1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (KL07339)

65 768 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 463,03 KB

Nội dung

Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non cần hình thành cho trẻ một số thói quen tốt, rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là một nhiệm vụ vô cùng qua

Trang 1

NGUYỄN THỊ TUYẾT

HÌNH THÀNH MỘT SỐ THÓI QUEN CHĂM SÓC BẢN THÂN CHO TRẺ LỚP 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

NGUYỄN THỊ TUYẾT

HÌNH THÀNH MỘT SỐ THÓI QUEN CHĂM SÓC BẢN THÂN CHO TRẺ LỚP 3 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em

Người hướng dẫn khoa học

ThS Nguyễn Thị Việt Nga

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ

em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Việt Nga - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ

em trong thời gian em thực tập ở trường Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết

Trang 4

Em xin cam đoan đề tài “Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân

cho trẻ lớp 3 tuổi Trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả mà em đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hàng năm và đợt thực tập cuối năm Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Đây là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác

Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của khóa luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

1.1.1 Trên thế giới 4

1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5

1.2.1 Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 3 tuổi nói riêng 5

1.2.2 Thói quen vệ sinh 8

1.2.3 Thói quen chăm sóc bản thân 11

1.2.4 Thực trạng rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc 14

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH THÓI QUEN CHĂM SÓC BẢN THÂN CHO TRẺ LỚP 3 TUỔI 17

2.1 Các thói quen chăm sóc bản thân cần hình thành cho trẻ lớp 3 tuổi 17 2.2 Quy trình hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non lớp 3 tuổi 18

2.2.1 Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt được 18

Trang 6

2.2.4 Tổ chức luyện tập thường xuyên 19

2.3 Biện pháp hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp

3 tuổi 20

2.3.1 Biện pháp 20

2.3.2 Hoạt động hình thành các thói quen 21

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN CHĂM SÓC BẢN THÂN CHO TRẺ LỚP 3 TUỔI 49

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 49

3.2 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm 49

3.3 Nội dung thực nghiệm ….49

3.4 Tiến hành thực nghiệm 50

3.4.1 Xác định yêu cầu cần đạt 50

3.4.2 Chuẩn bị thực nghiệm 50

3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 50

3.4.4 Đánh giá 51

3.5 Kết quả thực nghiệm 51

3.5.1 Đánh giá lần 1: Hình thành thói quen rửa mặt 51

3.5.2 Đánh giá lần 2: Hình thành thói quen rửa mặt 52

3.5.3 Đánh giá lần 3: Hình thành thói quen rửa mặt 53

KẾT LUẬN 55

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao đòi hỏi mỗi người cần phải hoàn thiện hơn Để đáp ứng những yêu cầu phát triển, hệ thống giáo dục cần chú trọng hơn đến chất lượng giáo dục và giảng dạy cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non cần hình thành cho trẻ một số thói quen tốt, rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Việc hình thành kĩ năng tự chăm sóc bản thân là rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ mầm non, cụ thể là với trẻ lớp 3 tuổi Trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, biết tự chăm sóc cho bản thân và hình thành tính tự lập, giúp trẻ tự tin hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động học tập và lao động trong các cấp học tiếp theo

Ngay từ khi còn nhỏ, nếu như trẻ không được trang bị những kĩ năng và thói quen cần thiết, trong đó có thói quen tự chăm sóc bản thân thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ sau này Bởi thiếu thói quen tự chăm sóc bản thân sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động Trẻ luôn sống phụ thuộc vào người khác, luôn làm theo ý của người khác, thiếu tự tin và thiếu tự lập Trẻ sẽ gặp những khó khăn khi phải tự mình thực hiện nhiệm vụ Điều đó làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ ở các cấp học sau này

Tuy nhiên, hiện nay ở các trường mầm non, việc rèn luyện thói quen tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non chưa được các giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm chú ý

Trang 9

Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hình thành một

số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi - Trường Mầm non Hoa Hồng

3.2 Đối tƣợng nghiên cứu

Hoạt động rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân của trẻ mầm non lớp 3 tuổi

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng, từ đó

đi đến việc xây dựng quy trình rèn luyện thói quen tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non, trong đó có trẻ lớp 3 tuổi

- Nghiên cứu thực trạng về việc rèn luyện thói quen tự chăm sóc bản thân

cho trẻ mầm non ở Trường Mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

- Xây dựng quy trình hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân và thực

nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình

- Tổ chức cho trẻ thực hiện quy trình hình thành thói quen tự chăm sóc bản

thân và thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được một quy trình hình thành thói quen tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non thì có thể nâng cao kĩ năng sống nói chung cho trẻ mầm non,

đặc biệt là trẻ lớp 3 tuổi

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp quan sát

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

7 Đóng góp của khóa luận

- Hệ thống hóa một số vấn đề: Thói quen, thói quen tự chăm sóc bản thân ở mầm non

