dân trong vùng dự án
Trong 84 hộ điều tra có 53 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 63,1% trên tổng số hộ điều tra, có 15 hộ không không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 17,9% trên tổng số hộđiều tra. Còn lại 16 hộ dân chiếm 19% chủ yếu thuộc dự án chợAn Cư tuy có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do không được cấp từ việc thu hồi đất và bồi thường từ dựán nên không đưa vào
63,10% 17,90%
19,00%
Có cấp QSD đất Chưa cấp QSD đất Có QSD đất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014
Hình 4.4 Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đất ruộng có 15 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất
vườn có 29 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thổ cư có 9 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 6 hộlà đất ruộng, 9 hộlà đất vườn.
Người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần lớn đều tập trung ở các dựán Khu tái định cư Cồn Khương và trường Đại học Y dược Cần Thơ. Điều này cho thấy công tác đền bù được thực hiện thỏa đáng. Tuy
nhiên những hộ còn lại không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do công tác triển khai đền bù chậm trễ của các dựán trường Trung cấp Du lịch và khu nhà ởcho CBNVC trường Đại học Cần Thơ khiến người dân lâm vào cảnh khó khăn.
46 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000
Đất ruộng Đất vườn Đất thổ cư
37.663 83.428 639 10.390 25.997 Có cấp QSD đất Chưa cấp QSD đất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014
Hình 4.5 Loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các hộ được điều tra
4.2.4. Thực trạng về công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ninh Kiều
Trong 84 hộdân được khảo sát, thì có 68 hộdân được thu hồi đất. Trong
đó, các dự án thu hồi đất của người dân được sử dụng cho mục đích xây
trường học chiếm nhiều nhất trong cơ cấu (47,06%), tiếp đến là cho mục đích
xây dựng khu độ thị, tái định cư (39,71%),còn lại là xây dựng các công trình khác (13,24%).
47,06% 39,71%
13,24%
Xây trường học, bệnh viện
Xây nhà ở, khu TĐC
Khác
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014
Qua bảng 4.7 ta thấy hầu hết đất đai bị thu hồi chủ yếu đất vườn và đất ruộng là chính. Trong đó, tổng diện tích đất ruộng được thu hồi là lớn nhất với tổng diện tích đất thu hồi là 109.425 m2 chiếm 69,2% trên tổng diện tích đất thu hồi với số tiền là 46.559,6 triệu đồng. Kế đến là đất ruộng có diện tích bị
thu hồi là 48.053 m2 chiếm 30,4% diện tích đất thu với giá trị bồi thường là 21.998 triệu đồng. Chiếm một diện tích rất nhỏ là đất thổcư, đất được thu hồi chỉ có 639 m2 chiếm 0,4% trên tổng diện tích đất thu hồi với số tiền bồi
thường là 328,6triệu đồng.
Bảng 4.5: Công tác giải phóng và bồi thường
Đất bị thu hồi
Diện tích thu hồi Số tiền bồi thường
Sốlượng (m2) Tỷ lệ (%) Sốlượng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Đất ruộng 48.053 30,4 21.998,0 31,9 Đất vườn 109.425 69,2 46.559,6 67,6 Đất thổcư 639 0,4 328,6 0,5 Tổng 158.117 100,0 68886,2 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014
Những mặt khó khăn trong việc thu hồi và giải phóng mặt bằng
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội đất nước, Nhà nước tiến hành thu hồi đất và giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho người dân bị
thu hồi đất ở địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án
chưa sắp xếp tái định cư bồi thường thỏa đáng, người dân còn khiếu nại về giá bồi thường vềđất, hoa màu và vật kiến trúc, không chịu di dời nơi khác, làm
chậm tiến độ của các dự án. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi
thường không đủ để mua lại nền tái định cư vì số tiền nhận được từ việc bồi
thường quá thấp, mặc khác khi mua lại nền tái định cư thì tiền đóng lại cơ sở
hạ tầng quá cao.
Các quy định của pháp luật vềđất đai để giải quyết vấn đềtái định cư đã
khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa
phương chưa quyết tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng thu hồi
48
Tình trạng vềđất đai thu hồi trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử
dụng đất tăng lên thúc đẩy giá đất tăng cao, trong khi đó giá cả thu hồi trước sau không đồng nhất, dẫn đến các hộ dân chần chừ không tự giác tuân thủ
chấp nhận giá đền bù với hy vọng càng kéo dài thời gian thì càng được bồi
thường giá cao dẫn đến gây cản trở giải phóng mặt bằng.
- Thứ hai, giá bồi thường đất, cây cối hoa màu và vật kiến trúc đối với dự án do nhà nước đầu tư thấp hơn nhiều so với giá thương thảo bồi hoàn các dự án do tư nhân đầu tư và các dự án phúc lợi công cộng xã hội do nhà nước đầu
tư có sự chênh lệch về giá bồi hoàn, từđó gây nhiều ảnh hưởng đến thời gian giải phóng mặt bằng, kéo dài tiến độ hoàn thành dự án so với kế hoạch.
