Với 54 dân tộc bao gồm nhiều nhóm đại phương phân bố khắp dải đất Việt Nam, mỗi dân tộc mang những nét dặc trưng riêng đã làm cho bức tranh dân tộc của Việt Nam hết sức sinh động. Miền núi phía Bắc đã trở thành nơi cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam như các nhóm Việt – Mường, Tày – Thái, Hmông – Dao...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương 1: Đôi nét về người Hmông ở Việt Nam 5
1.1.Lịch sử tộc người 5
1.2.Tộc danh và các nhóm điạ phương 6
1.3.Địa bàn cư trú 7
1.4.Ngôn ngữ chữ viết 8
1.5.Đời sống vật chất 8
1.6.Đời sống tín ngưỡng, tâm linh 9
Chương 2: Tục “Háy pù” (kéo vợ) của người Hmông 11
2.1 Nguồn gốc tục “háy pù” .11
2.2 Diễn biến của việc “háy pù” 12
2.3 Ý nghĩa của tục “háy pù” .16
Chương 3: Những tồn tại của tục “háy pù” (kéo vợ) 19
Kết luận 21
Phụ lục 22
Tài liệu tham khảo 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Với 54 dân tộc bao gồm nhiều nhóm đại phương phân bố khắp dải đấtViệt Nam, mỗi dân tộc mang những nét dặc trưng riêng đã làm cho bức tranh dântộc của Việt Nam hết sức sinh động Miền núi phía Bắc đã trở thành nơi cư trú củanhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam như các nhóm Việt – Mường, Tày –Thái, Hmông – Dao
Là cộng đồng có số dân đông thứ 8 ở Việt Nam, người Hmông có nhữngnét văn hóa mang nhiều màu sắc Là dân tộc di cư tới Việt Nam khá muộn nhưngngừơi Hmông đã coi Việt Nam là quê hương thứ 2 của họ Ta có thể nhận ra sựgắn bó với quê hương thứ 2 này của người Hmông qua bài ca mang cái lý củangười Hmông:
… Con cá ở dưới nướcCon chim bay trên trời,Chúng ta sống ở vùng cao
Và con chim có tổ,Người Hmông ta cũng có quê hương,Quê hương ta là Mèo Vạc…
Nói đến người Hmông cũng như các dân tộc thiểu số khác, ta có thể nghĩngay tới những phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc trưng tiêu biểu của từng dântộc
Có 1 phong tục khá kì lạ trước đây vẫn tồn tại ở 1 số dân tộc như Hmông,Giáy, Bố Y…, đó là tục “háy pù” (tục “kéo vợ”) Nhưng có lẽ chỉ ở người Hmôngthì phong tục này còn tồn tại và mang đầy đủ sắc thái, y nghĩa nhất Tục “háy pù”còn được nhiều người biết đến với cái tên tục “cứơp vợ” Nếu không đứng trongmột nền văn hóa, có cái nhìn từ nội tại nền văn hóa đó thì chúng ta sẽ không thểhiểu hết được những nét đẹp của nó Lí do gì khiến một phong tục được người
Trang 4Hmông coi là rất đẹp và mang tính nhân văn lại bị hiểu sai và nảy sinh nhiều vấn
đề hơn?
