Chương 3: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ ĐỀ TÀI 3.1: Kiến trúc hình khối Champa
3.3.4: Hình khối kiến trúc đền tháp Cham
Những ngôi đền tháp theo phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khỏe khoắn. Những bang trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết.
Yếu tố tiêu biểu nhất là các vòm cửa với nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khảm. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch dược trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có hình trang trí thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hòa Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của các nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hòa Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn.
Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng
cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hòa Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1.
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định.
Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống.
Về hình dáng, phần lớn các tháp Cham đều có hình ngọn núi (Sikhara), trên các góc có các tháp nhỏ ứng với đỉnh núi nhỏ. Tuy kiến trúc núi có nguồn gốc truyền thuyết từ Ấn Độ nhưng với người Cham, chúng lại biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Cham (núi là dương). Chất dương tính này còn bộc lộ rõ ở những tháp mô phỏng hình sinh thực khí nam. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có tháp có mái cong hình thuyền (tháp Bánh Ít) - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa cư dân Đông Nam Á.
Như vậy, từ chỗ vay mượn dạng Sikhara Ấn Độ, tháp Cham đã đi đến chỗ hòa quyện và phối kết khá nhiều sáng tạo mang dấu ấn của tính cách bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Hầu hết tháp Chăm đều là lăng mộ thờ vua. Ngoài ra, tháp Cham còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Do tính chất lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Cham rất chật hẹp, chỉ có chỗ cho các pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.