1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khách sạn duyên champa

82 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 5,56 MB
File đính kèm Khách sạn Duyên Champa.zip (5 MB)

Nội dung

Trong thời đại phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, khi mà đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về đời sống của con người ngày càng nâng cao, việc thưởng thức cuộc sống không còn đơn giản như trước nữa. Ví dụ trước kia nhu cầu ăn no mặc ấm là yếu tố quan trọng còn bây giờ là việc ăn no mặc đẹp, một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người trong thời đại ngày nay không chỉ là: hôm nay ăn gì, uống gì, mà là cuối tuần nay chúng ta sẽ đi nghỉ ở đâu. Vì vậy những buổi thăm quan dã ngoại, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi,. . . ngày càng nhiều. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, nhu cầu về công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thư giãn,… ngày càng cao. Trong đó công trình khách sạn là một trong những công trình đáp ứng phần nào nhu cầu của con người hiện nay. Cái duyên đưa tôi biết về văn hóa Champa từ một chuyến du lịch đến Phan Thiết với gia đình vừa ngưỡng mộ, vừa vui sướng khi được xem thấy tận mắt tháp Champa uy nghiêm hùng vĩ, con người Champa nồng hậu hiếu khách, những điệu múa độc đáo, đặc sắc của các Apsara vũ công Cham, được nghe thấy tiếng kèn Saranai réo rắt với năm nốt âm thanh tượng trưng cho năm ngũ quan con người hòa vào tiếng trống Basanung, Ginăng rộn ràng. Mà theo quan niệm của người Cham kèn Saranai, trống Basanung, Ginăng là tượng trưng cho con người và một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hoàn chỉnh. Được tận tay chạm vào những vò bình gốm đặc trưng cho văn hóa mỹ nghệ này. Mà từ trước tới giờ sách báo không thể diễn tả hết. “Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn” (Jawaharlal Nehru) được hình thành, phát triển xoay quanh cuộc sống con người, do con người tạo ra cùng với sự phát triển của xã hội. Văn hóa khai sáng và đưa con người hướng tới tương lai. Đất nước ta có một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Một văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp các sắc màu văn hóa của hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ hình chữ S Việt Nam. Nhưng mỗi dân tộc lại có một sắc thái văn hóa riêng biệt không bị hòa lẫn, mỗi dân tộc là một loài hoa trong vườn hoa đa sắc màu văn hóa Việt. Sự khác biệt đó từ những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nhân tố khác hình thành các vùng văn hóa khác nhau, những đặc thù riêng và sắc màu riêng từng dân tộc. Champa một loài hoa trong vườn hoa văn hóa Việt, một nền văn hóa chiếm vị trí quan trọng, góp một sắc màu đa dạng, độc đáo. Theo suốt chiều dài lịch sử văn hóa Cham ghi lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa từ lâu đời và có ảnh hưởng rất lớn. Văn hóa Champa đã phát triển một nền văn minh rực rỡ, bậc nhất Đông Nam Á suốt gần 15 thế kỷ, có bề dày trên 5000 năm (từ thuở người Champa cổ nền văn minh đồ đá, qua nền văn minh Sa Huỳnh đồ sắt cho đến ngày nay). kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, múa, thổ cẩm,... độc đáo và đặc sắc. Còn riêng bản thân tôi thì chứa nhiều cung bậc cảm xúc khó tả sau chuyến du lịch cùng nhiều ý tưởng. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển hiện đại, thì những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và văn hóa Champa nói riêng cũng phần nào đó bị mai một, pha trộn không còn như xưa. Sắc màu truyền thống có phần biến đổi theo thời gian để phù hợp với thời đại.

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1: Tên đề tài Khách sạn: “Duyên Champa”. 1.2: Lý do chọn đề tài Trong thời đại phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, khi mà đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về đời sống của con người ngày càng nâng cao, việc thưởng thức cuộc sống không còn đơn giản như trước nữa. Ví dụ trước kia nhu cầu ăn no mặc ấm là yếu tố quan trọng còn bây giờ là việc ăn no mặc đẹp, một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người trong thời đại ngày nay không chỉ là: hôm nay ăn gì, uống gì, mà là cuối tuần nay chúng ta sẽ đi nghỉ ở đâu. Vì vậy những buổi thăm quan dã ngoại, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi,. . . ngày càng nhiều. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, nhu cầu về công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thư giãn,… ngày càng cao. Trong đó công trình khách sạn là một trong những công trình đáp ứng phần nào nhu cầu của con người hiện nay. Cái duyên đưa tôi biết về văn hóa Champa từ một chuyến du lịch đến Phan Thiết với gia đình vừa ngưỡng mộ, vừa vui sướng khi được xem thấy tận mắt tháp Champa uy nghiêm hùng vĩ, con người Champa nồng hậu hiếu khách, những điệu múa độc đáo, đặc sắc của các Apsara vũ công Cham, được nghe thấy tiếng kèn Saranai réo rắt với năm nốt âm thanh tượng trưng cho năm ngũ quan con người hòa vào tiếng trống Basanung, Ginăng rộn ràng. Mà theo quan niệm của người Cham kèn Saranai, trống Basanung, Ginăng là tượng trưng cho con người và một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hoàn chỉnh. Được tận tay chạm vào những vò bình gốm đặc trưng cho văn hóa mỹ nghệ này. Mà từ trước tới giờ sách báo không thể diễn tả hết. “Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn” (Jawaharlal Nehru) được hình thành, phát triển xoay quanh cuộc sống con người, do con người tạo ra cùng với sự phát triển của xã hội. Văn hóa khai sáng và đưa con người hướng tới tương lai. Đất nước ta có một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Một văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp các sắc màu văn hóa của hơn 54 dân tộc anh em 1 cùng chung sống trên lãnh thổ hình chữ S Việt Nam. Nhưng mỗi dân tộc lại có một sắc thái văn hóa riêng biệt không bị hòa lẫn, mỗi dân tộc là một loài hoa trong vườn hoa đa sắc màu văn hóa Việt. Sự khác biệt đó từ những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nhân tố khác hình thành các vùng văn hóa khác nhau, những đặc thù riêng và sắc màu riêng từng dân tộc. Champa một loài hoa trong vườn hoa văn hóa Việt, một nền văn hóa chiếm vị trí quan trọng, góp một sắc màu đa dạng, độc đáo. Theo suốt chiều dài lịch sử văn hóa Cham ghi lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa từ lâu đời và có ảnh hưởng rất lớn. Văn hóa Champa đã phát triển một nền văn minh rực rỡ, bậc nhất Đông Nam Á suốt gần 15 thế kỷ, có bề dày trên 5000 năm (từ thuở người Champa cổ nền văn minh đồ đá, qua nền văn minh Sa Huỳnh đồ sắt cho đến ngày nay). Khi nhắc đến Champa người ta thường nghĩ đến tháp Cham biểu tượng huyền ảo mộc mạc mang lại cảm giác nhẹ nhõm, yên bình và sự gần gũi. Bên cạnh đó gắn liền với văn hóa Cham còn có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, múa, thổ cẩm,... độc đáo và đặc sắc. Còn riêng bản thân tôi thì chứa nhiều cung bậc cảm xúc khó tả sau chuyến du lịch cùng nhiều ý tưởng. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển hiện đại, thì những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và văn hóa Champa nói riêng cũng phần nào đó bị mai một, pha trộn không còn như xưa. Sắc màu truyền thống có phần biến đổi theo thời gian để phù hợp với thời đại. Với tôi Champa luôn là đề tài mang nhiều cảm hứng sáng tác nghệ thuật, mang nét đẹp riêng chứa đựng nhiều cảm xúc cho người thiết kế nói chung và người sáng tác nghệ thuật nói riêng, tuy không đủ khả năng xây dựng lại hết, thể hiện lại hết diện mạo của nó. Nhưng vận dụng những gì mình biết để đưa vào thực tế, góp phần nhỏ giữ gìn giá trị truyền thống của loài hoa Champa trong vườn hoa đa sắc màu văn hóa Việt, làm rõ hơn bản sắc văn hóa Việt Nam. Đưa nét văn hóa vào trong không gian nội thất một cách lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, một cách để các thế hệ sau học hỏi biết về văn hóa truyền thống của cha ông để lại từ đó kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó đưa ngành thiết kế nội thất nước nhà phát triển xa hơn trong tương lai. 2 1.3: Phương pháp nghiên cứu đề tài Thiết kế không gian nội thất khách sạn với phong cách của văn hóa Champa. Trước tiên tìm hiểu phong cách của văn hóa Champa, các ứng dụng và tính ưu việt của nó. Thông qua những tài liệu tôi thu thập từ internet, mạng thông tin, mạng xã hội, qua sách báo tạp chí về văn hóa, dân tộc, từ giảng viên, từ bạn bè và qua các bài nghiên cứu trước. Phân tích nhịp điệu không gian dựa trên các đường nét, hình khối, chất liệu, hình dáng, màu sắc, ánh sáng và các vật dụng trang trí, kiến trúc không gian nội thất của văn hóa Champa. Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu sử dụng văn hóa Cham cho công trình. Một không gian thống nhất mang ngôn ngữ đường nét, nhịp điệu. Cùng với việc chú trọng về việc không gian phù hợp với tỉ lệ con người, và tâm lý của khách hàng. Đúc kết những ưu nhược điểm của công trình khi sử dụng lối văn hóa truyền thống này trong thiết kế thành những kinh nghiệm sau này cho các công trình khác. Luận văn hoàn thành vận dụng phương pháp tổng hợp sau đó phân tích so sánh và phủ định,…để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 1.4: Phạm vi nghiên cứu đề tài Đồ án khách sạn “Duyên Champa” Tập trung thiết kế các không gian nội thất sử dụng nét văn hóa Champa cổ của cha ông giai đoạn từ đầu thế kỷ thứ 7 đến cuối thế kỷ thứ 17 ở những giá trị văn hóa tâm linh, quan niệm của họ về triết lý nhân sinh qua những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như qua các lễ hội, các hoa văn thổ cẩm, đền tháp, phù điêu, gốm,…Để tìm ra cảm nhận riêng của bản thân và thể hiện bài nghiên cứu của mình. 1.5: Khả năng ứng dụng của đề tài 1.5.1: Đối với con người 3 Khách sạn: “Duyên Champa” thể hiện trên bộ hồ sơ thiết kế khách sạn H2 Hòn Tre - Nha Trang-Khánh Hòa. Là một địa điểm thích hợp và nhiều thuận lợi để em thể hiện hết ý tưởng của qua bài tốt nghiệp của mình. Nha Trang – Khánh Hòa nói chung và Hòn Tre (hình 1- mục 1.5.1) nói riêng là nơi có địa hình cảnh quan phong phú với nhiều bãi tắm đa dạng với nhiều bãi tắm đa dạng, có phong cảnh đẹp, có điều kiện tự nhiên - lịch sử - văn hóa thuận lợi cho sự phát triển du lịch, nghỉ mát, vui chơi giải trí, tham quan, hội nghị, hội thảo. Khu vực này từ lâu đã trở thành khu vực hấp dẫn không chỉ với khách trong nước mà cả với khách nước ngoài. Nha Trang thành phố du lịch nơi mệnh danh hòn ngọc biển Đông điểm đến lý tưởng với nhiều địa điểm: Đảo Hòn Tre trên Vịnh Nha Trang (Quần thể lịch sinh thái cao cấp Vinpearl), Hòn Mun (nơi có rạng san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam), Hòn Miễu (Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kì lạ), Hòn Tằm (hang Dơi), Hòn Chồng - Hòn Vợ, Đảo yến, chợ Đầm, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi, Viện Hải dương học Nha Trang, biệt thự Cầu Đá, khu phố Tây, Tháp Bà,… Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, sân bay, các khu vui chơi giải trí, các khu thể thao,…được hình thành phục vụ cho du lịch. Trong đó hệ thống cáp treo từ vịnh Nha Trang sang Hòn Tre (tuyến cáp treo Vinpearl). Góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch của nơi đầy. Hòn Tre có nhiều bãi tắm thiên nhiên vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, nơi phát triển du lịch sinh thái với quần thể du lịch sinh thái Vinpearl gồm: khu du lịch Con Sẻ Tre, Vinpearl resort & spa, khu du lịch sinh thái và thế giới nước Vinpearl, công viên văn hóa Vinpearl, công viên văn hóa Hòn Tre, khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, khu biệt thự và sân golf Vinpearl. Từ đó việc xây dựng khách sạn quốc tế với quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn 5 sao ở đây sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn trên, tạo điều kiện thoải mái cho khách du lịch nên có thể thu hút và giữ được khách du lịch có thời gian lưu trú lâu hơn, góp phần đáng kể trong việc phát triển du lịch Hòn Tre nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung. 4 Công trình thiết kế khách sạn “Duyên Champa” nhằm phục vụ cho nhu cầu lưu trú, vui chơi, giải trí, thư giãn cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là những người tìm kiếm cái mới lạ, cái đẹp, thích sự sáng tạo, cách sống mới thỏa mãn những nhu cầu khi mà nền văn minh đang phát triển như ngày nay. Một lối đi mới một trải nghiệm mới qua việc đưa nét văn hóa truyền thống dân tộc vào trong không gian nội thất không những tạo ra nét mới mẻ mà còn góp phần bảo vệ và giới thiệu về những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mang đến cho người sử dụng một trải nghiệm thú vị. Mà ở công trình thiết kế khách sạn “Duyên Champa” là công trình tái hiện nét văn hóa dân tộc Champa, một dân tộc có nền văn minh phát triển rực rỡ, chứa đựng nhiều vẻ đẹp huyền bí. 1.5.2: Đối với người thiết kế Xã hội phát triển, đất nước ngày càng hội nhập với thế giới, nhu cầu một cuộc sống có chất lượng, một không gian sống, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí cao cấp, phù hợp với sở thích,…Đòi hỏi người thiết kế tìm ra những phong cách thiết kế mới tạo ra hướng đi riêng cho mình. Những bí ẩn trong nền văn hóa con người, dân tộc, tự nhiên là những đề tài bất tận mang nhiều cảm hứng cho người thiết kế. Nét văn hóa Cham cũng thế, một vẻ đẹp riêng một bông hoa trong vườn hoa các dân tộc sống trên đất Việt là đề tài nghiên cứu thật sự rất thú vị, nó sẽ giúp nhiều cho công việc sau này của bản thân. Thiết kế khách sạn sẽ giúp cho em có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều ý tưởng hay, độc đáo mà sau này có thể vận dụng nó vào trong công việc một cách tốt nhất. 5 Chương 2: NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 2.1: Giới thiệu chung về loại hình thiết kế - khách sạn Khách sạn là loại hình kinh doanh đặc thù, xây dựng một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị,…Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao (từ 1 đến 5 sao). Và theo các phong cách thiết kế khác nhau về kiến trúc, nội thất, hiện đại và sang trọng do đó thiết kế nội thất khách sạn cũng có nhiều thể loại khác nhau. Khách sạn lả cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến nhất trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, trong xuốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi. Tiêu chuẩn xếp hạng của khách sạn: là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên và đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ. Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở gồm một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn ở các khách sạn sang trọng thì có thể có phòng ngủ và phòng khách riêng và nhiều tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, tivi, mini bar,… Khách sạn thường nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ nghỉ dưỡng hay ở các trung tâm thành phố phục vụ cho các công vụ hay các hoạt động giải trí. Các loại hình khách sạn: - Khách sạn thương mại (Commercial hotel): tập trung ở các thành phố lớn, các khu trung tâm thương mại, khách chủ yếu là thương nhân, khách du lịch, với thời gian lưu trú ngắn hạn. - Khách sạn sân bay (Airport hotel): gần các sân bay quốc tế, đối tượng là nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa,…thời gian lưu trú ngắn hạn - Khách sạn bình dân (Hostel/Inn): không nằm trong trung tâm thành phố, nằm gần các bến xe, nhà ga,…với các tiện nghi tối thiểu, khách bình dân, túi tiền vừa phải. 6 - Khách sạn song bạc (Casino hotel): Cung cấp các dịch vụ và nhu cầu vui chơi, giải trí, cờ bạc,…được xây dựng lộng lẫy cùng với các trang thiết bị cao cấp. Đối tượng khách có nhu cầu giải trí cờ bạc các loại, thời gian lưu trú ngắn. - Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Ở vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lung,…Đối tượng khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, nghỉ bệnh,…với thời gian lưu trú ngắn hạn. - Khách sạn căn hộ (Suite hotel/ apartment): Ở các thành phố lớn, các loại phòng với diện tích lớn, đầy đủ các tiện nghi như một căn hộ (với các phòng chức năng như: phòng ăn-khách-ngủ-bếp). Đối tượng là khách du lịch theo dạng gia đình, các chuyên gia đi công tác dài hạn có gia đình đi cùng, với thời gian lưu trú dài hạn. - Nhà nghỉ ven xa lộ (Motel): Có nhiều ở nước ngoài, thường trên các đường cao tốc. Khách du lịch bằng xe mô tô, xe hơi, khách có thể đậu xe trước cửa phòng mình, chủ yếu là chỗ ở qua đêm, ngắn hạn. Khách sạn “Duyên Champa” dựa trên hồ sơ kiến trúc khách sạn H2 nằm trong khu Resort cao cấp Hòn Tre (Nha Trang- Khánh Hòa), thuộc dạng khách sạn nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao. 2.2: Những nghiên cứu khác liên quan đến đề tài Con người là tổng thể trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy khi nghiên cứu về con người chúng ta phải nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ. Cũng như khi chọn đề tài: Khách sạn “Duyên Champa” làm đề tài nghiên cứu thì phải xem xét dưới nhiều góc độ để có thể có cái nhìn tổng quan nhất. 2.2.1: Tiềm năng du lịch ở Khánh Hòa 2.2.1.1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Cách Hà Nội 1.280km, cách TP.Hồ Chí Minh 448km, nằm trên trục giao thông Bắc Nam, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. 7 Đã tạo nên một vị trí rất thuận lợi cho Khánh Hòa mà ít địa phương nào trong nước có thể có được. Cụ thể: Cấu trúc địa chất và hình thái địa hình: Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển xanh trong, không có loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Là một tỉnh nằm sát dãy Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400km2, chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi xuốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Cấu tạo đĩa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá Granit và Rionit, đaxit có nguồn gốc mắc ma xâm nhập hoặc phún kiểu xuất mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có hai chu kỳ tạo sản inđôxi và kimeri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, rionit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khí hậu: Khánh Hòa là một tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. Chế độ khí hậu ở Khánh Hòa quy định các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở vào phía Nam từ Ghền Đá Bạc trờ vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. 8 Thường chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào tháng 2, tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hằng năm có tới 2600 giờ nắng. Với hơn 10 tháng chan hòa ánh nắng trong năm, làm cho cảnh quan thiên nhiên đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn. Nhiệt độ trung bình hằng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và SaPa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhìn chung, xét về góc độ đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi thì hoạt động du lịch Khánh Hòa sẽ kém thuận lợi hơn vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12. Đất đai: Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Những dãy núi cao nhấp nhô chạy ra biển Đông tạo thành các kì quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió. 9 Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không. Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba,... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun,... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển (đồng bằng mài mòn, đồng bằng bồi tụ...). Đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên du lịch biển, đảo, lợi thế về vị trí địa lý. Bên cạnh đó Khánh Hòa còn có lợi thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch với sự có mặt của nhiều công ty tập đoàn du lịch lớn trên thế giới như: Novotel, Vinpearl, Ana Mandara,... Đặc biệt là các tập đoàn khách sạn cao cấp như Sheraton, Sofitel điều này chứng minh Khánh Hòa là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo. 2.2.1.2: Tài nguyên du lịch nhân văn 10 Hòn Tre được xem là vùng du lịch sinh thái cao cấp trọng điểm hiện nay của Nha Trang-Khánh Hòa. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có Nha Trang mệnh danh thành phố biển cùng với nhiều đi tích lịch sử, thắng cảnh danh lam tuyệt đẹp như tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, lầu Bảo Đại, Hòn Chồng, Hòn Yến, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Bãi TRũ - Đầm Già,… Các di tích lịch sử kiến trúc: Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Viện Hải dương học, bảo tang tỉnh Khánh Hòa, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm bác sĩ Alexander Yersin, Di tích Am Chúa, Bộ Đàn đá Khánh Sơn,…Hệ thống các di tích này thích hợp với các loại hình du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu. Các lễ hội dân gian: Lễ hội nghinh cá Ông, lễ hội tháp bà PoNagar, lễ hội Am Chúa,…được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, là những yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tâm linh, thăm quan, vãn cảnh. Các sự kiện đặc biệt: Các sự kiện đặc biệt được tổ chức tại địa phương như : Hội nghị tư vấn giữa kì các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, Hội nghị chuyên viên tài chính AFEC, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ nhất (2007), liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới năm 2008 và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ 2 (2010),…là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch. Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất trong vịnh Nha TRang với diện tích trên 3000 ha, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km là nơi hội tụ tất cả những lợi thế về mặt tự nhiên và xã hội của thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung: vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hòa, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Theo quy hoạch thì gồm hai khu vực chức năng: Khu Vũng Me- Bãi Trũ - Đầm Già-Bãi Rạn và khu Đầm Bấy. Trong đó Khu Vũng Me- Bãi Trú- Đầm Già - Bãi Rạn là một quần thể du lịch sinh thái cao cấp với hạt nhân là Vinpearl. Khu Đầm Bấy là khu làng du lịch sinh thái hoàn chỉnh với các khu nghỉ dưỡng, trung tâm văn hóa - thương mại, và 11 đặc biệt là các khu dân cư du lịch sinh thái được phát triển từ các khu dân cư hiện có tại Đầm Bấy và Bích Đầm. Với tiêu chuẩn tiện nghi ở Đầm Bấy thì ở mức thấp hơn so với quần thể du lịch cao cấp tại khu Vũng Me - Bãi Trú - Đầm Già - Bãi Rạn, nhưng có nhiều nét đặc trưng riêng ở việc hoạt động du lịch có sự tham gia tích cực của các hộ dân cư một cách có tổ chức dưới hình thức các khu dân cư du lịch sinh thái đảm bảo các vấn đề: - Kiểm soát sự phát triển của các khu dân cư, giữ gìn cảnh quan tự nhiên và vệ sinh môi trường. - Nâng cao đời sống cho cư dân bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch sinh thái. Góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho cư dân thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch một cách tổ chức. - Một mô hình du lịch mang sắc thái riêng, thân thiện với môi trường tự nhiên và xã hội hiện có. Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, địa lý trong mối quan hệ với các đối tượng là việc làm không thể thiếu của người họa sĩ thiết kế nội thất. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đẩy sâu ý tưởng thiết kế hay cái hồn riêng của bài thiết kế. Từ những đặc điểm về địa hình và khí hậu của tỉnh Khánh Hòa nói chung và với Hòn Tre nói riêng đã kể trên dẫn và hướng tôi đến ý tưởng thiết kế khách sạn “Duyên Champa” với mong muốn đem lại một không gian lưu giữ một phần nào đó nền văn hóa văn minh Champa mộc mạc, gần gũi hòa mình với thiên nhiên mà không kém phần sang trọng và thỏa mãn những nhu cầu giải trí cho du khách. Một không gian mới và thú vị nhưng không kém phần sang trọng tô điểm thêm nét văn hóa cho thành phố du lịch. 2.2.2: Thực Trạng du lịch ở Khánh Hòa 2.2.2.1: Khách du lịch Cùng với sự tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa cũng gia tăng đáng kể, hoạt động du lịch Khánh Hòa đã từng bước phát triển với tốc độ trung bình và ổn định. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 1999-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm 16,8%. Khách du 12 lịch quốc tế đạt 15,4% giai đoạn 1999-2004 và đạt 22% từ 2004-2010. Khách du lịch nội địa đạt 18,2% giai đoạn 1999-2010. Như vậy các năm qua lượt khách du lịch tại Khánh Hòa có sự tăng trưởng đáng kể, kể cả khách trong nước và nước ngoài. Quần thể du lịch sinh thái cao cấp Hòn Tre đưa vào hoạt động cuối năm 2006. Mang tên Hòn Ngọc Việt với hạt nhân là Vinpearl, số lượng khách du lịch đến Hòn Tre ngày càng tăng đặt ra cho ngành Du lịch Khánh Hòa nói chung và Hòn Tre nói riêng, phải có chính sách đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch,… để giữ chân khách quốc tế lưu lại dài hơn. 2.2.2.2: Doanh thu từ du lịch Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch qua các năm khá cao (hình 2 - mục 2.2.2.2), (hình 3 - mục 2.2.2.2)cụ thể năm 2002 doanh thu du lịch chỉ có 297.273 triệu đồng đã tăng lên 643.136 triệu đồng năm 2005, năm 2009 đạt 1.562.561 triệu đồng và đến năm 2010 đạt 1.880.000 triệu đồng. Năm 2005 và năm 2008 có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất 41,03% và 31,81%. Từ Tổng doanh thu năm 2008 là 1.353.354 triệu đồng đạt 112,7% chỉ tiêu kế hoạch; năm 2009 là 1.562.561 triệu đồng đạt 100,2% kế hoạch; năm 2010 là 1.880.000 triệu đồng đạt 120, 32% so với kế hoạch. Trong giai đoạn này có sự đóng góp không nhỏ của quần thể du lịch sinh thái Hòn Tre - Vinpearl giúp ngành du lịch Khánh Hòa đạt những thành tựu nhất định, doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng cao vượt chỉ tiêu kế hoạch của năm, góp phần phát triển ngành du lịch của Việt Nam. 2.2.2.3: Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch Đều tăng qua các năm (hình 4 - mục 2.2.2.3), (hình 5 - mục 2.2.2.3) với tốc độ tăng bình quân trên 12% năm, số phòng lưu trú cũng tăng liên tục qua các năm. So với năm 2003, thì số phòng lưu trú đến cuối năm 2010 đã tăng gấp 3 lần, từ 4260 phòng (2003) lên 11.500 phòng (2010). Năm 2010 tổng số lưu trú đã được thẩm định, phân loại và xếp hạng là 303 cơ sở trong đó: 4 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao, 13 khách sạn 3 sao, 63 khách sạn 2 sao, 93 khách sạn 1 sao, 126 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu. 13 Trong khi đó tổng số cơ sở lưu trú được xếp hạng năm 2003 là 152 cơ sở, trong đó: 7 khách sạn 3 sao, 33 khách sạn 2 sao, 53 khách sạn 1 sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Từ các số liệu trên cho thấy chất lượng cơ sở lưu trú được tăng lên hằng năm. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế số lượng còn rất ít chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng vui vui chơi, giải trí hiện đại, đa dạng hóa các loại hình du lịch để hấp dẫn khách du lịch nước ngoài không lưu giữ được khách du lịch lưu lại dài ngày. Vì thế cần phải đầu tư hơn nữa để Khánh Hòa - Nha Trang nói chung và Hòn Tre nói riêng xứng đáng là địa điểm được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao, xứng tầm Hòn Ngọc biển Đông. 2.2.2.4: Những vấn đề cụ thể về con người Ngành du lịch là ngành tổng hợp liên quan đến nhiều ngành dịch vụ khác của nền kinh tế. Do vậy khi đầu tư vào ngành này thì sẽ có tác động phát triển tới các ngành khác, trong đó đặc biệt là khách sạn và các dịch hỗ trợ khác. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở nước ta còn phân tán và đơn điệu, mới chỉ tập trung xây dựng các khách sạn. Mặc dù tổng số khách sạn phục vụ là rất lớn nhưng việc xây dựng các khách sạn, các khu du lịch này cũng được tính toàn kỹ cả về quy hoạch lẫn thiết kế nên dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, phá vỡ cảnh quan, môi trường. Do vậy, để thu hút khách du lịch, cần phải đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mà cụ thể là chất lượng của khách sạn. Tiềm năng du lịch của nước ta là đa dạng và phong phú nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo, nâng cấp để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh, có quy mô, tầm cỡ. Do vậy, cần phải tìm ra thế mạnh, cách đi riêng để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Sức hấp dẫn của du lịch là ở tính mới lạ, độc đáo, riêng biệt, chất lượng khách sạn, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, trong đó các phương tiện vận chuyển, chất lượng hướng dẫn viên, lễ tân, chất lượng tua, tuyến,… là mối quan tâm hàng đầu, là trọng tâm công tác trong năm 2001 và mãi về sau của du lịch Việt Nam. Riêng với Khánh Hòa, trong cơ cấu kinh tế ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng đột biến trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, du lịch Khánh Hòa và ở Hòn Tre - Nha Trang nói riêng đang đứng trước 14 thực tế các khu vui chơi giải trí, tham quan chưa được đầu tư đúng mức còn nghèo nàn về nội dung, chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa được đáp ứng cao nhìn chung thì việc khai thác tài nguyên du lịch chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định hướng phát triển lâu dài, chức năng của từng điểm và cụm du lịch gây ô nhiễm môi trường nước biển và bờ biển. Đây là sự cản trở lớn trong việc đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành du lịch Khánh Hòa . Nhận thức được tầm quan trọng của sự thiêu hụt các cụm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn, chất lượng cao. Cuối năm 2006, khu liên hợp giải trí và du lịch Vinpearl Land nằm gọn trên đảo Hòn Tre đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của khách du lịch. Vinpearl Land gồm Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, công viên giải trí, khu mua sắm, sân gôn, khu resort, khu du lịch thế giới biển với chất lượng quy mô tầm cỡ thế giới. 2.3: Tổng quan chung về văn hóa Champa 2.3.1: Giới thiệu về không gian văn hóa Champa Từ một hai thế kỷ đầu trước công nguyên cho đến thế kỷ 17-18, trên dải đất miền Trung Việt Nam hiện tại, chủ yếu là Đèo Ngang cho đến Hàm Thuận, nhiều thời bao gồm cả Tây Nguyên, đã nảy sinh, phát sáng rực rỡ rồi lại tắt dần một nền văn minh độc đáo, văn minh Champa. Mà các nhà sử sách Trung Hoa, Đại Việt gọi bằng những tên Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành với các miền lãnh thổ, cũng có thể là các tiểu quốc xuất hiện