1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp hà cường

93 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- VŨ THỊ LIÊN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- VŨ THỊ LIÊN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU THỦY Hà Nội - 2015 CAM KẾT Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Thủy đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện luâ ̣n văn này . Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu. TÓM TẮT Luâ ̣n văn nghiên cƣ́u hoa ̣t tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng trong thời gian tƣ̀ năm 2011 đến năm 2013, đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp trong vòng 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013). Thông qua nghiên cƣ́u đinh ̣ tính và đinh ̣ lƣơ ̣ng luâ ̣n văn đã đánh giá toàn diện thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Dƣ̣a trên nhƣ̃ng kế t quả nghiên cƣ́u tác giả đã tìm ra điểm mạnh , điểm yếu đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng phù hợp với đinh ̣ hƣớng phát triể n của Công ty trong tƣơng lai nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính cho các đối tƣợng quan tâm. Từ khóa: Phân tích tài chính, Tình hình tài chính, Công ty TNHH, Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cường . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...9 1.1 Khái niệm, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp: .................................9 1.1.1 Khái niệm:...................................................................................................9 1.1.2 Vai trò của Phân tích tài chính doanh nghiệp .........................................10 1.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ..............................................11 1.3 Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp: .............................................13 1.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính: ....................................................................13 1.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ...............................17 1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh .................................................................25 1.3.4 Phân tích rủi ro tài chính: ........................................................................28 Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................34 2.1 Cơ sở phƣơng pháp luận:.................................................................................34 2.2 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ................................34 2.2.1 Vai trò của các báo cáo tài chính .............................................................34 2.2.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ................................................35 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong phân tích TCDN ..............................39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG ....................................43 3.1 Khái quát về Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng ...........43 3.1.1 Mô hình tổ chức, bố trí lao động ..............................................................43 3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ..............................................................44 3.2 Phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng ....................................................................................................................46 3.2.1 Tổ chức thực hiện công tác phân tích tài chính........................................46 3.2.2 Nội dung phân tích tài chính ....................................................................46 3.3 Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng...............................................................................................................58 3.3.1 Điểm mạnh:...............................................................................................58 3.3.2 Điểm yếu: ..................................................................................................58 3.3.3 Nguyên nhân: ............................................................................................59 Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................61 CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG .....62 4.1 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty..............................................................62 4.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty..............................63 4.2.1 Giải pháp về chiến lược kinh doanh:........................................................63 4.2.2 Giải pháp về mặt tài chính: ......................................................................66 4.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực: ..................................................................68 4.3 Khuyến nghị ....................................................................................................69 Kết luận chƣơng 4 .....................................................................................................71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................73 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 LNST Lợi nhuận sau thuế 4 PTTC Phân tích tài chính 5 SXKD Sản xuất kinh doanh 6 TCDN Tài chính doanh nghiệp 7 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 8 TSBQ Tài sản bình quân 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 TSDH Tài sản dài hạn 11 TSNH Tài sản ngắn hạn 12 VCSH Vốn chủ sở hữu i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Bảng phân tích tình hình biến động tài sản 47 2 Bảng 3.2 Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn 50 3 Bảng 3.3 Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty 51 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 55 6 Bảng 3.6 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn 56 7 Bảng 3.7 Bảng phân tích chỉ tiêu đòn bẩy tài chính 57 Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ của công ty ii 53 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không thể hiện rõ nét chất lƣợng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tình hình tài chính, các đối tƣợng sử dụng thông tin có thể biết đƣợc thực trạng tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại, cũng có thể dự báo đƣợc những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tƣơng lai, dự báo đƣợc những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế, phân tích tình hình tài chính đƣợc nhiều đối tƣợng khác nhau quan tâm nhƣ các nhà quản trị, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức kiểm toán, tổ chức tín dụng, ngƣời lao động,... Tuy nhiên, việc kiểm tra và phân tích tài chính hiện nay chƣa thực sự đƣợc quan tâm thích đáng trong quá trình quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Mặt khác, hệ thống phƣơng pháp và chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp này còn sơ sài, hầu hết tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả, còn một số chỉ tiêu không phù hợp với quy mô, loại hình của doanh nghiệp. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng mới chỉ dừng lại ở việc so sánh sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thêm vào đó, công tác kiểm tra, phân tích còn thể hiện nhiều yếu kém, chƣa đƣợc tổ chức độc lập và không diễn ra đều đặn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các 1 doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ dừng lại ở việc nắm vững các kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp mà còn phải tổ chức hoạt động phân tích tình hình tài chính gắn liền với việc xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích hiệu quả, phù hợp với đặc điểm ngành, quy mô, loại hình doanh nghiệp. Xét riêng về công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng hiện nay thì việc phân tích tình hình tài chính của công ty chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các đối tƣợng quan tâm do chƣa xây dựng đƣợc phƣơng pháp phân tích khoa học, hiệu quả. Việc phân tích hiện nay mới chỉ dừng ở Báo cáo tài chính thƣờng niên theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Là một nhân viên của Công ty , với mong muố n đóng góp cho sƣ̣ phát triể n của Công ty Hà Cƣờng nên tác giả đã quyế t đinh ̣ cho ̣n đề tài nghiên cƣ́u là “Phân tích tài chính công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng ”. Tác giả nhận thấy đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành Tài chính ngân hàng, có tính cấp thiết và phù hợp với sở thích của bản thân. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính là vấn đề then chốt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nƣớc ta hiện nay. Vấn đề này đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Cụ thể: Trong bài báo cáo với tựa đề „„Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng công tác kiểm toán‟‟ (Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, năm 2011), tác giả Trần Quý Liên cho rằng TCDN và tình hình tài chính doanh nghiệp là cùng một nội dung, do vậy việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng chính là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả tập trung chủ yếu xây dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích TCDN nhằm tăng cƣờng chất lƣợng kiểm toán, giúp tăng độ tin cậy của thông tin, góp phần cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu phân tích TCDN mà tác giả Trần Quí Liên đƣa ra 2 chƣa đầy đủ, bài báo chƣa làm rõ đƣợc mối quan hệ giữa hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nên đƣợc thực hiện nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục đích là „„nhằm tăng cƣờng công tác kiểm toán‟‟. Với quan điểm đồng nhất giữa tình hình tài chính với hoạt động tài chính và TCDN, có một số tác giả điển hình nhƣ các tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ. Các tác giả này quan niệm rằng TCDN cũng chính là tình hình tài chính, phân tích TCDN cũng là phân tích tình hình tài chính. Điều này đƣợc thể hiện trong cuốn „„Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp‟‟ (2008). Cùng quan điểm với các tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ là tác giả Ngô Kim Phƣợng và cộng sự trong cuốn „„Phân tích tài chính doanh nghiệp‟‟ (2010). Nhóm tác giả này cho rằng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm các công việc nhƣ: phân tích nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn,… Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp với nhiều góc độ khác nhau. Khác với quan điểm đồng nhất giữa tình hình tài chính với tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính, trong cuốn „„Chuyên khảo về Báo cáo tài chính – Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính‟‟ (2005), PGS. TS Nguyễn Văn Công cho rằng: „„Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành’’. Tác giả đã làm rõ vấn đề khác nhau giữa hoạt động tài chính và tình hình tài chính. Theo đó, hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến việc thay đổi quy mô và kết cấu Vốn chủ sở hữu (VCSH) và vốn vay. Còn tình hình tài chính thể hiện thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và nó phản ánh kết quả của tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp tiến 3 hành. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả cũng đề cập đến những nội dung của phân tích tình hình tài chính nhƣ: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính, dự báo về nhu cầu tài chính trong tƣơng lai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả vẫn chƣa làm rõ đƣợc vấn đề tình hình tài chính không chỉ thể hiện trạng thái tài chính tại một thời điểm mà còn thể hiện cho cả một kỳ hay một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, nó còn gắn với một không gian hoặc địa điểm cụ thể. Về tài liệu chuyên khảo, còn có thể kể đến cuốn „„Phân tích hoạt động doanh nghiệp‟‟ (năm 2004) của tác giả Nguyễn Tấn Bình, cuốn „„Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính‟‟ của GS.TS Nguyễn Văn Công (năm 2005), hay cuốn „„ Phân tích hoạt động kinh doanh‟‟ của nhóm tác giả Phạm Văn Dƣợc và Đặng Thị Kim Cƣơng đƣợc nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005. Trong các tài liệu này, nội dung phân tích tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc trình bày khá cụ thể và bao quát, có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Phân tích tài chính doanh nghiệp còn là một trong những nội dung đƣợc nhiều tác giả trình bày trong Luận án tiến sĩ, thạc sĩ. Điển hình nhƣ : Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (năm 2002) về vấn đề hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã đề cập khá sâu đến phƣơng pháp, kỹ thuật và hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính. Tuy nhiên, phần giải pháp và vận dụng chủ yếu tập trung vào đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng, ít đƣợc áp dụng trong các lĩnh vực khác. Nhiều tác giá cũng đề cập đến PTTC nhƣng ở một khía cạnh khác, đó là hoàn thiện hệ thống BCTC nhƣ: tác giả Nguyễn Văn Hiếu (2003) với đề tài „„Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các 4 doanh nghiệp xây dựng Việt Nam‟‟. Cũng trong năm này, tác giả Vũ Văn Hoàng nghiên cứu „„Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc tăng cƣờng quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam‟‟. Năm 2004, tác giả Cung Tố Lan có luận án „„Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Điện lực I‟‟. Tiếp đó, đến năm 2012, tác giả Lê Thị Hải Hạnh trình bày kết quả nghiên cứu của mình với đề tài „„Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may – tình huống tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu‟‟. Những nghiên cứu này tập trung vào việc hoàn thiện các BCTC nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn cho PTTC. Nhóm tác giả tiếp theo lại đi sâu vào tìm hiểu thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp. Cụ thể là tác giả Đỗ Quỳnh Trang (2006) với đề tài „„ Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty xây dựng giao thông I‟‟ hay tác giả Lê Việt Anh (2007) tìm hiểu „„ Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hải Dƣơng ‟‟. Tác giả Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2008) với đề tài „„Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam‟‟ đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khai thách khoán sản ở miền Trung. Trong luận án của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dƣới góc độ hiệu quả tài chính trong ngắn hạn mà chƣa đánh giá dƣới góc độ quản trị chiến lƣợc và thực hiện các mục tiêu tài chính chiến lƣợc. Các đề xuất của tác giả tập trung vào hoàn thiện nội dung và phân tích hoạt động kinh doanh trong đó có phân tích tài chính để giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của mình. 5 Ngoài ra, còn khá nhiều nghiên cứu khác trong nƣớc về đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp nhƣ: tác giả Lê Thị Hƣơng Lan (2008) đã trình bày vấn đề hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân Anh (2011) về tình hình tài chính công ty cổ phần thép Nam Kim đã hệ thống hóa những lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hay tác giả Bùi Văn Lâm (2011) bảo vệ thành công Luận văn thạc sĩ với đề tài „„Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25‟‟. Những nghiên cứu này tập trung vào việc hoàn thiện các Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn cho công tác Phân tích tài chính của doanh nghiệp. Điểm chung của các công trình khoa học trên đều là đề cập đến việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung hoặc ở một khía cạnh nhất định, về hệ thống, chỉ tiêu, tình hình tài chính hay Báo cáo tài chính chứ chƣa xem xét đầy đủ ở cả hệ thống chỉ tiêu, phƣơng pháp phân tích cũng nhƣ nội dung phân tích tài chính. Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu nhƣng hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc cho đến nay chủ yếu đi sâu vào xem xét một trong số vấn đề: hệ thống báo cáo tài chính, kiểm tra, kiểm soát, phân tích báo cáo tài chính hoặc phân tích tình hình tài chính, tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Các nghiên cứu hầu hết giới hạn phạm vi trong một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế cụ thể, chƣa có nghiên cứu nào tập trung vào ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp tới các vấn đề quản trị tài chính, phân tích báo cáo tài chính hay nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với mục tiêu tăng cƣờng quản trị tài chính doanh nghiệp. 6 Xuất phát từ những nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ từ định hƣớng của Thầy cô hƣớng dẫn, tác giả đã thực hiện luận văn của mình với đề tài „„Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng‟‟ với mục tiêu làm rõ bản chất, chức năng, vai trò của quản trị tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích tài chỉnh, ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp tới các vấn đề trên. Đồng thời, làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề này, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn liền với việc tăng cƣờng quản trị tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là ứng dụng khung lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và sử dụng số liệu thực tế để phân tích, đánh giá tình hình tài chính công ty đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện tổ chức, nội dung và phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Hà Cƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính cho các đối tƣợng quan tâm. Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu đƣợc chính đƣợc xác định là:  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.  Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng. Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty, nguyên nhân và cách khắc phục điểm yếu.  Đề xuất các giải pháp cơ bản để cải thiện tình hình tài chính cho Công ty Hà Cƣờng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tƣợng nghiên cứu: là phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng. 7  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn tại Công ty TNHH xây dựng và thƣơng mại Hà Cƣờng, đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2011 đến 2013). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhằm tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu, sau đó tiến hành phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo Các số liệu trong luận văn dựa trên các BCTC hàng năm của Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng từ năm 2011 đến năm 2013. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Chƣơng 4: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1 Khái niệm: Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó giúp các đối tƣợng quan tâm đi đến những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, để đƣa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thực hiện ba chức năng cơ bản là: chức năng đánh giá, chức năng dự báo và chức năng điều chỉnh. Với chức năng đánh giá, phân tích tài chính doanh nghiệp phải làm rõ những vấn đề nhƣ việc tạo lập, phân phối, sử dụng vốn diễn ra nhƣ thế nào và ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh ra sao, xem xét những kết quả đạt đƣợc có đúng hay vƣợt mục tiêu, kế hoạch đề ra hay không. Với chức năng dự báo, phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thấy đƣợc tiềm lực tài chính, sự vận động của nguồn vốn trong tƣơng lai, đặc biệt phải nhận thấy đƣợc tình hình tài chính trong chu kỳ kinh doanh tới, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có những hành động hợp lý để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Căn cứ vào chức năng đánh giá và chức năng dự báo, phân tích tài chính doanh nghiệp thực hiện chức năng điều chỉnh, luôn luôn thực hiện chức năng này để những yếu tố bị lệch lạc đi vào đúng hƣớng, nhằm giúp doanh nghiệp đạt đƣợc những mục tiêu, kế hoạch đề ra. Phân tích tài chính là mối quan tâm của các nhà quản trị cũng nhƣ nhiều đối tƣợng khác từ khi nƣớc ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Tuy nhiên, 9 phân tích vấn đề gì, vận dụng phƣơng pháp phân tích nào để tạo ra một bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một câu hỏi lớn đối với nhà phân tích do những thay đổi về chính sách kinh tế - tài chính, sự khác biệt về quan điểm phân tích, khả năng thu thập và xử lý số liệu tài chính. 1.1.2 Vai trò của Phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp, đƣợc thể hiện ở một số mặt sau : - Đảm bảo vốn cho doanh nghiệp : Để tiến hành sản xuất kinh doanh, điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ. Vốn tiền tệ đƣợc sử dụng vào vô số các hoạt động mua sắm, xây dựng nhà xƣởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thuê lao động, khen thƣởng hay cải tiến kỹ thuật. Việc thừa vốn hay thiếu vốn tiền tệ đều là những dấu hiệu không tốt trong quản lý vốn tiền tệ tại doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp bị thiếu vốn. Điều này sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị ngƣng trệ. Do vậy, đảm bảo đủ vốn của doanh nghiệp kinh doanh bình thƣờng, liên tục là vai trò không thể thiếu của tài chính doanh nghiệp bởi dòng tiền chính là dòng máu của doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc vai trò này, doanh nghiệp phải có chính sách huy động vốn phù hợp, cụ thể nhƣ: huy động vốn từ nguồn nào, với số lƣợng vốn bao nhiêu, mức chi phí sử dụng vốn của từng nguồn… - Nâng cao hiệu quả kinh doanh : Sau khi đã huy động vốn, bƣớc tiếp theo là doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đồng vốn huy động sao cho có hiệu quả, tức là thực hiện chính sách đầu tƣ vốn, đƣa ra quyết định đầu tƣ đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn dự án đầu tƣ. Một khi nguồn vốn đƣợc huy động kịp thời và đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh, đồng thời, huy động tối đa vốn hiện có vào kinh doanh sẽ hạn chế đƣợc những thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay của vốn, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 10 - Kiểm soát tình hình kinh doanh: Thông qua dòng tiền ra, dòng tiền vào và cả dòng tiền thuần cả từng hoạt động trong doanh nghiệp, nhà quản lý có thể nắm bắt đƣợc tình hình kinh doanh, phát hiện nhanh những bất ổn của từng hoạt động, từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn để hƣớng các hoạt động theo những mục tiêu và kế hoạch chung của toàn doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, những vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi lẽ hoạt động tài chính doanh nghiệp ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động khác trong doanh nghiệp, quyết định về huy động vốn và đầu tƣ vốn ngày càng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, những thông tin tài chính là căn cứ quan trọng để kiểm soát doanh nghiệp. 1.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp là Phƣơng pháp so sánh. Phƣơng pháp này đo lƣờng các chỉ tiêu với nhau để thấy đƣợc sự thay đổi của cá chỉ tiêu đang nghiên cứu. Khi đó cần phải có một tiêu chuẩn hay gốc để đối chiếu và các số liệu sau thƣờng đƣợc sử dụng : - Tài liệu kỳ trƣớc (năm trƣớc, quý trƣớc, tháng trƣớc) - Các mục tiêu đã đề ra (kế hoạch, dự toán, định mức) - Các chỉ tiêu tƣơng ứng của những doanh nghiệp cùng ngành hay số trung bình của ngành đó Để phƣơng pháp này có ý nghĩa và đảm bảo việc so sánh đƣợc các chỉ tiêu phân tích phải đƣợc thống nhất cả về mặt thời gian và không gian. Các kỹ thuật hay cách thức so sánh của phƣơng phpas này là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh bằng số bình quân. Một phƣơng pháp có thể đƣợc coi là một dạng đặc biệt của phƣơng pháp so sánh, đó là phƣơng pháp tỷ lệ hay phƣơng pháp phân tích bằng các tỷ số tài 11 chính. Các tỷ số tài chính là những công cụ cơ bản để diễn đạt các BCTC. Việc phân tích các tỷ số tài chính sử dụng các số liệu ở BCTC và trình bày kết quả theo những mảng nội dung nhất định. Các nhà phân tích xem xét những kết quả này với số liệu của những doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc số trung bình của ngành đó. Ƣu điểm của việc phân tích tỷ số tài chính còn ở chỗ, thậm chí nó giúp so sánh đƣợc hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp không cùng lĩnh vực hoạt động hay quy mô sản xuất. Nhiều tỷ số chính đƣợc sử dụng nhƣng có thể đƣợc chia thành bốn nhóm chính sau: phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng trả nợ, phân tích cấu trúc tài chính (đòn bẩy tài chính) và phân tích khả năng sinh lời. Tùy theo mục đích nghiên cứu của từng đối tƣợng sử dụng thông tin mà những tỷ số tài chính này có thể có mang nhiều thông tin hơn so với những tỷ số khác. Vì vậy, các nhà phân tích có kinh nghiệp không tính toán các tỷ số một cách rời rạc mà phải xem xét các chỉ tiêu trong mối quan hệ với nhau để hiểu đƣợc bản chất của vấn đề. Để đạt đƣợc kết quả có ý nghĩa, nhà phân tích so sánh những tỷ số này qua một thời kỳ gồm nhiều năm so sánh với tiêu chuẩn, xem xét sự biến đổi này so với chuẩn mực và kiểm tra chéo những tỷ số này với nhau để giúp phát hiện xu hƣớng biến động của chúng. Tuy nhiên, việc phân tích dựa vào các tỷ số tài chính này cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, phân tích tỷ số chỉ giải quyết với những số liệu định lƣợng chứ không xem xét những yếu tố định tính nhƣ giá trị đạo đức hay trình độ của ngƣời quản lý, trách nhiệm của ngƣời lao động. Thứ hai, nhà quản lý có thể đƣa ra những quyết định ngắn hạn trƣớc ngày lập các báo cáo để tác động đến các tỷ số. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể cái thiện tỷ lệ thanh toán hiện hành bằng cách trả bớt những khoản nợ ngắn hạn ngay trƣớc thời điểm lập BCĐKT. Thứ ba, sự so sánh tỷ số giữa các doanh nghiệp có thể dẫn đến sự hiểu nhầm vì sự khác nhau trong thực tế công tác kế toán ở các lĩnh 12 vực nhƣ: tính khấu hao, ghi nhận thu nhập và tài sản vô hình hay năm tài chính khác nhau. Vì vậy, các nhà phân tích thƣờng phải đặt các doanh nghiệp trên một cơ sở kế toán có thể so sánh đƣợc trƣớc khi so sánh các tỷ số. Thứ tƣ, có những tỷ số có tên gọi giống nhau nhƣng các nhà phân tích đôi khi lại sử dụng định nghĩa hoặc công thức khác nhau nên có thể dẫn đến sự hiểu lầm khi so sánh và diễn giải giữa các doanh nghiệp. Thứ năm, kết quả kế toán đƣợc tính theo giá trị lịch sử của tiền tệ hay tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Trong khi một sự thay đổi trong sức mua của đồng tiền do lạm phát có thể làm sai lệch tính so sánh đƣợc của các chỉ tiêu vì chúng đƣợc tính toán ở những thời điểm khác nhau. Thứ sáu, nếu chỉ có một tỷ số thì không có ý nghĩa gì. Điều tạo nên sự phù hợp của một tỷ số ở doanh nghiệp đƣợc quyết định bởi ngành của nó, chiến lƣợc quản lý và tình trạng của nền kinh tế. Kết luận của một tỷ số tốt hay xấu là một sự nhầm lẫn. Nói cách khác, tỷ số tài chính phải đƣợc đánh giá trong sự kết hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và so sánh trong bối cảnh của những doanh nghiệp cùng ngành của chúng. Cuối cùng, các tỷ số phải dựa trên các BCTC công khai phản ánh quá khứ chứ không phải tƣơng lai. Trừ phi những chỉ tiêu này đáng tin cậy, nếu không sẽ rất khó đƣa ra những dự đoán hợp lý về xu hƣớng tƣơng lai. Nhà phân tích quan tâm đến tƣơng lai không nên nhầm lẫn rằng số liệu quá khứ tất yếu phản ánh tình trạng hiện tại hay kỳ vọng tƣơng lai. 1.3 Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính: Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích cơ cấu của tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn để xác định tình hình huy động vốn của doanh nghiệp từ loại nguồn nào, khối lƣợng bao nhiêu và trách nhiệm của từng doanh nghiệp đối với từng loại nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn còn cung cấp thông tin về tình 13 hình độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích cơ cấu tài sản thể hiện việc sử dụng nguồn vốn sau khi đã huy động đƣợc ra sao, sự phân bổ và sử dụng số vốn đó có hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hay không. Nói cách khác, điều này thể hiện việc đầu tƣ vào những loại tài sản nào cho phù hợp với đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Việc sử dụng số vốn đã huy động thể hiện doanh nghiệp đang đầu tƣ về chiều rộng hay chiều sâu cho hoạt động của mình. Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn cho thấy sự hợp lý trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn tại một doanh nghiệp. Qua phân tích này giúp doanh nghiệp đƣa ra đƣợc một cấu trúc tài chính lành mạnh, ổn định, phù hợp với hoạt động cũng nhƣ tránh đƣợc các rủi ro và đem lại hiệu quả cao. Phân tích cơ cấu tài sản đƣợc thực hiện bằng cách xác định và so sánh sự thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng loại hay bộ phận tài sản so với tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng số tài sản đƣợc xác định qua công thức sau : Giá trị của từng loại tài sản Tỷ trọng của từng loại tài sản = Tổng tài sản x 100% Để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp phải xác định nhu cầu, tìm kiếm, tổ chức và huy động các nguồn vốn khác nhau. Căn cứ vào bản chất có thể phân chia nguồn vốn thành hai loại, bao gồm VCSH và nợ phải trả. VCSH là loại nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, đƣợc doanh nghiệp đóng góp từ ban đầu (vốn từ đầu tƣ ban đầu) hay đƣợc bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh từ các nguồn nhƣ: chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ xí nghiệp. 14 Ngƣợc lại với VCSH, nợ phải trả là loại nguồn vốn mà doanh nghiệp cam kết và có trách nhiệm thanh toán. Nói cách khác, nợ phải trả là loại nguồn vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn vị hay cá nhân khác. Căn cứ vào thời gian các khoản công nợ và nợ phải trả đƣợc chia thành nợ ngắn hạn (là những khoản nợ có thời gian trả nợ trong một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh) và nợ dài hạn (là những khoản nợ trên một năm hay trên một chu kỳ kinh doanh). Căn cứ và đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, tình hình thực tế cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của mình mà doanh nghiệp phải xác định đƣợc số lƣợng vốn cần huy động, cách thức huy động, thời gian huy động,.. để vừa tiết kiệm đƣợc chi phí cũng nhƣ có cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ngƣời quản lý biết đƣợc cơ cấu vốn huy động, tình trạng độc lập về tài chính cũng nhƣ các cam kết pháp lý đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự đối với phân tích cơ cấu tài sản. Cụ thể là : Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn = Giá trị của từng loại nguồn vốn Tổng nguồn vốn x 100% Sau khi đã tính toán đƣợc tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn cũng nhƣ sự biến động của chúng giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, để xác định rõ hơn những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi của cơ cấu tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích sử dụng phƣơng pháp so sánh ngang. Phƣơng pháp này xem xét sự biến động của từng loại tài sản và nguồn vốn cũng nhƣ tổng số về cả quy mô lẫn tốc độ để thấy việc phân bổ và sử dụng tài sản có phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp hay không. 15 Phƣơng trình kế toán cơ bản thể hiện sự cân bằng giữa tổng giá trị của tài sản và tổng giá trị của nguồn vốn. Thực ra đây chỉ là hai mặt khác nhau của cùng một vấn đề. Bất kỳ một tài sản nào cũng có giá trị nhất định và đƣợc hình thành từ ít nhất một loại nguồn vốn. Bởi vậy, nếu chỉ xem xét từng khía cạnh của một loại tài sản (giá trị của tài sản hay nguồn vốn hình thành nên tài sản) là không đầy đủ và thiếu chính xác hay chỉ mang tính một chiều. Do đó, phải xem xét cả hai khía cạnh với nhau để thấy đƣợc mối quan hệ giữa chúng. Sau khi đã xác định đƣợc nhu cầu, tìm kiếm và huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh đã là một công việc quan trọng và khó khăn thì việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đó sao cho hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính cũng rất phức tạp. Khi phân tích, các chỉ tiêu sau đây thƣờng đƣợc sử dụng : Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản Hệ số này phản ánh tình trạng tài trợ các tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng khoản nợ. Nói các khác, trong một đồng tài sản đem vào kinh doanh thì sử dụng bao nhiêu đồng nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ tài sản đƣợc tài trợ chủ yếu bằng nguồn đi vay mƣợn, khiến tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm đi. Tài sản Hệ số nợ trên VCSH = VCSH Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tƣ tài sản bằng VCSH. Chỉ tiêu này nếu có giá trị lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm vì lúc đó những tài sản mà doanh nghiệp sử dụng không đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng VCSH. Nói cách khác, doanh nghiệp phải đi vay mƣợn nhiều hơn để tài trợ cho việc mua sắm tài sản. 16 1.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hiến có doanh nghiệp nào không vay mƣợn hay sử dụng vốn của đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Nói các khác, ít có doanh nghiệp nào kinh doanh toàn bằng VCSH. Nếu doanh nghiệp biết huy động nguồn vốn vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi ích không nhỏ. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp biết sử dụng vốn đi vay mƣợn để hoạt động, định kỳ đến hạn vẫn phải trả đủ cả gốc lẫn lãi vay. Đƣơng nhiên về mặt lý thuyết lƣợng vốn vay mƣợn này vẫn phải nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Khi vạy mƣợn từ các đối tác, định kỳ doanh nghiệp phải dùng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả gốc và lãi khi đến hạn. Khoản tiền dùng để trả lãi vay đƣợc coi là chi phí lãi vay và tất yếu khoản chi phí lãi vay này thuộc về chi phí tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là khoản chi phí hợp lý, hợp lệ làm giảm lợi nhuận cũng nhƣ số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp trong kỳ báo cáo. Trong kinh tế, việc giảm số thuế TNDN phải nộp do biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đƣợc gọi là „„Lá chắn thuế‟‟. Lá chắn thuế là khoản chênh lệch về thuế TNDN tiết kiệm đƣợc do sự khác biệt về cơ cấu tài chính (cơ cấu nguồn vốn) khi doanh nghiệp có hay không đi vay mƣợn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp nên tận dụng tối đa tác dụng của lá chắn thuế thể hiện việc quản lý giỏi của ngƣời điều hành. Do vậy, nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng VCSH mà không đi vay mƣợn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tận dụng đƣợc lợi ích từ lá chắn thuế này. 1.3.2.1 Phân tích tình hình công nợ: Tình hình cộng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tính hai mặt của một vấn đề. Khi hoạt động, doanh nghiệp sẽ phát sinh những mối 17 quan hệ chiếm dụng vốn với các đối tác. Trong những trƣờng hợp đó, công nợ giữa các bên sẽ phát sinh. Nếu tình hình cộng nợ nhiều và kéo dài sẽ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hƣởng đến tình hình và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp không đi chiếm dụng cũng nhƣ không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nhiều thì tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, đảm bảo đƣợc an ninh tài chính. Bởi vậy, khi phân tích tình hình công nợ, ta phải tính toán cụ thể các khoản phải thu và phải trả giữa doanh nghiệp với đối tác. Các khoản công nợ khi quá hạn mà doanh nghiệp vẫn chƣa thanh toán đƣợc gọi là Vốn chiếm dụng. Ngƣợc lại, các khoản phải thu của doanh nghiệp quá hạn nhƣng vẫn chƣa thu hồi đƣợc gọi là Vốn bị chiếm dụng. Khi số lƣợng vốn chiếm dụng hay vốn bị chiếm dụng tăng mạnh sẽ ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình công nợ, các chỉ tiêu sau đƣợc sử dụng: Tổng các khoản phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu so = với các khoản phải trả Tổng các khoản phải trả x 100% Chỉ tiêu này cho thấy mối liên hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngƣợc lại nếu tỷ lệ này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của những đối tƣợng khác. Mức độ lớn hay nhỏ hơn 100% càng nhiều thì chứng tỏ tình hình công nợ đều không tốt, khiến cho tình hình tài chính của doanh nghiệp đều không lành mạnh. Điều này tất yếu sẽ ảnh hƣởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu (Vòng) = Số dƣ bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã thu đƣợc nhiều 18 tiền ngay khi tiêu thụ, không để xảy ra việc bán chịu cho khách hàng. Nói cách khác, doanh nghiệp đã không để xảy ra tình trạng bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này cao quá chứng tỏ doanh nghiệp đã cứng nhắc trong phƣơng thức thanh toán, không để khách hàng mua chịu. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Số dƣ bình quân các khoản phải thu khách hàng đƣợc tính qua công thức nhƣ sau: Số dƣ bình quân các Khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối kỳ khoản phải thu khách hàng = 2 Sau đó ta xác định chỉ tiêu thời gian một vòng quay các khoản phải thu. Thời gian này càng ngắn chứng tỏ việc thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh nhƣng chỉ tiêu này quá nhỏ lại phản ánh việc cứng nhắc trong tiêu thụ của doanh nghiệp, không linh động khi có khách hàng nợ khi mua hàng nên cũng có thể ảnh hƣởng đến lƣợng hàng bán ra. Thời gian kỳ phân tích Thời gian 1 vòng quay = các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu Khi xem xét các khoản phải trả ngƣời bán, ta sử dụng những chỉ tiêu tƣơng tự với ý nghĩa ngƣợc lại. Trƣớc hết là chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả: Vòng quay khoản phải trả ngƣời bán (Vòng) Doanh thu thuần = Số dƣ bình quân các khoản phải trả ngƣời bán Chỉ tiêu này cho biết tình hình thanh toán của doanh nghiệp khi mua các yếu tố đầu vào để sản xuất, trả tiền ngay hay trả sau. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn trả tiền ngay khi mua hàng hay ít chiếm dụng 19 vốn. Ngƣợc lại, chỉ tiêu này càng thấp sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp vì khả năng thanh toán thấp. Trong đó các khoản phải trả bình quân đƣợc tính nhƣ sau : Số dƣ bình quân Khoản phải trả đầu kỳ + khoản phải trả cuối kỳ các khoản phải trả ngƣời bán = 2 Sau khi đã tính đƣợc chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả, ta sẽ xác định chỉ tiêu thời gian một vòng quay các khoản phải trả nhƣ sau: Thời gian kỳ phân tích Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả = Số vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn của đối tác, tạo uy tín với các bạn hàng và ngƣợc lại, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp chậm chạp trong thanh toán, nếu kéo dài sẽ ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính lẫn uy tín của doanh nghiệp. Khi phân tích các khoản phải thu và phải trả, ngƣời phân tích còn phải tính cả quy mô lẫn tốc độ thay đổi của những khoản mục này giữa thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ. Việc phân tích này sẽ giúp ngƣời sử dụng thông tin sắp xếp để trang trải các khoản nợ đến hạn cũng nhƣ lên kế hoạch thu hồi các khoản công nợ sắp đến hạn nhằm giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn giữa doanh nghiệp với các đối tác cũng nhƣ nâng cao uy tín và ổn định tình hình tài chính. 1.3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán: Việc phân tích này xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do vậy việc phân tích này phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hay đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh 20 doanh mang tính thời vụ. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đề cập đến khả năng thanh toán của những tài sản của doanh nghiệp. Tính thanh khoản phản ánh khả năng chuyển đổi một loại tài sản thành tiền mặt cần mất bao nhiêu thời gian và tốn bao nhiêu chi phí. Tài sản nào càng tốn ít thời gian và chi phí để chuyển đối thành tiền mặt thì tính thanh khoản của tài sản đó càng cao và ngƣợc lại. Vì vậy, ở Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn (TSNH) có tính thanh khoản cao hơn so với tài sản dài hạn (TSDH). Khi xem xét khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thì phải ƣu tiên phân tích về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trƣớc rồi mới đề cập đến khả năng thanh toán nợ dài hạn vì đơn giản nếu các khoản công nợ ngắn hạn không thanh toán đƣợc thì chắc chắn sẽ không trang trải đƣợc những khoản công nợ dài hạn. * Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì ngoài việc ƣu tiên số một là phải tạo ra lợi nhuận hay có khả năng sinh lời thì còn phải quan tân đến một yếu tố mang tính chất sống còn đó là khả năng thanh toán công nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Cho dù doanh nghiệp đó làm ăn có lãi nhƣng lại không có khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian dài hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp thì dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, phải trả ngƣời bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc,… Khi nói đến phân tích khả năng thanh toán thì không thể không xem xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vì khi đảm bảo khả năng này tình tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, góp phần ổn định và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu đƣợc xem xét nhƣ sau : 21 - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần): TSNH Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị khối lƣợng tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này có trị số lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1) cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thƣờng. Còn trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn một càng chứng tỏ khả năng thanh toán dồi dào của doanh nghiệp, góp phần ổn định tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại. - Hệ số thanh toán nhanh (lần) Hệ số thanh toán nhanh TSNH – hàng tồn kho = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của TSNH sau khi đã trừ đi giá trị của hàng tồn kho (đây là những TSNH có tính thanh khoản thấp nhất trong TSNH) có đủ trang trải các khoản công nợ ngắn hạn hay không. - Hệ số thanh toán tức thời (lần): Hệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tƣơng đƣờng tiền = Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền so với nợ ngăn hạn, nhất là nợ đến hạn và quá hạn có đƣợc đảm bảo hay không. Nếu chỉ tiêu này có trị số càng cao cho thấy doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp vì bị ứ đọng những tài sản có tính thanh khoản rất cao. Nhƣng nếu chỉ tiêu này quá thấp và 22 kéo dài thì doanh nghiệp đang đối mặt với những nguy cơ không trả đƣợc nợ và phá sản. - Hệ số chuyển đổi của TSNH (lần): Tiền và các khoản tƣơng đƣờng tiền Hệ số chuyển đổi của = TSNH TSNH Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi của TSNH thành vốn bằng tiền càng lớn. Tuy vậy, nếu hệ số quá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém vì doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều những tài sản có tính thanh khoản lớn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp và kéo dài cho thấy doanh nghiệp đang đối đầu với nguy cơ không trả đƣợc nợ và phá sản * Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn: Trong các khoản mục nợ phải trả của doanh nghiệp, bên cạnh những khoản nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp còn có những khoản nợ dài hạn. Những khoản nợ này bao gồm: phải trả ngƣời bán dài hạn, vay và nợ dài hạn. Những khoản nợ này thƣờng đƣợc doanh nghiệp dùng để tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), máy móc, trang thiết bị sử dụng trong sản xuất hay đầu tƣ vào bất động sản, chứng khoán,… Việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch trả nợ đúng hạn, tăng uy tín của doanh nghiệp và lành mạnh hóa tình hình tài chính. Khi phân tích, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả = Nợ phải trả x 100% Hệ số này cho biết tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng số nợ phải trả. Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ số nợ dài hạn của doanh nghiệp nhiều, nhu cầu thanh toán ngay thấp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần phải cân đối các nguồn để trả nợ trong thời gian tới. 23 Nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản = Tổng tài sản x 100% Hệ số này cho biết trong tổng số tài sản đem vào kinh doanh thì đƣợc tài trợ mấy phần từ vay nợ dài hạn. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn dài hạn để mua sắm tài sản, nâng cao tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khẳng định đƣợc uy tín của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh. Thông thƣờng các khoản nợ dài hạn đƣợc doanh nghiệp mua sắm các tài sản dài hạn là những máy móc hay TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên để chi tiết hơn, ngoài chỉ tiêu trên cần phải xem xét những khoản nợ này sẽ đƣợc dùng để đầu tƣ vào tài sản dài hạn qua chỉ tiêu sau: Tài sản dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát = Nợ dài hạn x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng nợ dài hạn đi vay mƣợn thì đƣợc đầu tƣ vào tài sản dài hạn mấy phần. Hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ việc ổn định trong đầu tƣ vì những tài sản dài hạn đƣợc huy động từ nguồn vốn vay nợ dài hạn, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi xem xét khả năng thanh toán công nợ bao gồm cả trong ngắn hạn và dài hạn, sau khi tính toán đƣợc các chỉ tiêu ở các thời điểm ta thực hiện việc so sánh chúng giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để thấy quy mô và tốc độ thay đổi của chúng có phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp hay không, các khoản nợ đang ở mức báo động hay trong tình trạng kiểm soát đƣợc. Từ đó đƣa ra những kế hoạch trả nợ và đi vay nợ cho thời gian tới nhằm đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp. 24 1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 1.3.3.1: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: Tài sản là một loại tƣ liệu sản xuất thiết yếu và cốt lõi của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Bởi vậy khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, một trong những nội dung quan trọng là đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản. Tài sản trong mỗi doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nhƣng trƣớc hết, cần xem xét hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản qua ba chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của tài sản Doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản = Tài sản bình quân x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ (tháng, quý, năm) một đồng tài sản đã tạo ra đƣợc bao nhiều đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt và là tiền đề để cải thiện lợi nhuận. - Sức sinh lời của tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận Tài sản bình quân x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ kinh doanh thì một đồng tài sản đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận (Sau thuế hoặc trƣớc thuế). Cũng giống nhƣ chỉ tiêu Sức sản xuất của tài sản, trị số này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng của tài sản càng cao và ngƣợc lại. - Suất hao phí của tài sản: Suất hao phí của tài sản Tài sản bình quân = 25 Doanh thu thuần x 100% Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngƣợc với hai chỉ tiêu trƣớc, tức là trong một kỳ có thể có đƣợc một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngƣợc lại. Khi xem xét hiệu quả sử dụng của tài sản thì không thể không đề cập đến TSCĐ, làm một loại tài sản đặc thù và chiếm tỷ trọng lớn trong TSDH ở các doanh nghiệp. Khi phân tích, các chỉ tiêu đƣợc dùng nhƣ sau: Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần = TSCĐ bình quân x 100% Trong đó, TSCĐ bình quân đƣợc tính nhƣ sau: TSCĐ bình quân = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ (tháng, quý, năm) hoạt động, TSCĐ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng tốt và là cơ sở để nâng cao lợi nhuận. Sức sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận = TSCĐ bình quân x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ TSCĐ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trƣớc thuế hoặc sau thuế). Nếu trị số sinh lời của tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng của TSCĐ càng cao và ngƣợc lại. Tổng TSCĐ Suất hao phí của TSCĐ = Doanh thu thuần (hoặc lợi nhuận) x 100% Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu Suất hao phí của tài sản, chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, để có đƣợc một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSCĐ. Trị số của chỉ tiêu càng thấp thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngƣợc lại. 26 Trong đó, TSCĐ phải đƣợc tính theo giá trị còn lại qua công thức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế TSCĐ 1.3.3.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Mục tiêu hàng đầu của đa phần các doanh nghiệp là lợi nhuận kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp phải huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một trong nhiều nội dung của phân tích hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích này vừa là mục đích và cũng là yêu cầu trong công tác quản lý doanh nghiệp nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn kình doanh, nhất là nguồn VCSH. Hiệu quả sử dụng VCSH là nhân tố then chốt quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp cũng nhƣ lợi ích sống còn của nhiều đối tƣợng quan tâm. Hiệu quả sử dụng VCSH nhìn chung đƣợc xác định bằng cách đem kết quả đầu ra của doanh nghiệp so với VCSH đƣợc sử dụng để tạo ra kết quả tƣơng ứng đó hay ngƣợc lại. Hiệu quả sử dụng VCSH là mối quan tâm của không chỉ những ngƣời sử dụng thông tin bên trong mà còn cả những ngƣời sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, nhất là đối với các nhà đầu tƣ trƣớc khi đƣa ra quyết định. Chỉ tiêu đầu tiên đƣợc xem xét ở đây là Sức sản xuất của VCSH (Vòng quay VCSH) Sức sản xuất của VCSH Doanh thu thuần = VCSH bình quân x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH bỏ ra trong kỳ đem lại đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hay một kỳ phân tích VCSH quay đƣợc bao nhiêu vòng). Chỉ tiêu này có trị số càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và giúp thu hút đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ và ngƣợc lại. Trong đó, VCSH bình quân đƣợc xác định nhƣ sau: VCSH bình quân VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ = 2 27 Chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn đó là Sức sinh lời của VCSH (ROE). Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Lợi nhuận sau thuế ROE = VCSH bình quân x 100% Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH bỏ ra trong kỳ đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động thêm vốn đầu tƣ vào sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. VCSH bình quân Suất hao phí của VCSH = Doanh thu thuần (hay LNST) x 100% Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra đƣợc một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCSH. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và là yếu tố tích cực thúc đẩy tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hơn. Sau khi đã tính toán đƣợc các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, ta tiến hành so sánh chúng bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối để thấy đƣợc quy mô và tốc độ thay đổi sau mỗi kỳ hoạt động (tháng, quý, năm). Từ đó còn xác định đƣợc những nguyên nhân tác động nhằm có biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCSH ở kỳ tới. 1.3.4 Phân tích rủi ro tài chính: Một trong những ý nghĩa quan trọng khi phân tích tài chính là dự báo về tƣơng lai tài chính của doanh nghiệp. Nhƣng tƣơng lai luôn tồn tại một cách khách quan những điều không chắc chắn và hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Đó chính là những rủi ro, mạo hiểm hay đơn giản là những điều không may mắn luôn tiềm ẩn và xuất hiện bất cứ lúc nào, đôi khi khiến doanh nghiệp không kịp xoay xở. Một nguyên tắc mà bất kỳ ngƣời quản lý và nhà đầu tƣ nào cũng phải lƣu ý, đó là: nơi nào có rủi ro 28 càng cao thì lãi suất càng lớn và ngƣợc lại. Rủi ro trong kinh doanh bao gồm những loại rủi ro sau: rủi ro về kinh tế, rủi ro về luật pháp, rủi ro đặc thù và rủi ro khác. - Rủi ro về kinh tế: Loại rủi ro này phụ thuộc vào tình hình của nền kinh tế đang ở trong trạng thái phát triển hay suy thoái, mức độ hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới sâu rộng ra sao. - Rủi ro về luật pháp: Các doanh nghiệp đều chịu ảnh hƣởng của các văn bản pháp luật về Luật doanh nghiệp. Luật và các văn bản dƣới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện nên sự thay đổi về mặt chính sách luôn xảy ra và ít nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhất định nên hoạt động còn chịu nhiều ảnh hƣởng từ các chính sách khác của nhà nƣớc cũng nhƣ định hƣớng phát triển ngành,… Tất cả những xu hƣớng, chính sách này đều ảnh hƣởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp. - Rủi ro tài chính: Đa phần các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều ít nhiều huy động vốn từ các trung gian tài chính, hay đây chính là nguồn vốn vay của doanh nghiệp. Nguồn vốn vay nợ này góp phần vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, điều này ảnh hƣởng đến cơ cấu tài chính của nguồn vốn kinh doanh. - Rủi ro về giá cả yếu tố đầu vào: Loại rủi ro này xuất phát chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong cùng ngành. Cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến sự giảm giá sản phẩm hay dịch vụ nhƣng vẫn phải đảm bảo chất lƣợng để giữ vững uy tín với khách hàng. - Các loại rủi ro khác: Các rủi ro khác nhƣ thiên tai, địch họa,… là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con ngƣời và tình hình hoạt động chung của các doanh nghiệp. 29 Một trong những ý nghĩa của PTTC là hƣớng về tƣơng lai, đánh giá khả năng phát triển để đƣa ra những dự báo về tình hình tài chính cũng nhƣ xác định mức độ mạo hiểm, trong đó có đề cập tới rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là một trong những loại rủi ro kinh doanh và gắn liền với mức độ sử dụng nợ. Nói cách khác, rủi ro tài chính gắn liền với cơ cấu tài chính hay cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp khi doanh nghiệp huy động nguồn vốn vay nợ để tài trợ cho hoạt động SXKD. Trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính và giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Các nhà quản lý và nhà đầu tƣ đều không muốn gặp phải rủi ro nhƣng đây chính là tính hai mặt của vấn đề, đã kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro. Do vậy, ta phải cân nhắc xem xét, đánh giá những rủi ro này để hạn chế tối đa hậu quả của chúng. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính có quan hệ với nhau. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro kinh doanh thấp thì sẽ dễ dàng chấp nhận vay nhiều vốn để kinh doanh, và tất yếu khi đó sẽ phải chịu rủi ro tài chính cao. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực rất rủi ro kinh doanh thì lại không sẵn sàng đi vay mƣợn nên gánh chịu rủi ro tài chính thấp. Việc xem xét hai loại rủi ro này sẽ giúp doanh nghiệp đƣa ra quyết định đầu tƣ và huy động nguồn vốn kinh doanh hợp lý. Đề cập đến rủi ro tài chính thì không thể không đề cập đến một khái niệm cơ bản đó chính là Đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn vẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của VCSH. Ngƣợc lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của VCSH. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng VCSH, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu 30 tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ƣớc của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ đƣợc các nhà quản lý ƣa dùng. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có định phí, dùng để đo lƣờng sự nhạy cảm của LNST – tức lãi ròng cho VCSH trƣớc sự thay đổi của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – tức EBIT (lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay). Độ nhạy cảm này phụ thuộc vào đòn cân nợ - tức tỷ lệ nợ chiếm trong tổng tài sản. Nhƣ vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Sử dụng đòn bẩy tài chính nhƣ sử dụng „„Con dao hai lƣỡi‟‟. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy thu nhập của một đồng VCSH sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng đƣợc hƣởng. Đòn bẩy tài chính đƣợc các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH. Công thức xác định sự tác động của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage) đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH nhƣ sau : DFL = Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) Tỷ lệ thay đổi EBIT Trong đó: Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất = lợi nhuận trên VCSH VCSH kỳ phân tích so với kỳ gốc Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE) kỳ gốc Và: Chênh lệch giữa EBIT kỳ phân tích so với kỳ gốc Tỷ lệ thay đổi EBIT = EBIT kỳ gốc 31 Khái niệm đòn bẩy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH. Cần lƣu ý là khi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH bị giảm sút. Nhƣng khi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần gia tăng nhỏ của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH. 32 Kết luận chƣơng 1 Tài chính doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ và nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức tạp và mới đƣợc xem xét một cách đầy đủ và toàn diện trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Việc tìm kiếm, huy động đƣợc nguồn lực tài chính để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã khó nhƣng quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính này còn khó hơn nhiều. Từ thực tế này đã khiến cho nhu cầu PTTC trong các doanh nghiệp nhằm làm rõ những vấn đề trên càng trở nên cấp thiết. Trong chƣơng 1 này đã làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến TCDN cũng nhƣ PTTC, đó là: - Khái niệm - Trình bày về vai trò của việc PTTC doanh nghiệp - Chỉ ra các phƣơng pháp PTTC doanh nghiệp - Khái quát đƣợc những nội dung chủ yếu trong phân tích TCDN Qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về TCDN và PTTC trong các doanh nghiệp đã tạo tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu tình hình thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng trong chƣơng 3. Qua đó đƣa ra những giải pháp kịp thời, đồng bộ và khả thi để cải thiện tình hình tài chính của công ty Hà Cƣờng ở chƣơng 4. 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài luận án là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, trong đó việc áp dụng các phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận liên quan đến hiện thực khách quan về phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ở Việt Nam. Phƣơng pháp duy vật biện chứng vận dụng bƣớc đầu trong nghiên cứu đƣợc dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến phân tích tình hình tài chính nhằm tìm ra những vấn đề cần giải quyết về mặt lý thuyết. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến phân tích tình hình tài chính và xác định mục tiêu nghiên cứu của mình. 2.2 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 2.2.1 Vai trò của các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sự phản ánh trung thực nhất về tình hình hoạt động tài chính cũng nhƣ thực trạng vốn hiện thời của doanh nghiệp. BCTC đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhƣng BCTC nhƣ thế nào cho vừa hiệu quả lại giảm thiểu chi phí lại là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm đƣợc. Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động hàng năm phải làm nghĩa vụ nộp BCTC dựa trên hệ thống sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ trong năm. BCTC của các doanh nghiệp đều phải theo một mẫu chung thống nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính dù một số hạng mục có thể khác nhau tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty. Các BCTC doanh nghiệp luôn giống nhau về cơ bản nên rất dễ cho 34 việc so sánh việc kinh doanh của công ty này với công ty khác. Ngoài ra, BCTC là chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà đầu tƣ trong doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lƣợc đầu tƣ phát triển DN, các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tƣ của mình đƣợc quản lý nhƣ thế nào. Còn các chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích các số liệu thu chi để nắm bắt đƣợc thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó sẽ đƣa ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực cần thiết để mang lại thành công cho doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tƣ bên ngoài: Đọc hiểu một BCTC công ty có nghĩa là nắm rõ đƣợc tình hình nội bộ công ty: nền tảng doanh nghiệp tốt hay không, doanh nghiệp có đang phát triển hay không, hệ thống tài chính doanh nghiệp hoạt động nhƣ thế nào. Ngƣời cho vay vốn và cung ứng vật liệu xem BCTC với mục đích xác định khả năng thanh toán của công ty mà họ giao dịch. Các nhà đầu tƣ ngoài doanh nghiệp lại quan tâm đến BCTC ở khía cạnh khác để xác định cơ hội đầu tƣ nhƣ là thực hiện dự án kinh doanh sản xuất hay đầu tƣ cổ phiếu của công ty. 2.2.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Thông tin từ bên trong DN: chủ yếu là các thông tin trên BCTC. Hệ thống BCTC trong doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC. * Bảng cân đối kế toán: “Bảng cân đối kế toán là một BCTC có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán đƣợc phản ánh dƣới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.” [8, tr28] Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ở những thời điểm sau: 35 - Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dƣới hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản nhƣ tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định… mà doanh nghiệp hiện có. Xét về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của DN hiện có Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu và đặc điểm sở hữu các nguồn vốn đã đƣợc doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý, đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp. * Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là một BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phƣơng thức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn.” [8, tr30] Đây là một BCTC đƣợc những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn đƣợc coi nhƣ một bản hƣớng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tƣơng lai. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhƣng phản ánh đƣợc các nội dung cơ 36 bản nhƣ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận và đƣợc xác định qua đẳng thức: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp. * Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ “Đối với một doanh nghiệp, nếu Bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó đƣợc hình thành từ đâu vào cuối kỳ báo cáo; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính kết quả lãi (lỗ) trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào – ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp.” [7, tr33] Thực chất báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ phát sinh có ảnh hƣởng đến luồng tiền của một DN, cụ thể là những thông tin nhƣ sau: - Doanh nghiệp đã thu đƣợc tiền từ đâu và chi tiêu nhƣ thế nào? - Quá trình đi vay và trả nợ của doanh nghiệp - Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho chủ sở hữu và cho các đối tƣợng khác - Các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp * Thuyết minh BCTC: “ Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC kế toán của doanh nghiệp. Đƣợc lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các BCTC kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc” [8, tr35] Thuyết minh BCTC trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán đƣợc doanh nghiệp lựa chọn để áp 37 dụng tình hình và lý do biến động của một số đối tƣợng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Đồng thời, thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày thông tin riêng tùy theo yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc và doanh nghiệp, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC đƣợc lập căn cứ vào số liệu trong sổ kế toán và các BCTC. Các báo cáo trên là nguồn thông tin quan trọng quyết định đến chất lƣợng phân tích tài chính. Bởi thông tin kế toán đƣợc tổng hợp khá đầy đủ trong hệ thống BCTC, phản ánh khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi thu thập thông tin bao gồm thông tin từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xử lý các thông tin đó. Xử lý thông tin là quá trình chọn lọc, kiểm tra, loại bỏ những thông tin sai, sắp xếp các thông tin đã đƣợc lựa chọn để phục vụ cho các bƣớc tiếp theo. Đối với các thông tin bên ngoài, do nguồn cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, nhà phân tích cần đặc biệt lƣu ý trong việc chọn lọc các thông tin liên quan có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ thông tin chung, thông tin ngành tới thông tin pháp lý…nhằm tránh các thông tin không chính thống. Đối với các thông tin bên trong doanh nghiệp mà nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin kế toán. Tuy nhiên, các thông tin kế toán này lại phụ thuộc vào phƣơng pháp kế toán bao gồm việc lựa chọn, áp dụng các hình thức kế toán và thực hiện đúng các nguyên tắc, cơ sở, quy ƣớc, quy tắc và các thông lệ cụ thể tại doanh nghiệp theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế. Do vậy, trƣớc khi sử dụng các thông tin này, nhà phân tích cần điều chỉnh dữ liệu 38 nhằm đảm bảo tính nhất quán thông tin và loại trừ các nhân tố ảnh hƣởng trọng yếu làm sai lệch thông tin BCTC. Tuy nhiên, mỗi đối tƣợng sử dụng thông tin có mục đích riêng của mình, nên trong xử lý thông tin có những cách xử lý khác nhau, nhằm tạo điều kiện có đƣợc những thông tin mà mình mong muốn. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong phân tích TCDN Phƣơng pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng trong bài viết này là phƣơng pháp định lƣợng và đƣợc thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2. Nghiên cứu lý thuyế t và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Bước 3. Thu thập dữ liê ̣u Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm những thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán và thông tin quản lý khác,… Trong đó, thông tin kế toán là quan trọng nhất, đƣợc phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Ở đây, tác giả lấy nguồn thông tin từ Phòng kế toán của công ty, trong đó thông tin đƣợc thu thập quan trọng nhất đó chính là Báo cáo tài chính của công ty Hà Cƣờng trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013. Ngoài ra, các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức cũng là những nguồn thông tin quan trọng trong việc tổ chức phân tích tài chính công ty Hà Cƣờng. 39 Bước 4. Phân tích dữ liê ̣u Dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lƣu trữ dƣới dạng file Excel theo từng năm từ 2011 đến 2013, sau đó chuyển sang định dạng của phần mềm SPSS để tính toán các biến số đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣ ROA, ROE và các biến số khác có liên quan nhƣ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khả năng thanh toán vòng quay hàng tồn kho … Ngoài ra, luận văn còn áp dụng một số kỹ thuật phân tích nhƣ thống kê. Các kết quả phân tích đƣợc trình bày thông qua các bảng tính, trong đó có so sánh năm trƣớc và năm nay nhằm thấy rõ mức độ thay đổi giữa các chỉ số, cũng nhƣ thấy đƣợc sự thay đổi các chỉ số đó qua các năm. Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng năm 2011, năm 2012 và năm 2013 theo các chỉ tiêu cầ n phân tić h nhƣ : tỷ trọng tài sản, tỷ trọng nguồn vố n, hê ̣ số khả năng thanh toán ,…để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc tôi xác định số gốc là năm 2011 để so sánh với các số của năm 2012 và 2013. Bước 5. Tổng hợp kết quả phân tích, viế t luận văn Từ kết quả tính toán từ các bƣớc trên, tác giả rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp và tổng hợp nguyên nhân tác động. Trên cơ sở các nguyên nhân đã xác định đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bƣớc cuối cùng thực chất là quá trình tổng hợp những đánh giá cơ bản đƣợc chắt lọc từ quá trình phân tích. Báo cáo phải bao gồm các kết luận về ƣu điểm cũng nhƣ khuyết điểm chủ yếu trong công tác điều hành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải ghi rõ đƣợc các nguyên nhân cơ bản và đang tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, cuối cùng là 40 những biện pháp cần thiết để phát huy các điểm mạnh, cải tiền công tác cũng nhƣng khai thác những khả năng tiềm tàng còn chƣa đƣợc tính đế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 41 Kết luận chƣơng 2 Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra cơ sở và phƣơng pháp áp dụng trong việc nghiên cứu và viết luận văn. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ yếu trong bài viết này là phƣơng pháp định lƣợng và đƣợc thực hiện qua 5 bƣớc: Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2. Nghiên cứu lý thuyế t và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Bước 3. Thu thập dữ liê ̣u Bước 4. Phân tích dữ liê ̣u Bước 5. Tổng hợp kết quả phân tích, viế t luận văn Đây chính là cơ sở để tác giả áp dụng khung lý thuyết tại chƣơng 1 vào phân tích số liệu thực tế của công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng tại Chƣơng 3. 42 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG 3.1 Khái quát về Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng đƣợc thành lập tháng 4 năm 2009 với chức năng kinh doanh chính là sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thực tế hoạt động kinh doanh gỗ của các thành viên trong công ty đã đƣợc thực hiện từ năm 2002 dƣới hình thức kinh doanh hộ cá thể gia đình và đến năm 2009 các thành viên quyết định mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập công ty để thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau hơn 04 năm hoạt động, công ty đã hình thành một khung làm việc hoàn chỉnh với bộ máy quản lý điều hành có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ trên thị trƣờng, tạo dựng đƣợc nhiều uy tín trên thị trƣờng, có đầu vào và đầu ra khá ổn định. 3.1.1 Mô hình tổ chức, bố trí lao động - Công ty Hà Cƣờng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, mô hình tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, cụ thể nhƣ sau : CT HĐQT Giám đốc điều hành Phòng kinh doanh Phòng sản xuất Cửa hàng kinh doanh 43 Phòng kế toán tổng hợp - Về đội ngũ cán bộ: Công ty có 25 cán bộ công nhân viên. Các thành viên trong công ty đều là ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong ngành, am hiểu về gỗ và có tay nghề cao 3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh - Về môi trƣờng kinh doanh: Có thể nói, nghề sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam đã tồn tại và phát triển lâu đời, gắn liền với tên tuổi của nhiều làng nghề, phố nghề. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đứng vị trí số một trong các hàng lâm sản xuất khẩu, trong đó có đến 90% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc về các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất. Trƣớc năm 1995, ngành chế biến gỗ nƣớc ta chủ yếu phát triển trong lĩnh vực trồng rừng, sản xuất diêm, sản xuất dăm gỗ. Còn sản xuất đồ gỗ xuất khẩu còn chƣa mấy phát triển. Cũng trong thời gian này, ngành chế biến gỗ của cả nƣớc đƣợc tổ chức hình thành các Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu thuộc sở hữu của Nhà nƣớc phân bố tại các thành phố lớn, vùng đông dân cƣ, gần vùng tiêu thụ chứ không gần vùng nguyên liệu. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ này ngành chế biến gỗ còn là ngành công nghiệp chƣa đƣợc quan tâm phát triển và chủ yểu chỉ phát triển các xƣởng cƣa nhỏ lẻ. Từ năm 1995 đến nay, cùng với xu thế phát triển chung của đất nƣớc, nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ nên công nghiệp chế biến gỗ đã phát triển mạnh theo xu hƣớng tăng cƣờng xuất khẩu cả về lƣợng và chất, trở thành một trong năm ngành mũi nhọn của Việt Nam chỉ sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Nhờ xu hƣớng phát triển đó mà rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hình thành trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Không nằm ngoài xu hƣớng đó, công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng ra đời và từng bƣớc xây dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành. 44 - Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Hà Cƣờng: Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc khái quát theo mô hình dƣới đây: Phân phối đến KH - Đơn đặt hàng gỗ - Kế hoạch của công ty Nhà cung cấp tại Lào Nhập về kho tại Vinh, Hà Nội Các nhà cung cấp uy tín trong nƣớc Phân phối đến khách hàng - Sản xuất, chế biến sản phẩm đồ gỗ Nhập sản phẩm gỗ từ các doanh nghiệp sx, chế biến khác Có thể nói, cũng giống nhƣ phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, sản phẩm của công ty Hà Cƣờng đƣợc sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm cũng đƣợc khách hàng yêu cầu. Việc phụ thuộc vào đơn đặt hàng làm cho công ty bị động trong sản xuất, giảm tính sang tạo và giảm khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có đến 80% nguyên liệu và 90% phụ liệu phải nhập khẩu nên doanh nghiệp không chủ động về nguồn nguyên vật liệu. Chính vì vậy có nhiều đơn đặt hàng buộc phải từ chối do không đủ nguyên vật liệu để thực hiện hoặc phải phụ thuộc vào nguyên vật liệu do ngƣời đặt hàng cung cấp. Do quy mô còn khá nhỏ, công ty Hà Cƣờng không tự thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trƣờng nƣớc ngoài mà bán hàng qua các chi nhánh tại Việt Nam hoặc xuất khẩu qua các trung gian Việt Nam. Do đó kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào số lƣợng và giá trị của các đơn hàng. 45 Việc không thực hiện xuất khẩu trực tiếp nhƣ vậy sẽ giúp giảm chi phí nhƣng có thể lại làm giảm cả doanh thu của doanh nghiệp do bị ép giá và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về thị trƣờng nội địa, khách hàng của công ty trải rộng khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung, chủ yếu tập trung tại các thị trƣờng lớn nhƣ: Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh và nhiều tỉnh thành khác khắp cả nƣớc. Với các sản phẩm đồ gỗ đa dạng từ gỗ xẻ, gỗ cốp pha, bàn ghế, tủ giƣờng … chất lƣợng cao công ty nhận đƣợc sự tin tƣởng của các khách hàng và ngƣời tiêu dùng, đơn đặt hàng của Công ty luôn ổn định và ngày càng gia tăng về quy mô, số lƣợng.. Một số khách hàng lớn của Công ty là Công ty TNHH chế biến lâm sản Thành Nhung, DNTN Thành Nam … 3.2 Phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 3.2.1 Tổ chức thực hiện công tác phân tích tài chính Công tác phân tích tài chính thƣờng đƣợc thực hiện sau khi kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm. Chƣa có bộ phận cán bộ phân tích nhƣ một phòng ban chuyên môn nên công tác phân tích tình hình tài chính chƣa thực sự chuyên sâu. Do đó thông tin do công tác phân tích tài chính đƣa ra mới chỉ ở mức khái quát một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chƣa thực sự có mối liên hệ với các chỉ tiêu khác để đƣa ra bản chất của vấn đề và phƣơng hƣớng giải quyết, đồng thời cũng chƣa đánh giá đƣợc mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành. 3.2.2 Nội dung phân tích tài chính 3.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản công ty Hà Cường: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng trong vòng 3 năm gần đây nhất, từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc thể hiện qua bảng sau: 46 Bảng 3.1: Phân tích tình hình biến động tài sản Năm 2011 Năm 2012 ĐVT: VNĐ Năm 2013 Chênh lệch TÀI SẢN Tỷ Số tiền A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và tƣơng đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ tài chính NH trọng Năm 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng 1,73% - Tỷ trọng Tuyệt đối 16.723.785.074 86,48% 20.468.765.314 90,07% 335.005.978 Số tiền 332.388.493 1,46% - Năm 2013 so với 2012 Tỷ lệ % 26.819.115.800 90,17% 3.744.980.240 551.615.145 1,85% (2.617.485) - Tuyệt đối Tỷ lệ % 22,39% 6.350.350.486 -0,78% 219.226.652 - - 31,02% 65,95% III. Các khoản phải thu NH 7.854.133.640 40,61% 9.460.148.751 41,63% 13.225.741.254 44,47% 1.606.015.111 20,45% 3.765.592.503 39,80% IV. Hàng tồn kho 8.138.139.196 42,08% 10.618.652.144 46,73% 12.351.415.461 41,53% 2.480.512.948 30,48% 1.732.763.317 16,32% V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu DH II. Tài sản cố định III. Các khoản đầu tƣ tài chính DH IV. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 396.506.260 2,05% 57.575.926 0,25% 690.343.940 2,32% (338.930.334) -85,48% 632.768.014 1.099,01% 2.615.631.374 13,52% 2.255.730.250 9,93% 2.923.791.624 9,83% (359.901.124) -13,76% 668.061.374 - - 2.615.631.374 13,52% 2.255.730.250 9,93% 2.923.791.624 9,83% (359.901.124) -13,76% 668.061.374 - - - - - - - - - - 19.339.416.448 100% 22.724.495.564 3.385.079.116 17,50% 7.018.411.860 100% 29.742.907.424 100% (Nguồn: BCTC Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cường năm 2011, 2012,2013) 47 29,62% 29,62% 30,88% Qua bảng phân tích trên cho thấy, tổng tài sản của công ty trong vòng 3 năm tăng gần 10,4 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tỷ lệ 53,79% . Trong đó chủ yếu do các khoản phải thu và Hàng tồn kho. - Về khoản phải thu: Năm 2012 và 2013 đều có mức tăng khá cao (22,39% và 31,02% so với năm trƣớc). Nguyên nhân chủ yếu là do tăng phải thu tiền bán hàng của các khách hàng lẻ và mới nhằm tạo điều kiện thƣơng mại tốt, từng bƣớc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng các chính sách ƣu đãi về giá cả và công nợ. - Về hàng tồn kho: Cuối năm 2012 tăng xấp xỉ 2,5 tỷ so với năm 2011. Nguyên nhân là do cuối năm còn một số đơn hàng sản xuất chƣa đủ hàng để xuất bán. Đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 1,73 tỷ. Đây là dấu hiệu tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ công tác quản lý chi phí tồn kho của doanh nghiệp. - Về tài sản dài hạn, có sự sụt giảm xấp xỉ 360 triệu trong năm 2012, nhƣng đến năm 2013, công ty đầu tƣ khá nhiều cho máy móc sản xuất làm tăng chỉ tiêu này lên mức 2,92 tỷ đồng, tăng 29,62% so với năm 2012. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ vào TSCĐ vì đây là tƣ liệu lao động rất quan trọng, là cơ sở nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. 3.2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty Hà Cường: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Hà Cƣờng đƣợc thể hiện rõ trong Bảng 3.2 dƣới đây. Theo kết quả tổng hợp của bảng này, quy mô nguồn vốn của công ty tăng khá lớn trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong đó: - Nợ phải trả: tăng mạnh từ năm 2012 đến 2013 (tăng 4,86 tỷ, tƣơng đƣơng với 63,38%), trong đó chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn tăng. Trong năm 2013, mức tăng của chỉ tiêu này là 60,90%. Điều này cho thấy nguồn vốn chiếm dụng từ ngƣời bán của công ty Hà Cƣờng khá cao. Nguyên 48 nhân là do chính sách bán chịu của công ty làm cho nguồn tiền vào khá nhỏ trong khi vẫn mở rộng sản xuất khiến cho khả năng trả nợ ngƣời bán của doanh nghiệp giảm. Đây là một trong những điểm yếu kém của công ty Hà Cƣờng. Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm uy tín của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng và gặp rủi ro trong thanh toán trong các khoản nợ ngắn hạn, làm cho tình hình tài chính không ổn định do nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào các món nợ. - Vốn chủ sở hữu: Tăng xấp xỉ 4,54 tỷ trong 3 năm, tƣơng đƣơng với mức tăng 18,79 % trong năm 2012 và năm 2013 là 14,33%. Nguyên nhân chính là do LNST chƣa phân phối của công ty tăng lên trong khi vốn đầu tƣ ban đầu của chủ sở hữu không thay đổi. Tuy nhiên tỷ trọng của chỉ tiêu này trong cơ cấu vốn khá thấp cho thấy mức độ tự chủ tài chính còn chƣa cao. Công ty cần có những biện pháp cải thiện nguồn vốn nhằm hạn chế những rủi ro tài chính gặp phải trƣớc mắt. 49 Bảng 3.2: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Năm 2011 ĐVT: VNĐ Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng Số tiền Năm 2012 so với 2011 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối A. NỢ PHẢI TRẢ 6.663.743.947 34,46% 7.667.620.398 33,74% 12.527.710.869 I. Nợ ngắn hạn 6.239.077.280 32,26% 7.340.953.731 32,30% 11.811.544.202 II. Nợ dài hạn 424.666.667 2,20% 326.666.667 1,44% 716,166,667 B. VỐN CHỦ SỞ 12.675.672.501 65,54% 15.056.875.166 66,26% 17.215.196.555 HỮU I. Vốn chủ sở hữu 12.675.672.501 65,54% 15.056.875.166 66,26% 17.215.196.555 1. Vốn đầu tƣ của chủ 9.000.000.000 46,54% 9.000.000.000 39,60% 9.000.000.000 sở hữu 2. LNST chƣa phân 3.675.672.501 19,01% 6.056.875.166 26,65% 8.215.196.555 phối II. Nguồn kinh phí & quỹ khác TỔNG NGUỒN 19.339.416.448 100% 22.724.495.564 100% 29.742.907.424 VỐN (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cường) 50 Năm 2013 so với 2012 Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % 42,12% 1.003.876.451 39,71% 1.101.876.451 2,41% (98.000.000) 15,06% 4.860.090.471 63,38% 17,66% 4.470.590.471 60,90% -23,08% 389.500.000 119,23% 57.88% 2.381.202.665 18.79% 2.158.321.389 14,33% 57,88% 2.381.202.665 18,79% 2.158.321.389 14,33% 30,26% - 0,00% - 0,00% 27,62% 2.381.202.665 64,78% 2.158.321.389 35,63% - - 100% 3.385.079.116 17,50% 7.018.411.860 30,88% 3.2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán *Phân tích tình hình công nợ: Khi xem xét tình hình công nợ, các doanh nghiệp đi vào tính toán các khoản công nợ phải thu và công nợ phải trả. Cụ thể việc phân tích tình hình công nợ tại công ty Hà Cƣờng từ năm 2011 đến 2013 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.3: Phân tích tình hình công nợ của công ty ST T Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2012 so Năm 2013 so với 2011 với 2012 Số dƣ bình quân 1 khoản phải thu 7.199.971.938 8.657.141.196 11.342.945.003 1.457.169.258 2.685.803.807 2.340.506.295 2.648.447.076 2.669.217.223 307.940.781 20.770.147 3,0762 3,2688 4,2495 0,1925 0,9808 0,7484 0,7657 0,9450 0,0172 0,1793 2,3024 2,5028 4,0157 0,2004 1,5129 (VNĐ) Số dƣ bình quân 2 khoản phải trả (VNĐ) Tỷ lệ khoản phải 3 thu so với khoản phải trả (Lần) 4 6 Vòng quay khoản phải thu (Vòng) Vòng quay khoản phải trả (Vòng) (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cường) Kết quả tính toán trên cho thấy: - Từ năm 2011 đến năm 2013, quy mô của Khoản phải thu tăng và khoản phải trả của công ty đều tăng lên. Cụ thể, các khoản phải thu tăng gần 1,5 tỷ vào năm 2012. Con số này tăng xấp xỉ gấp đôi vào năm 2013, đạt mức 51 11,34 tỷ đồng. Các khoản phải trả có biến động tăng nhƣng mức tăng thấp hơn nhiều so với khoản phải thu. Năm 2011, khoản phải trả của công ty là 2,34 tỷ đồng. Đến năm 2012, con số này tăng lên mức 2,65 tỷ và đạt giá trị 2,67 tỷ tại năm 2013. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả khá cao và tăng đều hàng năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty còn chƣa tốt, công ty đã bị chiếm dụng vốn khá lớn, ảnh hƣởng đến mức độ an toàn tài chính của công ty. - Chỉ tiêu Vòng quay khoản phải thu và vòng quay khoản phải trả trong vòng 3 năm trở lại đây chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và có khả năng thanh toán nhanh hơn năm trƣớc. Tuy nhiên mức tăng còn khá nhỏ (1,72% năm 2012 và 17,93% năm 2013). Thêm vào đó, tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả vẫn ở mức cao cho thấy các khoản phải thu nhiều hơn các khoản phải trả. Khi đó doanh nghiệp có nguy cơ bị chiếm dụng vốn nhiều hơn vốn chiếm dụng làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị giảm sút. - Phân tích khả năng thanh toán: Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua bảng dƣới đây: 52 Bảng 3.4: Phân tích khả năng thanh toán nợ của công ty ĐVT: % Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm Năm 2012 so 2013 so với 2011 với 2012 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 268,05 278,83 227,06 10,78 (51,77) Hệ số thanh toán nhanh 137,61 134,18 122,49 (3,43) (11,69) 5,37 4,53 4,67 (0,84) 0,14 615.93 690.53 408.26 74.60 (282.27) Hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả 6,37 4,26 5,72 (2,11) 1,46 Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản 2,20 1,44 2,41 (0,76) 0,97 615,93 690,53 408,26 74,60 (282,27) Hệ số thanh toán tức thời Khả năng thanh toán nợ dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cường) Kết quả phân tích bảng trên cho thấy: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (của TSNH và TSDH) qua 3 năm đều lớn hơn 100% chứng tỏ Công ty đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán của mình. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng trong năm 2012 nhƣng đến năm 2013 giảm đáng kể. Cụ thể, chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong năm 2012 đạt mức khá cao 278,83% so với một số công ty cùng ngành nhƣ Công ty Cổ phần gỗ Đức Thành 38% hay công ty Cổ phần Gỗ Thuận An là 68% (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành và Công ty cổ phần Gỗ Thuận An năm 2012). Đây là dấu hiệu tốt trong việc xử lý các khoản nợ ngắn hạn sẽ đƣợc thanh toán kịp thời. Tƣơng tự, hệ 53 số thanh toán nợ dài hạn khái quát của công ty Hà Cƣờng cũng có xu hƣớng biến động nhƣ chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Các hệ số này ở năm 2013 đều giảm so với năm 2012 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty trong năm này có phần sụt giảm. Nếu xu hƣớng này tiếp tục diễn ra thì sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vì khả năng thanh toán không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán. Chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu của khoản nợ dài hạn trong tổng số nợ. Trong năm 2012, hệ số này là 4,26%, giảm 2,11% so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tăng 1,46%, đạt mức 5,72 % nhƣng giá trị những khoản nợ dài hạn này chỉ chiếm một mức khiêm tốn trong tổng giá trị khoản nợ. Điều này cho thấy chủ yếu nợ của công ty Hà Cƣờng là nợ ngắn hạn đã làm giảm sự ổn định trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp vì doanh nghiệp luôn phải tính toán đến những khoản nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn dƣới 12 tháng. Tƣơng tự hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả, hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản có xu hƣớng tăng trong năm 2013 với mức tăng 0,97% so với năm 2012, đạt giá trị 2,41%. Dù xu hƣớng tăng lên ở cả 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn nhƣng xem xét kỹ số liệu cho ta thấy vì doanh nghiệp chƣa huy động nhiều lƣợng vốn này để tài trợ cho hoạt động SXKD nên khả năng trang trải là tƣơng đối khả quan. Hệ số thanh toán nhanh có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011 đến 2013 với tốc độ giảm lần lƣợt là 3,43% và 11,69%. Kết quả phân tích cho thấy doanh nghiệp sẽ rất rủi ro vì không đáp ứng đƣợc các khoản nợ đến hạn trả và nợ ngắn hạn. Nếu không có biện pháp tài chính khẩn cấp để cải thiện chỉ tiêu này thì doanh nghiệp rất dễ lâm vào tình trạng phá sản vì không trang trải đƣợc những khoản công nợ đến hạn. 54 3.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty Hà Cường * Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: Bảng 3.5: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Chênh lệch STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2012 Năm 2013 so với 2011 so với 2012 1 2 3 4 5 6 Sức sản xuất của tài sản ROA Suất hao phí của tài sản Sức sản xuất của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ Suất hao phí của TSCĐ 345.42% 393,46% 408,39% 48,05% 14,93% 19,01% 28,80% 31,32% 9,79% 2,52% 28,95% 25,42% 24.49% -3,54% -0,93% 3.318,41% -4,30% 350,15% 3.668,56% 3.664,26% 145,55% 248,67% 317,22% 103,12% 68,55% 28,56% 2,73% 2,73% -25,83% 0% (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH xây dựng và thương mại tổng hợp Hà Cường) Kết quả tính toán trên cho thấy, sức sản xuất của tài sản và sức sinh lời của TSCĐ có xu hƣớng biến động tăng từ năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợt ở mức 48,05 và 103,12. Điều này đƣợc giải thích phần nào vì quy mô doanh thu trong năm 2013 tăng mạnh, đạt mức hơn 107 tỷ, tăng 24,38 tỷ so với năm 2012 và tăng 40,33 tỷ so với năm 2011. Qua đó thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp có chuyển biến tốt, hay nói cách khác vốn của doanh nghiệp đƣợc quay vòng nhanh. Tƣơng tự nhƣ hai chỉ tiêu trên, sức sinh lời của tài sản (ROA) của công ty Hà Cƣờng tăng dần trong 3 năm. So với một số công ty có thƣơng hiệu lớn 55 trong ngành nhƣ Công ty Cổ phần gỗ Thuận An và Công ty cổ phần gỗ Đức Thành, chỉ tiêu ROA của công ty Hà Cƣờng đạt mức khá cao. Cụ thể: ROA của công ty Thuận An từ năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợt là 5%; 6%; 5% và của công ty Đức Thành là 14%; 17%; 21% (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần Gỗ Thuận An và Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành năm 2011; 2012; 2013). Qua đây cho thấy hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tƣ thành lợi nhuận của công ty Hà Cƣờng đƣợc đánh giá là tốt. Chỉ tiêu Sức sản xuất của TSCĐ có biến động tăng trong năm 2012 nhƣng đến năm 2013 đạt mức giá trị 3.664,26%, giảm 4,3% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm 2013, tỷ lệ tăng doanh thu nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng của TSCĐ làm cho sức sản xuất của TSCĐ bị giảm nhẹ. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng thể hiện qua các chỉ số nhƣ trong bảng 3.6 dƣới đây. Bảng 3.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Chênh lệch STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2012 so với 2011 1 Năm 2013 so với 2012 Sức sản xuất của VCSH 567,93% 596,79% 663,95% 28,86% 67,16% 2 ROE 31,25% 43,68% 50,91% 12,43% 7,23% 3 Suất hao phí của VCSH 17,61% 16,76% 15,06% -0,85% -1,69% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cường) Bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho thấy sức sản xuất của vốn chủ sở hữu của công ty Hà Cƣờng có xu hƣớng biến động tăng trong 56 vòng 3 năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2011, chỉ tiêu này ở mức 567,93%. Đến năm 2012 tăng lên 596,79% và đạt mức 663,95%trong năm 2013. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ đối với công ty Hà Cƣờng. Chỉ số ROE tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn. So với một số công ty trong ngành nhƣ công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành hay Công ty Cổ phần Gỗ Thuận An, tỷ số Sức sinh lời của VCSH của công ty Hà Cƣờng cũng đƣợc coi là đạt mức cao. Cụ thể, chỉ tiêu này của công ty Đức Thành trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợt là 22%; 24%; 29%. Trong khi đó, giá trị ROE của công ty Thuận An là 7%; 8%; 9%. Điều này thể hiện việc sử dụng nguồn VCSH của công ty Hà Cƣờng đã đem lại hiệu quả tốt. 3.2.2.5 Phân tích rủi ro tài chính công ty Hà Cường Mức độ rủi ro tài chính của công ty đƣợc thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán nhƣ trong bảng sau: Bảng 3.7: Phân tích chỉ tiêu đòn bẩy tài chính Chênh lệch (%) STT Chỉ tiêu 1 Lợi nhuận trƣớc thuế 2 Chi phí lãi vay 3 EBIT = (1) + (2) 4 ROE 5 Đòn bẩy tài chính = tỷ lệ thay đổi của ROE / Tỷ lệ thay đổi EBIT 2011 2012 2013 Năm 2012 Năm 2013 so với 2011 so với 2012 8.443.200.265 10.429.410.720 13.087.678.065 23,52% 25,49% 620.000.000 9,98% 16,89% 8.925.452.265 10.959.806.720 13.707.678.065 22,79% 25,07% 482.252.000 530.396.000 31,25% 43,68% 50,91% 39,78% 16,56% - 1,75 0,66 - - (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cường) 57 Kết quả tính toán trên cho biết, trong năm 2012, tại mức lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) là 10,96 tỷ đồng, nếu công ty thăng thêm hoặc giảm bớt đi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) sẽ tăng thêm hoặc giảm bớt 1,75%. Tƣơng tự, trong năm 2013, tại mức EBIT xấp xỉ 13,71 tỷ đồng, nếu công ty tăng thêm hoặc giảm bớt đi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) sẽ tăng thêm hoặc giảm bớt đi 0,66%. Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty Hà Cƣờng trong năm 2013 giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã bổ sung một lƣợng VCSH vào kinh doanh nhằm nâng cao tính độc lập về tài chính của mình. Chỉ tiêu này giảm đi cũng đồng nghĩa với rủi ro tài chính bớt căng thẳng vì doanh nghiệp ít sử dụng các nguồn vốn vay nợ hơn để tài trợ cho hoạt động SXKD. 3.3 Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 3.3.1 Điểm mạnh: - Tổng tài sản của công ty không ngừng đƣợc tăng lên, khối lƣợng tiền mặt của công ty tăng tƣơng đối lớn - Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên đáng kể - Khả năng quản lý tài sản của công ty trong giai đoạn này có xu hƣớng tăng, hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tổng tài sản đều tăng. Tỷ số nợ của công ty có xu hƣớng giảm. - Sức sinh lời của VCSH tăng qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã có những thành quả nhất định. - Trong giai đoạn 2011-2013 lợi nhuận trƣớc thuế, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu đều tăng lên. 3.3.2 Điểm yếu: - Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là tƣớng đối cao ta thấy khả năng thu hồi tiền trong thanh toán là tƣơng đối chậm. 58 - Công ty bị chiếm dụng vốn nên phải đi vay nợ để bù đắp các khoản này làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, làm cho tình hình tài chính không ổn định do nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào các món nợ. Điều này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty còn chƣa cao. - Khả năng thanh toán nợ trong thời gian gần đây (2013) của công ty Hà Cƣờng có phần sụt giảm. Một phần là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, một phần khác là do cơ cấu của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chƣa hợp lý. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong các khoản nợ phải trả của công ty. Nếu xu hƣớng này tiếp tục diễn ra thì sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vì khả năng thanh toán không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán. - Doanh thu của công ty có tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và quy mô của công ty. 3.3.3 Nguyên nhân: - Do nền kinh tế thế giới bị suy thoái, bị khủng hoảng. Tỷ lệ lạm phát tăng cao làm cho các chi phí đầu vào tăng, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của công ty. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng tăng lên khiến cho tình hình tín dụng của công ty Hà Cƣờng bị thắt chặt dẫn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Do sự tăng của doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ của các khoản phải thu bình quân. - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm nhƣ vậy là do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. - Mặc dù doanh thu của công ty tăng nhƣng lợi nhuận sau thuế của công ty lại không cao tƣơng ứng một phần là do công tác quản lý chi phí chƣa tốt. Chính sách tạo dựng mở rộng quan hệ khách hàng bằng cách lới lỏng thời gian thanh toán đã làm cho nguồn vốn của công ty ngày càng bị 59 chiếm dụng. Trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn ngày càng tăng ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của công ty. - Nhiều cán bộ, nhân viên chƣa nhiệt tình trong công việc, ảnh hƣởng uy tín của công ty. Quy mô của công ty còn nhỏ hẹp, nguồn nhân công tạo dựng chủ yếu là do mối quan hệ gần gũi, thân thuộc nên tính cạnh tranh trong công việc còn chƣa cao, chƣa thúc đẩy hết khả năng, trình độ của ngƣời lao động. 60 Kết luận chƣơng 3 Với mục tiêu phân tích tình hình tài chính công ty Hà Cƣờng, chƣơng 3 của luận án đã đi vào tìm hiểu những vấn đề sau: Trình bày sơ lƣợc về cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Phân tích tài chính công ty Hà Cƣờng thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh và phân tích rủi ro tài chính dựa và nguồn tài liệu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính của công ty các năm 2011, 2012 và 2013 Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty. Xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân tồn tại. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng ở chƣơng 4. 61 CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG 4.1 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty - Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của Công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nƣớc và quốc tế. Công ty vẫn duy trì định hƣớng tập trung phát triển các sản phẩm truyền thống là sản phẩm nội thất, đồ dùng nhà bếp, đồ gỗ gia dụng và đồ chơi trẻ em cho cả thị trƣờng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đặc biệt là đẩy mạnh phát triển thị trƣờng nội địa đối với sản phẩm đồ dùng nhà bếp và đồ chơi trẻ em vì đây là thị trƣờng tiềm năng mà công ty chƣa tập trung đầu tƣ và khai thác. - Xây dựng nền tài chính lành mạnh - Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp - Trong giai đoạn hiện nay, đầu tƣ là nhiệm vụ trọng tâm số một, là cơ hội để phát triển công ty cả về chất và lƣợng. Tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Công ty cần chú trong đầu tƣ chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất, tập trung hƣớng vào đầu tƣ thiết bị, phƣơng tiện sản xuất công nghệ mới, hiện đại và đồng bộ, tạo điều kiện để công ty phát triển và trƣởng thành với trình độ công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. - Linh hoạt trong hoạt động tài chính để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nhằm thu hút nguồn vốn mở rộng quy mô công ty. Sử dụng có hiệu quả vốn vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao. - Đổi mới sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hƣớng tinh gọn, chuyên nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tƣ các nguồn lực, chú trọng vào việc 62 phát triển yếu tố con ngƣời, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty 4.2.1 Giải pháp về chiến lược kinh doanh: 4.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động đầu tư trồng rừng nguyên liệu: Nhƣ chúng ta đã biết, đặc điểm của ngành chế biến gỗ là nguyên liệu gỗ chiếm đến 70% giá trị của sản phẩm. Do đó, giảm đƣợc chi phí nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ lợi nhuận thu đƣợc và từ đó có thể tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện nay có một nghịch lý và ngành chế biến gỗ Việt Nam đang gặp phải đó là sản phẩm sản xuất đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Mỹ và EU nhƣng đồng thời gỗ nguyên liệu cũng đƣợc nhập về một phần từ chính những thị trƣờng này. Ngoài hai thị trƣờng này, nguyên liệu gỗ còn đƣợc nhập khẩu từ các quốc gia nhƣ Lào, Indonesia và một số nƣớc Châu Phi, trong số đó cũng có khá nhiều quốc gia là thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay các doanh nghiệp còn thƣờng xuyên phải nhập khẩu đến khoảng 80% lƣợng gỗ nguyên liệu cần thiết với chi phí không hề rẻ khi mà nguyên liệu gỗ trên thế giới ngày càng khan hiếm. Những nguyên nhân này đã gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành gỗ, làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hàng năm của doanh nghiệp chỉ đạt 5% đến 7%, trong khi đó trƣớc đây tỷ lệ này thƣờng đạt đƣợc từ 10% đến 20%. Nhƣ vậy có thể thấy răng, để có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh, trƣớc hết các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ nói chung và công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng nói riêng cần giảm đƣợc chi phí nguyên vật liệu và điều đó chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, sở dĩ hiện nay vẫn chƣa có nhiều 63 doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tƣ trồng rừng là do nhiều nguyên nhân tác động. Nguyên nhân đầu tiên làm cho các doanh nghiệp lo lắng nhất chính là làm sao để có thể huy động nguồn vốn đầu tƣ trồng rừng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhƣ công ty Hà Cƣờng. Để đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu thì doanh nghiệp phải mất thời gian khoảng 7 năm (từ khi làm đất cho đến khi thu hoạch), với số vốn đầu tƣ mỗi hecta đất lên đến 20-30 triệu đồng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tƣ một cách bài bản. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý và cấp giấy phép trồng rừng. Để nhận đƣợc giấy phép, doanh nghiệp phải mất ít nhất 2-3 năm chờ đợi thủ tục, điều này không chỉ làm cho các doanh nghiệp cảm thấy nản lòng mà còn ảnh hƣởng cả đến những chiến lƣợc kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, nếu xem xét việc đầu tƣ trồng rừng là một trong các chiến lƣợc nhằm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, công ty Hà Cƣờng cần tận dụng đƣợc những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn tồn tại. 4.2.1.2 Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh sản xuất hàng nội thất và đồ chơi trẻ em: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời – nhóm sản phẩm trƣớc đây đã mang lại cho doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lên đến 20%. Tuy nhiên, trƣớc những biến động xấu của nền kinh tế thế giới, cùng với việc gia tăng lạm phát trong nƣớc đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng ngoại thất và đồ chơi trẻ em, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ chính các đặc trƣng của mặt hàng ngoại thất nhƣ: sản xuất và bán hàng theo thời vụ, nguyên liệu đầu vào phải có chất lƣợng cao, đi kèm với giá nguyên liệu đắt, chủng loại mặt hàng kém đa dạng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ thấp, hay bị tác động bởi lạm phát, lãi suất cho vay và tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy, việc phát triển đầu tƣ sản 64 xuất mặt hàng đồ gỗ nội thất là một yếu tố tất yếu đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay nếu nhƣ muốn gia tăng hiệu quả kinh doanh. Để giúp công ty Hà Cƣờng có thể tăng cƣờng đầu tƣ và đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu đồ gỗ nội thất và đồ chơi trẻ em, một số giải pháp đƣợc đƣa ra nhƣ sau: Một là, liên kết trong sản xuất với các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn nhằm giảm chi phí đầu tƣ, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tăng năng suất, công suất thiết bị. Liên kết giữa các doanh nghiệp ở đây chính là sự phân công chuyên môn hóa các công đoạn sản xuất nhất định cho từng doanh nghiệp. Làm đƣợc nhƣ vậy, không những doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí, vốn đầu tƣ mà còn nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Hai là, công ty cần tận dụng tối ƣu nguồn nguyên liệu bằng cách kết hợp sản xuất hàng nội – ngoại thất đồng thời. Với đặc điểm hàng ngoại thất có kiểu dáng sản phẩm lớn, cần những phần nguyên liệu có chất lƣợng tốt, do đó công ty có thể sử dụng những phần gỗ lớn, tốt để sản xuất hàng ngoại thất, còn những phần gỗ nhỏ hơn thì sử dụng ngoại thất và đồ chơi trẻ em. Làm đƣợc nhƣ vậy, công ty chế giảm bớt tình trạng định mức tiêu hao nguyên liệu cao nhƣ hiện nay, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Ba là, khi sản xuất hàng nội thất và đồ chơi trẻ em, công ty phải chủ động về mẫu mã sản phẩm. Do đó, công ty cần phát triển đội ngũ thiết kế sản phẩm, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu. Tóm lại, trong tình hình kinh tế thế giới đang chuyển động với những dấu hiệu kém tích cực nhƣ hiện nay, để có thể tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính thì các công ty trong ngành chế biến gỗ nói chung, công ty Hà Cƣờng nói riêng cần chủ động đầu tƣ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu thêm đồ gỗ nội thất và đồ chơi trẻ em thay thế cho việc chỉ sản xuất, xuất khẩu đồ ngoại thất nhƣ hiện nay. 65 4.2.2 Giải pháp về mặt tài chính: 4.2.2.1 Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn * Điều chỉnh cơ cấu tài sản: - Khoản mục tiền mặt đòi hỏi công ty phải có kế hoạch sử dụng và quản lý một cách hợp lý. - Công ty phải cải thiện và có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Cần thống nhất và đƣa ra các điều khoản thanh toán rõ ràng trƣớc khi ký kết hợp đồng mua bán; thƣờng xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng; liên lạc với khách hàng bằng điện thoại, email nhắc nhở khi đến hạn thanh toán. Đối với các khách hàng thuộc đối tƣợng nợ khó đòi, đòi nhiều lần mà vẫn không trả, công ty cần phải tìm hiểu kỹ năng lực tài chính của khách hàng, từ đó khoanh vùng nợ và áp dụng biện pháp trả dần với mục tiêu thu hồi hết nợ. - Tỷ trọng TSCĐ chiếm đa số vì thế công ty cần tăng cƣờng kế hoạch sử dụng khai thác hết khả năng của TSCĐ. Công ty cần vận dụng linh hoạt thêm phƣơng pháp khấu hao phù hợp đối với những loại tài sản khác nhau nhƣ áp dụng phƣơng pháp khấu hao số dƣ giảm dần. - Để đảm bảo cơ cấu TSCĐ hợp lý công ty cần tiến hành thanh lý tài sản đã khấu hao hết * Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn: - Cơ cấu vốn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của chính sách tài trợ. - Công ty có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng cách: - Sử dụng linh hoạt tiết kiêm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhƣng chƣa sử dụng đến. - Lợi nhuận để lại công ty, nguồn lợi tích lũy, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng 4.2.2.2 Quản lý tài sản ngắn hạn và dài hạn * Quản lý tiền: 66 Chọn lựa một số đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý tốt tiền mặt, xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao, nâng cao lợi nhuận từ đầu tƣ với chi phí thấp nhất, thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt: * Quản lý tài sản cố định: Việc mua sắm xây dựng mới tài sản cố định phải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Phải có nội dung quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản cố định, nội quy cần quy định rõ các mặt: - Quản lý bảo vệ, chăm sóc bảo dƣỡng, sử dụng có hiệu quả. - Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm chung về quản lý tài sản. - Đối với máy móc thiết bị kỹ thuật phải giao cho ngƣời có trình độ chuyên môn phụ trách quản lý và sử dụng. - Tiến hành kiểm kê tài sản cố định theo định kỳ để thƣờng xuyên nắm đƣợc tình hình biến động về số lƣợng, chất lƣợng và giá trị tài sản cố định. - Vận dụng linh hoạt thêm phƣơng pháp khấu hao phù hợp đối với những loại tài sản khác nhau nhƣ áp dụng phƣơng pháp khấu hao số dƣ giảm dần 4.2.2.3 Quản lý hoạt động thanh toán các khoản phải thu, phải trả * Quản lý các khoản phải thu: - Hiệu quả các khoản phải thu đã đƣợc cải thiện khi họ quản lý tốt mối quan hệ với bộ phận bán hàng. - Cải thiện quy trình liên quan đến khoản phải thu đó là chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng và thu tiền. - Đo lƣờng hiệu quả các khoản phải thu. - Hợp tác với khách hàng: Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu. 67 * Quản lý các khoản phải trả: - Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả bao gồm cả các khoản lãi phải trả. - Thanh toán các khoản phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. - Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh của số dƣ nợ phải trả vào chi phí kinh doanh trong kỳ để tạo nguồn trả nợ 4.2.2.4. Nâng cao khả năng sinh lời Để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản trong thời gian tới công ty cần có biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, đẩy mạnh sản phẩm để tăng doanh thu đồng thời có các biện pháp tăng hiệu quả hoạt động quản lý để giảm chi phí từ đó cải thiện tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản 4.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực: Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất kinh doanh. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cho dù trình độ tự động hóa cao hay thấp thì vẫn không thể tiến hành hoạt động SXKD nếu thiếu lao động, đặc biệt là lao động sản xuất. Đối với mỗi doanh nghiệp chế biến gỗ, nâng cao hiệu quả kinh doanh không thể không gắn liền với việc đào tạo nâng cao chất lƣợng và quản lý nguồn lao động. Để thực hiện mục tiêu này, công ty Hà Cƣờng có thể tiến hành những công việc sau: - Giữ chân nguồn lao động đã đƣợc đào tạo bằng cách tăng thu nhập, tăng sự gắn bó vủa ngƣời lao động với công ty bằng các chính sách đãi ngộ hấp dẫn. - Tuyển chọn lao động có tay nghề thông qua việc xây dựng nội dung, quy trình, yêu cầu tuyển chọn. - Thƣờng xuyên tập huấn sản xuất, đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động bằng cách mở lớp huấn luyện riêng hoặc hợp tác với doanh nghiệp khác. - Có chế độ thƣởng phạt chính xác, nghiêm minh để khuyến khích ngƣời 68 lao động nghiêm túc trong công việc, phấn đấu tăng năng suất, cải thiện sản xuất, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó cần tạo môi trƣờng lao động thoải mái và an toàn cho ngƣời lao động bằng cách trang bị vật tƣ bảo hộ lao động định kỳ, đảm bảo sự an toàn của máy móc thiết bị. - Khi đã đảm bảo đƣợc nguồn nhân lực ổn định, có trình độ, hoạt động SXKD của công ty cũng sẽ phát triển ổn định, tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3 Khuyến nghị * Về phía nhà nƣớc: - Về phía Nhà nƣớc cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hòa nhập với sự thay đổi đó thì Nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tƣơng lai, nhằm phản ánh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp - Cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nƣớc nên đƣa ra những mẫu báo cáo tài chính phù hợp với báo cáo của doanh nghiệp nhƣng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhƣ: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc; Trình bày những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bày dƣới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới. * Về phía Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng: - Cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế 69 toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế. - Để có đƣợc những thông tin kế toán có giá trị, thì doanh nghiệp nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Mặt khác để doanh nghiệp hòa nhập với quá trình phát triển của nền kinh tế, bắt nhịp với sự thay đổi của đất nƣớc, hội nhập cùng kinh tế quốc tế và khu vực, công tác kế toán phải tuân thủ theo chế độ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. 70 Kết luận chƣơng 4 Dựa trên kết quả phân tích tài chính công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng tại Chƣơng 3, trong chƣơng 4 luận án đã trình bày phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới, đồng thời tác giả cũng đƣa ra các quan điểm, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Đó là : Giải pháp về chiến lƣợc kinh doanh: trọng điểm là hai chiến lƣợc Đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu và Tăng cƣờng đầu tƣ và đẩy mạnh sản xuất hàng nội thất và đồ chơi trẻ em Giải pháp về tài chính: Xây dựng cơ cấu tài chính phù hợp với quy mô phát triển của công ty bằng cách điều chỉnh cấu Tài sản và nguồn vốn, thúc đẩy công tác quản lý tài sản, quản lý nợ và nâng cao khả năng sinh lời của tài sản. Giải pháp về nguồn nhân lực: trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực ổn định, có tay nghề cao và gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh các giải pháp, tác giả đƣa ra một số Khuyến nghị về phía Nhà nƣớc và phía công ty Hà Cƣờng nhằm hỗ trợ trong việc thực hiện giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. 71 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng và to lớn đối với nền kinh tế của đất nƣớc. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng thì hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính lành mạnh là những ƣu tiên hàng đầu. Bởi vậy việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp này là một nhu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.. Qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng phân tích tình hình tài chính, đề tài “ Phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng” đã đƣợc hoàn thành và đạt một số kết quả nhƣ sau: - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Trên cơ sở phản ánh thực trạng tình hình tài chính tại công ty Hà Cƣờng, luận văn đã đƣa ra những ƣu điểm và hạn chế; từ đó luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính công ty Hà Cƣờng. Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng đƣợc thành lập và hoạt động trong thời gian cũng chƣa phải dài nên những kết quả nghiên cứu mới chỉ là bƣớc đầu, do đó luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, bổ sung ý kiến của Thầy Cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn! 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Bộ Tài chính, 2011. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Ban hành theo QĐ số 15/2007/QĐ-BTC. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động. 3. Ngô Thế Chi và cộng sự, 1995. Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: nhà xuất bản Tài chính 4. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 5. Nguyễn Văn Công, 2001. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 6. Nguyễn Văn Công, 2005. Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội 7. Nguyễn Văn Công, 2005. Chuyên khảo về Báo cáo tài chính – Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính., Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. 8. Nguyễn Văn Công, 2009. giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 9. Công ty Cổ phần gỗ Đức Thành và Công ty Cổ phần Gỗ Thuận An, 20112013. Tài liệu Báo cáo hàng năm. Hà Nội. 10.Công ty Hà Cƣờng, 2011-2013. Tài liệu báo cáo các năm. Hà Nội. 11.Nguyễn Trọng Cơ, 1999. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế Học viện Tài chinh. 12.Phạm Văn Dƣợc và Đặng Thị Kim Cƣơng, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp. 73 13.Nguyễn Thị Đông, 2006. Giáo trình hạch hoán kế toán trong các doanh nghiệp. Hà Nội: nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân. 14.Nguyễn Thị Hằng, 2006. hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các công ty cổ phần Dược Việt Nam. Luận án thạc sĩ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 15.Trần Thị Minh Hƣơng, 2008. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. 16.Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản lý thuyết – Bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 17.Cung Tố Lan, 2005. Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Luận án thạc sĩ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 18.Đặng Thị Loan, 2007. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 19.Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 20.Nguyễn Năng Phúc, 2009. Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Bộ Tài Chính. 21.. Nguyễn Ngọc Quang, 2002. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt nam. Luận án tiến sĩ kinh tế trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 22.Đỗ Quỳnh Trang, 2006. Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại tổng công ty xây dựng Giao thông I. Luận án thạc sĩ kinh tế, trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội . 74 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng từ năm 2011 đến năm 2013 TT CHỈ TIÊU NĂM 2011 Năm 2012 Năm 2013 01 02 03 04 04 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn (=110+120+130+140+150) 16.723.785.074 20.468.765.314 26.819.115.800 I Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 335.005.978 332.388.493 551.615.145 1 Tiền 335.005.978 332.388.493 551.615.145 2 Các khoản tƣơng đƣơng tiền - - II Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn - - - 1 Đầu tƣ ngắn hạn - - - 2 Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn (*) - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 7.854.133.640 9.460.148.751 13.225.741.254 1 Phải thu khách hàng 7.438.265.425 9.033.658.751 12.504.089.599 2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 415.868.215 426.490.000 721.651.655 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 5 Các khoản phải thu khác - - - 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) - - - IV Hàng tồn kho 8.138.139.196 10.618.652.144 12.351.415.461 1 Hàng tồn kho 8.138.139.196 10.618.652.144 12.351.415.461 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) - - - V Tài sản ngắn hạn khác 396.506.260 57.575.926 690.343.940 1 Chi phí trả trƣớc ngắn hạn - - - 2 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 396.506.260 57.575.926 690.343.940 3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc - - - 5 Tài sản ngắn hạn khác - - - B Tài sản dài hạn (=210+220+240+250+260) 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 I Các khoản phải thu dài hạn - - - III 1 Phải thu dài hạn của khách hàng - - - 2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - 3 Phải thu dài hạn nội bộ - - - 4 Phải thu dài hạn khác - - - 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) - - - II Tài sản cố định 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 1 Tài sản cố định hữu hình 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 - Nguyên giá 3.781.257.058 3.981.610.142 5.205.610.142 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1.165.625.684 -1.725.879.892 -2.281.818.518 2 Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - 3 Tài sản cố định vô hình - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - III Bất động sản đầu tƣ - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - IV Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - 1 Đầu tƣ vào công ty con - - - 2 Đầu tƣ vào công ty liên kết. liên doanh - - - 3 Đầu tƣ dài hạn khác - - - 4 Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) - - - V Tài sản dài hạn khác - - - 1 Chi phí trả trƣớc dài hạn - - - 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - 3 Tài sản dài hạn khác - - 19.339.416.448 22.724.495.564 29.742.907.424 Tổng cộng tài sản (=100+200) NGUỒN VỐN A Nợ phải trả (=310+330) 6.663.743.947 7.667.620.398 12.527.710.869 I Nợ ngắn hạn 6.239.077.280 7.340.953.731 11.811.544.202 1 Vay và nợ ngắn hạn 3.000.000.000 3.000.000.000 7.500.000.000 2 Phải trả ngƣời bán 2.465.325.685 2.831.568.466 2.506.865.979 3 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 612.546.549 1.262.551.582 1.804.678.223 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 161.205.046 246.833.683 - 5 Phải trả ngƣời lao động - - - 6 Chi phí phải trả - - - 7 Phải trả nội bộ - - - 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 9 Các khoản phải trả. phải nộp ngắn hạn khác - - 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - II Nợ dài hạn 424.666.667 326.666.667 716.166.667 1 Phải trả dài hạn ngƣời bán - - - 2 Phải trả dài hạn nội bộ - - - 3 Phải trả dài hạn khác - - - 4 Vay và nợ dài hạn 424.666.667 326.666.667 716.166.667 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - 7 Dự phòng phải trả dài hạn - - - B Vốn chủ sở hữu (=410+430) 12.675.672.501 15.056.875.166 17.215.196.555 I Vốn chủ sở hữu 12.675.672.501 15.056.875.166 17.215.196.555 1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 9.000.000.000 9.000.000.000 9.000.000.000 2 Thặng dƣ vốn cổ phần - - - 3 Vốn khác của chủ sở hữu - 4 Cổ phiếu quỹ (*) - - - 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - 7 Quỹ đầu tƣ phát triển - - - 8 Quỹ dự phòng tài chính - - - 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - 10 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 3.675.672.501 6.056.875.166 8.215.196.555 11 Nguồn vốn đầu tƣ XDCB - - - II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - 1 Quỹ khen thƣởng. phúc lợi - - - 2 Nguồn kinh phí - - - 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - C Lợi ích của cổ đông thiểu số 19.339.416.448 22.724.495.564 29.742.907.424 Tổng cộng nguồn vốn (=300+400) KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2011 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Năm 2012 Năm 2013 66.801.659.898 82.752.801.045 107.135.187.628 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (=01-02) 66.801.659.898 82.752.801.045 107.135.187.628 4 Giá vốn hàng bán 57.449.427.512 71.167.408.899 92.742.098.418 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (=10-11) 9.352.232.386 11.585.392.146 14.393.089.210 6 Doanh thu hoạt động tài chính 15.079.815 - - 7 Chi phí tài chính 482.252.000 530.396.000 620.000.000 - Trong đó: Chi phí lãi vay 482.252.000 530.396.000 620.000.000 8 Chi phí bán hàng - - - 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 441.859.936 625.585.426 685.411.145 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD {=20+(2122)-(24+25)} 8.443.200.265 10.429.410.720 13.087.678.065 11 Thu nhập khác - - - 12 Chi phí khác - - - 13 Lợi nhuận khác (=31-32) - - - 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (=30+40) 8.443.200.265 10.429.410.720 13.087.678.065 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.110.800.066 2.607.352.680 3.271.919.516 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (=50-51-52) 6.332.400.199 7.822.058.040 9.815.758.548 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - TT CHỈ TIÊU NĂM 2011 Năm 2012 Năm 2013 01 02 03 04 04 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn (=110+120+130+140+150) 16.723.785.074 20.468.765.314 26.819.115.800 I Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 335.005.978 332.388.493 551.615.145 1 Tiền 335.005.978 332.388.493 551.615.145 2 Các khoản tƣơng đƣơng tiền - - II Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn - - - 1 Đầu tƣ ngắn hạn - - - 2 Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn (*) - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 7.854.133.640 9.460.148.751 13.225.741.254 1 Phải thu khách hàng 7.438.265.425 9.033.658.751 12.504.089.599 2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 415.868.215 426.490.000 721.651.655 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 5 Các khoản phải thu khác - - - 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) - - - IV Hàng tồn kho 8.138.139.196 10.618.652.144 12.351.415.461 1 Hàng tồn kho 8.138.139.196 10.618.652.144 12.351.415.461 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) - - - V Tài sản ngắn hạn khác 396.506.260 57.575926 690.343.940 1 Chi phí trả trƣớc ngắn hạn - - - 2 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 396.506.260 57.575.926 690.343.940 3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc - - - 5 Tài sản ngắn hạn khác - - - B Tài sản dài hạn (=210+220+240+250+260) 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 I Các khoản phải thu dài hạn - - - 1 Phải thu dài hạn của khách hàng - - - 2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - 3 Phải thu dài hạn nội bộ - - - 4 Phải thu dài hạn khác - - - 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) - - - II Tài sản cố định 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 1 Tài sản cố định hữu hình 2.615.631.374 2.255.730.250 2.923.791.624 - Nguyên giá 3.781.257.058 3.981.610.142 5.205.610.142 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1.165.625.684 -1.725.879.892 -2.281.818.518 III 2 Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - 3 Tài sản cố định vô hình - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - III Bất động sản đầu tƣ - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - - IV Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - 1 Đầu tƣ vào công ty con - - - 2 Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh - - - 3 Đầu tƣ dài hạn khác - - - 4 Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) - - - V Tài sản dài hạn khác - - - 1 Chi phí trả trƣớc dài hạn - - - 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - 3 Tài sản dài hạn khác - - 19.339.416.448 22.724.495.564 29.742.907.424 Tổng cộng tài sản (=100+200) NGUỒN VỐN A Nợ phải trả (=310+330) 6.663.743.947 7.667.620.398 12.527.710.869 I Nợ ngắn hạn 6.239.077.280 7.340.953.731 11.811.544.202 1 Vay và nợ ngắn hạn 3.000.000.000 3.000.000.000 7.500.000.000 2 Phải trả ngƣời bán 2.465.325.685 2.831.568.466 2.506.865.979 3 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 612.546.549 1.262.551.582 1.804.678.223 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 161.205.046 246.833.683 - 5 Phải trả ngƣời lao động - - - 6 Chi phí phải trả - - - 7 Phải trả nội bộ - - - 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác - - 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn II Nợ dài hạn 1 - - - 424.666.667 326.666.667 716.166.667 Phải trả dài hạn ngƣời bán - - - 2 Phải trả dài hạn nội bộ - - - 3 Phải trả dài hạn khác - - - 4 Vay và nợ dài hạn 424.666.667 326.666.667 716.166.667 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - 7 Dự phòng phải trả dài hạn - - - B Vốn chủ sở hữu (=410+430) 12.675.672.501 15.056.875.166 17.215.196.555 I Vốn chủ sở hữu 12.675.672.501 15.056.875.166 17.215.196.555 1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 9.000.000.000 9.000.000.000 9.000.000.000 2 Thặng dƣ vốn cổ phần - - - 3 Vốn khác của chủ sở hữu - 4 Cổ phiếu quỹ (*) - - - 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - 7 Quỹ đầu tƣ phát triển - - - 8 Quỹ dự phòng tài chính - - - 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - 10 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 3.675.672.501 6.056.875.166 8.215.196.555 11 Nguồn vốn đầu tƣ XDCB - - - II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - 1 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi - - - 2 Nguồn kinh phí - - - 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - C Lợi ích của cổ đông thiểu số 19.339.416.448 22.724.495.564 29.742.907.424 Tổng cộng nguồn vốn (=300+400) KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2011 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 66.801.659.898 Năm 2012 82.752.801.045 Năm 2013 107.135.187.628 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (=01-02) 66.801.659.898 82.752.801.045 107.135.187.628 4 Giá vốn hàng bán 57.449.427.512 71.167.408.899 92.742.098.418 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (=10-11) 9.352.232,386 11.585.392.146 14.393.089.210 6 Doanh thu hoạt động tài chính 15,079,815 - - 7 Chi phí tài chính 482.252.000 530.396.000 620.000.000 - Trong đó: Chi phí lãi vay 482.252.000 530.396.000 620.000.000 8 Chi phí bán hàng - - - 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 441.859.936 625.585.426 685.411.145 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD {=20+(2122)-(24+25)} 8.443.200.265 10.429.410.720 13.087.678.065 11 Thu nhập khác - - - 12 Chi phí khác - - - 13 Lợi nhuận khác (=31-32) - - - 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (=30+40) 8.443.200.265 10.429.410.720 13.087.678.065 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.110.800.066 2.607.352.680 3.271.919.516 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (=50-51-52) 6,332,400,199 7.822.058.040 9.815.758.548 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - Phụ lục 2: Các chỉ số tài chính của công ty Cổ phàn Gỗ Đức Thành STT Tỷ lệ tài chinh 2013 2012 2011 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 71% 67% 58% 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 29% 33% 42% 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 34% 37% 24% 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 51% 60% 61% 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 66% 63% 76% 6 Thanh toán hiện hành 217% 184% 285% 7 Thanh toán nhanh 143% 118% 145% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 4% 38% 95% 9 Vòng quay Tổng tài sản 91% 100% 110% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 132% 159% 201% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 142% 145% 148% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 249% 269% 315% 13 Lợi nhuận trƣớc thuế/Doanh thu thuần 22% 20% 22% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 15% 17% 19% 15 Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản (ROA) 14% 17% 21% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 22% 24% 29% Phụ lục 3: Các chỉ số tài chính công ty Cổ phần Gỗ Thuận An STT Tỷ lệ tài chinh 2013 2012 2011 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 77% 68% 66% 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 23% 32% 34% 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 44% 26% 28% 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 80% 35% 39% 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 56% 74% 72% 6 Thanh toán hiện hành 173% 260% 234% 7 Thanh toán nhanh 132% 127% 127% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 97% 68% 50% 9 Vòng quay Tổng tài sản 189% 247% 217% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 259% 370% 336% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 297% 340% 289% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 701% 715% 562% 13 Lợi nhuận trƣớc thuế/Doanh thu thuần 3% 3% 3% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2% 2% 2% 15 Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản (ROA) 5% 6% 5% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 7% 8% 7% [...]... hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1 Khái niệm: Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính. .. vụ tổng hợp Hà Cƣờng Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty, nguyên nhân và cách khắc phục điểm yếu  Đề xuất các giải pháp cơ bản để cải thiện tình hình tài chính cho Công ty Hà Cƣờng 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tƣợng nghiên cứu: là phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 7  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn tại Công ty TNHH. .. của Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng từ năm 2011 đến năm 2013 6 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Chƣơng... cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân Anh (2011) về tình hình tài chính công ty cổ phần thép Nam Kim đã hệ thống hóa những lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Hay tác giả Bùi Văn Lâm (2011) bảo vệ thành công Luận văn thạc sĩ với đề tài „ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ... hợp để hoàn thiện tổ chức, nội dung và phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Hà Cƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính cho các đối tƣợng quan tâm Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu đƣợc chính đƣợc xác định là:  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp  Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ. .. Cƣờng nên tác giả đã quyế t đinh ̣ cho ̣n đề tài nghiên cƣ́u là Phân tích tài chính công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng ” Tác giả nhận thấy đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành Tài chính ngân hàng, có tính cấp thiết và phù hợp với sở thích của bản thân 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính là vấn đề then chốt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh... Xuất phát từ những nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ từ định hƣớng của Thầy cô hƣớng dẫn, tác giả đã thực hiện luận văn của mình với đề tài „ Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng‟‟ với mục tiêu làm rõ bản chất, chức năng, vai trò của quản trị tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích tài chỉnh, ảnh hƣởng của quy mô... kinh tế Tuy nhiên, 9 phân tích vấn đề gì, vận dụng phƣơng pháp phân tích nào để tạo ra một bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một câu hỏi lớn đối với nhà phân tích do những thay đổi về chính sách kinh tế - tài chính, sự khác biệt về quan điểm phân tích, khả năng thu thập và xử lý số liệu tài chính 1.1.2 Vai trò của Phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp... những nội dung của phân tích tình hình tài chính nhƣ: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính, dự báo về nhu cầu tài chính trong tƣơng lai Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả vẫn chƣa làm rõ đƣợc vấn đề tình hình tài chính không chỉ thể hiện trạng thái tài chính tại một thời...doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ dừng lại ở việc nắm vững các kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp mà còn phải tổ chức hoạt động phân tích tình hình tài chính gắn liền với việc xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích hiệu quả, phù hợp với đặc điểm ngành, quy mô, loại hình doanh nghiệp Xét riêng về công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng hiện ... 39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG 43 3.1 Khái quát Công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 43 3.1.1 Mô hình tổ chức,... doanh 44 3.2 Phân tích tài Công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng 46 3.2.1 Tổ chức thực công tác phân tích tài 46 3.2.2 Nội dung phân tích tài 46 3.3... cƣ́u Phân tích tài công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng ” Tác giả nhận thấy đề tài phù hợp với chuyên ngành Tài ngân hàng, có tính cấp thiết phù hợp với sở thích thân Tổng quan tài

Ngày đăng: 19/10/2015, 10:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w