65 ± 1,75
43
8,49 ± 1,57
-0,84
>0,05
Nguyễn Phi Hổ
18
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Qua bảng 3.2 ta thấy trong cùng một lứa tuổi có sự chênh lệch về trí
nhớ ngắn hạn thị giác giữa nam và nữ. Cụ thể, ở lứa tuổi 16 trí nhớ ngắn
hạn thị giác trung bình của học sinh nam (7,40 ± 1,88) thấp hơn học sinh
nữ (7,70 ± 1,66) là 0,30; lứa tuổi 17 thì khả năng ghi nhớ ngắn hạn thị
giác trung bình của học sinh nam (7,93 ± 1,43) cao hơn so với nữ
(7,29 ± 1,61) là 0,64; còn tuổi 18 thì học sinh nam có trí nhớ thị giác
ngắn hạn thấp hơn so với học sinh nữ là 0,84. Sự chênh lệch về khả năng
ghi nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh nam so với học sinh nữ ở cả ba
lứa tuổi đều không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Sự chênh lệch này liên quan đến chức năng thần kinh trung ƣơng
có chức năng đặc trƣng cho nữ giới nhƣ trí nhớ, phản xạ, ảnh hƣởng của
các yếu tố ngoài cơ thể,... Trong độ tuổi dƣới 20 tuổi thì ở nữ giới chức
năng này phát triển và ổn định sớm hơn nam giới. Tuy nhiên ở lứa tuổi
17, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh nam lại cao hơn khả năng ghi
nhớ của học sinh nữ. Điều này có thể lí giải là do một số học sinh nam
có độ nhạy bén và khả năng ghi nhớ nhanh.Tất cả các kết quả trên đƣợc
Điểm trí nhớ thị giác
thể hiện rõ ở hình 3.2:
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
7.4 7.7
7.93
8.49
7.29
7.65
Nam
Nữ
Tuổi 16
Tuổi 17
Tuổi 18
Lứa tuổi
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh
theo lứa tuổi và theo giới tính
Nguyễn Phi Hổ
19
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
3.1.1.3. Trí nhớ ngắn hạn thị giác theo lứa tuổi và theo khối lớp
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18
theo khối lớp đƣợc thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18
theo khối lớp
Số chữ nhớ đƣợc / Tổng số
Điểm trí nhớ thị giác trung bình
Lớp cơ bản (II)
Lớp chọn (I)
So sánh
Tuổi
n
X ± SD
n
X ± SD
XI − XII
PI−II
16
34
8,47 ± 1,48
38
6,82 ± 2,01
1,65
0,05
18
31
8,16 ± 1,51
43
8,70 ± 1,34
- 0,54
>0,05
Qua bảng 3.5 ta thấy sự chênh lệch về trí nhớ ngắn hạn thính giác
giữa nam và nữ trong cùng một lứa tuổi. Cụ thể: lứa tuổi 16, trí nhớ ngắn
hạn thính giác trung bình của học sinh nam (8,92 ± 1,09) cao hơn học
sinh nữ (8,68 ± 1,51) là 0,24; lứa tuổi 17, khả năng ghi nhớ ngắn hạn
thính giác trung bình của học sinh nam (8,43 ± 1,48) thấp hơn so với nữ
(8,52 ± 1,73) là 0,09; lứa tuổi 18, học sinh nam có trí nhớ thính giác
ngắn hạn (8,16 ± 1,51) thấp hơn so với học sinh nữ (8,70 ± 1,34) là
0,54. Tất cả sự chênh lệch trên đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Sự chênh lệch về khả năng ghi nhớ thính giác của học sinh có liên
quan đến chức năng thần kinh trung ƣơng có chức năng đặc trƣng cho nữ
giới nhƣ trí nhớ, phản xạ, ảnh hƣởng của các yếu tố ngoài cơ thể,...
Trong độ tuổi dƣới 20 tuổi thì ở nữ giới chức năng này phát triển và ổn
định sớm hơn nam giới. Tuy nhiên ở lứa tuổi 16, khả năng ghi nhớ thính
giác của học sinh nam lại cao hơn khả năng ghi nhớ của học sinh nữ.