trong sử sách Hoa Việt với những cái tên Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Châu Ô, Châu Lý, Chiêm Động, Cổ Lũy, Thy Bị, Thượng Nguyên, Bôn đà lãng,…hay trong bia ký Phạn - Cham với những cái tên Champapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga, Virapura, … Champa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh. Qua các nghiên cứu đồ đất nung, đồ thủ công và các đồ tùy táng,… đã phát hiện thấy sự chuyển đổi liên từ những địa điểm khảo cổ ở động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Nền văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi 15 các nền văn hóa khác như Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ Đồng. Phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ gắn với núi rừng Tây Nguyên rậm rạp, bao la. Phía Đông là biển lớn chập trùng. Kẹp giữa núi và biển là dải đất đồng bằng nhỏ hẹp chạy dài ven biển do các con sông có nguồn gốc từ dãy núi phía Tây chảy về biển tạo thành. Do kiến tạo địa chất, không gian văn hóa Cham chia thành nhiều tiểu vùng ngăn cách bởi những dải Hoành Sơn tỏa từ dãy Trường Sơn đâm ngang xuôi ra biển theo hướng Đông – Tây tạo thành. Địa hình vùng đất chia làm nhiều tiểu vùng chính: - Phía Bắc là vùng Quảng Binh – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được giới hạn bởi dãy núi Hoành Sơn với Đèo Ngang hiểm trở phân giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ở phía Bắc. Phía Nam ngăn cách là dãy núi cao trùng điệp với đèo Hải Vân cao ngất. - Tiếp đến là vùng đất Quảng Nam – Quảng Ngãi với phía Bắc là đèo Hải Vân, phía Nam ngăn cách là đèo Bình Đề với vùng đất Bình Định. Đây là vùng đất có dải đồng bằng với diện tích lớn nhất miền Trung .Nằm giữa vùng đất là tỉnh Bình Định hiện nay với giới hạn phía Bắc là đèo Bình Đề, phía Nam là đèo Cù Mông cao ngất. - Tiếp đến là vùng đất Phú Yên với đèo Cù Mông phía Bắc và đèo Cả hiểm trở phía Nam. Vùng đất Khánh Hòa ngày nay nằm gọn trong bồn địa với đèo Cả ngăn phía Bắc, núi Tà Lưỡng ngăn phía Nam, nơi đây là vùng đất với những dải đồng bằng hẹp chạy ven biển trên các triền sông lớn xen giữa là những dải núi non hùng vĩ. Nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm trầm hương trong lịch sử nên còn được gọi là “Xứ Trầm Hương”. Từ núi Tà Lưỡng trở vào là dải đồng bằng cồn cát ven biển thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, ngăn cách với vùng đất Đông Nam Bộ là con sông Đồng Nai hình thành nên ranh giới tự nhiên. Nơi đây được coi là vùng có khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp khô hạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao. 16 Có thể thấy, toàn bộ dải đất miền Trung có địa hình chung, phía Tây là khối Trường Sơn, tiếp theo là các dải đồi thấp chiếm hầu hết diện tích, tiếp đến là các đồng bằng duyên hải. Phía Đông là biển lớn, ngoài biển mỗi vùng có hệ thống đảo liên quan. Mặc dù có những tính chất chung như trên, nhưng do sự chia cắt của địa hình, trong lịch sử mỗi vùng đất lại tồn tại như một khu riêng biệt với đầy đủ địa hình sông ngòi, đồng bằng, trung du, miền núi, nghiêng từ Tây sang Đông tạo nên vùng đất tách biệt nhau. Mối liên hệ chủ yếu giữa các vùng là thông qua đường biển, còn đường bộ thì ít thuận lợi để có sự qua lại mật thiết với nhau bởi sự chia cắt của những dải núi ngang sừng sững. Địa hình mỗi tiểu vùng nhìn chung cho thấy không gian kín của mỗi vùng, nhưng có không gian mở chung ra biển. Mỗi vùng lại có con đường riêng gắn bó với vùng đất Tây nguyên giàu có và rộng lớn. Như Quảng Nam là sông Thu Bồn, Quảng Ngãi là đường bộ đèo Violac, Phú Yên là hệ thống sông Đà Rằng, Nha Trang (Khánh Hòa) là đèo Phượng Hoàng, Bình Thuận là hệ thống sông Dinh,… Những yếu tố địa lý nêu trên trong quá trình lịch sử đã chi phối quan trọng sự hình thành và phát triển của văn hóa Champa, tạo nên những vùng văn hóa đa dạng, trên nền tảng một nền văn hóa thống nhất, kéo dài theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc Cham cho đến ngày nay. 2.3.2: Giới thiệu lịch sử văn hóa Champa 2.3.2.1: Hoàn cảnh ra đời Trong quá khứ, trên dãi đất chữ S Việt Nam này, có sự tồn tại của một nền văn minh Champa: Vương quốc Champa, một nền văn minh độc đáo thuộc miền trung ngày nay. Hiện tại tuy đã bị sát nhập vào nước Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn hóa này, trong quá khứ hay hiện tại, với tổng thể văn hóa Việt, văn hóa đa sắc màu với hơn 54 dân tộc khác nhau. Nhất là văn hóa tộc người Champa có ảnh hưởng rất lớn. Văn hóa champa đã phát triển một nền văn minh rực rở, bật nhất Đông Nam Á (suốt gần 15 thế kỷ từ thời đồ sắt cho đến ngày hôm nay). Nền văn minh còn bỏ ngỏ, đậm bản sắc và văn hóa của nền văn minh champa, giờ đã chôn chặt vào lòng đất khô cằn, bão lũ miền trung, đầy nhân bản và nhân văn. 17 Trải dài hàng ngàn năm lịch sử, thăng trầm trong vinh quang, khổ đau, tủi hờn rồi thất bại. Họ bắt đầu hình thành sự khác biệt dù rằng họ cùng một nguồn cội và có chung dòng máu, thế kỷ. Bởi quá trình tồn tại, định hình lịch sử và văn hóa phát triển, có bề dày đáng kể trên 5000 năm. Từ thuở, người champa cổ nền văn minh Bàu Trá đồ đá, qua nền văn minh sa huỳnh. Lịch sử Champa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ năm 192 và kết thúc vào năm 1832. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Champa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn. Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính: - Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá. - Các văn bản còn lại bằng tiếng Cham và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá. - Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại. Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Cham bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 công nguyên. Lúc này người Cham đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ 18 của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng. 2.3.2.2: Quá trình hình thành và phát triển Trên dải đồng bằng ven biển miền Trung, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nền văn hóa vật chất đặc trưng gọi chung là văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa thuộc giai đoạn Sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ở ven biển miền Trung và miền Nam, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến đầu Công nguyên. Gần đây khảo cổ học đã chứng minh văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) thuộc giai đoạn Hậu kỳ đá mới là tiền thân của văn hóa Sa Huỳnh. Từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở miền Bắc, từ Bàu Tró đến Sa Huỳnh ở miền Trung và miền Nam là những tuyến văn hóa có cùng nguồn gốc xa xưa và phát triển song song với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo nên nhiều nét gần gũi, tương đồng. Với trình độ Sa Huỳnh, nhóm cư dân này đã bước vào thời kỳ hình thành xã hội có giai cấp và Nhà nước. Văn hóa Champa có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh nhưng trên bước đường phát triển đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt và rất sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ. Khi mới lập nước, quý tộc Chăm đã tiếp thu và sử dụng ngay hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền cho vương quyền mình. Người Cham xưa tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là Inđra, vị thần chủ của các thần. Họ cũng sùng bái các thần Ấn giáo như là bộ ba Bơrama, Visnu, Silva, và tiếp thu cả đạo Phật thuộc phái Đại thừa. Về chữ viết, chữ Phạn (sanskrit) - một văn tự cổ của Ấn Độ cũng được tiếp thu cải biến thành chữ Cham và được sử dụng rất sớm ở Champa (đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ II - VIII). Triều đình Champa đã lấy các từ Ấn Độ thậm chí các địa danh Ấn Độ để đặt tên nước, tên châu, tỉnh và kinh đô của mình như Champa, Amaravati (vùng bắc Champa), Sinhapura, Inđrapura, Vigiaya,...Các công thức văn bia chữ Phạn, các điển tích tôn giáo và 19 văn học Ấn Độ cũng được các vua chúa, các học giả Champa lĩnh hội và sử dụng rất rộng rãi. Người Cham còn tiếp thu và sử dụng lịch Ấn Độ trong sản xuất và đời sống. Đó là hệ thống lịch saka, áp dụng ở miền Bắc Ấn Độ từ ngày 3 tháng 3 năm 78 và được phổ biến sang nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Champa. Người ta cũng tính thời gian theo chu kỳ 12 năm, mỗi năm 12 tháng và cũng lấy các con thú làm biểu tượng cho mỗi chu kỳ (giống như lịch can chi của Trung Quốc). Đây cũng là hệ thống âm lịch, nên người ta dựa vào tuần trăng để chia một tháng ra 2 tuần và mỗi tuần có 7 ngày. Các công trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtíp kiến trúc của Champa cũng đều học tập của Ấn Độ. Mỹ Sơn (Quảng Nam) là khu di tích Cham nổi tiếng gồm gần 70 đền tháp xây dựng vào nửa sau thiên niên kỷ I, đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tuy vậy, không phải văn hóa Ấn Độ đã mang vào Champa một cách nguyên vẹn, rập khuôn, mà trong thực tế tất cả những hình thức văn hóa đó đều đã được gia giảm và thể hiện theo kiểu Champa. Nhưng ta vẫn có thể nhận thấy tháp đền Champa có những dáng vẻ riêng. Nghệ thuật kiến trúc và tạc tượng thế kỷ VII - X rất sinh động và độc đáo. Chữ viết mặc dù vay mượn từ chữ Phạn nhưng người Cham lại sáng tạo thành chữ Cham cổ. Trong vương quốc Champa, âm nhạc, ca múa đặc biệt phát triển. Người Cham đã giữ rất lâu bền một số phong tục cổ truyền như ăn trầu, nhuộm răng đen, coi trọng phụ nữ, tục thờ cúng tổ tiên, tục hỏa thiêu người chết và chôn tro xương trong các mộ vò. Trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống là bộ lạc Cau (vùng từ Phú Yên đến Phan Thiết) và bộ lạc Dừa (vùng từ Quảng Nam đến Bình Định). Vào khoảng đầu Công nguyên, từ hai bộ lạc Cau và Dừa, vương quốc cổ Champa đã ra đời và phát triển. Lúc đầu, bộ lạc Cau đã thành lập một tiểu quốc riêng của mình ở khu vực phía nam đèo Cù Mông, gọi là tiểu quốc miền Nam, sau có tên là Panđuranga. Tiểu quốc này phát triển độc lập qua nhiều thế kỷ và ngày càng có nhiều quan hệ chặt chẽ với các tiểu quốc lân cận. Ở khu vực bộ lạc Dừa, vào cuối thế kỷ II, nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm nổi dậy đánh phá châu thành, giết chết Thứ sử Chu Phù (năm 190), khiến cho trong nhiều năm Trung Quốc không thể lập nổi quan cai trị ở đây. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Khu Liên được tôn lên làm vua và lập ra nước Lâm ấp. 20 Về lịch sử của vương quốc Champa giai đoạn từ khi mới thành lập đến thế kỷ X, trên đại thể, có 3 vương triều kế tiếp nhau: - Vương triều Gangaragia (cuối thế kỷ II - đầu thế kỷ VIII) đặt kinh đô ở Trà Kiệu (Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). - Vương triều Panđuranga (giữa thế kỷ VIII - giữa thế kỷ IX), kinh đô thường đặt chủ yếu tại Phan Rang (Ninh Thuận), nhưng Nha Trang (Khánh Hoà) là nơi thờ cúng chính. - Vương triều Đồng Dương (Inđrapura), giữa thế kỷ IX- cuối thế kỷ X, đặt kinh đô ở làng Đồng Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam). Vương quốc cổ Champa nằm trên khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ là vùng có nhiều sản vật, khí hậu thuận lợi cho cây cối và các loài động vật sinh sôi nảy nở (hình 6 - mục 2.3.2.2). Người dân ở đây lấy sản xuất nông nghiệp là nghề chủ yếu. Lúa tuy không nhiều, nhưng bù vào đó là rất nhiều loại rau quả và hoa màu. Vương quốc Champa là vùng có nhiều lâm sản và khoáng sản nổi tiếng như gỗ trầm hương (kỳ nam hương), vàng, bạc, đá quý. Sản xuất thủ công nghiệp khá phát triển, trong đó nổi bật nhất là các nghề dệt, nghề chế tạo đồ đựng, nghề làm đồ trang sức và vũ khí bằng kim loại, nghề đóng gạch và xây dựng. Ngoài ra, nghề đóng thuyền và đi biển cũng phát triển mạnh. Đặc biệt, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm đạt tới trình độ rất cao. Xã hội người Cham ở vương quốc Champa cổ là xã hội của cư dân sản xuất nông nghiệp và quan hệ chủ yếu trong xã hội cũng là những quan hệ về ruộng đất, về chế độ sở hữu và các hình thức sử dụng ruộng đất đó. Vua là nhân vật chuyên chế, có uy quyền tuyệt đối, nhưng chưa thấy sự xuất hiện các lãnh địa riêng của nhà vua, cũng hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ các quý tộc và quan lại có lãnh địa riêng hay có ruộng đất riêng. Một khi không thấy có sở hữu ruộng đất lớn của vua và quý tộc - quan lại thì ta có thể nghĩ rằng hầu hết ruộng đất đều do người nông dân giữ và canh tác. Ruộng đất ở đây vẫn được coi là ruộng đất chung của công xã. Người nông dân vẫn sống theo từng làng (tức công xã) và có thể làng đã giao ruộng đất cho từng gia đình nông dân công xã canh tác. Công xã là nơi duy trì các mối quan hệ cộng đồng và thân tộc trong 21 đời sống kinh tế và tinh thần. Quá trình phân hóa và phát triển của xã hội diễn ra tương đối chậm. Xã hội Champa cổ đã sớm hình thành tầng lớp nô lệ. Nô lệ phục vụ trong các gia đình quý tộc và đền miếu, trong những công việc và phạm vi mà người ta không thể cưỡng bức lao động của nông dân công xã. Nô lệ đã trở thành một thành phần không thể thiếu của cơ chế xã hội Champa cổ. Như vậy, xã hội Champa mang những đặc trưng cơ bản của khu vực Đông Nam Á. Trong tình hình kinh tế và sự phân hóa xã hội như thế, vương quốc cổ Champa tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ dưới một bộ máy chính quyền không ngừng được củng cố với ý thức thâu tóm chặt chẽ toàn bộ lãnh thổ và quyền chuyên chế của vua đã được tăng cường đến mức cực đoan. Giúp việc cho vua có cả một bộ máy gồm các quan ở trung ương và địa phương. Vương quốc Champa cổ chú trọng xây dựng và phát triển quân đội làm hậu thuẫn cho chính quyền. Quân đội Champa đông tới 4-5 vạn người, được cấp lương bằng hiện vật như quần áo, thóc gạo,...Ngoài bộ binh, họ còn có kỵ binh, tượng binh và thủy binh với lực lượng mạnh. 2.3.3: Đặc điểm của văn hóa Champa Tên gọi khác: Chàm, Chiêm thành, Hroi Nhóm ngôn ngữ: Malayô - Pôlinêxia. Dân số: 99.000 người. Cư trú: Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Cham; tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi. Đặc điểm kinh tế: Đồng bào Cham sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Đồng bào Cham biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông .Trước kia, người Cham không trồng cây trong làng. Tổ chức cộng đồng: Đồng bào có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Cham có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. 22 Hôn nhân gia đình: Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Cham qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị. Nhà cửa: Nhà cửa của đồng bào hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của các cư dân Malayô - Pôlinêxia nào khác. Nói đến nhà ở của người Cham ở Bình Thuận thì cái nhà chưa phải là cái đáng quan tâm nhất, mà là một quần thể nhà trong một khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình dạn vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn. Bộ khung nhà của người Cham ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột (không có kèo). Nếu là vì năm cệt thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo. Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sàn, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, của nhà, kho,...Với các nhà khách hình thức bố cục này hầu như vẫn được giữ lại. Khác chăng chỉ là hiên của nhà thang yơ được giữ lại. Khác chăng chỉ là cái hiên của nhà thang yơ được bưng kín để kê phản, bàn ghế,...Đó là nói về nhà người Cham ở Bình Thuận, còn nhà người Cham ở miền Nam lại rất khác. 2.4: Ứng dụng của văn hóa Champa vào không gian nội thất Văn hóa Chăm-pa được sử dụng từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, đình, chùa, các khu nghỉ dưỡng. Trong thiết kế nội thất nó được xây dựng rất nhiều với nhiều loại công trình khác nhau, mỗi một công trình đều mang lại vẻ đẹp riêng. Sử dụng màu sắc hài hòa và mang nét đặc trưng, hoa văn và những điêu khắc kết hợp với nhau tạo nên những đường khối và hình dáng của văn hóa Chăm-pa. 2.5: Cộng đồng dân cư Con người là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đối tượng và khách thể phương án thiết kế khách sạn “Duyên Champa”. Tìm hiểu con người thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên, nhân văn của vùng đất, và các địa danh nơi đối tượng tồn tại. 23 Cộng đồng dân cư là nền tảng văn hóa của địa phương mà đối tượng sáng tác tồn tại. Đòi hỏi người họa sỹ thiết kế phải nghiên cứu sâu phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, qua đó hiểu hơn nét văn hóa đặc sắc của địa phương đó. Công trình được thiết kế nhằm phục vụ đời sống cho mọi người, cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là những người muốn tìm được cái đẹp,thích sự sang tạo, phong cách và cách sống mới, để thỏa mãn cho nhu cầu này là một định hướng ngày càng được mở rộng. 2.6: Giới thiệu về hồ sơ thiết kế kiến trúc Khách sạn H2 Hòn Tre - Nha Trang thuộc quần thể du lịch sinh thái cao cấp Vinpearl. Là khách sạn 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tòa nhà lớn có cấu trúc hiện đại gồm 6 tầng cao trên 22m, tọa lạc trên mặt bằng lên đến11000m2, nằm giữa hai quả đồi ở đảo Vinpearl (Hòn Tre) và mặt trước hướng ra biển đông. Đây là khu nhà mới được xây dựng nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế và mọi miền trong nước về thăm quan du lịch nổi tiếng Vinpearl land. Khách sạn H2 có 255 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong đó có 1 phòng cao cấp hướng núi, 11 phòng cao cấp hướng biển, 90 phòng sang trọng hướng biển, 113 phòng hướng núi và 40 phòng gia đình. Khuôn viên khu khách sạn H2 nằm liền kề với khách sạn Sofitel Vinpearl H1, nhìn ra bãi biển tuyệt đẹp Hòn Tre và cảnh quan khu vực hồ bơi lớn nhất Đông Nam Á, với tổng vốn đầu tư 122 tỷ đồng. Ngoài ra, khu khách sạn này còn có 2 nhà hàng sang trọng là Buffet Orchid và Pearl Restaurant, phòng tập thể dục với trang thiết bị hiện đại, cùng 2 quầy bar, phòng họp đạt tiêu chuẩn. Được mệnh danh là thiên đường của miền nhiệt đới Vinpearl Land thường xuyên được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, chính trị lớn của cả nước như thi Hoa Hậu hay là sao mai điểm hẹn và các lễ hội khác. Khu nhà H2 gồm ba khu chính là khu A, Khu B, Khu C, mỗi khu gồm 6 tầng và có một cầu thang bộ, riêng khu B có cầu thang máy (hình 7 - mục 2.5). Tầng trệt của cả khu A bố trí các phòng máy, phòng ăn VIP, phòng ăn nhân viên, phòng kỹ thuật, phòng họp, phòng bảo vệ, phòng internet, và các kho hàng,…Khu B bố trí khu lễ tân, khu gia đình trẻ em, cầu thang máy, cầu thang bộ khu vệ sinh. Khu C bao gồm các kho hàng, bếp, nhà hàng, khu vệ sinh và phòng tủ điện. Tầng 1: Khu A bố trí các phòng nghỉ cho du khách bao gồm 22 phòng và cầu thang nằm ở giữa. Khu B có các quầy bar và sảnh chờ của cầu thang máy và phòng tập thể dục rộng 147,8m2. Khu C có phòng đặt máy và các phòng nghỉ. 24 Tầng 2, 3, 4 của khách sạn có diện tích như nhau và chủ yếu là các phòng nghỉ cho khách du lịch và các tổ chức đoàn thể. Tầng áp mái bố trí các máy Chiller làm lạnh nước và các AHU (Air Handling Units), và quạt gió cấp và gió thải của khách sạn. 2.7: Giới thiệu khái quát về phong cách Champa trong thiết kế Văn hóa Champa là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Cham. Khi nhắc đến Champa người ta thường nghĩ đến các khối kiến trúc các đền tháp bằng đất nung với màu đỏ sẫm của địa phương (hình 8 - mục 2.6), phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp thường là hình vuông với không gian bên trong chật hẹp và có cửa duy nhất mở về hướng Đông. Trần được cấu tạo là vòm cuốn, trong lòng tháp được đặt một bệ thờ thần bằng đá. Bên ngoài của tháp các hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh, được chạm khắc đẽo gọt công phu. Với việc thể hiện kiến trúc Cham trong công trình nghiên cứu khách sạn “Duyên Champa” sẽ khai thác triệt để các nét đẹp về đường nét, hình khối, màu sắc, vật liệu,…vốn có của nó. Một phần tìm hướng đi trong tương lai của bản thân giữa nhiều phong cách nghệ thuật thiết kế khác nhau cũng như muốn được thử sức mình tìm hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và văn hóa Cham nói riêng. 25 Chương 3: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ ĐỀ TÀI 3.1: Kiến trúc hình khối Champa Các nhà nghiên cứu về phong cách kiến trúc, điêu khắc các tháp Cham thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ có những thay đổi khác nhau những dấu ấn riêng biệt thể hiện qua kỹ thuật kết dính gạch khi xây tháp, và chạm trổ trên đá. Bernard Philippe Groslier (1961) về khảo cổ ở Angkor từng nhận xét: “Về cấu trúc, tháp Cham đẹp hơn các đền tháp Khmer”, sở dĩ như vậy là vì “họ (người Cham) giữ được ý thức về chất liệu (gạch nung xây tháp) và biết tôn trọng bản chất của nó; trong khi đó, người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên đó. Nghệ thuật kiến trúc Cham cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Cham vẻ đẹp không thể bỏ qua”. Từ những thế kỉ V-VI, sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Cham là những bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch (Ngô Văn Danh, 1994). Kiến trúc Cham mang cấu trúc quần thể, tháp Cham có hai loại : - Loại thứ nhất là quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva điển hình cho loại này là các nhóm tháp Chiên Đàn ở bắc Tam Kỳ, Quảng Nam; Khương Mỹ ở nam Tam Kỳ; Dương Long ở Tây Sơn, Bình Định; Hương Thạnh ngoại ô Quy Nhơn và Hòa Lai gần Phan Rang. - Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh xuất hiện muộn hơn khoảng từ thế kỉ IX. Qua sự phát triển của cấu trúc quần thể tháp ta thấy được kiến trúc Cham chịu sự ảnh hưởng hưởng lớn từ Ấn Độ qua quá trình du nhập Balamon giáo Ấn Độ. Nhưng yếu tố bản địa ta có thể thấy rõ qua hình dáng tháp. Theo kiến trúc Balamon giáo Ấn Độ thì Sikhara có nghĩa là “đỉnh núi” biểu tượng cho ngọn núi Mêru thần thoại. Phần lớn các tháp Cham đều có dạng hình ngọn núi, trên các tầng có thể có các tháp con ở góc ứng với các ngọn núi nhỏ. Nhưng với người Cham chúng lại là biểu tượng cho thiên nhiên miền trung núi non trùng điệp. Bên cạnh đó còn có những biến thể của tháp hình núi mô phỏng hình sinh thực khí nam, trên các tháp chính hình núi ta còn bắt gặp được những kiến trúc phụ có mái cong hình thuyền ảnh hưởng của văn hóa khu vực, đặc thù trong kiến trúc nhà cửa của cư dân Đông Nam Á. 26 Người Cham gọi các đền tháp là Kalan có nghĩa là đền thờ thần linh và cũng là nơi an nghỉ, lăng mộ của các vị vua hay hoàng tôc Cham. Chính vì chức năng lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Cham rất chật hẹp. Người Cham từ chỗ vay mượn kiến trúc Sikhara Ấn Độ đã đi đến chỗ hòa quyện trong mình khá nhiều sự sáng tạo mang dấu ấn riêng ảnh hưởng của tính cách bản địa Champa và văn hóa nông nghiệp khu vực. Một số phong cách kiến trúc Cham: Phong cách Mỹ Sơn E1 (thế kỷ thứ 7 - 8) hay phong cách cổ: Mỹ Sơn là nơi linh thiêng nhất của quốc gia Champa, tất cả các vua đều đến làm lễ thờ cúng khi có những việc trọng đại nhất. Đền, tháp Mỹ Sơn không lớn lắm, nhưng giá trị nghệ thuật đạt đến trình độ cao, có thể so sánh với bất kì công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nào trên thế giới . Không còn phân biệt được đâu là kiến trúc, đâu là điêu khắc, cả hai hòa quyện với nhau thành một. Màu đất nung của các đền tháp giữ một sức bền đến kì lạ gần như là không phai nhạt màu theo thời gian. Các lớp gạch không thấy những lớp vữa gắn, mà cố kết rất vững chắc hàng thế kỉ liền không bị hủy hoại bởi khí hậu và thời gian. Ở vùng đất này tuy người Cham không còn, nhưng những công trình của họ để lại khiến chúng ta tưởng chừng họ còn sống cạnh đâu đây và dường như văn hóa Cham làm cho dân tộc Champa trở nên bất tử . Mỹ Sơn E1( hình 9 - mục 3.1) là ngôi tháp xưa nhất trong thánh địa Mỹ Sơn, mang một vẻ đẹp thuần phác, khoáng đạt, được trang trí đơn giản, không có các cửa giả xung quanh, ít hoa văn trang trí nhưng được thêm vào bằng các điêu khắc. Phản ánh sự ảnh hưởng từ bên ngoài của nền văn hóa tiền Angkor, cả nghệ thuật Dvaravati và miền Nam Ấn Độ. Chỉ cần một bàn thờ ở bản thân nó đã toát lên một tổ hợp nghệ thuật đa dạng. Đế bàn thờ hình vuông, có những hình chạm nổi chạy quanh chân đế với những cảnh tu hành, sinh hoạt dân gian, cảnh vũ trụ, lên phía trên một ít lại là những hình chim thần Garuda và những vũ nữ thần tiên. Trên đỉnh là tượng thần Scanda cầm lưỡi tầm sét đứng trên một con sông, sau lưng là một cái giá gắn vào đuôi công cong lên, tỏa ra,…(hình 10 - mục 3.1). Các tháp theo phong cách cổ gồm tháp Mỹ Sơn A1 (hình 11 - mục 3.1) ( đã đổ nát ) và tháp Mắm (không còn). 27 Phong cách Hòa Lai và phong cách Đồng Dương( thế kỷ thứ 9): Một vẻ đẹp uy nghi, mẫu mực về sự cân đối, những ngôi đền tháp có những hàng cột ốp và những cửa vòm khỏe khoắn và các băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu cho phong cách Hòa Lai các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng cách giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi, tất cả tạo nên vẻ tươi mát trang trọng cho tháp (hình 12 - mục 3.1), (hình 13 - mục 3.1). Các tháp theo phong cách này: Hòa Lai, Tháp Po Dam, tháp Mỹ Sơn F3, tháp Mỹ Sơn A2 và tháp Mỹ Sơn C7. Còn phong cách Đồng Dương các trang trí cây lá được đổi thành những hình hoa hướng ra ngoài. Các tỷ lệ và đường nét cổ điển của phong cách Hòa Lai được cách điệu và các tháp Đồng Dương mạnh mẽ hơn và được xem là đỉnh cao của bản sắc dân tộc Cham. Nó toát lên vẻ uy nghi, kính cẩn, mạnh mẽ nhưng nghiêm lạnh, nặng nề với nhiều hoa văn rậm rạp. Các tháp theo phong cách Đồng Dương: tháp Đồng Dương, tháp Mỹ Sơn B2, tháp Mỹ Sơn B4, tháp Mỹ Sơn A10, tháp Mỹ Sơn A11, tháp Mỹ Sơn A12, và tháp Mỹ Sơn A13. Phong cách Mỹ Sơn A1 (Thế kỉ thứ 10): Không còn vẻ dữ dội, thô cứng như của Đồng Dương thay vào đó là một sự cân đối, tao nhã, với trụ tròn áp thon thả, những vòm uốn tinh tế, trang trí phong phú, thanh thoát, mềm mại chịu ảnh hưởng chút nghệ thuật Java trong dãy cửa tò vò (hình 14 - mục 3.1). Các tháp theo phong cách Mỹ Sơn A1: tháp Khương Mỹ, tháp Mỹ Sơn A1, và các tháp thuộc nhóm B, C, D ở Mỹ Sơn. Phong cách Bình Định ( Thế kỉ 11-13): Thời kì phát triển khá huy hoàng. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Cham của phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi thẳng vào đường nét thì ở đây đó lại là mảng khối, vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống, với kiến trúc to lớn, hoành tráng mang vẻ đẹp khỏe khoắn. 28 Kiến trúc phong cách Bình Định hơi giống kiến trúc nhà thờ đạo hồi ở sự đơn giản khỏe khoắn, mái vòm cong lên trên tạo sự chế ngự uy nghiêm. Đặc trưng của nó là sự đơn giản đến tuyệt đối các hoa văn mà tập trung vào đường thẳng và hình khối kết hợp với các điêu khắc được hợp thành bởi nhiều nguồn ảnh hưởng (hình 15 - mục 3.1), (hình 16 - mục 3.1). Các tháp có phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định gồm: tháp Bình Lâm, tháp Mỹ Sơn E1, tháp Chiêm Đàn, Tháp PoNagar, tháp Bánh Ít (tháp Bạc) (hình 17 - mục 3.1). Và các tháp theo phong cách Bình Định: tháp Hưng Thanh, tháp Dương Long, tháp Thủ Thiên, tháp Cánh Tiên (tháp Đồng), tháp Phước Lộc (tháp Vàng), tháp Nhan. Phong cách quá muộn (từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 17): Gồm các tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rome, tháp Yang Prong, tháp Yang Mun ( đã đổ nát). 3.2: Đường nét điêu khắc trong văn hóa Cham Cũng như kiến trúc, nền điêu khắc Champa cùng với nền điêu khắc Khmer và người Java chịu ảnh hưởng lớn của nền điêu khắc Ấn Độ và xứng tầm cỡ với nền điêu khắc thế giới. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng nhưng nền điêu khắc Cham có vẻ đẹp riêng và nhiều cái độc đáo riêng . Nghệ thuật điêu khắc Cham rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo, trên các tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Cham hòa quyện với hình ảnh các vị thần Balamon, hay những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật,…rất sinh động. Các bức phù điêu phản ánh tư duy trừu tượng lãng mạn của con người khi lý giải những điều kỳ diệu của vũ trụ. Điêu khắc Cham luôn gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đền tháp Cham. Phần lớn các di vật điêu khắc là dạng phù điêu nổi cao gần như tượng tròn, mang tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng người và động vật đạt trình độ cao về giải phẫu sinh học, các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Cham còn phản ánh hiện thực xã hội từ đời sống sinh hoạt thường ngày đến các lễ nghi tôn giáo của vương quốc Champa. Nghệ thuật điêu khắc Cham mang tính ấn tượng hơn tả thực, là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo cái riêng với xu hướng tới tượng tròn, hầu hết các tượng dạng 29 phù điêu có rất ít khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng như bức phù điêu Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu với cách thể hiện bàn tay to và cánh tay cong. Các giai đoạn trong điêu khắc: Hòa Lai, Đồng Dương cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10: Những tác phẩm điêu khắc được thu thập ngay tại tháp ở Hòa Lai và Đồng Dương. Ở tháp Hòa Lai với các đặc trưng nổi bật về nhân chủng như khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi hở, mồm rộng, môi dưới dày, hàng ria mép đập, về trang phục và trang sức như dải lụa thắt lưng sọc dọc xòe rộng ở dưới, đôi hao tai tròn to, vòng đeo ở cánh tay, tóc búi thành ba tầng thành hình chóp nón nhọn. Về trang trí kiến trúc thì mặt vòm rộng trang trí rậm rạp những cành lá móc câu lượn song. Nổi bật là tượng bán thân thần Devi (hình 18 - mục 3.2) (là người có công với nước, nhân hậu, thương người vợ của vua Indravarman II), tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cười tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngược tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện. Ở các tháp Đồng Dương để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem thấy nội tâm con người được biểu lộ thông qua các tác phẩm điêu khắc. Các tác phẩm chủ yếu mang tính chất phật giáo Đại Thừa (đức phật ngồi hai chân buông thõng, hai tay úp lên đầu gối, thân thẳng, đầu ngay, mắt đăm đăm nhìn thẳng). Với những nét khỏe khoắn, nặng nề đầy tính bản địa trong việc thể hiện nét nhân chủng Cham trên khuôn mặt người làm nên phong cách độc đáo nhất trong toàn bộ nền điêu khắc Cham. Mỹ Sơn A1 đầu thế kỷ 10: Sự nhẹ nhõm, bớt đi sự căng thẳng với nụ cười thoáng nhẹ thường thấy trên khuôn mặt các bức tượng tại Mỹ Sơn A1 Thời kì đầu vẫn còn ảnh hưởng của Đồng Dương và chút nghệ thuật Khme các nhân vật vẫn mang râu quai nón, mắt mở lớn có con ngươi, môi dày … Thời kì sau mới mất dần những chi tiết còn sót lại từ Đồng Dương bộ mặt các tượng trở về với truyền thống với đôi mắt hình khuyết áo không con ngươi, mũi thon nhỏ miệng luôn nở nụ cười, khoan khoái, tư thế luôn nhảy múa (hình 19 - mục 3.2), ( hình 20 mục 3.2). Trà Kiệu giữa và cuối thế kỷ 10: Sống động tươi mát, chau chuốt mà thanh tú, khỏe khoắn mà trầm tĩnh hiền hòa có thể nói phong cách Trà Kiệu là phong cách Mỹ Sơn đã được trí tuệ hóa. 30 Các tác phẩm điêu khắc có vẻ đẹp hài hòa về nhịp điệu của cơ thể và hiệu quả của hình khối, mang một vẻ đẹp có tính chất tổng hòa, có chút nhẹ nhàng của Mỹ Sơn, chút sắc thái bản địa và mẫu mực của Trà Kiệu, giàu chất hiện thực mà cũng huyền ảo đầy tính biểu tượng, mang lại cho người xem càm giác an bình đầy triết lý (hình 21 - mục 3.2), (hình 22 mục 3.2), (hình 23 - mục 3.2), (hình 24 - mục 3.2). Bình Định thế kỉ thứ 12-13: Các tác phẩm điêu khắc vẫn giữ nét tao nhã, nhưng đã mất đi sức hấp dẫn mà trở nên khô cứng, các điệu nhảy không còn sức hành động, cơ thể căng cứng, mất vẻ tươi mát vốn có, trang sức có phần cầu kì, hoa văn bao phủ thân hình tượng. Tính chất thoáng buồn xuất hiện trên khuôn mặt cho ta liên tưởng đến thời đại suy vong của xã hội Champa đã cố che lấp bằng hình thức cân đối (hình 25 - mục 3.2), (hình 26 - mục 3.2). Các tác phẩm điêu khắc của người Cham còn sót lại đa phần được tạo nên từ chất liệu sa thạch với bàn tay khéo léo, công phu người Cham xưa đã để lại nhiều nét riêng độc đáo qua các tác phẩm điêu khắc. Qua những tấm phù điêu, tượng thờ, những bia ký dường như ta cảm thấy mình quay ngược về quá khứ, chìm đắm trong những điệu múa Apsara, những câu chuyện thần thoại huyền bí về thần Silva, thần Brama, thần Uma, hay Sarasvati,…Giúp ta hình dung được sự sâu sắc trong tư duy, qua những nét gợi hình trong nhân dáng, trong trang trí cũng như sự phong phú hình tượng điêu khắc. Điêu khắc Cham luôn gắn liền với kiến trúc Cham từ các cột, vòm cửa và sinh động nhất và độc đáo nhất của điêu khắc Cham là rất giống thật từ điệu múa cho đến nhoẻn miệng cười của vũ nữ Apsara (hình 27 - mục 3.2) một hình cô gái với đầy đủ nhân chủng Cham (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Lối trang phục gần như khỏa thân thể hiện cái đẹp trực diện với bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, cổ tay tròn lẳn,…Động tác múa tạo nên một hình khối rất cân đối và chặt chẽ. Nửa thân dưới với hai tay khụy xuống khuỳnh rộng đưa sang trái, nửa thân trên và hai tay chìa xuống dưới sang phải; đầu và tay phải co lại giơ lên cao đưa sang trái đề trả lại thế quân bình. 31 Động tác đổi hướng ấy vừa uyển chuyển, vừa đầy sức mạnh vì cái đẹp của hình khối đó chính là cái đẹp của một thế võ với chân khuỳnh là thế đứng tấn, một tay che bên dưới là để tự vệ, tay kia co lại đưa lên cao là để chuẩn bị tấn công . Theo quan niệm của người Cham thì Thần linh và Ác thần có mặt ở khắp trong vũ trụ, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt con người trong cuộc sống. Thần linh thì có quyền năng ban phước, bảo bọc, che chở đối với con người làm điều thiện và thần linh cũng có quyền năng trừng phạt những kẻ gian tà ác độc. Tín ngưỡng này đã ảnh hưởng sâu đậm và hướng mọi tư tưởng, hành động của dân tộc Cham ngay từ cội nguồn của xã hội nguyên thủy và là cái nôi cho nền văn hóa tinh thần của dân tộc này, đồng thời qua nền văn hóa tinh thần đó đã kiến tạo cho dân tộc Cham có một bản chất lương thiện. 3.3: Những ý tưởng từ phong cách thiết kế Cham Khách sạn: “Duyên Cham pa” thể hiện qua kiến trúc (cửa, trần, tường, hành lang, cột,…), hình khối, đường nét điêu khắc Champa, thể hiện qua cách sử dụng vật liệu (đất nung, thổ cẩm,…), ánh sáng và màu sắc Cham.,… 3.3.1: Chất liệu thổ cẩm Cham Nét văn hóa nổi bật nhất trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của các dân tộc ít người ở Việt Nam chính là thổ cẩm. Bằng đôi tay thuần thục, khéo léo các nghệ nhân Cham đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm Cham mộc mạc, chân phương nhưng đầy cá tính. Điều đó được thể hiện ở các hoa văn họa tiết, màu sắc cũng như chất liệu, chính vì thế thổ cẩm Chăm không thể lẫn với vải thổ cẩm của người H’Mông, Dao, Mạ (hình 28 mục 3.3.1),… Nghề dệt của người Cham đã phát triển từ rất lâu, gắn liền với một nền văn hóa đa dạng và phong phú qua những dấu tích còn để lại trên họa tiết chạm trổ trên vương miện PoMuh Taha (thế kỷ 17). Trước đây thổ cẩm của người Cham chủ yếu phục vụ cho các lễ hội cúng tế theo phong tục, tang lễ,…một số ít được bán lại cho các dân tộc khác cho nên ngành nghề này chưa được chú trọng. Các hoa văn tinh túy trên thổ cẩm cũng phai nhạt dần. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, nghề thổ cẩm bắt đầu phát triển trở lại với nhiều nghiên cứu, các hoa văn 32 trang trí được sưu tầm lại, cách điệu thêm để đa dạng hóa sản phẩm từ vải thổ cẩm (hình 29 - mục 3.3.1). Gìn giữ nền văn hóa đa dạng và phong phú: Như trình bày ở trên nghề dệt của người Cham có từ lâu đời được lưu truyền từ mẹ sang con, từ đời này sang đời khác, từ làng này sang làng khác. Cho tới bây giờ nói đến thổ cẩm Cham người ta nghĩ đến ngay làng Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận là nơi nghề dệt được phát triển mạnh mẽ và lưu truyền cho đến hôm nay. Để rút ngắn thời gian phù hợp với ngành dệt hiện đại ngày nay thì các bước dệt thủ công truyền thống được lược bỏ dần thay vì mất đến 10 ngày người thợ mới dệt song thành phẩm một miếng thổ cẩm với nguyên liệu tự cung tự cấp, thay vào đó là các sợi công nghiệp nhuộm sẵn. Nhìn chung các công đoạn dệt cũng có các bước như: đưa sợi vào xa quay để quấn vào từng ống nhỏ theo những màu khác nhau. Sau đó là đưa các ống sợi này vào khung móc để pha màu chỉ theo từng mục đích sử dụng và cuối cùng là ráp sợi vào khung để chuẩn bị dệt. Thường thì có hai loại khung dệt tùy theo diện tích của tấm vải cần dệt thì có: - Loại khung ngắn cho ta tấm vải với kích thước 0.9m x 3.4mvới bảy cây go bằng tre để tạo hình hoa văn. - Loại khung dài với kích thước tấm vải lớn hơn với chiều ngang từ 2- 30 cm nhưng chiều dài có thể đến 100-120m và mất 25- 30 ngày với bảy hòn go làm bằng đá san hô (10x6 cm). Nét hiện đại trong thổ cẩm Champa: Nét đặc trưng của thổ cẩm người Cham mà ta có thể dễ dàng nhận ra là các hoa văn hình thoi, chân chó, hoa mai, hoa gurek, các họa tiết hiện đại hơn như hình voi, các đầu tượng. Với cách tạo hoa văn trực tiếp ngay khi dệt sợi trong khi đó thổ cẩm các dân tộc phía Bắc lại là những mảnh vải màu ghép lại rồi thêu hoa văn mang những màu như đen, đỏ do đó các hoa văn thổ cẩm Cham đều đặn và có tính lặp lại một dạng mẫu trên cùng một tấm vải. 33 Màu trắng, vàng, xanh lá, xanh bích là các gam màu thường dùng trong thổ cẩm Cham và một số họa tiết voi hay màu chỉ nhũ vàng trên gam màu đỏ tươi của những tấm vải dệt ở các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan, dường như chúng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của dân tộc Champa. Cùng với các chất liệu vải sử dụng trong trang trí hay cho nội thất thì thổ cẩm Cham là một sự lựa chọn cho sự phá cách, một nét mới đầy ngẫu hứng. Trước đây do nhu cầu sử dụng rất hạn chế và đó cũng là một quá trình lâu dài từ việc thổ cẩm Cham chỉ sử dụng cho việc cúng tế, ma chay mang tính địa phương nay trở thành sản phẩm trang trí nội thất đầy cá tính, đầy mới mẻ trên khắp đất nước, một biểu tượng văn hóa dầy màu sắc. Do đó sản phẩm lấy nguồn cảm hứng từ vải thổ cẩm rất đa dạng và phong phú (hình 30 - mục 3.3.1). Theo dòng thời gian chịu nhiều ảnh hưởng giữa các dòng vải thổ cẩm của những dân tộc lân cận cùng với nhu cầu thị hiếu người dùng thì hoa văn, màu sắc thổ cẩm Cham cũng ít nhiều thay đổi. Thay đổi theo hướng mới với kỹ thuật nhuộm hiện đại, màu sắc của vải phong phú hơn, độ bền hơn, kết hợp nhiều chất liệu vải khác như vải bố, đũi tạo ra nhiều sãn phẩm lạ nhưng không mất đi nét đặc thù độc đáo của văn hóa thổ cẩm Champa. Ứng dụng của thổ cẩm: Do sự phong phú về hoa văn, màu sắc cũng như độ dày dặn của tấm vải thổ cẩm từ những đường dệt chặt chẽ sắc sảo đã tạo nên nét ấn tượng điểm mạnh của thổ cẩm Cham. Thổ cẩm thường có sự linh động trong cách phối hợp các gam màu rất đặc trưng và đầy độc đáo mà việc sử dụng vải thổ cẩm với các gam màu tương phản rất được yêu thích. Như việc sử dụng để làm điểm nhấn cho rèm cửa, thảm trải sàn hay khăn trải giường, gối, khăn trải bàn thì thổ cẩm Cham là một lựa chọn tuyệt vời, cũng như việc kết hợp thổ cẩm Cham cùng với vải lụa, bố, taffata cũng là một ý tưởng hay đầy mới mẻ phá cách. Chúng ta cảm thấy lạc lõng khi lạc vào một không gian với đầy những mảng thiết kế hiện đại, màu sắc tươi tắn thay vào đó một chiếc giường với chiếc áo gối chất liệu bố tô điểm bằng những họa tiết thổ cẩm hay chiếc bàn ăn với chiếc khăn bằng thổ cẩm bày dọc giữa bàn với những hoa văn trang trí dạng đường diềm hình hoa cách điệu bốn hoặc sáu cánh làm bật lên không gian. 34 Hoa văn hình voi vàng trên vải đỏ, có nhũ kim tuyến sẽ thích hợp với không gian được thiết kế bày trí theo lối cung đình, với mục đích phô diễn sự hoành tráng, sang trọng. Những dạng thổ cẩm kiểu hoa văn zic-zắc thường dùng làm khăn trải bàn hay drap trải giường trông chiếc giường sẽ dài hơn. Khi sử dụng thổ cẩm ta cũng nên lưu ý đến việc đừng làm dụng quá mức một mặt giảm đi nét đẹp của thổ cẩm mặt khác làm cho không gian chúng ta trông rắc rối hơn do cách phối màu sặc sỡ của loại vải này. Ở mỗi sản phẩm thì ta nên sử dụng thổ cẩm như là vật trang trí để phát huy cái đa dạng đầy tính độc đáo, cái ngẫu hứng nét riêng phá cách của bản thân. Đa phần chúng ta hay sử dụng vải thổ cẩm cho không gian mộc mạc, đồ nội thất đa phần là gỗ. Do đó cái nhàm chán dần xuất hiện về lâu về dài. Làm sao để thổ cẩm hòa nhập với chất liệu đương đại một cách nhịp nhàng, uyển chuyển mà không mất đi bản sắc độc đáo cái chất riêng, vẻ đẹp riêng của nó đòi hỏi người thiết kế phải mạnh dạn trong từng suy nghĩ cho cách bày trí luôn muốn tìm sự mới mẻ, hướng đi riêng của bản thân trong vô vàn biến tấu mang đầy tính thẩm mỹ và ứng dụng của thổ cẩm. 3.3.2: Nét đặc trưng trong kiểu dáng vật dụng Cham qua Gốm Bàu Trúc Người dân Cham đã dủng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm gốm vô giá chứa đựng cái hồn của đất lẫn cái hồn của gốm .Gốm đất nung của người Cham trở thành một chất liệu đi vào cuộc sống dân gian, tạo một thế giới riêng góp phần làm nên Hồn Việt. Làng gốm Bầu Trúc là một trong hai làm gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á của người Cham. Niềm tự hào của Ngưởi Cham, làng gốm có lịch sử hình thành từ thời Minh Mạng (1832), ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước - Ninh Thuận), cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10km về hướng Nam. Do vị tổ sư nghề gốm Pôklông Chanh khởi tạo từ ngàn xưa và được dân làng gìn giữ đến nay . Để làm ra một sản phẩm gốm là cả một quá trình kì công và vất vả. Từ khâu chọn nguyên liệu làm gốm phải là các hạt cát nhỏ, mịn, màu vàng nhạt lấy từ con sông Quao 35 (con sông bồi đắp phù xa cho cánh đồng làng Bàu Trúc) và được trộn với đất sét đặc biệt với độ kết dính cao mà chỉ có ở Bàu Trúc để tạo xương gốm. Các nguyên liệu như đất sét mịn được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước sau đó là nhồi với cát hạt nhỏ theo một tỷ lệ nhất định. Cùng với cách thức làm gốm rất đơn giản và thô sơ. Để tạo ra cái hồn đặc trưng của Gốm qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Sự mộc mạc, đợn giản gắn liền với sự giản đơn trong văn hóa dân tộc Champa. Thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại với người Cham (các nghệ nhân) chỉ dùng một cái đe (không phải vòng xoay) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi, sau đó nặn những mẫu đất sét thành những sản phầm độc đáo (hình 40 - mục 3.3.2). Sự tỉ mỉ, uyển chuyển tạo hình qua đường nét của từng sản phẩm gốm dường như phô diễn nghệ thuật và cuộc đời của nghệ nhân làm gốm như quyện thành một. Để có một dáng gốm hoàn chỉnh thì phải trải qua 6 công đoạn: Làm đất - Nặn hình - Chà láng gốm - Trang trí hoa văn - Chỉnh sửa gốm - Nung gốm. Những người phụ nữ Cham dường như có năng khiếu trời phú họ cảm nhận qua đôi bàn tay về sự tròn trịa, đều đặn khiến đôi tay có thể thay thế luôn chiếc bàn xoay trên mỗi bước đi vừa đi vừa nặn gốm quanh hòn kê. Trên mỗi sản phẩm còn lưu lại những hoa văn trang trí độc đáo từ dấu bàn tay, móng tay của nghệ nhân làm gốm để lại. Gốm của làng gốm Bàu Trúc của người Cham được tạo nên từ đất nguyên sơ của quê hương không tráng men, không kén nguyên liệu cao lanh, cũng không có lò nung bằng than hay gaz như ở nhiều làng gốm khác, mà rồi đem đốt bằng rơm, bằng rạ, bằng trấu, củi, phân trâu bò khô của chính mảnh đất này. Gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ cao 9000C trong 5-6 giờ đồng hồ, rồi lấy ra phun màu loại màu lấy từ trái dông, trái thị trên rừng, sau đó tiếp tục nung trong 2 giờ nữa. Thế nên, gốm có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu . Những sản phẩm độc đáo tôn lên vẻ đẹp của nền văn hóa Champa giữa cuộc sống hiện đại tiện nghi ngày nay toát lên nét mộc mạc, truyền thống không như những sản phẩm gốm sản xuất theo dây chuyền hiện đại. 36 Gốm Bàu Trúc với các kiểu dáng quen thuộc như: nồi, niêu, khương, hũ, dụ, thạp,… Các sản phẩm mang tính tự cung tự cấp do thợ làm gốm chủ yếu là phụ nữ trong lúc nông nhàn. Vì vậy giá trị sử dụng và hiệu quả hinh tế của gốm đất nung không cao trong nền kinh tế hiện đại đầy cạnh tranh này. Nhưng gốm đất nung Bảu Trúc vẫn đang hồi sinh và mặt hàng gốm mỹ nghệ đang phát triển cạnh tranh cùng với các loại gốm khác. Qua bàn tay tài hoa của người thợ gốm mà các sản phẩm gốm toát lên vẻ đẹp và sự lôi cuốn lạ kỳ: bên ngoài thì thô ráp nhưng bên trong lại ẩn tang tinh xảo, trong u mặc lại chất chứa cái khoáng đạt chân chất, vừa hồn nhiên tinh khôi mà cũng rất huyền ảo và âm thầm (hình 41 - mục 3.3.2). Do văn hóa tín ngưỡng đa thần và nhiều lễ tục với 85 lễ tục và 115 vị thần. Suốt hành trình từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi, qua những sinh hoạt cuộc sống thường ngày, gốm Cham luôn hiện diện trong các nghi thức cúng tế, kiêng kỵ, trong hôn nhân (hình 42 mục 3.3.2), trong ước mơ no đủ, trong tẩy uế, trong các nghi thức tang ma, mồ mả, hỏa thiêu, …Trong các nghi thức, kể cả tắm thần Silva vào dịp lễ Kate ( tháng 10 Dương lịch), cho dê uống nước, giết dê tế thần,…và rất nhiều các tục thờ khác. Như một triết lý khởi sinh từ đất, tẩy sạch nhờ đất, tiếp sức từ đất, về lại theo đất,… Như một vòng đời khép kín nhưng không chấm dứt mà kéo dài đến bất tận. Mạch sống đó mang lại vẻ đẹp cuộc sống vĩnh hằng của gốm Cham còn mãi. Những đôi tay tài hoa của những mẹ, những chị như bén chặt vào từng dẻo đất vàng nâu, âu yếm, say mê và nâng niu đất như đứa con của mình. Cứ thế mà gắn bó với đất, với gốm, với lửa như một mối dây ràng buộc không rời. Người thợ gốm hồn nhiên sống và làm, như thể sinh ra để