Chương 3: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ ĐỀ TÀI 3.1: Kiến trúc hình khối Champa
3.2: Đường nét điêu khắc trong văn hóa Cham
Cũng như kiến trúc, nền điêu khắc Champa cùng với nền điêu khắc Khmer và người Java chịu ảnh hưởng lớn của nền điêu khắc Ấn Độ và xứng tầm cỡ với nền điêu khắc thế giới. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng nhưng nền điêu khắc Cham có vẻ đẹp riêng và nhiều cái độc đáo riêng .
Nghệ thuật điêu khắc Cham rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo, trên các tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Cham hòa quyện với hình ảnh các vị thần Balamon, hay những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật,…rất sinh động. Các bức phù điêu phản ánh tư duy trừu tượng lãng mạn của con người khi lý giải những điều kỳ diệu của vũ trụ.
Điêu khắc Cham luôn gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đền tháp Cham. Phần lớn các di vật điêu khắc là dạng phù điêu nổi cao gần như tượng tròn, mang tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng người và động vật đạt trình độ cao về giải phẫu sinh học, các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Cham còn phản ánh hiện thực xã hội từ đời sống sinh hoạt thường ngày đến các lễ nghi tôn giáo của vương quốc Champa.
phù điêu có rất ít khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng như bức phù điêu Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu với cách thể hiện bàn tay to và cánh tay cong.
Các giai đoạn trong điêu khắc:
Hòa Lai, Đồng Dương cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10: Những tác phẩm điêu khắc được
thu thập ngay tại tháp ở Hòa Lai và Đồng Dương. Ở tháp Hòa Lai với các đặc trưng nổi bật về nhân chủng như khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi hở, mồm rộng, môi dưới dày, hàng ria mép đập, về trang phục và trang sức như dải lụa thắt lưng sọc dọc xòe rộng ở dưới, đôi hao tai tròn to, vòng đeo ở cánh tay, tóc búi thành ba tầng thành hình chóp nón nhọn. Về trang trí kiến trúc thì mặt vòm rộng trang trí rậm rạp những cành lá móc câu lượn song.
Nổi bật là tượng bán thân thần Devi (hình 18 - mục 3.2) (là người có công với nước, nhân hậu, thương người vợ của vua Indravarman II), tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cười tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngược tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện. Ở các tháp Đồng Dương để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem thấy nội tâm con người được biểu lộ thông qua các tác phẩm điêu khắc.
Các tác phẩm chủ yếu mang tính chất phật giáo Đại Thừa (đức phật ngồi hai chân buông thõng, hai tay úp lên đầu gối, thân thẳng, đầu ngay, mắt đăm đăm nhìn thẳng). Với những nét khỏe khoắn, nặng nề đầy tính bản địa trong việc thể hiện nét nhân chủng Cham trên khuôn mặt người làm nên phong cách độc đáo nhất trong toàn bộ nền điêu khắc Cham.
Mỹ Sơn A1 đầu thế kỷ 10: Sự nhẹ nhõm, bớt đi sự căng thẳng với nụ cười thoáng
nhẹ thường thấy trên khuôn mặt các bức tượng tại Mỹ Sơn A1
Thời kì đầu vẫn còn ảnh hưởng của Đồng Dương và chút nghệ thuật Khme các nhân vật vẫn mang râu quai nón, mắt mở lớn có con ngươi, môi dày …
Thời kì sau mới mất dần những chi tiết còn sót lại từ Đồng Dương bộ mặt các tượng trở về với truyền thống với đôi mắt hình khuyết áo không con ngươi, mũi thon nhỏ miệng luôn nở nụ cười, khoan khoái, tư thế luôn nhảy múa (hình 19 - mục 3.2), ( hình 20 - mục 3.2).
Trà Kiệu giữa và cuối thế kỷ 10: Sống động tươi mát, chau chuốt mà thanh tú, khỏe khoắn mà trầm tĩnh hiền hòa có thể nói phong cách Trà Kiệu là phong cách Mỹ Sơn đã được trí tuệ hóa.
