1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HƯỚNG dẫn học SINH LUYỆN tập DẠNG đề NGHỊ LUẬN về một đoạn TRÍCH văn XUÔI

10 3,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 105 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI ThS Đặng Thị Lan Hương – GV THPT Chuyên Thái Nguyên Có người đã cho rằng, nếu coi mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường là một kho báu, thì thầy cô là người hướng dẫn học sinh thấy cánh cửa ấy và cách mở nó ra, còn các em phải là người bước vào, lượm lấy châu ngọc làm của riêng, đem về chế tác và làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn mình. Tuy nhiên, để làm được điều ấy, đối với các thầy cô giáo và các em học sinh, đều không phải là dễ dàng. Nhất là gần đây, môn Ngữ văn có những dạng đề rất mới mẻ, đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh. Ví như dạng đề “nghị luận về một đoạn trích văn xuôi”. Đối tượng nghị luận là một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 20 dòng), thường là đoạn văn quan trọng, khá hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối trong tác phẩm. Nếu như các kì thi cấp tỉnh hướng tới những đoạn văn quen thuộc, đã được cày xới nhiều thì các kì thi cấp quốc gia lại quan tâm đến những đoạn văn mang yếu tố mới lạ, bất ngờ. Việc hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu tất cả các đoạn trích văn xuôi trong chương trình, nghĩa là lấy châu ngọc và chế tác sẵn rồi trao cho từng em, là không thể. Vì vậy, việc trao cho các em bí quyết để các em có thể tự mình làm công việc đó có ý nghĩa đặc biệt, giúp các em chủ động, tự tin khi gặp dạng đề này. Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau: “… Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: 1 - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại…”. (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập 2, trang 9) Câu hỏi thảo luận: 1. Đoạn văn gồm có những nhân vật nào? Sơ lược về mối quan hệ của những nhân vật đó? 2. Đoạn văn thuật kể về sự việc gì (trong tương quan với các sự việc diễn ra trước đó và sau đó)? 3. Những chi tiết nghệ thuật và biện pháp nghệ thuật nào đáng chú ý ? (Hình ảnh, âm thanh, cấu trúc câu văn, nhịp điệu…). Ý nghĩa của chúng? 4. Tác giả thuật kể ở ngôi nào? Giọng điệu chủ yếu của người kể chuyện là gì? 5. Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Trả lời: 1.Đoạn văn gồm có 2 nhân vật: Mị và A Sử. - Mị là một cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giỏi giang, yêu đời, thích tự do. Chỉ vì bố mẹ Mị vay nợ nhà thống lí Pá Tra để cưới nhau không trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho gia đình này. Còn A Sử là con trai của thống lí Pá Tra. 2.Đoạn văn thuật kể sự việc: - Trước đó, nhà văn miêu tả sự hồi sinh trong tâm hồn của Mị. Trong trạng thái đã bị kích thích bởi men rượu, bởi âm thanh náo động của bữa cơm cúng ma trong nhà Pá Tra và sự lôi cuốn của tiếng sáo gọi bạn tình, Mị đã vượt khỏi tâm trạng thờ ơ nguội lạnh bấy lâu nay. Mị hồi tưởng quá khứ tươi đẹp bằng tâm hồn nhạy cảm của tuổi thanh xuân đầy sức sống. Đó cũng là lúc những suy nghĩ và mong muốn diễn ra dồn dập trong tâm trí nhân vật: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. 2 - Đoạn trích kể lại sự việc Mị chuẩn bị để đi chơi. Nhưng A Sử bất chợt trở về. Hắn đã trói nghiến Mị vào cột nhà, sau đó thản nhiên bỏ đi. - Sau khi bị A Sử trói đứng vào cột, Mị vẫn chập chờn nửa mê nửa tỉnh cho đến khi trời sáng, men rượu đã nhạt, tiếng sáo cũng không còn, Mị mới bàng hoàng tỉnh hẳn lại. Đúng là trong cùng cực “mọi thế lực tội ác không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt” (Tô Hoài). 