1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔT SỐ PHONG TỤC TẬP QUAN VỀ TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM

12 2,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, làng quê với nhiều phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng mà đối với từng đám tang ở nhiều vùng khác thì có những quy tắc phong tục riêng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ --------------- BÀI LUẬN CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TANG MA CỦA VIỆT NAM MÔT SỐ PHONG TỤC TẬP QUAN VỀ TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống ai cũng có những vui buồn, hạnh phúc, đau thương mất mát nhưng có lẽ đau thương và mất mát hơn nhất trong mỗi ngườingười thân của họ ra đi (chết) vì thế người con sống luôn tôn trọng và thương xót người đã chết. Với đề tài “Phong tục tập quán trong tang ma của các dân tộc Việt Nam”, chúng ta sẽ bàn đến những vấn đề sau: Lời mở đầu; Phong tục tang ma các dân tộc người Việt Nam; Kết luận 2 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nammột nước đi lên từ nền nông nghiệp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, làng quê với nhiều phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng đối với từng đám tang ở nhiều vùng khác thì có những quy tắc phong tục riêng. Từ nhiều nét phong tục tập quán khác nhau đấy tạo nên sự đa dạng và phong phú về tập tục của chúng ta. Cùng là một đám tang, một nghi lễ nội dung thì hoàn toàn giống nhau nhưng ở các thời kỳ các vùng khác nhau thì nó lại rất khác. Và cũng chỉ là một đám tang thực hiện các nghi lễ rồi chôn cất người chết là xong nhưng các tục lệ của từng nơi khác nhau, không những thế ở các thời kỳ cũng khác và mỗi sự khác nhau đó tạo nên nét nổi bật của quy tắc tang ma nước ta. I. PHONG TỤC TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất. Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thuỵ, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thư cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, người nói đặt lên ngực để hồn sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch. Khi tắt thở rồi thì tang chủ (người chủ lễ, thường là con trai trưởng) lấy một chiếc đũa để ngang hàm, dùng một miếng khăn hoặc một miếng giấy phủ lên mặt để tránh ma quỷ ám hại. Xong, khiêng xác đặt xuống đất, rồi lại khiêng lên giường, mong rằng người chết hấp thụ sinh khí của đất, may ra sống lại. Hú vía xong tụt xuống bằng lối phía sau. Mang áo vừa được hú vía phủ lên xác. Dùng nước thơm tắm rửa cho người chết (lễ mộc dục), chải tóc, cắt móng tay, móng chân, thay quần áo mới. Con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa 3 cho mẹ. Người chết được mặc quần áo đơn giản hay sang trọng tuỳ theo nhà giàu hay nghèo, có chức tước hay không, chết già hay chết trẻ. Từ lúc mặc quần áo đẹp cho người chết xong, con cháu không mặc đồ tốt đẹp, chải chuốt. Ngược lại càng ăn mặc tiều tuỵ càng tỏ lòng hiếu thảo. Có thể chúng tôi sẻ đi sâu hơn về vấn đề tổ chức tiến hành lễ khâm liệm và làm rõ ràng, chi tiết hơn việc tiến hành khâm liệm để thấy được phong tục khâm liệm của thời xưa đên nay chúng ta vẫn còn bảo lưu cho tới tận ngày nay. Khi khâm liệm tất cả đồ liệm này đã có cơ sở mai táng lo liệu cung cấp và vải thường là vải sô, vải mùng. Những thứ vải này cũng có thể được nhà mai táng cung cấp làm quần áo và đồ tang may sẵn. Cổ lễ quy định chi tiết việc khâm liệm, nhập quan như sau: 1. Đại liệm, tiểu liệm dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước ta, có ba đoạn vải ngang, mỗi đoạn 6 thước ta đặt thẳng góc với miếng vải chính. Đại liệm cũng có chiều dài tương tự nhưng gồm 5 đoạn ngang. Các đoạn này phải sắp cho vưa với thân người để buộc lại khi niệm thành mảnh thứ nhất ngang đầu và tới mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết. 2. Khâm Là chăn liệm người chết. Có hai chăn, dùng một cho đại liệm, một dùng cho tiểu liệm. 3. Tạ quan Cần phải có đầy đủ trong quan tài như là gối kê đầu, hai gối lót hai bên tay, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm đệm về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi trong có nhồi bấc. 4. Liệm xác Khi liệm tang chủ vào khóc quý xuống, người chấp sự quỳ theo và khấn: “Được ngày giờ, xin lễ liệm cẩn cáo”. “Tang chủ sụp lạy và đứng lên. Những người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc cởi bỏ buộc hàng chít đầu và phủ mặt chết bằng vải vuông hay vóc nhiễu màu đen lót hàng màu hang có dải 4 buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và dày. Trước khi nhập quan, trong áo quan có dải sẵn một lượt trà, bỏng gạo hoặc bất cứ thứ gì có thể hút nước của người chết tiết ra. 5. Lễ nhập quan Lễ nhập quan được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặt đứng thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng “giờ tốt” do thầy cúng hay thầy tu ở chùa cọi sách chọi . Những người kỵ tuổi với người chết (trong vòng con cháu ruột), vào giờ nhập quan phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn để đề phòng ngừa tai nạn về sau (vì theo tục người ta tin rằng người chết có thể bắt theo). Con trai mặc sô, đội mũ mùn, ngày nay dùng một cái khăn hình tam giác cùng vải tang, có dây cột, trùm buộc lên đầu cho gọn và đặt trên một cái bích cân làm bằng rơm quấn dây vải, hai thứ này được gọi là mũ bạc hay mũ rơm. Con trai còn phải cầm gậy, cha gậy tre mẹ gậy tầm vông. Các cháu trai cũng mặc tang phục như con trai, chỉ khác là có làm dấu đỏ tròn trên mũ ở trước trán để mọi người nhìn vào dễ phân biệt. Con dâu cũng mặc gai thắt lưng ra ngoài bằng dây bện bẹ chuối, áo sổ gấu hay không thì tuỳ trường hợp còn cha hay mẹ ruột, cũng như con gái còn có nhà khác con gái đã lấy chồng: áo có sổ gấu và không. Mọi người đều xoã tóc đội mũ mấn. Con rể và anh em mặc áo thụng trắng, chị em quấn vặn khăn trắng với tóc. Tất cả thân thuộc đều mặc đồ trắng cả. Kể từ đây tất cả các trai gái dâu rể phải luôn luôn túc trực hai bên linh toạ và linh cữu, vẫn nạm tả nữ hữu và phải đáp lễ những khách đến phúng điếu. Linh cữu còn để trong nhà thì khách đến phúng điếu phải lễ hai lạy như đối với người sống, cả gia đình chủ tang mỗi người đáp lại một nữa lệ tứcmột lạy. Ngày nay, khách đến viếng lạy hai lạy có nghĩa là khi đưa đám, người ấy sẽ đi tiễn đưa người chết đến huyệt mộ hay lò hoả táng. Còn như người ấy lễ ba lạy thì có nghĩa người ấy bận việc không thể đi tiễn đưa lúc di chuyển linh cữu được. 5 Đám tang nào cũng có người đến phúng viếng. Bạn bè thân thuộc của người chết, con cháu xa gần sau khi được hung tin, và ngay cả những người giao dịch thường ngày quen biết với con cháu, lại phải kể tới các gia đình thông gia, kế tiếp nhau đến chia buồn cùng tang gia và phúng viếng người qua đời. Những đám tang lớn của những nhân vật quan trọng hay các gia đình lớn danh giá, thường có ban nghi lễ chuyên trách việc sắp xếp giờ giấc theo một chương trình nghiên cứu khít khao để tránh sự lộn xộn vì đông người cùng tới