- Thứ ba, chính sách bồi thường thiệt hại hỗ trợ di dời và tái định cư của các dự án chỉ xem xét bồi thường các thiệt hại về vật chất như đất đai, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trong khi đó chưa xem xét bồi thường thiệt hại mất địa
điểm thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, giảm thu nhập, mất việc làm do phải di chuyển chỗởvà địa điểm kinh doanh.
- Thứtư, nhiều chủđầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong
khi chưa có chỗ tái định cư để bố trí cho các hộ thuộc diện phải di dời. Điều này không chỉ kéo dài thời gian chậm tiến độ giao mặt bằng thi công công trình mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân
4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN TRÊN QUẬN NINH
KIỀU
4.3.1. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân phỏng vấn
Nhìn chung thu nhập trung bình từ nhóm hộ hoạt động nông nghiệp là lớn nhất, trung bình mỗi hộ thu được 11,27 triệu đồng mỗi tháng, chiếm đến
32,22 % cơ cấu thu nhập. Thu nhập trung bình của các hộ có hoạt động từ
nông nghiệp chủ yếu khá cao do đây là hoạt động truyền thống lâu đời của các hộ dân nên kinh nghiệm cũng với sự lành nghề đã giúp nâng cao số lượng cũng như chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, do các hộ làm nghề nông đa số đông con nên cũng góp phần giảm chi phí lao động, từđó tăng thu nhập của hộ. Tuy nhiên, do đông con thu nhập trung bình của mỗi người thuộc hộ gia
triệu mỗi tháng. Trong khi đó thu nhập trung bình của các nhóm hộ hoạt động;
làm công ăn lương thu được trung bình từ 8,14 triệu đồng mỗi tháng. Tuy
nhiên do gia đình ít người và trình độ cao hơn nên thu nhập trung bình của mỗi người thuộc hộgia đình làm công ăn lương lại cao nhất, khoảng 2,02 triệu
đồng một người. Còn lại gồm nhóm hộ gia đình buôn bán, dịch vụ và nhóm khác có thu nhập trung bình mỗi tháng của hộ từ 7,6 – 7,8 triệu đồng. Sở dĩ
thu nhập trung bình của các nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ khác là do tình hình kinh tế khó khăn nên cũng buôn bán cũng không lãi nhiều. Còn hộ gia
đình thuộc nhóm khác dựa vào lương hưu trí hay tiền bồi thường làm thu nhập.
Bảng 4.6: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập phân theo ngành nghề
Chỉ tiêu Thu nhập trung bình/ hộ (triệu đồng/tháng) Cơ cấu thu nhập (%) Thu nhập trung bình/ người(triệu đồng/tháng Cơ cấu thu nhập (%) Từ hoạt động nông nghiệp 11,27 32,22 1,02 18,04 Từ buôn bán, dịch vụ 7,68 21,98 1,18 20,89 Làm công ăn lương 8,14 23,26 2,02 35,53 Khác 7,88 22,54 1,45 25,54 Tổng 34,97 100,00 6,00 100,00
Ghi chú: Khác gồm: thất nghiệp, nội trợ, hưu trí
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát năm 2014
4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Sau khi tiến hành tham khảo một sốđề tài về các yếu tốtác động đến thu nhập, ngoài các biến độc lập cơ bản như tuổi giới tính, trình độ chủ hộ, lao
động chính, diện tích đất bị thu hồi… đề tài còn thêm vào 2 biến độc lập mới là trình trạng của dự án và thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp để
phân tích sự tác động của các biến độc lập này đến thu nhập của hộ dân chịu
tác động từ các dựán đầu tư. Mô hình có dạng sau:
7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 D X X X D D D Y
50
- Y là tổng thu nhập của hộ gia đình sau dựán (đồng/hộ) - X1: tuổi chủ hộ(năm tuổi)
- D2: giới tính chủ hộ (nam/nữ)
- X3: trình độ học vấn của chủ hộ (sốnăm đi học) - X4: diện tích bị thu hồi (m2)
- X5: sốlao động trong gia đình (người)
- D6: tình hình vay vốn (có vay vốn/ không vay vốn)
- D7: thu từ sản xuất nông nghiệp (thu từ sản xuất nông nghiệp/ thu từ
hoạt động khác)
- D8: tình trạng dựán (đã hoàn thành/ đang tiến hành)
Sau khi tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS
ta có được kết quảnhư sau:
Bảng 4.7: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân
Tên biến Ký hiệu Hệ sốβ Mức ý nghĩa Sig Hệ số phóng đại phương sai Hằng số 7057939,655 0,016 Tuổi chủ hộ X1 -36370,454 0,282 1,469 Giới tính chủ hộ D2 -1234671,216 0,172 1,238 Trình độ học vấn X3 194060,489 0,109 1,412 Diện tích thu hồi X4 210,491 0,093 1,438 Lao động chính X5 1290619,099 0,000 1,414 Vay vốn D6 -1041026,391 0,265 1,163 Thu từ SXNN D7 3159304,575 0,011 1,342 Tình trạng dự án D8 -1627993,273 0,071 1,305 Hệ số Sig.F 0,000 Hệ số R2 0,446 Hệ số R2điều chỉnh 0,387
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS từ số liệu khảo sát năm 2014
- Hệ số Sig.F= 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 10% suy ra phương
trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa, biến Y (thu nhập) phụ thuộc vào các biến đã
đưa vào mô hình và có thể suy rộng ra cho tổng thể.
- Hệ số R2 = 44,6% ta có thể kết luận biến động của tổng thu nhập được giải thích bởi sựthay đổi của các yếu tốước lượng ở mức độ 44,6%, phần còn lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác.
- Hệ sốphóng đại phương sai của mô hình (VIF) của cả 8 yếu tốđều nhỏ hơn 10 ta có thể kết luận mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
Dựa vào bảng 4.7 ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau:
Y = 7057939,655 - 36370,454X1 -1234671,216D2 + 194060,489X3 +
210,491X4 + 1290619,099X5 - 1041026,391D6 + 3159304,575D7 -
1627993,273 D8
Qua phương trình trên ta thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập và biến giả. Cụ thể là:
- Biến tuổi chủ hộ (X1) có hệ số sig là 0,282 lớn hơn mức ý nghĩa 10%
suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Biến giới tính chủ hộ (D2) có hệ số sig là 0,172 lớn hơn mức ý nghĩa
10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Biến trình độ học vấn (X3)có hệ số sig là 0,109 lớn hơn mức ý nghĩa
10% suy ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Biến vay vốn (D5) có hệ số sig là 0,265 lớn hơn mức ý nghĩa 10% suy
ra biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê
Vậy còn lại bốn biến ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân:
- Biến diện tích bị thu hồi (X4) có hệ số sig là 0,093 nhỏhơn mức ý nghĩa
10% suy ra biến này có ý nghĩa về mặt thống kê. Với hệ số hồi quy là 210,491 cho thấy thu nhập của hộ dân có tương quan thuận với diện tích bi thu hồi, nghĩa là trong các điều kiện khác không đổi nếu diện tích đất bị thu hồi tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập sẽ tăng 210,491 đơn vị. Thật vậy trong thực tế diện
tích đất bị thu hồi bị thu hồi càng nhiều thì số tiền được bồi thường cũng càng nhiều, đây là khoản tiền được nhà nước đền bù theo giá đất đã được sựđồng ý của chủ hộvà giá đền bù được tính theo m2.
- Biến lao động chính (X5) có hệ số sig là 0,093 và hệ số hồi quy là 1290619,099 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 10%, biến này có tương
52
quan thuận với thu nhập, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu lao động tăng lên 1 người thì tổng thu nhập của hộ tăng lên 1290619,099
đồng. Điều này khá thực tế vì nếu lao động trong gia đình tăng lên thì sốngười tham gia tạo thu nhập của gia đình cũng sẽ nhiều lên.
- Biến giả thu từ sản xuất nông nghiệp (D7) có hệ số sig là 0,011 rất nhỏ
so với mức ý nghĩa 10% cho thấy biến này có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số
hồi quy 3159304,575 cho thấy thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tổng thu nhập của hộ. Điều này được giải thích như
sau, do gần như các hộ dân bị thu hồi đất điều đã từng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc hoạt động khác có kèm theo hoạt động sản xuất nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi đất và được bồi thường thì một số hộ gia
đình vẫn tiếp tục mua đất sản xuất nông nghiệp ởnơi khác và tiếp tục tham gia
lao động tạo thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây là lí do làm tăng thu nhập của hộ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Biến giả tình trạng dự án (D8) có hệ số sig 0,071 có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 10%. Với hệ số hồi quy -1627993,273, ta có thể kết luận rằng dự án đã hoàn thành có mối quan hệngược chiều với tổng thu nhập của hộ. Nguyên nhân thu nhập của hộ dân giảm khi dựán đã hoàn thành một phần là do các hộ dân bị mất đất sản xuất làm giảm thu nhập thường xuyên của hộ, một phần cũng là do điều kiện sống, môi trường làm việc thay đổi dẫn
đến thu nhập cũng thay đổi theo
4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA HỘ DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC DỰ ÁN
TRÊN QUẬN NINH KIỀU
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Do đa số các biến trong mô hình phân tích các yếu tốảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống (CLCS) điều được đo lường bằng thang đo Likert nên ta cần kiểm định lại độ tin cậy của thang đo trước đểđánh giá thang đo có thích hợp
để phân tích hay không qua hệ số Cronbach’s Alpha. Ngoài ra, cần xem xét hệ
số Crobach’s Alpha của từng biến, hệ số của biến nào quá nhỏ (< 0,3) thì biến