3. Những chi tiết nghệ thuật gắn với việc miêu tả nhân vật Mị: + Mị không hiện lên ở lời nói: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị không nói”. Cấu trúc câu phủ định, lặp lại tới 2 lần có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu tính chất bất thường (vì lời nói chính là một thuộc tính của con người). Bởi lẽ Mị đang sống một cách mãnh liệt, cao độ, toàn tâm toàn ý trong nội tâm của mình, với tiếng sáo, tuổi trẻ và tình yêu, khát vọng. Cho nên Mị không nhận thấy sự có mặt của A Sử, không nghe thấy câu hỏi của A Sử. Hơn nữa, với Mị, việc câm lặng đã trở thành thói quen, Mị như quên đi ngôn ngữ con người, cô như một công cụ lao động biết nói mà không thể nói, và cũng không muốn nói. Trong đời thực, Mị vẫn sống vô hồn, vô cảm, vô tri giác. + Hành động: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Đã bao lâu rồi Mị không còn ý thức về sự trôi chảy của thời gian, cô âm thầm sống trong căn buồng âm u, chạng vạng. Giờ đây, Mị chợt nhận ra rằng mình đang sống trong bóng tối. Mị muốn được nhìn thấy ánh sáng và sống trong ánh sáng. Mị thắp ngọn đèn chiếu sáng căn phòng hay thắp lên một nguồn sáng cho cuộc đời vốn chìm trong tối tăm bất hạnh của mình! + Ý nghĩ: Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh “ tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường”, tiếng sáo đã xâm nhập vào tâm linh Mị. Từ láy “rập rờn” vừa gợi hình vừa biểu cảm. Tiếng sáo không còn là âm thanh vô hình nữa mà đã hoá thành hình ảnh hữu hình bay lượn, vẫy gọi, mời gọi. Tưởng như chỉ với tay là có thể chạm đến nó, tưởng như chỉ rướn mình là có thể bay theo nó. 3 Cấu trúc câu trùng điệp với chủ thể là Mị miêu tả tâm tình sôi nổi, cuồng nhiệt trong tâm hồn Mị. Diễn biến tâm lí của Mị như những đợt sóng dâng trào mỗi lúc một thêm mạnh mẽ. + Hành động: Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Và như thế, cảnh sắc rạo rực của đất trời vào xuân, men rượu nồng và tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, đắm say, quyến rũ đã gợi dậy sức sống, lòng ham sống, khao khát tình yêu, hạnh phúc trong Mị. Ở Mị đã có sự trở lại của ý thức nữ tính (muốn làm đẹp cho mình), và của nhu cầu nhân tính (nhu cầu vui chơi). Từ hành động xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn đến hành động “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi tết, Mị hành động như một con người hoàn toàn tỉnh táo và tự do, theo tiếng gọi của lòng mình. * Nhận xét: Việc chuẩn bị đi chơi, niềm vui sướng rạo rực trong không khí tết đến xuân về lẽ ra phải được thể hiện bằng nụ cười, ánh mắt, bằng lời nói… Còn Mị, mọi việc làm, cử chỉ, hành động… của cô đều diễn ra trong vô thức, trong câm lặng. Điều đó chứng tỏ sự hồi sinh của nhân vật mới ở bên trong thế giới tâm hồn, mạnh mẽ nhưng cũng thật nhỏ hẹp, đáng thương. Cho nên khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà một cách dã man, Mị vẫn câm lặng, không hề phản ứng. Nhìn bề ngoài, Mị vẫn như là một cái xác không hồn. Ẩn chứa trong từng câu chữ là thái độ thương cảm, xót xa của nhà văn đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến đương thời. 3. Những chi tiết nghệ thuật gắn với việc miêu tả nhân vật A Sử: Khác với Mị đang chập chờn nửa say nửa tỉnh, A Sử đang rất tỉnh táo. Y tạt qua nhà chỉ để thay trang phục và tiếp tục đi chơi xuân. Y nhận thấy Mị đang có những hành động khác thường. + Lời nói: A Sử hỏi: Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. Câu hỏi là lời nói duy nhất được cất lên, nhưng là do quá bất ngờ, nó bật lên như một phản xạ chứ A Sử hoàn toàn không có nhu cầu nghe câu trả lời. Cho nên dù Mị không trả lời, A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử cũng không thấy cần phải nói thêm điều gì với Mị, kể cả ra lệnh, hay cấm đoán, chứ chưa nói là lời giải thích. A Sử cũng thấy không cần phải biểu lộ thái độ tức giận hay bực bội. A Sử không coi Mị là con người, mà chỉ như con 4 trâu con ngựa, hay một vật vô tri vô giác mà thôi. Cho nên A Sử không giao tiếp vơí Mị bằng lời nói mà bằng hành động. + Hành động: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. 