Chất liệu thổ cẩm Cham

Một phần của tài liệu Khách sạn duyên champa (Trang 32 - 35)

Chương 3: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ ĐỀ TÀI 3.1: Kiến trúc hình khối Champa

3.3.1: Chất liệu thổ cẩm Cham

Nét văn hóa nổi bật nhất trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của các dân tộc ít người ở Việt Nam chính là thổ cẩm. Bằng đôi tay thuần thục, khéo léo các nghệ nhân Cham đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm Cham mộc mạc, chân phương nhưng đầy cá tính. Điều đó được thể hiện ở các hoa văn họa tiết, màu sắc cũng như chất liệu, chính vì thế thổ cẩm Chăm không thể lẫn với vải thổ cẩm của người H’Mông, Dao, Mạ (hình 28 - mục 3.3.1),…

Nghề dệt của người Cham đã phát triển từ rất lâu, gắn liền với một nền văn hóa đa dạng và phong phú qua những dấu tích còn để lại trên họa tiết chạm trổ trên vương miện PoMuh Taha (thế kỷ 17).

Trước đây thổ cẩm của người Cham chủ yếu phục vụ cho các lễ hội cúng tế theo phong tục, tang lễ,…một số ít được bán lại cho các dân tộc khác cho nên ngành nghề này chưa được chú trọng.

Các hoa văn tinh túy trên thổ cẩm cũng phai nhạt dần. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, nghề thổ cẩm bắt đầu phát triển trở lại với nhiều nghiên cứu, các hoa văn

trang trí được sưu tầm lại, cách điệu thêm để đa dạng hóa sản phẩm từ vải thổ cẩm (hình 29 - mục 3.3.1).

Gìn giữ nền văn hóa đa dạng và phong phú: Như trình bày ở trên nghề dệt của người Cham có từ lâu đời được lưu truyền từ mẹ sang con, từ đời này sang đời khác, từ làng này sang làng khác. Cho tới bây giờ nói đến thổ cẩm Cham người ta nghĩ đến ngay làng Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận là nơi nghề dệt được phát triển mạnh mẽ và lưu truyền cho đến hôm nay.

Để rút ngắn thời gian phù hợp với ngành dệt hiện đại ngày nay thì các bước dệt thủ công truyền thống được lược bỏ dần thay vì mất đến 10 ngày người thợ mới dệt song thành phẩm một miếng thổ cẩm với nguyên liệu tự cung tự cấp, thay vào đó là các sợi công nghiệp nhuộm sẵn.

Nhìn chung các công đoạn dệt cũng có các bước như: đưa sợi vào xa quay để quấn vào từng ống nhỏ theo những màu khác nhau. Sau đó là đưa các ống sợi này vào khung móc để pha màu chỉ theo từng mục đích sử dụng và cuối cùng là ráp sợi vào khung để chuẩn bị dệt.

Thường thì có hai loại khung dệt tùy theo diện tích của tấm vải cần dệt thì có: - Loại khung ngắn cho ta tấm vải với kích thước 0.9m x 3.4mvới bảy cây go bằng tre để tạo hình hoa văn.

- Loại khung dài với kích thước tấm vải lớn hơn với chiều ngang từ 2- 30 cm nhưng chiều dài có thể đến 100-120m và mất 25- 30 ngày với bảy hòn go làm bằng đá san hô (10x6 cm).

Nét hiện đại trong thổ cẩm Champa: Nét đặc trưng của thổ cẩm người Cham mà ta

có thể dễ dàng nhận ra là các hoa văn hình thoi, chân chó, hoa mai, hoa gurek, các họa tiết hiện đại hơn như hình voi, các đầu tượng.

Với cách tạo hoa văn trực tiếp ngay khi dệt sợi trong khi đó thổ cẩm các dân tộc phía Bắc lại là những mảnh vải màu ghép lại rồi thêu hoa văn mang những màu như đen, đỏ do đó các hoa văn thổ cẩm Cham đều đặn và có tính lặp lại một dạng mẫu trên cùng một tấm vải.

Màu trắng, vàng, xanh lá, xanh bích là các gam màu thường dùng trong thổ cẩm Cham và một số họa tiết voi hay màu chỉ nhũ vàng trên gam màu đỏ tươi của những tấm vải dệt ở các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan, dường như chúng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của dân tộc Champa. Cùng với các chất liệu vải sử dụng trong trang trí hay cho nội thất thì thổ cẩm Cham là một sự lựa chọn cho sự phá cách, một nét mới đầy ngẫu hứng.

Trước đây do nhu cầu sử dụng rất hạn chế và đó cũng là một quá trình lâu dài từ việc thổ cẩm Cham chỉ sử dụng cho việc cúng tế, ma chay mang tính địa phương nay trở thành sản phẩm trang trí nội thất đầy cá tính, đầy mới mẻ trên khắp đất nước, một biểu tượng văn hóa dầy màu sắc. Do đó sản phẩm lấy nguồn cảm hứng từ vải thổ cẩm rất đa dạng và phong phú (hình 30 - mục 3.3.1).

Theo dòng thời gian chịu nhiều ảnh hưởng giữa các dòng vải thổ cẩm của những dân tộc lân cận cùng với nhu cầu thị hiếu người dùng thì hoa văn, màu sắc thổ cẩm Cham cũng ít nhiều thay đổi. Thay đổi theo hướng mới với kỹ thuật nhuộm hiện đại, màu sắc của vải phong phú hơn, độ bền hơn, kết hợp nhiều chất liệu vải khác như vải bố, đũi tạo ra nhiều sãn phẩm lạ nhưng không mất đi nét đặc thù độc đáo của văn hóa thổ cẩm Champa.

Ứng dụng của thổ cẩm: Do sự phong phú về hoa văn, màu sắc cũng như độ dày dặn

của tấm vải thổ cẩm từ những đường dệt chặt chẽ sắc sảo đã tạo nên nét ấn tượng điểm mạnh của thổ cẩm Cham. Thổ cẩm thường có sự linh động trong cách phối hợp các gam màu rất đặc trưng và đầy độc đáo mà việc sử dụng vải thổ cẩm với các gam màu tương phản rất được yêu thích.

Như việc sử dụng để làm điểm nhấn cho rèm cửa, thảm trải sàn hay khăn trải giường, gối, khăn trải bàn thì thổ cẩm Cham là một lựa chọn tuyệt vời, cũng như việc kết hợp thổ cẩm Cham cùng với vải lụa, bố, taffata cũng là một ý tưởng hay đầy mới mẻ phá cách.

Chúng ta cảm thấy lạc lõng khi lạc vào một không gian với đầy những mảng thiết kế hiện đại, màu sắc tươi tắn thay vào đó một chiếc giường với chiếc áo gối chất liệu bố tô điểm bằng những họa tiết thổ cẩm hay chiếc bàn ăn với chiếc khăn bằng thổ cẩm bày dọc giữa bàn với những hoa văn trang trí dạng đường diềm hình hoa cách điệu bốn hoặc sáu cánh làm bật lên không gian.

Hoa văn hình voi vàng trên vải đỏ, có nhũ kim tuyến sẽ thích hợp với không gian được thiết kế bày trí theo lối cung đình, với mục đích phô diễn sự hoành tráng, sang trọng. Những dạng thổ cẩm kiểu hoa văn zic-zắc thường dùng làm khăn trải bàn hay drap trải giường trông chiếc giường sẽ dài hơn.

Khi sử dụng thổ cẩm ta cũng nên lưu ý đến việc đừng làm dụng quá mức một mặt giảm đi nét đẹp của thổ cẩm mặt khác làm cho không gian chúng ta trông rắc rối hơn do cách phối màu sặc sỡ của loại vải này.

Ở mỗi sản phẩm thì ta nên sử dụng thổ cẩm như là vật trang trí để phát huy cái đa dạng đầy tính độc đáo, cái ngẫu hứng nét riêng phá cách của bản thân. Đa phần chúng ta hay sử dụng vải thổ cẩm cho không gian mộc mạc, đồ nội thất đa phần là gỗ.

Do đó cái nhàm chán dần xuất hiện về lâu về dài. Làm sao để thổ cẩm hòa nhập với chất liệu đương đại một cách nhịp nhàng, uyển chuyển mà không mất đi bản sắc độc đáo cái chất riêng, vẻ đẹp riêng của nó đòi hỏi người thiết kế phải mạnh dạn trong từng suy nghĩ cho cách bày trí luôn muốn tìm sự mới mẻ, hướng đi riêng của bản thân trong vô vàn biến tấu mang đầy tính thẩm mỹ và ứng dụng của thổ cẩm.

Một phần của tài liệu Khách sạn duyên champa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)