làm gốm, gắn bó và buồn vui với gốm (hình 43 - mục 3.3.2). Truyền thống bao đời của tổ tiên cùng những quy luật của nghệ thuật tạo hình gốm Bàu Trúc được truyền nối như thế. Sản phẩm gốm đã không đơn thuần là những vật dụng trong đời sống hàng ngày nữa, mà chúng còn là sự hòa quyện giữa nghệ thuật và cuộc đời, mang ý nghĩa tâm linh, nét đẹp của xứ Cham nắng gió. 3.3.3: Văn hóa Điêu khắc Cham Qua di tích Đài thờ Mỹ Sơn E1 có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII - VIII, là hiện vật gốc độc bản, tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại khu di tích Champa ở Mỹ Sơn. Đài thờ Mỹ Sơn E1 là đài thờ duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn, là một cứ liệu quan trọng 37 cho việc nghiên cứu các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, điêu khắc và kiến trúc của di tích Mỹ Sơn nói riêng và Champa nói chung. Về nội dung và nghệ thuật điêu khắc, đây là đài thờ Champa duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật, cảnh sinh hoạt, thiên nhiên, động vật,…là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh, đời sống xã hội của Champa cổ đại, đặc biệt là về quan hệ giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực. Cách thức điêu khắc trên đài thờ Mỹ Sơn E1 được các nhà nghiên cứu nghệ thuật xem là tiêu biểu cho một phong cách ổn định sớm nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật điêu khắc Champa, gọi là phong cách Mỹ Sơn E1. Về kiến trúc, đài thờ Mỹ Sơn E1 cũng là một cứ liệu tiêu biểu cho loại hình đài thờ có kích thước lớn và có chạm khắc chung quanh, gồm nhiều mảnh ghép lại, có gờ mộng bên trên, được xem là tiêu biểu cho giai đoạn đầu của việc xây dựng các tháp Cham, khi mà kiến trúc Cham chủ yếu được xây dựng bằng gỗ. Bảo vật thứ hai được TP Đà Nẵng trình Chính phủ công nhận là Đài thờ Trà Kiệu. Đài thời này có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII - VIII, là hiện vật gốc độc bản, tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Champa cách đây hơn 1.000 năm ở Trà Kiệu. 3.3.4: Hình khối kiến trúc đền tháp Cham Những ngôi đền tháp theo phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khỏe khoắn. Những bang trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất là các vòm cửa với nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khảm. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch dược trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có hình trang trí thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hòa Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của các nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hòa Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng 38 cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hòa Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống. Về hình dáng, phần lớn các tháp Cham đều có hình ngọn núi (Sikhara), trên các góc có các tháp nhỏ ứng với đỉnh núi nhỏ. Tuy kiến trúc núi có nguồn gốc truyền thuyết từ Ấn Độ nhưng với người Cham, chúng lại biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Cham (núi là dương). Chất dương tính này còn bộc lộ rõ ở những tháp mô phỏng hình sinh thực khí nam. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có tháp có mái cong hình thuyền (tháp Bánh Ít) - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa cư dân Đông Nam Á. Như vậy, từ chỗ vay mượn dạng Sikhara Ấn Độ, tháp Cham đã đi đến chỗ hòa quyện và phối kết khá nhiều sáng tạo mang dấu ấn của tính cách bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Hầu hết tháp Chăm đều là lăng mộ thờ vua. Ngoài ra, tháp Cham còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Do tính chất lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Cham rất chật hẹp, chỉ có chỗ cho các pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện. 3.3.5: Ánh sáng và sắc màu Cham 3.3.5.1 :Ánh sáng trong kiến trúc Cham Bất kì mọi không gian nội thất nào thì ánh sáng giữ vai trò quan trọng, chủ đạo, cách tận dụng ánh sáng khéo léo của người thiết kế đem đến một không gian tuyệt mỹ, lôi cuốn, mọi vật dụng trong không gian được tôn lên thêm phần giá trị. Ánh sáng là điều kiện, là phương tiện để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ. Do đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ánh sáng trong việc hoàn thiện không gian nội thất, cách bố trí ánh sáng hợp lý tạo cho không gian tôn thêm phần giá trị sử dụng, tôn lên vẻ đẹp của không gian, và của những vật dụng cấu thành không gian. 39 Ánh sáng sử dụng trong kiến trúc tháp Cham chủ yếu là ánh sáng tự nhiên Và tập trung vào chính giữa tháp nơi đặt các tượng thờ. Tạo sự trang trọng uy linh, huyền bí. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa trong không gian nội thất, mang con người đến gần thiên nhiên hơn được hòa mình vào thiên nhiên hơn. Tuy nhiên một số không gian nội thất ít có điều kiện dùng ánh sáng tự nhiên chiếu sáng vào các góc không gian cần làm điểm nhấn được thay vào đó là là sử dụng hệ thống đèn ánh sáng nhân tạo chiếu vào những khu vực mà hầu như khó sử dụng ánh sáng thiên nhiên. Như dùng để nhấn các bức tranh, các mảng tường,… kết hợp sử dụng ánh sáng thiên nhiên hợp lý làm bật lên không gian trở nên sống đông hơn tươi vui hơn. 3.3.5.2: Sắc màu Champa 3.3.5.2.1: Sắc màu trong văn hóa thổ cẩm Các gam màu thường dùng trong thổ cẩm Cham như sắc trắng, vàng, xanh lá, xanh bích,…những màu tạo cảm giác thư thái, bình thản. Những đường nét hoa văn trên thổ cẩm Cham thề hiện tâm hồn của người phụ nữ Cham lồng vào từng đường chỉ, từng họa tiết, từng sắc màu trên tấm thổ cầm. Những đường nét hoa văn đơn giản cũng như con người giản đơn, sống hòa mình với thiên nhiên. 3.3.5.2.2: Sắc màu trong các lễ hội Với văn hóa tín ngưỡng đa thần với nhiều lễ tục, gồm nhiều lễ hội như. Các lễ hội liên quan đến nông nghiệp: - Lễ dựng chòi cày (Padang paday tuan). - Lễ cúng ruộng lúa lúc đẻ nhánh (lew po Bhum). - Lễ cúng lúa làm đòng (Padai dok tian). - Lễ thu hoạch lúa (lew Yang Trun Yuak). - Lễ lúa mới lên sân (Da a patai tagok lan). - Lễ cầu đảo gồm các lễ: Lễ Rija harei, lễ Rija Dayuap. 40 - Lễ tế thần lửa (cuh yang apui). - Lễ rước gậy tủa tu sĩ Acar (Gay bhong). - Lễ chặn nguồn nước(Kap kraung Halau). - Lễ tế trâu (Ngak kabaw yang patau). Cầu cho mưa thuận gió hòa, công việc cày cấy được suông sẻ, mùa màng tươi tốt. Các lễ hội cúng tế thần linh: lễ Puis (trả lễ và thết đãi thần linh để cầu làm ăn được mùa, phát đạt, con cháu sum họp), lễ Payak,… Các lễ hội múa Cham: Lễ Rija Nugar (lễ hội múa ban ngày vào đầu năm tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cày cấy), lễ Rija Harei (cầu xin các vị thần linh, tổ tiên phù hộ về sức khỏe, bình an trong năm mới, tâu trình với tổ tiên, xin phép thực hiện một công việc, một sự kiện quan trọng mà họ sắp tổ chức như lễ tế trâu, lễ nhập kut,… Lễ hội Rija Dayuap (lễ hội múa ban đêm), lễ Rija Praung (lễ hội múa lớn, lễ nghi lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống múa Rija của người Cham diễn ra khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương đã chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không qua được, thì nghi lễ tổ chức với mục đích cầu mong thần linh, tổ tiên cho tai qua nạn khỏi). Lễ hội ở thánh đường: Lễ Suk Yuong (kinh hội), lễ hội Ramwan,… Lễ hội Cham ở các đền tháp: Lễ mở cửa tháp (Pơh băng yang) được tổ chức vào tháng giêng, lễ cầu đảo (Your- Yang) tổ chức vào tháng tư, lễ hội Kate vào tháng 7 và lễ hội cúng Nữ thần (Chabun) vào tháng 9 lịch Cham. Nhắc đến lễ hội của người Cham, chúng ta không thể không liên tưởng đến những tiếng nhạc cụ rộn rang trong các dịp lễ hội truyền thống, tiếng kèn Saranai, tiếng trống Basanung, Ginang tượng trưng cho con người và một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất). 41 Do vậy khi biểu diễn ba nhạc cụ này không thể tách rời nhau mà luôn hòa quyện vào nhau, tạo nên linh hồn cho các lễ hội. Cùng với những tiếng hát, các điệu múa tươi vui, tưng bừng làm sắc màu trong các dịp lễ hội không trở nên buồn tẻ, đơn điệu. Chúng ta có thể thấy điều đó thông qua các màu sắc trên trang phục của người Cham, của các vật cúng, trang trí lễ hội. Trang phục Cham, chủ yếu là áo mặc thường ngày cũng như trong lễ hội họ thường mặc áo với gam màu nóng như màu đỏ, xanh, vàng,...Còn trang phục của các chức sắc tôn giáo, thầy cúng, các cụ già thường là mặc áo trắng (hình 31 - mục 3.3.5.2.2), (hình 32 mục 3.3.5.2.2), (hình 33 - mục 3.3.5.2.2). Màu trắng còn tham gia vào trong tang lễ, kể cả trang phục người bị tang và đồ liệm cho người chết đều có mặc màu trắng. Nếu so sánh với màu khác tỉ lệ sử dụng trang phục màu trắng của người Chăm trong tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ hội hè, đám tang,...có yếu tố trội hơn. Điều đó cho thấy người Chăm là dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo-polinesien có nguồn gốc từ biển cả “màu trắng” nền trắng lại liên quan đến biển, trong chừng mực con người sống ở đấy phải đối phó, trong lao động hằng ngày, với nắng gắt trên cát, và khi cần thiết phải lẫn vào nền sáng của cát và sóng biển. Màu sắc của trang phục Cham, ngoài mục đích trang trí để diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên, con người, thì màu sắc trên trang phục của người Cham còn thể hiện tính phồn thực. Sự phồn thực ấy chính là hai mảng màu đối lập, trái ngược nhau giữa màu lạnh và màu nóng. Trang phục Cham không chỉ có nhu cầu để cho đẹp mà nó gắn liền với tín ngưỡng, những điều kiêng cữ và cấm kỵ. Ngoài việc cúng tổ vị tổ sư nghề dệt vải người Cham còn có một số kiêng kỵ trong nghề dệt vải may mặc. Khi dệt “taley ssang” (dây buột liệm người chết), thì kiêng kỵ người đàn bà có kinh hoặc đang trong tuổi sinh đẻ không được dệt mà chỉ có thiếu nữ và phụ nữ lớn tuổi qua thời kỳ kinh nguyệt mới được dệt. Họ quan niệm chỉ có phụ nữ như vậy thì mới được tinh khiết, không ô uế, đem lại sự bình yên thanh thản cho người chết được siêu thoát nơi chốn thiên đường. 42 Khi dệt các hoa văn phục vụ các chức sắc, tôn giáo như dalah bingun trun (hoa văn rồng cách điệu), talay ka in mankăm (dây lưng có dệt hoa văn nổi hai mặt) thì cũng kiêng cữ như trên. Riêng áo của các chức sắc kiêng kỵ không cho người thường chạm tay vào hoặc may cắt, chỉ có các chức sắc, tu sĩ và chính vợ ông ấy tự may cắt. Người Cham có phong tục là thường may sẵn các loại quần áo chuẩn bị cho người chết để sẳn trong nhà. Loại trang phục này có nhiều kiêng cữ, không phải ngày nào cũng lấy ra được mà chỉ được lấy ra khỏi nhà vào ngày thứ bảy, hoặc trong gia đình có dịp cúng lễ. Nếu lấy ra tuỳ tiện không đúng ngày lành tháng tốt đó là dấu hiệu báo điềm xấu, trong gia đình sẽ có người chết hoặc của cải trong nhà sẽ ra đi. Ngoài y phục, phải kể đến trang sức của người Cham, hầu hết các di chỉ nằm trên địa bàn cư trú người Cham như văn hoá Sa Huỳnh đều tìm thấy nhiều đồ trang sức mà phổ biến là khuyên tai, xâu chuỗi, còng tay và nhẫn,.... Ngày nay một số đồ trang sức ấy đã biến mất, một số còn lại không khác xa mấy nhưng đơn giản hơn. Người Cham ngày nay vẫn còn thích đeo khuyên tai có đính tua vải màu đỏ, cổ đeo xâu chuỗi, còng tay và ngón tay đeo nhẫn, đặc biệt là chiếc nhẫn Mưta đã trở thành biểu tượng mang đặc trưng riêng của cộng đồng, phản ánh linh hồn và bản sắc của dân tộc Cham. Như vậy, trang sức người Cham hiện nay tuy đơn giản nhưng cùng với y phục, đến lượt mình trang sức góp phần đáng kể trong việc hình thành trang phục Cham phong phú đa dạng. Là dạng thức văn hoá vật chất, trang phục Cham không chỉ là đáp ứng nhu cầu che thân, mặc đẹp và biểu hiện cảm xúc thẩm mỹ, mà trang phục Cham còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá tinh thần và văn hoá xã hội. Thông qua trang phục của người Cham, có thể phân biệt tầng lớp xã hội, đẳng cấp của các chức sắc tôn giáo, phân biệt người giàu sang, kẻ nghèo hèn, đàn ông và đàn bà. Chẳng hạn, chức sắc tu sĩ mới được mặc váy, trùm khăn bằng loại hoa văn hình rồng và buộc dây lưng có dệt hoa văn hai mặt, còn tu sĩ bình thường chỉ mặc váy, khăn không dệt hoa văn. Đàn ông quí tộc thì mặc khăn, dây lưng, khăn trùm đầu có dệt hoa văn hình quả 43 trám, chân chó, đeo nhẫn vàng,...Còn đàn ông bình dân chỉ mặc váy bình thường, vắt khăn chéo không trang trí hoa văn, đeo nhẫn bằng đồng. Phụ nữ quí tộc mặc váy dệt hoa văn hình rồng cách điệu, váy của họ có dệt những sợi chỉ tơ và thêu những sợi chỉ bằng vàng. Còn phụ nữ bình thường thì mặc váy có hoa văn dây leo, đeo đồ trang sức bằng đồng,... Các loại hoa văn và cách thức thể hiện hoa văn trên trang phục của người Cham đều theo qui tắc nhất định, thể hiện đựợc thẩm mỹ, phong tục tập quán, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội Cham. Không chỉ dừng lại ở đó, trang phục Cham còn hàm chứa trong đó một số nội dung, giá trị phong phú. Nội dung ấy, ghi nhiều dấu ấn văn hoá trên nhiều bình diện khác nhau. Đó là dấu ấn của người Cham - chủ nhân của nền văn hoá sinh sống ở dãy đất miền Trung có khí hậu nóng, ẩm, với địa hình môi sinh giữa núi, đồng bằng, biển cả. Qua trang phục, từ cách may mặc, cho đến hoa văn là một bộ phận cấu thành, mang tín hiệu đặc trưng của trang phục cho thấy, người Cham sinh sống bằng nghề trồng lúa nước được biểu hiện bằng những hoa văn trên trang phục như hoa văn quả trám, hoa văn hạt lúa, hoa văn hình dích dắt, răng cưa tượng trưng cho núi, cho sông nước và nghề đi biển như trang phục màu trắng có hoa văn mỏ neo, hoa văn mắc lưới. Họ là cư dân nông nghiệp với tín ngưỡng đa thần, thờ thần mặt trời (hoa văn 8 cánh trên trang phục, chiếc nhẫn Mưta là hình mặt trời), thần núi, thần sông. Hoa văn trên trang phục còn in dấu ấn chủ nhân của nền văn hoá này theo tôn giáo Bàlamôn thờ những con vật linh như các loại chim thần Garuđa, Makala có nguồn gốc Ấn Độ. Chủ nhân của nền văn hoá này không những đã sớm bước vào một xã hội phân chia giai cấp (qua các trang phục của các tầng lớp bình dân, quí tộc, vua chúa) mà đã sớm hình thành một đất nước. 3.4: Giới hạn phạm vi của đồ án khách sạn: “Duyên Champa” Các không gian chọn thể hiện: - Không gian sảnh đón: bộ mặt của khách sạn, nơi đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. - Không gian nhà hàng: phục vụ nhu cầu ăn uống, thư giãn giải trí. 44 - Không gian coffee - bar: không chỉ đơn thuần là nơi giải khát mà là nơi trò chuyện, gặp gỡ bạn bè, giải trí, nghỉ ngơi, gặp đối tác làm việc,… - Không gian phòng ngủ cao cấp (Deluxe room): khu vực dành cho khách nghỉ ngơi thư giãn, chất lượng, tiện nghi đáp ứng nhu cầu khách du lịch sang trọng, thu nhập cao. - Không gian phòng ngủ tiêu chuẩn (Superior room): khu vực dành cho khách nghỉ ngơi thư giãn dành cho những người thu nhập khá. 3.5: Các giải pháp thiết kế cho khách sạn: “Duyên Champa” 3.5.1: Phương án giao thông Khách sạn thuộc loại là khách sạn nơi nghỉ mát, tọa lạc trên đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang - một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, với tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí sang trọng, hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Đòi hỏi lớn về vấn đề giao thông trong không gian nội thất khách sạn phải được thiết kế một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất việc đi lại của khách cũng như nhân viên khách sạn. Thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thăm quan,… của khách cũng như cho công việc phục vụ của nhân viên khách sạn phục vụ chu đáo, vui vẻ, tận tình hơn,… Dựa tên hồ sơ kiến trúc của khách sạn thì dây truyền giao thông trong không gian nội thất khách sạn được thiết kế tính toán rất thuận lợi cho khách và nhân viên, bằng việc có rất nhiều lối ra vào khách sạn, trung tâm khách sạn là hệ thống thang máy lên các tầng tiết kiệm thời gian cho việc khách đặt phòng – trả phòng, cùng hệ thống thang bộ riêng của mỗi khu nhà giúp cho việc đi lại của khách đến các nhà hàng, bể bơi, khu mua sắm, café,…được thuận tiện. bên cãnh đó giúp cho việc đi lại của nhân viên hạn chế thời gian, phục vụ khách được nhanh chóng. Việc bố trí các hành lang rộng và các sảnh phụ ở mỗi tầng giúp cho giao thông được thông thoáng cùng với việc bố trí khu vực và các trang thiết bị nội thất đem lại sự thoải mái và thuận tiện cho khách bằng việc bố trí khu nhà hàng ở khu vực trung tâm cùng với khu vực coffee – bar và khu gym được đặt gần đó đáp ứng những nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe. Việc bố trí các không gian thông thoáng cũng giúp cho việc lưu thông khí trong tòa nhà một các thuận lợi. Một phần giúp cho khách nghỉ dưỡng nơi đây được hòa mình vào thiên nhiên vạn vật một phần nói lên được tinh thần Champa. 