3 câu văn liên tiếp chỉ để đặc tả việc A Sử trói vợ tàn nhẫn như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà việc đầu tiên hắn làm là dùng thắt lưng vải trói chặt 2 tay Mị. Bởi lẽ đó chính là đôi tay vừa mới làm những việc bình thường, chính đáng, nhưng với A Sử lại là quá táo bạo, phi thường, đó là xắn thêm miếng mỡ để vào đĩa đèn cho sáng, rồi quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, lại rút thêm cái áo... A Sử không thể ngờ là lại có lúc Mị có ý định làm sáng nơi mình ở, làm đẹp cho bản thân mình như thế, và hắn không thể chấp nhận Mị lại ứng xử như một con người như vậy. Cho nên, chiếc thắt lưng vải đang ở tầm tay lập tức trở thành phương tiện để hắn để hắn vô hiệu hoá đôi bàn tay của Mị. Tiếp đó, A Sử xách cả một thúng sợi đay để trói đứng Mị vào cột nhà. Bởi hắn hiểu, nếu chỉ trói đôi tay thì hắn không thể ngăn được bước chân của Mị. Thúng sợi đay lúc nào cũng để sẵn trong buồng của Mị, để những khi ngơi việc bên ngoài, vào buồng là Mị lại có việc để mà làm. Thúng sợi đay không chỉ là minh chứng cho sự bóc lột sức lao động tàn tệ của giai cấp thống trị đối với Mị, mà còn là vật chứng cho tội ác của chúng. Với cả một thúng sợi đay như thế, A Sử đã trói đứng Mị vào cột nhà, và lúc này, đôi chân của Mị cũng không còn khả năng thực hiện chức năng của nó nữa. Ý định đi chơi của Mị đã bị vùi dập phũ phàng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, khi thấy tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. A Sử đã sử dụng một thứ dây trói đặc biệt tàn ác, phi nhân tính. Bởi lẽ, mái tóc luôn là dấu hiệu của nữ tính. Nó không chỉ gợi lên vẻ đẹp, sự duyên dáng, quyến rũ mà còn gợi nên sự mong manh, yếu đuối, cần được chở che, bênh vực. Song với A Sử, mái tóc ấy không thức tỉnh một chút nhân tính nào trong con người hắn. Với A Sử, mái tóc ấy chỉ đơn thuần là một thứ dây trói, khiến cho 5 Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Và cũng chỉ đến lúc này, hắn mới thật sự yên tâm! + Hành động: Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại...”. Những hành vi tội ác thường diễn ra khi con người rơi vào trạng thái bị kích động dữ dội, đến mức không còn lí trí, không còn khả năng kiềm chế và kiểm soát bản thân. Nhưng ở đây, A Sử trói vợ một cách thản nhiên, lạnh lùng như đối với một công việc bình thường, quen thuộc. Một chuỗi những hành động “tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại” diễn ra một cách tuần tự, rành rẽ, bình tĩnh, thản nhiên; ẩn chứa tiếng nói căm giận của nhà văn với kẻ vũ phu vô nhân tính. Hành động tàn ác như vậy nhưng hắn vẫn không quên mục đích trở về nhà của hắn. Chi tiết “cái thắt lưng” một lần nữa quay trở lại, nhưng là chiếc thắt lưng xanh được thắt ra ngoài áo, chiếc thắt lưng góp phần làm cho hắn trở nên bảnh bao, ấn tượng hơn trong các cuộc chơi ngày Tết. Nó không chỉ tô đậm sự tàn ác, vô cảm của A Sử mà còn nói lên sự chà đạp bất công của giai cấp thống trị. Bi kịch của Mị gợi nhớ bi kịch của cô Tấm ngày xưa khi bị mụ dì ghẻ trộn thóc với gạo, bắt nhặt cho xong trong khi mẹ con mụ xúng