Nó được phân chia thành các ngôi khác nhau, dùng ở ngôi xác định có ngôi thứ nhất người nói với các đại từ như: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, chúng tớ; ngôi thứ hai người nghe với c
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
II PHẦN NỘI DUNG 3
1 Khái quát về đại từ 3
2 Đại từ xưng hô trong Tiếng Việt 4
3 Đại từ xưng hô trong sáng tác của Thạch Lam 5
3.1 Thạch Lam và sự nghiệp văn chương 5
3.2 Khái quát về đại từ xưng hô trong tác phẩm Thạch Lam 6
3.3 Các tiểu loại đại từ xưng hô trong tác phẩm Thạch Lam 6
3.3.1 Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất 6
3.3.2 Đại từ xưng hô ngôi thứ hai 8
3.3.3 Đại từ xưng hô ngôi thứ ba 10
III PHẦN KẾT LUẬN 11
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi người; ở đấy,
phương tiện ngôn ngữ được xem là quan trọng nhất Có rất nhiều thành tố tạo nên một cuộc giao tiếp, tuy nhiên nhân tố quyết định và đóng vai trò trực tiếp thì phải
kể đến nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe, người được nhắc đến) Do đó,
vấn đề đại từ xưng hô luôn là mối quan tâm hàng đầu khi tạo lập một cuộc đối
thoại, đặc biệt là trong ngôn ngữ viết (văn bản)
Đã có số lượng lớn các đề tài nghiên cứu về các tác giả văn học Việt Nam như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố về vấn đề tại từ xưng hô trong các sáng tác của họ Cùng một hướng nghiên cứu đó, nhưng trong bài thu hoạch này, người viết xin được vận dụng vào ngay trong những sáng tác của Thạch Lam - một nhà
văn với văn phong nhẹ nhàng và luôn hướng ngòi bút về những lát cắt của cuộc sống Chính vì điều đó mà các đại từ xưng hô được tác giả sử dụng vô cùng gần
gũi và độc đáo Tiếp cận ở góc độ ấy, người viết mong muốn sẽ khai thác được nhiều điều mới mẻ, thú vị về các đại từ xưng hô
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là các đại từ xưng hô trong sáng tác của Thạch Lam.
Trong khuôn khổ của một bài thu hoạch, người viết xin được khảo sát các đại
từ xưng hô trong bốn truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi, Cô hàng xén.
3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài thu hoạch này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG
1 Khái quát về đại từ
1.1 Đặc điểm:
Đại từ là tên gọi có nguồn gốc là pronom (đại danh từ) của tiếng Pháp, trong
đó đại mang nghĩa thay thế Tuy loại từ này chiếm số lượng khá khiêm tốn nhưng
lại được sử dụng khá phổ biến, đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ và giao tiếp
Về ngữ nghĩa, đại từ được xem là lớp từ dùng để thay thế hoặc chỉ trỏ Nó
không mang nghĩa sở chỉ; không định danh các sự vật, hiện tượng, khái niệm
Rêfomatxki - nhà ngôn ngữ học người Nga đã từng nhận xét: Khả năng gọi tên
của các đại từ là rất đặc biệt: mặc dù chúng cũng tồn tại để mà gọi tên, song chúng gọi tên cái đã được gọi tên rồi, với tính cách là những cái chỉ ra sự gọi tên chứ không phải là với tính cách những tên gọi thực sự Nói một cách bao quát, nó
không trực tiếp biểu thị mà chỉ thể hiện một cách gián tiếp sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất
Về ngữ pháp, xét đến khả năng kết hợp, trên thực tế, đại từ có thể thay thế cho
thực từ, có thể đảm đương những chức vụ ngữ pháp của chúng, song lại không thể thay thế được hoàn toàn khả năng kết hợp của các thực từ Khác với danh từ, động
từ, tính từ, đại từ không kết hợp được với các yếu tố phụ để tạo ngữ (ngoại trừ một
số đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ: anh đã đi những đâu, làm những gì?) Hãy thử
so sánh: Bọn trẻ của nhà hàng xóm với chúng nó của nhà hàng xóm, ta sẽ thấy được điểm hạn chế của đại từ (chúng nó) ở khả năng kết hợp so với thực từ (bọn trẻ) Xét đến chức năng ngữ pháp, vì thực hiện chức năng thay thế nên trong câu,
đại từ có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau của thực từ mà nó thay thế Tùy vào vị trí của từ được chỉ trỏ mà chúng có thể là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu Do đó, có thể nói chức năng ngữ pháp của đại từ là rất
cơ động và linh hoạt
1.2 Vị trí và ý nghĩa của đại từ trong hệ thống từ loại
Trong hệ thống từ loại, đại từ không được xem như một thực từ đích thực Tuy
nó có một mối quan hệ mật thiết với các lớp thực từ cơ bản như: danh từ, động từ, tính từ nhưng nó không có sợi dây nối kết trực tiếp với hiện thực (có chăng thì chỉ
ở chỗ phản ánh một cách gián tiếp khái niệm với thực tại) Bên cạnh đó, nó cũng không được xếp vào lớp hư từ mà thường được gán cho một vị trí trung gian giữa thực từ và hư từ
Có thể nói đại từ mang ý nghĩa ngữ pháp, vì bản thân nó không có sự liên hệ trực tiếp nào đối với việc phản ánh thực tại, mối quan hệ ý nghĩa của nó với hiện thực là một sự gián tiếp (đã nói trên) Mặt khác, ý nghĩa đại từ cũng không hẳn là ý nghĩa ngữ pháp, vì thông qua phương thức quy chiếu, chức năng thay thế là quan
hệ giữa khái niệm với thực tại, chứ không phải là một quan hệ giữa khái niệm với
Trang 4khái niệm trong tư duy logic Xét ở một mức độ nào đó, có thể xem chức năng thay thế của đại từ là một quan hệ liên tưởng Như vậy, nhìn ở góc độ ngữ pháp, đặt trong các mối quan hệ tư duy, ý nghĩa đại từ được coi là một kiểu đặc biệt
1.3 Phân loại đại từ
Đại từ được xem là một lớp từ trung gian, không thuần nhất nên việc phân chia hết sức phức tạp Căn cứ vào đặc điểm và ý nghĩa của nó, có thể chia thành
các tiểu loại sau: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ thay thế, đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ, đại từ tổng thể.
Đại từ xưng hô là đại từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho các đối tượng
tham gia vào quá trình giao tiếp Nó được phân chia thành các ngôi khác nhau,
dùng ở ngôi xác định có ngôi thứ nhất (người nói) với các đại từ như: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, chúng tớ; ngôi thứ hai (người nghe) với các đại từ như: người, mày, mi, các ngươi, chúng mày; ngôi thứ ba (người hoặc vật được nói đến)
với các đại từ như: nó, họ, hắn, chúng nó, bọn nó Dùng ở nhiều ngôi linh hoạt (nhóm từ thay thế chỉ được xác định trong hoàn cảnh cụ thể) có các đại từ: mình, nhau Ngoài ra, đại từ còn có một số danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, quan hệ xã
hội, chức vụ nghề nghiệp dùng để xưng hô như đại từ
Đại từ chỉ định là nhưng đại từ dùng để chỉ trỏ nơi chốn, thời điểm hay xác
định sự vật trong không gian, thời gian; bao gồm một số đại từ như: này, kia, đó,
đâu đấy, giờ, bây giờ Đại từ thay thế là những từ được dùng để thay thế cho sự kiện, hoạt động, trạng thái của sự vật; bao gồm các đại từ: thế, vậy Đại từ nghi
vấn hoặc phiếm chỉ là những đại từ được dùng để hỏi hoặc phiếm chỉ; bao gồm
các đại từ như: ai, gì, nào, thế nào, sao, đâu Đại từ tổng thể là những đại chỉ toàn
thể, tổng cộng cho một khối lượng hay sự vật; gồm có các đại từ như: cả, tất cả, tất thảy, toàn bộ
2 Đại từ xưng hô trong Tiếng Việt
Như đã nói ở trên, đại từ xưng hô là những từ không mang nghĩa, được dùng
để quy chiếu (đến người hay vật tham gia vào quá trình giao tiếp) Trong các ngôn ngữ biến hình châu Âu, phạm trù ngôi là một phạm trù ngữ pháp có biến đổi về hình thức ngữ âm, qua đó thể hiện mối quan hệ giữa các thành tố trong câu, tạo nên tính hệ thống cho phạm trù ngữ pháp chỉ ngôi Thế nhưng, trong Tiếng Việt thì vấn đề lại hoàn toàn khác, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận trong việc xác định phạm trù ngôi
Ở tiếng Việt, lớp đại từxưng hô thực thụ chiếm số lượng rất ít có thể kể như:
tao tớ, tôi, mày, nó, chúng tôi, chúng ta, chúng mày, chúng nó, chúng tao, họ; và
thường mang sắc thái thân mật, suồng sã Bên cạnh đó, còn có các lớp từ với nhiều
yếu tố được đại từ hóa vận dụng trong xưng hô như: chàng, nàng, thiếp, người, ngài (danh từ được chuyển thành đại từ còn mang dấu ấn khá rõ); ông, bà, bố,
mẹ, cô, dì, cậu (danh từ thân tộc dùng trong xưng hô); giám đốc, bác sĩ, y tá, giáo sư, tiến sĩ, cô giáo (danh từ chỉ chức vị dùng trong xưng hô) Đó được xem
là những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ Chính nhờ những lớp đại từ lâm thời này đã giúp cho đại từ xưng hô trong tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú cả về lượng và chất, biểu thị nhiều sắc thái khác nhau trong giao tiếp
Trang 5Trong lớp đại từ xưng hô đích thực, căn cứ vào vai nhân vật tham gia vào quá trình giao tiếp mà nó được chia thành ba ngôi xác định: ngôi thứ nhất quy chiếu
đến người nói, ở nhóm số ít gồm có: tôi, tao, tớ; nhóm số nhiều có: chúng tôi, chúng ta, chúng tớ Ngôi thứ hai quy chiếu đến người nghe, ở nhóm số ít gồm có: mày, mi; ở nhóm số nhiều có: chúng mày, chúng bay, bay Ngôi thứ ba quy chiếu đến đối tượng được nói đến (có thể người hoặc vật), ở nhóm số ít gồm có: nó, hắn, y; ở nhóm số nhiều gồm có: chúng nó, chúng, họ
Song song đó, còn có một nhóm đại từ được sử dụng ở nhiều ngôi linh hoạt Nhóm này gồm các đại từ thay thế cho các đối tượng giao tiếp và chỉ được xác
định cương vị trong những hoàn cảnh cụ thể Gồm có hai từ tiêu biểu là: mình và nhau Mình có thể được sử dụng cho ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai, cả số ít lẫn
số nhiều Hay nó được dùng giống như một từ với ý nghĩa phản thân thay thế cho người được nhắc đến trước đó trong câu hoặc trong nhiều trường hợp, nó chỉ hành động được nhắc trong động từ tác động trở lại chủ thể đã được nêu ở chủ ngữ
Nhau là đại từ dùng với ý nghĩa tương hỗ, chỉ nhiều đối tượng thực thể có mối
quan hệ tác động qua lại hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong một hoạt động, trạng thái
Từ đây, có thể thấy đại từ xưng hô trong tiếng Việt mang nhiều ý nghĩa và sắc thái khác nhau Dù là những đại từ xưng hô thực thụ hay nằm trong lớp nghĩa lâm thời thì chúng đều có chức năng và mức độ biểu cảm nhất định Do đó, khi tìm hiểu đại từ xưng hô cần đặt chúng trong các hoàn cảnh riêng để có thể hiểu hết nội dung, tinh thần mà nó thay thế
3 Đại từ xưng hô trong sáng tác của Thạch Lam
3.1 Thạch Lam và sự nghiệp văn chương.
Thạch Lam (1910 - 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành
Nguyễn Tường Lân Nhà văn sinh ra tại Hải Dương và có nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam Là con thứ sáu trong một gia đình bảy người con, hai anh ruột cũng là những nhà văn nổi tiếng: Nhất Linh và Hoàng Đạo Thạch Lam
có một cuộc đời đầy sóng gió, tuổi thơ phải chịu nhiều cơ cực; lớn lên phải làm việc vất vả vì miếng cơm manh áo; về sau bị bênh lao phổi và mất ở tuổi 32 khi tên tuổi đang độ rực rỡ trên văn đàn, để lại biết bao sự thương tiếc
Thạch Lam cùng với hai người anh của mình là những thành viên trong nhóm
bút Tự lực văn đoàn Các trang văn của tác giả đa phần đều mang phong vị nhẹ
nhàng, sâu lắng Nhà văn chủ trương hướng ngòi bút của mình về với hiện thực cuộc sống, nâng đỡ tâm hồn con người (nhất là những thân phận bình dân, nghèo
khổ) Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị
và thôn quê Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học Một số tác phẩm chính
của Thạch Lam: Gió đầu mùa (Tập truyện ngắn, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện
Trang 6ngắn, 1938), Ngày mới (tiểu thuyết, 1939), Theo dòng (tập tiểu luận, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942), Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, 1943)
3.2 Khái quát về đại từ xưng hô trong tác phẩm của Thạch Lam
Với một tác phẩm tự sự, ngôn ngữ và và nhân vật được xem là hai trong những thành tố quan trọng nhất Trong thế giới của ngôn từ, các nhân vật được xây dựng dựa trên hành động và sự tương tác cùng các nhân vật khác Do đó mà vai trò của giao tiếp trở nên vô cùng cốt yếu, góp phần không nhỏ vào việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác giả Và một nhân vật, dù có độc thoại hay đối thoại thì phần lớn cũng đều phải tự xưng, kêu gọi, nghĩa là phải sử dụng các đại từ xưng hô Không nằm ngoài dòng chảy ấy, các tác phẩm của Thạch Lam được đánh giá là có nét riêng, tiêu biểu cho lớp người dân có cảnh đời cơ cực trong xã hội ngày ấy Với ngòi bút luôn hướng đến tận sâu trong tâm hồn của con người, Thạch Lam đã xây dựng nên những đoạn đối thoại hay độc thoại nội tâm không nhằm một mục đích nào khác ngoài việc thể hiện những chiêm nghiệm và triết lý nhân sinh Bằng vốn sống và ý thức sáng tạo nghệ thuật ấy, không khó để ta có thể nhận thấy hệ thống đại từ xưng hô trong sáng tác của nhà văn luôn có nét gần gũi, tự nhiên nhưng cũng không kém phần phong phú và ấn tượng
Trong phạm vi hạn hẹp của một bài thu hoạch, người viết xin được phép khảo sát vấn đề trên ở bốn truyện ngắn được cho là tiêu biểu của văn chương Thạch
Lam là: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi và Cô hàng xén; để thông
qua đó, ta có thể thấy được những cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng đại từ xưng
hô của Thạch Lam
Trong bốn tác phẩm người viết khảo sát, đã thống kê ra được 39 đại từ nhân xưng với 195 lần xuất hiện Điều đó cho thấy rằng, tuy tần số hiện hữu không
nhiều nhưng hệ thống đại từ nhân xưng trong tác phẩm Thạch Lam vô cùng phong
phú Ngôi thứ nhất xuất hiện 60 lần (chiếm 30,8%) Ngôi thứ hai xuất hiện 89 lần (chiếm 45,6%) Ngôi thứ ba xuất hiện 46 lần (chiếm 23,6%)
3.3 Các tiểu loại đại từ xưng hô trong tác phẩm Thạch Lam
3.3.1 Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất
Qua khảo sát, các đại từ xưng hô trong bốn tác phẩm của Thạch Lam gồm: Tôi (xuất hiện 19 lần), tao (xuất hiện 3 lần), chị (xuất hiện 13 lần), em (xuất hiện 8 lần), u (xuất hiện 3 lần), mẹ (xuất hiện 2 lần), con (xuất hiện 6 lần), cháu (xuất hiện 1 lần), chúng em (xuất hiện 3 lần), chúng ta (xuất hiện 1 lần), chúng mình (xuất hiện 1 lần) Các đại từ và từ xưng hô: tôi, chị, em xuất hiện với tần số nhiều
hơn cả
3.3.1.1 Đại từ Tôi
Đại từ tôi xuất hiện 19 lần trong bốn tác phẩm Khác với các sáng tác của nhiều tác giả khác (mà Nam Cao là một ví dụ) tôi thường được dùng làm điểm
nhìn, trần thuật toàn bộ câu chuyện và mang đậm màu sắc cá nhân thì ở các tác phẩm của Thạch Lam nó được dùng nhiều trong các cuộc đối thoại, người nói tự xưng mình với các nhân vật khác
- Sáng tôi dậy, bà sai đi chợ, cứ run lên cầm cập.
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi
Trang 7(Gió lạnh đầu mùa)
- Tôi gửi cô giữ hộ chiếc chìa khóa.
(Tối ba mươi)
Đại từ tôi sử dụng để khẳng định cá nhân xác định trong lời nói Nhấn mạnh bản
thân chủ thể của hành động, lời nói, tâm tư, suy nghĩ Trên thực tế, tôi mang sắc
thái ôn hòa, dùng trong các trường hợp như trình bày một vấn đề trước tập thể, trong giao tiếp có tính chất nghiêm túc, trang trọng; thể hiện bản ngã trong sự bình
đẳng hoặc tự tôn chính mình Còn đối với xưng hô trong gia tộc, thân thuộc, tôi
chỉ những người ở bậc cao hơn xưng với người bậc dưới
Ở các tác phẩm Thạch Lam, tôi gợi sự gần gũi, thân mật Nó là sinh ngữ bình
dân vẫn thường được mọi người dùng trong giao tiếp hằng ngày Cách sử dụng ấy tạo nên nét tự nhiên, chân chất, khiến lời đối thoại trở nên gần hơn với lời ăn tiếng nói thường nhật
- Bà xem chỗ nào nên gả thì gả, không phải hỏi tôi làm gì.
- Này Tâm xem, tôi mới sắm được cái này hay lắm
(Cô hàng xén)
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay
(Gió lạnh đầu mùa) 3.3.1.2 Từ Chị
Chị xuất hiện 13 lần trong bốn tác phẩm với vai trò là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất Trong các truyện ngắn được khảo sát, chị biến đổi ngôi thứ một cách linh
hoạt (lúc thì ngôi thứ nhất, lúc lại ngôi thứ hai) Đây không được xem là đại từ xưng hô gốc, đích thực mà nó thuộc nhóm danh từ lâm thời đảm nhận chức năng
của đại từ; cụ thể ở trường hợp này, chị là danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc.
Đối với người Việt Nam, cách sử dụng này đã trở nên tự nhiên và không gặp trở ngại nào nhiều; mặt khác còn vận dụng một cách thành thạo, mang nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau
Không nằm ngoài ý nghĩa đó, chị trong các tác phẩm khảo sát thường là đại từ
xưng hô bắt nguồn từ mối quan hệ thân tộc, gia đình
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào (Hai đứa trẻ).
- Ừ phải đấy Để chị về lấy (Gió lạnh đầu mùa).
- Thì đây, chị có chục bạc này là tiền lấy họ cho anh ấy đấy Em cầm lấy rồi chị liệu vay sau cũng được (Cô hàng xén).
Bên cạnh đó, chị còn được sử dụng ở sự phân cấp vai vế xã hội hay tuổi tác.
Điều này cũng khá phổ biến trong xã hội, nhưng khi vào văn Thạch Lam nó lại mang một sắc thái riêng, độc đáo
- A, em Liên thảo nhỉ Hôm nay lại rót đầy cho chị đây (Hai đứa trẻ).
Chị ở đây là sự xưng hô theo tuổi tác, nó vừa có sự tự tôn bản thân nhưng lại vừa
hết sức mộc mạc, không kém phần dí dỏm, pha trò của cụ Thi điên
Với việc sử dụng đại từ chị ở ngôi thứ nhất, tác giả đã làm cho lời nói của
nhân vật trở nên mềm mượt, gần gũi và thân thuộc; tạo nên sự gắn kết cao giữa các
cá thể trong ngôn ngữ, hành động cũng như suy nghĩ
3.3.1.3 Chúng em
Trang 8Là đại từ số nhiều của em, nó thay thế không phải cho một mà là nhiều cá thể
có quan hệ thân tộc (hoặc tuổi tác, vai vế) với người được đối thoại Cũng giống
như chị, đây được xem là đại từ được dùng ở nhiều ngôi linh hoạt, và để xác định
được ngôi thứ của nó thì cần phải đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể
Trong bốn truyện ngắn của Thạch Lam, chúng em xuất hiện nhiều ở truyện Cô hàng xén, nó được dùng với ý nghĩa của ngôi thứ nhất trong mối tương quan giữa
những người trong gia đình, giữa các em với Tâm (người chị của chúng)
- Quà của chúng em đâu, chị?
- Chị ở nhà với chúng em đi ạ Mai chủ nhật chúng em được nghỉ.
Có thể nói, đại từ chúng em tuy không trực tiếp góp phần vào việc thể hiện nội
dung, tư tưởng sáng tác của Thạch Lam nhưng nó đã giúp cho lời nói của nhân vật
thêm giàu nghệ thuật, phù hợp với văn phong của tác giả Chúng em mang sắc thái
thân mật, yêu thương, trìu mến Nó thể hiện sự kính trọng với người đối diện,
đồng thời mang nét tinh nghịch, đáng yêu của những người em trong Cô hàng xén
nói riêng và trong các tác phẩm khác nói chung
3.3.1.4 Các đại từ khác
Bên cạnh các đại từ với ý nghĩa ngôi thứ nhất được sử dụng phổ biến kể trên trong bốn tác phẩm, thì cũng có nhiều đại từ khác cũng được dùng một cách đặc
sắc như: mẹ, em, con, u (những danh từ chỉ quan hệ thân tộc được đưa vào trong xưng hô) hay chúng ta, chúng mình (đại từ ngôi thứ nhất số nhiều), tao (mang sắc
thái sinh hoạt bình dân, gần gũi)
Hệ thống đại từ xưng hô ngôi thứ nhất trong các tác phẩm Thạch Lam nhìn chung khá thân thuộc Tuy chúng xuất hiện với tần số chưa cao (một phần là do cách viết của tác giả) nhưng lại đúng nơi, đúng lúc và mang những sắc thái phù hợp với văn phong và ngữ cảnh Có thể thấy, các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất trên đây đa phần là các danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, lâm thời đảm nhận chức năng như đại từ Đó cũng là điều dễ hiểu khi mà các sáng tác của Thạch Lam đều phần lớn hướng về mẩu chuyện cuộc sống thường ngày trong các gia đình đời
thực Các đại từ xưng hô thực thụ khá ít, chỉ có: tôi và tao Trong đó, tôi được sử dụng rộng rãi còn tao thì chỉ được dùng đôi chỗ (3 lần) để tạo sự thân mật
3.3.2 Đại từ xưng hô ngôi thứ hai
Ở bốn tác phẩm được khảo sát, các đại từ xưng hô ngôi thứ hai bao gồm: mày (xuất hiện 5 lần), con (xuất hiện 14 lần), u (xuất hiện 9 lần), em (xuất hiện 13 lần), chị (xuất hiện 15 lần), cậu (xuất hiện 5 lần), mợ (xuất hiện 3 lần), vú (xuất hiện 3 lần), cô (xuất hiện 6 lần), bác (xuất hiện 1 lần), thầy (xuất hiện 3 lần), bà (xuất hiện 2 lần), ông (xuất hiện 1 lần), ông giáo (xuất hiện 1 lần), em bé (xuất hiện 1 lần), cô bé (xuất hiện 1 lần), con khỉ (xuất hiện 1 lần), chúng mày (xuất hiện 2 lần), các em (xuất hiện 1 lần) Trong đó các đại từ: con, mày, u, chị, em, cô xuất hiện
với tần số nhiều nhất Đây được xem là lớp đại từ được dùng phổ biến hơn so với hai ngôi còn lại
3.3.2.1 Đại từ Mày
Mày thuộc lớp đại từ xưng hô gốc đích thực Khác với nhiều tác phẩm của các tác giả khác, mày thường được sử dụng với sắc thái không lịch sự, suồng sã và có
Trang 9phần thô tục thì Thạch Lam lại dùng đại từ này như một từ ngữ đời thường mà mọi người vẫn hay nói với nhau Nó không thể hiện sự khinh thường mà ngược lại vô cùng thân thương, gợi tả các mối quan hệ thân thiết đến mức dường như không còn khoảng cách
- Tao phải chạy vội đi khắp các phố đấy Các hiệu đã sắp đóng cửa cả Giá cứ
nghe mày thì chả kịp mua bán gì, đành là nhịn đói ăn tết.
- Nào, xem mày mua những gì nào
(Tối ba mươi)
- Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc? (Gió lạnh đầu mùa).
Việc sử dụng đại từ mày khiến cho văn Thạch Lam vốn đã gần gũi nay thêm
phần trìu mến, dễ đi sâu vào lòng người đọc; tạo nên hiệu quả bất ngờ không chỉ trong nội dung mà còn cả dụng ý nghệ thuật
3.3.2.2 Các từ U, Con
Đây là hai đại từ có nguồn gốc là danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc Trong bốn tác phẩm, tần số xuất hiện của chúng vô cùng dày đặc Chúng thay thế cho các cá nhân có cùng huyết thống, máu mủ với người đối thoại trong giao tiếp
U là từ địa phương (nghĩa là mẹ), được tác giả sử dụng không ngoài mục đích trên
- Thưa u, hôm nay con ngồi chợ Son ạ.
- Thôi u cứ để con ở nhà buôn bán và trông nom nhà cửa cho thầy u
(Cô hàng xén)
Con trong tác phẩm là đại từ xưng hô thể hiện sự yêu quý, mang sắc thái
thiêng liêng, đầy cảm xúc của người nói đối với giọt máu của mình
- Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em đi.
- Con sang đây mà ngồi cho ấm Bước khéo để cho em bé ngủ.
(Gió lạnh đầu mùa)
- Con ngồi đây rồi ăn cơm Trời rét thế này thì mai nghỉ chợ thôi con ạ Đi làm gì cho nó khổ (Cô hàng xén).
U và con là những đại từ được sử dụng ở nhiều ngôi linh hoạt Do đó, khi phân
tích cần phải được đặt vào những ngữ cảnh cụ thể Bản thân chúng trong thực tế đã mang sắc thái cao cả nhưng khi bước vào văn Thạch Lam với ý nghĩa là đại từ xưng hô ngôi thứ hai thì nó lại càng thanh khiết, dạt dào xúc cảm yêu thương
3.3.2.3 Các đại từ khác
Hệ thống đại từ xưng hô ngôi thứ hai trong các tác phẩm rất đa dạng Bên cạnh
ba đại từ tiêu biểu kể trên thì còn có một số đại từ khác cũng được sử dụng một
cách đặc sắc như Cậu - thể hiện mối quan hệ vai vế, thứ bậc, có sự trân trọng của
chủ thể lời nói với người được giao tiếp: Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi Mợ còn đi ăn cỗ tới trưa mới về (Gió lạnh đầu mùa) Hay cho thấy sự thân thiện, hòa nhã trong đối thoại giữa những người bạn đồng trang lứa với nhau: Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không? (Gió lạnh đầu mùa).
Từ Bác, cũng giống như Cậu, đều là những danh từ dùng lâm thời như đại từ;
sử dụng trong nhiều ngôi linh hoạt, khác nhau; cũng thể hiện sự kính trọng ở vị trí
giao tiếp: Bác về đằng nhà bây giờ à? (Tối ba mươi).