45 3.5.2: Phương án bố cục tạo hình và tổ chức các không gian Việc bố trí sắp xếp và tổ chức không gian là công việc quan trọng hàng đầu trước khi bước vào trang trí một công trình không gian nội thất. Công việc này đòi hỏi người thiết kế phải có một trình độ hiểu biết nhất định, cần phải thực hiện cẩn trọng, bố trí sắp xếp, hợp lý đáp ứng những yêu cầu sau : Về chức năng: những yêu cầu theo nhóm của đồ nội thất, mỗi đồ vật sử dụng phải thể hiện được hết chức năng của nó trong không gian và phù hợp với tổng thể. Kích thước phù hợp với các khoảng trống, khoảng cách thích hợp với sự giao tiếp. Về thẩm mỹ: Các quy mô thích hợp với không gian và phù hợp với chức năng. Không thể thiết kế nhà hàng dành cho 20 người ăn lại đặt ở một khách sạn 5 sao. Có tính đồng nhất trong ngôn ngữ thiết kế và biến đổi theo nhóm. Tổ hợp ba chiều giữa nhịp điệu cân bằng - hài hòa. Định hướng thích hợp khi sử dụng ánh sáng, các góc nhìn tiêu điểm bên trong không gian (điểm nhấn không gian). Và về hình khối, màu sắc sử dụng, chất liệu được sử dụng hài hòa. Việc sử dụng không gian sẵn thì cách bố trí mặt bằng có thể theo hai hướng: Dạng thứ nhất: Cách bố trí đồ đạc trong không gian kết hợp chặt chẽ với các hoạt động. Bởi vì sự phối hợp chặt chẽ sẽ dẫn đến phù hợp với các nhu cầu khác nhau nó rất quan trọng khi ta thiết kế bởi nó liên quan đến mục đích sử dụng. Một cách phối hợp chặt chẽ thì thường dùng các hình mẫu, hoặc đồ đạc đơn lẻ hợp thành, có thể hợp với nhau theo nhiều cách để tạo một thể thống nhất, cùng chung một ngôn ngữ thiết kế, sự sắp xếp linh hoạt những hình mẫu đồ đạc một cách dùng để phân chia không gian lớn thành những không gian riêng biệt, ấm cúng. Dạng thứ hai: Cách bố trí tạo sự phóng khoáng cho không gian, được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau, với đặc điểm là đồ đạc có thể di chuyển và bố trí lại một cách dễ dàng. Sự linh hoạt vốn có trong cách này để thay đổi cách sử dụng tạo nên nhiều phương pháp bố trí không gian một cách linh hoạt, đem lại nhiều cơ hội trong công việc hòa trộn trang thiết bị, hình dáng kích thước và phong cách để lựa chọn phù hợp với nhiều cách sắp xếp bố trí nội thất. Không gian bên trong của công trình nội thất được thiết kế cho sữ vận động và nghỉ ngơi của con người. 46 Do vậy cần phải có sự ăn khớp giữa hình dáng và kích thước không gian bên trong, với kích thước của con người. Phù hợp này còn thể hiện trạng thái tĩnh, như khi chúng ta ngồi trên một chiếc ghế, tựa hoặc đứng trong một khoảng không gian đã được bao che. Nó có thể phù hợp ở trạng thái động như khi chúng ta vào tiền sảnh hoặc các phòng lớn của công trình. Dạng thứ ba: là sự ăn khớp để tạo ra một không gian thỏa mãn nhu cầu của chúng ta trong việc đảm bảo khoảng cách gần gũi thích hợp và sự điều khiển trong không gian riêng biệt của chúng ta. Bên những điều kiện của cơ thể và tâm lý nói trên, không gian nội thất đáp ứng các nét đặc trưng về xúc giác, thính giác, khướu giác và nhiệt. Những nét đặc trưng này ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta và ảnh hưởng cả đến những hoạt động của chúng ta trong khoảng không gian đó. Bố cục tạo hình trong các không gian nội thất khách sạn có sự lặp đi lặp lại qua đường nét, màu sắc, bề mặt, hình khối,…của nét phong cách thiết kế Champa tạo sự thống nhất trong ngôn ngữ thiết kế. Các không gian nội thất cần cân nhắc việc lặp đi lặp lại các đường nét, màu sắc, bề mặt, hình khối, tránh làm không gian trở nên rối, làm loãng không gian. Việc lặp đi lặp lại cùng một thiết bị nội thất, vật liệu, màu sắc, hình khối có thể tạo ra một không gian ước lệ như đối với không gian nhà hàng, coffee – bar phân chia từng khu vực theo từng nhóm chức năng riêng. Còn đối với không gian phòng ngủ của khách sạn thì lại làm cho không gian trở nên nặng nề rối rắm mất sự thoải mái cho người sử dụng 3.5.3 Tính dân tộc thông qua nét văn hóa Champa Tính dân tộc trong trang trí nội thất thì không nhất thiết khi chúng ta thiết kế lại lấy y nguyên đường nét, hình dáng mang tính cách dân tộc, mà chúng ta phải biết cách điệu chúng kết hợp với cái hiện đại để cho ra một sản phẩm, một không gian nội thất đẹp về công năng cũng như thẩm mỹ, mang phong cach hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Với một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, ai ai cũng mong muốn được sống trong một thế giới hiện đại với đầy đủ tiện nghi cần thiết. Chính vì lý do đó đòi hỏi người thiết kế phải làm sao thiết kế một không gian nội thất hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà vẫn phải giữ được tính dân tộc của mình. 47 Mỗi quốc gia đều có một nét đặc trưng của riêng mình, mỗi nền văn hóa có một phong cách riêng. Điều đó là niềm tự hào của mỗi con người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của mình. Đưa nét văn hóa truyền thống, tính dân tộc vào trong không gian nội thất với mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cham thông qua ngành thiết kế nội thất thì việc đầu tiên là đưa giá trị văn hóa tiêu biểu có chọn lọc, đó là giá trị truyền thống và đặc trưng của dân tộc đó. Để xây dựng mối liên hệ này thì người thiết kế phải tìm hiểu và nắm rõ bản sắc văn hóa từng vùng miền, từng tộc người, để áp dụng và đưa vào nội thất. Văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống con người, bởi thế hiểu được văn hóa để rồi đưa văn hóa ấy vào trong nội thất sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ. Thể hiện ngôn ngữ thiết kế chung ngôn ngữ thiết kế Champa cho các không gian và các trang thiết bị nội thất bằng đường nét, màu sắc, vật liệu, của Champa. 3.5.4: Phương án kỹ thuật công nghệ ứng dụng cho xây dựng kết cấu Với mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí,… đẳng cấp 5 sao thì việc đòi hỏi kỹ thuật công nghệ ứng dụng cho xây dựng kết cấu không gian nội thất phải hiện đại, thuận tiện cho việc bảo trì sửa chữa, có tính khoa học tiết kiệm, bền mang tính thẩm mỹ. 3.5.5: Phương án vật liệu sử dụng trong không gian nội thất Chất liệu hay vật liệu là cơ sở của vật chất của sự sinh tồn và phát triển trong việc chế tạo ra công cụ hay đồ vật và nó còn là tiêu chí đánh giá sự văn minh nhân loại. Trong trang trí nội thất, chất liệu chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó làm sinh động và phong phú thêm không gian đồng thời góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ và tính hiện đại cho công trình. Chất liệu là ngôn ngữ chính của nội thất, có nhiều hình thức thể hiện chất liệu và cũng có nhiều mục đích biểu đạt thẩm mỹ khác nhau. Nó là bản thể hữu cơ của chính vật thể vì vậy mà nó quyết định khả năng thể hiện tính thích dụng, phù hợp với vật thể. Mỗi chất liệu đều có điểm mạnh riêng của nó vì thế không thể nói chất liệu này đẹp hơn chất liệu kia. Về vật liệu sử dụng như đã phân tích thì nội thất khách sạn được sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương như gạch nung (trang trí các mảng tường tạo sự thô mộc, gần gũi), vách trang trí các bức phù điêu tượng thần tạo điểm nhấn cho mỗi khu vực, bên cạnh 48 đó còn tạo cảm giác yên bình thư thái, hệ thống cột được sử lý bằng các bức phù điêu hoa văn dùng làm vật trang trí thay cho mục đích chịu lực cho tòa nhà. Sofa bọc thổ cẩm, giường sử dụng bộ chăn ga với họa tiết Cham, bộ bàn ghế thể với các họa tiết, thổ cẩm chăm, gạch tàu lót sàn, trần sử dụng gỗ tự nhiên, sử dụng gỗ vân màu tối, nâu đỏ, vật trang trí bằng tre khô, gốm đất nung Bàu Trúc. Mang ngôn ngữ thiết kế Cham. 3.5.6: Phương án màu sắc được sử dụng trong các không gian Mầu sắc là một yếu tố thẩm mỹ rất quan trọng trong thiết kế nội thất, nó gồm ba khía cạnh: Màu, Sắc, Cường độ. Độ nóng lạnh của mầu sắc, độ đậm nhạt và mức độ bão hòa quyết định sức mạnh thị giác, tạo nên sự hấp dẫn và gây sự chú ý, từ đó tạo ra không gian. Mầu sắc là sự cảm nhận phức tạp có thể nhìn thấy được, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, ánh sáng, văn hóa, tâm sinh lý của con người khiến cho sự cảm nhận và sử dụng mầu sắc cũng theo mỗi con người và theo từng địa phương. Vì thế màu sắc được sử dụng với ý nghĩa biểu lộ những sở thích khác nhau của con người. Sử dụng các màu đặc trưng của văn hóa dân tôc Cham làm điềm nhấn trong không gian nội thất thể hiện. Trong đó, những sắc màu chủ yếu sử dụng trong không gian như: đỏ sẫm, xanh lá, xanh ngọc bích, vàng, cam dùng để tạo điểm nhấn trong không gian. Những màu gần gũi với đời sống thường ngày của đời sống người dân Cham màu của đất nung, gạch nung, của cây cối, hoa lá. Sự mộc mạc chân phương các gam màu thể hiện hầu hết qua màu sắc thổ cẩm, gốm, gạch nung. Các màu đỏ sẫm, vàng, cam làm bừng lên sự ấm áp xua tan những cơn giá lạnh hay làm dịu mát những cái nắng oi bằng các gam xanh ngọc bích, trắng, xanh lá,…Thông qua việc sử dụng vải thổ cẩm để trang trí cho giường, ghế, tường, làm điểm nhấn cho không gian. Việc sử dụng các gam màu cùng tông màu nâu đỏ với độ đậm nhạt khác nhau làm không gian trở nên ấm áp, gần gũi hơn. Bên cạnh phân định không gian mường tượng cũng được sử dụng bằng việc dùng màu sắc khác nhau, hay sắc độ khác nhau. 3.5.7: Phương án ánh sáng tạo hiệu quả cho các không gian 49 Bất kì mọi không gian nội thất nào thì ánh sáng giữ vai trò quan trọng, chủ đạo, cách tận dụng ánh sáng khéo léo của người thiết kế đem đến một không gian tuyệt mỹ, lôi cuốn, mọi vật dụng trong không gian được tôn lên thêm phần giá trị. Ánh sáng là điều kiện, là phương tiện để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ. Do đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ánh sáng trong việc hoàn thiện không gian nội thất, cách bố trí ánh sáng hợp lý tạo cho không gian tôn thêm phần giá trị sử dụng, tôn lên vẻ đẹp của không gian, và của những vật dụng cấu thành không gian. Ánh sáng sử dụng trong kiến trúc tháp Cham chủ yếu là ánh sáng tự nhiên. Và tập trung vào chính giữa tháp nơi đặt các tượng thờ. Tạo sự trang trọng uy linh, huyền bí. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa trong không gian nội thất, mang con người đến gần thiên nhiên hơn được hòa mình vào thiên nhiên hơn. Tuy nhiên một số không gian nội thất ít có điều kiện dùng ánh sáng tự nhiên chiếu sáng vào các góc không gian cần làm điểm nhấn được thay vào đó là là sử dụng hệ thống đèn ánh sáng nhân tạo có thể điều chỉnh được cường độ chiếu vào những khu vực mà hầu như khó sử dụng ánh sáng thiên nhiên, như dùng để nhấn các bức tranh, các mảng tường, …kết hợp sử dụng ánh sáng thiên nhiên hợp lý làm bật lên không gian trở nên sống đông hơn tươi vui hơn. 3.5.8: Phương án âm thanh áp dụng cho các không gian Tùy từng không gian nội thất khác nhau mà tần xuất âm thanh ở các mức độ khác nhau. Nó ảnh hưởng đến việc ngỉ ngơi, thư giãn,…của con người. Với mục đích của khách sạn là tạo cho khách hàng đến nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, giải trí, thư giãn vì vậy sự riêng tư trong từng không gian phòng ngủ là điều quan trọng. Việc xử lý hệ thống tường trần, hệ thống cửa bằng vật liệu cách âm, sẽ tạo một không gian riêng hạn chế được những tạp âm không cần thiết. 3.5.9: Phương án an toàn, điều hòa vi khí hậu áp dụng cho các không gian 50 Hệ thống điều hòa được phục vụ toàn bộ diện tích của khách sạn. Khu nhà bếp được bố trí các hệ thông thông gió, cách nhiệt bằng các vật liệu không cháy, có các van gió chặn lửa cháy, các phin lọc gió mỡ. Khu vệ sinh có hệ thống ống gió thải và có hệ thống quạt hút từ các khu vệ sinh lên tầng mái ra ngoài. Khu cầu thang máy bố trí các quạt và các hệ thống tăng áp để có áp xuất dương phòng các trường hợp hỏa hoạn xảy ra Hệ thống điều hòa khí đảm bảo tiện nghi thoải mái cho khách nghỉ ngơi thỏa mãn những yêu cầu vi khí hậu nhưng không được làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và trang trí nội thất bên trong tòa nhà cũng như cảnh quan sân vườn cây cảnh, bể bơi bên ngoài tòa nhà. Đối với các khu vực không gian trong tòa nhà: - Tổ chức thông thoáng hợp lý, hút mùi trong khu vực phòng vệ sinh của tòa nhà, tránh sự lan tỏa ra các khu vực xung quanh, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của không khí nóng, ẩm, bụi và các tác nhân ô nhiễm vào tòa nhà để tránh các hiện tượng đọng sương, nấm mốc và bám bụi vào các đồ vật trong nhà. - Hệ thống điều hòa không khí được thiết kế hợp lý với khả năng , phục vụ độc lập cho từng khu vực theo các yêu cầu sử dụng riêng biệt, máy có khả năng tự động điều chỉnh công suất theo tải nhiệt thực tế của tòa nhà tại từng thời điểm để nâng cao hiệu quả của hệ thống và tiết kiệm chi phí vận hành. - Hệ thống làm việc tin cậy, vận hành đơn giản, thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa. Bố trí hợp lý các hệ thống lấy gió tươi, xả gió thải, thải nước ngưng từ các FCU. Toàn bộ hệ thống thiết kế có sự kết hợp với các hạng mục kỹ thuật đặc biệt và không làm ảnh hưởng đến nội thất và cảnh quan công trình. 51 Chương 4: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHI TIẾT CHO ĐỀ TÀI 4.1: Không gian sảnh Không gian được thiết kế thoáng, nhẹ nhàng bằng việc hệ thống tường, trần ,sàn bên cạnh đó vẫn giữ được tinh thần Cham. Quầy lễ tân thiết kế với các phù điêu Champa cầu kỳ với mục đích kéo lại không gian, cân bằng thị giác. Cột khu vực lễ tân với các phù điêu ghép lên ngoài chức năng chịu lực chính mà còn làm điểm nhấn cho không gian tạo sự đồng nhất về về ngôn ngữ thiết kế (hình 33 - mục 4.1). Từ nhữnng đường nét tháp Cham truyền thống cách điệu tạo ra những điểm nhấn ỡ quầy lễ tân. Khu vực chờ nhắc nhẹ lại đường nét Champa qua đường cong của bàn ghế. (hình 34 - mục 4.1). Sàn, tường và trần sử dụng vật liệu địa phương như: gạch nung, đất nung, gỗ,…với tông màu ấm nâu đỏ. Kết hợp với ánh sáng vàng ấm tạo sự gần gũi, ấm áp, thân thiện cho du khách. 