xính quần là áo lựơt đi dự hội làng. Mị không chỉ bị bóc lột tàn tệ sức lao động mà còn bị đầu độc, áp chế về mặt tinh thần. Điều đó cho thấy sự tàn bạo của giai cấp thống trị và sự bé nhỏ đáng thương của Mị. * Nhận xét: Về mặt hình thức, A Sử và Mị là vợ chồng, nhưng về thực chất, quan hệ giữa A Sử và Mị là quan hệ giữa ông chủ với nô lệ, giữa giai cấp thống trị với kẻ bị trị. A Sử điển hình cho tội ác của giai cấp thống trị miền núi đương thời. 4. Bút pháp trần thuật độc đáo. • Điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ 3: Có sự hoá thân vào nhân vật Mị. • Bút pháp tả thực. Chi tiết chọn lọc. • Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tinh tế, sắc sảo. • Tình huống giàu kịch tính. Kết luận: 6 - Đoạn trích không dài nhưng đã góp phần thể hiện đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài: nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Nhà văn như hoá thân để nói lên những ngóc ngách tâm linh của nhân vật một cách tinh tế mà chân thực. - Đoạn trích cũng đã góp phần khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật, đồng thời làm dấy lên tình cảm thương xót đối với số phận người phụ nữ bị chà đạp, bị lăng nhục bất công và sự phẫn nộ với những kẻ tàn bạo, phi nhân tính. ĐỀ LUYỆN TẬP DÀNH CHO HỌC SINH Ngày Tết, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. (Vợ chồng A Phủ - Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục năm 2000). Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Mị và ngòi bút của Tô Hoài trong đoạn trích trên. BÀI LÀM CỦA HỌC SINH (Em Nguyễn Ngọc Thúy Học sinh lớp 11 chuyên Văn trường THPT Chuyên Thái Nguyên) Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, nhân vật Mị đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó là một cô 7 gái Mèo trẻ đẹp, yêu đời có khát khao tự do cháy bỏng nhưng phải sống một cuộc sống đau khổ trong “địa ngục trần gian” nhà thống lí với thân phận người con dâu gạt nợ. Nếu như quãng đời tù ngục ấy luôn tồn tại sự đấu tranh âm ỉ mà mãnh liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối, phải chăng là một hình ảnh đã cô đúc sâu sắc và thấm thía về cái hiện thực cuộc sống đau khổ kia? Nhà văn Tô Hoài như đã hóa thân vào nhân vật để viết nên một đoạn văn thật tinh tế và giàu ý nghĩa: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Tết đến xuân về, khi không khí và vạn vật hồi xuân, lòng Mị cũng như hồi sinh. Âm thanh tiếng sáo tha thiết của quá khứ cùng với những khát khao tự do cháy bỏng đã vẫy gọi Mị đi theo khát vọng của riêng mình. Mị sửa soạn để đi chơi, tìm đến nơi đang lơ lửng bay tiếng sáo gọi bạn tình. Nhưng đáng thương thay, khi Mị chưa kịp đi thì bị A Sử bắt gặp. Hắn giữ Mị lại và thô bạo trói đứng Mị vào cột nhà, rồi bỏ đi, để lại Mị trơ trọi và cô đơn trong bóng tối… “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói…” Dường như Mị vẫn đang toàn tâm toàn ý sống trọn trong thế giới nội tâm tươi đẹp, trong những mong ước và khát khao của chính mình. Mị thả hồn đi theo tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước để tìm lại tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi: Em không yêu quả pao rơi rồi…” Mị vẫn đang chập chờn trong cơn say, nửa mê nửa tỉnh mà không biết đến hoàn cảnh mình trong hiện tại. Mị chỉ hướng đến tiếng sáo mà thôi! Và cũng chính tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi, để rồi trở về với cuộc sống đầy tối tăm đau khổ trong thực tại. Tô Hoài đã thật thành công khi xây dựng nên tâm trạng của Mị, nhờ đó, người đọc 8 cảm nhận thấm thía hơn về sức sống mãnh liệt đang dâng trào như từng lớp sóng ào ạt trong