1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu một số phong tục tập quán tại xã và các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn phong tục tập quán tại địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phong tục tập quán ở nông thôn xã Vĩnh Hưng. Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển phong tục tập quán tại xã. Định hướng một số giải pháp trong việc giữ gìn phong tục tập quán tại địa phương.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.
Sinh viên
Lưu Thị Thoa
Trang 2Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đợc luận văntốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâmgiúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trờng
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
KT & PTNT – Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS D ơng VănHiểu, đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND và nhân dân xãVĩnh Hng đã giúp đỡ tôI nhiệt tình trong thời gian tôI làm việc tại địa phơng
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ
vũ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lu Thi Thoa
Trang 3TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích chính là: Tìm hiểumột số phong tục tập quán ở nông thôn, thực trạng giữ gìn và phát triển cácphong tục tập quán nông thôn tại xã Vĩnh Hưng – Vĩnh Lộc – Thanh Hoá.Trên cơ sở đó đưa ra được những định hướng và giải pháp để giữ gìn và pháttriển những phong tục tập quán có giá trị tại địa phương
Để đạt được mục đích đề ra cần có những mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phong tục tập quán ở nôngthôn xã Vĩnh Hưng
- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng –Vĩnh Lộc – Thanh Hóa
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển phong tục tậpquán tại xã
- Định hướng một số giải pháp trong việc giữ gìn phong tục tập quán tạiđịa phương
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu đề tài là: Một sốnhững phong tục có liên quan tới sản xuất, văn hóa, xã hội, làng xã tại địaphương
Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn vềđối tượng cần nghiên cứu Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản vềphong tục tập quán
Phong tục chỉ những biểu hiện nhất trí về tinh thần của số đông người,trải qua lâu đời, đúc thành khuôn phép nhất định, đủ rằng buộc hành vi và chiphối cuộc đời thực tế của cá nhân
Tập quán là thói quen
Phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một địa phương,của một dân tộc hay của một nước
Trang 4Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để tatìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn Tôi đã đưa ra cơ sở thựctiễn như sau:
- Một số phong tục ở các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Thực trạng giữ gìn và phát triển phong tục tập tập quán ở một số địaphương của Việt Nam
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 làng trong 10 làng làlàng Còng, làng Cù Đông và làng Bưởi, đây là những làng hình thành sớmnhất ở xã và hiện nay đang là những làng có nhiều điểm sáng về sản xuất vàvăn hoá
- Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng 4phương pháp là tiếp cận theo lứa tuổi, tiếp cận theo giới tính, theo điều kiệnkinh tế và ngành nghề sản xuất
- Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp chúng tôi sử dụngcác thông tin sẵn có Thông tin sơ cấp chúng tôi tiến hành phỏng vấn, chọnmẫu điều tra
- Phương pháp sử lý số liệu: Tổng hợp và sử lý bằng máy tính
- Phương pháp phân tích thông tin bao gồm các phương pháp: Thống
kê mô tả, so sánh, cân đối
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy có một số phong tục tập quán nổi bật sau:
- Phong tục tập quán về sản xuất: Hiện nay phong tục tập quán nàycũng có sự thay đổi đáng kể
+Trong khâu cải tạo đất thì số gia đình còn giữ được tập quán cài đấtphơi ải là không nhiều và có sự chênh lệch lớn giữa các hộ Hộ thuần nông là46,67 % còn giữ được tập quán phơi ải trong vụ chiêm Trong khi đó hộ kiêm
là 33,33% và hộ chuyên nghành nghề chỉ có 26,67% còn duy trì tập quán này
Trang 5+ Trong lựa chọn giống lúa trong sản xuất: Trước đây các hộ chủ yếy làchọn lúa thuần để gieo cấy nên năng suất rất thấp, chỉ khoảng 1 – 1,5 tạ/sào.Nhưng sau khi có chính sách chia ruộng đất đến tận tay người dân năm 1992thì số hộ trồng lúa lai đã tăng lên rất nhiều Có 26,67 hộ là hoàn toàn trồng lúalai và lúa thuần chỉ còn 16,67 hộ Điều này làm cho sản lượng lúa của ngườidân tăng lên rất nhiều.
- Tập quán trong sử dụng công cụ sản xuất xưa và nay
CNH – HĐH đã thay đổi bộ mặt của nông thôn Máy móc đã thay thếcho các công cụ lao động thủ công giúp người dân tiết kiệm được thời giannên có nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp đảm bảo sức khoẻ
- Phong tục tập quán trong đời sống văn hoá của người dân nông thôntại xã Vĩnh Hưng
+ Trong đời sống văn hoá tinh thần thì hiện nay đang được sự quan tâmcủa chính quyền địa phương nên đình chùa đang được xây dựng lại, đây là nơidiễn ra các hoạt động văn hoá tinh thần của người dân địa phương
+ Trong cưới hỏi tại địa phương: Hiện nay việc cưới hỏi rườm rà, linhđình đã được giảm bớt, chỉ còn 3 lễ chính là lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới
Đặc biệt trong tập quán này tại địa phương thì đã từ bỏ được hoàn toàntập tục thách cưới Tuy nhiên tập tục ăn cỗ nhiều ngày vẫn được người dângiữ lại
Với thực tế đó chúng tôi đưa ra 6 giải pháp chính sau:
Thứ nhất: Cần coi việc giữ gìn và phát triển các phong tục tập quán là
nhiệm vụ quan trọng trong phát triển văn hoá cơ sở Cần nhìn nhận vấn đềmột cách nghiêm túc để vừa giữ gìn lại những bản sắc văn hoá vừa có kếhoạch cho việc bảo tồn phát huy các giá trị tốt đẹp Đồng thời phát hiện ranhững giá trị tiềm tàng có trong những phong tục tập quán đó tạo điều kiệncho phát triển văn hoá – xã hội của địa phương
Trang 6Thứ hai: Xã cần có kế hoạch tăng cường đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư
xây dựng lại các di tích Đầu tư kinh phí để hàng năm tổ chức dựng lại nhữngphong tục tập quán trước đây để tại cơ hội cho người dân đặc biệt là giới trẻhiểu thêm về những truyền thống đó Ví như Tập quán cày ruộng của dân tatrước đây là cày trâu nhưng nay do khoa học công nghệ phát triển nên đã đưamáy móc vào sản xuất chính vì thế lớp trẻ ngày nay chỉ được nghe Cha Mẹ kểlại mà chúng được chứng kiến Vì vậy hàng năm cứ vào đầu xuân chẳng hạnnên tổ chức cuộc thi để dựng lại cảnh đó
Thứ ba: Chính quyền địa phương cần có chính sách kêu gọi sự ủng hộ
đóng góp của người dân, tìm những vật cổ liên quan tới những đình chùangày xưa tại địa phương để có điều kiện để chứng minh và làm căn cứ để cóthể xây dựng lại, phục vụ cho tín ngưỡng của người dân
Thứ tư: Quan tâm đúng mức tới tất cả các phong tục tập quán có tại địa
phương, chú trọng hơn tới những phong tục mang ý nghĩa thuần phong mỹtục, ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Thứ năm: Thường xuyên tuyên truyền cho người dân biết về các phong
tục tập quán có tại địa phương và giá trị của nó qua các kênh thông tin đạichúng khác nhau như qua đài truyền thanh của xã, hay qua các buổi hội làngđầu xuân năm mới… Còn với lớp trẻ thì nên tuyên truyền giáo dục ngay trongnhà trường để nâng cao nhận thức của các em ngay từ khi còn nhỏ về nhữngphong tục tập quán của dân tộc mình, địa phương mình
Thứ sáu: Cần có chính sách ưu đãi tốt cho những nhà nghiên cứu về lĩnh vực
này để họ có thêm điều kiện ghi chép lại và nghiên cứu sâu tới các vấn đề đó
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
Lêi c¶m ¬n ii
TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HỘP VÀ HÌNH x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬP QUÁN NÔNG THÔN 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Phân loại phong tục tập quán 11
2.1.3 Đặc điểm phong tục tập quán nông thôn Việt Nam 12
2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phong tục tập quán 14
2.1.2 Cơ sở lý luận về giữ gìn và phát triển phong tục tập quán nông thôn 15
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬP QUÁN NÔNG THÔN 18
2.2.1 Một số phong tục của các nước khu vực Đông Nam Á 18
Trang 82.2.2 Thực trạng giữ gìn và phát triển phong tục tập quán ở một số địa
phương của Việt Nam 20
