Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự việt nam

111 657 0
Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 đại học quốc gia hà nội KHOA LUẬT PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m ThÞ Hång §iÖp 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU Chương 1: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI 9 PHÉP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Việt Nam 9 1.1.1. Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu 9 1.1.2. Khái niệm tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Việt Nam 17 1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Việt Nam 21 Khái quát sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản 22 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 22 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 25 Tội sử dụng trái phép tài sản trong bộ luật hình sự một số nước trên thế giới 27 1.1. 1.2. 1.3. 4 1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 28 1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 29 1.3.3. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển 31 1.3.4. Bộ luật hình sự Nhật Bản 32 Chương 2: TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT 35 HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ 2.1. Tội sử dụng trái phép tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 35 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự 35 2.1.2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp 45 Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật hình sự 56 2.2.1. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 56 2.2.2. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 57 2.2.3. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội tham ô tài sản 59 2.2. Thực tiễn xét xử tội sử dụng trái phép tài sản 60 2.3.1. Tình hình xét xử tội sử dụng trái phép tài sản 60 2.3.2. Một số tồn tại, vướng mắc trong lập pháp và thực tiễn xét xử 66 2.3.3. Các nguyên nhân cơ bản 73 2.3. Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 76 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng trái phép tài sản 5 76 3.1.1. Về mặt lý luận 76 3.1.2. Về mặt thực tiễn 79 3.1.3. Về mặt lập pháp 81 3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng trái phép tài sản 82 3.2.1. Nhận xét chung 82 3.2.2. Nội dung hoàn thiện 84 Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng trái phép tài sản 88 3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 88 3.3.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và người có thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản 90 3.3.3. Tăng cường công tác quản lý tài sản công, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng tài sản sai mục đích 95 3.3. KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 101 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Một số tội danh đã xét xử trong giai đoạn 2009-2013 61 2.2 Tỷ lệ tội sử dụng trái phép tài sản với tổng án xét xử cả 62 năm và số vụ án thuộc Chương xâm phạm sở hữu 2.3 Tổng số án đã xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản từ 62 2009-2013 2.4 Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt 64 2.5 Hình phạt áp dụng cho tội sử dụng trái phép tài sản 65 DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Tổng số án đã xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản từ 63 biểu đồ 2.1 2009-2013 2.2 Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt 7 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành được chính quyền thì pháp luật luôn là công cụ sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. Trong hệ thống pháp luật nước ta thì pháp luật hình sự có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cũng như mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xét xử các tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 là rất cần thiết. Cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương ứng. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội xâm phạm sở hữu tại Chương XIV từ Điều 133 đến Điều 145, quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực thi quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 142 của Chương XIV, tội phạm này chỉ xâm phạm quyền sử dụng mà không xâm phạm quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Trong năm năm từ 2009-2013, Tòa án nhân dân các cấp trong cả nước chỉ đưa ra xét xử 10 vụ án và 10 bị cáo, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,003% tổng số vụ 8 án và 0,002% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử trong cả nước về tội sử dụng trái phép tài sản nhưng có một số vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cũng như tạo dư luận rất xấu trong xã hội, gây bất bình đối với nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, làm giảm uy tín và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngàn người lao động. Mặc dù các cơ quan tư pháp hình sự trong quá trình áp dụng quy định của các điều luật thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 nhìn chung là thuận lợi nên kết quả điều tra, truy tố, xét xử nhóm tội xâm phạm sở hữu trong thời gian qua từng bước được nâng cao, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ đất nước nhưng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế trong khi đó diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng ra tăng. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội sử dụng trái phép tài sản, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay và thực tiễn xét xử tội phạm này ở nước ta trong thời gian vừa qua (2009-2013) trên cơ sở đó, tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống tội sử dụng trái phép tài sản, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội cũng như lý luận và thực tiễn. Với nhận thức trên, học viên đã quyết định chọn đề tài: "Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 9 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các công trình, bài viết nghiên cứu riêng rẽ và độc lập về tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 không nhiều và trong cả việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự. * Dưới góc độ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan khác đã có văn bản hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến tội phạm này như Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết thay thế văn bản hướng dẫn thi hành về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 của Bộ luật hình sự năm 1999. * Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu tội sử dụng trái phép tài sản chưa được quan tâm nghiên cứu mà chỉ đề cập, bình luận chung trong chương tội phạm của hệ thống giáo trình dành cho hệ đại học của các cơ sở đào tạo luật học như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003 và 2007); 2) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XX - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập II) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; 3) TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XI - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, 10 Nxb Lao động, Hà Nội, 2009; 4) TS. Nguyễn Đức Mai (chủ biên), Chương XIVCác tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung săm 2013, phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; 5) TS. Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; 6) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Tập II- "Các tội xâm phạm sở hữu", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tái bản 2010; 7) PGS.TS Phùng Thế Vắc chủ biên, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. * Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: tương tự, cũng chưa có công trình khoa học nào đề cập riêng đến tội sử dụng trái phép tài sản mà chỉ có luận án tiến sĩ luật học đề cập chung về nhóm tội xâm phạm sở hữu với đề tài: "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu" của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội năm 2000. * Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chỉ có một số bài viết đơn lẻ đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội sử dụng trái phép tài sản và nhóm tội xâm phạm sở hữu, chẳng hạn: 1) Tội sử dụng trái phép tài sản, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2007 của ThS. Mai Bộ; 2) Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2009 của TS. Nguyễn Ngọc Anh; v.v... Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình cho thấy, tội sử dụng trái phép tài sản chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả trong các sách, báo, giáo trình nên chưa phân tích sâu cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, có những công trình chỉ tập trung vào phần lý luận nên các tác giả chưa đưa ra các giải pháp có tính hệ thống, toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử 11 dụng trái phép tài sản. Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập riêng rẽ đến tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam cũng như nghiên cứu thực tiễn xét xử trong cả nước. Cho nên, việc tác giả lựa chọn đề tài này rõ ràng có tính thời sự và cấp thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự, khái quát lịch sử hình thành và phát triển về tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Ngoài ra, luận văn còn phân tích thực tiễn xét xử trong phạm vi cả nước trong năm năm (2009-2013), đồng thời có so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách tương đối có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trong cả nước, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập để đề xuất việc hoàn thiện các quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1999, và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng ở nước ta hiện nay. 12 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu * Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu chính sách hình sự của Nhà nước về tội sử dụng trái phép tài sản, phân tích khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự, lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cũng như so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản. * Về thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản trong thực tiễn xét xử trên cả nước trong năm năm (2009-2013), đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc áp dụng pháp luật và trong lập pháp hình sự, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999 và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học cũng như những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính...để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 13 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian năm năm (2009-2013) trên phạm vi cả nước, đồng thời so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. Do đó, luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học, luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Thông qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội cụ thể trong thực tiễn xét xử, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử trên cả nước, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 14 Chương 1: Những vấn đề chung về tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Vệt Nam. Chương 2: Tội sử dụng trái phép tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn xét xử. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng trái phép tài sản. 15 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và năm 2013 đã khẳng định tại Điều 15: Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng [32]. Quyền sở hữu đối với tài sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ, pháp luật nước ta tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của Nhà nước, tổ chức và mọi công dân [18, tr. 271]. Theo đó, quyền sở hữu về tài sản của công dân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước luôn luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền sở hữu về tài sản theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005 gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt về tài sản. Điều 182 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền chiếm hữu tài sản thì đây là quyền của chủ sở hữu tài sản tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Người không phải là chủ sở hữu tài sản cũng có quyền chiếm 16 hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định. Quyền sử dụng tài sản quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2005, đây là quyền của chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đối với những người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định. Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền định đoạt tài sản, đây là quyền của chủ sở hữu tài sản chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu như bán, tặng cho, thừa kế, từ bỏ tài sản... Hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản là làm cho chủ sở hữu mất đi quyền năng chiếm hữu, quyền năng sử dụng, quyền năng định đoạt tài sản hoặc cả ba quyền năng trên. Để các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì nó phải thỏa mãn các dấu hiệu chung của tội phạm. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xâm phạm sở hữu đều bị xử lý hình sự, việc xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể hay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, ranh giới xác định trách nhiệm hình sự với các trách nhiệm pháp lý khác (dân sự, hành chính...) được phân định rõ ràng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả tác hại cũng như mối quan hệ xã hội bị xâm hại, và thái độ của người thực hiện hành vi... Thực tế cho thấy các tội xâm phạm sở hữu đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, đơn vị cũng như đến hoạt động chung của xã hội. 17 Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và năm 2013, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định tại Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu để bảo vệ các lợi ích trên, qua đó bảo đảm các quyền năng của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản được ổn định và tuân thủ các quy tắc xã hội và quy định của pháp luật. Với những hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ cao, cần thiết phải ngăn chặn và xử lý bằng pháp luật hình sự, Bộ luật hình sự đã quy định các tội phạm thành một chương để xử lý một nhóm hành vi xâm phạm đến một nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam bảo vệ, đó là các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung nghiên cứu của mục này, chúng tôi chỉ nêu khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của nhóm tội để chứng minh rằng, cùng với các khách thể khác thì quyền sở hữu về tài sản cũng là một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự Việt Nam bảo vệ, tôn trọng và bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến nhóm khách thể này bị xử lý theo các quy định tương ứng của Bộ luật hình sự. Chính vì vậy, từ các quy định của Hiến pháp, Bộ luật hình sự, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm đang nghiên cứu có thể định nghĩa như sau: Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm chế độ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Các tội xâm phạm sở hữu mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm gồm: các tội xâm phạm sở hữu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì hành vi đó có khả năng gây ra hoặc gây ra hậu quả pháp lý cho khách thể được luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ thông qua việc quy định tội phạm và hình phạt đối với người thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu vì đây là quan hệ xã hội tồn tại trong lĩnh vực tài sản. 18 Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự, vì Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 khẳng định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [27]. Do vậy, chỉ các hành vi xâm phạm sở hữu được quy định từ Điều 133 đến Điều 145 thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 thì mới bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể, đạt độ tuổi luật định, cũng như có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Ngoài ra, những người này phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung luật định. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ người nào có lỗi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi phải chịu hình phạt. Các hình phạt mà người phạm tội xâm phạm sở hữu bị áp dụng là các hình phạt được quy định trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự. Các tội xâm phạm sở hữu mang đầy đủ bốn dấu hiệu pháp lý hình sự, bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. * Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là quan hệ sở hữu được Bộ luật hình sự bảo vệ, đây là quan hệ giữa người với người về tài sản. Nội dung của quyền sở hữu tài sản gồm ba phân quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là tài sản, những tài sản này thể hiện dưới dạng vật chất có giá trị, giá trị sử dụng và 19 chúng là thước đo giá trị sức lao động của con người. Đối với những tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng thì không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu như: tài nguyên thiên nhiên (như: rừng, khoáng sản), vật có tính năng công dụng đặc biệt (như: ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chất phóng xạ...) và những vật mà chủ sở hữu hủy bỏ hoặc từ chối quyền sở hữu (không phải là chủ sở hữu đánh rơi hoặc bỏ quên). Tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu cụ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Đồng thời, những tài sản này có khả năng chuyển hóa được giữa các chủ sở hữu với nhau. Ngoài ra, đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản thể hiện bằng các loại giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, công trái... Những tài sản được chôn cùng người chết nếu có hành vi xâm phạm thì không thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. * Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu Mặt khách quan là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan [7, tr. 344]. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi xâm hại đến quyền sở hữu về tài sản như hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Đây là những hành vi được quy định trong Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999. 20 Khi có hành vi khách quan của các tội quy định tại Điều 133: tội cướp tài sản; Điều 134: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 135: tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 136: tội cướp giật tài sản thì đã bị coi là tội phạm mà không cần hậu quả của tội phạm xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả. Như vậy, đây là các tội phạm có cấu thành hình thức vì chỉ cần có hành vi khách quan xảy ra được mô tả trong cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn với các tội quy định tại Điều 136: tội cướp giật tài sản; Điều 137: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều 138: tội trộm cắp tài sản; Điều 139: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 140: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Điều 141: tội chiếm giữ trái phép tài sản; Điều 142: tội sử dụng trái phép tài sản; Điều 143: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Điều 144: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước; Điều 145: tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị định lượng nhất định tùy theo quy định của từng tội phạm cụ thể. Như vậy, đây là các tội phạm có cấu thành vật chất. Một số trường hợp tài sản bị xâm phạm dưới mức khởi điểm thì phải có một trong các dấu hiệu như gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời điểm hoàn thành của các tội phạm được xác định bởi: Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức và trong trường hợp phạm tội do thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản dưới mức định lượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu. 21 Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất thì tội phạm hoàn thành khi thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu với định lượng tài sản quy định trong từng điều luật cụ thể và gây ra hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. * Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu Chủ thể của tội phạm là người có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định [7, tr. 343]. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể, đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định và có khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi của mình. Việc quy định người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì họ cũng đồng thời là người có năng lực trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp những người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thường họ có thể là bất kỳ người nào đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài hai dấu hiệu nêu trên thì tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước còn cần có dấu hiệu là người có nhiệm vụ trực tiếp trong việc quản lý tài sản của Nhà nước, ở tội này điều luật quy định phải là chủ thể đặc biệt. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản thì dấu hiệu đặc biệt "người có chức vụ, quyền hạn" của chủ thể lại là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội phạm. * Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ; lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó [7, tr. 344]. 22 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi xâm phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra, gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích. Yếu tố lỗi của nhóm tội xâm phạm sở hữu thực hiện với hình thức lỗi cố ý, quy định từ Điều 133 đến Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 và chỉ có hai điều luật còn lại là thực hiện với hình thức lỗi vô ý. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu chỉ có tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 đòi hỏi động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Khi khác, động cơ phạm tội lại được quy định là yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm đ "vì lý do công vụ của người bị hại" thuộc khoản 2 Điều 143: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. * Hình phạt áp dụng với các tội xâm phạm sở hữu Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự [7, tr. 675]. Các hình phạt được quy định tại các điều khoản của Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu nằm trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong đó, các hình phạt chính được áp dụng trong 13 điều luật với 46 khoản quy định về tội phạm và 62 lượt hình phạt được quy định trong Chương XIV, bao gồm: 01 lượt áp dụng hình phạt cảnh cáo, 01 lượt áp dụng hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính, 08 lượt áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, 45 lượt áp dụng hình phạt tù có thời hạn, 06 lượt áp dụng hình phạt tù chung thân, 02 lượt áp dụng hình phạt tử hình. Hình phạt bổ sung có 11 điều luật áp dụng hình phạt bổ sung với người phạm tội, còn lại 2 điều không quy định áp dụng hình phạt bổ sung là 23 tội chiếm giữ trái phép tài sản và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 23 lượt hình phạt bổ sung có thể áp dụng với người phạm tội, gồm: 05 lượt hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 02 lượt hình phạt cấm cư trú; 02 lượt hình phạt quản chế; 04 lượt hình phạt tịch thu tài sản; 10 lượt hình phạt tiền. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp như: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Từ những phân tích về cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu và dựa trên phương pháp nghiên cứu học thuật chúng ta có thể chia các tội xâm phạm sở hữu thành hai nhóm: - Các tội xâm phạm sở hữu có mục đích tư lợi (tức là nhằm thu về những lợi ích cho cá nhân hay nhóm cá nhân) gồm 10 tội đầu. Và có thể chia nhỏ thành hai nhóm: nhóm có tính chất chiếm đoạt, gồm có các tội quy định tại Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137, Điều 138, Điều 139, Điều 140; nhóm các tội không có tính chất chiếm đoạt gồm có hai tội quy định tại Điều 141 và Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. - Các tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi gồm ba điều còn lại thuộc Chương XIV là các điều 143, 144, 145 của Bộ luật hình sự năm 1999. 1.1.2. Khái niệm tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Việt Nam Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, "xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng" [7, tr. 287]. Tội phạm mang bản chất là một hiện tượng pháp lý và là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược 24 lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của con người. Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, các nhà làm luật nước ta đã ghi nhận định nghĩa lập pháp của khái niệm tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [30]. Có thể coi quy định về tội phạm nêu trên là quy định "có tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm" [39, tr. 33]. Từ quy định mang tính định hướng này khái niệm tội phạm trong định nghĩa lập pháp của các nhà làm luật nước ta đó được các nhà khoa học khái quát như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt" [39, tr. 33]. Như vậy, khái niệm tội phạm trong định nghĩa lập pháp được các nhà làm luật nước ta ghi nhận mới bao gồm bốn đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản. Nhìn một cách tổng quan chúng ta có thể thấy nội dung khái niệm của tội phạm trong luật hình sự dường như đã được quy định đầy đủ, khoa học và việc nhận thức nội dung này của khái niệm đã có sự thống nhất. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc những đặc điểm cụ thể thuộc nội dung của khái niệm tội phạm cũng như xem xét mối liên hệ giữa chúng thì thấy rằng còn có điều cần phải bàn. Cụ thể, theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm, khái niệm này còn thiếu một đặc điểm (dấu hiệu) cơ 25 bản là tội phạm do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Cùng với các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm đã được các nhà làm luật ghi nhận với một đặc điểm đã nêu mới thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm đó là: 1) Bình diện khách quan (nội dung) - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2) Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự và; 3) Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [7, tr. 289]. Chúng tôi tán thành với quan điểm này, và nhấn mạnh thêm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản thứ nhất - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đồng thời phải xâm phạm đến các khách thể được luật hình sự xác lập và bảo vệ. Còn về khái niệm tội phạm cụ thể - tội sử dụng trái phép tài sản, là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung), hiện nay trong khoa học luật hình sự Việt Nam còn một số quan điểm khác nhau, mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét. Có tác giả cho rằng: "Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ" [22, tr. 514]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này khá chung chung và chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này. Quan điểm khác quan niệm: "Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác" [39, tr. 46]. Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội sử dụng trái phép tài sản cũng như chưa đề cập đến các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, hơn nữa, hành vi phạm tội khác với tội phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm quy định trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999. Tác giả khác quan niệm: "Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác trái phép giá trị sử dụng của tài sản do mình đang điểm này còn khá chung chung, chưa nêu lên được dấu hiệu lỗi, dấu hiệu độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. 26 Có quan điểm khác lại cho rằng: "Tội sử dụng trái phép tài sản là việc người nào vì vụ lợi mà khai thác một cách bất hợp pháp giá trị sử dụng tài sản của người khác đến mức độ pháp luật coi là tội phạm" [5, tr. 282]. Mặc dù, quan điểm này là tương đối đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm nhưng theo chúng tôi quan điểm này còn thiếu dấu hiệu lỗi và dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Bên cạnh đó, có quan điểm cụ thể hóa hơn biểu hiện của hành vi phạm tội sử dụng trái phép tài sản và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này song vẫn còn thiếu dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo đó: Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi cố ý trực tiếp sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện vì vụ lợi [46, tr. 241]. v.v... Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội sử dụng trái phép tài sản cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm (chung) đã nêu trên. Do đó, khái niệm tội phạm này được định nghĩa như sau: Tội sử dụng trái phép tài sản là việc người nào vì vụ lợi mà cố ý khai thác một cách bất hợp pháp giá trị sử dụng tài sản của người khác đến mức độ pháp luật coi là tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Từ khái niệm nêu trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử, có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản như sau: Một là, tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi xâm phạm đến sở hữu tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân cũng như an toàn về tính mạng, sức khỏe của người khác và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 27 Hai là, hành vi phạm tội sử dụng trái phép tài sản biểu hiện trực tiếp thông qua việc khai thác giá trị sử dụng của tài sản, nhằm thu về những lợi ích vật chất nhất định cho người đó hoặc nhóm cá nhân. Ba là, tội sử dụng trái phép tài sản do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. 1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Việt Nam Chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản được khai thác công dụng để hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản đó mang lại theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người khác. Pháp luật đồng thời cũng cho phép người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó. Cho nên, ngoài những trường hợp sử dụng tài sản có căn cứ như trên thì đều là sử dụng trái phép tài sản. Như vậy, quyền năng sử dụng là một trong ba phân quyền của chủ sở hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ bằng việc quy định hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện luật định. Vì thông qua đặc tính sử dụng thể hiện tính có ích của tài sản đó. Chủ sở hữu tài sản có thể không đồng thời thực hiện ba quyền năng về tài sản và giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng. Tuy nhiên, người được chủ sở hữu giao sử dụng tài sản lại dùng chính tài sản này để sử dụng vào mục đích tư lợi cho cá nhân hay lợi ích của một nhóm người và hành vi sử dụng tài sản đó là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự. 28 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội sử dụng trái phép tài sản tại Điều 142 của Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu, điều này có ý nghĩa to lớn và được thể hiện như sau: Thứ nhất, việc pháp điển hóa thành một điều luật riêng biệt hành vi sử dụng trái phép tài sản không phân biệt hình thức sở hữu vừa góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và tài sản của nhân dân. Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan tư pháp hình sự cũng như cuộc đấu tranh phòng, chống tội sử dụng trái phép tài sản. Thứ ba, có ý nghĩa giáo dục người dân nâng cao ý thức cảnh giác với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Đồng thời với việc quy định các khung hình phạt trong điều luật có các tác dụng răn đe đối với người có ý định sử dụng trái phép tài sản của người khác. Thứ tư, góp phần thực hiện chủ trương hội nhập khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nước ta, cũng như phù hợp với các luật lệ và điều ước quốc tế mà nước ta tham gia. 1.2. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân phong kiến và các thiết chế pháp luật của nó, đồng thời thiết lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á cùng với hệ thống pháp luật mới bao gồm Hiến pháp và các đạo luật, sắc 29 lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành thuộc các ngành luật hình sự, hành chính, dân sự... Luật hình sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước và người phạm tội đến việc xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, loại và mức hình phạt cần áp dụng [18, tr. 21]. Luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung luôn là công cụ sắc bén để bảo vệ, củng cố các quan hệ xã hội mới và tiến bộ. Do đó, để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì Đảng, Nhà nước ta đứng đầu là Bác Hồ lãnh đạo nhân dân vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài vừa phải từng bước xây dựng xã hội mới. Nhà nước Dân chủ Nhân dân non trẻ đã ban hành những văn bản pháp luật mới củng cố trật tự, an ninh quốc gia. Đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp nước nhà là bản Hiến pháp ban hành năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh là trưởng ban soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Tiếp đó là các Sắc lệnh của Nhà nước được ban hành như Sắc lệnh số 02 ngày 10/10/1945 về việc sử dụng luật lệ cũ với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa, với nguyên tắc bảo đảm công bằng, dân chủ. Đây là biện pháp kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những xáo trộn trong đời sống nhân dân, tiếp tục duy trì xã hội và không phương hại đến nền độc lập, dân chủ của đất nước. Tiếp sau đó là các Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946 trừng trị hành vi phản cách mạng; Sắc lệnh số 46 ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 233 ngày 17/11/1946 trừng trị tội hối lộ, biển thủ; Sắc lệnh số 180 ngày 20/10/1950 quy định hình phạt với hành vi đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả, lưu hành giấy bạc giả. Ngày 30/10/1967 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. 30 Để xử phạt xác đáng với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, ngày 21/10/1970 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng công dân. Trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa đã quy định 16 tội danh trong đó có: Điều 15: Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào vì mục đích tư lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a. Tái phạm nguy hiểm b. Có tổ chức c. Có móc ngoặc d. Gây hậu quả nghiêm trọng Thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm [44]. Tuy nhiên, cả hai Pháp lệnh này đều không quy định hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng việc ban hành hai Pháp lệnh trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân theo nguyên tắc kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, coi đây là tài sản thiêng liêng, bất khả xâm phạm nhưng Nhà nước cũng bảo hộ tài sản của công dân tránh mọi hành vi xâm hại. Điều này xuất phát từ lý do lịch sử, khi đó miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng miền Nam vẫn đang phải đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Với việc ban hành hai Pháp lệnh trên đã phản ánh yêu cầu khách quan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản công dân đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử đặt ra trong thời kỳ đó của nước nhà. 31 Về hình phạt: trong giai đoạn này chú trọng bảo vệ tài sản chung (tài sản xã hội chủ nghĩa) hơn tài sản của tư nhân. Do vậy, các hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa thường bị xử lý nghiêm khắc hơn các hành vi xâm phạm tài sản của tư nhân. Trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 các hình phạt không được quy định tập trung, sắp xếp theo trật tự nhất định nên không có tiêu chí áp dụng thống nhất trong cả nước. 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Ngày 27/6/1985, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước từ 01/01/1986. Đây là bước tiến quan trọng trong pháp luật hình sự nước nhà. Các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong hai chương riêng, đánh dấu một bước tiến dài sự kế thừa và phát triển của hai Pháp lệnh năm 1970. Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa Chương VI: Các tội xâm phạm sở hữu công dân Trong đó tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 137 Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa của Bộ luật hình sự năm 1985. Điều 137: Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm [24]. Ngoài hình phạt của Điều luật ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 142 của Chương. 32 Điều 142: Hình phạt bổ sung 1. Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều 133, 137, 139 thì có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm 3. Người nào phạm một trong các tội quy định ở chương này tùy theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà có thể bị phạt tiền đến một triệu đồng (1.000.000 đồng) và bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt đó [24]. Như vậy, Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa Điều 15 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa năm 1970 và hoàn thiện hơn về kỹ thuật lập pháp. Ngoài hình phạt chính ra nhà làm luật đã quy định hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội. Ngày 10/05/1997, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1985, trong đó bổ sung thêm: Điều 137a: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Người nào vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm a. Có tổ chức; b. Phạm tội nhiều lần; c. Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm 33 a. Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này b. Gây hậu quả nghiêm trọng [26]. Căn cứ vào quy định tại Điều 137 của Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 137a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1997 theo nguyên tắc trừng trị những kẻ phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn. Sau hơn 10 năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung cũng như quy phạm pháp luật quy định tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội này. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó nổi bật là việc quy định chỉ có tài sản xã hội chủ nghĩa bị sử dụng trái phép mới bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân không bị coi là tội phạm thì trong lần pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục được nhược điểm này. Để phù hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới mà tất cả các hình thức sở hữu đều được pháp luật tôn trọng, bảo vệ nên hành vi sử dụng trái phép tài sản của cá nhân, tổ chức đều bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Điều này đánh dấu bước tiến dài trong Bộ luật hình sự nước nhà để phù hợp hơn với pháp luật hình sự của các nước khác trên thế giới cũng như các điều ước quốc tế mà nước ta tham gia. 1.3. TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI So sánh với Bộ luật hình sự một số nước khác quy định về tội sử dụng trái phép tài sản để thấy những điểm giống và khác nhau về cách giải quyết trong luật hình sự của các nước. 34 1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga Trong luật hình sự Liên bang Nga, hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có tên gọi là tội gây thiệt hại về tài sản bằng thủ đoạn gian dối hoặc lợi dụng lòng tin trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 quy định tại Điều 165 thuộc Chương 21- Các tội xâm phạm chế độ sở hữu, nằm trong Mục VIII Các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế. Nội dung Điều 165 Bộ luật hình sự Liên bang Nga: 1. Gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hoặc người sở hữu khác bằng thủ đoạn gian dối hoặc lợi dụng lòng tin nhưng không có dấu hiệu chiếm đoạt thì bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến hai tháng, hoặc bị phạt lao động cải tạo đến một năm, hoặc bị hạn chế tự do đến hai năm, hoặc bị phạt giam đến bốn tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm. 2. Cũng hành vi được thực hiện bởi một nhóm người có bàn bạc từ trước hoặc ở mức độ nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án từ một năm đến hai năm, hoặc bị phạt tù đến ba năm có hoặc không kèm theo bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do đến một năm. 3. Các hành vi được quy định tại các khoản 1 hoặc 2 Điều luật này a. do nhóm có tổ chức thực hiện; b. đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng; thì bị phạt tù đến năm năm có hoặc không kèm theo bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập 35 khác của người bị kết án đến sáu tháng có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do đến hai năm [41, tr. 274]. Luật hình sự liên bang Nga không quy định mức định lượng cụ thể trong điều luật như trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tài sản bị sử dụng trái phép theo Điều 165 Bộ luật hình sự Liên bang Nga được xác định là "gây thiệt hại về tài sản". Thủ đoạn gian dối hoặc lợi dụng lòng tin là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm này. Hình phạt áp dụng cho người phạm tội cũng có nhiều điểm khác với pháp luật hình sự Việt Nam gồm: hình phạt tiền tính theo lương hay thu nhập khác của người bị kết án; hình phạt bắt buộc lao động, đây là điểm khác biệt mà luật hình sự Việt Nam không quy định hình phạt này. Hình phạt nặng nhất áp dụng cho tội này của Bộ luật hình sự Liên bang Nga là tù giam đến năm năm quy định tại khoản 3 của điều luật. Như vậy, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định hình phạt nặng hơn Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 vì Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta quy định mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù trong khi đó Bộ luật hình sự Liên bang Nga chỉ đến năm năm tù. 1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức quy định thành hai tội phạm riêng biệt tùy theo khách thể của tội phạm. Đối với tài sản là phương tiện giao thông bị sử dụng trái phép thì bị áp dụng các quy định của Điều 248b, còn đối với các tài sản khác bị sử dụng trái phép lại bị áp dụng theo Điều 266. Điều 248b: Sử dụng trái phép một phương tiện giao thông nằm trong Chương thứ mười chín - Trộm cắp và lấy trái phép. Nội dung Điều 248b: (1) Người nào sử dụng một xe cơ giới hoặc một xe đạp trái ý muốn của người có quyền thì bị xử phạt tự do đến ba năm hoặc 36 với hình phạt tiền nếu hành vi không bị đe dọa với hình phạt nặng hơn theo quy định khác. (2) Phạm tội chưa đạt bị xử phạt (3) Hành vi bị truy cứu theo đề nghị. (4) Những xe cơ giới theo định nghĩa của quy định này là những phương tiện giao thông được chuyển động bằng động cơ, là những xe cơ giới đường bộ không gắn với đường ray [43, tr. 398]. Đối với những tài sản khác khi bị xâm phạm do quy định của Điều 266: Tội bội tín thuộc Chương thứ hai mươi hai - Lừa đảo và bội tín. Nội dung Điều 266: (1) Người nào lợi dụng thẩm quyền quản lý một tài sản hoặc có quyền buộc người khác thực hiện nghĩa vụ mà thẩm quyền đó có được do luật, do sự ủy nhiệm của nhà đương cục hoặc do giao dịch pháp lý hoặc vi phạm nghĩa vụ bắt buộc đảm bảo lợi ích tài sản của người khác mà nghĩa vụ đó có được do luật, do sự ủy nhiệm của nhà đương cục, do giao dịch pháp lý hoặc do mối quan hệ tín nhiệm và qua đó gây ra thiệt hại cho người có lợi ích tài sản mà họ có trách nhiệm thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền [43, tr. 428]. Tên gọi của Điều 266 Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức là Bội tín, tuy nhiên nội dung của Điều 266 cũng quy định hành vi lợi dụng thẩm quyền quản lý một tài sản mà gây thiệt hại cho người có lợi ích về tài sản, thì hành vi này cũng tương tự như hành vi sử dụng trái phép tài sản quy định trong luật hình sự Việt Nam. Điều 266 Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức không quy định định lượng giá trị tài sản như Bộ luật hình sự Việt Nam. Điều 248b: tội sử dụng trái phép một phương tiện giao thông của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định hành vi bị truy cứu theo đề 37 nghị đây là điểm khác biệt lớn với Điều 142: tội sử dụng trái phép tài sản của Bộ luật hình sự nước ta hiện hành không có quy định này. Hình phạt: Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định hai loại hình phạt là hình phạt tiền và hình phạt tự do đến năm năm, mức phạt này cũng thấp hơn mức hình phạt quy định của tội sử dụng trái phép tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam. 1.3.3. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển Đối với tài sản là phương tiện giao thông cơ giới thì Bộ luật hình sự Thụy Điển cũng tương tự như Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, quy định thành tội phạm riêng trong Điều 7 thuộc Chương 8 - Tội trộm cắp, cướp và các tội chiếm đoạt tài sản khác. Nội dung Điều 7 quy định: Người nào lấy đi hoặc sử dụng bất hợp pháp xe có động cơ hoặc các loại phương tiện giao thông có động cơ của người khác, nếu không thuộc trường hợp phạm tội quy định tại các điều khác của chương này thì bị phạt tù đến hai năm, nếu tội ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền về tội trộm cắp xe cộ. Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bốn năm [40, tr. 66]. Đối với tài sản khác khi bị tội phạm xâm phạm bị áp dụng quy định tại Điều 7 Chương 10 - Tội tham ô và các tội lạm dụng tín nhiệm khác. Điều 7 quy định: Người nào sử dụng bất hợp pháp tài sản thuộc sở hữu của người khác gây thiệt hại hoặc gây phiền phức cho người khác thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến sáu tháng về tội sử dụng bất hợp pháp tài sản của người khác. Phạm tội quy định tại đoạn một điều này trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bốn năm [40, tr. 88]. 38 Mặc dù Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển không quy định tên gọi của từng điều luật mà chỉ có tên của từng chương nhưng nội dung quy định hành vi sử dụng bất hợp pháp tài sản thuộc sở hữu của người khác, đây là điểm giống với quy định của Điều 142 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Nhưng Điều 7 Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển không quy định định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép là bao nhiêu thì bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển cũng tách thành hai điều luật riêng biệt tùy theo khách thể bị xâm hại là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay là các loại tài sản khác, đây là điểm khác biệt với pháp luật hình sự Việt Nam vì Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam không phân biệt đối tượng tác động của tội phạm mà chỉ quy định định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép bị coi là tội phạm. Hình phạt: Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển quy định hai loại hình phạt là hình phạt tiền và hình phạt tù với mức cao nhất của khung hình phạt là bốn năm. Đây cũng là điểm khác với Bộ luật hình sự Việt Nam, vì ngoài hai hình phạt chính như của Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển thì Bộ luật hình sự nước ta còn quy định hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, đồng thời mức cao nhất của hình phạt tù quy định cho tội sử dụng trái phép tài sản của Bộ luật hình sự nước ta cũng cao hơn của Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển. 1.3.4. Bộ luật hình sự Nhật Bản Bộ luật hình sự của Nhật Bản năm 1907, sửa đổi năm 2011 quy định những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản tại Điều 247 thuộc Chương 37 - Tội lừa đảo và hăm dọa Điều 247: Bội tín Người nào xử lý công việc cho người khác, với mục đích toan tính mưu lợi cho bản thân hoặc cho người thứ ba, hoặc với mục đích cho người đó bị tổn hại, mà có hành vi quay lưng lại với 39 công việc được giao phó, làm tổn hại về mặt tài sản cho người đó, thì bị phạt tù dưới năm năm hoặc bị phạt tiền dưới năm mươi vạn Yên [14, tr. 187]. Theo quy định của điều luật cần có mục đích tư lợi trong cấu thành tội phạm này khi định tội danh, là yếu tố định tội của cấu thành tội phạm cơ bản, đây là điểm giống với quy định của Điều 142 Bộ luật hình sự nước ta. Nhưng Điều 247 không quy định định lượng giá trị tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đây là điểm khác với quy định tại Điều 142 của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Hình phạt áp dụng cho Điều 247 của Bộ luật hình sự Nhật Bản bao gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn, với mức cao nhất của khung hình phạt dưới năm năm tù. Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng quy định mức phạt tù thấp hơn quy định của Điều 142 tội sử dụng trái phép tài sản của Bộ luật hình sự nước ta. Như vậy, qua nghiên cứu các nội dung của Chương 1 chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Pháp luật hình sự nước ta cùng với sự thăng trầm của lịch sử nước nhà, trải qua quá trình phát triển cùng pháp luật hình sự nói chung cũng như của tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng đã từng bước hoàn thiện hơn. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của tội sử dụng trái phép tài sản trong pháp luật hình sự nước ta cho thấy, lần đầu tiên tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa được ghi nhận trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, tiếp đến là sự kế thừa trong Bộ luật hình sự năm 1985, đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì lần đầu tiên hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi khai thác hoa lợi, lợi tức trái với ý muốn của sở hữu chủ. Vì mục đích vụ lợi mà người phạm tội thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác để hưởng lợi bất chính. 40 Cùng với sự phát triển của đất nước hiện nay và để phù hợp với các Hiệp ước quốc tế mà nước ta là thành viên, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng thì hệ thống pháp luật nước ta nói chung trong đó có pháp luật hình sự không ngừng được hoàn thiện. Pháp luật nước nhà trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương Đảng đã công nhận nhiều hình thức sở hữu, không phân biệt các thành phần kinh tế nên việc phân chia tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân thành khách thể độc lập của hai chương riêng biệt như Bộ luật hình sự năm 1985 là không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Bởi vậy, Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua năm 1999 đã khắc phục được các bất cập trên. Đánh giá chung, khi xem xét những quy định của pháp luật hình sự một số nước khác trên thế giới và khu vực về hành vi sử dụng trái phép tài sản, mặc dù trong Bộ luật hình sự mỗi nước có quy định khác nhau về nội dung của hành vi sử dụng trái phép tài sản từ đó có những quy định về hình phạt tương ứng mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Bộ luật hình sự của các nước trên đều không quy định định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, việc quy định đó do các văn bản hướng dẫn dưới luật điều chỉnh, điều này vừa áp dụng thống nhất vừa tạo tính ổn định cao của các quy định trong Bộ luật hình sự của một số quốc gia khác trên thế giới. Về hình phạt của một số nước trên áp dụng, nhìn chung đều thấp hơn mức hình phạt quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. 41 Chương 2 TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ 2.1. TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Về mặt cấu trúc pháp lý, tội phạm được hợp thành từ bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 là một trong các tội thuộc Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu, nên cũng bao gồm những yếu tố chung của nhóm tội này và các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, tội sử dụng trái phép tài sản có những điểm đặc trưng trong các dấu hiệu pháp lý hình sự. 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự * Khách thể của tội phạm Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng là tài sản, mà những tài sản này thể hiện dưới dạng vật chất có giá trị và giá trị sử dụng thể hiện sự kết tinh sức lao động của con người trong đó. Đồng thời những tài sản này có chủ sở hữu cụ thể, thể hiện ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của sở hữu chủ. Do vậy, chỉ những tài sản nào có chủ sở hữu cụ thể mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nếu có hành vi xâm phạm tài sản vô chủ sẽ không cấu thành các tội xâm phạm sở hữu cũng như tội sử dụng trái phép tài sản. Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ xâm phạm đến phân quyền sử dụng tài sản, mà muốn sử dụng thì tiền đề là phải chiếm hữu tài sản đó nhưng không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản. 42 Đối tượng tác động của tội sử dụng trái phép tài sản là những tài sản mà việc sử dụng không làm mất đi và có thể đem lại cho người sử dụng những lợi ích vật chất nhất định [39, tr. 47]. Ví dụ: phương tiện vận chuyển cơ giới gồm ô tô các loại, toa tàu, ca nô...., nhà cửa, đất đai, các thiết bị máy móc khác. Tiền cũng có thể là đối tượng tác động của tội này nếu có những chứng cứ rõ ràng thể hiện người phạm tội không có ý định chiếm đoạt, không có hành vi gian dối nhằm che đậy, hợp pháp hóa việc "mượn tiền". Số tiền mượn này không quá lớn so với khả năng kinh tế của người phạm tội, người phạm tội có đủ khả năng hoàn trả và tiền đó không phải để dùng vào việc bất hợp pháp. Ví dụ: Phạm Thị Thu Hà là kiểm soát viên của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank), làm việc tại Phòng giao dịch Techcombank Đống Đa,địa chỉ 192 Thái Hà, Hà Nội đã lợi dụng việc bà Lê Thị Hảo (mẹ đẻ Hà) đưa 400.000.000 đồng nhờ Hà đổi ra USD để gửi tiết kiệm và bà Hà Lan Thanh trú tại 45/121 Thái Hà, Hà Nội nhờ Hà chuyển 4.785.016.380 đồng từ tài khoản của bà Thanh để gửi tiết kiệm. Để có tiền sử dụng vào mục đích cá nhân như: mua nhà đất, kinh doanh chứng khoán, trả nợ... Hà không gửi tiền của bà Hảo và bà Thanh vào ngân hàng mà giữ để sử dụng cá nhân. Việc Hà làm giả sổ tiết kiệm đưa cho bà Thanh để khách hàng tin tiền của bà đã được gửi vào ngân hàng, đây chính là thủ đoạn che dấu tội phạm của Hà. Đến kỳ hạn thanh toán, Hà chỉ thanh toán cho bà Thanh được số tiền 4.147.880.122 đồng bằng sổ tiết kiệm thật, còn thiếu 1.000.000.000 đồng (tính cả gốc và lãi) Hà làm 01 sổ tiết kiệm giả đưa cho bà Thanh. Hành vi của Phạm Thị Thu Hà là lợi dụng việc bà Thanh nhờ làm sổ tiết kiệm để sử dụng trái phép tiền của bà Thanh, hậu quả của hành vi sử dụng trái phép tiền này là Hà mất khả năng thanh toán số tiền 1.000.000.000 đồng. Hà không có mục đích chiếm đoạt số tiền này mà chỉ sử dụng tạm thời để giải quyết nhu cầu cá nhân, đến hạn sẽ trả lại các khoản của khách hàng gửi ngân hàng. Thực tế thì 43 Hà đã thanh toán số tiền 4.147.880.122 đồng cho bà Hà Lan Thanh bằng một sổ tiết kiệm thật phát hành tại Techcombank Đống Đa ngày 23/5/2011, kỳ hạn 03 tháng. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội rút truy tố đối với hành vi sử dụng trái phép số tiền 400.000.000 đồng của bà Hảo. Tại bản án số 138/2013/HSST ngày 15/4/2013 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên xử phạt Phạm Thị Thu Hà 01 năm tù về tội sử dụng trái phép tài sản tài sản theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. Còn đối với hành vi mượn tiền để cho vay lấy lãi thì hành vi này bị coi là hành vi chiếm đoạt. Cùng là đối tượng tác động của tội phạm là tiền nhưng nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt thì tùy từng trường hợp mà áp dụng theo các điều tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999. Ví dụ: cũng với vụ án Phạm Thị Thu Hà ở trên: ngày 20/9/2010 phát sinh giao dịch khách hàng Nguyễn Hữu Thọ, địa chỉ ngõ 131 Thái Hà, Hà Nội nộp số tiền 375.000.000 đồng vào tài khoản Bùi Thị Thủy. Đến ngày 23/9/2010 lại phát sinh giao dịch Bùi Thị Thủy rút trực tiếp tiền mặt 374.000.000 đồng tại Techcombank Đống Đa. Ngày 23/9/2010 Hà là người đảm nhiệm đồng thời vai trò kiểm soát viên và thủ quỹ chính tự ý quản lý quỹ của phòng giao dịch do thủ quỹ nghỉ ốm đột xuất và số tiền 374.000.000 đồng được xuất chi từ quỹ chính do Hà quản lý. Quá trình xác minh thực tế không có khách hàng tên Nguyễn Hữu Thọ nộp số tiền 375.000.000 đồng; Bùi Thị Thủy, chủ tài khoản khai không thực hiện rút 374.000.000 đồng từ tài khoản, không biết gì về việc mở tài khoản cũng như các giao dịch thông qua tài khoản này. Ngân hàng Techcombank xác nhận: các bút toán được lập hợp lệ, không ghi nhận về sự thay đổi, sửa chữa đối với các bút toán này, hệ thống T24 của ngân hàng được giám sát liên tục và chưa phát hiện sự xâm nhập trái phép nào từ bên ngoài từ thời điểm phát sinh các bút toán đến nay. Không có căn cứ xác định Phạm Thị Thu Hà bị người khác lợi dụng user để thực hiện duyệt giao dịch nộp trên. 44 Việc Hà đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao chiếm đoạt số tiền 374.000.000 đồng tại quỹ Phòng giao dịch Techcombank Đống Đa do Hà có trách nhiệm quản lý. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố bị cáo theo khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự về tội tham ô tài sản, tuyên phạt bị cáo 15 năm tù. Tổng hợp hình phạt của hai tội theo điều 50 Bộ luật hình sự, buộc bị cáo Phạm Thị Thu Hà phải chấp hành hình phạt chung là 16 năm tù. Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu của công dân, tổ chức, tập thể, Nhà nước. Trong cấu thành cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Nếu sau khi sử dụng trái phép tài sản mà người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dùng vũ lực gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc dẫn đến chết người tùy trường hợp mà xác định người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để định khung hình phạt. Như vậy, với tài sản bị sử dụng trái phép là tài sản thông thường thì xử lý theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng nếu tài sản đó là khách thể của một tội phạm khác được quy định trong một điều luật khác thì xử lý theo điều luật tương ứng đó, như khách thể bị xâm hại là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì xử lý theo Điều 230: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự... * Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác. Bị coi là sử dụng trái phép tài sản của người khác khi hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác trái với ý muốn của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản đó. 45 Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình, được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi của người sử dụng trái phép tài sản chỉ xâm phạm trực tiếp đến quyền sử dụng tài sản và trong khoảng thời gian nhất định, đồng thời cũng không làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản đó tức là không chiếm đoạt tài sản này. Ví dụ: nhân viên lái xe tự ý lái ô tô của công ty đi chở hàng thuê lấy tiền lời cho bản thân nhưng sau đó đem xe trả về vị trí cũ. Việc sử dụng tài sản nêu trên phải không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và phải trái với quy định của pháp luật. Trường hợp sử dụng trái với mục đích ban đầu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản đó thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này như mượn xe cơ quan để dọn đồ nhà mình nhưng thực tế là chở hàng thuê lấy tiền tiêu xài [16, tr. 111]. Ngược lại, có trường hợp sử dụng tài sản trái với ý muốn của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó nhưng không phạm tội sử dụng trái phép tài sản, ví dụ: chiến sĩ công an bắt cướp trong trường hợp khẩn cấp có thể lấy chiếc ô tô của người đi đường mà chưa được sự đồng ý của họ, nhưng hành động của người chiến sĩ trong hoàn cảnh này không bị coi là tội phạm theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. Bởi vì, trong trường hợp này người chiến sỹ công an sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng không phải vì mục đích vụ lợi cho cá nhân mà vì lợi ích chung của cộng đồng, vì an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi phạm tội của người sử dụng trái phép tài sản theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 bị coi là tội phạm khi tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị 46 xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo quy định của điều luật, định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ năm mươi triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Ngoài giá trị tài sản bị sử dụng trái phép theo luật định thì điều luật cũng đòi hỏi phải xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản. Hậu quả xảy ra là những thiệt hại về tài sản và những thiệt hại khác do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây nên, hậu quả này được xác định như sau: Hậu quả đó là hậu quả nghiêm trọng thì hành vi sử dụng trái phép tài sản mới cấu thành tội phạm, hậu quả ở đây phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị sử dụng trái phép. Ngược lại, nếu hậu quả gây ra chưa đến mức nghiêm trọng thì hành vi trên chỉ bị xử lý hành chính hoặc trách nhiệm dân sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu hậu quả gây ra là chưa đến mức nghiêm trọng nhưng họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản hoặc đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản chưa được xóa án tích thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy có ba trường hợp xảy ra của tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 gồm: Thứ nhất, phạm tội sử dụng trái phép tài sản khi giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng. Định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép được xác định theo giá thị trường của tài sản đó ở địa phương vào thời điểm tài sản bị sử dụng trái phép. Khi có đầy đủ căn cứ chứng minh người có hành vi sử dụng trái phép có ý định chủ quan của họ thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trường hợp có đủ căn cứ chứng 47 minh người có hành vi sử dụng trái phép nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản thì lấy giá thị trường của tài sản bị sử dụng trái phép tại địa phương vào thời điểm tài sản bị sử dụng trái phép để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi sử dụng trái phép tài sản, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích), và các hành vi sử dụng trái phép tài sản này chưa có lần nào bị xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi sử dụng trái phép tài sản phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản các lần bị xâm phạm, khi các hành vi sử dụng trái phép tài sản thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian và việc thực hiện các hành vi sử dụng trái phép tài sản có tính chất chuyên nghiệp, lấy lợi ích từ tài sản bị sử dụng trái phép tài sản làm nguồn sống chính. Gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất. Hậu quả này phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự 1999: việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị xâm phạm vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định 48 khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị sử dụng trái phép. Hậu quả do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản (ngoài giá trị tài sản bị sử dụng trái phép) hoặc hậu quả phi vật chất. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản trong trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng: + Làm chết một người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; + Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Thứ hai, phạm tội sử dụng trái phép tài sản khi giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ năm mươi triệu đồng trở lên chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản mà còn vi phạm. Tức là trước đó người sử dụng trái phép tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đông trở lên. Như vậy, trường hợp này cần hai điều kiện: đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính. Theo quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 49 năm 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được xác định như sau: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính [31]. Thứ ba, phạm tội sử dụng trái phép tài sản khi giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ năm mươi triệu đồng trở lên chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản chưa được xóa án tích (lần phạm tội thứ nhất) mà lại phạm tội sử dụng trái phép tài sản (lần phạm tội thứ hai). Đây là trường hợp một người sau khi bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản, chưa được xóa án tích, nay lại thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên [3, tr. 12]. * Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội sử dụng trái phép tài sản là chủ thể thường, tức là bất kỳ ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, tại thời điểm gây ra hành vi sử dụng trái phép tài sản thì người phạm tội nhận thức được hành vi của mình đang xâm phạm quyền sở hữu của người khác và vẫn có khả năng điều khiển hành vi của mình. Bên cạnh đó, Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm 50 cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự" [27]. Nên những người này không phải là chủ thể của tội phạm nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. Vì những người này họ không có đủ minh mẫn, không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong Bộ luật hình sự của nước ta. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [27]. Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt tù từ ba tháng đến hai năm, từ hai năm đến năm năm quy định tại khoản 2, từ ba năm đến bảy năm quy định trong khoản 3 của điều luật, cho nên người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì cả ba khung hình phạt của cả ba khoản này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Do vậy, chủ thể của tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại cả khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. * Mặt chủ quan của tội phạm Tội sử dụng trái phép tài sản quy định lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ mình không có quyền sử dụng tài sản nhưng 51 vẫn sử dụng trái phép tài sản này và chỉ mong muốn sử dụng chứ không có ý định chiếm đoạt để biến tài sản đó thành tài sản của mình. Qua việc sử dụng trái phép tài sản người phạm tội nhằm thu về lợi ích vật chất cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân, đây chính là động cơ tư lợi của người phạm tội. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy quyết tâm của người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định động cơ tư lợi là yếu tố bắt buộc khi định tội của cấu thành tội phạm cơ bản. Nếu không vì mục đích vụ lợi nhằm thu về lợi ích vật chất cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó thì hành vi sử dụng trái phép tài sản không cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản. 2.1.2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp * Hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội của Tòa án để tước bỏ, hạn chế quyền tự do của người bị kết án. Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể [39, tr. 263]. Việc quyết định hình phạt chỉ do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước thực hiện sau khi định tội danh, quyết định khung hình phạt, loại hình phạt có hình phạt chính và hình phạt bổ sung, mức hình phạt cho người phạm tội trong giới hạn của khung hình phạt mà luật hình sự quy định. Đồng thời việc quyết định hình phạt cũng phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội sử dụng trái phép tài sản quy định hệ thống hình phạt, gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính, gồm có: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Hình phạt bổ sung, gồm có: phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trên cơ sở các quy định của Điều 142 và các căn cứ khác trong Bộ luật hình sự năm 52 1999, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để Tòa án quyết định hình phạt. Hình phạt chính Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, và mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên một hình phạt chính. Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 hình phạt chính gồm bảy loại hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt chính của tội sử dụng trái phép tài sản, gồm có ba loại hình phạt: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. + Hình phạt tiền, là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước [15, tr. 181]. Tội sử dụng trái phép tài sản là tội ít nghiêm trọng vì trong cấu thành cơ bản quy định mức cao nhất của hình phạt tù đến hai năm nên áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự năm 1999. Mục đích của hình phạt tiền nhằm tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội ngoài ý nghĩa trừng trị giáo dục người phạm tội. Các mức độ phạt tiền cao thấp khác nhau gây nên khả năng tác động khác nhau đến ý thức của họ, qua đó sẽ đạt mục đích giáo dục riêng và phòng ngừa chung. Khi quyết định hình phạt tiền Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả để đưa ra mức phạt trong từng trường hợp cụ thể. Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính có mức phạt từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định. 53 + Hình phạt cải tạo không giam giữ, đây là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiệm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội [39, tr. 240]. Tội sử dụng trái phép tài sản quy định mức phạt cải tạo không giam giữ có mức tối đa đến hai năm. Khi quyết định hình phạt này Tòa án căn cứ vào nhân thân bị cáo tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để quyết định mức phạt phù hợp với từng bị cáo cụ thể. + Hình phạt tù có thời hạn, tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo [39, tr. 246]. Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc hơn cải tạo không giam giữ. Hình phạt này nhằm hạn chế tự do của người bị kết án, dựa trên cơ sở các tình tiết của vụ án, Tòa án quyết định cần cách li người bị kết án ra khỏi cộng đồng, xã hội trong một thời gian nhất định. Khi một người bị kết án tù đồng nghĩa với việc họ phải thi hành án tại trại giam, nên không còn những điều kiện nhất định để phạm tội mới gây thiệt hại cho người khác cũng như gây mất trật tự an toàn xã hội. Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là bảy năm. Trong hệ thống hình phạt quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hình phạt tù là hình phạt được Tòa án áp dụng nhiều nhất, gồm: * Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức phạt tù có thời hạn từ sáu tháng đến hai năm, áp dụng trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999. 54 * Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn từ hai năm đến năm năm trong các trường hợp sau đây: - Phạm tội nhiều lần. Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những trường hợp ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [7, tr. 391]. Như vậy, trường hợp này có hai lần trở lên thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác mà mỗi hành vi đều đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản, nhưng chưa lần nào bị xử lý hình sự cũng như chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cùng bị đưa ra xét xử một lần. Có các giả thiết phạm tội sử dụng trái phép tài sản nhiều lần sau đây: Thứ nhất, có hai lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản, chưa lần nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó mỗi lần phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ hai, có ba lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác. Trong đó, lần thứ nhất thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng; lần thứ hai thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác từ 50 triệu đồng trở lên không gây hậu quả nghiêm trọng và đã bị xử phạt hành chính; lần thứ ba sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên không gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ ba, có hai lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Lần đầu phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn lần thứ hai 55 phạm tội sử dụng trái phép tài sản và đã bị kết án về tội phạm lần thứ hai, nhưng chưa được xóa án tích thì lại tiếp tục thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Do đó, khi xét xử cùng một lần hành vi phạm tội lần đầu và hành vi phạm tội lần thứ ba thì Tòa án áp dụng điểm a- phạm tội nhiều lần quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 để xử phạt bị cáo. Thứ tư, có hai lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản và đều chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, lần đầu phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, lần thứ hai phạm tội sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ năm, có hai lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, lần đầu phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, lần thứ hai phạm tội sử dụng trái phép tài sản khi đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà lại sử dụng trái phép tài sản có giá trị 50 triệu đồng trở lên. Thứ sáu, có hai lần trở lên phạm tội sử dụng trái phép tài sản cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Lần đầu phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác trong trường hợp đã bị kết án về hành vi sử dụng trái phép tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; lần thứ hai phạm tội sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng [18, tr. 237]. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Trong trường hợp này người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản đã lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để sử dụng trái phép tài sản của người khác. Thông qua việc có chức vụ, quyền hạn để người phạm tội dễ dàng thực hiện tội phạm. Ví dụ: thủ quỹ lợi dụng việc quản lý tiền mặt 56 của đơn vị đã mang tiền quỹ của đơn vị đi mua bán bất động sản, chứng khoán lấy tiền chênh lệch. Mục đích của việc thực hiện hành vi nhằm thu về cho người thủ quỹ đó hoặc một nhóm người những lợi ích vật chất nhất định mà không có mục đích chiếm đoạt số tiền này. - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là trường hợp sử dụng trái phép tài sản gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (như ảnh hưởng xấu đến thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương). Gía trị tài sản bị sử dụng trái phép là tình tiết định tội nên thiệt hại về tài sản gây ra không bao gồm giá trị tài sản bị sử dụng trái phép. Thiệt hại về tài sản ở đây là thiệt hại gián tiếp do hành vi của tội sử dụng trái phép tài sản gây ra. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 thì gây hậu quả rất nghiêm trọng được xác định như sau: + Làm chết hai người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn ở trên; + Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng; + Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm thuộc phần gây hậu quả nghiêm trong. - Tái phạm nguy hiểm, có các trường hợp sau: 57 Thứ nhất, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Thứ hai, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Khi đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, đây là trường hợp tái phạm mà không phải tái phạm nguy hiểm. Do đó, người có hành vi phạm tội bị xử phạt theo các khoản tương ứng của điều luật. Như vậy, trong mọi trường hợp tái phạm nêu trên, dù bị xử phạt theo khoản nào của Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Tòa án áp dụng đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "tái phạm" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy, chỉ trường hợp đã tái phạm mà chưa được xóa án tích, nay lại phạm tội sử dụng trái phép tài sản mới bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội có ít nhất hai án tích trở lên, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội sử dụng trái phép tài sản [3, tr. 16]. * Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn từ ba năm đến bảy năm, khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 thì gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được xác định như sau: + Làm chết ba người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; 58 + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn ở trên; + Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên; + Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên trong phần hướng dẫn gây hậu quả nghiêm trọng; + Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên trong phần hướng dẫn gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hình phạt bổ sung Hình phạt bổ sung cũng như hình phạt chính là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội, phản ánh sự đánh giá của Nhà nước về hành vi phạm tội của người đã thực hiện hành vi đó [10, tr. 177]. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung cùng tồn tại song song với nhau, có ý nghĩa, vai trò và điều kiện áp dụng khác nhau. Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có hai loại hình phạt bổ sung là: phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. + Hình phạt tiền Khoản 4 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Hình phạt tiền được áp dụng trong trường hợp người phạm tội có khả năng thi hành. Trường hợp người bị kết án không có khả năng thi hành, dù có tuyên án nhưng điều đó lại không có ý nghĩa trong thực tiễn cũng như không có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung. + Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, đây là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để 59 người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, làm ngành nghề, công việc nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật họ có thể có điều kiện phạm tội mới. Hình phạt bổ sung này tăng cường hiệu quả của hình phạt chính đã áp dụng cũng như loại bỏ điều kiện của việc phạm tội lại. Thời hạn bị cấm từ 1 năm đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như yêu cầu phòng ngừa. Thời hạn chấp hành hình phạt này tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ được tuyên trong bản án của người phạm tội sử dụng trái phép tài sản. * Các biện pháp tư pháp Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do cơ quan tư pháp hình sự áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt [39, tr. 257]. Bên cạnh hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta, đồng thời hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết để loại bỏ điều kiện phạm tội đem lại trật tự xã hội, an ninh chính trị của địa phương. Các biện pháp này được áp dụng với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân được luật hình sự bảo vệ. Mục đích áp dụng các biện pháp tư pháp là giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngăn khả năng gây thiệt hại đến các lợi ích trên trong tương lai. Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp cụ thể sau: - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp được Bộ luật hình sự quy định, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi họ gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. Tài sản bị 60 sử dụng trái phép được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp mà không bị tịch thu sung công quỹ. Nếu tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị sử dụng thì người phạm tội phải sửa chữa tài sản đó do hành vi phạm tội gây ra nhằm khôi phục giá trị tài sản ban đầu trước khi bị sử dụng trái phép. Hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp về những thiệt hại do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây nên, gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. - Biện pháp bắt buộc chữa bệnh: đây là biện pháp tư pháp được Bộ luật hình sự quy định, do Tòa án hoặc Viện kiểm sát áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Biện pháp này áp dụng trong trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án lại mắc bệnh mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Tòa án căn cứ vào Kết luận của Hội đồng giám định y khoa, quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh hoặc giao cho gia đình trông nom có sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khỏi bệnh những người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi sử dụng trái phép tài sản của mình. - Biện pháp tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng trong tội sử dụng trái phép tài sản, cụ thể những lợi ích vật chất có được do người phạm tội khai thác bất chính từ tài sản bị sử dụng trái phép sẽ bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Còn biện pháp buộc công khai xin lỗi không được áp dụng với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản vì khách thể được quy định trong cấu thành tội phạm là quan hệ sở hữu không phải quan hệ nhân thân. Tóm lại, khi quyết định hình phạt với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, Tòa án phải căn cứ vào 61 các quy định về quyết định hình phạt của Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào những yếu tố sau: 1) Giá trị tài sản bị sử dụng trái phép là 50 triệu đồng được xác định tại địa phương vào thời điểm tài sản bị sử dụng trái phép. Xác định giá trị tài sản bị sử dụng trái phép thông qua Kết luận định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền; 2) Trường hợp giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ 50 triệu đồng trở lên chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nếu người phạm tội bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm khác mà không phải là hành vi sử dụng trái phép tài sản thì không thuộc trường hợp phạm tội sử dụng trái phép tài sản; 3) Trường hợp đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản, nếu người phạm tội bị Tòa án kết tội do phạm tội danh khác mà không phải hành vi sử dụng trái phép tài sản thì cũng không phạm tội này; 4) Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng nên người phạm tội dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản; 5) Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng; 6) Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt nhẹ hơn người phạm tội có ít tình tiết giảm nhẹ; 7) Tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị càng cao thì hình phạt càng cao; 8) Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 có thể cho người phạm tội được hưởng án treo; 9) Nếu tài sản bị sử dụng trái phép từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999; 10) Nếu tài sản bị sử dụng trái phép từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật; 11) Nếu tài sản bị sử dụng trái phép từ 50 triệu đồng trở lên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 của điều luật. 62 2.2. PHÂN BIỆT TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC CÓ LIÊN QUAN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2.2.1. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999: "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng..." [27]. Điểm giống nhau giữa tội sử dụng trái phép tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cùng xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản, nhưng có sự khác nhau, đó là: khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản chỉ xâm phạm đến phân quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản. Còn khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu tức là cả ba phân quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Về hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản một cách gian dối [18, tr. 221]. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ thực hiện hành vi chiếm đoạt. Gian dối là điều kiện và thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt, hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi gian dối. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị định lượng tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Còn hành vi của tội sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội được giao tài sản một cách hợp pháp nhưng đã sử dụng tài sản đó trái với thỏa thuận ban đầu, trái với ý muốn của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. 63 Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường, tức là người từ đủ 16 tuổi trở lên quy định tại khoản 1, khoản 2 và người từ đủ 14 tuổi trở lên cũng là chủ thể của tội này quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện với lỗi cố ý. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng. Về hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 139 quy định bốn khung hình phạt, xét một cách tổng thể thì hình phạt của Điều 139 nặng hơn hình phạt của Điều 142, vì mức cao nhất của Điều 139 là tù chung thân còn mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại Điều 142 chỉ đến bảy năm tù. 2.2.2. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng... a. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản [27]. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng giống với tội sử dụng trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ 64 chức, cá nhân. Đối tượng tác động là vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản. Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có hai nhóm hành vi: bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác đã giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản; sử dụng tài sản của người khác đã giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hai tội phạm này, ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội có hành vi chiếm đoạt do không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, đã có được tài sản một cách hợp pháp trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khả năng không trả lại được tài sản. Còn tội sử dụng trái phép tài sản thì người phạm tội chỉ sử dụng tài sản trái ý muốn của chủ sở hữu vì động cơ vụ lợi, sau khi sử dụng xong người phạm tội sẽ trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu mà không chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đòi hỏi phải là người được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản giao cho khối lượng tài sản nhất định trên cơ sở hợp đồng, việc giao nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên quy định tại khoản 1, khoản 2; người từ đủ 14 tuổi cũng có thể là chủ thể tội phạm trong khoản 3, khoản 4 điều luật và họ là những người có năng lực trách nhiệm hình sự. Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý cũng giống với tội sử dụng trái phép tài sản. Hình phạt: Điều 140 quy định bốn khung hình phạt, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, nhìn chung mức hình phạt cao hơn rất nhiều quy định của tội sử dụng trái phép tài sản. 65 2.2.3. Phân biệt tội sử dụng trái phép tài sản với tội tham ô tài sản Tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999, khoản 1 Điều 278 quy định: "1, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng..." [27]. Khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức được nhà nước cấp kinh phí để bảo đảm hoạt động cũng như hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nêu trên. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản của cơ quan, tổ chức và tài sản Nhà nước. Mặt khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao để chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý chỉ cấu thành tội tham ô tài sản khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây là điểm khác biệt với tội sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ khai thác lợi ích từ tài sản mà không có ý định chiếm đoạt tài sản đó thành tài sản của mình. Chủ thể của tội phạm: Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt phải là người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản. Trách nhiệm quản lý tài sản có được do có chức vụ hoặc do đảm nhiệm chức trách nhất định. Người không có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản chỉ là chủ thể của tội phạm này với vai trò người tổ chức, giúp 66 sức, xúi giục. Điều này khác với chủ thể của tội sử dụng trái phép tài sản chỉ là chủ thể thường. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản giống với tội sử dụng trái phép tài sản đều thực hiện với lỗi cố ý. Về hình phạt: tội tham ô tài sản quy định bốn khung hình phạt, có mức hình phạt thấp nhất là hai năm tù và mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình; nhìn chung mức hình phạt nặng hơn rất nhiều quy định của tội sử dụng trái phép tài sản. Tóm lại, khi so sánh tội sử dụng trái phép tài sản với một số tội danh khác có liên quan trong Bộ luật hình sự để thấy được điểm giống và khác nhau của tội sử dụng trái phép tài sản với các tội phạm, từ đó chỉ ra điểm đặc trưng của các tội danh ấy vừa có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như áp dụng trong thực tiễn. 2.3. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 2.3.1. Tình hình xét xử tội sử dụng trái phép tài sản Xuất phát từ thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng trên cơ sở số liệu của Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao, để đánh giá tình hình tội phạm trong khoảng thời gian năm năm từ 2009-2013, để thấy được xu hướng phát triển của các tội phạm này. Bảng 2.1 cung cấp số liệu xét xử tội sử dụng trái phép tài sản và các tội phạm khác quy định trong Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu. Qua bảng số liệu dưới đây ta nhận thấy, án xâm phạm sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng án xét xử của cả năm. Từ năm 2009-2013 Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 302.498 vụ/523.158 bị cáo thì trong đó án xâm phạm sở hữu là 119.650 vụ/198.662 bị cáo, chiếm 39,6% tổng số án; chiếm 38% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử trong năm năm; trong đó nhiều nhất vẫn là các tội có tính chất chiếm đoạt như Điều 138: tội trộm cắp tài sản, Điều 139: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 133: tội cướp tài sản, Điều 136: tội cướp giật tài 67 sản, Điều 140: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Bộ luật hình sự năm 1999. Bảng 2.1: Một số tội danh đã xét xử trong giai đoạn 2009-2013 Xét xử Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Điều Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 133 2042 5155 1783 4453 2102 5459 2189 6567 1927 4799 134 17 32 18 38 39 34 44 56 36 112 135 582 1095 467 893 512 1031 663 1545 640 1370 136 3019 5090 2629 4310 2671 4348 2829 4238 2351 3833 137 71 151 44 66 59 80 52 76 51 79 138 16913 26579 11523 18080 13382 21469 16190 24670 16259 25913 139 1852 2486 1617 2263 1765 2377 1650 3157 2297 3152 140 1006 1235 849 975 899 1076 912 1252 1271 1460 141 20 24 9 15 20 28 18 22 26 29 142 4 4 0 0 3 3 1 1 2 2 143 1132 1953 630 1144 760 1309 745 1289 956 1663 144 5 10 3 6 2 2 1 1 5 3 145 4 4 5 6 8 12 6 8 9 12 43818 19631 32249 22222 37284 25300 42882 25830 42429 Tổng án 60433 102577 51914 cả năm 86954 57279 97961 65722 117402 67150 118264 Chương 26667 sở hữu Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ số liệu xét xử các tội xâm phạm sở hữu nói chung thì tội sử dụng trái phép tài sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng án (trong năm năm 2009-2013 Tòa án nhân dân các cấp chỉ đưa ra xét xử 10 vụ/10 bị cáo; chiếm 0,008% tổng số án; chiếm 0,005% tổng số bị cáo thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu và chỉ chiếm 0,003% tổng số án của cả nước; chiếm 0,002% tổng số bị cáo xét xử trong cả nước). Bảng 2.2 dưới đây phân tích rõ hơn. 68 Bảng 2.2: Tỷ lệ tội sử dụng trái phép tài sản với tổng án xét xử cả năm và số vụ án thuộc Chương xâm phạm sở hữu Năm Tổng án cả năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng (I) 60433 51914 57279 65722 67150 302498 Vụ án theo Điều 142 (III) (IV) (V) 26667 43818 4 19631 32249 0 22222 37284 3 25300 42882 1 25830 42429 2 119650 198668 10 Tổng bị Vụ án Bị cáo cáo cả Chương Chương năm sở hữu sở hữu (II) 102577 86954 97961 117402 118264 523158 Bị cáo theo Điều 142 (VI) 4 0 3 1 2 10 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ (I) (II) và (III) (IV) và và (V) (VI) và (V) (VI) (%) (%) (%) (%) 0,007 0 0,005 0,002 0,003 0,003 0,004 0 0,003 0,001 0,002 0,002 0,015 0 0,014 0,004 0,008 0,008 0,009 0 0,008 0,002 0,005 0,005 Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Nhìn bảng 2.2 ta nhận thấy trong năm năm từ 2009-2013 cả nước xét xử 302.498 vụ và tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 523.158 trong đó tội sử dụng trái phép tài sản có số vụ án bị đưa ra xét xử là 10 vụ (chiếm tỷ lệ là 0,003%); số bị cáo bị đưa ra xét xử là 10 bị cáo (chiếm tỷ lệ là 0,002%). Đồng thời, cũng trong thời gian trên tổng số vụ án bị đưa ra xét xử thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu là 119.650; tổng số bị cáo bị xét xử theo Chương này là 198.662; số vụ xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản chiếm tỷ lệ 0,008% trong tổng án và chiếm tỷ lệ 0,005% tổng số bị cáo so với nhóm tội thuộc Chương XIV. Năm 2010 cả nước không xét xử vụ án nào về tội sử dụng trái phép tài sản, đây là năm có tỷ lệ thấp nhất trong thời gian năm năm từ 2009-2013. Về tổng số vụ, số bị cáo bị Tòa án nhân dân các cấp xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản trong thời gian từ năm 2009-2013 như sau: Bảng 2.3: Tổng số án đã xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản từ 2009-2013 Xét xử Điều 142 Tỷ lệ % Năm 2009 Vụ Bị cáo 4 4 100 100 Năm 2010 Vụ Bị cáo 0 0 0 0 Năm 2011 Vụ Bị cáo 3 3 75 75 Năm 2012 Vụ Bị cáo 1 1 25 25 Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. 69 Năm 2013 Vụ Bị cáo 2 2 50 50 Trong quá trình nghiên cứu tội sử dụng trái phép tài sản trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, về phương diện thực tiễn tác giả nhận thấy tội sử dụng trái phép tài sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,003% tổng án xét xử trong cả nước qua năm năm từ 2009-2013; lấy năm 2009 làm mốc Tòa án nhân dân các cấp chỉ xét xử 04 vụ chiếm tỷ lệ 100%, các năm sau 2011 giảm xuống còn 03 vụ, chiếm tỷ lệ 75%; năm 2013 giảm còn 02 vụ, chiếm tỷ lệ 50%; năm 2012 là 01 vụ, chiếm tỷ lệ 25% so với năm 2009; đặc biệt năm 2010 cả nước không xét xử vụ nào về tội sử dụng trái phép tài sản. Như vậy, số vụ án mà Tòa án đưa ra xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản liên tục giảm so với năm 2009. Điều 142 Biểu đồ 2.1: Tổng số án đã xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản từ 2009-2013 Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Nhìn biểu đồ trên ta thấy diễn biến của số vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản từ năm 2009 đến năm 2013. Về số vụ án mà Tòa án nhân dân các cấp đưa ra xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản liên tục giảm so với năm 2009. Xem xét mối tương quan giữa tội sử dụng trái phép tài sản so với tổng số tội phạm nói chung không lớn, nhưng có một số vụ án về tội này đang diễn biến hết sức nguy hiểm, gây thiệt hại nhiều chục tỷ đồng cho Nhà nước cũng như tạo dư luận xấu trong quần chúng nhân dân. Về số người phạm tội sử dụng trái phép tài sản, năm 2009 là năm có số lượng người bị đưa ra xét xử cao nhất, tiếp đến là các năm 2011, 2013. Năm 2010 là năm cả nước không có bị cáo nào bị đưa ra xét xử về tội phạm này. 70 Bảng 2.4: Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt Xét xử Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Điều Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 141 20 24 9 15 20 28 17 21 22 30 142 4 4 0 0 3 3 1 1 2 2 Tổng 24 28 9 10 23 31 18 22 24 32 Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Điều 141 Điều 142 Biểu đồ 2.2: Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt Nguồn số liệu của Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Bảng 2.4 và Biểu đồ 2.2 các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt từ năm 2009-2013 (gồm hai tội danh: Điều 141: tội chiếm giữ trái phép tài sản và Điều 142: tội sử dụng trái phép tài sản). Qua nghiên cứu số liệu án xét xử của hai tội phạm trong nhóm này, chúng ta nhận thấy số vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ hơn số vụ án về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Năm 2013, cả nước xét xử 22 vụ/30 bị cáo về tội chiếm giữ trái phép tài sản, đây là năm có số vụ án xét xử về tội phạm này cao nhất trong thời gian năm năm 2009-2013, trong khi đó tội sử dụng trái phép tài sản là 02 vụ/02 bị cáo. Năm 2010, cả nước xét xử 9 vụ/15 bị cáo về tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản là 0 vụ/0 bị cáo, đây là năm có số vụ án xét xử thấp nhất về cả hai tội phạm này trong thời gian 2009-2013. 71 Trong năm năm từ 2009-2013, tổng số bị cáo đưa ra xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản là 10 bị cáo, căn cứ vào các tình tiết của từng vụ án cụ thể, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mà Tòa án - cơ quan duy nhất đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng xét xử sẽ áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bảng 2.5 phân tích số liệu các hình phạt chính và hình phạt bổ sung Tòa án đã áp dụng khi xét xử trong thời gian 2009-2013 về tội phạm này. Bảng 2.5: Hình phạt áp dụng cho tội sử dụng trái phép tài sản Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn Phạt tiền Cấm hành nghề, làm công việc nhất định 2009 1 2 1 1 1 2010 0 0 0 0 0 2011 2 0 1 1 1 2012 0 0 1 1 0 2013 0 0 2 1 1 Năm Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Trong 5 năm từ 2009-2013, tổng số bị cáo bị xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản là 10 bị cáo, trong đó có 02 bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 20% tổng số bị cáo; chủ yếu các bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 05 bị cáo, chiếm 50% tổng số bị cáo; số còn lại là 03 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, chiếm 30% tổng số bị cáo. Về các hình phạt bổ sung qua bảng số liệu trên ta thấy: hình phạt tiền bị áp dụng là hình phạt bổ sung có 04 bị cáo, chiếm 40%; hình phạt cấm hành nghề, công việc nhất định có 03 bị cáo bị áp dụng, chiếm 30% tổng số bị cáo; còn lại là các bị cáo không bị áp dụng hình phạt bổ sung. Tỷ lệ hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được Tòa án áp dụng nhiều hơn cả trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. 72 Trên cơ sở số liệu các hình phạt được áp dụng cho người phạm tội sử dụng trái phép tài sản chúng ta dễ dàng nhận thấy hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được áp dụng nhiều nhất. Hình phạt cải tạo không giam giữ cũng được áp dụng rất ít, số còn lại là các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Các hình phạt bổ sung được áp dụng nhìn chung đối với hầu hết các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản. Đánh giá chung về tình hình xét xử tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 là không nhiều trong tổng án cả năm cũng như Chương sở hữu, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số án trên cả nước. Về phần hình phạt Tòa án áp dụng trên thực tế chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn, các hình phạt bổ sung được áp dụng hầu hết đối với người phạm tội. 2.3.2. Một số tồn tại, vướng mắc trong lập pháp và thực tiễn xét xử Các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng quy định của các điều luật thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 nhìn chung là thuận lợi nên kết quả điều tra, truy tố, xét xử nhóm tội xâm phạm sở hữu trong thời gian qua từng bước được nâng cao, bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân cũng như góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân các cấp vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc khi xét xử các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản, điều này đòi hỏi khoa học luật hình sự nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau đây: Thứ nhất, chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất trong các dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" được quy định ở các tình tiết định khung tại các điều luật trong đó có Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999. Thực tế áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng cũng có sự không đồng nhất, điều này thường xảy ra ở các địa phương khác nhau. Ví dụ cụ thể sau sẽ chứng minh về quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân, cấp có thẩm quyền xét xử đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản: 73 Trường Cao đẳng nghề Yên Bái được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định số 1162 ngày 11/10/2010 cho phép Trường này mua máy xúc đào thủy lực trị giá 1.800.000.000 đồng để phục vụ công tác giảng dạy. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái và Công ty Mỹ Đình do Khoàng Văn Anh làm giám đốc ký hợp đồng về việc cung cấp máy xúc đào thủy lực bánh lốp phục vụ công tác dạy nghề trị giá 1.800.000.000 đồng. Ngày 14/12/2010, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã chuyển khoản cho Công ty Mỹ Đình 900.000.000 đồng. Công ty Mỹ Đình ký hợp đồng với Công ty CP JSQ-Interserco và Công ty Hưng Thịnh để mua máy xúc nhưng Công ty Mỹ Đình vẫn không nhận được máy xúc để giao cho Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. Công ty Mỹ Đình đã trả Trường Yên Bái 100.000.000 đồng, còn 800.000.000 đồng. Trong đó đối với số tiền 742.000.000 đồng mà Công ty JSQ trả Công ty Mỹ Đình, Khoàng Văn Anh đã không trả Trường Cao đẳng nghề Yên Bái mà dùng chi cho hoạt động của Công ty Mỹ Đình và chi tiêu cá nhân hết và không còn khả năng thanh toán. Hành vi của Khoàng Văn Anh tự ý sử dụng 800.000.000 đồng của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái là hành vi "sử dụng trái phép tài sản", gây hậu quả đối với việc tuyển sinh và nhà trường đã phải thuê máy xúc cho sinh viên thực tập hết 45.000.000 đồng. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng tới kế hoạch tuyển sinh, quy mô đào tạo dẫn tới việc giảm nguồn thu học phí năm học 2011-2012 của nhà trường. Tại bản án số 104/2013/HSST ngày 22/3/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bị cáo Khoàng Văn Anh phạm "tội sử dụng trái phép tài sản", xử phạt bị cáo 42 tháng tù giam. Ngoài ra, bị cáo còn phải bồi thường cho Trường Cao đẳng nghề Yên Bái số tiền 845.000.000 đồng. Đối với vụ án Phạm Thị Thu Hà sử dụng trái phép tài sản của bà Hà Lan Thanh như đã nêu trên tại bản án số 138/2013/HSST ngày 15/4/2013 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ xử phạt bị cáo 01 năm tù về tội sử dụng trái phép tài sản. 74 Thứ hai, quy định rõ dấu hiệu lỗi trong tội sử dụng trái phép tài sản là lỗi cố ý vì người phạm tội có ý thức về hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác để thu lợi bất chính cho mình hoặc một nhóm cá nhân. Việc quy định rõ dấu hiệu lỗi trong điều luật góp phần tạo sự thống nhất, đồng bộ trong áp dụng pháp luật. Thứ ba, vấn đề định tội danh đối với các trường hợp thực tế khi áp dụng Điều 142 tội sử dụng trái phép tài sản của Bộ luật hình sự năm 1999. Có một số vụ án cấp sơ thẩm truy tố, xét xử oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra thông báo rút kinh nghiệm sâu sắc vì định tội danh không có căn cứ. Ví dụ: Nguyễn Đức Phụng là đội trưởng đội xây dựng số 9 thuộc Công ty hợp danh xây lắp và kinh doanh nhà Q. Từ đầu năm 2008, Phụng vay của Công ty nhiều lần tổng số tiền là 1.184.909.000 đồng với lãi suất 1,2%/tháng để thi công công trình nhà làm việc của Cục đầu tư và phát triển tỉnh B. Sau khi công trình được nghiệm thu, khối lượng công việc Phụng được Giám đốc công ty ủy quyền nhận tiền tại Cục đầu tư 1.066.000.000 đồng. Số tiền này bị cáo sử dụng trả nợ vay cho Công ty hợp danh xây lắp và kinh doanh nhà Q là 595.403.250 đồng, nộp thuế 25.000.000 đồng, trả nợ cho một số cá nhân khác là 189.000.000 đồng, số còn lại chi phí vào công trình Cục đầu tư B. Phụng chỉ trả cho Công ty Q 595.403.250 đồng, số còn lại sử dụng vào công việc khác nên còn nợ Công ty Q 589.505.750 đồng. Viện kiểm sát nhân dân thành phố N truy tố bị cáo theo điểm a khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tòa sơ thẩm áp dụng điều luật như Viện kiểm sát đã truy tố, xử phạt bị cáo mười bốn năm tù, buộc bị cáo phải bồi thường cho Công ty Q số tiền 449.507.000 đồng. Bị cáo kháng cáo kêu oan. Qua nghiên cứu tài liệu, chứng cứ thì thấy rằng bị cáo không có ý thức chiếm đoạt và thực tế cũng không chiếm đoạt số tiền của Công ty Q. Ngày 01/4/2011, Tòa phúc thẩm tại thành phố Đ áp dụng 75 khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo 30 tháng tù về tội sử dụng trái phép tài sản vì bị cáo không chiếm đoạt số tiền nêu trên mà chỉ sử dụng không đúng mục đích. Như vậy, không đủ yếu tố buộc bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi của bị cáo chỉ cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản. Do đó, Tòa phúc thẩm sửa tội danh như trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thực tiễn cho thấy các vụ án hình sự nói chung và các vụ án liên quan đến tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy, trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện rõ các yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với những vụ án này, đòi hỏi những cơ quan tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh đúng. Ví dụ: về vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Tập đoàn Vinashin diễn ra trong thời gian vừa qua gây xôn xao dư luận trong cả nước, đây là một trong những vụ vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế lớn được đưa ra xét xử công khai. Hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Thanh Bình và các bị cáo khác trong vụ án là rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, không những gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nước mà còn gây dư luận rất xấu trong xã hội, gây bất bình đối với nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, làm giảm uy tín và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, làm đình trệ sản xuất, tác động tiêu cực đến đời sống hàng chục ngàn người lao động... Phạm Thanh Bình là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vinashin đồng ý với Nguyễn Văn Tuyên là giám đốc Công ty Hoàng Anh cùng thống 76 nhất với Nguyễn Tuấn Dương là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long (thời điểm này vẫn chưa là thành viên của Vinashin) về việc đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 110 MW. Nguyễn Tuấn Dương sang Hàn Quốc mua 02 tổ máy nhiệt điện cũ, công suất 55MW/tổ, trị giá 6,8 triệu USD và 01 tổ máy nhiệt điện cũ công suất 75 MW, trị giá 5,8 triệu USD nâng công suất nhà máy nhiệt điện Sông Hồng thành 185 MW và được Phạm Thanh Bình nhất trí (thuộc dự án nhóm A). Ngày 12/5/2007, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương đã chỉ đạo 02 Công ty tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng khi chưa có giấy phép xây dựng của dự án. Ngày 15/6/2007, Bộ Công nghiệp có công văn yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đình chỉ thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng vì không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án, thiết bị công nghệ đã lạc hậu. Ngày 28/12/2007, Phạm Thanh Bình ký Quyết định số 4475 đình chỉ thực hiện dự án. Theo kết luận giám định, chi phí mà Công ty Hoàng Anh và Công ty Cửu Long đầu tư thực hiện dự án là 244.333.575.021 đồng; tiền lãi phát sinh được tính đến ngày 31/7/2010 (thời điểm khởi tố vụ án) là 72.189.864.404 đồng. Trong đó có số tiền 20 tỷ đồng mà Công ty Cửu Long đã tự vay Tập đoàn Vinashin chi phí mua thiết bị cho dự án; số tiền 23.333.575.021 đồng do Nguyễn Văn Tuyên và Công ty Hoàng Anh vay Tập đoàn để chi phí thực hiện các hạng mục của dự án; số tiền 201 tỷ đồng do Công ty Hoàng Anh vay, đã sử dụng vào việc thanh toán mua thiết bị cho dự án. Nguyễn Tuấn Dương đã tự nguyện nộp 5 tỷ đồng để bồi thường thiệt hại. Đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Dương bị truy tố về hành vi sử dụng số tiền 20 tỷ đồng (trích từ khoản 300 tỷ đồng đã vay của Tập đoàn) để thanh toán cho hợp đồng mua máy móc, thiết bị khi dự án đã bị đình chỉ. Thời điểm đó Nguyễn Tuấn Dương là đại diện theo pháp luật của Công ty Cửu Long 77 cùng Công ty Hoàng Anh ký thỏa thuận "chìa khóa trao tay" với tư cách là nhà thầu tư nhân độc lập, không chịu sự quản lý điều hành của Vinashin, không biết việc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước của các bị cáo khác. Sau khi ra nhập và được Tập đoàn cho vay tiền, Nguyễn Tuấn Dương mới sử dụng trái mục đích số tiền trên thanh toán cho phía đối tác nước ngoài để được nhận hàng, hiện số tiền đó chưa thu hồi được. Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố trong phần kết luận đã thay đổi tội danh đối với Nguyễn Tuấn Dương từ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, đúng pháp luật nên Hội đồng xét xử chấp nhận. Bản án số 45/2012/HSST ngày 30/3/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng tuyên bị cáo Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên và các bị cáo khác trong vụ án phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Riêng đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, phạm tội sử dụng trái phép tài sản. Áp dụng khoản 3, khoản 4 Điều 142; điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Tuấn Dương 03 năm tù, phạt tiền bị cáo 10.000.000 đồng xung quỹ Nhà nước. Về trách nhiệm dân sự buộc bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phải bồi thường cho Công ty đầu tư Cửu Long 29.909.123.574 đồng. Bị cáo đã bồi thường 5 tỷ đồng, còn phải bồi thường 24.909.123.574 đồng. Thứ tư, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tội sử dụng trái phép tài sản trong năm năm từ 2009-2013, mặc dù số vụ bị đưa ra xét xử không nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác là không nguy hiểm cho xã hội và trên thực tế đời sống thì hành vi sử dụng trái phép tài sản diễn ra vẫn hết sức phức tạp, hành vi mới ở mức bị xử lý hành chính hoặc chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, điều này thể hiện số lượng tội phạm ẩn còn lớn trong cộng đồng dân cư. Điều này cũng dễ hiểu vì Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ngoài hành vi sử dụng 78 trái phép tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên vì mục đích tư lợi thì điều luật còn quy định bắt buộc phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý khác là gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc không xảy ra hậu quả này thì người có hành vi sử dụng tài sản trái phép đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã từng bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản nhưng chưa được xóa án tích. Do vậy, trên thực tế có thể có nhiều hành vi sử dụng trái phép tài sản trái với ý muốn của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản nhưng hành vi đó chưa đủ các yếu tố luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự, nên khi sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 nhà lập pháp nên giảm mức định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Thứ năm, vấn đề định giá tài sản bị sử dụng trái phép, về nguyên tắc là xác định giá trị tài sản theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm tài sản bị sử dụng trái phép. Nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp tài sản bị sử dụng trái phép trong một thời gian dài mà các cơ quan tư pháp hình sự không nắm được, mà chỉ đến khi người bị hại có đơn tố cáo thì cơ quan điều tra mới vào cuộc. Như vậy, thiệt hại qua các lần tài sản bị xâm phạm rất khó xác định vì mỗi thời điểm giá thị trường sẽ có những biến động và việc định giá tài sản đã bị sử dụng trái phép trong những lần trước đó là rất khó khăn. Có những trường hợp sau khi gây án người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị hại, bản thân người bị hại cũng không có khiếu kiện gì, tuy vậy vẫn phải khởi tố vụ án vì cấu thành tội phạm đã rõ, tội phạm cũng không phải thuộc trường hợp đặc biệt như các tội xâm phạm quan hệ nhân thân khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (như vụ án Phạm Thị Thu Hà sử dụng trái phép tài sản đã nêu ở trên). Thứ sáu, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn chung chung, dẫn đến khi áp dụng trong thực tiễn nhiều Tòa án cũng tuyên 79 chung chung như vậy nên không phát huy hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hình phạt này trong thực tế. Có một số điều trong Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rõ công việc người phạm tội bị cấm đảm nhiệm như Điều 179 - Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định "người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm" [27, tr. 22]. Chủ thể của tội phạm trong Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 đòi hỏi phải là người có trách nhiệm đối với việc cho vay trong các tổ chức tín dụng. Còn Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định công việc cụ thể bị cấm là gì? Điều này cũng dễ hiểu vì tài sản bị sử dụng trái phép là của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước thì người phạm tội có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Ví dụ: lái xe tải đã dùng xe của công ty đi chở hàng thuê lấy tiền tiêu xài mà người có trách nhiệm của công ty không hề hay biết, khi hành vi của họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị đưa ra xét xử nếu áp dụng hình phạt bổ sung cấm người phạm tội hành nghề lái xe chuyên nghiệp thì không có sức thuyết phục và hiệu quả giáo dục không cao. 2.3.3. Các nguyên nhân cơ bản Trong quá trình xét xử tội sử dụng trái phép tài sản còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, các dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" được quy định ở các tình tiết định khung tại các điều luật trong đó có Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, dù đã có văn bản hướng dẫn (Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999) nhưng việc hướng dẫn và giải 80 thích về các khái niệm này trong tổng thể các tội phạm nói chung là chưa thống nhất (ví dụ: cùng khái niệm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng với nhóm tội xâm phạm sở hữu có hướng dẫn riêng, đối với nhóm tội phạm khác lại có hướng dẫn riêng như Điều 248: tội đánh bạc; Điều 249: tội tổ chức đánh bạc; Điều 180: tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả của Bộ luật hình sự năm 1999 lại có hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) điều này tạo nên sự không đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật. Nhà làm luật nên xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn trong đó các khái niệm cần thống nhất [21, tr. 72]. Thứ hai, thời gian vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản, giải quyết kịp thời các vụ án trấn an dư luận. Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp hình sự trong đó có tội sử dụng trái phép tài sản chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân. Trong công tác điều tra còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nghiệp vụ trinh sát với công tác điều tra tố tụng. Công tác kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố thì đại diện Viện kiểm sát đôi khi chỉ chú trọng kiểm sát hồ sơ tố tụng. Việc đề nghị áp dụng mức hình phạt của vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đối với các hành vi phạm tội không đồng đều, cùng một hành vi phạm tội giống nhau nhưng mức hình phạt được đề nghị áp dụng lại khác nhau. Điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. Thứ ba, thực tiễn xét xử trong thời gian qua đã bộc lộ những thiếu sót nhất định. Tinh thần, trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, công chức Tòa án, kể cả một số lãnh đạo Tòa án nhân dân địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, dẫn tới hiệu quả công tác của đơn vị chưa cao. Việc tổ chức công tác xét xử, quản lý, điều hành các công tác khác ở một số Tòa án chưa hợp lý. Ngoài ra, một 81 số Tòa án chưa kịp thời chủ động đề ra các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác, chậm khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong xét xử. Bên cạnh đó, còn có Thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong công việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Thành phần Hội thẩm nhân dân tuy đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động cùng với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề ra các biện pháp nghiên cứu, thẩm vấn tại phiên tòa cho phù hợp với từng vụ án cụ thể, tham gia tập huấn nghiệp vụ những văn bản pháp luật mới liên quan đến nhiệm vụ xét xử, những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, trình độ năng lực của một bộ phận Hội thẩm nhân dân chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác xét xử trong tình hình hiện nay, một số ít Hội thẩm đánh giá chứng cứ chưa toàn diện. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết, xét xử còn hạn chế; phương pháp, lề lối làm việc ở một số đơn vị chậm được đổi mới. Việc quản lý cán bộ ở một số đơn vị chưa chặt chẽ, có lúc có nơi chưa chú trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng và động viên cán bộ, Thẩm phán thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy tắc ứng xử của ngành Tòa án nhân dân và quy định của pháp luật. Thứ tư, một số vụ án, Tòa án áp dụng không đúng những điều khoản của Bộ luật hình sự, hình phạt được áp dụng với người phạm tội quá nặng hoặc quá nhẹ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến mục đích giáo dục riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Nguyên nhân của tình trạng này là sự đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, xác định tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa chính xác. 82 Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 3.1.1. Về mặt lý luận Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh sự ổn định về chính trị là nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước, cùng với đó là sự yên tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Văn hóa xã hội đất nước có nhiều tiến bộ, quốc phòng an ninh được tăng cường. Đời sồng nhân dân không ngừng được nâng cao nhờ cơ chế, chính sách kịp thời, hệ thống pháp luật phù hợp trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Quan hệ chính trị, hội nhập kinh tế sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và ngoại giao thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu đang trong thời kỳ khủng hoảng, vật giá không ngừng leo thang, nạn dịch bệnh mới xuất hiện, thế giới đang bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển của con người nói chung. Bên cạnh đó, nước ta đang đứng trước những thách thức lớn như nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra cho đất nước gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường làm con 83 người vì lợi ích kinh tế mà các giá trị đạo đức bị xuống cấp, nhiều người có thể làm bất cứ điều gì vì mục đích lợi nhuận, cũng như để duy trì sự tồn tại, để làm giàu kể cả là thực hiện hành vi phạm tội. Trong thời gian vừa qua, từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 đi vào cuộc sống thì hoạt động áp dụng những quy định của pháp luật hình sự nói chung và áp dụng những quy định về tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Ngoài những thuận lợi trên thì việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này còn bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của tình hình đất nước, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp hình sự trong giai đoạn tới. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong đó có tội sử dụng trái phép tài sản là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những yêu cầu mang tính định hướng trên, sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản còn xuất phát từ những yêu cầu sau: Xuất phát từ nhu cầu phát triển đất nước và phù hợp với luật lệ quốc tế mà nước ta tham gia, thì hệ thống pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng trong đó có quy định về tội sử dụng trái phép tài sản không ngừng phải hoàn thiện. Thực hiện theo Nghị quyết số 49-NQ/TW "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm sở hữu cũng như tội sử dụng trái phép tài sản. Trước tình hình phạm tội diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng nhưng chính sách hình sự, công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung. Để kịp thời có phương hướng chỉ đạo chung trong toàn quốc thì các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về vấn đề này trong những năm qua được thể hiện rõ nét qua Nghị 84 quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị "Về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020" đã định hướng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi. Và trước yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế thì chính sách pháp luật phải nghiêm minh tạo sự răn đe và công bằng xã hội. Việc hoàn thiện chính sách hình sự trong hệ thống pháp luật quốc gia như GS.TSKH. Lê Văn Cảm nhận xét là một trong nhiều yếu tố cơ bản "mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền [8, tr. 70]. Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết trên, công cuộc cải cách tư pháp được các cấp ủy, các tổ chức Đảng lãnh đạo thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức được sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác cải cách tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng vừa góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vừa tạo sự ổn định phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới, xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Để công tác tư pháp đạt hiệu quả cao cần phải phòng ngừa có hiệu quả đi đôi với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm cũng như tội sử dụng trái phép tài sản. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia phòng chống tội phạm, tin báo tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân. Kết hợp sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân, các cơ quan tư pháp hình sự phải dựa vào dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. 85 Trên phương diện lý luận việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản vừa góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học luật hình sự nước ta. 3.1.2. Về mặt thực tiễn Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tình hình tội phạm cũng có sự gia tăng về số lượng, phạm vi, tính chất nguy hiểm hơn và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn công cộng, cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Trước tình hình cấp bách trên, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách kịp thời tăng cường an ninh, trật tự, cũng như các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước không ngừng củng cố, kiện toàn cơ quan hành chính thuộc bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật nước nhà. Chiến lược cải cách tư pháp đã được đặt ra và phổ biến sâu rộng, nhiều các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Trong những năm trở lại đây, tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, các tội xâm phạm sở hữu cũng nằm trong xu hướng chung đó, mặc dù không gia tăng về số lượng, nhưng sự phức tạp của các vụ án và tính nguy hiểm, manh động của hành vi phạm tội. Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/CP để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong thời gian tới. Ngày 08/11/2004, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 37/2004/CTTTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2020. 86 Ngày 06/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1217/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015. Theo đó, mục tiêu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý nhà nước với công tác phòng, chống tội phạm; giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật; chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp truy quét tội phạm tạo môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Và trước yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế thì chính sách pháp luật phải nghiêm minh tạo sự răn đe và công bằng xã hội [48, tr. 480]. Cũng giống với nhóm tội xâm phạm sở hữu, tội sử dụng trái phép tài sản đang có diễn biến phức tạp, có một số vụ án thuộc loại án điểm gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, tạo dư luận xấu trong cộng đồng dân cư và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của đất nước. Hành vi sử dụng trái phép tài sản ngày càng được thực hiện tinh vi, với nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhằm che dấu sự phát hiện của nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục đích chính của người phạm tội sử dụng trái phép tài sản là tham lam, vụ lợi để khai thác hưởng lợi bất chính từ tài sản của người khác. Trong cơ chế kinh tế thị trường, cơ hội làm ăn kinh tế tăng lên nhưng mục đích lợi nhuận, chạy theo lợi ích kinh tế mà nhiều người bất chấp mọi thủ đoạn làm các giá trị đạo đức truyền thống bị phá vỡ. Tính chất cạnh tranh gay gắt đã xuất hiện sự đua chen đố kị, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, hám lợi ở một bộ phận không nhỏ người dân. Cùng với sự tham gia của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, từ nguồn tin tố giác tội phạm của nhân dân mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã triệt phá được nhiều vụ án nhưng bên cạnh các kết quả đã thu được cần có dư luận thật sự quyết liệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Bên cạnh đó, một 87 bộ phận không nhỏ người dân có trình độ nhận thức và sự kém hiểu biết còn che dấu hành vi vi phạm pháp luật, và pháp luật còn có sự bất cập trong việc quản lý xã hội dẫn đến thái độ tâm lý tự do, vô kỷ luật, chống đối xã hội, coi thường pháp luật. Mặt khác, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho nhân dân chưa được các cấp, các ngành thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và bề rộng. Do đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. Nên việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự trong đó có tội sử dụng trái phép tài sản để cụ thể hóa chính sách hình sự và các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đề ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, giữ vững kỷ cương, trật tự, an toàn xã hội và duy trì cuộc sống bình yên cho mọi người, qua đó tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng. 3.1.3. Về mặt lập pháp Xuất phát từ yêu cầu của cả hai phương diện thực tiễn và lý luận đã nêu cho thấy về mặt lập pháp cũng cần cụ thể hóa việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự trong đó có tội sử dụng trái phép tài sản. Về mặt này, việc hoàn thiện góp phần giúp các nhà làm luật nước ta nhận thấy những điểm bất cập trong các quy định của tội sử dụng trái phép tài sản tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 để sửa đổi, bổ sung hoặc loại trừ những quy định đã lạc hậu không còn phù hợp với thực tiễn cũng như cập nhật những quan điểm, chính sách, đường lối mới trong giai đoạn mới của Nhà nước ta. Dựa trên Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06/8/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình 88 xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 433/NQ-UBTVQH13 ngày 30/12/2011 về việc thành lập Ban soạn thảo Bộ luật hình sự sửa đổi. Ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999". Trước yêu cầu công tác xây dựng thống nhất hệ thống pháp luật nước nhà cũng như sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 trong đó có những quy định về tội sử dụng trái phép tài sản, theo quan điểm của chúng tôi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự hiện hành xung quanh vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi sử dụng trái phép tài sản được tiến hành đồng bộ bên cạnh việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam theo Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, cùng với những đòi hỏi của thực tiễn là vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay. 3.2. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN 3.2.1. Nhận xét chung So với quy định của Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 137a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1997 của Bộ luật hình sự năm 1985 thì quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản có một số điểm mới: Một là, Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thay đổi tên tội danh thành tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142, còn Bộ luật hình sự năm 1985 có tên gọi tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 137, Điều 137a là tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự năm 1999 đã hình sự hóa - phi hình sự hóa hành vi sử dụng trái phép tài sản của cá nhân, công dân. Theo đó khách thể được quy định bảo vệ tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 là tài sản nói chung, không phân biệt hình thức sở hữu dù đó là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, 89 cơ quan, tổ chức, hay tài sản của cá nhân đều được pháp luật tôn trọng, bảo vệ như nhau. Còn quy định của Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 137a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1997 của Bộ luật hình sự năm 1985 thì khách thể của tội phạm chỉ là tài sản xã hội chủ nghĩa, hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân không bị coi là tội phạm. Hai là, hậu quả được quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định là "gây hậu quả nghiêm trọng" thay thế cho Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định thiệt hại xảy ra, chỉ cần có hành vi sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này" hoặc "đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 thay cho quy định "đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm" quy định tại Điều 137a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1997 của Bộ luật hình sự năm 1985. Ba là, tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt "gây hậu quả rất nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm". Bốn là, bổ sung thêm khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 trong trường hợp phạm tội "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Năm là, về hình phạt chính, tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm hình phạt tiền. Hình phạt tù có thời hạn quy định tại khoản 3 Điều luật này tối đa là bảy năm tù thay cho mức tối đa là mười lăm năm tù quy định tại khoản 3 Điều 137a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1997 của Bộ luật hình sự năm 1985. Sáu là, về hình phạt bổ sung của Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định trong cùng một điều luật tại khoản 4 và bổ sung thêm hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thay cho hình phạt bổ sung được quy định riêng biệt tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1985. 90 Như vậy, tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội nhẹ hơn tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 137a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1997 của Bộ luật hình sự năm 1985. Vì mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 142 là đến bảy năm tù nhẹ hơn mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 137a có mức tối đa là mười lăm năm tù. Ngày 19/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng Điều 142 không có sửa đổi, bổ sung nào so với chính tội phạm này. 3.2.2. Nội dung hoàn thiện Xuất phát từ cơ sở Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 và mới đây nhất là sửa đổi năm 2013 khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" [31]. Cho nên, việc không ngừng ban hành cũng như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tiếp tục việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn là điều kiện hết sức quan trọng tạo tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cùng với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền việc không ngừng ban hành và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự phù hợp với tình hình thực tiễn là điều cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung thì việc đổi mới pháp luật hình sự Việt Nam chính là một yếu tố cơ bản mà nếu thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, các quy định của pháp luật hình sự chính là căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền để đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý nghiêm minh người phạm tội. 91 Từ những phân tích quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản, những vướng mắc mà thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử về tội này đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu giải quyết, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội sử dụng trái phép tài sản như sau: Thứ nhất, hiện nay Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định dấu hiệu lỗi trong điều luật, trong thời gian tới khi sửa đổi, bổ sung cần quy định cụ thể trong điều luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi các cơ quan tố tụng áp dụng thống nhất pháp luật trong cả nước. Thứ hai, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, trong những năm trở lại đây Tòa án nhân dân các cấp trong cả nước xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản rất ít thể hiện hiệu quả áp dụng trên thực tiễn của điều luật không cao. Do vậy, cần sửa đổi theo hướng giảm mức định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với hành vi vụ lợi từ tài sản của người khác cũng như giảm lượng tội phạm ẩn trong cộng đồng dân cư. Từ sự phân tích như trên, chúng tôi xin đề xuất mô hình khoa học sửa đổi, bổ sung Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội sử dụng trái phép tài sản như sau: Điều.....: Tội sử dụng trái phép tài sản 1. Người nào vì vụ lợi mà cố ý sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: 92 a) Phạm tội nhiều lần; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm; 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Ngoài ra, để áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, cần ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất pháp luật có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Hiện nay, các tội xâm phạm sở hữu chỉ có Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV- Các tội xâm phạm sở hữu, có hướng dẫn một số quy định tại Điều 142 của Bộ luật hình sự 1999 nhưng còn chưa đầy đủ. Chúng tôi xin đề xuất cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiªn cøu söa ®æi, bæ sung néi dung quy ®Þnh t¹i ®iÓm a3, tiÕt a, tiÓu môc 3.4 PhÇn I Thông tư liên tịch sè 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngµy 25/12/2001 cña Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp th× thÊy: cã vô sử dụng trái phép tài sản g©y hËu qu¶ với bèn ng-êi bÞ tæn h¹i søc kháe trong ®ã tû lÖ th-¬ng tËt cña mçi ng-êi lµ 51%. Tæng tû lÖ th-¬ng tËt cña nh÷ng ng-êi nµy lµ 204%. Nh- vËy, ng-êi ph¹m téi ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm h×nh sù theo kho¶n 1 hay kho¶n 2 §iÒu 142 Bé luËt h×nh sù? Bëi v× tû lÖ th-¬ng tËt cña c¸c n¹n nh©n ®Òu tháa m·n c¸c néi dung ®-îc quy ®Þnh t¹i 93 ®iÓm a3, tiÕt a, tiÓu môc 4.2 "G©y tæn h¹i cho søc kháe cña ba ®Õn bèn ng-êi víi tû lÖ th-¬ng tËt cña mçi ng-êi tõ 31% ®Õn 60%". MÆt kh¸c, tû lÖ th-¬ng tËt cña c¸c n¹n nh©n còng tháa m·n ®iÓm b4, tiÕt b, tiÓu môc 3.4 cña Thông tư trên "G©y th-¬ng tÝch hoÆc g©y tæn h¹i cho søc kháe cña nhiÒu ng-êi víi tæng tû lÖ th-¬ng tËt cña nh÷ng ng-êi nµy tõ 101 ®Õn 200%". V× vËy, cơ quan có thẩm quyền nªn quy ®Þnh l¹i lµ: "G©y tæn h¹i cho søc kháe cña ba ®Õn bèn ng-êi víi tû lÖ th-¬ng tËt cña mçi ng-êi tõ 31% ®Õn 60% vµ tæng tû lÖ th-¬ng tËt cña tÊt c¶ nh÷ng ng-êi nµy kh«ng v-ît qu¸ 200%". Thứ hai, cũng tương tự như hướng dẫn trên, quy định tại điểm b3, tiết b, tiểu mục 3.4 của Thông tư sè 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCABTP ngµy 25/12/2001 cña Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%". Mặt khác, trong vụ án sử dụng trái phép tài sản gây thương tích cho bảy người mà mỗi người này đều có tỷ lệ thương tật là 32%, tổng cộng là 224% thì lại thỏa mãn quy định của điểm c4, tiết c, tiểu mục 3.4 của Thông tư này: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 201% trở lên" thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội theo khoản 2 hay khoản 3 Bộ luật hình sự năm 1999? Cho nên, cơ quan có thẩm quyền nên có hướng dẫn theo hướng sau: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60% và tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này không vượt quá 201%". Thứ ba, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngµy 25/12/2001 cña Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, tài sản bị sử dụng trái phép trong một thời gian dài khi giá cả thị trường có những biến động, việc xác định thiệt hại do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây ra sẽ có những khó khăn nhất định. 94 Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền nên có hướng dẫn về vấn đề này như sau: Nếu tài sản bị sử dụng trái phép trong thời gian dài thì thiệt hại gây ra được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản đó vào thời điểm người có hành vi phạm tội bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật thực định về tội sử dụng trái phép tài sản và thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng tội phạm này hiện nay và trong thời gian tới. 3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi công dân hiểu về pháp luật từ đó hình thành ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật là tiền đề xây dựng trật tự xã hội mới. Vì vậy, ngày 20/6/2012 Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013. Theo đó, quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm đọc, học tập pháp luật của công dân, Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền này. Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản vì mục đích tư lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác nhằm hưởng lợi bất chính. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức trong cộng đồng, xây dựng tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản của mình, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm. Đồng thời cũng cần bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và toàn thể nhân dân, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp hình sự nói riêng. 95 Từng bước xây dựng chiến lược tuyên truyền pháp luật về bảo vệ tài sản của mọi công dân, tổ chức, Nhà nước chống mọi hành vi sử dụng, chiếm giữ hay các hành vi khác xâm phạm bất hợp pháp tài sản của người khác. Cần có sự tham gia vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành như: văn hóa, công an, tư pháp, giáo dục đào tạo... Với mục đích trang bị kiến thức pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng, từ đó hướng thói quen ứng xử tích cực, chỉ tuân theo pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp như: tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật để quần chúng nhân dân vừa có ý thức bảo vệ tài sản của mình, của tổ chức cũng như tài sản của người khác. Đề cao cảnh giác phòng ngừa các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản nói chung và hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác nói riêng. Đồng thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp phích, tranh cổ động... được đăng tải trên công báo, trang thông tin điện tử hay niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư để mọi người thấy được tình hình tội phạm cũng như các tội xâm phạm sở hữu và tội sử dụng trái phép tài sản. Bên cạnh đó, thông qua công tác xét xử tại trụ sở Tòa án hoặc Tòa án nhân dân các cấp cũng thường xuyên tổ chức xét xử lưu động các vụ án điểm tại xã, phường, thị trấn, địa bàn dân cư, qua phiên tòa giúp nhân dân thấy được những tác hại của loại tội này và hậu quả của nó, góp phần phòng ngừa chung trong cộng đồng dân cư và giáo dục riêng với người phạm tội. Đặc biệt chú trọng quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số các chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, quy định về chính sách hỗ trợ pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo để một bộ phận không nhỏ người dân tự ý thức bảo vệ tài sản của mình trước các tội xâm phạm sở hữu diễn biến phức tạp như hiện nay. 96 Cũng thường xuyên tổ chức lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở từ khu phố, thôn, xóm đến cấp xã, phường, thị trấn. Đồng thời thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc giáo dục mầm non để hình thành ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Các hoạt động tuyên truyền nêu trên phải đảm bảo có chiều sâu và hiệu quả, tránh mang tính phong trào, hình thức. Cho nên các hoạt động tuyên truyền phải gần gũi với người dân như lồng ghép trong các cuộc họp tổ dân phố, họp thôn xóm. Thường xuyên tổ chức tuyên dương những cá nhân và tập thể có thành tích tham gia tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, qua đó khuyến khích nhân dân mạnh dạn đứng lên tố giác tội phạm, trong đó có các hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Để hạn chế, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác cũng như tội sử dụng trái phép tài sản thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Qua đó, giúp người dân hiểu chỉ có lao động chân chính tạo ra của cải vật chất mới có được sự sở hữu hợp pháp tài sản, còn mọi hành vi trục lợi từ tài sản của người khác đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Thông qua việc triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả sẽ làm hạn chế được tội sử dụng trái phép tài sản tiến tới xóa bỏ tội phạm này trong cuộc sống nhân dân. 3.3.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và người có thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử về tội sử dụng trái phép tài sản Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp cần tiến hành một số biện pháp sau: 97 Cơ quan điều tra Góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản, Cơ quan điều tra cần làm tốt một số vấn đề sau: Thứ nhất, không ngừng nâng cao trách nhiệm xử lý tin báo, tố giác tội phạm của nhân dân. Mặc dù những tin báo này có thể không đầy đủ, nhưng đây lại là yếu tố rất quan trọng để xác định có hay không có hành vi sử dụng trái phép tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước. Trên cơ sở đó, mở rộng hướng điều tra xác định hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không để tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự hay hành vi chỉ ở mức vi phạm pháp luật khác về dân sự hoặc vi phạm hành chính. Kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ khác để đa dạng các điều kiện thu lượm thông tin, tạo điều kiện cho nhân dân cung cấp tối đa thông tin về tội phạm nói chung cũng như tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. Thứ hai, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, tận tụy trong công việc của các cán bộ điều tra. Thường xuyên bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ điều tra nắm vững những quy định của pháp luật hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành luật về các tội xâm phạm sở hữu cũng như tội sử dụng trái phép tài sản. Cơ quan điều tra thực hiện tốt công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu, lời khai... làm cơ sở giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thứ ba, các hoạt động chuyên đề tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm trong ngành về việc cơ quan điều tra áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản trong công tác điều tra. Nêu những bài học rút kinh nghiệm về định tội danh không đúng, áp dụng không đúng các điều khoản của Bộ luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản. Đồng thời phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản công minh, đúng pháp luật. 98 Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, nên trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân các cấp luôn tăng cường thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình cũng như đẩy mạnh việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh người phạm tội. Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình Viện kiểm sát nhân dân cần tiến hành một số biện pháp sau: Thứ nhất, để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải phát hiện kịp thời những điểm bất cập của pháp luật hình sự nói chung trong đó có các quy định về tội sử dụng trái phép tài sản, qua đó chủ động có những kiến nghị tham mưu cho Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, hạn chế. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự trong việc thực hiện nhiệm vụ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử, thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản để kịp thời kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục vi phạm thủ tục tố tụng hay áp dụng không đúng các quy định của Bộ luật hình sự. Thứ hai, Viện kiểm sát nhân dân không ngừng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trong đó có các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản. Viện kiểm sát phối hợp với Cơ quan điều tra trong các hoạt động tố tụng hình sự từ nguồn tin tố giác tội phạm đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Cơ quan điều tra áp dụng. Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra, đại diện Viện kiểm sát giám sát chặt chẽ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chống hiện tượng tiêu cực ép cung, mớm cung của Điều tra viên, đảm bảo khởi tố đúng người, đúng tội, tránh khởi tố oan cho người vô tội. Khi tiếp nhận hồ sơ từ Cơ quan điều tra 99 chuyển sang giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát, quá trình này cần tiến hành chặt chẽ, đúng thủ tục tố tụng đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội. Nếu phát hiện oan, sai cần đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Nếu phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng, chứng cứ chưa đầy đủ phải trả hồ sơ để Cơ quan điều tra tiến hành thủ tục điều tra bổ sung. Thứ ba, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đòi hỏi vị đại diện Viện kiểm sát vừa thực hiện chức năng công tố, vừa kiểm sát đúng thủ tục tố tụng trong hoạt động xét xử. Đại diện Viện kiểm sát tham gia tranh tụng tại phiên tòa, tranh luận của Kiểm sát viên phải có nội dung sâu sắc, lập luận chặt chẽ, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc truy tố phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cũng như đại diện Viện kiểm sát đề xuất mức án hợp lý tương xứng với hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội tại phiên tòa cũng xuất phát từ sự khách quan, công tâm của Kiểm sát viên. Kháng nghị bản án mà Hội đồng xét xử quyết định hình phạt quá nhẹ không tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội hay những bản án trái pháp luật có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi xét xử góp phần nâng cao chất lượng bản án, qua đó nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sử dụng trái phép tài sản. Thứ tư, Viện kiểm sát cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm sát thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Hội đồng xét xử đã tuyên với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản phải được thi hành nghiêm chỉnh. Các hình phạt bị áp dụng với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản được áp dụng ngay khi có hiệu lực pháp luật, đồng thời bảo đảm tính cưỡng chế thi hành và giáo dục, răn đe của hình phạt với loại tội phạm này. Thứ năm, từ tình hình thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội sử dụng trái phép tài sản, Viện kiểm sát thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án tổ chức các hội nghị chuyên đề về các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phạm này. 100 Tòa án nhân dân Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp về tội sử dụng trái phép tài sản là vấn đề quan trọng, qua hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật tạo tiền đề phát huy tính giáo dục riêng và phòng ngừa chung. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội sử dụng trái phép tài sản để đề xuất những kiến nghị cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả. Để đạt kết quả tốt trong công tác xét xử tội sử dụng trái phép tài sản, Tòa án nhân dân các cấp cần thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, ngành Tòa án tiếp tục tăng cường hoạt động xét xử, tránh tình trạng để án tồn đọng kéo dài. Bên cạnh đó, Tòa án cần đưa các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản đi xét xử lưu động, vừa thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng dân cư vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với đông đảo nhân dân. Thứ hai, trong quá trình xét xử các vụ án về tội sử dụng trái phép tài sản, Tòa án các cấp đảm bảo sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng mức hình phạt cụ thể phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tòa án cần thực hiện đúng các trình tự tố tụng tại phiên tòa. Thủ tục xét hỏi bảo đảm đúng trọng tâm, tránh tràn lan, làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng trái phép tài sản. Trong giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cần lắng nghe ý kiến của cả bên buộc tội là đại diện Viện kiểm sát và bên gỡ tội có thể là luật sư hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo hay là chính bị cáo, tránh thiên vị bên nào làm sai lệch kết quả giải quyết vụ án. Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cần khắc phục tình trạng quyết định hình phạt không đồng đều, các hành vi phạm tội sử dụng trái phép tài sản tương tự nhau nhưng mức hình phạt ở các Tòa khác nhau lại có mức 101 hình phạt khác nhau. Ngoài ra Tòa án nên công bố công khai kết quả giải quyết vụ án trên phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo người dân nắm được vừa có tác dụng giáo dục, vừa có để nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thứ ba, Tòa án phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an, Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác thi hành án, mọi bản án, quyết định của Hội đồng xét xử đều được thi hành. Khi xem xét cho hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, giảm án phải được tiến hành chặt chẽ, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực. Từ các biện pháp trên giúp phán quyết của Tòa án có giá trị thực tế, góp phần răn đe, phòng chống tội phạm nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng. Thứ tư, ngành Tòa án cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn công tác xét xử tội sử dụng trái phép tài sản, chú ý việc định tội danh, quyết định hình phạt, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được thống nhất trên cả nước. Cùng với đó là có các hội thảo liên ngành của các cơ quan tư pháp hình sự, rút kinh nghiệm hàng năm về việc đấu tranh phòng, chống tội sử dụng trái phép tài sản. 3.3.3. Tăng cường công tác quản lý tài sản công, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng tài sản sai mục đích Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 15/5/1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đất 102 nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [11]. Đảng cũng ban hành Kết luận hội nghị Trung wơng 5 khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện theo chỉ đạo các nghị quyết của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng tài sản Nhà nước không đúng mục đích thì Nhà nước đã thể chế hóa thành luật trong đó có Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng ngày 23/11/2012. Luật này quy định về nguyên tắc mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh; người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; đối với tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, người có hành vi tham nhũng phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Tài sản Nhà nước cần được quản lý, sử dụng nghiêm minh tránh mọi hành vi lãng phí của cải chung của xã hội nên Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong quản lý tài sản này. Theo đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản Nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên cũng như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trên cơ sở này, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trên cơ sở phân cấp quản lý với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu. Các đơn vị thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công chức phát huy dân chủ trong giám sát sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. 103 Ngoài ra, cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công vì quản lý tài sản công là một phần trong công tác tài chính công. Để nâng cao chất lượng quản lý hành chính công thì việc quản lý tài sản công là việc hết sức cần thiết, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nên Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009 là tiền đề để tài sản Nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Đồng thời, các cơ quan nên ban hành quy chế nội bộ quản lý tài sản công để tiếp tục phát huy những thành quả đã và đang đạt được. Dựa trên cơ sở các luật nói trên mà các cấp, các ngành cũng như chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân quản lý, sử dụng tài sản một cách hài hòa, đúng pháp luật cũng như không ngừng đấu tranh chống mọi hành vi sử dụng tài sản sai mục đích, sử dụng trái phép tài sản. Đây cũng là những điều kiện để hạn chế đến mức thấp nhất tội sử dụng trái phép tài sản diễn ra trong thời gian tới. Từ thực tiễn xét xử cũng như trước yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội trong đó có tội sử dụng trái phép tài sản và trước yêu cầu cải cách tư pháp cần khắc phục những điểm tồn tại, hạn chế khi áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Cho nên vấn đề nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự, các quy định của nhóm tội xâm phạm sở hữu cũng như tội sử dụng trái phép tài sản là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật thực định về tội sử dụng trái phép tài sản và thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng tội phạm này hiện nay và trong thời gian tới. 104 KẾT LUẬN Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ luật học: "Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam" cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung sau đây: 1. Tội sử dụng trái phép tài sản vì mục đích tư lợi mà người phạm tội thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác, cơ quan, tổ chức hay tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm phân quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản cũng như xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của tội sử dụng trái phép tài sản trong pháp luật hình sự nước ta cho thấy, lần đầu tiên tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa được ghi nhận trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970, khi pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự năm 1985, tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa tiếp tục được nâng lên quy định thành một điều luật cụ thể trong Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Việc ghi nhận chính thức tội sử dụng trái phép tài sản trong pháp luật hình sự có ý nghĩa to lớn đánh dấu sự trưởng thành về mặt kỹ thuật lập pháp nước ta. Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới quy định về tội sử dụng trái phép tài sản khác nhau nhưng các quốc gia đó đều không quy định định lượng giá trị tài sản bị sử dụng trái phép như luật hình sự nước ta nhưng về cơ bản đều là việc sử dụng tài sản trái với ý muốn của chủ sở hữu, có nước lại tách hành vi sử dụng trái phép phương tiện giao thông cơ giới thành một tội phạm độc lập với các tài sản khác. Mặc dù cách thức quy định khác nhau trong pháp luật hình sự một số nước nhưng đều có điểm tương đồng là tội sử dụng trái phép tài sản đều bị xem là loại tội phạm nguy hiểm cần phải trừng phạt nghiêm khắc. 105 2. Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, là một trong mười ba điều thuộc chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu, nên có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm chung của nhóm tội này. Ngoài các yếu tố chung trong cấu thành tội phạm của nhóm tội xâm phạm sở hữu thì tội sử dụng trái phép tài sản có những điểm đặc thù, khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản là quan hệ sở hữu nhưng chỉ xâm phạm phân quyền sử dụng của sở hữu chủ, sau khi khai thác tài sản thu lợi bất chính thì người phạm tội sẽ trả lại tài sản mà không có ý định chiếm đoạt tài sản này. Trong tổng số án Tòa án nhân dân các cấp xét xử từ năm 2009-2013, lượng án xâm phạm sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu tập trung vào một số tội như: tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản..., còn tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Tội sử dụng trái phép tài sản có xu hướng tăng vào năm 2009, 2011, sau đó năm 2010 cả nước không xét xử vụ án nào về tội này. 3. Công tác xét xử các vụ án về nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội sử dụng trái phép tài sản trong thời gian qua có nhiều tiến bộ tích cực, nhưng bên cạnh đó thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản đặt ra một số vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự nghiên cứu giải quyết. Đồng thời, một số vướng mắc này còn gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan đó. Cho nên, việc tiếp tục nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản là vấn đề đặt ra cần được sự quan tâm giải quyết của nhà lập pháp. 4. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản trên các phương diện lý luận, thực tiễn và lập pháp. Chúng tôi cho rằng, những vấn đề nghiên cứu ở đây là rất cấp thiết và nội dung đã đi 106 vào những vấn đề cụ thể còn vướng mắc để tìm ra các giải pháp hợp lý. Do đó, chúng tôi đã xây dựng mô hình khoa học của tội phạm này với việc sửa đổi, bổ sung Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 và Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản tác giả cũng đề xuất một số giải pháp sau: 1) Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, vừa nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân đồng thời công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cần có sự tham gia của toàn dân. 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao hoạt động điều tra các vụ án sử dụng trái phép tài sản, nâng cao hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, cũng như nâng cao hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. 3) Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công, phòng chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng tài sản sai mục đích. Như vậy, các giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trên cả phương diện xã hội, pháp lý hình sự và cả trên phương diện tội phạm học để nhằm mục đích đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả với hành vi sử dụng trái phép tài sản, từ đó bảo đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng mọi hành vi phạm tội và người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và tránh làm oan người vô tội. Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn và nội dung đề tài còn nhiều vấn đề phức tạp, với khả năng còn hạn chế nhưng tác giả mong muốn được đóng góp kiến thức vào hệ thống lý luận chung của luật hình sự về tội phạm này cũng như nhóm tội xâm phạm sở hữu. Từ đó, tác giả mong muốn góp phần nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xử lý tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà cũng như nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2009), "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu", Tòa án nhân dân, (1), tr. 6-9. 2. Phạm Văn Beo (2011), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 2: Phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Mai Bộ (2007), "Tội sử dụng trái phép tài sản", Tòa án nhân dân, (5), tr. 11-16. 4. Nguyễn Mai Bộ (2010), Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh, lý luận và thực tiễn và 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Nguyễn Kim Chi (2009), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Chí (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 15/5 của Bộ Chính trị về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng, Hà Nội. 108 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 14. Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), "Các định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam", Luật học, (4), tr. 29-30. 16. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Lao động, Hà Nội. 17. Trần Minh Hưởng (Chủ biên), Đỗ Đức Hồng Hà, Trịnh Tiến Việt (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội. 18. Nguyễn Đức Mai (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Anh, Trần Văn Luyện, Trần Quang Tiệp, Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Văn Huấn (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 19. Dương Tuyết Miên (2009), "Các hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 và hướng hoàn thiện", Tòa án nhân dân, (8), tr. 22-23. 20. Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 21. Ngô Thị Huyền Phương (2009), Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 109 23. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập 2: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 26. Quốc hội (1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1985, Hà Nội. 27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 28. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 30. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 31. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2012/HHST ngày 30/3, Hải Phòng. 34. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thống kê kết quả xét xử án hình sự từ năm 2009 đến năm 2013, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Bản án hình sự sơ thẩm số 138/2013/HHST ngày 15/4, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Bản án hình sự sơ thẩm số 104/2013/HHST ngày 22/3, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCABTP ngày 25/12 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội. 38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 110 39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội. 45. Phùng Thế Vắc (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 46. Viện Đại học Mở Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. TIẾNG ANH 49. Barry M. Hager (1999), The Rule of Law, A Lexicon for Policy Makers, The Mansfield Center for Pacific Affairs. 50. David Brown, David Farrier, Neal and David Weisbrot (1996), Criminal Laws, Published in Sydney by the Federation Ress. 51. Sue Titus Reid (1988), Crime and Criminology, Holt, Rinehart and Winton, Isc. 111 [...]... mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 14 Chương 1: Những vấn đề chung về tội sử dụng trái phép tài sản trong luật hình sự Vệt Nam Chương 2: Tội sử dụng trái phép tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn xét xử Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng trái phép tài sản 15... quyền sở hữu về tài sản như hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước,... pháp luật hình sự của các nước khác trên thế giới cũng như các điều ước quốc tế mà nước ta tham gia 1.3 TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI So sánh với Bộ luật hình sự một số nước khác quy định về tội sử dụng trái phép tài sản để thấy những điểm giống và khác nhau về cách giải quyết trong luật hình sự của các nước 34 1.3.1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga Trong luật. .. chính sách hình sự của Nhà nước về tội sử dụng trái phép tài sản, phân tích khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự, lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cũng như so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản * Về... cho người khác chiếm hữu, sử dụng Tuy nhiên, người được chủ sở hữu giao sử dụng tài sản lại dùng chính tài sản này để sử dụng vào mục đích tư lợi cho cá nhân hay lợi ích của một nhóm người và hành vi sử dụng tài sản đó là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự 28 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội sử dụng trái phép tài sản tại Điều 142 của Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu, điều này... quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa cũng bộc lộ nhiều hạn chế Trong đó nổi bật là việc quy định chỉ có tài sản xã hội chủ nghĩa bị sử dụng trái phép mới bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân không bị coi là tội phạm thì trong lần pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 đã... VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1 Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và năm 2013 đã khẳng định tại Điều 15: Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị... theo quy định của pháp luật 27 Hai là, hành vi phạm tội sử dụng trái phép tài sản biểu hiện trực tiếp thông qua việc khai thác giá trị sử dụng của tài sản, nhằm thu về những lợi ích vật chất nhất định cho người đó hoặc nhóm cá nhân Ba là, tội sử dụng trái phép tài sản do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện 1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định tội sử dụng trái. .. đoạt tài sản; Điều 141: tội chiếm giữ trái phép tài sản; Điều 142: tội sử dụng trái phép tài sản; Điều 143: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Điều 144: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước; Điều 145: tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị định lượng nhất định tùy theo quy định của từng tội phạm... những nội dung cơ bản về tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trong cả nước, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập để đề xuất việc hoàn thiện các quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1999, và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội sử dụng trái phép tài sản nói riêng ở nước ta ... ca nú - Ti s dng trỏi phộp ti sn theo lut hỡnh s Vit Nam 3.2 Phm vi nghiờn cu Lun nghiờn cu nhng lý lun v thc tin v ti s dng trỏi phộp ti sn theo lut hỡnh s Vit Nam di gúc phỏp lý hỡnh s, khỏi... trỏi phộp ti sn lut hỡnh s Vit Nam 17 1.1.3 í ngha ca vic quy nh ti s dng trỏi phộp ti sn lut hỡnh s Vit Nam 21 Khỏi quỏt s hỡnh thnh v phỏt trin ca lut hỡnh s Vit Nam t sau Cỏch mng thỏng Tỏm... hỡnh s Vt Nam Chng 2: Ti s dng trỏi phộp ti sn B lut hỡnh s Vit Nam hin hnh v thc tin xột x Chng 3: Hon thin phỏp lut v nhng gii phỏp nõng cao hiu qu ỏp dng quy nh ca B lut hỡnh s Vit Nam v ti

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan