1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận ninh kiều

101 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------ NGUYỄN LÊ NGỌC TUYÊN PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VỀ VIỆC THU HỒI ĐẤT CỦA DỰ ÁN ĐẾN THU NHẬP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 52340201 Cần Thơ – 12/2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------ NGUYỄN LÊ NGỌC TUYÊN MSSV: 4105714 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VỀ VIỆC THU HỒI ĐẤT CỦA DỰ ÁN ĐẾN THU NHẬP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. MAI VĂN NAM Cần Thơ – 12/2014 ii LỜI CẢM TẠ Trong thời gian qua, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Thầy Mai Văn Nam đã giúp tôi hoàn thành thuận lợi trong việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Xin gởi đến Thầy lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, các chú các bộ phường An Khánh, An Cư và khu vực Sông Hậu cũng như sự cộng tác nhiệt tình của các hộ dân khu dân cư ở các khu vực trong thời gian này. Cần Thơ, ngày 16 tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện NGUYỄN LÊ NGỌC TUYÊN i TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 16 tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện NGUYỄN LÊ NGỌC TUYÊN ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ……. tháng…. năm 2014 Giáo viên hướng dẫn iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ……. tháng…. năm 2014 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 5 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 5 2.1.1. Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư ................................................. 5 2.1.2. Tác động của dự án đầu tư ............................................................... 12 2.1.3. Đánh giá tác động của dự án đầu tư ................................................. 13 2.1.4. Khái niệm về thu nhập ..................................................................... 15 2.1.5. Tổng quan về chất lượng cuộc sống ................................................. 17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 21 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 21 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 22 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 30 3.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................... 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 30 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................. 32 3.2.2. Dân số và lao động .......................................................................... 33 3.3.3. Kinh tế............................................................................................. 34 3.2.4. Vốn đầu tư phát triển ....................................................................... 35 3.2.5. Văn hóa – xã hội .............................................................................. 36 3.3. MÔ TẢ QUẬN NINH KIỀU.................................................................. 37 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 40 4.1. THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI QUẬN NINH KIỀU........ 40 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HỘ DÂN XUNG QUANH VÙNG DỰ ÁN ......................................................................................................... 41 4.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................ 41 v 4.2.2. Thực trạng hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án ....................................... 44 4.2.3. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong vùng dự án ....................................................................................... 45 4.2.4. Thực trạng về công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ninh Kiều................................................................................... 46 4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN TRÊN QUẬN NINH KIỀU .. 48 4.3.1. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân phỏng vấn ...................................... 48 4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ................................... 49 4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN TRÊN QUẬN NINH KIỀU ...................................................................................... 52 4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................... 52 4.4.2. Phân tích nhân tố ............................................................................. 55 4.4.3. Mô hình hồi quy tuyến tính .............................................................. 58 4.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỊU TÁC ĐỘNG TỪ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU ...................................................................................... 60 4.5.1. Giải pháp nâng cao thu nhập ............................................................ 60 4.5.2. Giải pháp nâng cao CLCS................................................................ 61 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 63 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 63 5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 65 PHỤC LỤC................................................................................................... 66 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ................................... 10 Bảng 2.2: Mô tả cỡ mẫu theo địa bàn nghiên cứu .......................................... 21 Bảng 2.3: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy .......................... 29 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thành phố Cần Thơ ............. 32 Bảng 3.2: Thông tin các đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ năm 2013 .... 33 Bảng 3.3: Dân số thành phố Cần Thơ phân theo giới tính năm 2011-2013 .... 34 Bảng 3.4: Dân số thành phố Cần Thơ phân theo khu vực năm 2011-2013 ..... 34 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế .. 35 Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của quận Ninh Kiều .................. 38 Bảng 4.1: Số lượng và vốn đầu tư của các dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều40 Bảng 4.2: Thực trạng độ tuổi của đối tượng phỏng vấn ................................. 42 Bảng 4.3: Thực trạng nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn ......................... 43 Bảng 4.4: Thực trạng thu thu nhập của đối tượng phỏng vấn ......................... 44 Bảng 4.5: Công tác giải phóng và bồi thường ................................................ 47 Bảng 4.6: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập phân theo ngành nghề .............. 49 Bảng 4.7: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân.. 50 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CLCS lần 1 ................... 54 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CLCS lần 2 ................... 55 Bảng 4.10: Kết quả ma trận nhân tố đã xoay ................................................. 57 Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của hộ dân ... 58 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Chu trình của một dự án đầu tư ....................................................... 7 Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ ........................................ 31 Hình 4.1 Thực trạng giới tính của chủ hộ được phỏng vấn 2014.................. 41 Hình 4.2 Thực trạng trình độ học vấn của chủ hộ được phỏng vấn .............. 42 Hình 4.3 Thực trạng hộ dân chịu ảnh hưởng từ dự án .................................. 44 Hình 4.4 Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...................... 45 Hình 4.5 Loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các hộ được điều tra ............................................................................................... 46 Hình 4.6 Mục đích thu hồi đất ở các hộ điều tra .......................................... 46 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLCS : Chất lượng cuộc sống CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GDP : Gross Domestic Product (Tổng giá trị sản phẩm quốc nội) GNP : Gross National Product (Tổng giá trị sản lượng quốc gia) MQLI : Malaysia Quality of Life Index (Chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống của Malaysia) PGS. TS. : Phó giáo sư, tiến sĩ SX - KD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ năm 2004, Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và được công nhận là đô thị loại I trong năm 2009. Với diện tích 1.409 km2, thành phố Cần Thơ với 9 đơn vị hành chính là 5 quận và 4 huyện được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá và là đầu mối giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Để hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương, xứng tầm là đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian qua, thành phố đã tiến hành qui hoạch, mở rộng không gian đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh khai thác quỹ đất để phát triển các khu công nghiệp, đường giao thông, xây dựng nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, Dự án đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, Đường Võ Văn Kiệt, các cơ sở đào tạo mới thành lập như Trường Đại học Y Dược, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Kỹ thuật Công nghệ, Học viện Chính trị khu vực IV, các dự án bệnh viện như bênh viện Đa khoa trung ương, bệnh viện Nhi Cần Thơ, bệnh viện ung bướu… Các dự án dù đã hoàn thành hay vẫn đang tiến hành thi công đều gây ra những tác động tiêu cực và tích cực đến những người dân trong và xung quanh khu vực dự án. Nhiều dự án và công trình được đầu tư sẽ góp phần nâng cấp hạ tầng giúp cho kinh tế Cần Thơ phát triển, tạo môi trường sống thuận tiện, đa dạng hơn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, mỗi dự án được thực hiện thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, một trong những vấn đề đó chính là cuộc sống của những người dân trong và xung quanh vùng dự án sẽ bị ảnh hưởng. Theo thống kê của ngành chức năng thành phố Cần Thơ, trung bình hàng năm, thành phố thực hiện hàng chục đến hàng trăm dự án quy hoạch, với diện tích lên đến hàng ngàn ha và có hơn 10.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án này. Trong đó, số lượng lớn hộ dân vùng quy hoạch phải di dời, cần tái định cư và thay đổi nghề nghiệp, môi trường sống. Để tìm hiểu tác động của các dự án như thế nào đến người dân, em chọn đề tài: “Phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều” 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng của các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 2: Phân tích tác động của việc thu hồi đất từ các dự án ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 3: Phân tích tác động của dự án ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hộ dân trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 4: Đề ra giải pháp nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của các hộ dân xung quanh vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại các hộ dân chịu ảnh hưởng tự các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Số liệu được thứ cấp được thu thập trong khoản thời gian 2 năm 2012– 2013 Số liệu sơ cấp được thu trong khoản thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào phân tích tình trạng của các hộ dân bị thu hồi đất từ các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Lê Quốc Thịnh, 2014, “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng triển khai dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của 2 người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Tác giả chọn phương pháp thu mẫu thuận tiện và tiến hành thu được 104 quan sát. Sau khi phân tích tiến hành phân tích nhân tố (EFA) từ 28 tiêu chí đề tài đưa ra, nghiên cứu đã xác định lại còn 24 tiêu chí phân thành 6 nhóm nhân tố: lợi ích tinh thần, lợi ích mức sống, chính sách hỗ trợ của nhà nước, lợi ích dự án, lợi ích an ninh và hệ thống giao thông có tác động đến CLCS của người dân, trong đó, lợi ích mức sống có ảnh hưởng mạnh nhất đến CLSC của người dân. Bài nghiên cứu giúp ích cho các nhà quản lý của địa phương cũng như các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về sự tác động của các dự án đầu tư đến CLCS của người dân sống trong khu vực nghiên cứu. Huỳnh Vạn Nhựt Anh, 2013, “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong vùng dự án quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của dự án là phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Tác giả lựa chọn phương pháp thu mẫu thuận tiện và tiến hành thu được 60 quan sát. Thông qua mô hình hồi quy, tác giả tìm ra các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trước và sau khi dự án tiến hành. Sau khi tiến hành chạy mô hình, tác giả đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập là diện tích bị thu hồi, số lao động, chính sách đào tạo nghề và hộ gia đình có hai nghề trở lên. Bài nghiên cứu giúp các nhà đầu tư cũng như chính quyền đề ra những chính sách có lợi hơn cho người lao động sau ảnh hưởng từ các dự án đầu tư. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2009, “Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL”. Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp đa dạng để thấy rõ cơ cấu thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm. Bài nghiên cứu thu được 307 quan sát trên các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL như Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và thống kê mô tả để phân tích cơ cấu thu nhập của hộ chịu ảnh hưởng và không chịu ảnh hưởng từ dịch cúm gia cầm. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập là tổng diện tích của hộ, vay vốn, kiểm dịch, tỷ lệ lao động, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm khác, thu nhập từ chăn nuôi khác, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp. Đề tài giúp đưa ra những ý kiến tháo gỡ khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đồng thời cũng giúp chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ người dân. 3 Châu Ngô Anh Nhân, 2011, “Cải thiện tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hòa”. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tập trung nghiên cứu các dự án đầu tư trên 8 huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2005 – 2009. Đề tài bao gồm 8 nhóm yếu tố: môi trường về bên ngoài, hệ thống thông tin quản lý, chính sách, phân cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư, nguồn vốn, năng lực các bên tham gia dự án, năng lực chủ đầu tư và đặc trưng của dự án với 33 yếu tố đại diện có khả năng ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án. Phương pháp sử dụng trong đề tài là phân tích nhân tố (EFA) để xác định các nhóm nhân tố và phương pháp hồi quy đa biến để đánh giá mức độ tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. Sau khi chạy mô hình, đề tài đã xác định 7 nhóm nhân tố có quan hệ nghịch biến đến tiến độ hoàn thành dự án. Kết quả phân tích nhân tố cũng đã thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố trong mỗi nhóm, từ đó giúp các cơ quan, chức năng hoạch định chính sách phù hợp. Trần Hoàng Tuấn, 2014, “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của đề tài là tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chí phí và thời gian của các dự án trong giai đoạn thi công tại Cần Thơ. Bằng phân tích nhân tố (EFA) qua 26 tiêu chí đanh giá trên 138 mẫu thu được, đề tài đã tìm ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí dự án: tổ chức lao động trong thi công, khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao, kế hoạch và phương án thi công, sai sót và thiết kế trong thi công và 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án: năng lực của nhà thầu thi công, năng lực của chủ đầu tư, đặc điểm của dự án và điều kiện thi công. Kết quả nghiên cứu giúp cho người quản lý thấy rõ vấn đề và phát huy được trò trong giai đoạn thi công dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng là tiền đề giúp xây dựng các mô hình kiểm soát chi phí và thời gian thi công của dự án. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư Theo Luật Đầu tư (2005), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Mặt khác, theo PGS.TS Vũ Công Tuấn (2002), dựa vào hai quan điểm của chủ đầu tư và xã hội mà hình thành nên khái niệm về đầu tư theo hai khía cạnh khác nhau: - Theo quan điểm của chủ đầu tư, đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận - Theo quan điểm của xã hội, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, vì mục tiêu phát triển quốc gia 2.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư Theo Ngân hàng thế giới: “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định” Theo Luật Đầu tư (2005), dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) (Vũ Công Tuấn, 2002). 5 2.1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư Dự án đầu tư là tài liệu được tính toán và phân tích đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về kinh tế - kỹ thuật – tài chính – môi trường,… cho mục đích đầu tư. Vì vậy, dự án đầu tư là nền tảng để tiến hành việc đầu tư một cách có căn cứ khoa học, có bài bản và đảm bảo tính pháp lý của việc đầu tư. Do mang tính khoa học, mang tính pháp lý nên dự án đầu tư là công cụ trong hoạt động quản lý và kế hoạch hóa hoạt động của doanh nghiệp nói chung trong lĩnh vực đầu tư. 2.1.1.4. Yêu cầu của dự án đầu tư Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao thì cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tính pháp lý: dự án đảm bảo tính phấp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trưởng, thuần phong mỹ tục cũng như luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng dự án. - Tính khoa học: các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn toàn khách quan: số liệu phải trung thực, khách quan; phương pháp tính toán phải chính xác; phương pháp lý giải phải chặt chẽ, logic giữa các nội dung. - Tính khả thi: của một dự án đầu tư là dự án đó phải có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Vì vậy, muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải xác định đúng về những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn… - Tính hiệu quả: được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu nói lên tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại. 2.1.1.5. Các giai đoạn chủ yếu của dự án đầu tư Các giai đoạn chủ yếu của dự án hay còn gọi là chu kỳ/vòng đời của dự án. Chu kỳ dự án là các thời kỳ và giai đoạn mà một dự án phải trải qua, bắt đầu từ thời điểm chuẩn bị thực hiên dự án, dự án đi qua hoạt động cho tới khi dự án kết thúc. Tùy theo quan điểm có thể chia chu kỳ của dự án ra nhiều giai 6 đoạn khác nhau (Mai Văn Nam, 2009). Chu kỳ của một dự án được chia làm làm 8 giai đoạn thể hiện qua hình 2.2 Tiền xác định Preidentification Xác định Identification Chuẩn bị Preparation - Thẩm định Appraisal + Thực hiện Implementation Hoạt động Operation - + Đánh giá Evaluetion Thanh lí Hình 2.1 Chu trình của một dự án đầu tư - Giai đoạn tiền xác định: đây là giai đoạn thu thập thông tin, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng dự án. Thông tin này là cơ sở dữ liệu để ta phác thảo các dự án thích ứng, ý tưởng dự án. - Giai đoạn xác định: công việc này gồm việc lập ra các dự án chuyên biệt với mức ưu tiên cao đối với mục tiêu phát triển quốc gia và khu vực. Trong giai đoạn này, mục đích chính của dự án phải được lập ra rõ rang và xác định cụ thể, chi phí và lợi ích ước lượng phải được định lượng và thiết kế ban đầu củ dự án được lập ra. 7 - Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này các thông tin qun trọng, các đề xuất được chi tiết hóa. Các danh mục đầu tư được mô tả và tính chi phí đến một mức độ chính xác chấp nhận được. Văn kiện dự án bao gồm diễn đạt và những tính toán kỹ thuật toàn diện. Thông tin trong giai đoạn này được thu thập sao cho có thể đảm bảo rằng các mục tiêu là có thể đạt được. - Giai đoạn thẩm định: giai đoạn này rất quan trọng vì dự án được xem xét một cách tổng thể toàn diện, xem xét dự án có nên thực hiện hay không, những gì cần bổ sung hay bỏ bớt đi, các hiệu quả về chi phí và thu nhập, tác động nhóm thụ hưởng, rủi ro. Những xem xét này giúp chính phủ hay nhà đầu tư quyết định nên hay không nên tài trợ cho dự án. - Giai đoạn thực hiện: triển khai thực hiện dự án theo nội dung đã được thiết kế. Thực hiện dự án là điều hành và thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định, có thể bao gồm cả xem xét và điều chỉnh dự án. - Giai đoạn hoạt động: đây là giai đoạn mà dự an bắt đầu cho ra sản phẩm và dịch vụ. Để chắc chắn rằng dự án mang lại lợi ích tối đa qua thời gian thì các phương tiện phải được sử dụng và bảo hành đúng quy cách. Vì vậy, khi xây dựng dự án phải có đủ kinh phí để tuyển nhân viên và dự án phải có công suất tối đa. - Giai đoạn đánh giá: đánh giá bao gồm việc phân tích các vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án như vượt kinh phí, xây cất chậm trễ, sự cố kỹ thuật, khó khăn tài chính, biến động thị trường… Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Khi đánh giá ta không chỉ đánh giá kết quả dự án mang lại mà còn đánh giá từng gia đoạn chu kỳ của dự án. - Giai đoạn thanh lý: đây là bước cuối cùng của dự án đầu tư. Thông thường cuối vòng đời của dự án hay dự án đã hết thời hạn thì tiến hành thanh lý. Việc thanh lý có thể tiến hành sau một thời gian dự án đi vào hoạt động. 2.1.1.6. Phân loại dự án đầu tư Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư khác nhau theo thời gian, theo ngành, theo vùng kinh tế, theo loại công trình…Trong thực tế, thường có cách phân loại dự án đầu tư sau: 8 a) Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư - Dự án độc lập với nhau: Là những dự án có thể tiến hành đồng thời, có nghĩa là việc ra quyết định lựa chọn dự án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại. - Dự án thay thế nhau (loại trừ): Là những dự án không thể tiến hành đồng thời. Khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. Ví dụ lựa chọn kỹ thuật khác nhau cho cùng một nhà máy. - Dự án bổ sung (phụ thuộc): Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện cùng một lúc với nhau. Ví dụ dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường sắt để vận chuyển khoán sản, chúng phải được nghiên cứu cùng một lượt. b) Căn cứ vào mức độ chi tiết của các nội dung trong dự án - Dự án tiền khả thi: Được lập cho những dự án có qui mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài. Do đó không thể nghiên cứu tính toán ngay dự án khả thi mà phải qua nghiên cứu sơ bộ, lập dự án sơ bộ. Tác dụng của dự án tiền khả thi là cơ sở để chủ đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự án chi tiết hay không. - Dự án khả thi: Là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính toán có căn cứ và mang tính hợp lý. Tác dụng của dự án khả thi: + Là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư + Là cơ sở để nhà đầu tư xin vay vốn hoặc huy động vón từ các nhà đầu tư khác + Là cơ sở nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư nhằm đạt mục tiêu + Là căn cứ để các đối tác đầu tư quyết định có nên góp vốn cùng với nhà đầu tư để thực hiện dự án hay không c) Căn cứ theo chủ thể đầu tư - Dự án đầu tư nhà nước: là các dự án mà chủ đầu tư chính là Nhà nước, nguồn vốn đầu tư có thể lấy từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước, vốn vay, viện trợ nước ngoài (ODA). 9 - Dự án đầu tư tư nhân: là các dự án mà chủ đầu tư là các doanh nhân trong nước hoặc nước ngoài. Loại dự án này bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài (FDI) - Dự án hỗn hợp: là dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, kết hợp cả vốn nhà nước và vốn tư nhân d) Căn cứ vào tính chất và quy mô của dự án Theo tiêu chí này, các dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm sau: - Dự án quan trọng quốc gia là những dự án có quy mô vốn đầu tư trên 10.000 tỷ hay những dự án phải di dân tái định cư từ 20.000 người. - Ngoài ra dựa vào quy mô vốn do nhà nước quy định, dự án tiếp tục được phân thành các loại A, loại B, loại C. Bảng 2.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỔNG MỨC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ I Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội I Nhóm A STT 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo Không kể mức vốn mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất Không kể mức vốn độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết Trên 1.500 tỷ đồng bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 10 LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỔNG MỨC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ STT 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị Trên 500 tỷ đồng thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị Trên 700 tỷ đồng thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng Trên 500 tỷ đồng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. II Nhóm B 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng Từ 75 đến 1.500 tỷ sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, đồng sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị Từ 50 đến 1.000 tỷ thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, đồng công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ Từ 40 đến 700 tỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản đồng xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 11 4 III Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng Từ 30 đến 500 tỷ khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể đồng dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Nhóm C 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, Dưới 75 tỷ đồng sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị Dưới 50 tỷ đồng thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo Dưới 40 tỷ đồng tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng Dưới 30 tỷ đồng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Nguồn: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, 2009 Ghi chú: 1) Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 2) Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.2. Tác động của dự án đầu tư Tác động của một dự án là kết quả sau cùng (final result) được tạo ra từ các kết quả tạm thời (outcomes). Có thể thấy được tác động vào thời điểm cuối dự án hoặc nhiều năm sau đó. Tác động có thể thay đổi điều kiện sống 12 của những người tham gia dự án. Chẳng hạn như hiện tưởng tiêu chảy giảm thấp (tác động) là kết quả sau cùng xuất phát từ kết quả tạm thời (outcomes) là tử suất trẻ sơ sinh giảm xuống và trẻ em khỏe mạnh hơn. Vì một dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực hay tích cực đến điều kiện sống của những người tham gia dự án, vì vậy, cần phải thực hiện đánh giá tác động sau dự án để xác định dự án này có góp phần đạt được các mục tiêu phát triển hay không (Mai Văn Nam, 2009). 2.1.3. Đánh giá tác động của dự án đầu tư 2.1.3.1. Đối tượng đánh giá của dự án đầu tư Đánh giá nhằm mục đích xem xét một cách có hệ thống giá trị của các thay đổi do các kết quả của dự án mang lại và so sánh chúng với các kế hoạch ban đầu. Đánh giá cũng tính đến tác động đối với cá nhân và cộng đồng xét về các mặt như phát triển những sáng kiến mới lạ và chất lượng cuộc sống, việc huy động các nguồn lực, phân chia thu nhập, tính tự lực tự cường cũng như việc bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, có thể thấy đánh giá tác động của dự án là việc xác định một cách có hệ thống những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có chủ định hay không của các hoạt động phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp và môi trường. Việc đánh giá tác động giúp giải thích các phạm vi, mức độ ảnh hưởng mà những hoạt động phát triển gây ra cho dân nghèo và những tác động lớn lao của chúng với phúc lợi của người dân (PGS. TS. Mai Văn Nam, 2009). 2.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá của dự án đầu tư Phần tác động của dự án đã đề cập đến việc đánh giá tác động của dự án hỗ trợ cho việc xác định dự án đã góp phần cải thiện các mục tiêu phát triển như thế nào. Vì vậy, những tiêu chí để đánh giá sự phát triển bao gồm những nội dung sau: - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Thu nhập bình quân đầu người - Chỉ số phát triển con người (HDI) - Mức tăng dân số hằng năm 13 - Đói nghèo - Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) - Các chỉ số cơ cấu về kinh tế - Các chỉ tiêu cơ bản về nhu cầu cơ bản của con người như: dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục… - Các tiêu thức về độc lập hay phụ thuộc về chính trị kinh tế Đây là những tiêu chí lớn để đánh giá tác động sau dự án. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thu thập số liệu nên đề tài chỉ chọn ra một số biến có liên quan đến các chỉ tiêu trên để nghiên cứu. 2.1.3.3. Nội dung đánh giá của dự án đầu tư Để thực hiện việc đánh giá tác động, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn lựa chọn thông qua các chỉ báo giám sát dự án: - Chỉ báo kỹ thuật: là loại chỉ báo giúp ta dễ dàng đánh giá những hoạt động nào của dự án đang áp dụng yếu tố kỹ thuật. - Chỉ báo kinh tế: là các chỉ báo nêu bật sự phát triển kinh tế, chi phí – hiệu quả. - Chỉ báo tổ chức/ hoạt động: là các chỉ báo giúp xác định khó khăn về mặt tổ chức và chức năng của các hoạt động, các chỉ báo này cần được áp dụng thật phù hợp với từng trường hợp cụ thể. - Chỉ báo xã hội: các chỉ báo liên quan đến khía cạnh xã hội của hầu hết các dự án. Các chỉ số là tâm điểm của quá trình đánh giá. Chúng có thể mang thuộc tính số lượng hoặc chất lượng và đưa ra một phương pháp để phát hiện và đánh giá các khuynh hướng cơ bản. Có hai mục tiêu lựa chọn chỉ số giám sát: SMART và SPICED. Chúng ta quan tâm nhiều hơn tới SPICED vì nó là sự đánh giá, giám sát có sự tham gia. - Trong đó SMART bao gồm các tiêu chuẩn lựa chọn đánh giá tác động: + Specific: tính đặc thù + Measurable: có thể đánh giá đo lường được + Attainable: có thể đạt được 14 + Revelant: có tính thích đáng + Time bound: giới hạn thời gian - Tiếp theo cùng với sự gia tăng tầm quan trọng của việc đánh giá có sự tham gia, ta chọn các tiêu chuẩn theo mục tiêu SPICED + Subjective: tính chủ quan + Participatory: có sự tham gia + Interpreted: có thể diễn giải được + Cross-checked: kiểm tra chéo + Empowering: trao quyền + Diverse: tính đa dạng 2.1.3.4. Phương pháp đánh giá của dự án đầu tư Như đã nói trên, mục tiêu SPICED thường được lựa chọn để làm cơ sở cho việc xây dựng chỉ số giám sát tác động. Lí do ở đây là các bên tham gia không chỉ có lợi ích và nhận thức đa dạng, mà còn có kiến thức kinh nghiệm khác nhau, chứa đựng tiềm năng lớn trong việc đánh giá tác động. Việc đánh giá tác động của dự án thường sử dụng phương pháp khảo sát xã hội nhằm kiểm tra một cách có hệ thống tính hiệu quả của dự án. Một trong những phương pháp được áp dụng để đánh giá tác động của dự án phù hợp với mục tiêu SPICED là phương pháp giám sát và đánh giá có sự tham gia (PM&E). PM&E là một phương pháp đánh giá bao hàm sự tham gia của cư dân địa phương, các tổ chức phát triển và các nhà hoạch định chính sách. 2.1.4. Khái niệm về thu nhập 2.1.4.1. Khái niệm thu nhập Thu nhập là một trong những thước đo sự phát triển của một quốc gia. Là một khoản mà người lao động nhận được do việc tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập là số lượng tiền, hiện vật hoặc dịch vụ mà một cá nhân, công ty hay một nền kinh tế nhận trong khoảng thời gian nhất định (quý, tháng, năm). Thu nhập bằng tiền là số thu nhập mà một người có trong thời kỳ nhất định dưới hình thái tiền tệ. 15 Thu nhập bằng hiện vật là thu nhập mà người ta nhận được bằng các sản vật và các dịch vụ. Thu nhập chuyển giao là khoản thhu nhập mà người nhận được không phải đổi lại một hàng hóa hay hiện vật nào, như tiền hưu trí, tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội và các khoản trợ cấp khác,...Những khoản chi trả này là những khoản tiền được chuyển trả từ bộ phận này sang bộ phận khác của cộng đồng. Nó còn bao gồm những khoản trợ cấp do chính phủ trả cho các doanh nghiệp và những người khác. Thu nhập nhất thời là thu nhập mà một người không thể biết chắc chắn có thể kiếm được đều đặn trong tương lai. Thu nhập bình quân đầu người trên tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập của hộ bao gồm: - Thu nhập từ tiền công, tiền lương. - Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất). - Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất). - Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh. 2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập - Việc làm: Mọi hoạt động lao động luôn tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm gọi là việc làm. Các hoạt động được qui định là việc làm bao gồm: • Làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật. • Làm các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. 16 - Giới tính chủ hộ: Chỉ ra người quản lý gia đình, được các thành viên trong gia đình thừa nhận, không nhất thiết là người lớn tuổi nhất trong hộ gia đình. Là người quyết định các vấn đề chủ yếu của hộ gia đình. Thường là người làm ra thu nhập cao nhất. - Số lao động: là số người có việc làm, đem lại thu nhập cho gia đình. 2.1.5. Tổng quan về chất lượng cuộc sống 2.1.5.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống (CLCS) bao hàm ý nghĩa rất rộng và cần được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Có rất nhiều lý thuyết khác về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng Do đó, để đánh giá về CLCS nói chung của một quốc gia, một thành phố hay một vùng, khu vực nào đó thật sự không đơn giản, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá vấn đề này. Theo R.C. Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thỏa mãn tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính là việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao (Nguyễn Kim Thoa, 2003). Mỗi người có sự cảm nhận khác nhau về CLCS vì nó liên quan đến yếu tố hài lòng và hạnh phúc. Đây là những yếu tố khó có thể lượng hóa được một cách chính xác. Bên cạnh đó, nếu cuộc sống có đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần nhưng sống trong một môi trường không an toàn và lành mạnh (ví dụ như ô nhiễm, kẹt xe, khói bụi, tội phạm,…) thì cũng không thể được xem là có CLCS tốt. 17 Như vậy, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm, một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (Nguyễn Kim Thoa, 2003). Tóm lại, CLCS chính là cảm giác được hài lòng về cuộc sống (Sharma,1998), cụ thể hơn là hài lòng về mặt vật chất, tinh thần và môi trường sống và sự an toàn của mội trường sống (Nguyễn Kim Thoa, 2003). 2.1.5.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Sự tiến bộ xã hội của một gia đình rộng lớn được minh chứng qua chất lượng cuộc sống của từng gia đình, tế bào cơ bản của xã hội được cải thiện một cách vững chắc. Vấn đề quan trọng là làm thế nào đó đánh giá một cách rõ ràng sự cải thiện của chất lượng cuộc sống nếu không có một khái niệm và các chỉ báo cụ thể. Song khái niệm về chất lượng cuộc sống lại kế thừa từ những thay đổi của chuẩn mực xã hội, trong khi xã hội luôn hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu ngày càng tốt hơn so với những gì xã hội đã thừa nhận. Như vậy, chất lượng cuộc sống không chỉ bao hàm sự phát triển về kinh tế mà còn các phương diện khác như xã hội, tâm lý, văn hoá, chính trị và môi trường. Ở Malayxia khái niệm về chất lượng cuộc sống bao gồm những tiến bộ cá nhân, sự tiếp cận và tự do nâng cao kiến thức và một chuẩn mực sống vượt trội so với các nhu cầu cơ bản của các cá nhân và các nhu cầu về tâm lý nhằm đạt được một mức độ phồn vinh của xã hội tương thích với khát vọng của dân tộc. Để lượng hoá những thay đổi của chất lượng cuốc sống, Malaysia đã xây dựng các chỉ số chất lượng cuộc sống của mình (Malaysia Quality of Life Index, viết tắt là MQLI). Chỉ số MQLI được xây dựng trên cơ sở chọn lựa 10 lĩnh vực, chủ yếu là thu nhập và phân phối việc làm, giao thông liên lạc, sức khoẻ, giáo dục, nhà ở, môi trường, cuộc sống gia đình, sự tham gia hoạt động của xã hội và an toàn công cộng. Những lĩnh vực này được coi là sẽ đáp ứng được sự phồn vinh và CLCS của dân số, như vậy chúng được gia quyền khi tính toán, với quyền số tỷ lệ với mức độ tác động của từng lĩnh vực. Để tính toán MQLI cho Malaysia, người ta đã sử dụng số liệu thống kê của 19 năm 18 (1980-1998), trừ số liệu về môi trường chỉ có được từ năm 1985. Năm 1990 được chọn là năm gốc có mức độ trung bình. Dưới đây là 30 chỉ báo phân tổ thành 10 lĩnh vực. - Nhóm thu nhập và phân phối thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người: GDP/đầu người; hệ số GINI; tỷ lệ nghèo đói. - Nhóm lao động: Tỷ lệ thất nghiệp; tranh chấp thương mại; ảnh hưởng của công nghiệp đối với việc làm của lao động nam; tỷ lệ tai nạn lao động công nghiệp. - Nhóm giao thông liên lạc: Ô tô và xe máy tư; xe cộ cho thương mại; phát triển đường giao thông; điện thoại; tổng số báo phát hành hàng ngày. - Nhóm sức khoẻ: Tuổi thọ bình quân của nam, nữ; tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi; tỷ số bác sỹ/dân số; tỷ số giường bệnh/dân số. - Nhóm giáo dục: Tỷ lệ trẻ đi học mầm non; tỷ lệ đi học phổ thông; tỷ lệ đi học đại học; tỷ lệ biết đọc, biết viết; tỷ số giáo viên phổ thông cơ sở/học sinh; tỷ số giáo viên trung học cơ sở/học sinh. - Nhóm nhà ở: Giá nhà bình quân; nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở có máy nước; nhà ở có điện sinh hoạt. - Nhóm môi trường: Chất lượng không khí; các dòng sông sạch; độ che phủ của rừng. - Cuộc sống gia đình: Ly hôn; tỷ suất sinh; quy mô hộ; tội phạm vị thành niên. - Sự tham gia hoạt động xã hội: Cử tri có đăng ký; thành viên các tổ chức tình nguyện. - An toàn công cộng: Tội phạm; tai nạn giao thông. Cũng theo Nguyễn Lê Quốc Thịnh (2014) trong bài nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” đã đưa ra 28 tiêu chí để đánh giá CLCS của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Hai mươi tám tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống bao gồm: - Giá trị nhà cửa và đất đai - Có nhiều nơi vui chơi giải trí hơn 19 - Có cơ hội được vui chơi giải trí có chất lượng - Sinh hoạt cá nhân hàng ngày tốt hơn - Chất lượng cuộc sống cá nhân tốt hơn - Thu nhập của người dân thay đổi - Công ăn việc làm tốt đủ cho mọi người - Nền kinh tế trong khu vực - Các cơ sở kinh doanh, cửa hàng thuộc sở hữu của người dân địa phương - Công tác phòng chống tội phạm và phá hoại tốt - Công tác phòng chống các loại tệ nạn xã hội - Nguồn nước và không khí xung quanh sạch sẽ - Cảnh quan xung quanh - Công tác an ninh - Hình ảnh nơi sinh sống so với những nơi khác - Nhận thức về tầm quan trọng của dự án - Niềm tự hào về dự án - Tình cảm thuộc về nơi sống của cá nhân - Chính quyền tạo mọi điều kiện để có việc làm mới cho người dân - Chính sách đào tạo nghề của chính quyền giúp người dân - Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân chuyển đổi ngành nghề - Quy hoạch dự án hợp lý - Hệ thống giao thông - Diện tích nhà ở - Điều kiện trường học - Điều kiện mua sắm, khám chữa bệnh - Nguồn cung cấp điện. - Loại dự án. 20 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp - Số liệu thứ cấp còn thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Niên giám thống kê, các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ, Cục Thống kê Thành phố Cần thơ, sách báo, internet… 2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp từ các hộ dân sống xung quanh vùng dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều. - Phương pháp chọn mẫu: đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Có nghĩa là mẫu được thu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Tuy nhiên, do phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất nên dẫn đến tính đại diện của kết quả không cao so với cách chọn mẫu phi xác suất do không chọn được quan sát mang tính đặc trưng của tổng thể. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng của việc lấy mẫu thuận tiện, khi thu thập số liệu, tác giả sẽ thu mẫu ở những địa điểm tập trung nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án ở nhiều nhiều dự án khác nhau. Bảng 2.2 sau sẽ mô tả cơ cấu mẫu theo địa bàn nghiên cứu Bảng 2.2: Mô tả cỡ mẫu theo địa bàn nghiên cứu STT Số quan sát Tỷ lệ (đối tượng) (%) Địa bàn phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn 1 KV3, Sông Hậu 12 14,3 Phỏng vấn trực tiếp 2 KV3, An Khánh 15 17,9 Phỏng vấn trực tiếp 3 KV4, An Khánh 20 23,8 Phỏng vấn trực tiếp 4 KV6, An Khánh 12 14,3 Phỏng vấn trực tiếp 5 KV6, An Cư 25 29,8 Phỏng vấn trực tiếp Tổng 84 100 Nguồn: Kết quả dựa vào số liệu điều tra thực tế 2014 21 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng của các hộ dân chịu ảnh hưởng từ các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều - Sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích thực trạng thu hồi đất tác động đến thu nhập của hộ dân trong vùng dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều - Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhóm nhân tố đánh giá chất lượng cuộc sống. Sau đó thông qua mô hình hồi quy để đánh giá nhóm yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hộ dân trong vùng dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều. - Dựa trên những kết quả phân tích để đề ra giải pháp nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của hộ dân 2.2.2.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Có hai phương pháp so sánh là: - Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối để thấy được sự tăng lên hay giảm xuống về số tuyệt đối của một chỉ tiêu phân tích (y1) so với một chỉ tiêu cơ sở (y0).  y = y1 – y0 Trong đó: y0 chỉ tiêu năm trước y1 chỉ tiêu năm sau  y phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu - Phương pháp so sánh số tương đối để thấy được một chỉ tiêu tăng giảm bao nhiêu phần trăm so với chỉ tiêu cơ sở (y1).  y = (y1 – y0)/ y1 *100 Trong đó: y0 chỉ tiêu năm trước y1 chỉ tiêu năm sau 22  y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu 2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được. Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. - Phương pháp tần số: sử dụng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng yếu tố khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu (Mai Văn Nam, 2008). 2.2.2.3. Thang điểm Likert Thang điểm Likert: là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu kinh tế xã hội. Theo thang đo này, những người trả lời phải biểu thị một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các đề nghị được trình bày theo một dãy các khoản mục liên quan. Rennis Likert (1932) – cha đẻ của thang đo Likert – đưa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến. Một thang điểm Likert thường gồm 2 phần, phần khoảng mục và phần đánh giá. Phần khoảng mục liên quan đến ý kiến, thái độ về các đặc tính một sản phẩm, một sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời. Ngày nay, thang đo Likert có thể được thiết kế thành thang đo 3, 5 hoặc 7 mức độ. Có thể từ “Hoàn toàn đồng ý” hay “Hoàn toàn không đồng ý”, cũng có thể thành “Hoàn toàn chấp nhận” hay “Hoàn toàn không chấp nhận”,.. nhưng quy tắc đều như nhau. Phương pháp tính điểm trung bình đối với thang đo Likert 5 mức độ: - Giá trị khoảng cách = (Max – Min)/ cấp độ = (5 - 1)/ 5 = 0,8 - Ý nghĩa của giá trị trung bình khi đánh giá CLCS người dân + 1,00 – 1,80: hài lòng về CLCS dưới mức 20% + 1,81 – 2,60: hài lòng về CLCS từ 21% đến 40% + 2,61 – 3,40: hài lòng về CLCS từ 41% đến 60% 23 + 3,41 – 4,20: hài lòng về CLCS từ 61% đến 80% + 4,21 – 5,00: hài lòng về CLCS từ 81% đến 100% Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ của tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ có những biến có Hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn 0,3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Theo nhiều nhà nghiên cứu nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ cao hơn. (Hoàng Trọng Chu và Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 2.2.2.4. Phân tích nhân tố EFA Phương pháp nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Trong phân tích nhân tố, không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay biến dự đoán. Thay vào đó, phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu. Phân tích nhân tố có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội. Trong nghiên cứu xã hội, phân tích nhân tố thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường. Cách thức tiến hành phân tích nhân tố sẽ được trình bày cụ thể dưới đây: - Xác định vấn đề Xác định vấn đề nghiên cứu gồm có nhiều bước. Đầu tiên là ta phải nhận diện các mục tiêu của phân tích nhân tố cụ thể là gì. Các biến tham gia vào phân tích nhân tố phải được xác định dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng và cỡ mẫu phải đủ lớn (ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố). - Xây dựng ma trận tương quan Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ, phân tích nhân tố có thể không 24 thích hợp. Các biến cần có sự tương quan chặt chẽ với nhau và như vậy sẽ tương quan chặt với cùng một hay nhiều nhân tố. Ta sử dụng Bartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết ( ) là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Dựa vào giá trị sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa α (α = 0,05) để ta có thể bác bỏ (Các biến không có tương quan với nhau) → Phân tích nhân tố là phương pháp phù hợp để phân tích ma trận tương quan. - Số lượng nhân tố: có 2 phương pháp xác định số lượng nhân tố. Phương pháp xác định từ trước (Priori determination): dựa vào kinh nghiệm, phân tích lý thuyết hay kết quả của các nghiên cứu từ trước mà xác định số lượng nhân tố. Phương pháp dựa vào eigenvalue (determination based on eigenvalue): chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Nhược điểm của phương pháp này là khi qui mô mẫu lớn (trên 200), có nhiều khả năng sẽ có nhiều nhân tố thỏa mãn mức ý nghĩa thống kê, mặc dù trong thực tế có nhiều nhân tố chỉ giải thích được chỉ một phần nhỏ toàn bộ biến thiên. - Xoay các nhân tố Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố. Những hệ số (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các hệ số này được dùng để giải thích các nhân tố. Có nhiều phương pháp xoay khác nhau để nhận diện những nhân tố khác nhau: - Orthogonal rotation: xoay các nhân tố trong đó vẫn giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố. - Varimax procedure: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất. - Quartimax: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến. - Equamax: xoay các nhân tố để đơn giản hóa việc giải thích cả biến lẫn nhân tố. - Oblique (direct oblimin): xoay nhân tố mà không giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố (là có tương quan giữa các nhân tố với nhau). Phương pháp này nên được sử dụng chỉ khi nào các nhân tố trong tổng thể có khả năng tương quan mạnh với nhau. 25 - Đặt tên và giải thích các nhân tố Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố. Dựa vào những điểm giống nhau (thể hiện tính chung) của biến nằm trong nhân tố và những nghiên cứu trước nhà nghiên cứu sẽ đặc tên cho những nhân tố này. - Nhân số Nếu mục tiêu của phân tích nhân tố là biến đổi một tập hợp biến góc thành một tập hợp các biến tổng hợp (nhân tố) có số lượng ít hơn để sử dụng trong các phương pháp phân tích đa biến tiếp theo, thì chúng ta tính ra các nhân tố cho từng trường hợp quan sát với công thức (Hoàng trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk Cơ sở lý luận của các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Tham khảo các tiêu chí đánh giá CLCS của Maylasia (MQLI), đề tài chọn ra các tiêu chí đánh giá CLCS bao gồm các yếu tố về môi trường sống, điều kiện an ninh, điều kiện giao thông sức khỏe, giáo dục… Ngoài ra sau khi tham khảo “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Lê Quốc Thịnh (2014), đề tài còn thêm vào các yếu tố biểu hiện mức độ đánh giá của người dân đối với dự án. Sau đây là 20 tiêu chí được chọn để thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của hộ dân về CLCS: 1. Độ an toàn của dự án 2. Quy hoạch của dự án 3. Tầm quan trọng của dự án 4. Tìm việc sau dự án 5. Người dân mới xung quanh 6. Khu vực sinh sống 7. Tự hào về dự án 8. Điều kiện giao thông nội bộ 9. Điều kiện giao thông công cộng 10. Khoảng cách đi làm 11. Khả năng cung cấp nước sạch 12. Khả năng cung cấp điện 26 13. Điều kiện môi trường tự nhiên 14. Điều kiện trường học 15. Điều kiện khám bệnh 16. Điều kiện mua sắm 17. Điều kiện văn hóa, tinh thần 18. Điều kiện an ninh 19. Điều kiện sản xuất kinh doanh 20. Diện tích nhà ở hiện nay 2.2.2.5. Hồi quy tuyến tính Mục đích của phương pháp này là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên. Phương trình hồi quy đa biến có dạng: Y   0   1 X 1   2 X 2   3 X 3  ......   n X n Trong đó: - Y là biến phụ thuộc - Xi là các biến độc lập , i = 1,2,3,…,n - 1 ,  2 ,  3 ,.... n là các tham số hồi qui Kết quả tính toán có các thông số sau: - Multiple R: Hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ. - Hệ số xác định R2 (R-square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. - Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. - Significace F: Mức ý nghĩa Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ≈ α). Thay vì tra bảng 27 F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của hộ dân chịu tác động của dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân - Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm sống càng phong phú, do đó đưa ra nhiều phương hướng lựa chọn giúp hộ gia đình tạo thêm thu nhập. - Giới tính chủ hộ: Chỉ ra người quản lý gia đình, được các thành viên trong gia đình thừa nhận, không nhất thiết là người lớn tuổi nhất trong hộ gia đình. Là người quyết định các vấn đề chủ yếu của hộ gia đình, thường là nam, là người đưa ra quyết định giúp gia đình tạo ra thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp, chủ hộ là nữ thường có tính thích nghi cao hơn, dễ hòa nhập trong môi trường sống thay đổi, do đo dễ dàng tìm kiếm ra hoạt động tạo thu nhập hơn - Trình độ học vấn: Chủ hộ thường là người quyết định trong gia đình vì vậy trình độ học vấn càng cao thì chủ hộ sẽ có nhiều kiến thức hơn, với kiến thức này chủ hộ có thể tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ phương tiện thông tin đại chúng, từ đó xác định phương hướng đúng đắn để nâng cao thu nhập. - Tình hình vay vốn: do hoạt động chủ yếu của các hộ dân là nông nghiệp và buôn bán nên việc có một nguồn vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động tạo thu nhập là khá cần thiết. Vì vậy hộ nào có vay vốn thì cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập của hộ. Tuy nhiên, việc sự dụng vốn không hiệu quả cũng có thể làm hộ dân mắc nợ, do đó cũng có thể làm giảm thu nhập. - Thu từ sản xuất nông nghiệp: do chủ yếu các hộ gia đình có kinh nghiệm lâu đời về sản xuất nông nghiệp nên nguồn thu từ hoạt động này sẽ góp phần làm tăng thu nhập hơn so với các hoạt động phi nông nghiệp khác. - Số lao động trong gia đình: số lao động đóng vai trò chủ yếu tạo nguồn thu cho gia đình, có nhiều người lao động thì sẽ tạo thêm được nhiều nguồn thu (Huỳnh Thị Đan Xuân, 2009) 28 - Diện tích đất bị thu hồi: diện tích đất bị thu hồi bị thu hồi càng nhiều thì số tiền được bồi thường cũng càng nhiều, do đó làm tăng thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, đây chỉ là một khoản tăng nhỏ trong thời gian ngắn. Khoản tăng thu nhập này sẽ giảm theo thời gian nếu hộ gia đình không có biện pháp kịp thời để tạo ra hoạt động khác mang lại nguồn thu nhập - Tình trạng dự án: sau khi dự án hoàn thành do mất diện tích đất sản xuất cùng với mức sống ngày một tăng cao làm giảm mức độ hài lòng của hộ dân về điều kiện tài chính giảm xuống. Bên cạnh đó, việc thay đổi việc làm không đúng với chuyên môn cũng góp phần khiến cho hoạt động tạo thu nhập giảm đi (Huỳnh Vạn Nhựt Anh, 2013) Thông qua việc tham khảo ý kiến trên, mô hình hồi quy có dạng sau Y   0  1 X 1   2 D2   3 X 3   4 X 4   5 X 5   6 D6   7 D7   8 D8 Trong đó: Y là tổng thu nhập của hộ gia đình sau dự án (đồng/hộ). Các biến X1, D2, X3, X4, X5, D6, D7, D8 lần lượt là các biến độc lập Bảng 2.3: Diễn giải các biến độc trong mô hình hồi quy Biến số Diễn giải biến Tuoi X1 Tuổi của chủ hộ trong gia đình (năm tuổi) Gioitinh D2 Trinhdo Sthuhoi Laodong X3 X4 X5 Vay vốn D6 ThuSXNN D7 Tinhtrang D8 Biến giả, giới tính của chủ hộ, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị là 0 nếu là nữ Số năm chủ hộ đã đi học (năm) Tổng diện tích đất bị thu hồi (m2) Số lao động trong gia đình (người) Biến giả, tình hình vay vốn của hộ, nhận giá trị là 1 nếu có vay vốn, nhận giá trị là 0 nếu không vay vốn Biến giả, nguồn thu chủ yếu của gia đình, nhận giá trị 1 nếu nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhận giá trị 0 nếu nguồn thu từ các hoạt động khác Biến giả, trình trạng của dự án, nhận giá trị là 1 nếu là dự án đã hoàn thành, nhận giá trị là 0 nếu là dự án đang tiến hành 29 Kỳ vọng + +/+ + + + + - CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Lịch sử hình thành Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. - Thời Nhà Nguyễn, Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. - Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. - Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. - Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. - Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. - Ngày 26/11/2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. 