Tổng quan về chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận ninh kiều (Trang 28)

2.1.5.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống (CLCS) bao hàm ý nghĩa rất rộng và cần được

xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Có rất nhiều lý thuyết khác về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng Do đó, đểđánh giá về CLCS nói chung của một quốc gia, một thành phố hay một vùng, khu vực nào đó thật sự không đơn

giản, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu khoa học đểđánh giá vấn đề này. Theo R.C. Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Dân số, tài nguyên,

môi trường và chất lượng cuộc sống” đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là

cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tốđó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được.

Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thỏa mãn tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính là việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉngơi. Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con

người. Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó

càng cao thì CLCS càng cao (Nguyễn Kim Thoa, 2003).

Mỗi người có sự cảm nhận khác nhau về CLCS vì nó liên quan đến yếu tố hài lòng và hạnh phúc. Đây là những yếu tố khó có thểlượng hóa được một cách chính xác. Bên cạnh đó, nếu cuộc sống có đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần nhưng sống trong một môi trường không an toàn và lành mạnh (ví dụnhư

ô nhiễm, kẹt xe, khói bụi, tội phạm,…) thì cũng không thể được xem là có CLCS tốt.

18

Như vậy, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của

môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời con người phải được sống trong một môi trường tự

nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm, một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (Nguyễn Kim Thoa, 2003).

Tóm lại, CLCS chính là cảm giác được hài lòng về cuộc sống (Sharma,1998), cụ thể hơn là hài lòng về mặt vật chất, tinh thần và môi

trường sống và sự an toàn của mội trường sống (Nguyễn Kim Thoa, 2003).

2.1.5.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống

Sự tiến bộ xã hội của một gia đình rộng lớn được minh chứng qua chất

lượng cuộc sống của từng gia đình, tế bào cơ bản của xã hội được cải thiện một cách vững chắc. Vấn đề quan trọng là làm thếnào đó đánh giá một cách rõ ràng sự cải thiện của chất lượng cuộc sống nếu không có một khái niệm và các chỉ báo cụ thể. Song khái niệm về chất lượng cuộc sống lại kế thừa từ

những thay đổi của chuẩn mực xã hội, trong khi xã hội luôn hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu ngày càng tốt hơn so với những gì xã hội đã thừa nhận.

Như vậy, chất lượng cuộc sống không chỉ bao hàm sự phát triển về kinh tế mà còn các phương diện khác như xã hội, tâm lý, văn hoá, chính trị và môi

trường. Ở Malayxia khái niệm về chất lượng cuộc sống bao gồm những tiến bộ cá nhân, sự tiếp cận và tự do nâng cao kiến thức và một chuẩn mực sống

vượt trội so với các nhu cầu cơ bản của các cá nhân và các nhu cầu về tâm lý nhằm đạt được một mức độ phồn vinh của xã hội tương thích với khát vọng của dân tộc.

Đểlượng hoá những thay đổi của chất lượng cuốc sống, Malaysia đã xây dựng các chỉ số chất lượng cuộc sống của mình (Malaysia Quality of Life Index, viết tắt là MQLI). Chỉ số MQLI được xây dựng trên cơ sở chọn lựa 10 lĩnh vực, chủ yếu là thu nhập và phân phối việc làm, giao thông liên lạc, sức khoẻ, giáo dục, nhà ở, môi trường, cuộc sống gia đình, sự tham gia hoạt động của xã hội và an toàn công cộng. Những lĩnh vực này được coi là sẽ đáp ứng

được sự phồn vinh và CLCS của dân số, như vậy chúng được gia quyền khi tính toán, với quyền số tỷ lệ với mức độ tác động của từng lĩnh vực. Để tính toán MQLI cho Malaysia, người ta đã sử dụng số liệu thống kê của 19 năm

(1980-1998), trừ số liệu về môi trường chỉ có được từ năm 1985. Năm 1990 được chọn là năm gốc có mức độ trung bình. Dưới đây là 30 chỉ báo phân tổ

thành 10 lĩnh vực.

- Nhóm thu nhập và phân phối thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người:

GDP/đầu người; hệ số GINI; tỷ lệnghèo đói.

- Nhóm lao động: Tỷ lệ thất nghiệp; tranh chấp thương mại; ảnh hưởng của công nghiệp đối với việc làm của lao động nam; tỷ lệ tai nạn lao động công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm giao thông liên lạc: Ô tô và xe máy tư; xe cộ cho thương mại; phát triển đường giao thông; điện thoại; tổng số báo phát hành hàng ngày.

- Nhóm sức khoẻ: Tuổi thọ bình quân của nam, nữ; tỷ suất chết trẻ em

dưới 1 tuổi; tỷ số bác sỹ/dân số; tỷ số giường bệnh/dân số.

- Nhóm giáo dục: Tỷ lệ trẻđi học mầm non; tỷ lệ đi học phổ thông; tỷ lệ đi học đại học; tỷ lệ biết đọc, biết viết; tỷ số giáo viên phổ thông cơ sở/học sinh; tỷ số giáo viên trung học cơ sở/học sinh.

- Nhóm nhà ở: Giá nhà bình quân; nhà ởcho người thu nhập thấp; nhà ở có máy nước; nhà ởcó điện sinh hoạt.

- Nhóm môi trường: Chất lượng không khí; các dòng sông sạch; độ che phủ của rừng.

- Cuộc sống gia đình: Ly hôn; tỷ suất sinh; quy mô hộ; tội phạm vị thành niên.

- Sự tham gia hoạt động xã hội: Cửtri có đăng ký; thành viên các tổ chức tình nguyện.

- An toàn công cộng: Tội phạm; tai nạn giao thông.

Cũng theo Nguyễn Lê Quốc Thịnh (2014) trong bài nghiên cứu “Đánh

giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” đã đưa ra 28 tiêu chí

để đánh giá CLCS của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư trên địa bàn quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Hai mươi tám tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống bao gồm:

- Giá trị nhà cửa và đất đai

20

- Có cơ hội được vui chơi giải trí có chất lượng - Sinh hoạt cá nhân hàng ngày tốt hơn

- Chất lượng cuộc sống cá nhân tốt hơn

- Thu nhập của người dân thay đổi - Công ăn việc làm tốt đủ cho mọi người - Nền kinh tế trong khu vực

- Các cơ sở kinh doanh, cửa hàng thuộc sở hữu của người dân địa

phương

- Công tác phòng chống tội phạm và phá hoại tốt - Công tác phòng chống các loại tệ nạn xã hội - Nguồn nước và không khí xung quanh sạch sẽ

- Cảnh quan xung quanh - Công tác an ninh

- Hình ảnh nơi sinh sống so với những nơi khác

- Nhận thức về tầm quan trọng của dự án - Niềm tự hào về dự án

- Tình cảm thuộc vềnơi sống của cá nhân

- Chính quyền tạo mọi điều kiện để có việc làm mới cho người dân - Chính sách đào tạo nghề của chính quyền giúp người dân

- Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân chuyển đổi ngành nghề

- Quy hoạch dự án hợp lý - Hệ thống giao thông - Diện tích nhà ở

- Điều kiện trường học

- Điều kiện mua sắm, khám chữa bệnh - Nguồn cung cấp điện.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận ninh kiều (Trang 28)