cùng một lúc. Xưa, lễ cúng viếng thường là trầu cau trà rượu, nhưng cũng có người viếng những câu đối, những bức trướng trong đó có nhắc lại cách ăn ở hay tính tốt của người vừa qua đời. Nay, người ta lễ với tiền mặc, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, tràng hoa cườm hay hoa tươi… Ở thôn quê, người trong cùng thôn xóm khi cúng một số tiền để trực tiếp giúp đỡ tang gia lúc cần thiết. Đây là một việc rất thực tiễn. Mọi món tiền hoặc đồ lễ phúng viến của đều được ghi rõ ràng và được ghi vào quyển sổ, để về sau tang chủ coi theo cảm ơn, trả ơn hoặc khi có người nào lâm vào tình cảnh tang chế như mình thì cúng viếng giúp đỡ lại. Đây là một đặc điểm của tương quan giao tế xã hội người Việt đã ý thức có từ lâu trong cuộc trong cuộc sống cộng đồng tập thể. Khách đến viếng lễ trước linh sàng hai lễ rưỡi nếu linh cữu còn quàng tại nhà. Sau khi chôn cất rồi khách đến viếng muộn màng thì sẽ lễ bốn lễ rưỡi trước bàn thờ. Khách lễ trước linh sàng, tang chủ hoặc con cháu khác của người chết thay thế tang chủ, phải đứng lên án thờ đáp lễ. Chỉ phải đáp lễ bằng một nữa số lễ khách lễ người khuất. Khách lễ hai lễ, đáp lại một lễ, khách lễ bốn lễ, đáp lại hai lễ. Ngày nay, người ta “lạy trả lễ” cùng lúc và đủ số, hoặc là hai hay ba lạy. Nam trả lễ đối với nam, nữ trả lễ đối với nữ. Sau vài ba ngày, chờ con cháu ở xa về đông đủ, thì làm lễ thành phục, cũng gọi là phát tang. Gặp mùa nóng bức hoặc lúc có bệnh dịch thì phát tang sớm hơn. Con cháu, họ hàng, tuỳ theo thứ bậc mặc đồ tang. Đồ tang của người vắng mặt được đặt trên lĩnh cữu. Luật xưa quy định rõ ràng năm hạng quần áo, mũ khăn, cùng thời hạn để tang. 6 Làm lễ nhập quan rồi nhưng chưa phát tang thì con cháu còn được phép cưới, gọi là cưới chạy tang Nhà nào rộng rãi, giàu sang thì đặt linh sàng (giường của linh hồn người chết) và linh hoa (bàn thờ linh hồn). Kế tiếp là hương án bày đồ thờ và thực án bày đồ ăn. Rồi đến linh xa chở hồn bạch, có phường bát âm đi kèm bên. Một người cầm biển đan triệu bằng giấy viết hai chữ trung tín hay trinh thuận tuỳ theo người chết là đàn ông hay đàn bà. Tiếp theo là cơ công bố dẫn đường cho phu khiên đại dư. Cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Con trai chống gậy vông (ngày xưa gọi là cây đồng) nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi dật lùi đằng trước quan tài. Con trai nào vắng mặt thì treo cái gậy của người ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu có con trai nào chết trước thì con trai của người này (hoặc người được ăn lập tự) phải chống gậy thay cha. Tại sao lại chống gậy vông đi dật lùi? Nhất Thanh giải thích rằng vì cha nghiêm (nghiêm đường, nghiêm phụ) con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không giám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt như đối với mẹ hiền (gia từ, từ mẫu). Muốn hiểu được tục này chúng ta phải nhìn lại xã hội phong kiến ngày xưa. Ai cũng biết rằng nho giáo rất trọng tôn ti trật tự quân, sư, phụ (vua, thầy dậy học, cha). Trong gia đình người cha là trên hết. Cha chết, tất cả con cái thuộc bậc dưới phải đi sau quan tài của cha. Còn vai trò của người mẹ thì ra sao? Tục lệ tang ma cho người con trai đi dật lùi đằng trước quan tài của mẹ, như vậy là vừa giữ được lòng kính trọng của chữ hiếu, vừa giữ được tinh thần trọng nam khinh nữ của nho giáo. Hai chiếc gậy tre, gậy tầm vông mang ý nghĩa gì? Dọc đường đám tangngười rắc vàng mã, người ta tin rằng có nhiều ma quỷ theo đuổi ám hại linh hồn người chết, phải rắc vàng để tống tiến chúng mới buông tha. 7 Đợi đúng giờ tốt thì hạ huyệt. Huyệt được thầy địa lý tìm phương nhằm hướng trước, lúc này chỉ xê xích linh cữu, đặt cho thật đúng. Nhiều làng quê miềm Bắc có tục cải tang (bốc mộ) nghĩa là chôn sang khu đất mới. Lý do vì sau vài ba năm mộ cũ bị sụt nở, ngập nước, hoặc vì chôn ở nơi xa con cháu muốn đưa về quê nhà, cũng có khi chỉ vì tin thầy địa lý, phù thuỷ. Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về (Sinh ký tử quy). Chết là trở về với tổ tiên bên kia thế giới. Ai cũng mong muốn cho cha mẹ trở về được thanh thoát, may mắn. Người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc cha mẹ còn sống, thờ khi mất như lúc hãy còn (sự tự như sự sinh, sự vong như sự tồn). Nhưng dù sao thực hiện một tang lễ ở các vùng khác nhau thì một đám tang cũng đã diễn ra tuần tự theo các bước sau và theo cuốn: “100 điều cần biết về phong tục Việt Nam” để thực hiện một đám tang có 6 bước sau. Lễ mộc dục (tắm gội) Lúc tắm gội cho người chết thường để sẵn một con dao nhỏ một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thía, một ít đất ở ông đồ rau, một nồi ngũ vị hương và một cái nồi nước nóng khác. Lúc tắm, màn che kín tang chủ quỳ xuống khóc. Người hệ cùng quỳ rồi cáo rằng: “Nay xin tắm gội để sạch bụi trần” xong phục xuống đứng dậy. Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm, lấy miếng vải đắp vào ngũ vị lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay, móng chân, mặc quần áo cho chỉnh. Móng tay móng chân gọi lại trên để trên dưới để dưới, để vào trong quan tài, dao lược thìa và nước đem đi chôn, rước thi thể đặt lên giường. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiếc ghễ con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có địa phương còn có tục để một con dao trên bong (có lẽ để trừ ma hay quỷ nhập tràng). 8 Lễ phạm hàm Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng để tránh tà ma, ác quỷ đến cướp đoạt để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng cách may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt khi sống người đó hay dùng đến. Theo “thọ mai gia lễ” lấy ít gạo nếp sát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nhà giầu dùng vàng bạc hoặc viên ngọc trai). Tang chủ vào qùy, người chấp sự cùng quỳ cáo từ rằng “nay xin phạm hàm phục duy hâm nạp” người chấp sự lần lượt xướng “sơ phạm hàm, tái phạm hàm, tam phạm hàm”. Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và đồng tiền tra vào miệng bên phải rồi đến bên trái cuối cùng và giữa. Xong bóp miệng lại, phủ mặt như cũ. Lễ khâm liệm nhập quan Các con vào, con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải. Người chấp sự xướng. Tự lập (đứng gần vào) cử ai (khóc cả lên) quỳ. Chấp sự cùng quỳ cáo tự rằng “nay được giờ lành xin được rước nhập quan”, “cần cáo” xong lại xướng: Phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng). Sau đó con cháu đứng tránh ra hai bên, người giúp việc quay vào đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có chỗ nào hở cầm lấy áo cũ của người vừa chết bổ khuyết cho đầy đủ, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái gấp trước, bên phải gấp sau, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng lại. Chú ý những quần áo của người sống, hoặc người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan. Đồ khâm liệm: nhà giầu dùng vải nhiễu, tơ, lụa; nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (1 mảnh