Điều này có thể lí giải là do một số học sinh nam có độ nhạy bén và khả
năng ghi nhớ nhanh. Tất cả các kết quả trên đƣợc thể hiện rõ ở hình sau:
Nguyễn Phi Hổ
23
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Điểm trí nhớ thính giác
10
8.92 8.68
9
8.43 8.52
8.16
8.7
8
7
6
5
Nam
4
Nữ
3
2
1
0
Tuổi 16
Tuổi 17
Tuổi 18
Lứa tuổi
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh
theo lứa tuổi và theo giới tính
3.1.2.3. Trí nhớ ngắn hạn thính giác theo tuổi và theo khối lớp
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và khối
lớp đƣợc thể hiện qua bảng 3.6:
Bảng 3.6. Trí nhớ ngắn hạn thính giác theo tuổi và theo khối lớp
Số chữ nhớ đƣợc / Tổng số
Điểm trí nhớ thính giác trung bình
Lớp cơ bản (II)
Lớp chọn (I)
Tuổi
So sánh
n
X ± SD
n
X ± SD
XI − XII
PI−II
16
34
9,41 ± 0,86
38
8,18 ± 1,83
1,23
0,05
18
38
9,21± 1,26
36
7,69 ± 1,64
1,52
0,05) . Điều này đƣợc thể hiện rõ ở hình
3.6:
10
9
9.41
9.21
8.18
8.5 8.45
7.69
Điểm thính giác
8
7
6
5
4
lớp chọn
3
Lớp cơ bản
2
1
0
Tuổi 16
Tuổi 17
Tuổi 18
Lứa tuổi
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh
theo tuổi và theo khối lớp
3.1.3. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính
giác
Trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác đƣợc thể
hiện qua bảng 3.7:
Nguyễn Phi Hổ
25
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 3.7. Trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác
Số chữ nhớ đƣợc / Tổng số
Điểm trí nhớ trung bình
Tuổi
n
So sánh
Trí nhớ thị giác (I) Trí nhớ thính giác (II)
X ± SD
X ± SD
𝑋𝐼 − 𝑋𝐼𝐼
PI−II
16
72
7,60 ± 1,76
8,76 ± 1,37
- 1,16
0,05), ở tuổi 18 thì sự chênh lệch trên
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đƣợc thể hiện rõ ở hình 3.7:
Điểm thị giác
10
8
8.76
7.6
8.48
7.61
8.148.47
6
4
Trí nhớ thị giác
2
Trí nhớ thính giác
0
Tuổi 16
Tuổi 17
Tuổi 18
Lứa tuổi
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn
hạn thính giác của học sinh theo tuổi
Nguyễn Phi Hổ
26
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
3.1.4. So sánh với kết quả của các tác giả khác về khả năng ghi nhớ
Trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác theo tuổi của
tôi và một số tác giả đƣợc thể hiện qua bảng 3.8:
Bảng 3.8. Kết quả của tôi và một số tác giả khác về khả năng ghi nhớ
ngắn hạn thị giác và thính giác của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18
Trí nhớ thị giác (I)
Tác giả
Tuổi
Trí nhớ thính giác
(II)
X ± SD
X ± SD
16
7,60 ± 1,76
8,76 ± 1,37
17
7,61 ± 1,53
8,48 ± 1,59
18
8,14 ± 1,70
8,47 ± 1,44
Nguyễn Thị Hải Yến
17
9,43 ± 0,11
9,39 ± 0,15
(2007)
18
8,87 ± 0,21
9,01 ± 0,15
Nguyễn Thị Duyên
17
8,93 ± 1,10
9,30 ± 1,03
(2008)
18
8,36 ± 1,15
9,13 ± 1,11
Ngô Thanh Trang
17
9,36 ± 0,11
9,25 ± 0,15
(2010)
18
8,90 ± 0,21
9,18 ± 0,15
16
7,39 ± 1,65
7,01 ± 1,48
17
7,86 ± 1,73
7,45 ± 1,53
18
8,14 ± 1,87
7,80 ± 1,51
16
5,65 ± 1,25
5,96 ± 1,43
17
6,58 ±1,71
6,83 ± 1,28
18
7,16 ± 1,67
7,06 ± 1,82
16
6,97 ± 1,24
6,84 ± 1,23
17
7,21 ± 1,22
7,07 ± 1,30
18
7,44 ±1,24
7,32 ± 1,24
Nguyễn Phi Hổ
(2015)
Nguyễn Thị Thơm
(2013)
Nguyễn Thị Lệ Thúy
(2013)
Bùi Thị Hồng Thắm
(2013)
Nguyễn Phi Hổ
27
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Từ bảng 3.8 ta thấy: khả năng ghi nhớ của học sinh thay đổi theo lứa
tuổi. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của một số tác giả khác cũng cho
thấy có sự thay đổi khả năng ghi nhớ theo lứa tuổi. Điều này có thể giải
thích bằng thời gian phản xạ thị giác – vận động, thời gian phản xạ thính
giác – vận động và khả năng chú ý thay đổi theo lứa tuổi. Trong giai
đoạn từ 5 đến 20 tuổi thì thời gian phản xạ thị giác – vận động và thời
gian phản xạ thính giác – vận động tăng dần ([12, 14]). Sự tập trung chú
ý chính là khả năng tạo ra các ổ hƣng phấn cực đại trong từng thời điểm
nhất định mà não có thể huy động các vùng khác nhau tham gia vào việc
hình thành các phản xạ định hƣớng theo nguyên tắc thế. Sự tập trung chú
ý thể hiện mức độ hoàn chỉnh hóa trong hoạt động của hệ thần kinh và
có liên quan mật thiết với quá trình hình thành trí nhớ nhắn hạn [14]. Ở
lứa tuổi 16, 17, 18 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của hệ thần kinh,
từ 18 tuổi trở đi hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh thì mức độ tập
trung chú ý theo lứa tuổi không bị thay đổi nữa. Bên cạnh đó, việc thay
đổi khả năng ghi nhớ theo lứa tuổi còn phụ thuộc vào sự thay đổi cấu
trúc, chức năng của các yếu tố thần kinh – cơ trong quá trình phát triển
cá thể. Lứa tuổi 18 là lứa tuổi cuối tuổi dậy thì do đó nó có chuyển biến
rõ rệt và sự hoàn thiện vô cùng nhanh chóng của hệ thần kinh để chuyển
sang giai đoạn mới của cơ thể là bƣớc sang tuổi thanh niên. Một điểm
cần lƣu ý là ngoài sự phát triển của hệ thần kinh thì khả năng ghi nhớ
còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng cá thể. So với các khóa luận
trƣớc thì khóa luận của tôi có một chút khác biệt.