Với việc chọn đề tài “Tục “háy pù” của người Hmông” tôi mong muốntìm hiểu kĩ hơn về phong tục này vì với mỗi dân tộc phong tục tập quán đều lànhững truyền thống tốt đẹp, cần trân trọng và giữ gìn Qua đề tài này tôi cũng hivọng các bạn sẽ có được những thông tin cơ bản và cái nhìn toàn diện về tập tụcnày của người Hmông – 1 trong 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam, để thấy rằng
đó không phải là 1 hủ tục, lạc hậu mà nó cũng là 1 phong tục đẹp như của ngườiViệt, người Thái hay bất cứ dân tộc nào khác
CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI HMÔNG Ở VIỆT NAM
Trang 51.1 Lịch sử tộc ngừơi
Về nguồn gốc người Hmông hiện còn có nhiều ý kiến F Savina là 1trong những học giả phương Tây đầu tiên đưa ra quan điểm về nguồn gốc củangười Hmông trong cuốn “Lịch sử dân tộc Mèo” Ông cho rằng quá khứ của ngườiHmông là 1 trong những bộ lạc cư trú ở vùng Siberia (Nga) – nơi quanh năm tuyếtphủ, từ đó họ đi xuống theo hướng Đông Nam và vào vùng Hồ Nam của TrungQuốc khoảng 2500 TCN
Hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về người Hmông trên thế giới đều chorằng cách đây trên 3000 năm người Hmông đã từng sinh sống ở lưu vực sôngHoàng Hà và là 1 trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu Họ có nền vănhóa phát triển khá rực rỡ với nền văn minh lúa nước, có chữ viết và nhà nước riêngcuả mình Sự bành trướng của người Hán từ vùng Trung Nguyên xuống phươngNam đã khiến dân tộc này bị mất tổ quốc, đẩy tộc người phải xa rời quê hương di
cư dần về phía Nam, để tránh các cuộc tàn sát liên tục của người Hán
Khi nhà Mãn Thanh thống trị Trung Quốc chế độ “Thổ quan” được thaythế bằng “Lưu quan”, người Hmông không chấp nhận đã liên tục nổi dậy chống lạitriều đình Mãn Thanh Nhưng kết cục bi thảm của cuộc khởi nghĩa càng đẩy ngườiHmông vào cảnh tha hương li tán Một bộ phận người Hmông tiếp tục di cư vềvùng Vân Nam và cuối cùng là vùng núi miền Bắc Việt Nam, Lào, Myanmar vàĐông Bắc Thái Lan, sống rải rác thành các nhóm nhỏ ở các vùng núi cao thuộcbiên giới của 5 nước này
Lại có ý kiến khác cho rằng người Hmông là 1 trong những tộc ngườinằm trong khối Bách Việt có chung gốc gác với người Dao thuộc ngữ hệ Nam Ánhóm ngôn ngữ Hmông – Dao Đến thế kỉ VIII 2 tộc người Hmông, Dao mới tách
ra Từ thế kỉ IX – XV người Hmông di cư về phía Tây Nam, tập trung ở Quý Châu(Trung Hoa), sau đó 1 bộ phận mới di cư vào Việt Nam
Theo điều tra của các nhà dân tộc học người Hmông là có mặt sớm nhất ởViệt Nam cách đây hơn 300 năm Người Hmông di cư từ phía Bắc vào Việt Namkhá muộn so với các dân tộc khác Họ đến bằng nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ
Trang 6khác nhau Hầu hết người Hmông ở nước ta đều có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu(Vân Nam, Trung Quốc) do 3 đợt thiên di lớn của tổ tiên họ vào Việt Nam
Có thể nói lịch sử của người Hmông là lịch sử của những cuộc thiên ditrải dài suốt hàng ngàn năm với đầy máu và nước mắt, nhằm tránh sự tàn sát truyđuổi tiêu diệt của kẻ thù, vừa kiên cường đấu tranh bảo vệ sự sống còn của mình
1.2 Tộc danh và các nhóm địa phương
Khi di cư vào Việt Nam họ vẫn mang theo tên gọi vốn có của mình Hầuhết học là 1 bộ phận tách ra từ nhóm Mèo dùng phương ngữ Hmông
Trước tháng 3/1979 dân tộc Hmông ở Việt Nam được mọi người biết đếnvới tộc danh là người Mèo Lịch sử có ghi chép người Mèo là 1 dân tộc sớm biếttrồng lúa nước, người Hán căn cứ vào nghề trồng trọt của người Mèo mà gọi họ làMiêu Tử