4.2: Không gian nhà hàng Nhà hàng là địa điểm hay một công trình xây dựng chuyên kinh doanh về việc chuẩn bị phục vụ thực phẩm và đồ uống cho khách hàng để nhận tiền của khách hàng. Không gian nhà hàng được chia thành nhiều khu vực cũng như nhiều không gian ăn uống khác nhau như các khu vực ăn uống dành cho 2 người, 4 người, 6 người, hoặc 10 người,… Với chức năng chính của nhà hàng và đáp ứng nhu cầu kinh doanh không gian thiết kế được sử dụng các trang thiết bị bàn ghế dễ dàng di chuyển cũng như thuận tiện cho việc lắp ghép tạo thành hệ thống module đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu về số lượng khách đi chung với nhau có thể là 4, là 6, là 10 người,…do đó bàn ghế có thể lắp ghép nhanh và thuận tiện. Mỗi khu vực ăn uống được giải quyết với các thủ pháp khác nhau về yếu tố sử dụng vật liệu bố trí cũng như tông màu khác nhau nhằm ngăn chia không gian một cách ước lệ và riêng tư, tuy nhiên vẫn đảm bảo chung một ngôn ngữ thiết kế và mang tính nhất 52 thể với nhau tạo ra một không gian ăn uống hoàn toàn thân thiện và ấm áp cùng hệ thống sàn, tường, trần và hệ thống đèn chiếu sáng (hình 35 – mục 4.2). Tổng thể trong không gian thiết kế với nhiều hình thức khác nhau trong từng khu vực tạo ra một không gian trở nên sinh động hấp dẫn hơn qua việc thể hiện các loại đèn trang trí khác nhau, các trang thiết bị khác nhau, ánh sáng khác nhau (khu vực sử dụng ánh sáng trắng, khu vực sử dụng ánh sáng vàng) làm nên không gian không đơn điệu. Tuy nhiên với các hình thức khác nhau nhưng ngôn ngữ thiết kế vẫn mang một yếu tố chung cho toàn thể không gian ăn uống và nói lên được nét đẹp của văn hóa Champa (hình 36 – mục 4.2). Hệ thống cột hiện trạng của nhà hàng được giải quyết bằng cách tạo điểm nhấn cho từng khu vực bằng các phù điêu Cham trạm trổ Champa thay thế cho các cột vuông đơn điệu của hiện trạng. Với yếu tố trang thiết bị được nhắc nhẹ lại ngôn ngữ thiết kế Champa qua đường nét bàn ghế, qua hệ thống mái vòm Champa. Đèn sử dụng hoa văn họa tiết Cham với ánh sáng ấm áp tạo không gian gần gũi thân thiện hơn. Các chi tiết tường cửa sử dụng ngôn ngữ Cham làm điểm nhấn (hình 37 – mục 4.2), (hình 38 – mục 4.2), (hình 39 – mục 4.2). Vách ngăn tạo ngăn cách không gian và điểm nhấn cho toàn không gian với mái vòm, phù điêu Cham. Mỗi điểm dừng của một khu vực được tạo điểm nhấn bằng một bức phù điêu Cham (hình 40 – mục 4.2). Khu quầy bar để cân bằng lại không gian sử dụng ngôn ngữ thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng do các thiết bị, cột nhiều họa tiết. Nhưng vẫn thể hiện đồng nhất ngôn ngữ thiết kế. Phía sau quầy bar với cách điệu đường nét từ tháp Cham dùng làm điểm nhấn cho khu vực này. 4.3: Không gian Coffee-Bar Cấu trúc sàn, tường, trần,…được thiết kế với ngôn ngữ tạo hình và đường nét, mảng khối cũng như nét văn hóa Cham được thể hiện chung và đồng nhất với nhau. Mang lại một không gian, một phong cách hoàn toàn riêng và ấn tượng cho khách sạn nói chung cũng như Coffee-bar nói riêng (hình 41 – mục 4.3), (hình 42 – mục 4.3). 53 Bên cạnh Coffee-bar mang được nét văn hóa trong thiết kế, mà còn thể hiện được tinh thần cũng như giới thiệu với khách du lịch hiểu biết thêm vẻ đẹp của nền văn hóa Champa. Tổng thể không gian được nhấn mạnh bằng các họa tiết hoa văn, các tác phẩm phù điêu và điêu khắc đặc trưng của nền kiến trúc Cham xưa tạo một không gian rất riêng cho khách sạn. Yếu tố vật liệu trong không gian Coffee-bar, được thiết kế với các tông màu ấm áp, thân thiện và đặc biệt hơn là vật liệu từ chính địa phương. Những vật liệu thô kết hợp với một số vật liệu công nghệ như: kính, thép, inox,…mang lại một không gian sang trọng hơn (hình 43 – mục 4.3), (hình 44 – mục 4.3). Từng khu vực được thiết kế trong không gian đều được nhấn mạnh bởi các đường nét, hình khối với các thủ pháp về sàn, tường trần được sử dụng bề mặt khác nhau. 4.4: Không gian phòng ngủ cao cấp (Deluxe room) Gồm một phòng ngủ và một phòng khách với các tiêu chuẩn phục vụ của loại phòng cao cấp 5 sao. Việc bố trí giường một cách thuận tiện giải quyết hướng nắng, hướng gió tạo giấc ngủ ngon và thoải mái. Vật liệu sử dụng mang tính địa phương chung tông màu đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi, thể hiện tinh thần thiết kế qua hoa văn, họa tiết, vật trang trí Champa. Vách ngăn: chia không gian ước lệ giữa khu vực tiếp khách và khu vực ngủ. Tái hiện bối cảnh Cham từ các đường nét họa tiết cột, mái vòm (hình 45 – mục 4.4), (hình 46 – mục 4.4). Cách bố trí thuận tiện, không gian tinh tế, họa tiết hoa văn sang trọng cùng với ánh sáng vàng tạo sự gần gũi, thoải mái, ấm áp. 4.5: Không gian phòng ngủ tiêu chuẩn (Supperior room) Hệ thống sàn tường được thiết kế nhẹ nhàng, không quá nhiều chi tiết nặng nề. Đáp ứng tốt chức năng cho một phòng ngủ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn mang một nét thiết kế chung với tổng thể không gian (hình 47 – mục 4.5). 54 Với nét văn hóa Cham được nhấn bằng các hoa văn, họa tiết của chi tiết giường ngủ. Với tông màu nâu gụ, vàng nâu đem lại một không gian hoàn toàn ấm áp và gần gũi với mọi người hơn. Không gian cũng nổi bật hơn với ý đồ thiết kế sử dụng các tông màu tương phản của ghế thư giãn, sofa, và tông màu của giường làm nổi bật cho không gian (hình 48 – mục 4.5). 55 Phần kết luận Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có những đặc trưng văn hóa riêng, nhưng tất cả hòa chung một nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc cá dân tộc. Văn hóa là cốt lõi của mỗi dân tộc là cái nôi đưa dân tộc lớn lên phát triển, là linh hồn. Văn hóa Champa qua tìm hiểu góp phần nền tảng kiến thức về cách thể hiện sáng tạo các đường nét vào không gian, thể hiện màu sắc ánh sáng vật liệu cũng như cách đưa thiên nhiên của người Cham vào trong không gian nội thất. Đưa tâm hồn người Cham vào trong không gian hòa quyện vào không gian nội thất. Là kho tàng kiến thức chứa đựng nhiều huyền ảo tạo lý thú khi nghiên cứu tìm hiểu đề tài. Kết hợp với những kiến thức thâu lượm đến nay tạo điều kiện làm phong phú thêm các thiết kế sau này về ý tưởng cũng như công năng sử dụng của không gian nội thất. Phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó việc đưa nét đặc sắc của văn hóa vào không gian thiết kế là xu hướng mới, vừa mang nét lưu giữ phát huy giá trị văn hóa, vừa làm thỏa mãn nhu cầu thẫm mỹ con ngưởi, đưa con người trở cội nguồn. 56 Phần phụ lục: Hình 1 (mục 1.5.1): Đảo Hòn Tre – Nha Trang – Khánh Hòa. Hình 2 (mục 2.2.2.2): Doanh thu du lịch Khánh Hòa từ năm 2002-2010. 57 Hinh 3 (mục 2.2.2.2): Đồ thị doanh thu du lịch Khánh Hòa. Hình 4 (mục 2.2.2.3) : Bảng thống kê hiện trạng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 2003-2010. 58 Hình 5 (mục 2.2.2.3) : Biểu đồ về tình hình đầu tư cơ sở lưu trú và số phòng nghỉ của du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2003-2010 Hình 6 (mục 2.3.2.2) Lãnh thổ Champa. 59 Hình 7 (mục 2.5) Hồ sơ kiến trúc khách sạn H2. 60 Hình 8 (mục 2.6) Tháp Champa. Hình 9 (mục 3.1) Tháp Mỹ Sơn E1. 61 Hình 10 (mục 3.1) Đài thờ Mỹ Sơn E1. Hình 11 (mục 3.1): Tháp A1 bị Mỹ đánh sập năm 1969. 62 Hình 12 (mục 3.1): Tháp ba tháp Hòa Lai. Hình 13 (mục 3.1): Các hoa văn họa tiết của phong cách Hòa lai. 63 Hình 14 ( mục 3.1) Họa tiết phù điêu phong cách Mỹ Sơn A1. a b Hình 15 (mục 3.1): (a) tháp Bình Lâm, (b) họa tiết tháp Bình Lâm ( Bình Định). 64 a b Hình 16 (mục 3.1): (a) Tháp Đôi – Bình Định, (b) hoa văn tháp Đôi. a b Hình 17 (mục 3.1): (a) tháp Bánh Ít (tháp Bạc), (b) hoa văn họa tiết trên tháp. 65 Hình 18 ( mục 3.2) Thần Devi thế kỷ thứ 10, bằng đá. Hình 19 ( mục 3.2): Tượng thần ở Đồng Dương Quảng Nam thế kỷ 10. 66 Hình 20 (mục 3.2): Tượng phật ở Đồng Dương. Hình 21 ( mục 3.2 ): Đài thờ Mỹ Sơn. 67 Hình 22 (mục 3.2): Thần gác cửa Mỹ Sơn. Hình 23 (mục 3.2): Garyda Mỹ Sơn. 68 Hình 24 ( mục 3.2): Trang trí bệ đài thờ Trà Kiệu. Hình 25 (mục 3.2): Sakti- Shiva Tây Sơn, Bình Định thế kỷ 11. 69 Hình 26 (mục 3.2): Tư thế và nụ cười ngang nhiên bình thảnh của Siva, tháp Bánh Ít - Bình Định thế kỷ 11. Hình 27 (mục 3.2): Apsara- Trà Kiệu. 70 Hình 28 (mục 3.3.1): Vải thổ cẩm người Cham. Hình 29 (mục 3.3.1): Thổ cẩm dùng làm thảm trang trí. 71 Hình 30 (mục 3.3.1): Không gian sử dụng thổ cầm. Hình 31 (mục 3.3.5.2.2): Sắc màu lễ hội Cham. 72 Hình 32 (mục 3.3.5.2.2): Nghi lễ cầu mùa của người Cham. Hình 33 (mục 3.3.5.2.2): Một điệu múa của người Cham. 73 Hình 34 (mục 4.1): Phối cảnh chính không gian sảnh đón. Hình 35 (mục 4.1): Phối cảnh phụ không gian sảnh đón. 74 Hình 36 (mục 4.2): Phối Cảnh 1 không gian nhà hàng. Hình 37 (mục 4.2): Phối cảnh 2 không gian nhà hàng. 75 Hình 38 (mục 4.2): Phối cảnh 3 không gian nhà hàng. Hình 39 (mục 4.2): Phối cảnh 4 không gian nhà hàng. 76 Hình 40 (mục 4.2): Phối cảnh 5 không gian nhà hàng. Hình 41 (mục 4.3): Phối cảnh 1 không gian coffee-bar. 77 Hình 42 (mục 4.3): Phối cảnh 2 không gian coffee-bar. Hình 43 (mục 4.3): Phối cảnh 3 không gian coffee-bar. 78 Hình 44 (mục 4.3): Phối cảnh 4 không gian coffee-bar. Hình 45 (mục 4.4): Phối cảnh 1 không gian phòng ngủ cao cấp (Deluxe room). 79 Hình 46 (mục 4.4): Phối cảnh 2 không gian phòng ngủ cao cấp (Deluxe room). Hình 47 (mục 4.5): Phối cảnh 1 không gian phòng ngủ tiêu chuẩn (Supperior room). 80 Hình 48 (mục 4.5): Phối cảnh 2 không gian phòng ngủ tiêu chuẩn (Supperior room). 81 Danh mục các tài liệu tham khảo: 1. Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Champa, NXB Văn hóa dân tộc. 2. Ngô Văn Doanh (2002), Thánh địa Mỹ Sơn, NXB Trẻ. 3. Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, NXB Đà Nẵng. 4. Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Ngữ, Vương Hải Yến, Hồ Ngọc Liên (1994), Sưu tầm hiện vật Champa tại Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. 5. Phạm Hữu Mý (1995), Điêu khắc đá Champa, Luận án PTS. Khoa Học Lịch sử, Viện Khoa Học Xã Hội TP. Hồ Chí Minh. 6. Cao Xuân Phổ (1984), “Người Chàm và điêu khắc Chàm”, tập ảnh điêu khắc Chàm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Stern, P. (1942), Nghệ thuật nước Champa (Trung Kỳ cũ) và quá trình tiến hóa của nó, Bản dịch tiếng Việt Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 8. Rawson, P. (1995), The Art of Southeast Asia, New York. 82 [...]... 4 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao, 13 khách sạn 3 sao, 63 khách sạn 2 sao, 93 khách sạn 1 sao, 126 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu 13 Trong khi đó tổng số cơ sở lưu trú được xếp hạng năm 2003 là 152 cơ sở, trong đó: 7 khách sạn 3 sao, 33 khách sạn 2 sao, 53 khách sạn 1 sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu Từ các số liệu trên cho thấy chất lượng cơ sở lưu trú được tăng lên hằng năm Các khách. .. biệt là khách sạn và các dịch hỗ trợ khác Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở nước ta còn phân tán và đơn điệu, mới chỉ tập trung xây dựng các khách sạn Mặc dù tổng số khách sạn phục vụ là rất lớn nhưng việc xây dựng các khách sạn, các khu du lịch này cũng được tính toàn kỹ cả về quy hoạch lẫn thiết kế nên dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, phá vỡ cảnh quan, môi trường Do vậy, để thu hút khách du... Khách sạn H2 có 255 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong đó có 1 phòng cao cấp hướng núi, 11 phòng cao cấp hướng biển, 90 phòng sang trọng hướng biển, 113 phòng hướng núi và 40 phòng gia đình Khuôn viên khu khách sạn H2 nằm liền kề với khách sạn Sofitel Vinpearl H1, nhìn ra bãi biển tuyệt đẹp Hòn Tre và cảnh quan khu vực hồ bơi lớn nhất Đông Nam Á, với tổng vốn đầu tư 122 tỷ đồng Ngoài ra, khu khách sạn. .. thiết kế khách sạn Duyên Champa với mong muốn đem lại một không gian lưu giữ một phần nào đó nền văn hóa văn minh Champa mộc mạc, gần gũi hòa mình với thiên nhiên mà không kém phần sang trọng và thỏa mãn những nhu cầu giải trí cho du khách Một không gian mới và thú vị nhưng không kém phần sang trọng tô điểm thêm nét văn hóa cho thành phố du lịch 2.2.2: Thực Trạng du lịch ở Khánh Hòa 2.2.2.1: Khách du... máy Chiller làm lạnh nước và các AHU (Air Handling Units), và quạt gió cấp và gió thải của khách sạn 2.7: Giới thiệu khái quát về phong cách Champa trong thiết kế Văn hóa Champa là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Cham Khi nhắc đến Champa người ta thường nghĩ đến các khối kiến trúc các đền tháp bằng đất nung với màu đỏ sẫm... và được sử dụng rất sớm ở Champa (đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ II - VIII) Triều đình Champa đã lấy các từ Ấn Độ thậm chí các địa danh Ấn Độ để đặt tên nước, tên châu, tỉnh và kinh đô của mình như Champa, Amaravati (vùng bắc Champa) , Sinhapura, Inđrapura, Vigiaya, Các công thức văn bia chữ Phạn, các điển tích tôn giáo và 19 văn học Ấn Độ cũng được các vua chúa, các học giả Champa lĩnh hội và sử dụng... và những điêu khắc kết hợp với nhau tạo nên những đường khối và hình dáng của văn hóa Chăm-pa 2.5: Cộng đồng dân cư Con người là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đối tượng và khách thể phương án thiết kế khách sạn Duyên Champa Tìm hiểu con người thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên, nhân văn của vùng đất, và các địa danh nơi đối tượng tồn tại 23 Cộng đồng dân cư là nền tảng văn hóa của địa... sơ thiết kế kiến trúc Khách sạn H2 Hòn Tre - Nha Trang thuộc quần thể du lịch sinh thái cao cấp Vinpearl Là khách sạn 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tòa nhà lớn có cấu trúc hiện đại gồm 6 tầng cao trên 22m, tọa lạc trên mặt bằng lên đến11000m2, nằm giữa hai quả đồi ở đảo Vinpearl (Hòn Tre) và mặt trước hướng ra biển đông Đây là khu nhà mới được xây dựng nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế và... tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa cũng gia tăng đáng kể, hoạt động du lịch Khánh Hòa đã từng bước phát triển với tốc độ trung bình và ổn định Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 1999-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm 16,8% Khách du 12 lịch quốc tế đạt 15,4% giai đoạn 1999-2004 và đạt 22% từ 2004-2010 Khách du lịch nội... quan trọng của sự thiêu hụt các cụm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn, chất lượng cao Cuối năm 2006, khu liên hợp giải trí và du lịch Vinpearl Land nằm gọn trên đảo Hòn Tre đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của khách du lịch Vinpearl Land gồm Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, công viên giải trí, khu mua sắm, sân gôn, khu resort, khu ... đó: khách sạn sao, khách sạn sao, 13 khách sạn sao, 63 khách sạn sao, 93 khách sạn sao, 126 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu 13 Trong tổng số sở lưu trú xếp hạng năm 2003 152 sở, đó: khách sạn. .. hình khách sạn: - Khách sạn thương mại (Commercial hotel): tập trung thành phố lớn, khu trung tâm thương mại, khách chủ yếu thương nhân, khách du lịch, với thời gian lưu trú ngắn hạn - Khách sạn. .. 152 sở, đó: khách sạn sao, 33 khách sạn sao, 53 khách sạn sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu Từ số liệu cho thấy chất lượng sở lưu trú tăng lên năm Các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế số

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w