Nếu xét về trí nhớ ngắn hạn thị giác thì kết quả của tôi trí nhớ ngắn
hạn thị giác của học sinh tăng dần từ lứa tuổi 16, thứ hai là lứa tuổi 17 và
cao nhất là lứa tuổi 18 (tỷ lệ tƣơng ứng: 7,60 ± 1,76; 7,61 ± 1,53; 8,14 ±
1,70). Kết quả này giống với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thơm (tỷ lệ
tƣơng ứng: 7,39 ± 1,65; 7,86 ± 1,73; 8,14 ± 1,87), Nguyễn Thị Lệ Thúy
Nguyễn Phi Hổ
28
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
(tỷ lệ tƣơng ứng: 5,65 ± 1,25; 6,58 ±1,71; 7,16 ± 1,67) và Bùi Thị
Hồng Thắm (tỷ lệ tƣơng ứng: 6,97 ± 1.24; 7,21 ± 1,22; 7,44 ±1,24).
Nhƣng lại trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải
Yến, tác giả Nguyễn Thị Duyên và tác giả Ngô Thanh Trang: trí nhớ
ngắn hạn thị giác của lứa tuổi 17 (tỷ lệ tƣơng ứng: 9,43 ± 0,11; 8,93 ±
1,10; 9,36 ± 0,11) lại cao hơn trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 18 (tỷ lệ
tƣơng ứng: 8,87 ± 0,21; 8,36 ± 1,15; 8,90 ± 0,21).
Nếu xét về trí nhớ ngắn hạn thính giác thì kết quả của tôi trí nhớ
ngắn hạn thính giác của học sinh giảm dần từ lứa tuổi 16, thứ hai là lứa
tuổi 17 và thấp nhất là lứa tuổi 18 (tỷ lệ tƣơng ứng: 8,76 ± 1,37; 8,48 ±
1,59; 8,48 ± 1,59). Xét lứa tuổi 17 với 18 thì kết quả này giống với kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (tỷ lệ tƣơng ứng: 9,39 ±
0,15; 9,01 ± 0,15), tác giả Nguyễn Thị Duyên (tỷ lệ tƣơng ứng: 9,30 ±
1,03; 9,13 ± 1,11) và tác giả Ngô Thanh Trang (tỷ lệ tƣơng ứng: 9,25 ±
0,15; 9,18 ± 0,15). Tuy nhiên kết quả của tôi lại khác với kết quả nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị
Hồng Thắm: khả năng ghi nhớ ngắn hạn thính giác của lứa tuổi 16 (tỷ lệ
tƣơng ứng: 7,01 ± 1,48; 5,96 ± 1,43; 6,84 ± 1,23) thấp nhất, sau đó là
lứa tuổi 17 (tỷ lệ tƣơng ứng: 7,45 ± 1,53; 6,83 ± 1,28; 7,07 ± 1,30) và
cao nhất là lứa tuổi 18 (tỷ lệ tƣơng ứng: 7,80 ± 1,51; 7,06 ± 1,82; 7,32
± 1,24).Sự khác biệt về kết quả của tôi so với kết quả của tác giả trên có
thể là do khả năng ghi nhớ ngoài việc phụ thuộc vào sự phát triển của hệ
thần kinh còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng cá thể.
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Duyên và
Ngô Thị Trang thì khả năng ghi nhớ của học sinh trong nghiên cứu của
tôi thấp hơn. Nguyên nhân do đối tƣợng nghiên cứu thuộc địa bàn khác
nhau và đƣợc nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau.