Mèo là cách gọi trực tiếp theo phiên âm của người Hán Miêu là cách gọitheo phiên âm Hán – Việt
Dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ, có sự phân biệt thànhcác nhóm địa phương Việt Nam hiện có khoảng hơn 800.000 người Hmông đangsinh sống, là nơi duy nhất có đầy đủ 4 nhóm Hmông sinh sống ở khu vực ĐôngNam Á:
1.3 Địa bàn cư trú của người Hmông
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc là cư dân tới sau nên họ cư trú chủ yếutrên các triền núi có dộ dốc cao từ 800m trở lên so với mặt nước biển Người
Trang 7Hmông quần cư trên 1 địa bàn độc lập hầu như không có sự đan xen về tộc người,với tình tạng phân tán tương đối
Dựa trên nhiều yếu tố có thể phân địa vực cư trú của người Hmông thành
2 vùng lớn: 1 là vùng biên giới Việt – Trung tính từ phía Bắc tỉnh Cao Bằng tớiphía Bắc tỉnh Lai Châu Vùng thứ 2 là dải ven biên giới Việt – Lào kéo dài từ phíaTây tỉnh Lào Cai đến phía Tây tỉnh Nghệ An
Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên,Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, HòaBình, Thái Nguyên, Bác Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An Về tổng thể:
Người Hmông Trắng cư trú tập trung ở cao nguyên Đồng Văn (HàGiang), 1 phần các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai),Trạm Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La), và tỉnhCao Bằng
Nguời Hmông Hoa sống chủ yếu ở Mù Cang Chải (Yên Bái), 1 sốhuyện ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La , Lai Châu
Người Hmông Đen sống tập trung ở Phong Thổ, Tủa Chùa (LaiChâu)
Người Hmông Xanh chỉ có 1 ít cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu),Văn Bàn (Lào Cai)
Truy nhiên sự phân bố này chỉ là tương đối vì ngay trong đại bàn cư trúcủa họ cũng không có sự phân biệt ranh giới về nhóm và các nhóm Hmông thườngsống xen kẽ trong vùng đôi khi trong 1 làng có vài ba nhóm Hmông cùng sinh sống
1.4 Ngôn ngữ và chữ viết
Ngôn ngữ Hmông thuộc nhóm Hmông – Dao trong ngữ hệ Nam Á.Người Hmông không có chữ viết riêng Trước đây người Pháp đã nghiên cứu xâydựng bộ chữ Hmông để truyền đạo Thiên chúa vào vùng Hmông Sau 1954 nhà
Trang 8nước đã nghiên cứu xây dựng bộ chữ Hmông theo chữ cái Latinh và đã tổ chứcphổ biến, truyền dạy rộng rãi trong đồng bào.
1.5 Đời sống vật chất
Ăn uống của người Hmông dựa vào lương thực thực phẩm từ trồng trọt chăn nuôi khai thác các sản vậy từ trong tự nhiên (qua hoạt động săn bắn, hái lượm)
Đồng bào Hmông ăn 2 bữa trong ngày: trưa và tối, vào ngày mùa ăn 3bữa Thường ngày họ ăn cơm tẻ theo cách đồ trong chõ gỗ, gạo nếp thì để đồ xôihoặc giã làm bánh dầy ăn trong các dịp lễ tết Đa số các món ăn chủ yếu được chếbiến theo cách luộc hoặc xào Bữa ăn hàng ngày có cơm và canh rau Vào nhữngngày chợ phiên thường thấy người Hmông nấu món “thắng cố” (canh chảo) nấubằng thịt ngựa, bò
Người Hmông thích uống rượu chủ yếu là rượu ngô tự tay họ chưng cất,khi uống dùng bát hay chén
Nhà của người Hmông là nhà trệt Để chống gió, khi lạnh sương muối
vùng cao nhà của họ thường là thấp vững chắc kín đáo Nhà phổ biến dựng trên cáctriền núi, phía trước có suối, phía sau là núi che chở xung quanh có thể trồng trọt
và chăn nuôi gia súc
Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa Gian giữa đặt bàn thờ Bộkhung bằng gỗ, vì kèo kết cấu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang képhoặc hai xà ngang, một trên một dưới Cửa chính mở ở gian giữa cửa phụ ở gian 2bên hoặc đầu hồi nhà Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất Tùy từngdòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái hay bên phả nhưng bao giờbuồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh “cột ma” Cửa chính của ngôi nhà thường treo 1tấm vải đỏ chình chữ nhật hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu phúc Hướng cửanhà thường là hướng Đông hay Tây theo quan niệm để làm ăn tốt