dọc 3 mảnh ngang). Ngày trước quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ,ngày nay dùng vải khổ rộng miễn kín chân, tay đầu, gót là được. “Tục ta nhiều người tin theo thầy phủ thuỷ, trong quan tài thường có mảnh ván dùng đục sao Bắc đẩu thất tinh. Trước khi nhập quan phải chọn giờ tránh tuổi rồi dùng bùa nọ, bùa kia dán ở trong quan tài. Có người cho là chết 9 phải giờ xấu thì bỏ tổ tôm hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để chấn áp ma quỷ” mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt sang bên cạnh. Lễ thất tinh (sau khi nhập quan) Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang. Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống lễ, lên mỗi lần lễ chỉ lạy 2 lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ “cố phụ, hoặc cố mẫu” thay cho “hiền khảo hoặc hiền tỉ”. Lễ thành phục Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tể và đáp lễ khi khách đến cúng viếng. Trước khi thành phục, có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang, sau đó thân bằng cố hữu làng xã mới đến phúng điếu. II. KẾT LUẬN Việt Nammột nước xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, được tiếp thu nhiều nét văn hoá của người Á - Đông nên Việt Nam có những nét văn hoá đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể thấy rõ trong các đám tang lễ, hộ lễ cũng ở trên mảnh đất một quốc gia lãnh thổ nhưng chúng ta lại có nhiều anh em dân tộc khác nhau và mỗi một dân tộc đó lại mang một nét văn hoá riêng từ đó tạo nên sự đa dạng cho văn hoá người Việt, đa dạng nhưng thống nhất với nhau. Cùng xét về khía cạnh văn hoá trên nhiều lĩnh vực, nhưng chúng ta xét về lĩnh vực đam tang ở đất nước ta, một quốc gia dân tộc, cùng sinh sống trên một mảnh đất nhưng trong việc thực hiện một đám tang thì mỗi dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền lại có những phong tục khác nhau. Miền núi khác với miền xuôi, nông thôn khác với thành thị…ở miền núi xác người chết có thể được để lại một tuần đến nửa tháng còn miềm xuôi chỉ để 1 đến 2 ngày đấy vừa là theo phong tục tập quán, vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ công sức, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và muốn cho linh hồn người chết sớm được siêu thoát. Cùng ở việc là thực hiện đám tang chúng ta đã thấy được nét khác nhau về phong tục tập quán của từng vùng miền, cái đó vừa thể hiện phong tục tập 10 [...]... nơi vẫn lưu giữ những phong tục cổ hũ lạc hậu Chúng tôi xin đưa ra một đám tang cụ thể của người Mông: là khi trong gia đình trong làng có người chết thì theo phong tục ở đây sẽ để người chết đặt lên một cái chõng, và hằng ngày vẫn cho người chết ăn cơm qua một cái sàng Khi nào quá đầy cơm tức là họ cho rằng người chết lúc đó mới chết hẳn, rồi làng xóm người thân cũng đến chia buồn .Người thân, bạn bè... rằng người chết lúc đó mới chết hẳn, rồi làng xóm người thân cũng đến chia buồn .Người thân, bạn bè đến phúng viếng thì ngửi qua cơm dấy hoặc là ăn cơm người chết đáy không ăn nữa mới là người tốt với gia đình người chết.Và khi đấy họ mới mang người chết đi chôn 11 MỤC LỤC 12 . NGHIÊN CỨU TANG MA CỦA VIỆT NAM MÔT SỐ PHONG TỤC TẬP QUAN VỀ TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống ai cũng. trong tang ma của các dân tộc Việt Nam , chúng ta sẽ bàn đến những vấn đề sau: Lời mở đầu; Phong tục tang ma các dân tộc người Việt Nam; Kết luận

Ngày đăng: 17/04/2013, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w