Nguyễn Phi Hổ
29
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
3.2. Học lực
Bảng 3.9. Sự phân bố của học sinh theo học lực cuối học kì I năm
học 2014 – 2015
Tuổi
Lớp
Chọn
16
Cơ
bản
Tổng
Chọn
17
Cơ
bản
Tổng
Chọn
18
Cơ
bản
Tổng
Nguyễn Phi Hổ
Giới
tính
n
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
15
19
34
10
28
38
25
47
72
27
15
42
15
27
42
42
42
84
17
21
38
14
22
36
31
43
74
Tỉ lệ % học lực của học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
(%)
(%)
(%)
(%)
13,33
60
26,67
0
26,32
57,89 15,79
0
20,59
58,82 20,59
0
0
70
30
0
21,43
50
28,75
0
15,79
55,26 28,95
0
8
64
28
0
23,4
53,19 23,40
0
18,06
56,94
25
0
18,52
74,07
7,41
0
33,33
53,33 13,33
0
23,81
66,67
9,52
0
13,33
66,67
20
0
18,52
62,96 18,52
0
16,67
64,29 19,05
0
16,67
71,43 11,90
0
23,81
59,52 16,67
0
20,24
65,48 14,29
0
29,41
64,71
5,88
0
23,81
66,67
9,52
0
26,32
65,79
7,89
0
21,43
71,43
7,14
0
22,73
50
27,27
0
22,22
58,33 19,44
0
25,81
67,74
6,45
0
23,26
58,14 18,60
0
24,32
62,16 13,51
0
30
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy học sinh có học lực khá chiếm tỷ lệ cao
nhất (lứa tuổi 16, lứa tuổi 17, lứa tuổi 18 với tỉ lệ tƣơng ứng là: 56,94%;
65,48%; 62,16%) và tất cả các khối đều không có học sinh bị học lực
yếu. Ở lứa tuổi 16 thì tỷ lệ học sinh có học lực trung bình đứng thứ hai,
tiếp đó là học lực giỏi và cuối cùng là học lực yếu. Còn lứa tuổi 17 và
lứa tuổi 18 thì tỉ lệ học sinh có học lực giỏi đứng thứ hai, tiếp đó là học
lực trung bình và không có học sinh nào có học lực yếu. Điều này có thể
lí giải là do trƣờng đóng trên địa bàn nông thôn, ít có những tai, tệ nạn xã
hội nên các em ít bị cám dỗ chơi bời. Bên cạnh đó phần lớn các em là
con nhà nông, nhiều em thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì vậy
các em đều cố gắng vƣơn lên trong học tập để sau này có thể thoát
nghèo.
Lứa tuổi 18 có tỷ lệ học sinh học lực giỏi là cao nhất trong ba khối,
tiếp đó là lứa tuổi 17 và thấp nhất là tuổi 16 với tỉ lệ tƣơng ứng là:
24,32%; 20,24%; 18,06%. Học sinh có tỷ lệ học lực khá của lứa tuổi 17
cao nhất, tiếp đó là lứa tuổi 18 và thấp nhất là lứa tuổi 16 với tỷ lệ:
65,48%; 62,16%; 56,94%. Tỷ lệ học sinh có học lực trung bình của lứa
tuổi 16 cao nhất, tiếp đó là lứa tuổi 17 và thấp nhất là lứa tuổi 18 với tỉ lệ
tƣơng ứng: 25,00%; 14,29%; 13,51%. Điều này có thể giải thích do ở
lớp 12 các em phải tập trung cho kì thi quan trọng đó là thi tốt nghiệp
nên các em có thái độ đúng đắn trong học tập.
Xét theo khối lớp ta thấy: Ở lứa tuổi 16, khối lớp chọn có tỷ lệ học
sinh học lực giỏi và học lực khá (20,59%; 58,82%) cao hơn so với khối
lớp cơ bản (15,79%; 55,26%), còn học lực trung bình khối cơ bản
(28,95%) cao hơn khối chọn (20,59%). Ở lứa tuổi 17, khối lớp chọn có
tỷ lệ học sinh học lực giỏi và học lực khá (23,81%; 66,67%) cao hơn so
với khối lớp cơ bản (16,67%; 64,29%), còn học lực trung bình khối cơ
Nguyễn Phi Hổ
31
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
bản (19,05%) cao hơn khối chọn (9,52%). Ở lứa tuổi 18, khối lớp chọn
có tỷ lệ học sinh học lực giỏi và học lực khá (26,32%; 65,79%) cao hơn
so với khối lớp cơ bản (22,22%; 58,33%), còn học lực trung bình khối cơ
bản (19,44%) cao hơn khối chọn (7,89%). Điều này đƣợc thể hiện rõ ở
hình sau:
80
66.67
70
Tỷ lệ %
60
58.82
64.29
65.79
58.33
55.26
50
Giỏi
40
27.95
30
20.59 20.59
20
15.79
22.22
19.44
19.05
16.67
9.52
10
Khá
26.32
23.81
Trung bình
Yếu
7.89
0
Chọn
Cơ bản
Tuổi 16
Chọn
Cơ bản
Tuổi 17
Chọn
Cơ bản
Khối lớp
Tuổi 18
Hình 3.8. Tỷ lệ % xếp loại học lực cuối kì I theo hệ đào tạo
Xét về mặt giới tính thì: ở lứa tuổi 16, học sinh nam có học lực khá
cao hơn học sinh nữ ở cả lớp chọn (60,00%; 57,89%) và lớp cơ bản
(70,00%; 50,00%), học sinh nữ có học lực giỏi và trung bình cao hơn
học sinh nam ở lớp cơ bản, học sinh nữ có học lực gỏi cao hơn học sinh
nam nhƣng học lực trung bình thấp hơn học sinh nam ở lớp chọn.
Ở lứa tuổi 17, lớp chọn tỷ lệ học sinh nữ có học giỏi và học lực
trung bình cao hơn học sinh nam còn tỷ lệ học lực khá thì thấp hơn; ở
lớp cơ bản thì tỷ lệ học lực giỏi của học sinh nữ cao hơn học sinh nam
nhƣng học lực khá và học lực trung bình lại thấp hơn.
Nguyễn Phi Hổ
32
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Ở lứa tuổi 18, lớp chọn tỷ lệ học sinh nữ có học lực khá và trung
bình cao hơn học sinh nam còn học lực giỏi thì thấp hơn học sinh nam; ở
lớp cơ bản thì tỷ lệ học sinh nữ có học lực giỏi và trung bình cao hơn học
sinh nam nhƣng tỷ lệ học lực khá lại thấp hơn. Điều này đƣợc giải thích
dựa vào đặc điểm đặc trƣng cho giới đó là nữ giới có tính cần cù, chăm
chỉ nhiều hơn so với nam, do vậy học sinh nữ chiếm tỷ lệ học lực giỏi
nhiều hơn so với nam. Học sinh nam dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên
ngoài nên có học lực khá và trung bình chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, bên
cạnh đó cũng có một số bạn nữ có học lực trung bình do còn chƣa trú
tâm vào học tập, chƣa chăm chỉ. Những điều này đƣợc thể hiện rõ ở hình
sau:
80
Tỷ lệ %
70
60
50
Giỏi
40
Khá
30
Trung bình
20
Yếu
10
0
Nữ
Nam
Chung Nam
Tuổi 16
Nữ
Chung Nam
Tuổi 17
Nữ
Chung
Giới tính
Tuổi 18
Hình 3.9. Tỉ lệ % học lực của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
3.3. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ
3.3.1. Mối tương quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ ngắn hạn thị
giác
Nguyễn Phi Hổ
33
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Kết quả nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa học lực với khả năng ghi
nhớ của học sinh đƣợc trình bày trong bảng 3.10:
Bảng 3.10. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ thị
giác ngắn hạn theo giới tính và chung
Giới
Hệ số tƣơng quan
tính
(r)
Phƣơng trình hồi quy tƣơng quan
y = ax + b
a
B
Nam
0,258
0,097
6,459
Nữ
0,252
0,103
6,546
Chung
0,256
0,101
6,499
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.10 cho thấy:
Hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn thị giác của học
sinh nam có giá trị dƣơng (r = 0,258) và phƣơng trình hồi quy tƣơng
quan y = 0,097x + 6,459. Điều này chứng tỏ giữa học lực và trí nhớ thị
giác của học sinh nam có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ
(vì r < 0,75). Điều này đƣợc thể hiện qua hình 3.10:
Nguyễn Phi Hổ
34
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Học lực
Khóa luận tốt nghiệp
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
y = 0,0967x + 6,4588
R² = 0,0665
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thị giác
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thị giác của học sinh nam
Hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn thị giác của học
sinh nữ có giá trị dƣơng (r = 0,252) và phƣơng trình hồi quy tƣơng quan
y = 0,103x + 6,546. Điều này chứng tỏ giữa học lực và trí nhớ thị giác
của học sinh nữ có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ (vì r <
Học lực
0,75). Điều này đƣợc thể hiện qua hình 3.11:
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
y = 0,103x + 6,546
R² = 0,0636
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thị giác
Hình 3.11. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thị giác của học sinh nữ
Nguyễn Phi Hổ
35
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Nếu xét chung: hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn
thị giác của học sinh có giá trị dƣơng (r = 0,256) và phƣơng trình hồi quy
tƣơng quan y = 0,101x + 6,499. Điều này chứng tỏ, giữa học lực và trí
nhớ thị giác có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ. Nhƣ vậy
ngoài việc phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ thị giác thì học lực còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ yếu tố môi trƣờng, khí hậu, thể chất, ý
thức của học sinh,… Điều này đƣợc thể hiện qua hình 3.12:
10
9
8
y = 0,101x + 6,499
R² = 0,065
Học lực
7
6
5
4
3
2
1
0
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thị giác
Hình 3.12. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thị giác
3.3.2. Mối tương quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ ngắn hạn
thính giác
Kết quả nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa học lực với khả năng ghi
nhớ của học sinh đƣợc trình bày trong bảng 3.11:
Nguyễn Phi Hổ
36
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 3.11. Mối tƣơng quan giữa học lực và khả năng ghi nhớ thính
giác ngắn hạn theo giới tính và chung
Giới tính
Hệ số tƣơng quan
Phƣơng trình hồi quy tƣơng quan y =
ax + b
(r)
a
B
Nam
0,126
0,056
6,727
Nữ
0,259
0,114
6,368
Chung
0,212
0,094
6,482
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.11 cho thấy:
Hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn thính giác của
học sinh nam có giá trị dƣơng (r = 0,126) và phƣơng trình hồi quy tƣơng
quan y = 0,056x + 6,727. Điều này chứng tỏ giữa học lực và trí nhớ
thính giác của học sinh nam có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt
chẽ (vì r < 0,75). Điều này đƣợc thể hiện qua hình 3.13:
10
Học lực
8
y = 0,056x + 6,727
R² = 0,0158
6
4
2
0
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thính giác
Hình 3.13. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thính giác của học sinh nam
Nguyễn Phi Hổ
37
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn thính giác của
học sinh nữ có giá trị dƣơng (r = 0,259) và phƣơng trình hồi quy tƣơng
quan y = 0,114x + 6,368. Điều này chứng tỏ giữa học lực và trí nhớ
thính giác của học sinh nữ có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt
chẽ ( vì r < 0,75). Nhƣ vậy ngoài việc phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ
thị giác thì học lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ yếu tố môi
trƣờng, khí hậu, thể chất, ý thức của học sinh,… Điều này đƣợc thể hiện
Học lực
qua hình 3.14:
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thính giác
Hình 3.14. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thính giác của học sinh nữ
Hệ số tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ ngắn hạn thính giác của
học sinh có giá trị dƣơng (r = 0,212) và phƣơng trình hồi quy tƣơng quan
y = 0,094x + 6,482. Điều này chứng tỏ, giữa học lực và trí nhớ thính giác
có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ. Điều này đƣợc thể hiện
qua hình 3.15:
Nguyễn Phi Hổ
38
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
10
9
8
y = 0,094x + 6,482
R² = 0,044
Học lực
7
6
5
4
3
2
1
0
0
2
4
6
8
10
12
Trí nhớ ngắn hạn thính giác
Hình 3.15. Đồ thị thể hiện mối tƣơng quan giữa học lực với trí nhớ
ngắn hạn thính giác
Nguyễn Phi Hổ
39
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Khả năng ghi nhớ
Trí nhớ ngắn hạn thị giác trung bình của học sinh tăng dần theo
tuổi: từ 7,60 ± 1,76 lúc 16 tuổi, tới 7,61 ± 1,53 lúc 17 tuổi, và cao nhất
là 8,14 ± 1,70 lúc 18 tuổi.
Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh giảm dần theo tuổi: từ
8,76 ± 1,37 lúc 16 tuổi, tới 8,48 ± 1,59 lúc 17 tuổi, và thấp nhất là 8,47
± 1,44 lúc 18 tuổi.
Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác của lớp chọn đều cao hơn lớp
cơ bản ở cả ba lứa tuổi từ 16 -18.
Trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh
nam và học sinh nữ có sự chênh lệch. Ở tuổi 16, trí nhớ ngắn hạn thị giác
của học sinh nam thấp hơn nữ và trí nhớ ngắn hạn thính thính giác của
học sinh nam lại cao hơn học sinh nữ; tuổi 17 thì lại ngƣợc lại với tuổi
16; còn tuổi 18 thì cả trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính
giác của học sinh nam đều thấp hơn học sinh nữ.
Học lực
Học lực của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18 cuối kì 1 năm học 2014 –
2015 chủ yếu là học lực khá (với tỷ lệ tƣơng ứng là: 56,94; 65,48;
62,16), sau đó là học lực giỏi (với tỷ lệ tƣơng ứng là: 18,06; 20,24;
24,32) và học lực trung bình (với tỷ lệ tƣơng ứng là: 25,00; 14,29;
13,51). Đặc biệt không có học sinh nào có học lực yếu. Học sinh nữ có
tỷ lệ học lực giỏi cao hơn học sinh nam trong cùng một lứa tuổi.
Nguyễn Phi Hổ
40
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Mối tƣơng quan giữa khả năng ghi nhớ và học lực
Giữa học lực và trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh có mối
tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ. Hệ số tƣơng quan giữa học
lực với trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh có giá trị dƣơng (r =
0,256) và phƣơng trình hồi quy tƣơng quan: y = 0,101x + 6,499.