3.1.1.2. Vị trí địa lý Về tọa độ địa lí, thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn105 o13’38” đến 105 o50’35” kinh độ Đông và 9o55’08” đến 10 o19’38” vĩ độ Bắc, trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170km về hướng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A cách các đô thị lớn của vùng ĐBSCL trong cự ly khoảng 60-120km, thuận lợi mở rộng giao lưu và ảnh hưởng kinh tế đến 30 các tinh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, thành phố Cần Thơ có khả năng vươn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3.1.1.3. Khí hậu Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2 giờ. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. 31 Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa. 3.1.1.4. Đất đai và sông ngòi Tổng diện tích đất tự nhiên 140.894,92 ha chiếm 3,47% diện tích vùng ĐBSCL; trong đó đất nông nghiệp là 115.091,52 ha chiếm 81,69%; Đất phi nông nghiệp 25.607,9 ha chiếm 18,18%; Đất chưa sử dụng 195,5 ha chiếm 0,14%. Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thành phố Cần Thơ Đất Năm 2013 (ha) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng Cơ cấu (%) 115.091,52 81,69 25.607,90 18,18 195,50 0,13 140.894,92 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam.Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu. 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Đơn vị hành chính Về tổ chức hành chính, thành phố Cần Thơ gồm 5 quận 4 huyện; 85 đơn vị hành chính cấp xã, phuờng, thị trấn. 32 Bảng 3.2: Thông tin các đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ năm 2013 Ðơn vị hành chính cấp Huyện Diện tích (km2) Dân số 2013 (người) Mật độ dân số (người/km2) Số đơn vị hành chính Quận Ninh Kiều Quận Bình Thủy Quận Cái Răng Quận Ô Môn Quận Thốt Nốt 29,20 70,59 62,53 125,41 117,87 252.189 117.809 89.453 133.297 163.259 8.637 1.669 2.750 1.063 1.385 13 phường 8 phường 7 phường 7 phường 9 phường Huyện Phong Điền 119,48 100.641 324 1 thị trấn và 6 xã Huyện Cờ Đỏ Huyện Thới Lai 310,48 255,66 125.367 122.815 404 479 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 12 xã Huyện Vĩnh Thạnh 297,59 115.330 388 2 thị trấn và 9 xã Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2013 Về diện tích huyện Cờ Đỏ có diện tích lớn nhất là 310,48 km2. Về dân số thì quận Ninh Kiều có dân số tập trung đông nhất 252.189 người. Về mật độ dân số thì quận Ninh Kiều có 8.637 người/km2 cao nhất so với các quận huyện còn lại. 3.2.2. Dân số và lao động Nhìn chung dân số Cần Thơ tăng nhẹ qua 3 năm, tốc độ tăng dân số trung bình gần 1% hằng năm. Dân số nữ lớn hơn dân số nam, tuy nhiên tỷ lệ nam nữ gần như không thay đổi nhiều, vẫn giữ được mức tỷ lệ gần 1:1. Đây là kết quả của việc thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình ở các cấp chính quyền. Theo bảng 3.3, tính đến năm 2012, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.220.160 người, mật độ dân số đạt 862 người/km², tăng 0,9%% so với năm 2011. Phân theo giới tính, dân số nam đạt 606.713 người, trong khi đó nữ đạt 613.447người. Tổng dân số của thành phố Cần Thơ năm 2013 là 1.232.260 người tăng 12.100 người, trong đó nam là 612.126 người chiếm 49,68% tăng 0,8% so với năm 2012, nữ là 620.134 người chiếm 50,32% tăng 1,09% so với năm 2013. Mật độ dân số năm 2013 đạt 875 người/km2, tăng 1,5% so với năm 2012 33 Bảng 3.3: Dân số thành phố Cần Thơ phân theo giới tính năm 2011-2013 Năm Phân theo giới tính (người) Nam Nữ Cơ cấu (%) Nam Nữ Tổng số dân (người) Mật độ dân số (người/km2) 2011 600.968 608.224 49,70 50,30 1.209.192 854 2012 606.713 613.447 49,72 50,28 1.220.160 862 2013 612.126 620.134 49,68 50,32 1.232.260 875 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2013 Bên cạnh đó, qua bảng 3.4 có thể thấy, dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn của thành phố Cần Thơ cũng tăng qua 3 năm. Trong đó, dưới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ như hiện nay đã thu hút lao động từ nông thôn chuyển dịch ra thành thị để tìm kiếm việc làm, mà dân thành thị có sự gia tăng hơn so với 10 năm trước. Do đó, mà số dân thành thị của thành phố cao gấp đô so với dân nông thôn và số lao động ở thành phố Cần Thơ cũng tăng cao. Bảng 3.4: Dân số thành phố Cần Thơ phân theo khu vực năm 2011-2013 Năm Phân theo khu vực (người) Cơ cấu (%) Thành thị Nông thôn Tổng số dân (người) Thành thị Nông thôn 2011 799.859 409.333 66,15 33,85 1.209.192 2012 809.207 410.953 66,32 33,68 1.220.160 2013 818.957 413.303 66,46 33,54 1.232.260 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2013 3.3.3. Kinh tế Theo niên giám thống kê 2013, tổng giá trị sản xuất của thành phố tăng dần qua các 3 năm, cụ thể, trong năm 2013 tăng 10,3% so với năm 2012, và nằm 2012 tăng 6% so với năm 2011. Nếu ở khu vực nông, lâm nghiệp – thủy sản không có sự biến động quá lớn trong 3 năm 2011-2013, thì ở khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ lại tăng đáng kể. Đáng chú ý là năm 2013 ở khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9.477 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 11,4% so với năm 2012. Còn trong khu vực thương mại – dịch vụ thì năm 2012 tăng 6.727 tỷ đồng, tương đương 17,4%% so với năm 2013. Tuy nhiên, 34 đến năm 2013, giá trị dịch vụ chỉ tăng 5.589 tỷ đồng, tương đương 12,3% so với năm 2012. Bảng 3.5 Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế ĐVT: Triệu đồng Khu vực Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ 2011 132.840.623 11.931.943 82.177.676 38.731.004 2012 140.898.320 11.981.027 83.458.615 45.458.678 2013 155.435.492 11.452.121 92.935.759 51.047.612 Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố 2013 Theo báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư 6 tháng đầu năm 2014, tăng trưởng kinh tế (GDP - giá so sánh 2010) ước đạt 23.368,52 tỷ đồng, tăng 8,96% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp – thủy sản 2.480,58 tỷ đồng, tăng 1,35%; khu vực công nghiệp – xây dựng 8.081,97 tỷ đồng, tăng 7,22%; khu vực dịch vụ là 12.805,96 tỷ đồng, tăng 11,73% so với cùng kỳ 3.2.4. Vốn đầu tư phát triển Vốn đầu tư xây dựng phát triển là chỉ tiêu quan trọng đóng vai trò trong tăng trưởng và phát triển của thành phố Cần Thơ, vì thế thành phố luôn quan tâm có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để huy động vốn đầu tư phát triển và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư. Sau đây là tình hình huy động vốn đầu tư phát triển của thành phố Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2014: - Đầu tư xây dựng cơ bản: Thành phố tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2014, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 18.147,7 tỷ đồng, đạt 47,1% kế hoạch (KH), tăng 3,2% so cùng kỳ. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước tính đến ngày 19/6/2014 đã thực hiện thanh toán và tạm ứng vốn được 1.624,7 tỷ đồng, đạt 50,9% KH phân bổ 35 - Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp: ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 427 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 923,3 tỷ đồng; cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 130 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng 1.102,7 tỷ đồng, 01 doanh nghiệp giảm vốn 1,5 tỷ đồng. - Hoạt động kinh tế đối ngoại: + Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): trong 6 tháng đầu năm 2014, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư 02 dự án với vốn đầu tư đăng ký 31,787 triệu USD, điều chỉnh 01 dự án tăng vốn đầu tư 30.000 USD và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 02 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 400.000 USD. Tính đến tháng 6/2014, thành phố có 59 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 915,2 triệu USD, vốn thực hiện chiếm 28,8% tổng vốn đăng ký + Tính đến tháng 6/2014, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ước giải ngân 59,6 tỷ đồng và 72,9 tỷ đồng vốn đối ứng. Tiếp nhận từ nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) cho 03 dự án với tổng số vốn phê duyệt 5,5 tỷ đồng; trong đó tổng vốn viện trợ 5,1 tỷ đồng, tổng vốn đối ứng 0,4 tỷ đồng. Theo bà Bùi Ngọc Vy, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư thành phố Cần Thơ: giá trị giải ngân tính đến ngày 6/10/2014 của thành phố Cần Thơ là trên 2.541 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 59%. Trong đó có 3 nguồn vốn đạt tỷ lệ giải ngân đạt trên 75% là vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn cân đối ngân sách địa phương các năm trước chuyển qua. Có 6 nguồn vốn đạt tỷ lệ giải ngân từ 50% đến 74% và 11 nguồn vốn đạt tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Tỷ lệ giải ngân của các sở ngành làm chủ đầu tư có 19/47 chủ đầu tư đạt tỷ lệ giải ngân trên 75%, có 8/47 chủ đầu tư giải ngân từ 50 đến 74% và 20/47 chủ đầu tư giải ngân vốn đạt tỷ lệ dưới 50% 3.2.5. Văn hóa – xã hội Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc.... 36 Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện. Cần Thơ có Sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người. Ngoài tổ chức đá bóng thì sân vận động Cần Thơ còn tổ chức các môn thể thao khác, đặc biệt là đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa năng (đầu tư bởi Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9. Theo Sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2014, Cần Thơ đã có sự phát triển văn hóa – xã hội ổn định. Ngoài việc triển khai triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng cường công tác phòng chống dịch chủ động; thực hiện chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội chu đáo, kịp thời; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sôi nổi, thiết thực chào mừng các ngày lễ, tết, kỷ niệm, sự kiện lớn của đất nước; thành phố Cần Thơ còn giải quyết việc làm cho 22.250 lao động, đạt 44,5% kế hoạch; đào tạo nghề cho 21.247 lao động trình độ sơ cấp và chứng chỉ nghề, đạt 55,9% kế hoạch. 3.3. MÔ TẢ QUẬN NINH KIỀU Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị Định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, trên cơ sở 11 phường trung tâm và 1 xã của thành phố Cần Thơ (cũ). Địa giới hành chính: Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long; tây giáp với huyện Phong Điền; nam giáp quận Cái Răng; bắc giáp quận Bình Thủy. Trên địa bàn quận Ninh Kiều có 13 phường gồm: An Bình, An Cư, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh và 71 khu vực với diện tích tự nhiên 2.934,99 ha gồm diện tích đất nông nghiệp là 946,66 ha (chủ yếu ở 2 phường An Bình và An Khánh là phường được tách ra từ xã An Bình) chiếm 32,25% 37 diện tích đất tự nhiên, trong đó đất phi nông nghiệp có diện tích khá lớn là 1.389,97 ha, chiếm 47,36% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng vẫn còn có diện tích khá lớn là 598,36 ha, chiếm đến 20,39% đất tự nhiên, điều này cho thấy đất ở quận Ninh Kiều vẫn chưa được tận dụng hết, Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của quận Ninh Kiều Đất Năm 2013 (ha) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng Cơ cấu (%) 946,66 32,25 1.389,97 47,36 598,36 20,39 2.934,99 100,00 Nguồn: Niêm giám thống kê 2013 Dân số trung bình là 252.189 người với mật độ dân số là 8.617 người/km2, trong đó có 160.250 người trong độ tuổi lao động chiếm 63,54% tổng dân số, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 13,6% trên tổng số lao động, khoảng 21.794 người. Quận Ninh Kiều là trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ. Quận Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hòa, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Metro Cash Hưng Hợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế,… Trong những năm qua, nền kinh tế của quận liên tục có được những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao năm 2009 là 16,9%, năm 2012 đạt 17,65% và 18% trong năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 2.680 đô la Mỹ/người/năm. Cơ cấu kinh tế theo hướng lấy Thương mại – dịch vụ là trọng tâm, trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của quận. Tạo điều kiện phát triển các trung tâm thương mại đa chức năng, các siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ, hình thành các khu phố chuyên doanh. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạnh hóa các loại hình, 38 ưu tiên các dịch vụ du lịch, khu vui chơi, nghĩ dưỡng, các nhà hàng, khách sạn; đồng thời phát triển mạnh các ngành dịch vụ tài chính, nhân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, chuyển giao khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, y tế. Đối với khu vực nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành này theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái. Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, nơi đứng chân của các cơ quan chính trị đại diện của Trung ương và là thủ phủ của thành phố Cần Thơ. Vì thế, thành phố cũng đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả, nhiều khu đô thị, tái định cư mới được đầu tư xây dựng cùng với việc cải tạo nâng cấp, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, Ninh Kiều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần phải tiếp tục giải quyết như: cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của quận phát triển chưa đồng bộ, cần được đầu tư xây dựng và cải tạo lớn. Trong khi đó, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng còn nhiều bất cập; nhiều vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Đô thị hóa nhanh, dân số tăng mạnh, đặc biệt là tăng cơ học, nên sức ép về vấn đề lao động và việc làm, trật tự an toàn giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng. 39 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI QUẬN NINH KIỀU Trên địa bàn quận Ninh Kiều năm 2013 có tổng cộng 66 dự án với tổng số vốn đầu tư là 13.158.650 triệu đồng. Trong đó, dự án nằm trong vốn ngân sách là 48 dự án với tổng số vốn đầu tư là 8.064.221 triệu đồng gồm 11 dự án hoàn thành năm 2013 với số vốn đầu tư là 853.476 triệu đồng, 7 dự án chuyên tiếp với số vốn đầu tư là 5.053.530 triệu đồng, 30 dự án mới khởi công năm 2013 với số vốn đầu tư là 2.158.215 triệu đồng. Bên cạnh đó, có 18 dự án có vốn ngoài ngân sách (dự án kinh tế - thương mại - du lịch - dịch vụ) với tổng số vốn 5.094.429 triệu đồng, trong đó có 4 dự án hoàn thành năm 2013 với số vốn đầu tư là 313.800 triệu đồng, 13 dự án chuyển tiếp, 1 dự án thu hồi chủ trương đầu tư năm 2013 với số vốn đầu tư là 85.000 triệu đồng. Bảng 4.1: Số lượng và vốn đầu tư của các dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều STT Số lượng dự án Loại dự án Vốn đầu tư (triệu đồng) (dự án) I Dự án thuộc vốn ngân sách 48 8.064.221 1 Dự án hoàn thành 2013 11 853.476 2 Dự án chuyển tiếp 7 5.053.530 3 Dự án mới khởi công 2013 30 2.158.215 II Dự án vốn ngoài ngân sách (Dự án kinh tế - thương mại – du lịch – dịch vụ) 18 5.094.429 1 Dự án hoàn thành 2013 4 313.800 2 Dự án tiếp tục triển khai 13 4.780.629 3 Dự án đã thu hồi chủ trương đầu tư 1 85.000 Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư, 2013 40 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HỘ DÂN XUNG QUANH VÙNG DỰ ÁN 4.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Đối tượng được phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu là những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều. Đối tượng này chủ yếu là những hộ dân sống gần khu vực có dự án, chịu ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp từ các dự án. Dựa vào các số liệu phỏng vấn trực tiếp đến các hộ dân trong vùng dự án, ta có thể thấy các đáp viên rất đa dạng cả về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập. 4.2.1.1. Giới tính Từ hình 4.6 cho thấy rằng số lượng nam trong tổng số đáp viên cao hơn số lượng đáp viên nữ, cụ thể là trong 84 người được phỏng vấn thì có 53 nam, chiếm 63,1% và 31 nữ, chiếm 36,9 % trong tổng số đáp viên. Nguyên nhân có sự chênh lệch về số lượng nam, nữ là do phỏng vấn tại nhà người dân thì nam giới đa phần là chủ hộ của gia đình nên nam giới thường thay mặt cả gia đình tiếp chuyện. Do đó tỷ lệ giới tính khảo sát đa phần là nam 36.90% Nam 63.10% Nữ Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.1 Thực trạng giới tính của chủ hộ được phỏng vấn 2014 4.2.1.2. Độ tuổi Đối tượng được phỏng vấn xung quanh các điểm dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều có độ tuổi rất đa dạng. Theo bảng 4.4, có 25 đáp viên thuộc độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi, chiếm 29,8% trong tổng số đối tượng phỏng vấn, vì độ tuổi này được xem là độ tuổi trung niên chính chắn, hầu hết đều đã lập gia đình và ổn định cuộc sống, và cách nhìn của họ cũng rõ ràng hơn về ảnh hưởng của dự 41 án do đó số lượng ở độ tuổi này chiếm nhiều. Kế đến, có 21 đáp viên trong độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi, chiếm 25%. Bên cạnh đó, đối tượng đáp viên trong độ tuổi dưới 40, 40 đến 59 tuổi có số lượng bằng nhau, đều chiếm 11,9%. Đáp viên từ độ tuổi từ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi và trên 80 tuổi lần lượt là 12 và 6 người chiếm lần lượt là 14,3% và 7,1% trong tổng số đối tượng phỏng vấn Bảng 4.2: Thực trạng độ tuổi của đối tượng phỏng vấn Chỉ tiêu Dưới 40 tuổi Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi Từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi Từ 60 tuổi đến dưới 70 tuổi Từ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi Trên 80 tuổi Tổng Số lượng (người) 10 10 25 21 12 6 84 Tỷ lệ (%) 11,9 11,9 29,8 25,0 14,3 7,1 100,0 Nguồn : Kết quả phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 4.2.1.3. Trình độ học vấn Phần lớn trình độ học vấn của đáp viên tập trung chủ yếu ở cấp 2 (29 đáp viên), chiếm 34% và cấp 1 (27 đáp viên) chiếm 32%. Bên cạnh đó, còn có 3 đáp viên chỉ ở trình độ biết đọc, biết viết chiếm 4%. Còn lại là 25 đáp viên ở trình độ cấp 3, chiếm 30%. Trình độ học vấn của đáp viên đa số không cao do chủ yếu làm nghề nông và buôn bán cũng như đời sống khó khăn nên phải dừng việc học để mưu sinh 3,60% Biết đọc, biết viết 29,80% 32,10% Cấp 1 Cấp 2 Câp 3 34,50% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.2 Thực trạng trình độ học vấn của chủ hộ được phỏng vấn 42 4.2.1.4. Nghề nghiệp Dựa vào kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy nghề nghiệp của các chủ hộ chủ yếu là buôn bán (18 người) chiếm 21,4 % và nông dân là 16 người chiếm 19% trong tổng số đối tượng phỏng vấn. Bên cạnh đó, số lượng đáp viên bị thất nghiệp cũng chiếm khá cao là 18 người chiếm khoảng 21,4%. Nguyên do là việc thu hồi đất cho các dự án đã làm mất đi đất sản xuất của các hộ dân làm nhiều người thất nghiệp. Đối tượng phỏng vấn đã nghỉ hưu trí (8 người) cũng chiếm đến 9,5% và cán bộ nhà nước (6 người) chiếm 7,1% trong 84 đối tượng phỏng vấn. Do học vấn không cao, các đối tượng này cũng chỉ làm các chức vụ trong phường, khu vực, tuy nhiên những đối tượng này cũng là nhân tố giúp cho việc quy hoạch trọng dự án được thực hiện nhanh chóng hơn Bảng 4.3: Thực trạng nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nghề nghiệp Nông dân Công nhân Buôn bán Nội trợ Cán bộ nhà nước Làm thuê Hưu trí Thất nghiệp Khác Tổng Số lượng (người) 16 1 18 5 6 4 8 18 8 84 Tỷ lệ (%) 19,0 1,2 21,4 6,0 7,1 4,8 9,5 21,4 9,5 100,0 Nguồn : Kết quả phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 4.2.1.5. Thu nhập Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của các hộ dân sau dự án cũng khá đa dạng, trong đó thu nhập từ 5 triệu đến dưới 7 triệu và trên 11 triệu đồng là chiếm đa số, lần lượt là 20 người chiếm 23,8% và 21 người chiếm 25,0 %. Nguyên nhân chủ yếu là do gia đình có đông con nên tổng thu nhập của hộ khá cao hoặc do đầu tư cao cho giáo dục nên con cái tìm được việc có mức lương tốt. Mức thu nhập từ 3 triệu đến dưới 5 triệu, từ 7 triệu đến dưới 9 triệu và từ 9 triệu đến dưới 11 triệu lần lượt chiếm 15,5%, 20,2% và 13,1% trong tổng số người được phỏng vấn 43 Bảng 4.4: Thực trạng thu thu nhập của đối tượng phỏng vấn Chỉ tiêu Dưới 3 triệu Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu Từ 5 triệu đến dưới 7 triệu Từ 7 triệu đến dưới 9 triệu Từ 9 triệu đến dưới 11 triệu Trên 11 triệu Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2 13 20 17 11 21 84 2,4 15,5 23,8 20,2 13,1 25,0 100,0 Nguồn : Kết quả phân tích từ số liệu điều tra năm 2014 4.2.2. Thực trạng hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Trong 84 hộ điều tra có có 62 hộ ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, chiếm 73,8% trong tổng số hộ điều tra. Các hộ bị ảnh hưởng nhiều chủ yếu là do bị mất diện tích đất sản xuất quá lớn không được bồi thường thỏa đáng diện tích đất sản xuất phù hợp hoặc do tác động của các dự án tác động mạnh đến môi trường sinh sống làm việc dẫn đến thay đổi thu nhập. Trong 22 hộ dân còn lại đa phần không chịu ảnh hưởng nhiều từ dự án, chiếm 26,2% trong tổng hộ điều tra, đây phần lớn những hộ sống quanh vùng dự án nên có diện tích thu hồi rất nhỏ hoặc thu nhập không bị ảnh hưởng nhiều. 26,20% 73,80% Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.3 Thực trạng hộ dân chịu ảnh hưởng từ dự án 44 4.2.3. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong vùng dự án Trong 84 hộ điều tra có 53 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 63,1% trên tổng số hộ điều tra, có 15 hộ không không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 17,9% trên tổng số hộ điều tra. Còn lại 16 hộ dân chiếm 19% chủ yếu thuộc dự án chợ An Cư tuy có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do không được cấp từ việc thu hồi đất và bồi thường từ dự án nên không đưa vào 19,00% 17,90% 63,10% Có cấp QSD đất Chưa cấp QSD đất Có QSD đất Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.4 Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đất ruộng có 15 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất vườn có 29 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thổ cư có 9 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 6 hộ là đất ruộng, 9 hộ là đất vườn. Người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần lớn đều tập trung ở các dự án Khu tái định cư Cồn Khương và trường Đại học Y dược Cần Thơ. Điều này cho thấy công tác đền bù được thực hiện thỏa đáng. Tuy nhiên những hộ còn lại không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do công tác triển khai đền bù chậm trễ của các dự án trường Trung cấp Du lịch và khu nhà ở cho CBNVC trường Đại học Cần Thơ khiến người dân lâm vào cảnh khó khăn. 45 83.428 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 37.663 25.997 10.390 639 Đất ruộng Đất vườn Có cấp QSD đất Đất thổ cư Chưa cấp QSD đất Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.5 Loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các hộ được điều tra 4.2.4. Thực trạng về công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ninh Kiều Trong 84 hộ dân được khảo sát, thì có 68 hộ dân được thu hồi đất. Trong đó, các dự án thu hồi đất của người dân được sử dụng cho mục đích xây trường học chiếm nhiều nhất trong cơ cấu (47,06%), tiếp đến là cho mục đích xây dựng khu độ thị, tái định cư (39,71%),còn lại là xây dựng các công trình khác (13,24%). 13,24% Xây trường học, bệnh viện 47,06% Xây nhà ở, khu TĐC Khác 39,71% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014 Hình 4.6 Mục đích thu hồi đất ở các hộ điều tra 46 Qua bảng 4.7 ta thấy hầu hết đất đai bị thu hồi chủ yếu đất vườn và đất ruộng là chính. Trong đó, tổng diện tích đất ruộng được thu hồi là lớn nhất với tổng diện tích đất thu hồi là 109.425 m2 chiếm 69,2% trên tổng diện tích đất thu hồi với số tiền là 46.559,6 triệu đồng. Kế đến là đất ruộng có diện tích bị thu hồi là 48.053 m2 chiếm 30,4% diện tích đất thu với giá trị bồi thường là 21.998 triệu đồng. Chiếm một diện tích rất nhỏ là đất thổ cư, đất được thu hồi chỉ có 639 m 2 chiếm 0,4% trên tổng diện tích đất thu hồi với số tiền bồi thường là 328,6triệu đồng. Bảng 4.5: Công tác giải phóng và bồi thường Diện tích thu hồi Đất bị thu hồi Số tiền bồi thường Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (m2) (%) (triệu đồng) (%) Đất ruộng 48.053 30,4 21.998,0 31,9 Đất vườn 109.425 69,2 46.559,6 67,6 Đất thổ cư 639 0,4 328,6 0,5 Tổng 158.117 100,0 68886,2 100,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014  Những mặt khó khăn trong việc thu hồi và giải phóng mặt bằng Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội đất nước, Nhà nước tiến hành thu hồi đất và giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho người dân bị thu hồi đất ở địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa sắp xếp tái định cư bồi thường thỏa đáng, người dân còn khiếu nại về giá bồi thường về đất, hoa màu và vật kiến trúc, không chịu di dời nơi khác, làm chậm tiến độ của các dự án. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua lại nền tái định cư vì số tiền nhận được từ việc bồi thường quá thấp, mặc khác khi mua lại nền tái định cư thì tiền đóng lại cơ sở hạ tầng quá cao. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quyết tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng thu hồi khó khăn và kéo dài. 47 Tình trạng về đất đai thu hồi trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau: - Thứ nhất, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên thúc đẩy giá đất tăng cao, trong khi đó giá cả thu hồi trước sau không đồng nhất, dẫn đến các hộ dân chần chừ không tự giác tuân thủ chấp nhận giá đền bù với hy vọng càng kéo dài thời gian thì càng được bồi thường giá cao dẫn đến gây cản trở giải phóng mặt bằng. - Thứ hai, giá bồi thường đất, cây cối hoa màu và vật kiến trúc đối với dự án do nhà nước đầu tư thấp hơn nhiều so với giá thương thảo bồi hoàn các dự án do tư nhân đầu tư và các dự án phúc lợi công cộng xã hội do nhà nước đầu tư có sự chênh lệch về giá bồi hoàn, từ đó gây nhiều ảnh hưởng đến thời gian giải phóng mặt bằng, kéo dài tiến độ hoàn thành dự án so với kế hoạch. - Thứ ba, chính sách bồi thường thiệt hại hỗ trợ di dời và tái định cư của các dự án chỉ xem xét bồi thường các thiệt hại về vật chất như đất đai, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trong khi đó chưa xem xét bồi thường thiệt hại mất địa điểm thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, giảm thu nhập, mất việc làm do phải di chuyển chỗ ở và địa điểm kinh doanh. - Thứ tư, nhiều chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong khi chưa có chỗ tái định cư để bố trí cho các hộ thuộc diện phải di dời. Điều này không chỉ kéo dài thời gian chậm tiến độ giao mặt bằng thi công công trình mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân 4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN TRÊN QUẬN NINH KIỀU 4.3.1. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân phỏng vấn Nhìn chung thu nhập trung bình từ nhóm hộ hoạt động nông nghiệp là lớn nhất, trung bình mỗi hộ thu được 11,27 triệu đồng mỗi tháng, chiếm đến 32,22 % cơ cấu thu nhập. Thu nhập trung bình của các hộ có hoạt động từ nông nghiệp chủ yếu khá cao do đây là hoạt động truyền thống lâu đời của các hộ dân nên kinh nghiệm cũng với sự lành nghề đã giúp nâng cao số lượng cũng như chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, do các hộ làm nghề nông đa số đông con nên cũng góp phần giảm chi phí lao động, từ đó tăng thu nhập của hộ. Tuy nhiên, do đông con thu nhập trung bình của mỗi người thuộc hộ gia đình hoạt động nông nghiệp lại là nhỏ nhất trong các nhóm hộ còn lại, chỉ 1,02 48 triệu mỗi tháng. Trong khi đó thu nhập trung bình của các nhóm hộ hoạt động; làm công ăn lương thu được trung bình từ 8,14 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên do gia đình ít người và trình độ cao hơn nên thu nhập trung bình của mỗi người thuộc hộ gia đình làm công ăn lương lại cao nhất, khoảng 2,02 triệu đồng một người. Còn lại gồm nhóm hộ gia đình buôn bán, dịch vụ và nhóm khác có thu nhập trung bình mỗi tháng của hộ từ 7,6 – 7,8 triệu đồng. Sở dĩ thu nhập trung bình của các nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ khác là do tình hình kinh tế khó khăn nên cũng buôn bán cũng không lãi nhiều. Còn hộ gia đình thuộc nhóm khác dựa vào lương hưu trí hay tiền bồi thường làm thu nhập. Bảng 4.6: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập phân theo ngành nghề Chỉ tiêu Thu nhập trung bình/ hộ (triệu đồng/tháng) Cơ cấu thu nhập (%) Thu nhập trung bình/ người(triệu đồng/tháng Cơ cấu thu nhập (%) Từ hoạt động nông nghiệp 11,27 32,22 1,02 18,04 Từ buôn bán, dịch vụ 7,68 21,98 1,18 20,89 Làm công ăn lương 8,14 23,26 2,02 35,53 Khác 7,88 22,54 1,45 25,54 Tổng 34,97 100,00 6,00 100,00 Ghi chú: Khác gồm: thất nghiệp, nội trợ, hưu trí Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát năm 2014 4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập Sau khi tiến hành tham khảo một số đề tài về các yếu tố tác động đến thu nhập, ngoài các biến độc lập cơ bản như tuổi giới tính, trình độ chủ hộ, lao động chính, diện tích đất bị thu hồi… đề tài còn thêm vào 2 biến độc lập mới là trình trạng của dự án và thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp để phân tích sự tác động của các biến độc lập này đến thu nhập của hộ dân chịu tác động từ các dự án đầu tư. Mô hình có dạng sau: Y   0   1 D1   2 X 2   3 X 3   4 X 4   5 D5   6 D6   7 D7 49 - Y là tổng thu nhập của hộ gia đình sau dự án (đồng/hộ) - X1: tuổi chủ hộ (năm tuổi) - D2: giới tính chủ hộ (nam/nữ) - X3: trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học) - X4: diện tích bị thu hồi (m2) - X5: số lao động trong gia đình (người) - D6: tình hình vay vốn (có vay vốn/ không vay vốn) - D7: thu từ sản xuất nông nghiệp (thu từ sản xuất nông nghiệp/ thu từ hoạt động khác) - D8: tình trạng dự án (đã hoàn thành/ đang tiến hành) Sau khi tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS ta có được kết quả như sau: Bảng 4.7: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân Tên biến Ký hiệu Hằng số Hệ số β Mức ý nghĩa Sig 7057939,655 0,016 Hệ số phóng đại phương sai Tuổi chủ hộ X1 -36370,454 0,282 1,469 Giới tính chủ hộ D2 -1234671,216 0,172 1,238 Trình độ học vấn X3 194060,489 0,109 1,412 Diện tích thu hồi X4 210,491 0,093 1,438 Lao động chính X5 1290619,099 0,000 1,414 Vay vốn D6 -1041026,391 0,265 1,163 Thu từ SXNN D7 3159304,575 0,011 1,342 Tình trạng dự án D8 -1627993,273 0,071 1,305 Hệ số Sig.F Hệ số R2 Hệ số R2 điều chỉnh 0,000 0,446 0,387 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014 Ghi chú: Mức ý nghĩa α=10% 50 - Hệ số Sig.F= 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 10% suy ra phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa, biến Y (thu nhập) phụ thuộc vào các biến đã đưa vào mô hình và có thể suy rộng ra cho tổng thể. - Hệ số R2 = 44,6% ta có thể kết luận biến động của tổng thu nhập được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức độ 44,6%, phần còn lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác. - Hệ số phóng đại phương sai của mô hình (VIF) của cả 8 yếu tố đều nhỏ hơn 10 ta có thể kết luận mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Dựa vào bảng 4.7 ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau: Y = 7057939,655 - 36370,454X1 -1234671,216D2 + 194060,489X3 + 210,491X4 + 1290619,099X5 - 1041026,391D6 + 3159304,575D7 1627993,273 D8 Qua phương trình trên ta thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập và biến giả. Cụ thể là: - Biến tuổi chủ hộ (X1) có hệ số sig là 0,282 lớn hơn mức ý nghĩa 10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Biến giới tính chủ hộ (D2) có hệ số sig là 0,172 lớn hơn mức ý nghĩa 10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Biến trình độ học vấn (X3) có hệ số sig là 0,109 lớn hơn mức ý nghĩa 10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Biến vay vốn (D5) có hệ số sig là 0,265 lớn hơn mức ý nghĩa 10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy còn lại bốn biến ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân: - Biến diện tích bị thu hồi (X4) có hệ số sig là 0,093 nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% suy ra biến này có ý nghĩa về mặt thống kê. Với hệ số hồi quy là 210,491 cho thấy thu nhập của hộ dân có tương quan thuận với diện tích bi thu hồi, nghĩa là trong các điều kiện khác không đổi nếu diện tích đất bị thu hồi tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập sẽ tăng 210,491 đơn vị. Thật vậy trong thực tế diện tích đất bị thu hồi bị thu hồi càng nhiều thì số tiền được bồi thường cũng càng nhiều, đây là khoản tiền được nhà nước đền bù theo giá đất đã được sự đồng ý của chủ hộ và giá đền bù được tính theo m2. - Biến lao động chính (X5) có hệ số sig là 0,093 và hệ số hồi quy là 1290619,099 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 10%, biến này có tương 51 quan thuận với thu nhập, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu lao động tăng lên 1 người thì tổng thu nhập của hộ tăng lên 1290619,099 đồng. Điều này khá thực tế vì nếu lao động trong gia đình tăng lên thì số người tham gia tạo thu nhập của gia đình cũng sẽ nhiều lên. - Biến giả thu từ sản xuất nông nghiệp (D7) có hệ số sig là 0,011 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 10% cho thấy biến này có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số hồi quy 3159304,575 cho thấy thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tổng thu nhập của hộ. Điều này được giải thích như sau, do gần như các hộ dân bị thu hồi đất điều đã từng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc hoạt động khác có kèm theo hoạt động sản xuất nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi đất và được bồi thường thì một số hộ gia đình vẫn tiếp tục mua đất sản xuất nông nghiệp ở nơi khác và tiếp tục tham gia lao động tạo thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây là lí do làm tăng thu nhập của hộ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp - Biến giả tình trạng dự án (D8) có hệ số sig 0,071 có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 