- Làm rõ thực trạng giáo dục thói quen tự chăm sóc bản thân của trẻ và việc hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non

- Đề xuất, xây dựng quy trình hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN

ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

em phải được quan tâm đầu tiên, phải chú ý và ưu tiên trẻ em trong mọi vấn đề

có liên quan” Điều này đã cho thấy công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, điển hình là việc HTTQCSBT là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Với mục tiêu giáo dục trẻ em ở trường mầm non là giúp trẻ học cách sống

và hòa nhập với môi trường một cách tích cực, có hiệu quả Thông qua các hoạt động mà trẻ được tham gia, được tự mình chăm sóc bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân Trên thế giới đã có rất nhiều nước đưa hoạt động CSBT vào chương trình giáo dục trẻ Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay một số nước khác đã đưa hoạt động CSBT vào hoạt động học để giúp trẻ hình thành cho mình TQCSBT, đồng thời rèn luyện cho trẻ tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ Ở Nhật Bản việc thực hiện hoạt động giáo dục TQCSBT cho trẻ được coi như là hoạt động chủ đạo, việc trẻ tự làm mọi công việc như tự mặc quần áo, tự đi dép, tự xúc cơm, rót nước, hay tự đánh răng, rửa mặt,… các thao tác CSBT đối với trẻ là một công việc mà trẻ em ở Nhật Bản thực hiện rất nhanh Vì được thực hiên thường xuyên và vì trẻ đã được trang bị nền tảng kiến thức về các thao tác thực hiện các thói quen CSBT nên việc tự CSBT đối với trẻ Nhật Bản là công việc mà trẻ có vốn kinh nghiệm nhiều nhất

Trang 12

1.1.2 Ở Việt Nam

Chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người tương lai của đất nước Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ trong tất cả các hoạt động Giáo dục trẻ TQCSBT được ra đời là nhằm đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non Tuy nhiên, tổ chức cho trẻ mầm non rèn luyện TQCSBT vẫn còn là một vấn đề mới Tuy đã có một số trường mầm non bước đầu vận dụng, tổ chức một số hoạt động cho trẻ tự CSBT, song trên bình diện lý luận chưa có tài liệu nào trình bày cụ thể, đầy đủ quá trình tổ chức cho trẻ rèn luyện TQCSBT Trong thực tiễn, phần lớn các giáo viên mầm non cũng chưa biết rõ phương pháp tổ chức cho trẻ rèn luyện TQCSBT như thế nào để có thể vận dụng một cách đồng bộ vào các trường mầm non Vì vậy “Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi ” là một đề tài mới có ý nghĩa thiết thực trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 3 tuổi nói riêng

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có đời sống tâm- sinh lý rất đa dạng và phong phú Ở giai đoạn phát triển này, trẻ em có những đặc điểm, những quy luật phát triển độc đáo, không giống bất cứ một giai đoạn nào sau này Cụ thể, sự phát triển hiện nay của trẻ mầm non 3 tuổi có một số đặc điểm sau:

Sự phát triển về cân nặng, chiều cao:

Trang 13

Sự tăng trưởng được biểu hiện ở dấu hiệu tăng kích thước cơ thể Lúc sinh

ra trẻ nặng 3kg, tháng đầu tiên trẻ tăng từ 1 đến 1,5kg; cuối 1 tuổi trẻ nặng gấp

ba lần so với lúc mới sinh; chiều cao tăng 1,5 lần và vòng đầu tăng 35% trọng lượng não bộ tăng dần, mức độ tăng trưởng mạnh nhất là ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi: Sơ sinh não bộ có trọng lượng là 380- 400g, 1 tuổi tăng 2 lần, 3 tuổi tăng 3 lần, đến 6 tuổi não bộ của trẻ có trọng lượng là 1250g

Cơ thể của trẻ 3 tuổi còn non nớt, nhạy cảm với tác động của thời tiết, dịch bệnh, sức đề kháng của trẻ còn yếu Do đó, trẻ hay bị mắc các bệnh thường gặp, bệnh truyền nhiễm và một số bệnh khác Trẻ dễ bị tai nạn và luôn cần sự giúp đỡ của người lớn nhằm đảm bảo an toàn cho chúng Khả năng vận động của trẻ ngày càng khéo léo và thành thạo hơn Trong mọi hoạt động trẻ đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa vận động của tay với vận động của chân, trẻ đã biết quan sát và

có thao tác thích hợp, chúng còn biết sử dụng sức mạnh tốt hơn và hiệu quả hơn

để đạt được mục tiêu [4]

Hoạt động chủ đạo của trẻ 3 tuổi:

Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non được thay đổi theo từng độ tuổi: Ở trẻ hài nhi (2-15 tháng) hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, đến tuổi ấu nhi (15-36 tháng) hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, vào tuổi mẫu giáo (3- 6 tuổi) hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là sống và hoạt động như người lớn Trò chơi này mô phỏng lại hoạt động lao động của người lớn và những mối quan hệ qua lại giũa họ trong xã hội Qua trò chơi trẻ hiểu mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình

Ở độ tuổi 3 tuổi, hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo Tuy nhiên vì mới được chuyển sang vị trí chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa đạt tới dạng chính thức mà chỉ ở dạng sơ khai của

Trang 14

nó Chính vì vậy mà hoạt động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo bé có những đặc điểm sau:

Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn còn rất bị hạn chế

Nét đặc trưng của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ trẻ phải hoạt động cùng nhau để mô phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã hội Nhưng ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau Tuy trẻ

đã biết bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng việc vui chơi đó vẫn còn mang tính chất của việc chơi một mình Phải đến cuối tuổi mẫu giáo bé, nhất là vào tuổi mẫu giáo nhỡ, thì trò chơi đóng vai theo chủ đề mới ở vào dạng chính thức, và lúc đó nó mới thực sự đóng vai trò chủ đạo và giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của trẻ Sở dĩ trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, đó là vì trước hết nó giúp cho trẻ thiết lập những mối quan hệ với nhau (quan hệ thực với quan hệ chơi) [7]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non diễn ra với tốc độ nhanh:

Giai đoạn từ 0 - 5 tháng tuổi còn gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ của trẻ Khoảng 3 tháng tuổi trẻ đã biết “hóng chuyện”, trẻ đã phát ra những chuỗi âm liên tục không rõ ràng Đến giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi trẻ phát âm bập bẹ, bi bô như “bà bà, bố bố, măm măm…” Từ 12 - 18 tháng tuổi vốn từ của trẻ đã phát triển lên đến 20-30 từ Ở thời kì này trẻ hiểu nghĩa và sử dụng chủ động các từ quen thuộc như đi, ăn, ngủ,… Và biết làm theo sự hướng dẫn của người lớn Đến 2 tuổi trẻ đã có vốn từ khoảng 200 - 300 từ, các từ thường dùng là danh từ

và động từ, các từ gần gũi với cuộc sống của trẻ Giai đoạn này trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách trực quan, gắn liền với các hình ảnh, đồ vật, hiện tượng mà trẻ có thể nhìn thấy và sờ thấy, chơi cùng trong các hoạt động hàng ngày Sang giai đoạn 2 - 3 tuổi, đây là thời kì ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh nhất và nhanh nhất, được gọi là “thời kì phát cảm ngôn ngữ” Khả năng sử dụng câu của trẻ

Trang 15

cũng có những tiến bộ đáng kể Nếu như đầu năm trẻ chỉ nói được câu có 2 từ,

ví dụ “bà bế” thì đến lúc này trẻ đã nói được câu đầy đủ hơn, ví dụ như “bà ơi bế con với, con ăn cơm rồi ạ…” Trẻ hay đặt các câu hỏi “tại sao?”, trẻ thường hay hỏi “đây là cái gì, cái này dùng để làm gì?, ” Ở độ tuổi này trẻ nói nhiều hơn và

từ ngữ của trẻ cũng phát triển hơn, vì thế từ xưa đã có câu nói “trẻ lên ba cả nhà học nói” Ở các độ tuổi tiếp theo ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện hơn, trẻ có thể diễn đạt được những điều mà trẻ mong muốn, cấu trúc câu cũng trở nên chính xác và hoàn thiện hơn

Các quá trình tâm lý cùng các phẩm chất tâm lý cá nhân phát triển và ngày càng hoàn thiện:

Trí tuệ và khả năng nhận thức của trẻ ngày càng phát triển Trong cuộc sống hàng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc là người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản, đó là việc chuyển từ kiểu tư duy trực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng

Bước vào tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được xác định rõ ràng cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt Ở trẻ 3 tuổi, “cái tôi” xuất hiện kèm theo “khủng hoảng của tuổi lên ba” [7]

Trẻ mẫu giáo rất ham học hỏi, tìm tòi và có năng lực sáng tạo Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động nhiều để giúp trẻ phát triển Cần tạo ra môi trường phong phú và lành mạnh, kích thích trẻ tích cực hoạt động để giáo dục trí tuệ cho trẻ [1]

1.2.2 Thói quen vệ sinh

1.2.2.1 Khái niệm thói quen

Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “Thói quen thường chỉ những hành vi ứng

xử của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định trong không gian và

Trang 16

quan hệ xã hội rất cụ thể” Theo tác giả, nội dung của thói quen gồm: Trật tự các thao tác hành vi hợp lý; hệ thống thái độ tương ứng với trật tự, thao tác hành vi