Trang 91.5.3 Trang phục:
Trừ nhóm Hmông xanh và nhóm Na Miẻo dệt vải sợi bông, các nhómHmông khác đều dệt vải sợi lanh Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạnggiữa các nhóm Chỉ cần nhìn vào màu sắc, cách thức trang trí trên trang phục của
họ ta cũng có thể nhận ra học thuộc nhóm Hmông nào
Trang phục nữ phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc người, và tạo nên sự đadạng phong phú trong cách ăn mặc của phụ nữa Hmông Nam giới Hmông mặctương đối thống nhất, hầu hết họ mặc quần “lá tọa” cắt theo kiểu chân què, đũng vàống quần rất rộng, thích hợp với sinh hoạt ở địa hình núi cao
1.6 Đời sống Tín ngưỡng tâm linh
Tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Hmông là thờ đa thần vàthực tế là đồng bào có nhiều tục lệ thờ các thần khác nhau Trong các hình thức tínngưỡng tôn giáo truyền thống của cộng đồng Hmông tục thờ cúng tổ tiên, đặc biệt
là Saman giáo khá phát triển Tuy nhiên các hình thức tôn giáo sơ khai như vậtlinh, tôtem giáo, các loại ma thuật… vẫn tồn tại ở những dạng tàn dư và đóng vaitrò đáng kể trong đời sống tâm linh của người Hmông
Thờ cúng tổ tiên: Đây là tín ngưỡng quan trọng của đồng bàoHmông Trong đó thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã khuất Đa
số các dòng họ người Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng, nơi cúng chỉ là 1 tờgiấy hình chữ nhật dán trên vách hậu nơi gian giữa nhà Nơi thờ là chỗ thiêng liêngchỉ có chủ gia đình mới được cúng mời tổ tiên và con trai mới được đến gần.Người Hmông chỉ cũng tổ tiên vào dịp mừng năm mới, lễ cơm mới hay khi cúngchữa bệnh
Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ở các gia đình người Hmông vẫn thờ cúng
1 hệ thống các “ma nhà“, “ ma cửa” với nghi lễ cúng bái riêng biệt
Ma nhà: là vị thần linh được người Hmông coi trọng nhất, vớiquan niệm là vị thần thiêng liêng cai quản mọi việc nhà, biểu tượng cho sự đầy đủ,
Trang 10giàu sang “Ma nhà” còn được hiểu là 1 vị thần kiêm tính mọi chức năng của tất cảcác loại ma trong nhà.
Nơi thờ “ma nhà” đặt ở bức vách gian giữa, đối diện với cửa ra vào vàtrang trí rất đơn giản là tờ giấy bản có bôi 1 ít tiết gà và dán vài cái lông gà lên trên
Ma cửa: đó là vị thần bảo vệ con người và tài sản của gia đìnhnhằm tránh sự thâm nhập của cái ác cái xấu Theo quan niệm của đồng bào, macửa thường ngự ở tấm vải đỏ dán trước cửa chính Ma cửa thường được cúng vàodịp tết, khi có người ốm đau hay mất tài sản Khi cúng cửa được đóng chặt và chỉ
có nam giới mới được tham gia
Ngoài việc thờ 2 vị thần chính là ma nhà và ma cửa người Hmông còn cóhàng loạt các ma khác như: ma cột chính, ma buồng, ma bếp lò, ma bếp lửa, mabảo vệ hồn lúa, hồn ngô, thần tài…Hiện nay còn có 1 bộ phận người Hmông theoThiên chúa giáo
CHƯƠNG 2: TỤC “HÁY PÙ” (KÉO VỢ) CỦA NGƯỜI HMÔNG
Mỗi độ xuân về, khi cành đào tung hoa, cây ngô trổ mầm, những phiênchợ rộn ràng người mua bán, cũng là lúc thanh niên nam nữ người Mông có cơ hội
Trang 11tìm hiểu nhau Tình yêu đôi lứa ở đây được gửi gắm trong những cung bậc của cáccây sáo trúc, đàn môi, kèn lá hay chiếc khèn bè Chỉ 1 phiên chợ ở Lùng Phìn, MèoVạc Đồng Văn…thôi cũng đã có biết bao nhiêu đôi bạn sẽ nên vợ nên chồng.