10%. Với hệ số hồi quy -1627993,273, ta có thể kết luận rằng dự án đã hoàn thành có mối quan hệ ngược chiều với tổng thu nhập của hộ. Nguyên nhân thu nhập của hộ dân giảm khi dự án đã hoàn thành một phần là do các hộ dân bị mất đất sản xuất làm giảm thu nhập thường xuyên của hộ, một phần cũng là do điều kiện sống, môi trường làm việc thay đổi dẫn đến thu nhập cũng thay đổi theo 4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN TRÊN QUẬN NINH KIỀU 4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Do đa số các biến trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) điều được đo lường bằng thang đo Likert nên ta cần kiểm định lại độ tin cậy của thang đo trước để đánh giá thang đo có thích hợp để phân tích hay không qua hệ số Cronbach’s Alpha. Ngoài ra, cần xem xét hệ số Crobach’s Alpha của từng biến, hệ số của biến nào quá nhỏ (< 0,3) thì biến đó sẽ bị loại bỏ. Cuối cùng là so sánh hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến bị loại bỏ so với hệ số Cronbach’s Alpha chung của mô hình, nếu biến nào bị loại bỏ mà tăng hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình lên thì nên xem xét loại bỏ biến đó. 52 Có 20 biến đánh giá CLCS được đưa vào mô hình 1. Độ an toàn của dự án 2. Quy hoạch của dự án 3. Tầm quan trọng của dự án 4. Tìm việc sau dự án 5. Người dân mới xung quanh 6. Khu vực sinh sống 7. Tự hào về dự án 8. Điều kiện giao thông nội bộ 9. Điều kiện giao thông công cộng 10. Khoảng cách đi làm 11. Khả năng cung cấp nước sạch 12. Khả năng cung cấp điện 13. Điều kiện môi trường tự nhiên 14. Điều kiện trường học 15. Điều kiện khám bệnh 16. Điều kiện mua sắm 17. Điều kiện văn hóa, tinh thần 18. Điều kiện an ninh 19. Điều kiện sản xuất kinh doanh 20. Diện tích nhà ở hiện nay Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với 19 biến ở trên, kết quả kiểm định cho hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình là 0,847 nghĩa là các biến đo lường trong mô hình tương đối tốt. Xem xét hệ số của từng nhân tố riêng rẽ, có 6 biến là: “quy hoạch của dự án, người dân mới xung quanh, khoảng cách đi làm, điều kiện trường học, điều kiện khám bệnh, điều kiện mua sắm,” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Vì vậy, 53 ta tiến hành loại bỏ 6 tiêu chí này và kiểm định lại độ tin cậy của thang đo lần hai Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CLCS lần 1 STT Biến cần kiểm định Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến 1 Độ an toàn của dự án 0,373 0,842 2 Quy hoạch của dự án 0,141 0,852 3 Tầm quan trọng của dự án 0,553 0,835 4 Tìm việc sau dự án 0,360 0,843 5 Người dân mới xung quanh 0,212 0,847 6 Khu vực sinh sống 0,622 0,831 7 Tự hào về dự án 0,506 0,836 8 Điều kiện giao thông nội bộ 0,606 0,832 9 Điều kiện giao thông công cộng 0,673 0,827 10 Khoảng cách đi làm 0,225 0,847 11 Khả năng cung cấp nước sạch 0,551 0,834 12 Khả năng cung cấp điện 0,421 0,840 13 Điều kiện môi trường tự nhiên 0,665 0,830 14 Điều kiện trường học 0,222 0,847 15 Điều kiện khám bệnh -0,246 0,862 16 Điều kiện mua sắm 0,106 0,851 17 Điều kiện an ninh 0,666 0,827 18 Điều kiện văn hóa, tinh thần 0,664 0,829 19 Điều kiện sản xuất kinh doanh 0,475 0,838 20 Diện tích nhà ở hiện nay 0,556 0,836 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014 Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 Kết quả kiểm định thang đo lần hai cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha là 0,880 và không có tiêu chí nào mà khi loại bỏ có thể làm cho hệ số 54 Cronbach’s Alpha của mô hình tăng lên. Các hệ số của từng tiêu chí đều ở mức phù hợp, vậy ta tiền hành phân tích nhân tố với 14 tiêu chí. Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CLCS lần 2 STT Biến cần kiểm định Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến 1 Độ an toàn của dự án 0,397 0,878 2 Tầm quan trọng của dự án 0,550 0,872 3 Tìm việc sau dự án 0,362 0,880 4 Khu vực sinh sống 0,655 0,867 5 Tự hào về dự án 0,481 0,875 6 Điều kiện giao thông nội bộ 0,557 0,871 7 Điều kiện giao thông công cộng 0,669 0,865 8 Khả năng cung cấp nước sạch 0,592 0,870 9 Khả năng cung cấp điện 0,442 0,877 10 Điều kiện môi trường tự nhiên 0,650 0,868 11 Điều kiện an ninh 0,652 0,866 12 Điều kiện văn hóa, tinh thần 0,648 0,867 13 Điều kiện sản xuất kinh doanh 0,505 0,874 14 Diện tích nhà ở hiện nay 0,608 0,871 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014 4.4.2. Phân tích nhân tố Để xác định các tiêu chí trên có thích hợp cho việc phân tích nhân tố không ta tiến hành kiểm định KMO and Bartlett's Test với giả thuyết H0: các tiêu chí dùng để tiến hành phân tích nhân tố không có sự tương quan với nhau. Nếu giá trị Sig = 0,00 < 0,10 = mức ý nghĩa, vậy giữa các tiêu chí dùng để tiến hành phân tích nhân tố có sự tương quan với nhau đồng nghĩa với việc có thể dùng các tiêu chí này để tiến hành phân tích nhân tố. Nếu kiểm định KMO và Bartlett's Test có giá trị nằm trong khoảng từ 0,5 – 1 nên có thể suy rộng ra cho tổng thể. 55 Phân tích nhân tố lần 1 Kết quả chia thành 4 nhóm nhân tố khác nhau và theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 4 nhân tố được rút trích ra và giải thích được 71,463% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, trong bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố, tiêu chí “Khu vực sinh sống” có hệ số (factor loading) là 0,482 (< 0,5), vì vậy, ta tiến hành loại bỏ biến này và tiếp tục phân tích nhân tố lần 2. Phân tích nhân tố lần 2 Sau khi loại bỏ biến “Khu vực sinh sống” và tiến hành phân tích nhân tố lần 2, kết quả chia thành 4 nhóm nhân tố khác nhau và giải thích được 72,740% sự biến thiên của dữ liệu. Thông qua kiểm định KMO and Bartlett's Test với giả thuyết H0: các tiêu chí dùng để tiến hành phân tích nhân tố không có sự tương quan với nhau, ta xác định có 13 tiêu chí đã liệt kê thích hợp cho việc phân tích nhân tố. Kết quả cho giá trị Sig = 0,00 < 0,10 = mức ý nghĩa, vậy giữa các tiêu chí dùng để tiến hành phân tích nhân tố có sự tương quan với nhau đồng nghĩa với việc có thể dùng các tiêu chí này để tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả giá trị kiểm định KMO và Bartlett's Test = 0,784 nằm trong khoảng từ 0,5-1 nên có thể suy rộng ra cho tổng thể. Hệ số tương quan giữa các biến trong ma trận này tương đối cao Dựa vào bảng 4.10, ta có kết quả phân nhóm nhân tố như sau: Nhóm 1: Lợi ích từ dự án (F1) - Tầm quan trọng của dự án - Tìm việc sau dự án - Điều kiện sản xuất kinh doanh - Tự hào về dự án Nhóm 2: Môi trường sống (F2) - Điều kiện giao thông nội bộ - Điều kiện môi trường tự nhiên - Điều kiện an ninh - Điều kiện văn hóa, tinh thần 56 Nhóm 3: Nhu cầu sinh hoạt (F4) - Khả năng cung cấp nước sạch - Khả năng cung cấp điện - Diện tích nhà ở hiện nay Nhóm 4: Đảm bảo từ dự án (F4) - Độ an toàn của dự án - Điều kiện giao thông công cộng Bảng 4.10: Kết quả ma trận nhân tố đã xoay Xoay nhân tố Tên biến 1 Tầm quan trọng của dự án 0,824 Tìm việc sau dự án 0,718 Điều kiện sản xuất kinh doanh 0,659 Tự hào về dự án 0,651 2 Điều kiện giao thông nội bộ 0,827 Điều kiện môi trường tự nhiên 0,746 Điều kiện an ninh 0,700 Điều kiện văn hóa, tinh thần 0,618 3 Khả năng cung cấp nước sạch 0,877 Khả năng cung cấp điện 0,857 Diện tích nhà ở hiện nay 0,703 Độ an toàn của dự án Điều kiện giao thông công cộng 4 0,897 0,609 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014 Với kết quả phân nhóm như trên ta có các trị số của các biến tổng hợp cho từng trường hợp quan sát như sau (chi tiết xem bảng “Component Score Coefficient Matrix” phụ lục 3 trang 89) F1 = 0,354* Tầm quan trọng của dự án + 0,347* Tìm việc sau dự án + 0,265* Điều kiện sản xuất kinh doanh + 0,276* Tự hào về dự án 57 F2 = 0,467* Điều kiện giao thông nội bộ + 0,358* Điều kiện môi trường tự nhiên + 0,317* Điều kiện an ninh + 0,238* Điều kiện văn hóa, tinh thần F3 = 0,410* Khả năng cung cấp nước sạch + 0,417* Khả năng cung cấp điện + 0,334* Diện tích nhà ở hiện nay F4 = 0,627*Độ an toàn của dự án + 0,330* Điều kiện giao thông công cộng 4.4.3. Mô hình hồi quy tuyến tính Nội dung phần này sẽ trình bày kết quả mô hình hồi quy nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đến mức độ hài lòng về CLCS của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Về xây dựng mô hình, đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội và sử dụng phương pháp Enter để đưa các biến độc lập vào mô hình. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố, ta có 4 yêu tố được đưa vào mô hình hồi quy như sau: Y   0   1 X 1   2 X 2  . 3 X 3   4 X 4 Trong đó: -Y: là biến chất lượng cuộc sống của hộ gia đình. Biến chất lượng cuộc sống được tính bằng trung bình cộng của 4 yếu tố đo lường mức độ hài lòng về CLCS là: mức sống hiện nay, đời sống tinh thần, môi trường xung quanh, điều kiện an ninh - X1: Lợi ích dự án - X2: Môi trường sống - X3: Nhu cầu sinh hoạt - X4: Đảm bảo từ dự án Sau khi tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS ta có được kết quả như sau: Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của hộ dân Tên biến Ký hiệu Hằng số Hệ số β Sig 3,098 0,000 Lợi ích dự án X1 0,359 0,000 Môi trường sống X2 0,495 0,000 Nhu cầu sinh hoạt X3 0,134 0,043 Đảm bảo từ dự án X4 0,264 0,000 58 Tên biến Ký hiệu Hệ số β Sig Hệ số Sig.F 0,000 Hệ số R2 0,579 Hệ số R2 điều chỉnh 0,558 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014 Ghi chú: Mức ý nghĩa α=10% - Hệ số Sig.F= 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 10% suy ra phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa, biến Y (chất lượng cuộc sống) phụ thuộc vào các biến đã đưa vào mô hình và có thể suy rộng ra cho tổng thể. - Hệ số R2 = 57,9% ta có thể kết luận biến động của chất lượng cuộc sống được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức 57,9%, phần còn lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác. Qua bảng 4.11, ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau: Y = 0,359X1 + 0,495X2 + 0,134X3 + 0,264X4 Qua phương trình trên ta thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập. Cụ thể là: - Biến môi trường sống (X2) có hệ số sig là 0,000 với mức ý nghĩa 10% thì Môi trường sống có tương quan thuận với CLCS, hệ số β2 = 0,495 nghĩa là khi mức độ hài lòng về nhân tố môi trường sống tăng lên 1 đơn vị thì CLCS sẽ tăng 0,495 đơn vị trong các điều kiện khác không đổi. Đây là biến có hệ số β lớn nhất trong mô hình, chứng tỏ rằng biến Môi trường sống có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng về CLCS của người dân. Vì thế để nâng cao CLCS của người dân, chúng ta cần tập trung nâng cao nhân tố này. Thực tế cho thấy người dân bị thu hồi đất và di dời thường được hỗ trợ ở môi trường sống tốt hơn khi được đảm bảo về mặt an ninh, giao thông cũng như điều kiện sống xung quanh thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng đáp ứng được những nhu cầu này. Vì vậy, cần đề ra các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao thêm CLCS. - Biến lợi ích dự án (X1) có hệ số sig là 0,000 với mức ý nghĩa 10% thì Lợi ích dự án có tương quan thuận với CLCS, hệ số β1 = 0,359 nghĩa là khi mức độ hài lòng về nhân tố lợi ích tăng lên 1 đơn vị thì CLCS sẽ tăng 0,359 đơn vị trong các điều kiện khác không đổi. Đây là biến có hệ số β lớn thứ hai 59 trong mô hình, chứng tỏ rằng biến lợi ích từ dự án có mức độ ảnh hưởng mạnh đến mức độ hài lòng về CLCS của người dân sau biến Môi trường sống. Khi các dự án đầu tư được diễn ra mà tạo sự thỏa mãn cao hơn về lợi ích cho các hộ dân hay nói cách khác là tạo điều kiện để người dân có việc làm hoặc điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn tạo ra thu nhập thì nó sẽ tạo sự hài lòng cao hơn về CLCS của người dân. Từ đó, người dân sẽ thấy được tầm quan trọng cũng như tự hào về dự án - Biến đảm bảo từ dự án (X4) hệ số sig là 0,000 với mức ý nghĩa 10% thì Đảm bảo từ dự án có tương quan thuận với CLCS, hệ số β4 = 0,264 nghĩa là khi mức độ hài lòng về sự đảm bảo từ các dự án tăng lên 1 đơn vị thì CLCS sẽ tăng 0,264 đơn vị trong các điều kiện khác không đổi. Như đã nói, khi dự án đem lại lợi ích càng nhiều thì càng nhận được sự đồng thuận của người dân. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu giao thông công cộng, khi dự án diễn ra cũng phải tiến hành đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh. Như vậy, người dân mới cảm thấy an toàn và ủng hộ dự án. - Biến nhu cầu sinh hoạt (X3) là biến có tác động đến mức độ hài lòng về CLCS nhỏ nhất trong 4 biến. Với hệ số hồi quy β3 = 0,134 cho thấy mối tương quan thuận giữa mức độ hài lòng về nhu cầu sinh hoạt đến CLCS. Với mức ý nghĩa 10%, trong các điều kiện khác không đổi khi mức độ hài lòng về nhu cầu sinh hoạt cua các hộ dân tăng lên 1 đơn vị thì CLCS sẽ tăng 0,134 đơn vị. Giải thích mức độ hài lòng về nhu cầu sinh hoạt tác động không lớn đến mức độ hài lòng về CLCS là do nhu cầu điện, nước là nhu cầu thiết yếu và cơ bản trong thành phố, vì vậy điều này không ảnh hưởng nhiều đến CLCS người dân. 4.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỊU TÁC ĐỘNG TỪ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU 4.5.1. Giải pháp nâng cao thu nhập 4.5.1.1. Cơ sở đề ra giải pháp Dựa vào kết quả phân tích có thể thấy được thu nhập của các hộ dân chịu nhiều ảnh hưởng đa phần từ những tác động của dự án. Đầu tiên phải nói đến là diện tích bị thu hồi của hộ, tuy diện tích thu hồi càng lớn thì số tiền bồi thường càng tăng điều này cũng dẫn đến tổng thu nhập của hộ tăng lên nhưng cũng chỉ là tạm thời. Thứ nhất, giá cả bồi thường không thỏa đáng sẽ không thể tạo thu nhập ổn định lâu dài cho hộ dân. Thứ hai, theo 60 kết quả phân tích cho thấy thu nhập từ hoạt động nông nghiệp cũng góp phần tăng thu nhập, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp lại bị thu hồi, điều này cũng khiến cho hộ dân mất đi phương tiện sản xuất, tạo ra thu nhập thường xuyên. Đến yếu tố con người, qua phân tích cũng cho thấy số lao động trong nhà càng tăng thì cũng đảm bảo tăng thu nhập cho toàn hộ. Vì vậy, các giải pháp được đề ra để tăng thu nhập mà đề tài mang đến gồm tạo điều kiện sản xuất và đào tạo nghề đa dạng 4.5.1.2. Giải pháp nâng cao thu nhập - Tạo điều kiện sản xuất: dựa vào ngành nghề trước đây mà các hộ dân đã tiến hành để thực hiện công tác hỗ trợ. Nếu hộ dân làm ruộng thì hỗ trợ sẵn đất sản xuất nông nghiệp theo một định mức hay làm buôn bán thì hỗ trợ nơi bán hàng hoặc vốn cho hộ dân. Nếu số tiền hỗ trợ vượt quá định mức thì có thể tiến hành cho vay tiền hoặc thuê mướn phương tiện sản xuất. - Đào tạo nghề đa dạng: qua quá trình phỏng vấn các hộ dân, đề tài có thể thấy được một số dự án có hỗ trợ đào tạo nghề. Tuy nhiên, rất ít hộ dân có tham gia đào tạo nghề hoặc chỉ tự bỏ tiền ra để thực hiện đào tạo. Nguyên nhân là ngành nghề đào tạo quá ít và không phù hợp với người dân. Vì vậy, chủ đầu tư cần có thể liên kết với trung tâm đào tạo nghề để hỗ trợ những hộ dân bị mất đất sản xuất hay buôn bán. Kết hợp nhiều tổ chức để giúp người lao động được đào tạo nghề và có việc làm mới. Điều này góp phần tăng thêm nguồn lao động trong gia đình. 4.5.2. Giải pháp nâng cao CLCS 4.5.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp Theo kết quả phân tích được, CLCS của người dân chịu ảnh hưởng bởi 4 nhóm yếu tố là môi trường sống, lợi ích từ dự án, đảm bảo từ dự án và nhu cầu sinh hoạt. Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ hài lòng của người dân về CLCS. Vì vậy các khu tái định cư cần tạo môi trường sống tốt và đảm bảo an ninh để người dân an tâm sinh sống Bên cạnh đó, việc làm, môi trường kinh doanh cũng góp phần không nhỏ đến CLCS của người dân vì đây chính là nguồn tạo thu nhập, vì vậy cần có công tác hỗ trợ đào tạo nghề đa dạng để giúp những người dân có việc làm mới để kiếm thêm thu nhập 61 Đảm bảo dự án luôn an toàn và cung cấp đầy đủ hệ thống giao thông thông qua hoạt động thanh tra, giám sát thường xuyên và giai đoạn phê duyệt dự án 4.5.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống - Chủ đầu tư cần kết hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo môi trường sống cho các hộ dân ở khu tái cư như hỗ trợ các khu công viên có dụng cụ thể thao, trường học, trạm xá... thông qua các nguồn vốn nhà nước. Người dân trong các khu có thể tự lập các tổ trât tự, an ninh với sự giám sát cho chính quyền địa phương. - Cần có chính sách đào tạo nghề đa dạng hay hỗ trợ đất sản xuất để giúp người dân tạo ra thu nhập. Kêu gọi những người thất nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hay bảo vệ địa phương để tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi. - Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động dự án có chấp hành các quy định về an toàn môi trường. Ưu tiên các dự án có khả năng đảm bảo nhiều lợi ích cho ngươi dân vùng quy hoạch như cung cấp hệ thống đường xá điện nước. 62 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Sau khi tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập và CLCS của các hộ chịu ảnh hưởng của dự án đầu tư, đề tài đã có những kết luận như sau: Về công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Giá bồi thường đất thường thấp hơn thị trường và không tính thêm các phần chênh lệch về thay đổi môi trường sống, việc làm nơi ở, đặt biệt là các dự án thuộc ngân sách nhà nước có giá bồi thường quá thấp khiến cho hộ dân không đủ bù đắp cho thiệt hại đã mất khi bị thu hồi. Chính sách bồi thường đôi khi chưa rõ ràng, thỏa đáng khiến người dân không hỗ trợ di dời. Mặt khác nhiều hộ dân cũng kéo dài thời gian với hy vọng tăng cao giá bán. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư thực hiện quy trình thu hồi đất trong khi chưa có khu tái định cư làm cho người dân không có nơi ở bắt buộc họ phải tiếp tục ở lại nhà cũ mặc dù đã bị thu hồi hoặc ở thuê, ở tạm. Điều này cũng kéo dài thời gian thu hồi đất, làm chậm tiến độ dự án Tuy nhiên, người dân cũng thu được ảnh hưởng tích cực từ dự án thông qua việc nhận tiền bồi thường dựa trên diện tích thu hồi. Theo kết quả phân tích cho thấy, diện tích thu hồi càng tăng thì thu nhập của hộ gia đình cũng tăng. Việc mất diện tích đất sản xuất tạo ra một phần lao động dư thừa cho xã hội. Mặc dù một số dự án có chính sách hỗ trợ việc làm nhưng lại không phù hợp khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp khi thu hồi đất. Điều này làm mất đi một phần lao động của gia đình, do đó, cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thu nhập của hộ dân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng giúp các hộ gia đình tăng thêm thu nhập. Đời sống sau dự án thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS của hộ dân. Các tác động của dự án ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến mức độ hài lòng của người dân về CLCS. Tác động từ môi trường sống xung quanh là mạnh mẽ nhất, muốn CLCS của người dân tốt hơn, dự án phải đảm bảo về môi trường tự nhiên, điều kiện về an ninh và tinh thần cũn như điều kiện giao thông. Ngoài ra các đảm bảo về lợi ích của dự án cũng giúp cho người dân được an tâm hơn từ đó cũng nâng cao CLCS. Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến CLCS là các nhu cầu sinh hoạt 63 hằng ngày, tuy không tác động quá mạnh nhưng những nhu cầu này vẫn phải đáp ứng đầy đủ để đảm bảo CLCS người dân. 5.2. KIẾN NGHỊ Đối với quận Ninh Kiều Cần có chính sách đền bù bồi thường hợp lý, nâng cao giá cả đền bù Giám sát chặt chẽ hoạt động của chủ đầu tư trong suốt các giai đoạn dự án để đảm bảo dự án được thực hiện đúng theo yêu cầu thỏa thuận Giới thiệu, hỗ trợ, liên kết chủ đầu tư với các cơ quan chức năng khác trong công tác hỗ trợ chủ đầu tư Đối với chủ đầu tư Cần có chính sách di dời, bồi thường rõ ràng, không mập mờ, gian lận Thực hiện đúng theo chính sách đã thỏa thuận với người dân Đối với các hộ dân di dời Chú trọng nhất tự thân người dân phải nâng cao được ý thức cải thiện thu nhập, việc làm của gia đình mình chứ không bị động chờ chính quyền sắp xếp. Người dân cần có ý thức nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp chuyên môn để chủ động tìm việc. Người dân nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù vào mục đích đầu tư nâng cao kỹ năng làm việc và mở rộng công việc làm ăn để cải thiện thu nhập. Ngoài ra người dân cần năng động đăng kí trong việc học nghề theo thời gian quy định khi chính quyền có chính sách để cải thiện thu nhập của người dân. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu Ngô Anh Nhân, 2011. Cải thiện tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. Mai Văn Nam và cộng sự, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Nguyễn Lê Quốc Thịnh, 2014. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Luận văn cử nhân. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Kim Thoa, 2003. Bàn về khái niệm chất lượng cuộc sống. Phước Minh Hiệp và Lê Thị Vân Đan, 2007. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. Sở kế hoạch đầu tư thành phố Cần Thơ, 2014. Kết quả rà soát các dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh tế- thương mại- du lịch- dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014. Trần Hoàng Tuấn, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 2633. Vũ Công Tuấn và cộng sự, 2002. Thẩm định dự án đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. R.C. Sharma, 1998. Population, Resources Environment and Quality of life. Delhi, India: Dhanpat Rai and Sons. 65 PHỤC LỤC PHỤC LỤC 1 BẢNG CÂU HỔI PHỎNG VẤN VỀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐÊN THU NHẬP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU Xin chào Ông (Bà), tôi tên là Nguyễn Lê Ngọc Tuyên sinh viên ngành Tài chính ngân hàng của Trường Đại Học Cần Thơ. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích tác động của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều”. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng và cũng như tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án, từ đó đề xuất các biện pháp tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đề tài được thực hiện với mục đích học tập không còn mục đích nào khác. Tôi xin cam đoan các câu trả lời của Ông (Bà) sẽ được bảo mật. Mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ông (Bà) để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Tên người phỏng vấn:…………………………………………….…Ngày:…./…./2014. I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ Q1. Họ và tên: .......................................................................................................... Q2.Tuổi: ................................................................................................................... Q3.Giới tính: (1) NAM (2) NỮ Q4.Ông (bà) học hết lớp mấy?: ................................................................................. Số điện thoại:…………………………………………………………………….. Địa chỉ: ................................... …... Nghề nghiệp của ông (bà) làm gì?(khoanh tròn) 1. Nông dân 2.Công nhân 3.Dịch vụ/buôn bán 4. Nội trợ 5. Lao động nông nghiệp 6. Cán bộ nhà nước 7. Làm thuê 8. Tiểu thủ công nghiệp 9. Học sinh 10. Hưu trí 11.Thất nghiệp 12.Nghề khác. II.THÔNG TIN DỰ ÁN Q5.Sự thay đổi điều kiện sản xuất và đời sống sinh hoạt của gia đình có bị ảnh hưởng bởi dự án không? 1. Có ảnh hưởng. 2. Không ảnh hưởng. Xin cho biết lý do:…………………………........ 66 Q6a. Xin ông (bà) cho biết tình hình dự án mà ông (bà) bị ảnh hưởng? (1) Dự án đã thực hiện (2) Dự án đang thực hiện (3) Dự án treo Q6b. Năm bắt đầu dự án: .......................................................................................... Q7a. Tổng diện tích đất của hộ (m2):......................................................................... Tổng diện tích đất của hộ bị thu hồi (m2) .......................................................... Q7b.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ): 1. Có 2. Không Q7cTên dự án: ......................................................................................................... Q7d.Thời gian dự án triển khai: ................................................................................ Q7e. Quyết định thu hồi đất:Số:………;Thời gian: ................................................... Q7f.Diện tích đất bị thu hồi. Trong đó: Diện tích ruộng ............................................ m2/Tổng số ........... m2; Số tiền: .......... Diện tích vườn ............................................. m2/Tổng số ........... m2; Số tiền: .......... Diện tích phi nông nghiệp ............................ m2/Tổng số ........... m2; Số tiền: .......... Diện tích thổ cư............................................ m2/Tổng số ........... m2; Số tiền: .......... Diện tích khác .............................................. m2/Tổng số ........... m2; Số tiền: .......... Q7g. Mục đích thu hồi đất 1. Làm cầu, đường giao thông, hoặc công trình xử lý nước thải 2. Xây dựng trường học, bệnh viện các công trình văn hóa khác 3. Xây dựng khu định cư hoặc khu đô thị, nhà ở Mục đích khác ................................................................................................ Q7h. Hình thức bồi thường khi thu hồi đất(xin ghi rõ). Trong đó: Bằng tiền: ...................................................................triệu đồng Bằng nền tái định cư:................................................... m2 Bằng đất: ..................................................................... m2 Q7i. Xin Ông (Bà) cho biết thời gian hoàn thành đền bù phần đất bị thu hồi:……………. A. TRƯỚC DỰ ÁN Q8.Xin ông (bà) cho biết sau khi bị thu hồi đất có ở khu tái định cư hay không? 1.Có ( tiếp câu 10, khỏi đánh câu 9) 2.Không. (tiếp câu 9, đánh những câu tiếp theo) Q9. Xin cho biết lý do nếu không có ở trong khu tái định cư? 1. Bán lại giá cao hơn giá thị trường 2. Diện tích nhỏ 3. Tốn thời gian cất nhà lại 4. Không thuận lợi cho việc kinh doanh 5. Lý do khác: ........................................................................................................... Q10: Số nhân khẩu hiện tại trong gia đình ông (bà): ………….người. 67 Trong đó có bao nhiêu người lao động chính:………….người. Q11. Xin cho biết thông tin từng người lao động của gia đình trước khi bị thu hồi đất? Trình Công Công việc Giới Trình độ Nơi làm Họ và tên độ học việc làm thêm tính chuyên môn việc vấn chính 1 2 3 4 5 6 7 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Cột 1: ghi họ tên người lao động trong gia đình Cột 2: nam ghi 1, nữ ghi 0 Cột 3: ghi lớp cụ thể Cột 4: đại học ghi 1; cao đẳng ghi 2;trung cấp ghi 3;học nghề ghi 4; trình độ khác ghi 5; không có trình độ chuyên môn ghi 0 Cột 5, cột 6: nông dân ghi 1; công nhân ghi 2; làm công việc hành chính ghi 3; mở cửa hàng và buôn bán nhỏ ghi 4; làm mướn ghi 5; xe ôm ghi 6; công việc khác ghi số 7; già yếu không làm việc được ghi số 8; không có việc làm (thất nghiệp) ghi 0 Cột 7: tại nhà ghi 1; trong quận Ninh Kiều 2; tại quận khác trong thành phố ghi 3; tỉnh/thành phố khác ghi 4 Q12: Xin ông (bà) cho biết về giá cả nhà nước bồi thường cho gia đình ông bà về đất, nhà và vật kiến trúc, cây cối, hoa màu như thế nào so với giá cả thị trường? (đánh dấu X vào ô lựa chọn, mỗi dòng chỉ chọn 1 ô) Tương Cao hơn đương Thấp Thấp Thấp hơn Tỷ lệ giá thị với giá hơn 1 hơn khá Các chỉ rất nhiều (%) Stt trường thi ít nhiều tiêu trường 1 2 3 4 5 1 Đất 2 Nhà và vật kiến trúc khác 3 Cây cối 68 hoa màu Q13. Xin ông (bà) cho biết vị trí đất hoặc nhà ở khu tái định cư mà ông (bà) được nhận so với khu ở cũ có điều kiện sinh sống như thế nào? (Đánh dâu X vào ô lựa chọn, mỗi dòng chỉ 1 ô) Tương STT Điều kiện ở khu tái định cư Tốt hơn Xấu hơn đương 1 Điều kiện giao thông nội bộ 2 Điều kiện giao thông công cộng 3 Khoảng cách đến nơi làm việc 4 Cung cấp nước sạch 5 Cung cấp điện 6 Môi trường tự nhiên 7 Điều kiện trường học 8 Điều kiện khám chữa bệnh 9 Điều kiện mua sắm 10 Điều kiện an ninh 11 Điều kiện văn hóa, tinh thần 12 Điều kiện sản xuất kinh doanh 13 Diện tích nhà ở B. SAU DỰ ÁN Q14.Xin ông (bà) cho biết việc thu hồi đất đai có ảnh hưởng như thế nào đến phần diện tích đất đai còn lại? (mỗi dòng đánh dấu (X) vào cột lựa chọn). Không ảnh hưởng Các chỉ tiêu Thuận lợi(1) ảnh hưởng xấu (3) (2) Nhà, đất ở Đất sản xuất 69 Q15.Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng tiền bồi thường của gia đình như thế nào? Số tiền (triệu Ghi Stt Nội dung đồng) chú Nguồn thu I Tổng số tiền nhận được từ bồi thường đất, nhà và cây cối hoa màu II Sử dụng số tiền bồi thường vào các mục đích sau: 1 Mua đất để sản xuất 2 Mua đất ở hoặc nhà ở để dành chưa sử dụng đến Mua nhà, đất hoặc xây dựng sửa chữa nhà để ở , 3 trả tiền nền tái định cư 4 Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp 5 Đầu tư cho sản xuất kinh doanh(phi nông nghiệp) 6 Mua xe máy phục vụ việc đi lại, sinh hoạt 7 Mua xe ô tô phục vụ việc đi lại, sinh hoạt 8 Mua các phương tiện sinh hoạt khác trong gia đình 9 Mua xe máy, phương tiện máy móc kinh doanh 10 Đầu tư học hành học nghề mới 11 Cho vay, gửi tiết kiệm 12 Chi xài vào các hoạt động không hữu ích 13 Sử dụng vào mục đích khác Q16. Xin ông (bà) cho biết tình hình việc làm và thu nhập của lao động trong gia đình hiện tại sau khi bị thu hồi đất? năm…………. 70 Trình Họ Giới độ và Tuổi tính chuyên tên môn 1 2 3 4 Công việc chính 5 Công việc làm thêm 6 Nơi làm việc 7 Số tháng làm việc 8 Thời gian Tiền lương/ không có tháng So với trước dự án (%) việc làm (khoanh tròn khoảng tăng hay giảm) 9 10 11 Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; >80% 1. 2. 3. 4. 5. 6 7. 71 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; 60-80%; Q17.Xin ông (bà) cho biết hiện tại mỗi tháng ông (bà) chi tiêu bao nhiêu?........................... So với trước dự án: Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Q18.Xin ông (bà) cho biết sau khi bị thu hồi đất thì lao động trong gia đình có tham gia đào nghề hay không? 1.Có ( tiếp câu 20) 2.Không. (trả lời câu 19, tiếp câu 29 ) Q19. Tình hình việc làm sau khi lao động trong gia đình ông (bà) học nghề xong? 1. Có việc làm ngay tại các DN/công ty tại địa phương 2. ......... có việc làm sau 1 – 3 tháng ............. có việc làm sau 3 – 6 tháng ............. có việc làm sau 6 – 9 tháng ............. có việc làm sau 9 – 12 tháng 3. Tự mở cơ sở để làm ăn (tại địa phương/ nơi khác) 4. Thất nghiệp (trên 12 tháng sau khi học nghề xong mà không có việc làm thích hợp) 5. Đi đến tỉnh khác để tìm việc làm phù hợp 6. Khác: ............................................................................................................................... Q20. Lao động có việc làm đúng với nghề đã học không? 1. Có 2. Không. Lý do: ................................................................................................................. Q21.Xin ông (bà) cho biết những lý do người lao động bị thu hồi đất không tìm được việc làm mới 1 Không có việc gì để làm 2 Việc làm không phù hợp với trình độ của người lao động 3 Người lao động không chấp nhận công việc 4 Lý do khác (xin ghi rõ lý do):............................................................................................ Q22. Gia đình có dự kiến gì về việc làm cho các thành viên trong gia đình trong thòi gian tới không? (Ví dụ: cho con đi học nghề, đầu tư buôn bán, làm ăn…) ............................ Q23.Ông (bà) có hài lòng về điều kiện sống (tài chính) của gia đình hiện nay so với trước khi nhà nước giải tỏa? 1. Rất hài lòng 2.Hài lòng 3.Tạm 4. Không hài lòng 5 .Thất vọng Q24.Những khó khăn ông (bà) gặp phải trong việc nâng cao thu nhập của gia đình 1.Diện tích canh tác ít 2.Cơ sở hạ tầng kém 3. Vị trí đất (nhà) mới không thích hợp. Q25.Theo ông (bà) ảnh hưởng tích cực của dự án:(xin ghi rõ) Q25a. Về thu nhập ............................................................................................................... Q25b. Về sản xuất nông nghiệp ........................................................................................... Q25c. Về sản xuất phi nông nghiêp (cụ thể) ......................................................................... Q25d. Về việc làm ............................................................................................................... Q25e. Về cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ Q25f. Về tái định cư ............................................................................................................ Q25g. Khác: ....................................................................................................................... Q26. Theo ông (bà) ảnh hưởng tiêu cực của dự án: (xin ghi rõ) Q26a. Về thu nhập ............................................................................................................... 72 Q26b. Về sản xuất nông nghiệp ........................................................................................... Q26c. Về sản xuất phi nông nghiêp (cụ thể) Q26d. Về việc làm ................................................................................................................................. Q26e. Về cơ sở hạ tầng .......................................................................................................................... Q26f. Về tái định cư .............................................................................................................................. Q26g. Khác: ......................................................................................................................................... Q27.Mong muốn, kiến nghị của gia đình về chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trong thời gian sắp tới. Stt Những kiến nghị về chính sách bồi thường Đánh dấu X 1 Bồi thường bằng tiền với giá cả bồi thường về đất, vật kiến trúc, cây cối hoa màu sát với giá thị trường,hoặc theo giá thị trường, và bán nền tái định cư theo giá thị trường hoặc tự kiếm chỗ ở, đất sản xuất. 2 Giá bồi thường về đất sử dụng không tranh chấp, không lấn chiếm (nhưng không có sổ đỏ bằng khoán) bằng với giá bồi thường về đất có sổ đỏ 3 Đổi đất lấy đát có điều kiện sinh lợi hoặc điều kiện sản xuất, sinh hoạt tương đương 4 Có chính sach về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương 5 Có chính sách trợ cấp thất nghiệp,bảo trợ xã hội cho nông dân trên 45 tuổi không có trình độ đào tạo và tìm việc mới 6 Có chính sách thỏa đáng về tái định cư và hỗ trợ di dời ổn định cuộc sống 7 Chính quyền có chính sách tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cải thiện sinh kế của người dân Kiến nghị của ông (bà), để gia đình ông (bà) có cuộc sống tốt hơn …………………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………………… … III.THÔNG TIN TÍN DỤNG Q28. Trong năm 2014, Ông (Bà) có vay tiền từ: 1. Các NH, quỹ tín dụng nhân dân 2. Các tổ chức xã hội đoàn thể 73 3. Tín dụng phi chính thức Q29. Nếu không vay từ các NH và Quỹ tín dụng nhân dân thì nguyên nhân là: Q29.1 Không muốn vay do (có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời) 1 – Không có nhu cầu 2 – Chưa từng vay vôn ở NH 3 – Sô tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 – Thời hạn vay quá ngắn 5 – Chi phí vay quá cao 6 – Thủ tục qua rườm rà 7 – Không thích thiếu nợ 8 – Phải chờ đợi lâu không kịp cho thời vụ 9 – Không có khả năng trả nợ 10 – Khác (ghi rõ): ……………………… Q29.2 Muốn vay, nhưng không vay được do (có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời) 1 – Không có tài sản thế chấp 2 – Không được bảo lãnh 3 – Không biết vay ở đâu 4 – Không quen cán bộ tín dụng 5 – Không lập được kế hoạch xin vay được chấp nhận 6 – Không biêt thủ tục xin vay 7 – Không được vay mà không rõ lý do 8 – Có khoảng vay quá hạn 9 – Khác (ghi rõ) :……………………… Q30. Nếu không vay ở các tổ chức xã hội, đoàn thể thì nguyên nhân là: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 74 ………………………………………………………………………………… Q31. Nếu không vay tín dụng chính thức thì nguyên nhân là: …………………………………………………………..