Giữa học lực và trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh có mối
tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ. Hệ số tƣơng quan giữa học
lực với trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh có giá trị dƣơng (r =
0,212) và phƣơng trình hồi quy tƣơng quan: y = 0,094x + 6,482.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
1. Khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh thay đổi thƣờng xuyên
theo tuổi và phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trƣờng, điều kiện học
tập. Vì vậy, cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu vấn đề này trên đối tƣợng
học sinh để đƣa ra phƣơng pháp giáo dục phù hợp cho từng độ tuổi.
2. Trong giáo dục cần kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực
để đem lại hiệu quả cao trong học tập, đặc biệt giáo viên phải tăng cƣờng
sử dụng giáo cụ trực quan giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và nhanh thuộc
bài. Hơn nữa giáo viên phải thiết kế đƣợc những bài giảng hợp lý, sinh
động để thu hút sự chú ý cũng nhƣ phát huy khả năng tƣ duy, sáng tạo
của học sinh.
Nguyễn Phi Hổ
41
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Bảo, Một số ý kiến ảnh hưởng môi trường đến việc
hình thành tài năng. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, năng khiếu, tài
năng văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB chính trị
Quốc gia Hà Nội.
3. Phạm Minh Hạc (2006), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Chính trị
Quốc gia.
4. Nguyễn Kế Hào (1991), Trí tuệ cảm xúc, NXB Khoa học Xã hội
Hà Nội.
5. Đào Hữu Hồ, Chu Văn Mẫn (2000), Giáo trình thống kê sinh
học, NXB Khoa học kỹ thuật.
6. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng,
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lý học, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Mai Văn Hƣng (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu dân số, năng
lực trí tuệ và học lực của học sinh Thanh Hoá, Luận án Thạc sĩ
sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
9. Mai Văn Hƣng (2004), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng
lực trí tuệ của sinh viên ở một số trƣờng Đại học phía Bắc Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
10. Đặng Phƣơng Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
11. Tạ Thúy Lan (1992), Sinh lý thần kinh trẻ em, NXB ĐHSP Hà
Nội.
Nguyễn Phi Hổ
42
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
12. Tạ Thuý Lan (2007), Sinh lý học thần kinh, tập II, NXB ĐHSP
Hà Nội.
13.Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1996), Nghiên cứu đánh giá sự
phát triển trí tuệ của học sinh nông thôn, Thông báo khoa học số
3, ĐHSP Hà Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2004), Giải phẫu sinh lý người,
NXB ĐHSP Hà Nội.
15. Trần Thị Loan (1996), Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh
thành phố, Thông báo khoa học số 5, ĐHSP Hà Nội - Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.121-124.
16.Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ
của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy Hà Nội, Luận án
Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
17. Lê Quang Long (1983), Hoá điện phản xạ và trí nhớ, NXB giáo
dục.
18. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt
động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường THPT Gia
Bình số 1 – Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ sinh học, trƣờng ĐHSP Hà
Nội 2.
19. Chu Văn Mẫn (2003), Ứng dụng tin học trong sinh học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Bùi Thị Hồng Thắm (2013), Một số chỉ số sinh học và trí tuệ của
học sinh trung học, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn
thạc sĩ sinh học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
21. Nghiêm Xuân Thăng (1993), Ảnh hưởng của môi trường nóng
khô và nóng ẩm lên một số chỉ tiêu sinh lý ở người và động vật,
Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Phi Hổ
43
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
22. Đào Thị Thêm (2004), Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh
học của học sinh trung học phổ thông Yên Thế tỉnh Bắc Giang,
Luận văn thạc sĩ sinh học, trƣờng ĐHSP Hà Nội.
23.Nguyễn Thị Thơm (2013), Nghiên cứu một số kích thước hình
thái và trí tuệ của học sinh trường THPT Yên Lạc 1, huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ sinh học, trƣờng ĐHSP Hà
Nội 2.
24. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2013), Một số chỉ số sinh học và trí tuệ
của học sinh trường THPT Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc, Luận văn thạc sĩ sinh học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
25. Trần Trọng Thuỷ (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB giáo
dục Hà Nội.
26. Trần Trọng Thuỷ (1998), Các lí thuyết về trí tuệ, Tạp chí tâm lý
học số 4, tr.43-50.
27. Lê Nam Trà và cộng sự (1994), “Một số suy nghĩ về phƣơng
pháp luận nghiên cứu con ngƣời Việt Nam trong công trình KK-07 và trong đề tài KX – 07 07”, Bàn về đặc điểm sinh thể con
người Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc KX – 07 – 07,
NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, trang 3 – 5.
28. Eysenck. J. H (2003), Trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ), NXB
Văn hóa thông tin.
29. Gardne. H (1998), Cơ cấu trí khôn – Lý thuyết về nhiều dạng trí
khôn, NXB Giáo dục Hà Nội.
30. Piaget.J (1997), Tâm lí học trí khôn, NXB giáo dục Hà Nội.
31. Raven. J.C (1960), Guide to the Standard proressive Matrices.set
A,B,C,D and E. London.