Các tác phẩm điêu khắc có vẻ đẹp hài hòa về nhịp điệu của cơ thể và hiệu quả của hình khối, mang một vẻ đẹp có tính chất tổng hòa, có chút nhẹ nhàng của Mỹ Sơn, chút sắc thái bản địa và mẫu mực của Trà Kiệu, giàu chất hiện thực mà cũng huyền ảo đầy tính biểu tượng, mang lại cho người xem càm giác an bình đầy triết lý (hình 21 - mục 3.2), (hình 22 - mục 3.2), (hình 23 - mục 3.2), (hình 24 - mục 3.2).
Bình Định thế kỉ thứ 12-13: Các tác phẩm điêu khắc vẫn giữ nét tao nhã, nhưng đã mất đi sức hấp dẫn mà trở nên khô cứng, các điệu nhảy không còn sức hành động, cơ thể căng cứng, mất vẻ tươi mát vốn có, trang sức có phần cầu kì, hoa văn bao phủ thân hình tượng.
Tính chất thoáng buồn xuất hiện trên khuôn mặt cho ta liên tưởng đến thời đại suy vong của xã hội Champa đã cố che lấp bằng hình thức cân đối (hình 25 - mục 3.2), (hình 26 - mục 3.2).
Các tác phẩm điêu khắc của người Cham còn sót lại đa phần được tạo nên từ chất liệu sa thạch với bàn tay khéo léo, công phu người Cham xưa đã để lại nhiều nét riêng độc đáo qua các tác phẩm điêu khắc.
Qua những tấm phù điêu, tượng thờ, những bia ký dường như ta cảm thấy mình quay ngược về quá khứ, chìm đắm trong những điệu múa Apsara, những câu chuyện thần thoại huyền bí về thần Silva, thần Brama, thần Uma, hay Sarasvati,…Giúp ta hình dung được sự sâu sắc trong tư duy, qua những nét gợi hình trong nhân dáng, trong trang trí cũng như sự phong phú hình tượng điêu khắc.
Điêu khắc Cham luôn gắn liền với kiến trúc Cham từ các cột, vòm cửa và sinh động nhất và độc đáo nhất của điêu khắc Cham là rất giống thật từ điệu múa cho đến nhoẻn miệng cười của vũ nữ Apsara (hình 27 - mục 3.2) một hình cô gái với đầy đủ nhân chủng Cham (mặt vuông, mắt xếch, môi dày).
Lối trang phục gần như khỏa thân thể hiện cái đẹp trực diện với bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, cổ tay tròn lẳn,…Động tác múa tạo nên một hình khối rất cân đối và chặt chẽ. Nửa thân dưới với hai tay khụy xuống khuỳnh rộng đưa sang trái, nửa thân trên và hai tay chìa xuống dưới sang phải; đầu và tay phải co lại giơ lên cao đưa sang trái đề trả lại thế quân bình.
Động tác đổi hướng ấy vừa uyển chuyển, vừa đầy sức mạnh vì cái đẹp của hình khối đó chính là cái đẹp của một thế võ với chân khuỳnh là thế đứng tấn, một tay che bên dưới là để tự vệ, tay kia co lại đưa lên cao là để chuẩn bị tấn công .
Theo quan niệm của người Cham thì Thần linh và Ác thần có mặt ở khắp trong vũ trụ, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt con người trong cuộc sống. Thần linh thì có quyền năng ban phước, bảo bọc, che chở đối với con người làm điều thiện và thần linh cũng có quyền năng trừng phạt những kẻ gian tà ác độc.
Tín ngưỡng này đã ảnh hưởng sâu đậm và hướng mọi tư tưởng, hành động của dân tộc Cham ngay từ cội nguồn của xã hội nguyên thủy và là cái nôi cho nền văn hóa tinh thần của dân tộc này, đồng thời qua nền văn hóa tinh thần đó đã kiến tạo cho dân tộc Cham có một bản chất lương thiện.