MÔ TẢ QUẬN NINH KIỀ U

Một phần của tài liệu phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận ninh kiều (Trang 48)

Quận Ninh Kiều được thành lập theo NghịĐịnh số05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, trên cơ sở 11 phường trung tâm và 1 xã của thành phố Cần Thơ (cũ).

Địa giới hành chính: Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long; tây giáp với huyện

Phong Điền; nam giáp quận Cái Răng; bắc giáp quận Bình Thủy.

Trên địa bàn quận Ninh Kiều có 13 phường gồm: An Bình, An Cư, An

Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh và 71 khu vực với diện tích tự nhiên 2.934,99 ha gồm diện tích đất nông nghiệp là 946,66 ha (chủ yếu ở2 phường An Bình và An Khánh là phường được tách ra từ xã An Bình) chiếm 32,25%

38

diện tích đất tự nhiên, trong đó đất phi nông nghiệp có diện tích khá lớn là 1.389,97 ha, chiếm 47,36% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng vẫn còn có diện tích khá lớn là 598,36 ha, chiếm đến 20,39% đất tự nhiên, điều này cho thấy đất ở quận Ninh Kiều vẫn chưa được tận dụng hết,

Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đấtnăm 2013 của quận Ninh Kiều

Đất Năm 2013 (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 946,66 32,25

Đất phi nông nghiệp 1.389,97 47,36

Đất chưa sử dụng 598,36 20,39

Tổng 2.934,99 100,00

Nguồn: Niêm giám thống kê 2013

Dân số trung bình là 252.189 người với mật độ dân số là 8.617

người/km2, trong đó có 160.250 người trong độ tuổi lao động chiếm 63,54% tổng dân số, trong đó tỷ lệlao động qua đào tạo chiếm 13,6% trên tổng số lao

động, khoảng 21.794 người.

Quận Ninh Kiều là trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ.

Quận Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ,

chợ Tân An, chợHưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hòa, siêu thị Co.op Mart, siêu thịMetro Cash Hưng Hợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm

thương mại Cái Khế,…

Trong những năm qua, nền kinh tế của quận liên tục có được những

bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao năm 2009 là 16,9%, năm 2012 đạt 17,65% và 18% trong năm 2013. Thu nhập bình

quân đầu người năm 2013 đạt 2.680 đô la Mỹ/người/năm. Cơ cấu kinh tế theo

hướng lấy Thương mại – dịch vụ là trọng tâm, trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của quận. Tạo điều kiện phát triển các trung tâm thương mại đa

chức năng, các siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ, hình thành các khu phố

ưu tiên các dịch vụ du lịch, khu vui chơi, nghĩ dưỡng, các nhà hàng, khách sạn; đồng thời phát triển mạnh các ngành dịch vụ tài chính, nhân hàng, bưu

chính viễn thông, giao thông vận tải, chuyển giao khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, y tế. Đối với khu vực nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành

này theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, nơi đứng chân của các cơ quan chính trị đại diện của

Trung ương và là thủ phủ của thành phố Cần Thơ. Vì thế, thành phố cũng đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả, nhiều khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đô thị, tái định cư mới được đầu tư xây dựng cùng với việc cải tạo nâng cấp, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan, trật tựđô thịtheo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc

Trung ương.

Tuy nhiên, Ninh Kiều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần phải tiếp tục giải quyết như: cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của quận phát triển chưa đồng bộ, cần được đầu tư xây dựng và cải tạo lớn. Trong khi đó,

công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng còn nhiều bất cập; nhiều vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn, không thể

giải quyết trong một thời gian ngắn. Đô thị hóa nhanh, dân số tăng mạnh, đặc biệt là tăng cơ học, nên sức ép về vấn đề lao động và việc làm, trật tự an toàn giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng.

40

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu phân tích tác động về việc thu hồi đất của dự án đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn quận ninh kiều (Trang 48)