tâm hồn Mị! Nếu như ở các đoạn trước, men rượu và tiếng sáo đã đưa Mị trở về sống với những ước mơ, khát vọng, thì giờ đây những vòng dây trói siết chặt đã kéo cô về với thực tại, với số phận đau khổ của mình! “Mị vùng bước đi” trước sự quyến rũ và mời gọi của tiếng sáo, thế nhưng “tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.” Tiếng sáo vụt tắt, ước mơ tan biến, thay vào đó là hiện thực trần trụi, phũ phàng: “Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách.” Với hai từ “bước đi”, dường như Mị đã bước sang một thế giới khác đầy tối tăm, đau khổ! Nhưng không chỉ đau đớn về thể xác, Mị còn cay đắng nhận ra số phận mình không bằng con ngựa! “Ngựa vẫn đứng yên gãi chân nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa…” Cái dây trói kia chỉ có thể làm Mị đau đớn về thể xác, nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa về thân phận con người! Chỉ với một đoạn văn ngắn gọn, được xây dựng bởi những chi tiết cô đọng giàu ý nghĩa, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc và tinh tế tâm trạng của nhân vật trong hai cảnh đối lập: ước mơ tự do - hiện thực tù ngục: từ khi chập chờn, mê man theo tiếng sáo như một kẻ mộng du, rồi dẫn đến hành động “vùng bước đi” để rồi tỉnh lại và cay đắng xót xa cho thân phận khi “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Hai tâm trạng ấy nối tiếp nhau để góp phần xây dựng nên hoàn chỉnh bức chân dung thân phận của nhân vật. Với ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, những chi tiết vừa hiện thực vừa giàu chất thơ, ngôn ngữ giọng điệu linh hoạt cùng với tấm lòng yêu thương bao la và đồng cảm cho những số phận bất hạnh, Tô Hoài đã khắc họa thật rõ nét và chân thực ước mơ, khát vọng của Mị cũng như sức sống tiềm tàng ẩn trong tâm hồn của nhân vật. DÀN Ý CHUNG CỦA DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 1)Mở bài: 9 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn văn phải nghị luận (đoạn văn này tiêu biểu cho phương diện chủ đề nào của tác phẩm, cho đặc sắc nghệ thuật nào?) - 2) Thân bài: - Tiến hành thuyết minh, phân tích, bình luận về các phương diện cụ thể của đoạn văn: + Đoạn văn nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? Đoạn văn gồm những nhân vật nào? Được đặt trong tình huống ra sao? + Phát hiện và khai thác ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, các thủ pháp nghệ thuật độc đáo? Nhận xét về ngôi kể và giọng điệu của người kể chuyện? - Trong quá trình nghị luận, cần chú ý trích dẫn các ngữ liệu phù hợp để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của đoạn văn. 3) Kết bài: - Đánh giá về đóng góp của đoạn văn vào thành công chung của tác phẩm (vẻ đẹp riêng của đoạn văn, chỉ ra vị trí của đoạn văn đối với tác phẩm). Có thể nhận xét thêm về đặc sắc thể loại và phong cách tác giả. - Nêu cảm nghĩ của bản thân hoặc điều tâm đắc nhất về đoạn văn đó. 10 ... CHUNG CỦA DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 1)Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm - Giới thiệu đoạn văn phải nghị luận (đoạn văn tiêu biểu cho phương diện chủ đề tác phẩm,... chồng A Phủ - Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục năm 2000) Cảm nhận anh (chị) nhân vật Mị ngòi bút Tô Hoài đoạn trích BÀI LÀM CỦA HỌC SINH (Em Nguyễn Ngọc Thúy Học sinh lớp 11 chuyên Văn trường THPT... trình nghị luận, cần ý trích dẫn ngữ liệu phù hợp để làm bật nội dung nghệ thuật đoạn văn 3) Kết bài: - Đánh giá đóng góp đoạn văn vào thành công chung tác phẩm (vẻ đẹp riêng đoạn văn, vị trí đoạn

Ngày đăng: 17/10/2015, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w