Song song đó, có các đại từ khác như vú, mợ, chị, cô, thầy (danh từ thân tộc
Trang 10dùng trong xưng hô); chúng mày (đại từ ngôi thứ hai số nhiều chỉ tập hợp các cá thể có vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn chủ thể lời nói), các em (đại từ số nhiều chỉ
tập hợp các cá thể có vị trí xã hội thấp hơn người nói, mang sắc thái thân mật) Các đại từ xưng hô ngôi thứ hai trong sáng tác của Thạch Lam nhìn chung có
số lượng lớn và tấn số xuất hiện cao Tương tự như đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở đây, các danh từ thân tộc chuyển hóa lâm thời dùng như đại từ gần như là chủ yếu
Lớp đại từ thực thụ chỉ có: mày, chúng mày Tuy thế, nhưng nó cũng đóng một vai
trò không nhỏ trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
3.3.3 Đại từ xưng hô ngôi thứ ba
Ở bốn tác phẩm được khảo sát, các đại từ xưng hô ngôi thứ ba bao gồm: nó (xuất hiện 14 lần), mợ (xuất hiện 6 lần), mẹ (xuất hiện 4 lần), cậu giáo (xuất hiện 2 lần), em bé (xuất hiện 1 lần), mẹ tôi (xuất hiện 1 lần), thầy con (xuất hiện 1 lần), anh ấy (xuất hiện 1 lần), họ (xuất hiện 2 lần), chúng nó (xuất hiện 1 lần), các em
(xuất hiện 2 lần) Đây được xem là hệ thống đại từ tiêu biểu; trong đó có một số
đại từ được dùng phổ biến: nó, mợ, mẹ, họ, chúng nó.
3.3.3.1 Đại từ Nó
Phủ sóng rộng khắp các tác phẩm Đây là đại từ xưng hô ngôi thứ ba gốc, đích
thực Trên thực tế, nó có thể dùng để thay thế cho cả người và vật Đại từ nó được
sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp, trong văn Thạch Lam cũng không nằm ngoài
mục đích đó Khi nó ám chỉ một người (không có mặt hoặc nằm ngoài cuộc nói
chuyện) thì thường thể hiện sự trên thấp của vai vế, mang sắc thái không được trang trọng
- Con Sinh nó nói với tôi đấy (Sinh là đứa em họ Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già nên vú ấy ghét) Nó còn bảo mợ về nó sẽ sang mách mợ cho cậu phải đòn
(Gió lạnh đầu mùa)
Đôi khi, Nó còn được dùng để kêu gọi, chỉ trỏ một ai đó thân quen Trong cuộc sống, nó được mọi người sử dụng rộng rãi Nên khi đi vào câu văn lại khiến
cho tác phẩm thêm chân thực và gần gũi
- Nó vừa chạy đâu sang hàng xóm Chả biết cần gì mà nó còn đợi con để xin tiền (Cô hàng xén).
3.3.3.2 Đại từ Họ
Đây là đại từ xưng hô thay thế cho người, chỉ về một nhóm người không trực
tiếp tham gia vào cuộc giao tiếp Họ mang sắc thái ôn hòa, được dùng khá phổ
biến Nhóm đối tượng được nhắc đến có thể nằm trong tầm ngắm của chủ thể hoặc
có thể chỉ nằm trong sự liên tưởng, liên hệ, gợi nhắc
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? (Hai đứa trẻ)
3.3.3.3 Đại từ Chúng nó
Cũng giống như Họ, đây là đại từ xưng hô ngôi thứ ba số nhiều, trỏ tập hợp hơn một cá thể ngoài cuộc nói chuyện Chúng nó thường chỉ mối quan hệ ngang
hàng và thể hiện tính chất suồng sã, thân mật, không có sự trang nghiêm, thường là lời của người có vị trí cao hơn nói để chỉ những người dưới mình
- Thôi, u cứ để con ở nhà hầu hạ thầy u và săn sóc các em Chúng nó còn bé dại cả, nếu con đi thì ai là người trông nom nhà cửa (Cô hàng xén).