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 32
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 34
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41
3.2.2 Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 41
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 43
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 43
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 THỰC TRẠNG VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN Ở NÔNG THÔN TẠI XÃ VĨNH HƯNG 44
4.1.1 Phong tục tập quán trong hoạt động sản xuất 44
4.1.2 Phong tục tập quán trong đời sống văn hoá của người dân nông thôn tại xã Vĩnh Hưng 57
4.1.3 Phong tục cưới hỏi trong các gia đình nông thôn tại xã Vĩnh Hưng 66
4.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến giữ gìn phong tục tập quán nông thôn tại xã Vĩnh Hưng 73
4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬP QUÁN NÔNG THÔN TẠI XÃ VĨNH HƯNG 77 4.2.1 Định hướng giữ gìn phát triển phong tục tập quán nông thôn xã Vĩnh Hưng .77 4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát triển phong tục tập quán
Trang 9PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
5.1 KẾT LUẬN 80
5.2 KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất tại xã Vĩnh Hưng năm 2009 34
Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động của xã Vĩnh Hưng qua các năm 37
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Hưng qua 3 năm 39
Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra theo lứa tuổi 42
Bảng 4.1: Tập quán cày đất để phơi ải trong vụ chiêm tại các hộ 50
Bảng 4.2: Kết quả điều tra số gia đình vẫn còn duy trì khâu cày ải đất trong sản xuất 51
Bảng 4.3 : Khảo sát về việc chọn giống lúa của người dân vào trong sản xuất 52
Bảng 4.4: Cảm nhận của người dân về phong tục độc canh cây lúa trong hoạt động sản xuất 53
Bảng 4.5: Sự tham gia của người dân với hoạt động văn hoá lễ hội 61
Bảng 4.6: Sự hiểu biết của người dân về hát chèo 62
Bảng 4.7: Sự tham gia của người dân trong hoạt động tâm linh truyền thống ở địa phương theo cách tiếp cận 64
Trang 11DANH MỤC CÁC HỘP VÀ HÌNH
Hộp 4.1: Ý kiến của người dân về việc chăm sóc lúa 46
Hộp 4.2: Người dân lựa chọn giống lúa trong sản xuất 47
Hộp 4.3: Tâm sự của người dân sau khi hệ thống kênh mương được cải tạo 48
Hộp 4.4: Tâm sự của người dân 55
Hộp 4.5: Tâm sự của người dân 56
Hộp 4.6: Ý kiến của một bạn trẻ về về việc lập gia đình 67
Hộp 4.7: Câu chuyện của chị Hạnh về việc xem tướng số trong cưới hỏi 67
Hộp 4.8: Sự hiểu biết của lớp trẻ về phong tục này 71
Hộp 4.9: Ý kiến bạn trẻ của xã Vĩnh Hưng về việc cưới hỏi theo đời sống mới .73 Hình 1: Vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng cao của làng Cù Đông 49
Hình 2: Cuốn di trúc của chùa Linh Quang tự 60
Hình 3: Quyết định chùa Còng - Đền Còng là di tích lịch sử văn hoá 60
Trang 13PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua Đảng và nhà Nước ta đặc biệt quan tâm đến lĩnhvực văn hóa song song với nhiệm vụ phát triển và hội nhập với nền kinh tếthế giới Bên cạnh đó là định hướng xây dựng cho một nền văn hóa mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang trên mình sức sống của thời đại Đảng
và nhà nước ta đã quan tâm đến lĩnh vực văn hóa của đất nước từ những năm
30 của thế kỷ XX với sự ra đời của đề cương văn hóa năm 1943, ngày nayđịnh hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam thể hiện rõ trong Nghị quyết TW
5 của Đảng về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc Trong đó đặc biệt chú trọng đến bản sắc văn hóatruyền thống, tính dân tộc trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nềnvăn hóa phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đẩy mạnh sự tác động tíchcực của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trongthời kì hội nhập
Để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tại Đại hội 10 của BCH TW Đảngkhóa IX đã chỉ ra sự đúng đắn và thiết thực của Nghị quyết TW 5 đối với nềnvăn hóa hiện nay và hội nghị đã chỉ rõ những cơ hội và thách thức đang đặt ratrong vấn đề phát triển văn hóa những năm đầu của thế kỷ XXI Đặc biệt,Đảng ta đã đưa ra những nguy cơ khiến văn hóa Việt Nam mất dần bản sắctruyền thống trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài Do vậy, để thựchiện mục tiêu của Nghị quyết TW 5 Đảng và nhà nước đã không ngừng hoànthiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho văn hóa cơ sở pháttriển
Trang 14Trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dântộc thì có cả những phong tục, tập quán của các địa phương như những phongtục trong sản xuất, trong gia đình… Những phong tục tập quán này dù ở bất kìthời đại nào, xã hội nào cũng cần phải có vì đôi khi nó lại trở thành nhữngkhuôn phép để hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ.
Tuy nhiên với phong trào xây dựng nếp sống mới như hiện nay cùngvới nền kinh tế dịch chuyển theo hướng thị trường thì các phong tục đang có
sự thay đổi rất lớn.Việc thay đổi này không đơn thuần là thay đổi ý nghĩ chủquan mà nó còn thay đổi cả nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động đối nhân xửthế của con người đối với con người Bên cạnh đó lại có những phong tục đãrơi rụng không còn để lại một tỳ vết gì, nó chỉ được nghe ở đâu đó qua nhữnglời đồn thổi thoáng qua của các cụ già cho bọn trẻ rồi biến mất Đây là mộtthử thách rất lớn cho các phong tục nào đó nếu muốn tiệp tục phát triển
Vĩnh Hưng là một xã miền núi có rất nhiều những phong tục đượctruyền lại từ xưa như các phong tục trong gia tộc và trong xã hội Vì vậy việcgiữ gìn và phát triển các phong tục tập quán này là rất quan trọng để nhữngthế hệ sau có thể biết và vận dụng vào thực tế đời sống Không những thế nócòn có ý nghĩa lớn cho công tác nghiên cứu các giá trị của dân tộc Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giữ gìn và phát triển một số phong
tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng – Vĩnh lộc – Thanh Hóa”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu một số phong tục tập quán tại xã và các yếu tố ảnh hưởng tớigiữ gìn và phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn phong tụctập quán tại địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phong tục tập quán ở nông
Trang 15- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng –Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển phong tục tậpquán tại xã
- Định hướng một số giải pháp trong việc giữ gìn phong tục tập quán tạiđịa phương
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số những phong tục có liên quan tới sản xuất, văn hóa, xã hội, làng
xã tại địa phương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở xã Vĩnh Hưng qua thời gian
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển các phong tụctập quán ở xã Vĩnh Hưng
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để giữ gìn các phongtục tập quán của địa phương
Trang 16PHẦN II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬP QUÁN NÔNG THÔN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Phong tục
“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời.Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội, do vậy mà việc tìmhiểu về vấn đề này cũng rất đa dạng Theo tác giả Tân Việt, 1999 có viết “đã
có nhiều tác giả và tác phẩm đề cập đến phong tục, lặp lại nhiều lần mà nhưchưa diễn đạt được đầy đủ các khía cạnh của nó”
Thật vậy, phong tục của mỗi làng, mỗi nước tỏa ra trong tất cả các yếu
tố cấu thành của mô hình thế giới Đó là phong tục liên quan đến của cải, tưhữu và lao động; đến xã hội, đến ứng xử với tự nhiên và với siêu nhiên
Phong tục là thể chế của những xu thế sống của xã hội và dó đó sưu tầm và
biên soạn phong tục các dân tộc càng đầy đủ thì đó là một tài liệu hết sức cơbản để hiểu lịch sử, đời sống văn hóa, đời sống lao động trong các xã hôi, cácdân tộc nước ta [4] Tuy nhiên, đấy phải là công việc lâu dài hoặc là công việckhông thể hoàn tất một lượt
Trong cuốn “Những điều nên biết về phong tục Việt Nam” do nhóm tácgiả Bảo Thắng thì viết: Phong tục là thói quen hay là quy ước của một cộngđồng về tất cả các mặt như ăn ở, ứng xử, giao tiếp…
Theo ông Hoàng Thúc Trâm, 1947 đã đưa ra định nghĩa khá thích hợp:
“Phong tục chỉ những biểu hiện nhất trí về tinh thần của số đông người, trải qua lâu đời, đúc thành khuôn phép nhất định, đủ rằng buộc hành vi và chi phối cuộc đời thực tế của cá nhân” Đây là định nghĩa được xem là đủ chặt và
Trang 17Từ những quan điểm trên, dưới dạng tổng quát chúng tôi cho rằng
“phong tục” là một khái niệm nói tới những lễ nghi, những khuôn phép trongcuộc sống hàng ngày của con người và nó được sự chấp nhận của số đôngngười nên nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì có bắt gặp rất nhiều nhữngphong tục mà có khi chúng ta lại không hề quan tâm để ý như là phong tụcchào hỏi ở nông thôn, nếu ra đường mình là người dưới mà không chào cô,chào bác… thì ta sẽ bị đánh giá là khinh người hay không có ý thức ngay Vìvậy không ai muốn mình bị đánh giá là không tốt nên hiện nay ở nông thônthì mối quan hệ giữa người với người vẫn còn rất gần gủi và thân mật… Điềunày càng chứng tỏ phong tục nó có vai trò rất lớn đối với con người nói riêng
và với xã hội nói chung
- Tập quán: cũng được ông Hoàng Thúc Trâm định nghĩa là: “Thóiquen của cá nhân, phong tục, lề thói của một xuất xứ”
Theo từ điển tiếng việt do Văn Tân chủ biên lại định nghĩa: “Tập quán
là thói quen” thì được xem là chính xác hơn
Qua các thời kì lịch sử thì con người được nối với nhau bằng “sợi dâyphong tục, bằng những quy định, những phép tắc, những thể lệ” sợi dây nàyngày càng to hơn, bền hơn và chắc hơn
Trong xã hội tiền giai cấp có những phong tục ghi nhận hệ thống tínngưỡng và tư duy của người nguyên thủy trong việc chiếm lĩnh tự nhiên.Trong những phong tục ấy của các dân tộc có thể tìm thấy những biến thể khácnhau Những phong tục này, một phần mất đi trong sự chuyển tiếp từ thời kì bộtộc, từ thời đại dã man sang thời đại văn minh bởi trong các thời kì sau, ý thức
hệ đã biến đổi và giao lưu văn hóa đã mở ra trên nhiều bình diện đời sống xã hội.Tuy nhiên, trong xã hội đã có giai cấp thì bên cạnh những hệ thống tín ngưỡng,phong tục, tư tưởng mới, vẫn còn giữ lại những quan hệ cổ xưa Phong tục cũng
Trang 18không mất đi hoàn toàn mà đôi khi vẫn còn tiếp tục giữ những vai trò quan trọngtrong một địa phương, một thành phần xã hội nào đó.
Tình hình này diễn ra khá mãnh liệt ở những dân tộc sống vùng đồngbằng, vùng có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các nước Ấn Độ, TrungHoa…
Quá trình giao lưu với văn hóa thế giới đã làm biến đổi sâu sắc thế giớiquan của con người Kết quả của công cuộc giao lưu xâm nhập này là một sựtổng hợp phức tạp những quan hệ khác nhau của nhiều dân tộc thời cổ, trungđại và nhất loạt xảy ra trên bình diện toàn cầu
Trải qua thời gian thì những hoạt động sống thường ngày nó đã trởthành những tập quán tức là những thói quen mà đã là thói quen thì cũng sẽ cólúc nó không phù hợp nữa thì nó có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiệnthực tế Ví như tập quán trong sản xuất của người dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ chẳng hạn, trước đây trong canh tác thì sử dụng trâu bò làm sức kéo, cònngày nay khi khoa học công nghệ phát triển thì người dân đã chuyển sangdùng máy móc vào sản xuất, do vậy trâu bò lúc này chỉ còn được nuôi để lấythịt hay cho sinh sản chứ ít được dùng làm sức kéo nữa Vì vậy dù là thóiquen lâu đời của cha ông để lại nhưng nếu nó không phù hợp nữa thì nó cũng
sẽ được sửa đổi cho phù hợp
- Phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một địa phương,của một dân tộc hay của một nước Ví dụ như phong tục thờ cúng Tổ tiên,phong tục cổ truyền nấu bánh chưng ngày tết của nhân dân ta… [5]
Mỗi nước có phong tục tập quán riêng và trong mỗi nước, mỗi địaphương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phongtục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại cónhững phong tục riêng
Trong nếp sống, có những cái được xã hội đề ra thành quy ước, chưa
Trang 19dần biến thành thói quen, đồng thời cũng bao gồm cả những cái đã trở thànhthói quen, thành phong tục tập quán.
Những hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức,tâm lý trở thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một
cá nhân hoặc một khối cộng đồng người trong một địa phương, một dân tộchoặc của nhiều dân tộc thường gọi là tập quán hoặc thói quen Thói quenđược truyền lại từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, làmcho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác Những tập quán
có tính chất xã hội, được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyềnmiệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệyêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án
Phong tục tập quán là phạm trù rộng lớn, nó bao hàm mọi khía cạnhtrong đời sống của con người
Là sản phẩm của xã hội, phong tục tập quán được sinh ra từ các mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên như trời, đất, núi, sông…, giữa người vớingười như giao tiếp, ứng xử, giữa con người với lao động sản xuất như càycấy… Từ tất cả các mối quan hệ đó, con người rút ra những kinh nghiệm đểsống, để hòa hợp với tự nhiên, dựa vào tự nhiên để phục vụ con người, để conngười tồn tại và phát triển
Có thể nói, phong tục tập quán có ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của đờisống con người Từ các tập tục, lễ tiết vòng đời của mỗi cá nhân, từ sinh đẻ,cưới hỏi, tang lễ; từ ngày hội cổ truyền đến ngày hội văn hóa mới…
Phong tục tập quán Việt Nam được các thành viên của cộng đồng giữgìn, tôn thờ như là linh hồn của cộng đồng Nó ăn sâu bám rễ trong tiềm thứccủa con người, thậm chí khi thay đổi thể chế chính trị xã hội mà phong tục tậpquán cũng khó lòng thay đổi Như đối với tình làng nghĩa xóm chẳng hạn,trước đây khi còn đói rách do chiến tranh thì mọi người đoàn kết giúp đỡnhau qua cơn hoạn nạn, còn ngày nay khi mà hoà bình lập lại đã lâu nhưng
Trang 20tình cảm ấy vẫn không hề thay đổi mà nó lại còn được thể hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau, với hàng xóm láng giềng thì giúp đỡ nhau khi có côngviệc như cưới hỏi hay dựng nhà, còn những người ở xa mà gặp khó khăn thìlại có ủng hộ người nghèo… Qua đó ta thấy được những tập quán tốt đẹp củangười Việt Nam chúng ta thật đáng được chân trọng.
Phong tục tập quán chính là đặc trưng văn hóa của cộng đồng, là tính cách
và cả trình độ văn minh của cộng đồng đó Phải nhận thức được đầy đủ giá trịcủa phong tục tập quán và vị trí của nó trong nền văn hóa nước nhà và phải coivăn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là tài nguyên cho sự phát triển đất nước
Với một dân tộc có truyền thống văn hiến, từng lựa chọn một trật tựtrong hệ giá trị “ Một mặt người hơn mười mặt của” và “người ta là hoa củađất”; với một đất nước “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thì cái phải giữ cho đó
là Bản sắc văn hóa dân tộc mà hạt nhân là phong tục tập quán Đây cũngchính là cái nền để từ đó chúng ta thực hiện xây dựng văn hóa giao tiếp vàvăn hóa ứng xử của từng con người Việt Nam
Phong tục luôn được bổ sung những điều mới mẻ và loại thải nhữngđiều lạc hậu Quá khứ và truyền thống văn hóa chỉ có thể được giữ gìn và pháthuy thông qua hiện tại, qua cuộc sống hàng ngày bởi những con người ngàynay Do vậy mà chúng ta phải không ngừng học tập, tìm hiểu để có thể nhậnthức được những cái hay trong đó để có thể phát triển và duy trì các truyềnthống tốt đẹp đó
- Truyền thống
Truyền thống là những giá trị được hình thành từ thực tế cuộc sống sảnsuất và chiến đấu, sinh hoạt xã hội của một cộng đồng tộc người, của mộtquốc gia qua thời gian và lịch sử Dần dần những hệ giá trị đó trở nên bềnvững, trở thành những chuẩn mực xã hội để các thế hệ người trong quốc gia
đó nối tiếp nhau theo đó mà sinh sống mà hành động Như thế truyền thống
Trang 21truyền thống cũng là động lực văn hóa lớn cho sự phát triển Khi một biếnchuyển lớn lao trong xã hội xảy ra, một nền kinh tế, một chế độ chính trị thayđổi thì truyền thống cùng với tính hiện đại dần được bổ sung thêm gọi là tốchất đồng đại, làm cho truyền thống giữ mãi tính bền vững của nó Ví nhưtruyền thống tương thân, tương ái, tình nghĩa xóm làng trong văn hóa ViệtNam nay được phát huy, mở rộng hơn thành tình nghĩa làng nước, biểu hiện ởviệc cả nước rầm rộ ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt, ủng hộ quỹ vì ngườinghèo diễn ra hàng năm.
- Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa là những giá trị văn hóa được hình thành từ thực
tế cuộc sống sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt của cộng đồng người trong thờigian dài Dần dần những giá trị về văn hóa đó trở nên bền vững và trở thànhchuẩn mực của xã hội để các thế hệ người sau nối tiếp nhau sinh sống và tiếptục phát huy các truyền thống tốt đẹp đó Truyền thống văn hóa nó mang bảnsắc riêng của từng dân tộc
Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có một thời nhìn truyền thống tách khỏivăn hóa, cho rằng truyền thống Việt Nam hình thành từ xã hội nông nghiệpphong kiến nên lạc hậu và lỗi thời với văn hóa công nghiệp hiện đại, muốnxây dựng văn hóa mới thì phải bãi bỏ truyền thống cũ Quan niệm ấy đã làmcho quan hệ giữa người với người trở nên khô cứng, lối sống trở nên buồnchán, đơn điệu… không giữ được thế ổn định Mà ổn định là điều kiện tiênquyết cho phát triển Nghị quyết V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã khắc phục đượctình trạng đó
Với những truyền thống văn hoá tốt đẹp mà đời trước để lại cho thế hệsau nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay và cho cả mai sau như truyền thốnguống nước nhớ nguồn người dân Việt Nam Truyền thống này nó không chỉthể hiện ở khía cạnh giữa con cái với cha mẹ mà nó còn là tình thầy trò, tình
Trang 22yêu quê hương đất nước…những truyền thống văn hoá đó nó luôn là nguồnkhích lệ động viên rất lớn đối với giới trẻ hiện nay trên con đường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
- Nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn Cónhiều quan điểm khác nhau
Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn Theo quan điểm nhómchuyên viên của Liên hợp quốc đề cập đến khái niệm CONTINIUM nôngthôn – đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thếgiới Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiềunông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xãhội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởngcủa các tổ chức khác”[2]
Việt Nam đến năm 2009 vẫn còn có tới 70,4% sống ở vùng nông thôn[14], điều này cho thấy nước ta phát triển chủ yếu là dựa vào nông nghiệp vìvậy Đảng và Nhà nước phải đặc biệt quan tâm hơn nữa tới vùng nông thôn đểgiảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng với nhau đặc biệt là vùngnông thôn với thành thị
Ở nông thôn thì về mặt tổ chức hành chính cơ bản được chia theo nhiều
Trang 23Nếu chia theo thôn, xã thì thường là một xã gồm một làng nhưng cũng có xãgồm một vài làng, trong làng lại có các xóm.
Nông thôn có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của mỗiquốc gia đặc biệt là với nước ta là một nước nông nghiệp thì vai trò của nôngthôn lại càng lớn, nó không những là nơi cung cấp lương thực thực phẩm chongười dân, cho xuất khẩu mà nó còn là nơi tiêu thụ sản phẩm, nơi cung cấplao động cho thành thị
Qua đó ta có thể thấy nông thôn chính là vùng quê có vai trò rất lớn,ngành nghề chủ yếu của người dân ở đây đều có liên quan đến nông nghiệpnhưng lại có những điều rất quý mà không phải nơi nào cũng có được đó làngười dân ở đây sống với nhau gần gủi thân thiết, có tình có nghĩa Khôngnhững thế ở đây còn là nơi lưu giữ nhiều truyền thống văn hoá có giá trị từxưa cho đến nay
2.1.2 Phân loại phong tục tập quán
Cho đến nay đang tồn tại một số cách phân loại về phong tục tập quánnhư sau:
* Phân loại theo lĩnh vực trong đời sống
- Phong tục tập quán trong sản xuất
Trong lĩnh vực này thì nó nói đến những phong tục tập quán trong sảnxuất của người dân đặc biệt là người dân nông thôn Những phong tục gópphần nâng cao hiệu quả trong sản xuất
- Phong tục tập quán trong văn hoá
Là những phong tục trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân
Nó góp phần làm phong phú hơn về đời sống tinh thần cho mọi người
- Phong tục tập quán trong xã hội
Đây là tổng thể những phong tục tập quán trong xã hội có tại địaphương, nó bao gồm cả các phong tục về đời sống văn hoá vật chất và phi vậtchất của con người
Trang 24* Phân loại theo tính chất của phong tục tập quán
- Phong tục tập quán trong gia đình: Trong mỗi gia đình lại có nhữngphong tục tập quán riêng Tuy nhiên nó cũng không ngoại trừ những phongtục mang tính hiếu nghĩa
- Phong tục trong gia tộc: Đây là những phong tục tập quán có trongmỗi gia tộc, họ tộc Những phong tục tập quán nói về các mối quan hệ tronggia tộc, giữa cha mẹ với con cái, giữa cháu với Ông Bà, giữa anh với em… từkhi sinh ra cho đến khi chết đi, rồi cả những phong tục diễn ra trong cuộc đờicủa mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc như: phong tục sinhnhật, phong tục cưới hỏi…
- Phong tục trong làng, xã: Là tất cả những phong tục có trong làng, xã
Nó mang tính cộng đồng cao và được nhiều người biết đến
2.1.3 Đặc điểm phong tục tập quán nông thôn Việt Nam
- Phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc
Đặc điểm này phù hợp với mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Cụ thể là:
Trong làng xã của nông thôn Việt Nam nói chung và của làng xã xứThanh nói riêng thì người nông dân hợp lại với nhau trong nhiều hình thức tổchức khác nhau: xóm ngõ, dòng họ, phe pháp, phường hội… theo các thiếtchế của bộ máy chính trị - xã hội ở địa phương Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy
có quy định riêng, độc lập, tách biệt nhau
Hương ước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các thiết chế tổchức ấy Nó là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên, mọi thiết chế, tổchức phải tuân thủ nghiêm ngặt những nghĩa vụ và quyền lợi mà làng đã quyđịnh, khiến từng thành viên, tổ chức không thể làm trái
Trang 25Hương ước giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm được các tổ chức cấuthành guồng máy làng xã, “xâu” chúng lại với nhau bằng những quy địnhtrong một thế phân công chung, chặt chẽ, nó được thể hiện ở các điểm như:
+ Vấn đề tế tự, cúng lễ trong làng và xác định rõ ràng tôn ty trật tựVấn đề tế tự, cúng lễ và xác định rõ ràng tôn ty trật tự ở nông thôn, cáclàng quê trong các bản hương ước đều được đặt lên hàng đầu Các đình, miếu,đền, đài…đặt ở đâu, phải trông nom như thế nào, các ngày lễ được tổ chứcnhư thế nào, vào thời gian nào? Đây là điều nông thôn xưa Việt Nam rất coitrọng Có lẽ từ cuộc sống thực tế thời xưa chưa có gì đảm bảo cho sự yênbình, hạnh phúc thì việc gửi niềm tin tưởng vào thần linh, vào lực lượng siêutrần bảo vệ xóm làng cũng là điều tất yếu với người nông dân
+ Về chính trị, hương ước đã đề cập đến những người có phẩm hàm,chức tước được nhà nước trao giữ quyền cai trị Các bô lão trong làng cũngđược giữ vai trò và vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong việc quyết địnhcác công việc của làng
Như vậy ta có thể thấy, việc quản lý làng dựa vào hai lực lượng xã hộichính là thiên tước và vương tước Thiên tước được quyền cai quản những côngviêc vủa làng ngay từ khi mới thành lập, vương tước chỉ thực hiện công việcquản lý sau khi nhà nước đã hình thành và với bàn tay cai trị xuống từng làng
+ Về văn hoá giáo dục, hương ước làng cũng có quy định khác nhau,nhằm giữ gìn và bảo vệ những thuần phong mỹ tục Khuyến khích mở rộngtrường học và quy định mức đãi ngộ vật chất đối với người dạy
Cùng với đó thì các làng có khuyến khích mọi người tận dụng đất đai,chăm chỉ cày cấy, chịu khó làm ăn Nếu gia đình nào bỏ đất hoang hoá thì đều
bị phạt
- Các phong tục có tính cộng đồng cao, là đặc trưng văn hoá của cộng đồng.Như đã trình bày thì phong tục tập quán nó được sinh ra từ các mốiquan hệ giữa con người với con người, chính vì vậy những phong tục đó nó
Trang 26luôn thể hiện được tính khăng khít trong cộng đồng Ví như phong tục tìnhlàng nghĩa xóm ở nông thôn chẳng hạn, nhà nào mà có công to việc lớn nhưcưới vợ cho con hay dựng nhà, làm cửa thì hàng xóm đều nhiệt tình sang giúp
đỡ Hay như các phong tục liên quan tới đình chùa thì tất cả người dân tronglàng, trong xã… đều có thể tới để tham dự mà không hề phân biệt người tronglàng hay ngoài làng gì Tất cả những điều đó nó thể hiện sự chia sẽ giữa conngười với con người, giữa con người với tự nhiên với nhau
- Thể hiện ở mọi mặt đời sống của xã hội
Trong cuộc sống hàng ngày, dù bất cứ việc gì cũng có liên quan tới nhữngphong tục tập quán, từ ăn, mặc,ở cho đến những ứng xử, giao tiếp từ khi sinh racho đến khi chết đi, từ những nghi lễ thờ cúng các vị thần đến thờ cúng Tổtiên… Thể hiện cụ thể như trong ăn uống thì cha ông ta có câu “ăn trông nồi,ngồi trông hướng” để răn dạy con cháu, trong ăn mặc thì phải kín đáo lịch sự đểkhông bị làng xóm dị nghị… chính những cái lề thói hàng ngày như vậy mà nórăn dạy con người và đưa con người ta vào một cái khuôn phép, đôi khi nó còn
có tác động mạnh tới lối sống của con người đặc biệt là giới trẻ còn mạnh hơn cảđạo luật
2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phong tục tập quán
- Kinh tế:
Cha ông ta có câu “phú quý sinh lễ nghĩa” thì chúng ta cũng phần nàothấy được các lễ nghi hay chính là những phong tục nó cũng phụ thuộc rấtnhiều vào kinh tế Khi kinh tế phát triển thì cũng sẽ có người quan tâm nhiềuhơn tới những lễ nghi do vậy họ sẽ tìm hiểu và tham gia vào một số phong tụcnào đó Nó thể hiện rõ nhất ở trong gia đình Khi kinh tế phát triển thì họ cónhiều điều kiện để quan tâm hơn tới những người thân, những người có côngsinh thành giáo dưỡng Hơn nữa họ lại luôn có ý thức trong giúp đỡ nhữngngười kém may mắn hơn mình với quan niệm “lá lành đùm lá rách”
Trang 27Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt của sự phát triển đó thì cũng có không ítnhững mặt trái của sự phát triển đó là với áp lực của sự phát triển thì con ngườikhông còn thời gian để quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình có đang thayđổi hay không mà đôi khi họ chỉ đang tranh đua với nhau để làm sao có được
vị trí cao trong xã hội hay để đạt được cái gì đó về kinh tế… Và với sự pháttriển như vậy thì việc du nhập văn hoá từ bên ngoài là không thể tránh khỏi
- Xã hội
Hiện nay việc ý thức giữ gìn và bảo vệ các giá trị truyền thống của dântộc đặc biệt là những phong tục tập quán của nhân dân ta chưa nhiều, do vậycùng với sự phát triển của xã hội thì những giá trị truyền thống đó đang bị tácđộng rất mạnh mẽ và ồ ạt bởi văn hoá nước ngoài Cụ thể ta có thể thấy ngaytrong cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay, không còn biết tới các trang phụctruyền thống của dân tộc mình mà lại thích mặc những đồ may mặc sẵn vànhững trang phục đó đang được xem là tiện lợi và hợp thời trang…
Nói tóm lại, ý thức của con người là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tớiphong tục tập quán Chúng tôi nghĩ dù với bất kì sự thay đổi của xã hội màcon người luôn có ý thức giữ gìn thì nó sẽ luôn được bảo tồn và phát triển
2.1.2 Cơ sở lý luận về giữ gìn và phát triển phong tục tập quán nông thôn
- Giữ gìn: là giữ được nguyên vẹn không bị mất mát, tổn hại
Giữ gìn là giữ được ý tứ, thận trọng và đúng mực, tránh sơ xuất trong
cử chỉ nói năng
Với khái niệm đó về giữ gìn thì đối với phong tục tập quán chúng ta nêngiữ gìn cái gì và nên bỏ đi cái gì? Đây là một câu hỏi mà không dễ trả lời Tuynhiên chúng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này
Phong tục là điều mà mọi người đã sớm quan tâm không chỉ có ngườidân Việt Nam mà tất cả các dân tộc, các quốc gia trên khắp hành tinh này đềurất quan tâm chính vì thế mà ý thức giữ gìn nó sớm đã được quan tâm, mỗimột nơi, mỗi một ngành nghề thì lại có những phong tục riêng cho nên nó
Trang 28cũng sẽ có cách giữ gìn riêng Nhưng nói chung với nông thôn Việt Nam thìviệc giữ gìn các phong tục tập quán để lại cho đời sau là rất cần thiết Chúng
ta nên giữ lại những thuần phong mỹ tục phù hợp để thế hệ đi sau thấy vậy làcái tốt đẹp mà làm theo và đôi khi những truyền thống văn hoá tốt đẹp đóchính là khuôn phép giúp cho thế hệ sau hoàn thiện hơn Như phong tục kínhtrên nhường dưới của người dân, phong tục uống nước nhớ nguồn chẳng hạn
là những cái nên tiếp tục giữ gìn và phát triển nó
Bên cạnh việc lưu giữ những truyền thống tốt đẹp đó thì cũng cần phảixoá bỏ những phong tục tập quán không còn phù hợp với xu thế phát triển củađất nước như xoá bỏ lối canh tác lạc hậu dựa vào tự nhiên mà không áp dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất hay như phong tục sùng bái các vị thần linhmột cách thái quá trở thành mê tín dị đoan…
- Phát triển
Phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuổinhững biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tồn tại và phát triểncủa một xã hội hiện nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc củangười dân bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáodục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội… Ngoài ra việc bảo đảm các quyền vềchính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển Tăng trưởngkinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển
Theo TS Mai Thanh Cúc, TS Quyền Đình Hà, 2005, phát triển là điềukiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được thỏa mãn các nhu cầusống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộcsống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hóa và tinhthần, có đủ điều kiện cho môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơbản của con người và được đảm bảo an ninh, an toan, không có bạo lực
Trang 29Qua sự tìm hiểu về phát triển như vậy chúng tôi thấy rằng việc phát triểnnhững phong tục tập quán là điều rất cần thiết vì có như vậy con người mới cóthể hiểu được quy luật của tự nhiên, rút ra được những kinh nghiệm sống để cóthể sống hoà hợp với tự nhiên, dựa vào tự nhiên để tồn tại và phát triển.
- Giữ gìn và phát triển là trên cơ sở của những cái đã có thì việc nângcao hơn về chất vẫn không làm mất đi bản sắc riêng vốn có của nó
Trên cơ sở những cái đã có thì chúng ta nên tìm hiểu để loại bỏ nhữngphong tục tập quán lạc hậu, tránh những phong tục mang tính mê tín dị đoan
để có cái nhìn cho tốt về những tập tục vốn có của dân tộc ta Ví như đối vớiphong tục uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta chẳng hạn, phong tục này dạycho con cháu, những thế hệ đi sau phải biết nhớ tới công đức của Ông Bà,Cha Mẹ, những người đã có công sinh thành nuôi dưỡng chúng ta thànhngười Không chỉ có vậy, những phong tục đó còn nhắc cho chúng ta biết nhớtới công lao của các vị anh hung, những người có công với đất nước, nó thểhiện bằng cách tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn, phát động những phongtrào thi đua như thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam30/4 – 1/5 hay như cuộc thi tìm hiểu và học tập làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh chẳng hạn Chính những điều đó đã góp phần cho giới trẻ biếtthêm về truyền thống của cha anh đi trước để từ đó ngày càng hoàn thiệnmình hơn
Nói cách khác thì phong tục tập quán luôn được bổ xung những điều mới
mẻ và loại thải những điều lạc hậu Nhưng truyền thống văn hoá có thể được giữgìn và phát huy qua hiện tại, qua cuộc sống hàng ngày bởi những con ngườingày nay, những con người luôn biết cách vươn lên những điều tốt đẹp
Trang 302.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬPQUÁN NÔNG THÔN
2.2.1 Một số phong tục của các nước khu vực Đông Nam Á
2.2.1.1 Phong tục của Indonesia
Phong tục của Indonesia là sự hòa hợp rất đa dạng của nhiều tôn giáo
và cả hồi giáo (Indonesia có khoảng 86% dân số là người hồi giáo)
a Lối sống truyền thống
Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự Vìvậy, khi giao tiếp bạn không được quên sử dụng chức vụ và tên để xưng hôvới người Indonesia Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai cóchức vụ ngang bằng hoặc cao hơn bạn Bạn nên đứng dậy khi thấy ngườiIndonesia bước vào phòng
Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thườngtán thành những điều bạn nói hơn là làm bạn mất lòng Người Indonesia rấtthích được khen ngợi và vì vậy bạn nên chú ý những điểm mạnh của họ màbạn giao tiếp để có những lời khen thích hợp và hơn nữa bạn cũng cẩn thậnvới những lời chê bai, mỉa mai – những lời hoàn toàn không có lợi cho bạn
Người Indonesia cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biếttrả lời Nếu bạn không biết đường đi ở đó thì tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị mộtbản đồ hoặc hỏi trước chắc chắn cách đi mới tới nơn mình cần, nếu bạn hỏinhững người bên đường có thể họ sẽ chỉ sai hướng cho bạn
b Cử chỉ giáo tiếp lịch sự
- Không được vuốt đầu người Indonesia cũng như những người Châu Á vìnhư vậy là mất lịch sự Người Indonesia khi chào người lớn thường không ngẩngcao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng
- Khi đưa tay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải vì tai trái với quanniệm của người Indonesia là không sạch Để an toàn bạn nên dùng cả hai taykhi trao hoặc nhận vật gì để thể hiện sự kính trọng và lịch sự NgườiIndonesia rất kính trọng người cao tuổi vì vậy khi giao tiếp với họ cần thể
Trang 31- Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu vàchào hỏi Khi bát tay nắm vừa phải, không nắm chặt quá cũng không buônglơi, không giữ tay quá lâu.
2.2.1.2 Phong tục giao tiếp của người dân Malaisia
Khi gặp và chào người khác, người Malaisia hơi cúi đầu, đưa một tayhoặc hai tay chạm vào một hoặc hai tay của người khác rồi đưa bàn tay lênngực Người Mã Lai không bắt tay người khác giới đồng thời tránh nhữngđụng chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới
Khi tiếp xúc với người Mã Lai cần lưu ý: Tránh không đụng chạm vàođầu người Mã Lai vì họ tin rằng đầu là nơi cư ngụ của linh hồn hay thần linh,nếu đụng chạm vào đó đồng nghĩa việc bạn đã có hành động xúc phạm họ.Trước mặt người Mã Lai thì không được đứng chống hai tay vào hông vì đây
là hành động biểu hiện sự giận giữ Khi ăn uống không nên dùng tay trái vìphong tục của họ là chỉ dùng tay phải để ăn uống Đa số người Mã Lai là theođạo Hồi vì vậy họ rất giữ nghiêm giáo quy Họ không mời khách uống rượu
mà chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó Tronggiao tiếp người Mã Lai rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề Vì vậynếu bạn có cuộc hẹn với họ vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất bạn nên đếnđúng giờ
2.2.1.3 Phong tục cưới hỏi của người Campuchia
Đám cưới người Campuchia thường được tiến hành trong 3 ngày:
Ngày vào lều:
Là ngày đầu tiên của đám cưới Đầu tiên nhà gái phải dựng ở nhà mìnhmột lều tân lang, bên cạnh đó là lều tiếp khách và lều bếp núc Chú rể khi đếnnhà cô dâu thì vào luôn lều tân lang
Ngày thứ hai:
Từ sáng sớm, bố mẹ và bạn bè hai gia đình đến nhà cô dâu tổ chức lễ cúng
tổ tiên, cầu nguyện, phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ Buổi chiều tổ chức lễ cắt tóc
Trang 32Sau 3 tiếng trống phù dâu và phù rể sẽ cắt tóc cho cô dâu, chú rể trong tiếng hát
"bài ca cắt tóc", một người của đội nhạc đại diện cho cô dâu chú rể múa hát Tổchức nghi lễ này là để xoá tan những điều không may mắn của hai người Cuốicùng là lễ tụng kinh Cô dâu, chú rể quỳ trước mặt 4 nhà sư, hai tay chắp trướcngực, 4 nhà sư tụng kinh trong khoảng nửa tiếng Tiếp theo là tiệc cưới, ăn xongthì hát múa Nam nữ thanh niên quây quần xung quanh cô dâu, chú rể hát múa đếntận đêm khuya, hát múa xong thì tổ chức lễ buộc dây Cô dâu chú rể ngồi xếpvòng tròn, hai tay chắp lại trước ngực, bố mẹ hai người sẽ lần lượt buộc dây vào
cổ tay hai người Điều này tượng trưng cho mối quan hệ với hai gia đình gắn bóchặt chẽ
Ngày thứ ba:
Là ngày bái đường Nghi lễ do một người già cả chủ trì, phần lớn được
tổ chức ở chùa chiền Khi tổ chức lễ, đội nhạc sẽ tấu lên ca khúc bái đường.Sau đó đến tiết mục song ca của cô dâu chú rể và mọi người hát tập thể Cuốicùng người chủ trì nghi thức sẽ phân phát trầu cau cho người nhà Mọi ngườirắc hoa tươi lên cô dâu, chú rể để chúc phúc
Sau khi kết thúc nghi lễ bái đường, người hát lúc nãy sẽ hát bài ca quấnchiếu cỏ và cuốn cái chiếu cỏ lúc nãy hai người ngồi và đem bán đấu giá Khi
ấy, cô dâu, chú rể phải bỏ tiền ra mua lại và đem vào trong phòng tân hôn,chiếc chiếu này sẽ được trải trên giường của họ Sau đó, chủ hôn sẽ giao chú
rể cho cô dâu trước mặt mọi người, đám cưới cũng kết thúc tại đó
2.2.2 Thực trạng giữ gìn và phát triển phong tục tập quán ở một số địa phương của Việt Nam
2.2.2.1 Hoà Bình
a Về trang phục dân tộc phụ nữ Mường
Người xưa có câu “ăn thì tùy mình, mặc thì tùy người” Điều này nóilên việc ăn mặc, chọn trang phục là rất quan trọng, phải mặc làm sao để mọi
Trang 33người Mường là một vấn đề mà hiện nay đang cần phải nhìn nhận và đánh giámột cách đúng mức để có biện pháp giữ gìn nó trong công cuộc xây dựng vàphát triển như hiện nay.
- Các giá trị truyền thống của dân tộc Mường
Trong khúc ca để đất để nước của mo Mường có kể rằng:
“Khi ấy Đất còn pạc lạc
Đác (nước) còn pời lời
Đất trời còn dính là một
Bá Nhần phơi xống còn chưa ráo
Phơi áo còn chưa khô…”
Đến khi dân Mường muốn rước ông Tá Cần từ trong núi Làn Vànghang ma Trứng Điếng ra làm Lang đầu tiên của người Mông thì dân cũng hứacho Tá Cần những thứ vải, lụa tốt để làm đồ mặc Như vậy người Mườngchăm lo đến đồ mặc từ rất lâu đời
* Về y phục nữ
- Trên đầu thắt một chiếc khăn màu trắng, tiếng Mường gọi là Mũ Thắtkhăn trắng trên đầu gọi là pít mũ Mũ này là một dải trắng không viền, rộngkhoảng một gang tay, dài quá vòng đầu để thắt ở phía sau gáy theo kiểu giắtvặn Dù tóc cắt ngang vai hay búi tóc cái mũ vẫn có thể thắt ra ngoài, khôngluồn dưới tóc Trên đỉnh đầu, mũ thường tạo nên một góc nhọn, xa trônggiống hình phễu
- Áo ngắn, tiếng Mường gọi là “áo pẳn” Áo này dài đến chấm eo lưng,phía sau óc một đường can vải dọc theo sống lưng Phía trước không có cổ màmay tràng vắt qua cổ sang hai bên Tràng rộng bằng ngón tay, dài hai lớp vải,nửa dưới được may nhỏ, thanh hơn cho áo dễ bay Áo thường không may túi,nếu có, chỉ khâu một túi nhỏ bên trong Tay áo thon dần về phía cửa, làm nổicánh tay tròn chắc Màu áo thường dùng là màu xanh chàm, màu vàng hồngđược nhuộm bằng một loại quả của cây hum, ngày nay các loại vải phụ nữ
Trang 34Mường ưa chuộng lại là vải công nghiệp có màu xanh, nâu, tìm nhạt, nõnchuối, là các màu sắc dịu, không dùng các màu chói như: đỏ, trắng…
- Áo chùng là cái áo ngắn được may kéo dài xuống đến đầu gối hoặcquá gối Phía chân áo hơi xòe ra Để cho đẹp người ta thường hay can thêmhai mảnh nhỏ từ nách trở xuống để áo nở xòe phía chân Bộ tràng của áochùng cũng được may to bản hơn, kéo dài xuống đến eo, không xẻ tà Người
ta còn may thêm một cái nẹp dài khoảng 15 cm sát với tràng ở chính giữađằng sau, để làm đứng áo và tăng thêm vẻ đẹp của áo Phía trước áo mở hoàntoàn và không dùng cài Loại áo này họ ưa dùng màu tím than, màu đen.Trong lễ cưới, nàng dâu cùng hai người phù dâu mặc áo chùng, ngồi xếp máilạy trình trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng Các mễ ngồi nhai trầu, uống rượucần, vẫn để áo chùng trùm mông, hai vạt trước túng gọn vào lòng
- Yếm Cái yếm mặc hằng ngày của người Mường gọi là áo báng – tức
là áo một bên Nó là một miếng vải hình vuông, cạnh trên khoét một cổ tròn
và khít, dùng hai dây cài sau gáy Vạt đằng sau can với vạt đằng trước ở trên
bờ vai Để cho yếm được nổi bật giữa áo và đầu váy, yếm được may bằngmàu trắng hoặc màu khác với áo ngắn, nhưng không dùng màu đỏ, vàng tươi
- Váy Váy Mường được chia làm hai phần chính Phần từ hông trở lênrực rỡ bởi bộ đầu váy Phần từ hông trở xuống đến mắt cá chân là thân váy.Chân váy được khâu nối với bộ đầu váy rồi khâu thành hình ống to gấp đôithân người Chân váy chỉ dùng màu đen hoặc màu xanh đen Màu đen thườngđược nhuộm từ nước lá của cây bỏ, có nơi nhuộm đỏ rồi ngâm xuống đất bùn.Cũng có nơi nhuộm đen bằng cách ngâm thẳng vải trắng xuống bùn mà khôngcần nhuộm đỏ Màu xanh đen được nhuộm từ lá cây chàm
Gấu váy có miếng vải nẹp lót phía trong được trang trí một cách kínđáo Nẹp rộng hơn một đốt ngón tay, nhuộm hồng hoặc đỏ điểm một số bônghoa Những bông hoa này tô điểm cho nạp váy Khi cô gái ngồi, nẹp váy lộtừng đoạn, đủ khoe vài bông hoa
Trang 35Bộ đầu váy được nối với thân váy thành cái váy hoàn chỉnh Đầu váy
do ba bộ phận dệt riêng rồi can vào nhau Bộ phận dưới cùng, nơi nối thânváy gọi là cao Bộ phận nối với cao gọi là đang dưới hoặc đầu Đây là bộ phậnnổi bật nhất của đầu váy Bộ phận trên cùng của đầu váy gọi là đang trên Hoavăn trang trí ở đang trên hoàn toàn là hoa văn hình học như hình thoi, hìnhvuông lồng vào nhau, móc vào nhau thành một dải từ bé đến lớn Có khi cảđang trên chỉ có trang trí một dải hoa văn với màu sắc là đen và trắng Ngàynay còn thấy nó được pha cả màu vàng nhạt và màu đỏ thẫm nhưng không nổi
rõ mà cho người ta cảm giác mờ mờ ảo ảo
- Bộ tênh khăn Đi đôi với váy là bộ tênh khăn Có thể nói tênh khăn
mà không có váy thì như bỏ đi, không biết quấn quít với cái gì Váy khôngtênh khăn, váy sẽ vô duyên không đứng nổi
Cái tênh bằng vải hoặc lụa dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu thành mộtvong kép, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc Kho thắtmột đầu để bên hông trái, đầu trên luồn qua chỗ gập, vòng về phía trước, đếnhông phải giắt cho chắc rồi buông đầu cuối xuống bên hông, khoảng mộtgang thành cái tụm tênh Tênh thuần một màu: hoặc trắng hoặc xanh hoặcvàng
Khăn là một dải vải nhuộm đen hoặc tím than giống váy Khăn thắtphía dưới tênh, hai đầu quấn với nhau ở phía trước, sang tới hai bên hôngbuông hai đầu xòe xuống như tua Có lúc khăn được thắt ra ngoài áo chùngcho gọn áo
Những màu sắc của bộ trang phục Mường không chói chang rực rỡ.Với nhiều biện pháp kỹ thuật dệt, cuối cùng họ đã đạt tới sự trang nhã nhưthẩm mỹ và tính cách của mình, đó là tính cách trầm lắng nhưng vui vẻ củangười Mường
Vì vậy những giá trị truyền thống của trang phục Mường rất cần đượcchăm lo giữ gìn và phát huy
Trang 36Ở các trường học cả thầy và trò rất hiếm khi mặc trang phục dân tộc.Trang phục dân tộc trong nhà trường hiện nay chỉ còn được giữ ở các trườngphổ thông dân tộc nội trú Tuy nhiên việc mặc trang phục dân tộc cũng chỉ có
ở một số giờ quy định của nhà trường như giờ chào cờ buổi sáng thứ hai hàngtuần, những buổi lễ mít tinh… Các trường phổ thông ở các xã, phường trongtỉnh thì không có một thầy cô nào và cũng không có một học sinh nào mặctrang phục dân tộc đến trường trong ngày thường Những ngày lễ, nhà trường
tổ chức mít tinh thi thoảng mới có các cô giáo mặc váy áo dân tộc
Những năm gần đây, một số công chức nữ người Mường đã có chú ýtới trang phục dân tộc Họ đã bắt đầu mặc tang phục dân tộc trong các ngày
lễ, tết hoặc những buổi lễ tiếp đón trọng đại Tuy nhiên lại có một số ít chị emlại nghĩ sai, nhận thức sai về bộ trang phục dân tộc rằng, váy áo Mường cổ
Trang 37tiến áo theo kiểu áo Tây thân áo và tay áo nối với nhau qua cầu vai, may yếmmàu lòe loẹt, sặc sỡ, kiểu yếm trễ xuống thấp hơn so với cổ áo… Với cách cảitiến như vậy đang làm mất đi những bản sắc riêng của trang phục dân tộcmình Điều này cũng cho thấy một thực tế đang có vấn đề về thị hiếu thẩm mỹcũng như ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Nguyên nhân
Người dân chưa nhânh thức được rằng giữ gìn phong tục truyền thống
là góp phần quan trọng trong việc giữ gìn nền văn hóa dân tộc Từ nhận thứcchưa đúng đó nên có nhiều ngườu nhất là thế hệ trẻ hiểu sai lệch về giá trị của
bộ trang phục truyền thống
Theo GS.TS Trần Văn Bính có viết rằng đã nghe một vài người Mườngcông tác lâu năm trong ngành liên quan tới lĩnh vực văn hóa trang phục phàn nànrằng “Bộ váy áo Mường rất khó mặc đẹp, nó là bộ trang phục dân tộc xấu nhấttrong các bộ trang phục dân tộc ở nước ta” Điều này cho thấy người dân tộcMường đã không nhận thức đúng về trang phục truyền thống của dân tộc mình
Bên cạnh việc không tự ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn,bảo lưu sắc phục truyền thống là sự tác động mạnh mẽ, ồ ạt của văn hóa nướcngoài, trong đó điều dễ nhận thấy, dễ bắt trước nhất là trang phục Hơn nữa sựtiện lợi của quần áo may sẵn ngập tràn thị trường đã thu hút, hấp dẫn đối vớinhiều cô gái Mường vì để có một bộ quần áo truyền thống phải mất rất nhiềuthời gian để dệt cạp váy và may áo, yếm và tênh
Còn rất nhiều lý do dẫn đến trang phục truyền thống của người Mường
ở Hòa Bình bị mai một được đưa ra Chính vì thế rất mong các nhà văn hóacũng như người dân hãy biết bảo vệ và giữ gìn phong tục của mình, đặc biệt
là trang phục cổ truyền của dân tộc mình
b Cồng chiêng Mường
Nói tới văn hóa cồng chiêng mường là nói tới tổng thể các mối liên hệvăn hóa giữa người Mường với cồng chiêng, tập trung quan niệm, các ứng xử
Trang 38của người Mường Từ đó, chúng tôi trình bày văn hóa cồng chiêng mườngqua các các biểu hiện cụ thể như các trường hợp sử dụng và cách ứng xử củangười Mường đối với cồng chiêng.
* Các trường hợp sử dụng cồng chiêng của người Mường
Ít có vận dụng nào của dân tộc người nói chung và người Mường nóiriêng lại đa năng như cồng chiêng Căn cứ vào mục đích sử dụng, chúng tôichia các trường hợp sử dụng cồng chiêng của người Mường làm ba loại Loạithứ nhất: Cồng chiêng trong lao động và sinh hoạt đời thường Loại thứ hai:Cồng chiêng của lang đạo Loại thứ ba: Cồng chiêng trong lễ nghi tín ngưỡngphong tục Chúng tôi xin trình bày về loại thứ nhất là cồng chiêng trong laođộng và sinh hoạt của người Mường
Cồng chiêng trong lao động và sinh hoạt đời thường: Với ngườiMường, cồng chiêng trước hết là một loại công cụ truyền tin tiện lợi phục vụcho cuộc sống thường ngày Ngoài ra nó còn được sử dụng trong nhiềutrường hợp khác, cụ thể như:
+ Chiêng trong lễ xuống đồng: Trong cuốn Les Mường, J Cuisinier mô
tả khá chi tiết: “Sáng sớm, người ta gõ cồng trong căn nhà chính để báo chocác vị thần linh rằng người ta đang chuẩn bị để tiếp đón các vị… Đồng thờingười ta gõ cồng ở ngoài ruộng để cổ vũ người làm ruộng, để gọi người dânchưa đi làm hãy mau mau ra giúp đỡ bạn bè
Trong suốt buổi, tiếng chiêng vang lên ở cả ngoài đồng lẫn nơi thờcúng thần linh, đến bao giờ xong việc ngoài đồng mới thôi Điều này chochúng ta thấy hình thức đánh chiêng sẽ theo bài bản vì chỉ có đánh bài bảnmới có thể kéo dài như vậy
+ Chiêng trong săn bắt, đánh cá: Đây là cách dùng tương đối phổ biếncủa người Mường đã được rất nhiều bài viết đề cập Săn bắt ở đây không phải
là săn bắt kiểu đơn lẻ của những người làm nghề săn kiếm sống mà là săn
Trang 39năm nào đi săn được thú thì năm đó gặp may, thú săn được càng to thì maymắn càng lớn Chiêng dùng trong săn bắt là loại chiêng cỡ nhỏ được sử dụng
ở tất cả các công đoạn Trước tiên, chiêng được gõ để tập trung mọi người đisăn, tập trung chó săn Sau đó, khi đến điểm săn, người ta đánh chiêng để dồnđổi thú và để thúc dục, kích động chó săn thêm hăng hái, đồng thời giúpnhững người đi săn biết rõ tình hình Kết thúc buổi săn người ta đánh chiêngbáo để mọi người biết đã săn được những gì và biết đã đến lúc cùng nhau vềlàng Tín hiệu cồng ba tiếng là săn được thú nhỏ, sáu tiếng là săn được hươunai, lợn rừng, chín tiếng là săn được gấu, hổ báo
Giống như đi săn, người Mường dùng tiếng chiêng báo hiệu cho mọingười tham gia buổi đánh cá biết lúc nào thì cùng nhau bắt đầu, lúc nào thìkết thúc Nơi đánh cá thường là vùng nước được lựa chọn từ trước, trên mộtkhúc sông hoặc đoạn suối rộng và sâu nhất
+ Cồng chiêng trong những dịp vui, tụ hội đông người
Trong cuộc sống đời thường, những dịp vui không nhiều, nhất là nhữngniềm vui chung của số đông người Những dịp vui đó có thể là đám cưới, cóthể là mừng nhà mới…
Khi gặp những dịp đó, người Mường sẵn sang tập hợp dàn cồng chiêngcủa họ đánh những bài chiêng cổ truyền, uống rượu, hát hò biểu thị niềm vui.Trong những dịp đó có thể có những cuộc uống rượu cần, đánh cồng chiêng
và hát kéo dài thâu đêm suốt sáng
2.2.2.2 Lễ hội cổ truyền Hà Nội
a Diện mạo của lễ hội Hà Nội
- Hiện nay chưa có ai đưa ra số liệu thống kê chính xác số lượng các lễ
hội ở Hà Nội, theo tác giả Lê Trung vũ chủ biên cuốn “Hội làng Hà Nội” đã đưa
ra 201 lễ hộ, còn trong cuốn “Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội” do Phan HồngGiang chủ biên thì đưa ra con số là 183 lễ hội Điều này cho thấy không phải aicũng có thể biết hết được các lễ hội của Hà Nội kể cả người Hà Nộ gốc
Trang 40Theo so sánh của tác giả Ngô Đức Thịnh thì trong 171 lễ hội chưa đầy
đủ của Hà Nội có 59 lễ hội thuộc 7 quận nội thành, 112 lễ hội ở 5 huyện ngoạithành Con số này trái với nhận thức của nhiều người cho rằng lễ hội chủ yếu
là hội làng, gắn với nông thôn, còn ở đô thị thì mất nhiều Nhưng thực ra lễ hộitrong nội thành vốn là hội làng, nay đã biến đổi nhiều, phần lớn không còn gắnvới làng xã thuần túy nữa mà đã biến dạng để phù hợp với cộng đồng cácphường hội của đô thị Điều này cũng thể hiện một đặc tính của đời sống vănhóa nói chung và lễ hội nói riêng của Hà Nội là gắn bó mật thiết với nông thôn,xen kẽ giữa nông thôn đô thị tạo nên một sắc thái “nửa đô thị nửa nông thôn”
Trong 171 lễ hội thì chỉ có rất ít lễ hội vẫn được duy trì từ xưa tới naynhư các lễ hội chùa, một số lễ hội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ như hộiGióng, hội gò Đống Đa tưởng nhớ Quang Trung… còn lại phần lớn lễ hộimới phục hồi từ những thập kỉ gần đây sau khi nước ta thực hiện chính sáchđổi mới Do vậy mà các lễ hội này còn nhiều “chệch choạc” trong các nghithức thờ phụng, các phong tục …
- Theo lễ tiết truyền thống xuân thu nhị kì, các lễ hội kể trên của Hà
Nội phần lớn tập trung vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4), có ít lễ hội vàomùa thu - đông còn có rất ít lễ hội vào mùa hạ (tháng 5 đến tháng 7) Nhưvậy điều này cho thấy, lễ hội Hà Nội vẫn là lễ hội mùa xuân và mùa thu, chủyếu vẫn là mùa xuân Điều này phản ánh, lễ hội Hà Nội vẫn chịu sự chi phốicủa lễ hội theo mùa nông lịch, trong đó tập trung vào mùa xuân là mùa gieotrồng, còn mùa thu là mùa thu hoạch
- Cũng như nhiều địa phương trong toàn quốc, lễ hội của Hà Nội diễn
ra chủ yếu ở các đình, đền và chùa Điều này nói lên quy mô và gốc rễ của lễhội Hà Nội chủ yếu là hội làng, mặc dù nhiều lễ hội của nội thành không cònthuộc về cơ cấu làng nguyên thủy nữa mà nó đã biến thành lễ hội của phường,của phố Tuy nhiên do tính chất đô thị hóa thì nhiều hội làng đã trở thành hộ