1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dân tộc Thái ở Việt Nam

17 940 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ Thái thế giới

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 A. Vài nét về người Thái Việt Nam Dân tộc Thái Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ Thái thế giới. Địa bàn cư trú các cộng đồng ngữ hệ Thái tạo nên mảng lãnh thổ liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc Myanma, qua bang Atxam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc Malayxia. Các cộng đồng thuộc ngữ Hệ Thái thế giới gồm khoảng hơn trăm triệu dân. Trong đó, Vương quốc Thái Lan chiếm khoảng trên sáu mươi triệu người. Lào, các tộc người Lào Lum đều thuộc ngữ hệ Thái, có khoảng 3 triệu dân. Ngoài ra, người thuộc ngữ hệ Thái còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ liền khu các nước khác trong khu vực Đông Nam Á của thế giới. Người ta chia cộng đồng ngữ hệ Thái này thành hai ngành lớn: ngành phía Đông và ngành phía Tây. Sự phân chia đại quát đó phản ảnh một thực tế các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền văn hoá khổng lồ: Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây). Mặc dù phân chia như vậy, nhưng trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ giao tiếp, văn học dân gian . vẫn còn gần như là một. Họ vẫn có thể hiểu nhau và dễ đồng cảm nhau mỗi khi có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian đầu bỡ ngỡ. Điều đó nói lên rằng các cộng đồng này dù đã phân chia sâu sắc như ngày nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc. Hơn thế, các cộng đồng cùng nguồn gốc này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển chung với nhau và giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay. Nhóm ngữ hệ Thái Việt Nam bao gồm 8 tộc người với 3.877.503 người (chiếm 5,08% dân số cả nước) sống chủ yếu khu vược Đông Bắc, Tây Bắc và phía tây Thanh Hoá, Nghệ An, trong đó đông nhất là người 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tày, người Thái và người Nùng. Tộc người Tày gồm 1.447.513 người, sống tập trung các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tộc người Thái gồm 1.328.725 người sống chủ yếu các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. Tộc người Nùng gồm 856.412 người sống chủ yếu các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh. Các tộc người Sán Chay: 147.315 người; Giáy: 49.098 người; Lào: 11.611 người; Lự: 4.964 người; Bố Y: 1.864 người đều sống khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc (Số liệu thống kê 01.4 1999). Dân tộc Thái Việt Nam cư trú khá tập trung trên giải đất liền từ Tây Bắc đến tây Khu bốn cũ. Họ cư trú khắp toàn tỉnh Sơn La, Lai Châu, tập trung thành các huyện thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Đặc điểm chung của dân tộc Thái là: • Dùng cùng thứ văn tự chữ Thái. • Trang phục nữ căn bản thống nhất, chỉ khác về chi tiết. • Có sách sử (Quam tô mương) căn bản giống nhau, khác nhau nhỏ về chi tiết mang tính địa phương. Tuy vậy, dân tộc Thái còn chia làm hai nhánh nữa: Thái Đen (Tay đăm) và Thái Trắng (Tay đón, Tay khao). Trong đó Thái Đen là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú liền nhau từ Mường Lò (Yên Bái) đến Mường Theng (Điện Biên) choán hầu hết tỉnh Sơn La và nửa phía nam tỉnh Điện Biên, đông nam tỉnh Lai Châu, tây bắc tỉnh Yên Bái; với quá nửa số dân Thái nước ta. Trong khi đó ngành Thái Trắng lại còn chia thành các nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau. Ta thấy có các nhóm : • Mường Lay, Phong Thổ, Quỳnh Nhai (Lay, Xo, Chiên) phía Bắc. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 • Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La). • Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La). Các nhóm Thái Hoà Bình (Mai Châu, Đài Bắc) gần với các nhóm Thái Thanh Hoá. Nhóm Thái Thanh Hoá còn chia hai phân nhóm khác nhau: Tay Do, Tay Đeng. Nhóm Thái Hoà Bình và Thanh Hoá cũng được gọi chung một cách không chính xác là Tay Đeng (Thái Đỏ). Trong ký ức địa phương đồng bào nhận mình là Thái Trắng. Các nhóm Thái Nghệ An việc chia ngành đen trắng đã mờ nhạt. Tuy có sự khác nhau nhỏ ấy nhưng người Thái có chung một nền văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ là ngôn ngữ thống nhất của các phương ngữ, chữ viết là hệ chữ thống nhất với vài chi tiết mang tính địa phương, có chung một nền nghệ thuật và văn học đã phát triển khá cao. B. Người Thái Tây Bắc Việt Nam Sống trên miền đất đai Tây Bắc, người Thái đã trải qua một quá trình lao động để không ngừng biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành những sản phẩm cần thiết nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại… Trên cơ sở đó các loại hình kinh tế đã hình thành làm cho con người có thể thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, cải tạo nó đưa cuộc sống tồn tại và phát triển. Muốn hiểu biết về các loại hình kinh tế thì trước hết phải biết những đặc điểm tự nhiên và địa vực cư trú. I. Đặc điểm tự nhiên và địa vực cư trú Vùng thiên nhiên Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều núi, đồi cao thấp gối kề nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn, những vùng bình nguyên lòng chảo, những khe, vực,suối sông làm cho bề mặt của đất trở nên lồi lõm đa dạng 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trải qua các thế hệ xây dựng bản, mường với sức lao động sáng tạo của mình, người Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Trừ một số người sống lẻ tẻ xen lẫn với tộc anh em khác vùng rẻo giữa và rẻo cao, hầu hết họ sống tập trung tương đối đông trong các thung lũng, bình nguyên lòng chảo hay vùng cao nguyên mà ngày nay ta vẫn gọi chung là vùng thấp. Đất đai miền Tây Băc có đến 21 loại phân bố trên các vùng. Riêng đất vùng thấp trũng cũng rất phức tạp,nhìn chung phân thành 2 loại chủ yếu: Đất nguyên sinh và đất phù sa chua rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là lúa - loại lương thực chính của đồng bào. Tuy sống vùng thấp, nhưng thực ra nơi cư trú của họ kề sát với những chân núi cao. đây, những nơi tương đối bằng phẳng hoặc dốc thoai thoải có nước tưới thì đã được họ khai thác thành ruộng đồng. Bởi vậy nên hầu hết chỗ và các hoạt động kinh tế khác đều được họ đưa lên sườn núi, những sườn núi này có độ dốc rất cao và gồ ghề,hiểm trở. Vùng cư trú của người Thái còn là nơi tập trung các con suối nhỏ chảy từ các khe núi hợp thành suối lớn, sông con để rồi đổ vào sông cái. Mạng lưới sông suối khá dày đặc có độ cao từ 100 đến 600m. Nước chảy xiết, độ dội mạnh và sức nước xói lòng cũng rất khoẻ, bởi vậy lòng sông suối hẹp. Và như vậy sông suối đã chảy trong lòng các khe sâu, vực thẳm.Về mùa nước, nước sông suối rất dữ dội song trải qua các thế hệ làm bạn với lũ người dân cũng đã nắm được đặc tính của nó.Trên cơ sở biết được một phần chế độ sông suối và đã có những biện pháp khắc phục, chế ngự nó Mường Thái vẫn bám rất chắc trên những dải đất kề bên sông, suối trên miền rừng núi này. Đây là một vùng rất có ưu thế về kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp cổ truyền. Bản, mường người Thái còn tụ tập thành từng cụm trên những vùng cao nguyên rộng lớn của miền Tây Bắc là nơi được hình thành trên 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cấu trúc