…………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Q32. Thông tin về hoạt động cho vay trong năm 2014 Sô tiền Thời Sô tiền Lãi suất Vay hạn TT Nguồn vay Xin vay (%/năm được vay( (tr.đ) ) (tr.đ) năm) 1 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 4 4.1 4.2 4.3 4.4 5 Chính thức Các NH Được ưu đãi Không được ưu đãi Quỹ tín dụng nhân dân Được ưu đãi Không được ưu đãi Khác (ghi rõ) Bán chính thức Hội nông dân Hộ phụ nữ Đoàn thanh niên Khác (ghi rõ) Phi chính thức (PCT) 75 Có thế chấp không ) Chi phí vay (tr.đ) Mục đích sử dụng TT Nguồn vay 5.1 Người cho vay PCT 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 Sô tiền Xin vay (tr.đ) Sô tiền Vay được (tr.đ) Lãi suất (%/năm ) Thời hạn vay( năm) Có thế chấp không ) Chi phí vay (tr.đ) Mục đích sử dụng Thương lái Hụi Người thân, bạn bè Người cho thuê đất Mua chịu vật tư Khác (ghi rõ) Ghi chú: Chi phí vay bao gồm các khoảng chi phí đi lại để nộp đơn vay vốn, số tiền chi cho cán bộ tín dụng (nếu có), chi phí mua hồ sơ, lệ phí công chứng, chứng thực, chi phí đi lại,.. Q33. Làm thế nào để Ông (Bà) có thông tin về việc vay vốn ? (đánh dấu X vào ô thích hợp, có thể chọn nhiều hơn 1 tiêu thức) Các tổ NH và quy chức Tín dụng Ghi TT Tiêu thức tín dụng xã hội, phi chú Nhân dân đoàn chính thức thể 1 Từ chính quyền địa phương 2 Từ các tổ chức tín dụng 3 Từ người thân 4 Từ TV, báo đài, tạp chí,… 5 Tự tìm thông tin 6 Khác (ghi rõ) 76 Q34. Số lần Ông (Bà) vay cho đến cuối năm 2014 và thời điểm vay lần đầu: Số lần vay Thời điểm tính từ vay lần TT Nguồn tín dụng lần đầu đến đầu cuối năm 2014 (tháng/năm) 1 Các NH và quỹ tín dụng nhân dân 2 Các tổ chức xã hội đoàn thê 3 Hình thức tín dụng phi chính thức T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 Q35. Vui lòng cho biết các thuận lợi khi vay tiền từ các nguồn sau: NH và Hình thức Các tổ chức qũy tín dụng tín dụng phi Tiêu thức xã hội đoàn nhân dân chính thức thể (đúng/sai) (đúng/sai) (đúng/sai) Thủ tục đơn giản Thời gian chờ đợi ít Chi phí vay thấp Tự do sử dụng tiền Không cần thế chấp Gần nhà Trả nợ linh hoạt Không giới hạn số tiền vay Lãi suất thấp (%) Khác (ghi rõ) Ghi chú Q36. Ông (Bà) có từng sai hẹn trả nợ các tổ chức tín dụng? 1 – Không ; 2 – Có. Nếu có, số lần sai hẹn là: ………. lần. Q37. Nếu có sai hẹn thì nguyên nhân là: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 77 Q38. Đánh giá chung của ông (bà) về mức độ hài lòng về CLCS hiện nay khi có dự án: STT Tên yếu tố Mức độ đồng ý Rất Không Tạm Khá Rất không hài lòng chấp hài hài hài lòng (2) nhận lòng lòng ( 1) (3) (4) (5) 1 Mức sống hiện nay khi có dự án (thu nhập, nhà cửa, đất đai, tài sản…) 2 Đời sống tinh thần ( vui chơi, giải trí, tự hào…) hiện nay khi có dự án 3 Môi trường xung quanh hiện nay khi có dự án (cảnh quan, mức độ ô nhiểm…) 4 Công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội như trong khu vực sinh sống có dự án. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH CỘNG TÁC GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)! 78 PHỤC LỤC 2 THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐÁP VIÊN Ho dan bi anh huong tu du an Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bi anh huong 22 26,2 26,2 26,2 Co anh huong 62 73,8 73,8 100,0 Total 84 100,0 100,0 Gioitinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nu 31 36,9 36,9 36,9 Nam 53 63,1 63,1 100,0 Total 84 100,0 100,0 trinh do hoc van ma hoa lai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Biet doc biet viet Valid 3 3,6 3,6 3,6 cap 1 27 32,1 32,1 35,7 cap 2 29 34,5 34,5 70,2 cap 3 25 29,8 29,8 100,0 Total 84 100,0 100,0 GiayQSDD Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Missing Total Khong co giay QSD dat 15 17,9 22,1 22,1 Co giay QSD dat 53 63,1 77,9 100,0 Total 68 81,0 100,0 System 16 19,0 84 100,0 tuoi ma hoa lai 79 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tuoi < 40 10 11,9 11,9 11,9 tuoi tu (40-49) 10 11,9 11,9 23,8 tuoi tu (50-59) 25 29,8 29,8 53,6 tuoi tu (60-69) 21 25,0 25,0 78,6 tuoi tu (70-79) 12 14,3 14,3 92,9 6 7,1 7,1 100,0 84 100,0 100,0 tuoi > 80 Total Nghenghiep Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent nong dan 16 19,0 19,0 19,0 cong nhan 1 1,2 1,2 20,2 buon ban 18 21,4 21,4 41,7 noi tro 5 6,0 6,0 47,6 CBNN 6 7,1 7,1 54,8 lam thue 4 4,8 4,8 59,5 huu tri 8 9,5 9,5 69,0 18 21,4 21,4 90,5 khac 8 9,5 9,5 100,0 Total 84 100,0 100,0 Valid that nghiep Thu nhap ma hoa lai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Duoi 3 trieu Valid 2 2,4 2,4 2,4 Tu 3 trieu den duoi 5 trieu 13 15,5 15,5 17,9 Tu 5 trieu den duoi 7 trieu 20 23,8 23,8 41,7 Tu 7 trieu den duoi 9 trieu 17 20,2 20,2 61,9 Tu 9 trieu den duoi 11 trieu 11 13,1 13,1 75,0 Tren 11 trieu 21 25,0 25,0 100,0 Total 84 100,0 100,0 80 PHỤC LỤC 3 KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY THU NHẬP a Variables Entered/Removed Model Variables Entered Variables Method Removed Tinh trang du an, Trinh do hoc van, Lao dong, Vay 1 von, Gioi tinh chu . Enter ho, Thu tu SXNN, Dien tich bi thu b hoi, Tuoi chu ho a. Dependent Variable: Thu nhap b. All requested variables entered. b Model Summary Model R R Square a 1 ,668 Adjusted R Std. Error of the Square Estimate ,446 ,387 Durbin-Watson 3556298,541 2,075 a. Predictors: (Constant), Tinh trang du an, Trinh do hoc van, Lao dong, Vay von, Gioi tinh chu ho, Thu tu SXNN, Dien tich bi thu hoi, Tuoi chu ho b. Dependent Variable: Thu nhap a ANOVA Model 1 Sum of Squares df Mean Square Regression 764185075417969,500 8 95523134427246,190 Residual 948544448391554,200 75 12647259311887,390 Total 1712729523809523,800 F 7,553 Sig. 83 a. Dependent Variable: Thu nhap b. Predictors: (Constant), Tinh trang du an, Trinh do hoc van, Lao dong, Vay von, Gioi tinh chu ho, Thu tu SXNN, Dien tich bi thu hoi, Tuoi chu ho 81 b ,000 a Coefficients Model Unstandardized Coefficients Standardized T Sig. 90,0% Confidence Interval for B Collinearity Statistics Lower Bound Tolerance Coefficients B (Constant) 7057939,655 2875451,666 -36370,454 33584,258 -1234671,216 Beta Upper Bound VIF 2,455 ,016 2269089,491 11846789,818 -,113 -1,083 ,282 -92302,530 19561,622 ,681 1,469 894547,588 -,132 -1,380 ,172 -2724473,467 255131,034 ,808 1,238 194060,489 119564,575 ,166 1,623 ,109 -5065,387 393186,366 ,708 1,412 210,491 123,604 ,175 1,703 ,093 4,638 416,345 ,696 1,438 Lao dong 1290619,099 319757,629 ,412 4,036 ,000 758086,631 1823151,568 ,707 1,414 Vay von -1041026,391 926156,583 -,104 -1,124 ,265 -2583471,065 501418,282 ,860 1,163 3159304,575 1206135,329 ,261 2,619 ,011 1150576,194 5168032,956 ,745 1,342 -1627993,273 888789,745 -,180 -1,832 ,071 -3108206,266 -147780,280 ,766 1,305 Tuoi chu ho Gioi tinh chu ho Trinh do hoc van 1 Std. Error Dien tich bi thu hoi Thu tu SXNN Tinh trang du an a. Dependent Variable: Thu nhap 82 KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY CLCS Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 Case Processing Summary N Valid Cases a Excluded Total % 84 98,8 1 1,2 85 100,0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha ,847 20 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Mucdoantoan Quyhoach Tamquantrong Timviec Nguoidanmoi Khuvucsinhsong Tuhao dkgtnoibo dkgtcc kclamviec nuocsach dien dkmttunhien dktruonghoc 61,33 61,31 61,95 61,99 61,37 61,27 61,77 60,85 60,68 61,44 61,64 61,64 61,23 61,50 92,104 95,132 88,962 90,687 96,573 86,346 88,249 86,446 81,426 95,261 83,076 88,184 86,731 94,614 Correlation ,373 ,141 ,553 ,360 ,212 ,622 ,506 ,606 ,673 ,225 ,551 ,421 ,665 ,222 Deleted ,842 ,852 ,835 ,843 ,847 ,831 ,836 ,832 ,827 ,847 ,834 ,840 ,830 ,847 dkkhambenh dkmuasam dkanninh dktinhthan dksxkd dtnhao 60,67 60,50 61,37 61,42 62,39 62,35 102,129 96,566 82,187 85,644 87,350 90,566 -,246 ,106 ,666 ,664 ,475 ,556 ,862 ,851 ,827 ,829 ,838 ,836 83 Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 Case Processing Summary N Valid Cases a Excluded Total % 84 98,8 1 1,2 85 100,0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha ,880 14 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted Mucdoantoan 40,12 79,166 ,397 ,878 Tamquantrong 40,74 76,653 ,550 ,872 Timviec 40,77 78,153 ,362 ,880 Khuvucsinhsong 40,06 73,647 ,655 ,867 Tuhao 40,56 76,346 ,481 ,875 dkgtnoibo 39,63 75,079 ,557 ,871 dkgtcc 39,46 69,698 ,669 ,865 nuocsach 40,43 70,224 ,592 ,870 dien 40,43 75,453 ,442 ,877 dkmttunhien 40,01 74,759 ,650 ,868 dkanninh 40,15 70,566 ,652 ,866 dktinhthan 40,20 73,778 ,648 ,867 dksxkd 41,18 74,534 ,505 ,874 dtnhao 41,13 77,465 ,608 ,871 84 Kết quả phân tích nhân tố Descriptive Statistics Mean 3,33 Std. Deviation ,841 Analysis N 84 Tamquantrong 2,71 ,872 84 Timviec 2,68 1,032 84 Tuhao 2,89 1,006 84 dkgtnoibo 3,82 1,008 84 dkgtcc 3,99 1,294 84 nuocsach 3,02 1,380 84 dien 3,02 1,172 84 dkmttunhien 3,44 ,910 84 dkanninh 3,30 1,249 84 dktinhthan 3,25 ,992 84 dksxkd 2,27 1,144 84 dtnhao 2,32 ,731 84 Mucdoantoan KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square df Bartlett's Test of Sphericity 546,630 78 Sig. ,000 Communalities Initial 1,000 Extraction ,851 Tamquantrong 1,000 ,754 Timviec 1,000 ,520 Tuhao 1,000 ,677 dkgtnoibo 1,000 ,778 dkgtcc 1,000 ,849 nuocsach 1,000 ,871 dien 1,000 ,785 dkmttunhien 1,000 ,746 dkanninh 1,000 ,663 dktinhthan 1,000 ,723 dksxkd 1,000 ,553 dtnhao 1,000 ,687 Mucdoantoan ,784 Extraction Method: Principal Component Analysis. 85 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Total Extraction Sums of Squared Loadings % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % 1 5,196 39,972 39,972 5,196 39,972 39,972 2,667 20,518 20,518 2 1,867 14,359 54,331 1,867 14,359 54,331 2,654 20,416 40,934 3 1,299 9,990 64,321 1,299 9,990 64,321 2,523 19,411 60,345 4 1,094 8,419 72,740 1,094 8,419 72,740 1,611 12,395 72,740 5 ,734 5,647 78,387 6 ,673 5,173 83,560 7 ,528 4,064 87,624 8 ,441 3,396 91,020 9 ,315 2,425 93,445 10 ,297 2,283 95,728 11 ,237 1,820 97,548 12 ,166 1,279 98,827 13 ,153 1,173 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. 86 a Component Matrix Component 1 2 3 4 dktinhthan ,741 ,106 -,333 -,226 dkgtcc ,736 -,373 ,400 -,088 dkmttunhien ,734 ,071 -,226 -,389 dkanninh ,725 ,152 ,112 -,319 dtnhao ,682 -,159 -,298 ,328 nuocsach ,672 -,557 -,134 ,302 dkgtnoibo ,643 -,153 ,245 -,530 Tamquantrong ,626 ,574 ,018 ,181 dksxkd ,603 ,300 -,247 ,195 Tuhao ,546 ,482 ,348 ,158 dien ,531 -,633 -,271 ,170 Timviec ,435 ,500 -,114 ,260 Mucdoantoan ,431 -,164 ,726 ,332 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 4 components extracted. a Rotated Component Matrix Component 1 2 3 4 Tamquantrong ,824 ,231 ,015 ,144 Timviec ,718 ,047 ,050 ,006 Tuhao ,659 ,218 -,110 ,428 dksxkd ,651 ,201 ,293 -,051 -,013 ,827 ,118 ,282 dkmttunhien ,322 ,746 ,267 -,117 dkanninh ,357 ,700 ,101 ,191 dktinhthan ,430 ,618 ,357 -,172 nuocsach ,075 ,183 ,877 ,250 -,088 ,196 ,857 ,063 dtnhao ,410 ,153 ,703 ,043 Mucdoantoan ,131 ,041 ,163 ,897 dkgtcc ,021 ,550 ,419 ,609 dkgtnoibo dien Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. 87 Component Score Coefficient Matrix Component 1 2 3 4 Mucdoantoan ,016 -,160 -,008 ,627 Tamquantrong ,354 -,062 -,076 ,039 Timviec ,347 -,145 ,000 -,036 Tuhao ,265 -,042 -,165 ,267 dkgtnoibo -,208 ,467 -,153 ,085 dkgtcc -,148 ,169 ,044 ,330 nuocsach -,033 -,135 ,410 ,072 dien -,110 -,061 ,417 -,057 dkmttunhien -,009 ,358 -,022 -,223 dkanninh ,010 ,317 -,132 ,022 dktinhthan ,074 ,238 ,059 -,258 dksxkd ,276 -,081 ,104 -,117 dtnhao ,153 -,163 ,334 -,072 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Component Scores. Component Score Covariance Matrix Component 1 2 3 4 1 1,000 ,000 ,000 ,000 2 ,000 1,000 ,000 ,000 3 ,000 ,000 1,000 ,000 4 ,000 ,000 ,000 1,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Component Scores. 88 Kết quả chạy hồi quy hàm CLCS a Variables Entered/Removed Model Variables Entered Variables Method Removed Dam bao tu du an, Nhu cau sinh 1 hoat, Moi truong . Enter song, Loi ich du b an a. Dependent Variable: CLCS b. All requested variables entered. b Model Summary Model R R Square a 1 ,761 Adjusted R Std. Error of the Square Estimate ,579 ,558 Durbin-Watson ,5934 1,855 a. Predictors: (Constant), Dam bao tu du an, Nhu cau sinh hoat, Moi truong song, Loi ich du an b. Dependent Variable: CLCS a ANOVA Model 1 Sum of Squares df Mean Square Regression 38,309 4 9,577 Residual 27,818 79 ,352 Total 66,127 83 F 27,198 a. Dependent Variable: CLCS b. Predictors: (Constant), Dam bao tu du an, Nhu cau sinh hoat, Moi truong song, Loi ich du an 89 Sig. b ,000 a Coefficients Model Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients B (Constant) 1 Std. Error 3,098 ,065 Loi ich du an ,359 ,065 Moi truong song ,495 Nhu cau sinh hoat Dam bao tu du an t Sig. Beta 90,0% Confidence Interval for B Lower Bound Upper Bound Collinearity Statistics Tolerance VIF 47,852 ,000 2,990 3,206 ,402 5,511 ,000 ,251 ,467 1,000 1,000 ,065 ,554 7,596 ,000 ,386 ,603 1,000 1,000 ,134 ,065 ,150 2,059 ,043 ,026 ,242 1,000 1,000 ,264 ,065 ,296 4,059 ,000 ,156 ,373 1,000 1,000 a. Dependent Variable: CLCS 90 [...]... Phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng của các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 2: Phân tích tác động của việc thu hồi đất từ các dự án ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 3: Phân tích tác động. .. đến hàng ngàn ha và có hơn 10.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án này Trong đó, số lượng lớn hộ dân vùng quy hoạch phải di dời, cần tái định cư và thay đổi nghề nghiệp, môi trường sống Để tìm hiểu tác động của các dự án như thế nào đến người dân, em chọn đề tài: Phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều 1 1.2 MỤC... các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều - Sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích thực trạng thu hồi đất tác động đến thu nhập của hộ dân trong vùng dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều - Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhóm nhân tố đánh giá chất lượng cuộc sống Sau đó thông qua mô hình hồi quy để đánh giá nhóm yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hộ dân. .. cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng triển khai dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của 2 người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Tác giả chọn phương pháp thu mẫu thu n tiện và tiến hành thu được 104 quan sát Sau khi phân tích tiến hành phân tích nhân... tích tác động của dự án ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hộ dân trên địa bàn quận Ninh Kiều - Mục tiêu 4: Đề ra giải pháp nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của các hộ dân xung quanh vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại các hộ dân chịu ảnh hưởng tự các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều 1.3.2 Thời... đến CLCS của người dân sống trong khu vực nghiên cứu Huỳnh Vạn Nhựt Anh, 2013, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong vùng dự án quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” Mục tiêu của dự án là phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Tác giả lựa chọn phương pháp thu mẫu thu n tiện và tiến hành thu được 60 quan... động phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp và môi trường Việc đánh giá tác động giúp giải thích các phạm vi, mức độ ảnh hưởng mà những hoạt động phát triển gây ra cho dân nghèo và những tác động lớn lao của chúng với phúc lợi của người dân (PGS TS Mai Văn Nam, 2009) 2.1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá của dự án đầu tư Phần tác động của dự án đã đề cập đến việc đánh giá tác động của dự án. .. tiêu chí để đánh giá CLCS của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều, Cần Thơ Hai mươi tám tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống bao gồm: - Giá trị nhà cửa và đất đai - Có nhiều nơi vui chơi giải trí hơn 19 - Có cơ hội được vui chơi giải trí có chất lượng - Sinh hoạt cá nhân hàng ngày tốt hơn - Chất lượng cuộc sống cá nhân tốt hơn - Thu nhập của người dân thay đổi... của hộ dân trong vùng dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều - Dựa trên những kết quả phân tích để đề ra giải pháp nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của hộ dân 2.2.2.2 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Có hai phương pháp so sánh là: - Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối... chí phân thành 6 nhóm nhân tố: lợi ích tinh thần, lợi ích mức sống, chính sách hỗ trợ của nhà nước, lợi ích dự án, lợi ích an ninh và hệ thống giao thông có tác động đến CLCS của người dân, trong đó, lợi ích mức sống có ảnh hưởng mạnh nhất đến CLSC của người dân Bài nghiên cứu giúp ích cho các nhà quản lý của địa phương cũng như các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về sự tác động của các dự án đầu tư đến CLCS của

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w