Nguyễn Phi Hổ
44
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
KHẢ NĂNG GHI NHỚ NGẮN HẠN THÍNH GIÁC VÀ THỊ GIÁC CỦA
HỌC SINH TRƢỜNG THPT VĨNH CHÂN – PHÚ THỌ
Họ và tên:
Lớp:
Giới tính:
Ngày sinh:
1. Khả năng ghi nhớ thị giác
Các em ghi lại những số vừa quan sát và nhớ đƣợc vào bảng dƣới đây
(không cần theo số thứ tự)
2. Khả năng ghi nhớ thính giác
Các em ghi lại những số vừa nghe và nhớ đƣợc vào bảng dƣới đây
(không cần theo số thứ tự)
Phụ lục 2
BẢNG NHECHAIEV 1
26
85
34
30
28
64
75
17
49
10
BẢNG NHECHAIEV 2
12
9
56
14
98
27
7
76
6
28
Phụ lục 3
Học sinh lớp 12A2 đang làm phiếu điều tra, ngày 12/03/2015
[...]... nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, trí nhớ của học sinh nữ cao hơn trí nhớ của học sinh nam; khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ Nguyễn Phi Hổ 10 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Ngô Thanh Trang (2010) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh trƣờng THPT Lê Quý Đôn... nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, trí nhớ của học sinh nam cao hơn trí nhớ của học sinh nữ; khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ Nguyễn Thị Duyên (2008) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh trƣờng THPT Yên Dũng 1 – Yên Dũng – Bắc Giang Kết quả trí nhớ thị giác và thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn lứa tuổi 18; trí nhớ. .. nhớ thính giác [23] Nguyễn Thị Lệ Thúy (2013) một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trƣờng THPT Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh đều tăng theo tuổi Không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ giữa học sinh nam và học sinh nữ [24] Bùi Thị Hồng Thắm (2013) một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trung học, huyện... nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trong đề tài của tôi là khả năng ghi nhớ, học lực và mối tƣơng quan giữa chúng của học sinh lứa tuổi 16, 17, 18, thuộc lớp cơ bản và lớp chọn của trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu của tôi là tại trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Nguyễn Phi Hổ 12 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Thọ - Nghiên cứu đƣợc tiến... học sinh nữ; trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác [18] Nguyễn Thị Thơm (2013) nghiên cứu một số kích thƣợc hình thái và trí tuệ của học sinh trƣờng THPT Yên Lạc 1, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh tƣơng đối tốt và tăng dần theo tuổi; trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác luôn tốt hơn khả năng ghi nhớ. .. một độ tuổi khả năng ghi nhớ thị giác luôn tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác; không có sự khác biệt rõ về trí nhớ của học sinh theo giới tính [20] Nguyễn Phi Hổ 11 Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là trí nhớ và học lực của học sinh trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ khối lớp chọn và khối cơ... nhớ thị giác và thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn lứa tuổi 18; khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh có mối tƣơng quan thuận nhƣng không chặt chẽ Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012) nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT Gia Bình số 1 – Bắc Ninh Kết quả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo lớp tuổi; học sinh nam có trí nhớ tốt hơn học. .. lệch về khả năng ghi nhớ thính giác của học sinh có liên quan đến chức năng thần kinh trung ƣơng có chức năng đặc trƣng cho nữ giới nhƣ trí nhớ, phản xạ, ảnh hƣởng của các yếu tố ngoài cơ thể, Trong độ tuổi dƣới 20 tuổi thì ở nữ giới chức năng này phát triển và ổn định sớm hơn nam giới Tuy nhiên ở lứa tuổi 16, khả năng ghi nhớ thính giác của học sinh nam lại cao hơn khả năng ghi nhớ của học sinh nữ... trình nghiên cứu về trí tuệ nổi bật là các công trình nghiên cứu của sinh viên trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Xuân Thành nhƣ: Nguyễn Thị Hải Yến (2007) nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Khuyến – Nam Định Kết quả trí nhớ thị giác và thính giác trung bình của lứa tuổi 17 cao hơn lứa tuổi 18; trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác giữa học sinh. .. Thị Loan (1996) đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [13] Trần Thị Loan [15, 16] nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 - 17 tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội Kết quả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo ... nhớ học lực học sinh trường THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá khả ghi nhớ ngắn hạn học sinh trƣờng THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ lứa tuổi 16, 17, 18 - Nghiên cứu phân bố theo học. ..TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI KHOA SINH - KTNN NGUYỄN PHI HỔ ĐÁNH GIÁ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT VĨNH CHÂN – PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên... 30 3.3 Mối tƣơng quan học lực khả ghi nhớ 33 3.3.1 Mối tƣơng quan học lực khả ghi nhớ ngắn hạn thị giác 33 3.3.2 Mối tƣơng quan học lực khả ghi nhớ ngắn hạn thính giác