của hệ thống đá vôi. Bởi vậy, nhiều vùng trên mặt đất khô cằn háo nước nhưng bên dưới lòng đất lại có thể có hệ thông suối, sông chảy ngầm. Sông suối Tây Bắc phân bố không đồng đều nên sự phân bố về cư dân cũng không đều. Vùng lòng chảo rộng lớn như Mường Tấc mật độ cư dân có thể đạt 40 người/km2 và ngược lại vùng cao nguyên Sơn La thì chỉ khoảng 20 người/km2 (năm 1971). Vùng cư trú của người Thái còn là những nơi tiếp cận với rừng rậm nhiệt đới, á nhiệt đới. Sự giàu có về tài nguyên của rừng đã cung cấp cho cuộc sống của cư dân Tây Bắc nguồn động thực vật phong phú, đây là vùng rừng có quan hệ gần gũi với hệ thực vật lớn trên thế giới. Về chủng loại có đến 100 họ, 500 loại gỗ lớn, 30 loai tre nứa…Cây rừng có đủ loại vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. Có thể nói rừng là đối tượng của săn, hái luợm và nương rẫy. Từ những đặc điểm của địa hình như thế nên đồng bào phải cư trú trên các vùng tiểu khí hậu rất phức tạp. Nơi mưa ít, nơi mưa nhiều, có vùng thường bị úng nước vào mùa mưa gọi là “lốm” “bôm” hay “phok”. Có vùng khô han hiêm nước gọi là “phiêng”. Về đại thể, nhiệt độ giữa các vùng người Thái chênh lệch nhau từ 3 đến 4 độ. Mùa nóng mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-6 đến tháng 10 dương lịch. Mùa rét hanh khô bắt đầu từ tháng 10-11 đến tháng 4-5 lịch Thái. Nhìn chung, vùng cư trú của người Thái có một thiên nhiên rất phong phú. Sông, suối, rừng cây đã nuôi sống họ hàng thế kỷ nay. Đó chính là điều kiện rất thuận lợi cho môi trường sống của họ. Tuy nhiên, khí hậu đây khá phức tạp, thời tiết mỗi vùng mỗi khác, lại hay thay đổi đột ngột nhưng nhờ hàng chục thế kỷ chung sống với nó nên cư dân Tây Bắc 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 vẫn sống và phát triển được. Thiên nhiên của vùng Tây Bắc là đối tượng tác động của người Thái. Sự tác đông đó được biểu hiện trên các loại hình kinh tế. đạc biệt là ngành trồng trọt trong kinh tế của người Thái. II. Trồng trọt Trên cơ sở những đặc điểm về tự nhiên, về địa vực cư trú, về tập quán và kỹ thuật sản xuất… rõ ràng kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã hội của người Thái. Họ trồng nhiều loại cây nhưng chủ yếu là lúa. Nền nông nghiệp mang tính độc canh rõ rệt. Đối tượng trồng trọt chủ yếu của đồng bào là ruộng và nương, người Thái gọi lớp nông dân mình là ông nương bà ruộng (po hay, mẹ na). 1. Ruộng Ruộng nước được người Thái gọi là “na” . “Na” của họ là khoảng đất có mặt bằng, xung quanh có bờ ngăn giữ nước, để trồng lúa. Khâu trồng lúa được nhấn mạnh để phân biệt giữa ruộng với ao, hồ. Như trên đã nói, từ lâu, ruộng nước đã trở thành đối tượng lao động chủ yếu của cư dân Thái. Theo số liệu thống kê năm 1967, số người Thái sống chủ yếu bằng ruộng chiếm 39,4%. Số người sống ½ ruộng ½ nương chiếm 31,7% và số người sống chủ yếu bằng nương chiếm 28.9%. Người Thái có 2 cách phân loại ruộng nước: Cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên và cách phân loại theochế độ xã hội. 1.1. Riêng cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên có thể thấy biểu hiện trên 3 mặt dưới đây a. Phân loại ruộng nước theo địa hình Do địa hình xen kẽ núi đồi, cao nguyên,lòng chảo với điều kiện có nguồn nước nông dân Thái đã có 2 loại ruộng nước. Lọai ruộng 1 nơi bằng phẳng gọi là “na tông”. Địa hình Tây Bắc núi non chắp nối nhau một cách liên tục nên sự bằng phẳng của “na tông” chỉ mang ý nghĩa tương đối. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Việc làm “na tông” phải sử dụng kỹ thuật tạo bờ thửa để phân chia thành những ruộng cao, thấp, ngang, dọc sao cho thích hợp với từng khu đất bằng trong toàn bộ vùng thung lũng, lòng chảo hay cao nguyên có độ dốc. Loại ruộng các nơi eo hẹp men theo chân núi hoặc trên sườn núi gọi là “na hon”. “Na hon” là một khu đất bị cắt nhỏ thành từng thửa ruộng. Một đặc điểm rất cơ bản của địa hình để tạo ra khu “na hon” là không có mặt bằng tự nhiên, hoặc nếu có cũng rất nhỏ hẹp. Bởi vậy, kỹ thuật phổ biến của việc làm “na hon” bao giờ cũng tập trung vào khâu tạo mặt bằng. Trên cơ sở đó mới đắp bờ ngăn nước. b. Phân loại theo nguồn nước Người Thái đã phân loại ruộng theo nguồn nước khớp với hoàn cảnh tự nhiên, địa vực cư trú của mình. Ruộng phân loại theo nguồn nước có hai tên gọi: “ruộng nước mưa”(na nặm phạ) và “ruộng nước ngâm”(na nặm che). Ruộng nước mưa thường được phân bố trên những cao nguyên chỉ đủ nước cấy 1 vụ. Đặc điểm cơ bản của nguồn nước tưới ruộng nước mưa la phải có 1 lượng ma tối đa để dất no nươcs, từ đó trên mặt đất sẽ xuất hiện những mạch khắp nơi và những mạch đó sẽ do người điều khiển cho chảy tới ruộng. Ruộng nước ngâm thường tập trung trong các thung lũng lòng chảo – vùng cư dân chủ yếu của người Thái. Đặc điểm của loại ruộng này là con người có thể chủ động được nguồn nước tưới, không phải chờ Trời mưa.Ruộng nước ngâm có thể gồm 3 bộ phận cấu thành: “ruộng (na) mương phai”, “ruộng rộc”(na huỏi hong chong lộc) và “ruộng đầm lầy”(na bướm hay như Phú Yên gọi na lúng). c. Phân loại theo hạng tốt xấu 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hạng tốt bao gồm các thửa ruộng nằm trong loại “ruộng mùn” (na há) Trong đó lại phân ra làm 2 hạng: Hạng tốt nhất gồm các thửa ruộng nằm sát bản gọi là ruông mùn bản (na há bản). Hạng tốt vừa bao gồm các thửa ruộng nằm kề miệng mương gọi là ruộng miệng mương (na pá mương). Hạng xấu thì chỉ có một loại bao gồm các thửa ruộng nằm kề bên bãi cát, hoặc nằm cuối mương, lạch gọi là “ruông bên cát, cuối nước” (na khó sái pai nặm). Các thửa ruộng trung bình khác được xếp vào hạng trung bình gọi là “ruộng giữa” (na xảo cang). Ý nghĩa của việc phân loại ruộng theo hạng tốt xấu và trung bình đối với người Thái trước kia không hẳn đã nhằm mục đích để tác động các khâu kỹ thuật, mà phân loại ruộng theo hạng là để đặt giống lúa cho hợp. Theo họ, việc phân loại ruộng theo hạng, chủ yếu là do chất đất (đất nhiều mùn thì tốt không nhiều mùn thì xấu) và do nước (ruộng chủ động nước thì tốt và nước thất thường thì xấu). 1.2. Sự phân loại ruộng mang tính chất xã hội a. Nước Biện pháp nước được người ta đặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng. Theo họ “có nước mới nên ruộng, có ruộng mưói nên lúa”. Trải qua hàng chục thế kỷ trên đồng ruộng nước, hệ thống thuỷ lợi của người Thái đã tóm tắt trong câu thành ngữ: “mương, phai, lái, lín”. Mương là đường khai để dẫn nước vào ruộng. Có những con mương dài ngót chục cây số vắt qua triền núi đá hoặc uốn mình men theo đường khúc khuỷu của chân đèo đầy chướng ngại vật. Phai là 1 loại đập ngăn suối do người Thái dựng bằng gỗ, tre, nứa và đất để dâng nước đổ vào mương chảy tới ruộng. Phai quyết định lưu lượng nước trong mương. Do đó, việc làm phai là cực kỳ quan trọng. Để làm được phai trước hết họ phải chọn được địa hình, địa vật thuận tiện. Đầu tiên, người ta đặt một thân cây lớn xuống nước, cho 2 đầu tì vào diểm tựa 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của 2 bên bờ và để ngập 1 nửa thân cây xuống đất đáy. Sau đó, đến lượt xếp gỗ và ken gỗ theo hình rẻ quạt gọi là “dựng đầu phai”. Cuối cùng, đến việc lấy tre nứa đan thành phên ốp lên mặt phai và đắp đất kín để mực nước dâng lên chảy vào mương và phần còn lại tràn qua đậpgọi là “hắp phai” (tắt phai). Xưa theo quan niệm mê tín, Phai còn là nơi của vị chủ suối (chẩu nặm). Chủ sông suối quyết định sự tồn tại của phai, do đó người ta phải làm lễ cúng phai. Lái bao gồm những phai của hệ thống cọn nước. Hệ thống cọn nước người Thái gọi là “lốc” và “cọn”. Khi “cọn” quay sẽ múc nước suối lên sẽ đổ vào hệ thống máng,mương con rồi đổ vào ruộng. Lín là hệ thống mánh dẫn nước vào ruộng. Thường được làm bằng các loại cây có dóng như bương, tre, vầu…máng có nhiều loại, mỗi loại có tác dụng riêng như máng ngầm, máng ngắn dùng để đưa nước vào các thửa ruộng sát mương. Những máng bắc qua sông, suối phải đặt trên cầu treo gọi là “cuộm”. Hệ thống thuỷ lợi mương, phai, lái, lín đã xuất hiện cùng với việc ổn định nơi cư trú,lập bản dựng mường của người Thái. b. Phân bón Trong phương thức canh tác của đồng bào biện pháp phân hầu như không có gì nên cũng chưa có tập quán làm phân bón. Tuy nhiên, bù lại nguồn phân tự nhiên vùng này khá dồi dào. Hàng năm, nguồn phân bón tự nhiên đủ cấy 1 vụ lúa nếp. Phân bón tự nhiên có thể có 3 nguồn chủ yếu. Những trận mưa xối xả hàng năm đã tải phù sa, mùn từ các khu rừng, núi ra sông, suối nhập vào mương chảy về bón cho ruộng. Những trận mưa lớn cuốn từ bản, mường vét phân đổ vào mương, máng ra ruộng. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Những đống rơm rác, gốc rạ, phân gia súc sau những tháng cánh đồng bỏ hoá đã mục rữa. c. Các biện pháp kỹ thuật cổ truyền Theo kinh nghiệm cổ truyền của người Thái các khâu liên hoàn được tập trung vào 2 giai đoạn: trước khi cấy và sau khi cấy. Đồng bào rất coi trọng những khâu liên hoàn trước khi cấy. Đó là những khâu: cày – giãy cỏ - phát bụi rậm - đắp bờ và bừa sau khi đã dẫn nước tới ruộng. Hoàn thành các khâu đó, đồng ruộng của họ sẽ đạt tiêu chuẩn như câu ngạn nhữ “ bóc trần, giãy sạch ”(háy lỏn, chọn khao). Để hoàn thành các khâu trong giai đoạn này, họ đã dùng 4 công cụ chủ yếu: dao – cày – mai - bừa. Trong 4 công cụ này người Thái chỉ giải quyết được dao va bừa, còn lưỡi càyvà mai đều phải du nhập từ Mường Puồn ( Sầm Nưa - Thượng Lào). Theo phong tục tập quán cũ, sau khi cày xong người ta cất cày nơi thờ cúng tổ tiên. Do đặc điểm địa hình bố trí ruộng bậc thang nên việc đắp bờ để giữ nước là rất quan trọng. Muốn đắp bờ cần có cái mai. Kỹ thuật đắp bờ và sạch bờ của ruộng phải đạt tiêu chuẩn “trơn nhẵn, lựa bôi dầu ” (nặm mắn cắn kiểng) việc bừa được tiến hành kỹ càng đủ để làm đất nhuyễn hoà với nước đủu sức cho rễ lúa phát triển. Vấn đề cấy cũng được người ta đặt ra thành khâu đảm bảo cho sự phát triển của cây lúa nước. Cấy được người Thái coi như khâu quyết định đúng sai thời vụ, thời vụ lại quyết định sự thành bại của mùa lúa, do đó việc cấy phải đảm bảo đúng ngày tháng. Ca dao Thái có câu: “Tháng 10 (tháng 3 dương lịch) nhánh mạ xuống ruộng lo” Và cấy vụ mùa thường phải nghe tiếng kêu của con “ mèng ngoạng” Đó là loại ve sầu to kêu vào đầu mùa mưa vang núi , vang rừng. 10 [...]... đặc biệt là đối với kinh tế trồng trọt của đồng bào miền núi vì nó liên quan trực tiếp đến bảo vệ rừng IV Tài liệu tham khảo 1, Người Thái Tây Bắc Việt Nam :NXB KHXH- 1987 2 Mạng Internet MỤC LỤC A Vài nét về người Thái Việt Nam 1 B Người Thái Tây Bắc Việt Nam 3 1 Ruộng 6 1.2 Sự phân loại ruộng mang tính chất xã hội 8 2 Nương 12 16 Website: http://www.docs.vn... kinh nghiệm đã thu được, đồng bào Thái đã khai thác được nhiều của cải vật chất trong lĩnh vực làm ruộng nước Chính nhờ những kinh nghiệm đó mà đồng bào đã thích nghi, tồn tại và phát triển được trong vùng cư trú của mình với tất cả đặc điểm tự nhiên (đất đai, khí hậu, sông suối, rừng núi ) có miền đất phía Tây của tổ quổc Người Thái đã thực sự trở thành một dân tộc nông nghiệp, trong