Tục “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo tronghôn nhân của người Hmông Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linhhoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu
Tục lệ này không chỉ duy nhất có ở cộng đồng người Hmông mà các tộcngười khác như Dao, Giáy, Bố Y… trước đây cũng tồn tại, nhưng với ngườiHmông thì tồn tại lâu dài hơn, phổ biến hơn – mà từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đềhơn
1.7 Nguồn gốc tục “háy pù”
Ngày trước, khi cưới vợ, người Hmông phải chuẩn bị rất nhiều nghi lễnặng nề Quá trình thỏa thuận về những thách cưới của nhà giá cũng mất khá nhiềuthời gian, từ vài ngày cho tới vài tháng Để có được sự hài lòng từ cả 2 phía đòi hỏi
sự khéo léo của những ông mối của cả nhà trai và nhà gái, và cũng có những cuộcthương lượng không đi tới thành công
Nhiều trai gái yêu nhau tha thiết nhưng nhà trai nghèo quá nên không đủ
lễ vật do nhà gái thách cưới nên có rất nhiều đôi dù yêu nhau lắm cũng khôngthành đôi lứa Có chuyện xưa rằng chàng trai Hmông nghèo yêu một cô gái thathiết Họ đến với nhau bằng những lời thề nguyện bên rừng cây, ngọn suối Éo lethay, nhà gái thách cưới quá nhiều lễ vật Trước sự hà khắc của phong tục, chàng
trai nghèo liều lĩnh nghĩ ra cách “Háy Pù”, tức là “kéo vợ” hay còn gọi là “cướp
vợ” một cách bất đắc dĩ để có được người mình yêu Khi hai người đã trở thành
chồng vợ, vì thương con nên nhà gái đành chấp nhận chàng rể Từ đó, tục “Háy
Pù” của người Hmông được truyền cho các dòng họ từ đời này sang đời khác”.
Chúng ta vẫn thường thấy trên các sách báo cũ nói về tục “cướp vợ” màngười Hmông gọi là “háy pù” Đó có phải là “cướp” hay không? Vậy chúng ta cần
hiểu về “háy pù” như thế nào để mang cái “lí của người Hmông” “Háy” dịch đúng
Trang 12nghĩa ra tiếng phổ thông nghĩa là kéo, “pù” là vợ nên “háy pù” là “kéo vợ” - cầm
tay kéo phụ nữ về làm vợ, chứ không phải cướp về làm vợ Chính việc sử dụng từchưa đúng đã làm cho người tiếp nhận có những cái nhìn sai về 1 tập tục này củangười Hmông
2.2 Diễn biến của việc “kéo vợ”
Ở người Hmông nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu, yêu đương để tự
do lựa chọn bạn đời Khi đã tìm được người ý hợp tâm đầu các chàng trai thườngmang khèn môi đến sau vách nhà cô gái “nói chuyện” Trong khi tìm hiểu ngườicon trai thường trao kỉ vật cho cô gái để làm tin Nếu trong 3 ngày kỉ vật đó không
bị trả lại là cô gái đã ưng thuận Vật kỉ niệm là bằng chứng để chàng trai có thể đến
“bắt” cô gái về làm vợ trước khi làm lễ cưới và là cái cớ để cãi lý khi nhà gái phảnứng
Trước khi đến “bắt” cô gái về nhà mình, chàng trai phải thưa trước với bố
mẹ Bố mẹ chàng trai bắt 1 con gà để cúng bói xem duyên phận của đôi trai gái sẽ
ra sao? Người ta đoán mệnh bằng cách khi cắt tiết con gà gần chết thì thả ra Tronglúc con gà giãy giụa, nếu quay đầu ra ngoài là điềm xấu, không thể nên duyên, còncon gà quay đầu vào trong là điềm tốt khi luộc các ngón chân gà co quắp vào nhauthì có thể kết hôn được
Sau đó cả nhà tập trung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, côchú cùng đi giúp kéo vợ, đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức
và một số người khác phụ giúp Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làmphù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, một người anhhoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một ngườithường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo
vợ đi giúp chàng trai kéo vợ
Tiêu chí những người được chọn tham gia đoàn người “kéo vợ” gồm 3tiêu chí chính: