4.1: Không gian sảnh
Không gian được thiết kế thoáng, nhẹ nhàng bằng việc hệ thống tường, trần ,sàn bên cạnh đó vẫn giữ được tinh thần Cham. Quầy lễ tân thiết kế với các phù điêu Champa cầu kỳ với mục đích kéo lại không gian, cân bằng thị giác. Cột khu vực lễ tân với các phù điêu ghép lên ngoài chức năng chịu lực chính mà còn làm điểm nhấn cho không gian tạo sự đồng nhất về về ngôn ngữ thiết kế (hình 33 - mục 4.1).
Từ nhữnng đường nét tháp Cham truyền thống cách điệu tạo ra những điểm nhấn ỡ quầy lễ tân. Khu vực chờ nhắc nhẹ lại đường nét Champa qua đường cong của bàn ghế.
(hình 34 - mục 4.1).
Sàn, tường và trần sử dụng vật liệu địa phương như: gạch nung, đất nung, gỗ,…với tông màu ấm nâu đỏ. Kết hợp với ánh sáng vàng ấm tạo sự gần gũi, ấm áp, thân thiện cho du khách.
4.2: Không gian nhà hàng
Nhà hàng là địa điểm hay một công trình xây dựng chuyên kinh doanh về việc chuẩn bị phục vụ thực phẩm và đồ uống cho khách hàng để nhận tiền của khách hàng.
Không gian nhà hàng được chia thành nhiều khu vực cũng như nhiều không gian ăn uống khác nhau như các khu vực ăn uống dành cho 2 người, 4 người, 6 người, hoặc 10 người,… Với chức năng chính của nhà hàng và đáp ứng nhu cầu kinh doanh không gian thiết kế được sử dụng các trang thiết bị bàn ghế dễ dàng di chuyển cũng như thuận tiện cho việc lắp ghép tạo thành hệ thống module đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu về số lượng khách đi chung với nhau có thể là 4, là 6, là 10 người,…do đó bàn ghế có thể lắp ghép nhanh và thuận tiện.
Mỗi khu vực ăn uống được giải quyết với các thủ pháp khác nhau về yếu tố sử dụng vật liệu bố trí cũng như tông màu khác nhau nhằm ngăn chia không gian một cách ước lệ và riêng tư, tuy nhiên vẫn đảm bảo chung một ngôn ngữ thiết kế và mang tính nhất
thể với nhau tạo ra một không gian ăn uống hoàn toàn thân thiện và ấm áp cùng hệ thống sàn, tường, trần và hệ thống đèn chiếu sáng (hình 35 – mục 4.2).
Tổng thể trong không gian thiết kế với nhiều hình thức khác nhau trong từng khu vực tạo ra một không gian trở nên sinh động hấp dẫn hơn qua việc thể hiện các loại đèn trang trí khác nhau, các trang thiết bị khác nhau, ánh sáng khác nhau (khu vực sử dụng ánh sáng trắng, khu vực sử dụng ánh sáng vàng) làm nên không gian không đơn điệu. Tuy nhiên với các hình thức khác nhau nhưng ngôn ngữ thiết kế vẫn mang một yếu tố chung cho toàn thể không gian ăn uống và nói lên được nét đẹp của văn hóa Champa (hình 36 – mục 4.2).
Hệ thống cột hiện trạng của nhà hàng được giải quyết bằng cách tạo điểm nhấn cho từng khu vực bằng các phù điêu Cham trạm trổ Champa thay thế cho các cột vuông đơn điệu của hiện trạng.
Với yếu tố trang thiết bị được nhắc nhẹ lại ngôn ngữ thiết kế Champa qua đường nét bàn ghế, qua hệ thống mái vòm Champa. Đèn sử dụng hoa văn họa tiết Cham với ánh sáng ấm áp tạo không gian gần gũi thân thiện hơn. Các chi tiết tường cửa sử dụng ngôn ngữ Cham làm điểm nhấn (hình 37 – mục 4.2), (hình 38 – mục 4.2), (hình 39 – mục 4.2).
Vách ngăn tạo ngăn cách không gian và điểm nhấn cho toàn không gian với mái vòm, phù điêu Cham. Mỗi điểm dừng của một khu vực được tạo điểm nhấn bằng một bức phù điêu Cham (hình 40 – mục 4.2).
Khu quầy bar để cân bằng lại không gian sử dụng ngôn ngữ thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng do các thiết bị, cột nhiều họa tiết. Nhưng vẫn thể hiện đồng nhất ngôn ngữ thiết kế. Phía sau quầy bar với cách điệu đường nét từ tháp Cham dùng làm điểm nhấn cho khu vực này.
4.3: Không gian Coffee-Bar
Cấu trúc sàn, tường, trần,…được thiết kế với ngôn ngữ tạo hình và đường nét, mảng khối cũng như nét văn hóa Cham được thể hiện chung và đồng nhất với nhau. Mang lại một không gian, một phong cách hoàn toàn riêng và ấn tượng cho khách sạn nói chung cũng như Coffee-bar nói riêng (hình 41 – mục 4.3), (hình 42 – mục 4.3).
Bên cạnh Coffee-bar mang được nét văn hóa trong thiết kế, mà còn thể hiện được tinh thần cũng như giới thiệu với khách du lịch hiểu biết thêm vẻ đẹp của nền văn hóa Champa.
Tổng thể không gian được nhấn mạnh bằng các họa tiết hoa văn, các tác phẩm phù điêu và điêu khắc đặc trưng của nền kiến trúc Cham xưa tạo một không gian rất riêng cho khách sạn.
Yếu tố vật liệu trong không gian Coffee-bar, được thiết kế với các tông màu ấm áp, thân thiện và đặc biệt hơn là vật liệu từ chính địa phương. Những vật liệu thô kết hợp với một số vật liệu công nghệ như: kính, thép, inox,…mang lại một không gian sang trọng hơn
(hình 43 – mục 4.3), (hình 44 – mục 4.3).
Từng khu vực được thiết kế trong không gian đều được nhấn mạnh bởi các đường nét, hình khối với các thủ pháp về sàn, tường trần được sử dụng bề mặt khác nhau.
4.4: Không gian phòng ngủ cao cấp (Deluxe room)
Gồm một phòng ngủ và một phòng khách với các tiêu chuẩn phục vụ của loại phòng cao cấp 5 sao.
Việc bố trí giường một cách thuận tiện giải quyết hướng nắng, hướng gió tạo giấc ngủ ngon và thoải mái. Vật liệu sử dụng mang tính địa phương chung tông màu đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi, thể hiện tinh thần thiết kế qua hoa văn, họa tiết, vật trang trí Champa. Vách ngăn: chia không gian ước lệ giữa khu vực tiếp khách và khu vực ngủ. Tái hiện bối cảnh Cham từ các đường nét họa tiết cột, mái vòm (hình 45 – mục 4.4), (hình 46 – mục 4.4).
Cách bố trí thuận tiện, không gian tinh tế, họa tiết hoa văn sang trọng cùng với ánh sáng vàng tạo sự gần gũi, thoải mái, ấm áp.
4.5: Không gian phòng ngủ tiêu chuẩn (Supperior room)
Hệ thống sàn tường được thiết kế nhẹ nhàng, không quá nhiều chi tiết nặng nề. Đáp ứng tốt chức năng cho một phòng ngủ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn mang một nét thiết kế chung với tổng thể không gian (hình 47 – mục 4.5).
Với nét văn hóa Cham được nhấn bằng các hoa văn, họa tiết của chi tiết giường ngủ. Với tông màu nâu gụ, vàng nâu đem lại một không gian hoàn toàn ấm áp và gần gũi với mọi người hơn. Không gian cũng nổi bật hơn với ý đồ thiết kế sử dụng các tông màu tương phản của ghế thư giãn, sofa, và tông màu của giường làm nổi bật cho không gian