đó việc làm... cụ vạn năng Sau khi chọn được mảnh nương người chủ đánh dấu sở hữu bằng một mảnh phên đan mắt cáo hình ngũ giác gọi là “la leo” Bắt đầu từ tháng 2 dương lịch (tháng 7 lịch Thái) người ta bắt đầu phát nương Sang tháng 3 (tháng 8 lịch Thái) mùa khô hanh phát triển đến đỉnh cao người ta đốt và dọn nương Khoảng cuối tháng 4, 5 (tháng 9, 10 lịch Thái) khi những trận mưa đầu mùa đã liên tiếp đỏ xuống làm tăng... http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ngày công đó lại phân bố không đều, công việc thường dồn vào 6 tháng cuối năm theo lịch Thái và 6 tháng đầu năm theo âm, dương lịch Thiên nhiên đây đã ưu ái cho cư dân thưa thớt sống về nghề trồng trọt Một vùng khí hậu vành đai nhiệt đới, gió mùa lại xen lẫn tính đa dạng của khí hậu rừng núi, cây cối phát triển tốt, xanh tươi quanh năm thì trồng trọt... chỉ là sự miễn cưỡng Nương của người Thái co nhiều lại: nương dốc, nương bằng, nương vụ một, nương vu hai, nương lúa, nương chàm…Song nếu phân theo loại hình kinh tế thì có 2 loại: Nương cày thuộc loại hình nông nghiệp dùng cày trên đất khô vì phải dùng đến sức kéo của đại gia súc như Trâu Nương thuộc loại hình này phổ biến người Hà Nhì, người Mèo Người Thái một vài nơi thuộc các châu miền Bắc... cũng như trên ruộng nước đã làm cho người Thái có thể tự túc được lương thực Để bố trí thời gian cho việc sản xuất lương thực đồng bào đã hình thành một bản kịch Lịch đó quy định các khoản về đồng áng và nương rẫy đại thể như sau: Tháng Tháng âm Tháng Các công việc ruộng nương 14 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 theo lịch thái lịch dương lịch làm cỏ nương, nửa tháng... đúng nghĩa của 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 người Thái là : Một khoảng đất rừng bị người ta chặt phá, đốt, dọn sạch, xới đất để trồng trọt Theo lối làm ăn của người Thái xưa có những loại nương chuyên canh và xen canh như sau: Nương lúa thường trồng xen vừng, lạc,dưa bở, bầu, bí, khoai sọ Nương ngô thường trồng xen đậu nho nhe, bí , bầu Nương kê trồng xen vừng,... điều kiện đất rộng người thưa thời ấy là thuận lợi hơn cả III Kết luận Trong nền kinh tế nông nghiệp của người Thái miền Tây Bắc nước ta, trồng trọt giữ vai trò đăc biệt quan trọng Nó là loại hình kinh tế truyền thống có từ lâu đời Nó không chỉ cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho nhân dân mà còn gắn bố thân thiết với những con người nơi đây Việc phát triển ngành trồng trọt cần được quan tâm đúng... nữa, cái nổi bật vẫn là thiên nhiên Tây Bắc tuy có 1 mạng lưới sông suối dày đặc nhưng phân bố không đều Vì thiếu nước và thiếu địa điểm để tạo ra ruộngở mọi nơi nên nhiều vung, nhiều nhóm cư dân đã phải chủ yếu sinh sống bằng nương Tuy nhiên, những cư dân chuyên sinh sống bằng nương đã mất hoàn toàn ưu thế định canh định cư của người làm ruộng nước.Họ không còn có bản ổn định để có thể “ trồng trầu... chục thứ để thích nghi từng loại ruộng trừ “ruộng mùn” song phổ biến hơn cả là thứ nếp gọi là “la”, “bong” Người Thái xưa cũng đã có những lúa tẻ gọi là “khẩu chăm”( lúa chiêm) hay “khẩu sẻ” (lúa tẻ) Theo tập quán cũ của họ, gạo tẻ để giải quyết vụ đói hoặc để tiếp khách, ăn chơi Đặc biệt, Phù Yên người ta đã có 1 giống tẻ gọi là “ lúa chăm kim” ( khẩu chăm khêm) chuyên cấy trên ruộng lầy, loại ruông . người Thái Việt Nam Dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ Thái thế giới. Địa bàn cư trú các cộng đồng ngữ hệ Thái. ngữ hệ Thái, có khoảng 3 triệu dân. Ngoài ra, người thuộc ngữ hệ Thái còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ liền khu ở các

Ngày đăng: 17/04/2013, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w