ổn định, bền vững của cá nhân; thói quen hành vi thường gắn với nhu cầu cá nhân [2]

Tác giả Hoàng Thị Phương: “Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian

và quan hệ xã hội nhất định Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên cố định, cân bằng và khó loại bỏ” [4] Tác giả còn cho rằng: “Thói quen vệ sinh được hình thành từ các kĩ xảo”, mà dựa trên những nghiên cứu về vận động

có chủ định của Sechênôp và Paplôp “kĩ xảo được coi là kết quả tự động hóa của các hành động trong một hoạt động nào đó” “Trong cuộc sống có những hành động vừa là kĩ xảo vừa là thói quen, nhưng không phải lúc nào cũng trùng hợp như vậy” Do vậy để cho các kĩ xảo trở thành thói quen cho trẻ cần phải luyện tập một cách thường xuyên trong cuộc sống hành ngày và phải đảm bảo những điều kiện nhất định

Tác giả Nguyễn Thị Thư khi nghiên cứu về các điều kiện hình thành kĩ năng và thói quen, cho rằng: “Thói quen cũng như kĩ năng là các hành động một phần được tự động hóa Nhưng khác với kĩ năng, thói quen không chỉ là khả năng thực hiện hành động mà còn đảm bảo chính sự kiện hoàn thành hành động đó” [ 5]

“Thói quen” – theo Đại từ điển tiếng Việt – Nguyễn Như Ý (chủ biên) là

“lối sống hay hành động do lặp đi lặp lại lâu ngày trở thành nếp rất khó thay đổi” [8, tr 33] Theo định nghĩa này thì thói quen được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm toàn bộ những hành động hay những lối sống được lặp lại từ ngày này sang ngày khác mà trở thành thói quen mà rất khó bỏ Như vậy thói quen có thể được hình thành theo chủ định hoặc ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày vì ngày qua ngày cứ lặp đi lặp lại những hành động hay một lối sống nào đó Điều

Trang 17

đó cho thấy để hình thành nên thói quen phải có điều kiện và sự lặp lại lâu ngày một hành động hay lối sống nào đó của một cá nhân

Từ những quan niệm trên, ta có thể kết luận: Thói quen là những hành động của cá nhân, đã được tự động một phần trên cơ sở hình thành các định hình động lực bền vững (thực chất là các phản xạ có điều kiện) trên vỏ não nhờ quá trình lặp lại thường xuyên có hệ thống Thói quen có nội dung tâm lý ổn định bao gồm hệ thống trật tự các thao tác hành vi hợp lý, hệ thống thái độ tương ứng với trật tự thao tác hành vi và gắn liền với nhu cầu của cá nhân

Thói quen được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường tự phát Thói quen mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con người và có tính bền vững cao, nó bắt rễ vào hoạt động và hành vi của con người sâu hơn Cho nên thay đổi, sửa chữa thói quen rất khó khăn

1.2.2.2 Quy trình hình thành thói quen

Việc hình thành thói quen tiến hành qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn hiểu biết cách làm: Trong giai đoạn này trẻ biết phải làm được những thao tác nào? Các thao tác diễn ra theo thứ tự như thế nào? Cách tiến hành mỗi thao tác ra sao?

- Giai đoạn 2: Hình thành kĩ năng: Trẻ biết vận dụng tri thức vào một hoạt động chăm sóc bản thân nào đó Tuy nhiên việc tiến hành mỗi loại hành động chăm sóc bản thân đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý, phải nỗ lực ý chí và biết vượt khó

- Giai đoạn 3: Hình thành kĩ xảo: Biến các hành động có ý chí thành các hành động tự động hóa, bằng cách rèn luyện hàng ngày

- Giai đoạn 4: Hình thành thói quen:Từ kĩ xảo, để trở thành thói quen cần được củng cố một cách bền vững

Đối với trẻ càng nhỏ tuổi thì mức độ hình thành thói quen phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp tổ chức và hướng dẫn của giáo viên

Các điều kiện hình thành thói quen cho trẻ

Trang 18

Trong quá trình giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo các thói quen cần được củng cố nhiều lần để hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ Nghĩa là trở thành nhu cầu được hành động theo một cách nhất định (nhu cầu đánh răng hàng ngày, tắm rửa, ngủ nghỉ đúng giờ,…) Để hình thành các nhu cầu chăm sóc bản thân ở trẻ cần có các động cơ kích thích trẻ hành động Đối với trẻ nhỏ động cơ phải có giá trị thiết thực cụ thể, có như vậy mới tạo được hứng thú, phấn khởi ở trẻ,

để khi cần trẻ sẽ cố gắng nỗ lực để hành động có kết quả

Như vậy để các thói quen được củng cố một cách bền vững, nghĩa là hình thành thói quen chăm sóc bản thân ở trẻ cần có các điều kiện sau:

- Trẻ phải hiểu được sự cần thiết của các thói quen chăm sóc bản thân

- Trẻ phải được luyện tập các thói quen chăm sóc bản thân

- Phải có sự gương mẫu của người lớn (cô giáo, cha mẹ, người thân,…)

- Phải sử dụng các biện pháp thưởng phạt phù hợp

1.2.3 Thói quen chăm sóc bản thân

1.2.3.1 Khái niệm thói quen chăm sóc bản thân

“Thói quen chăm sóc bản thân” là những hành động hướng tới chăm sóc, phục vụ của cá nhân, đã được tự động một phần trên cơ sở hình thành các định hình động lực bền vững (thực chất là phản xạ có điều kiện) trên vỏ não nhờ quá trình lặp lại thường xuyên có hệ thống các hành động vệ sinh cá nhân Thói quen chăm sóc bản thân có nội dung tâm lý ổn định bao gồm hệ thống trật tự các thao tác chăm sóc bản thân hợp lý, hệ thống thái độ phù hợp với các thao tác chăm sóc bản thân và gắn liền với nhu cầu cá nhân Thói quen chăm sóc bản thân diễn

ra trong những điều kiện ổn định về không gian, thời gian và những mối quan hệ nhất định

Theo từ điển tiếng Việt, “hình thành” là “luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo” [9, tr 44]

Như vậy theo định nghĩa này thì hình thành chính là sự luyện tập, sự thực hiện lặp đi lặp lại để củng cố một phẩm chất hay một hành động, kĩ năng, kĩ xảo,

Trang 19

thói quen nào đó của cá nhân trong thực tế làm cho nó trở nên thuần thục, bền vững và có thể thực hiện thông thạo trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau Việc hình thành thói quen được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhất định

Từ đó, có thể hiểu khái nệm “Hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3tuổi” là quá trình luyện tập các thói quen chăm sóc bản thân của trẻ trong thực tế để đạt tới trình độ vững vàng thông thạo

Như vây, việc hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ chính là sự luyện tập, sự thực hiện lặp đi lặp lại các thói quen chăm sóc bản thân của mỗi cá nhân trẻ trong cuộc sống hàng ngày để củng cố làm cho chúng trở nên thuần thục, bền vững và cá nhân có thể thực hiện trong những điều kiện cụ thể khác nhau Trên thực tế, khi cá nhân thực hiện các hành động chăm sóc bản thân bao giờ cũng thể hiện thái độ với công việc đó Do vậy, hình thành thói quen chăm sóc bản thân không chỉ dừng lại ở việc luyện tập, củng cố cho trẻ về mặt kĩ năng

mà còn phải luyện tập, củng cố cho trẻ cả về mặt thái độ khi thực hiện chúng, phải làm cho nó trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Như vậy, hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3tuổi là quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ luyện tập nhằm củng cố và phát triển ở trẻ những kĩ năng, thái độ đúng đắn đối với việc chăm sóc bản thân luôn mạnh khỏe, sạch sẽ, thoải mái Đặc biệt việc hình thành thói quen chăm sóc bản thân làm cho các thói quen chăm sóc bản thân trở nên bền vững đối với trẻ và thực sự trở thành nhu cầu cần thiết, không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ Vì thế cần hình thành cho trẻ các thói quen chăm sóc bản thân sau: Thói quen tự mặc quần

áo, thói quen tự xúc cơm, thói quen tự rót nước, thói quen tự rửa mặt, thói quen

tự rửa tay, thói quen tự đánh răng, thói quen tự chải tóc, thói quen tự cất đồ chơi ngay ngắn sau khi chơi, thói quen tự đi dép và thói quen ngủ đúng giờ

1.2.3.2 Vai trò của việc hình thành thói quen chăm sóc bản thân đối với trẻ 3tuổi

Trang 20

Thói quen chăm sóc bản thân là một loại thói quen lao động tự phục vụ đơn giản Việc hình thành các thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ là để giữ gìn, bảo

vệ sức khỏe, giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật

Cũng như giáo dục lao động, thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện Trong khi trẻ lao động thì mọi quá trình xảy ra trong cơ thể trẻ như hô hấp, tuần hoàn máu, trao đổi chất… đều được tăng cường Trẻ cảm thấy vui hơn khi tự mình làm được một điều gì đó, ngay cả khi việc đó chỉ là tự phục vụ bản thân trẻ Trong quá trình tiến hành, dần dần ở trẻ hình thành sự hiểu biết về mục đích công việc, rèn luyện ở trẻ tính kiên trì, cố gắng thực hiện công việc định làm, hiểu biết lợi ích công việc đối với mình cũng như đối với người khác Khi tiến hành các hoạt động chăm sóc bản thân, trẻ được sử dụng trực tiếp những dụng

cụ khác nhau cùng với nhiều tri thức đã được học thông qua lao động tự phục

vụ, trẻ nắm được những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động, những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen cần thiết cho mỗi công việc Dần dần tập cho trẻ áp dụng những tri thức đã có, đồng thời dạy cho trẻ vượt khó khăn, phát huy sáng kiến Trẻ trở lên thông minh khéo léo, phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của trẻ

Việc hình thành thói quen chăm sóc bản thân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, nhằm củng

cố, bảo vệ sức khỏe của trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện

Hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ Vì ở lứa tuổi này, các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh mẽ nhưng chưa hoàn thiện về cấu tạo nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền Do đó, nếu không được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh sẽ rất cao Chính vì vậy hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng vì nó sẽ củng cố cho trẻ những kỹ năng tự chăm sóc bản

Trang 21

thân: tự mặc quần áo, tự xúc cơm, tự rót nước, tự rửa tay, rửa mặt, tự đánh răng,

tự chải tóc, tự cất đồ chơi ngay ngắn sau khi chơi, tự đi dép và thói quen đi ngủ đúng giờ

1.2.4 Thực trạng rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Qua hai kì thực tập (12 tuần) tại trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Bản thân tôi thấy được thực trạng việc rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3tuổi ở Trường Mầm non Hoa Hồng nói riêng và với

độ tuổi 3tuổi nói chung như sau:

Trường Mầm non Hoa Hồng được thành lập ngày 30/7/1994, tiền thân của trường là nhà trẻ liên cơ thuộc UBND huyện Mê Linh cũ

Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 15 cán bộ, giáo viên, trong đó có 4 giáo viên là đảng viên; gần 100 trẻ thuộc 5 nhóm, lớp

19 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo cho công tác nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ Toàn trường hiện có 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên đều là nữ; 390 trẻ ở 11 nhóm, lớp Chi bộ nhà trường có 19 đảng viên, trực thuộc Đảng bộ phường Trưng Trắc Trường mầm non Hoa Hồng là trường trọng điểm chất lượng cao của bậc học mầm non thị xã Phúc Yên

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học nâng chuẩn, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đạt trình độ trên chuẩn Các cô giáo còn tích cực tham gia học các lớp Tiếng Anh, âm nhạc, tin học,… để phục vụ công tác giảng dạy Trong thời đại công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tích cực học các lớp bồi dưỡng tin học, 100% giáo viên, nhân viên có trình độ tin học A, B

Trang 22

Thực trạng của việc thực hiện rèn luyện thói quen vệ sinh

cho trẻ 3 tuổi của Trường Mầm non Hoa Hồng:

Việc thực hiện rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ toàn trường nói chung và trẻ 3tuổi nói riêng luôn được chú trọng và quan tâm Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể giáo viên trong trường ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ Việc rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ đạt được những ưu, nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

Trước tiên, các giáo viên trong nhà trường rất yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt huyết với nghề, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng Ý thức về việc giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ được các giáo viên nhận thức và áp dụng một cách khoa học

Về cơ sở vật chất, nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ như: xà phòng đủ cho trẻ dùng, khăn mặt có kí hiệu riêng đủ cho mỗi trẻ một chiếc, cốc uống nước

đủ cho trẻ,…

Về nhận thức của phụ huynh và mối quan hệ giữa gia đình và trường Do địa bàn trường nằm trong khu vực thị xã nên hầu hết gia đình trẻ có điều kiện chăm lo cho trẻ và quan tâm đến việc giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ Đa số phụ huynh có nhận thức đúng về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên

và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ Mối quan hệ giữa gia đình và trường luôn được quan tâm, chú trọng

- Hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm thì còn có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện rèn luyện thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ Ví dụ như, do công việc và hoạt động trong ngày của trẻ là rất nhiều và không thể cố định giờ giấc

Trang 23

theo ý muốn nên đôi khi không thực hiện được tất cả các hoạt động chăm sóc bản thân theo kế hoạch đã định Đôi khi rửa tay trước khi ăn mà không sử dụng

xà phòng, hay rửa mặt không đủ các bước,… Tuy nhiên hầu hết các hạn chế, các tồn tại là do điều kiện khách quan đem lại Về cơ bản, việc thực hiện giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ trong nhà trường vẫn được thực hiện tốt

Trang 24

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH THÓI QUEN CHĂM SÓC

BẢN THÂN CHO TRẺ LỚP 3 TUỔI 2.1 Các thói quen chăm sóc bản thân cần hình thành cho trẻ lớp 3 tuổi

Thói quen chăm sóc bản thân là rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 3 tuổi nói riêng Vì vậy, cần hình thành cho trẻ những thói quen chăm sóc bản thân cơ bản sau:

- Thói quen vệ sinh thân thể, bao gồm các thói quen sau:

+ Thói quen tự rửa mặt: trẻ biết rửa mặt đúng lúc, đúng quy trình

+ Thói quen tự rửa tay: Trẻ biết rửa tay một cách thành thạo và đúng quy trình

+ Thói quen tự đánh răng: Trẻ biết cách và có thói quen đánh răng hàng ngày

+ Thói quen tự chải tóc: Trẻ biết tự chải tóc và giữ đầu tóc luôn gọn gàng + Thói quen tự mặc quần áo: Trẻ biết tự mặc quần áo, biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết

+ Thói quen tự đi dép: Trẻ biết đi dép đúng chân, không đi dép trái

- Thói quen ăn uống có vệ sinh, ngủ nghỉ hợp lý, bao gồm các thói quen sau:

+ Thói quen tự xúc cơm: trẻ xúc cơm không bị rơi vãi, ăn hết suất của mình

+ Thói quen tự rót nước: Trẻ biết tự rót nước để uống khi khát nước, biết rót vừa đủ, không làm đổ nước ra ngoài

+ Thói quen ngủ đúng giờ: Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc

- Thói quen hoạt động có văn hóa: Thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động, và các hoạt động khác Cụ thể là

Trang 25

cần hình thành cho trẻ thói quen cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định sau khi chơi

2.2 Quy trình hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non lớp 3 tuổi

2.2.1 Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt đƣợc

Về kiến thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân mình

- Trẻ biết được tên của các thói quen chăm sóc bản thân

- Trẻ biết được ý nghĩa của những thói quen chăm sóc bản thân

- Cung cấp biểu tượng mới và rèn luyện các thói quen chăm sóc bản thân

Về kĩ năng:

- Trẻ có một số kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, chải tóc

- Trẻ thực hiện được các thao tác của các thói quen chăm sóc bản thân

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ mở rộng vốn từ

Về thái độ:

- Biết coi trọng và làm theo các quy định chung của gia đình và của lớp học

- Biết kiên trì luyện tập, thực hiện đúng nề nếp, quy định của nhà trường, lớp học

- Trẻ biết yêu quý bản thân và chăm sóc cho mình luôn mạnh khỏe

2.2.2 Chuẩn bị

Giáo viên xây dựng hệ thống các bài luyện tập phù hợp với trẻ:

- Để hình thành cho trẻ các thói quen chăm sóc bản thân như: thói quen tự mặc quần áo, tự xúc cơm, tự rót nước, tự rửa tay, rửa mặt, tự đánh răng, tự chải tóc, biết cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi, biết tự đi dép, và có thói quen đi ngủ đúng giờ, thì trước tiên cô giáo phải giới thiệu về các hoạt động cho

Trang 26

trẻ, cho trẻ tìm hiểu về các thao tác thực hiện hoạt động Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn, làm mẫu rồi tổ chức cho trẻ thực hiện nhiều lần, có thể cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua tự mặc quần áo đúng các thao tác

- Cô giáo cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bài học

+ Giới thiệu thói quen cần học:

Giáo viên trò chuyện, giới thiệu bài học mới, giúp trẻ biết tên bài học, dẫn dắt đến nội dung bài học

Đàm thoại nội dung bài học: Giáo viên đưa ra những câu hỏi để khai thác

sự hiểu biết của trẻ về nội dung bài học

Giáo dục lồng ghép thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ Giáo viên phân tích để trẻ hiểu được cách thức thực hiện thói quen

Tổ chức cho trẻ luyện tập nhiều lần dưới nhiều hình thức: Cả lớp, theo nhóm, cá nhân, thi đua giữa các nhóm

Giáo dục trẻ thực hiện thói quen chăm sóc bản thân ở trên lớp cũng như ở nhà Giáo viên có thể đưa ra những tình huống để trẻ giải quyết

Trang 27

2.3 Biện pháp hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi

2.3.1 Biện pháp

- Để hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non nói chung,

trẻ 3 tuổi nói riêng có thể sử dụng các phương pháp, biện pháp sau:

- Phương pháp trực quan: Ở trẻ mầm non tư duy theo con đường trực quan

- hình tượng Vì thế để hình thành cho trẻ những thói quen chăm sóc bản thân cần sử dụng các phương tiện trực quan như phim ảnh, tranh, mô hình để giới

thiệu cho trẻ những thói quen chăm sóc bản thân

- Phương pháp luyện tập thường xuyên:

Giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ không chỉ hình thành ngày một ngày hai mà cần có thời gian để củng cố, luyện tập Để thực hiện phương pháp này đòi hỏi người lớn cần quan tâm thường xuyên đến trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày Trước tiên cần làm mẫu những thói quen mới sau đó mới tạo tình huống để trẻ luyện tập các thói quen

đó, và dần dần nâng cao yêu cầu tập luyện giúp trẻ tự hoàn thiện các thói quen

đó

- Phương pháp trò chơi

Vui chơi là hoạt động chính của trẻ ở trường mầm non Thông qua trò chơi, trẻ học được nhiều thói quen tốt như chơi đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi cũng như phản ánh lại một phần cuộc sống xã hội Đặc biệt thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, khi tham gia trò chơi trẻ được nhập vai, trẻ được thực hiện các thao tác của những thói quen chăm sóc bản thân

- Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật:

Việc giáo dục thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ 3 tuổi bằng các tác phẩm nghệ thuật sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong công tác giáo dục Với những hình ảnh giàu hình tượng, sinh động, dễ gợi cảm dễ dàng tác động đến trẻ với những loại hình nghệ thuật như:

Trang 28

+ Âm nhạc: Âm nhạc gắn bó hết sức mật thiết với đời sống con người ngay

từ lúc lọt lòng Dựa vào những tiết tấu nhanh, lời ca dí dỏm và vui tươi mà hết sức gần gũi với trẻ, giúp trẻ cảm thụ được những cái đẹp, hành động đẹp trong cuộc sống

+ Thơ ca: Nhờ có thơ ca mà trẻ có cách nhìn, cách nghĩ cũng như cảm nhận được cuộc sống của con người và các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ

+ Ở lứa tuổi mầm non nói chung, trẻ 3 tuổi nói riêng có rất nhiều câu chuyện như truyện cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười,… Nhờ những câu truyện mà trẻ tiếp thu được nhiều hình tượng, nhiều hình ảnh đẹp phục vụ cho việc rèn luyện những thói quen chăm sóc bản thân

- Phương pháp đàm thoại:

`Trong quá trình rèn luyện các thói quen chăm sóc bản thân, cô và trẻ cần trao đổi để trẻ nắm được các bước thực hiện Vì vậy, phương pháp đàm thoại là rất cần thiết

2.3.2 Hoạt động hình thành các thói quen

Để hình thành các thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ, ta có thể có những hình thức tổ chức khác nhau như tổ chức theo cả lớp, hình thức thi đua theo nhóm, và theo hình thức cá nhân

2.3.2.1 Ví dụ hình thành thói quen rửa tay

Đề tài: Thực hành rửa tay

Đối tượng: Trẻ lớp 3 tuổi

Số lượng: 25 trẻ

I Mục đích yêu cầu

1 Kiến thức

- Trẻ biết giữ gìn thân thể vệ sinh đôi bàn tay

- Trẻ biết rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh

2 Kĩ năng

Trang 29

- Trẻ thực hiện đúng các thao tác rửa tay, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo, không để ướt áo

- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ hát

cùng cô bài hát “Tay thơm tay ngoan ”

- Các con vừa hát bài gì?

- Trong bài hát nhắc đến điều gì?

* Đúng rồi trong bài hát có nhắc đến đôi

bàn tay của bạn nhỏ Vậy các con có biết

mỗi chúng ta có mấy bàn tay không?

- Đôi bàn tay giúp chúng ta làm những

việc gì?

- Đôi bàn tay rất có ích đối với mỗi

chúng ta vì vậy các con phải luôn giữ

cho đôi tay của mình sạch đẹp

- Các con rửa tay khi nào?

- Trẻ trò chyện và hát cùng cô

- Bài “Tay thơm tay ngoan”

- Nhắc đến tay thơm tay ngoan

- Có 2 bàn tay

- Đôi bàn tay để viết, vẽ, cầm nắm các đồ dùng, đồ vật, để múa,…

- Trẻ lắng nghe

- Khi tay bẩn, trước khi ăn, sau

Trang 30

- Tại sao các con phải rửa tay?

* Giáo dục: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh

chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể sạch

sẽ, các con phải rửa tay bằng xà phòng

trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi

chơi với đất cát hay khi cầm nắm đồ

chơi Giữ cho đôi bàn tay sạch sẽ có tác

dụng phòng chống bệnh đường tiêu hóa,

bệnh ngoài da, nhất là bệnh chân tay

miệng và cả bệnh đau nắt nữa

Hôm nay cô và các con thực hiện

thao tác rửa tay theo đúng quy trình

2 Làm mẫu

Trước khi rửa tay cô xắn tay áo cho

khỏi ướt áo

- Làm ướt hai bàn tay, thoa xà phòng

vào hai lòng bàn tay Chà sát hai lòng

bàn tay vào nhau

- Dùng ngón tay và long bàn tay phải

cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của

bàn tay trái và ngược lại

- Dùng bàn tay phải chà sát chéo lên cổ

tay, mu bàn tay trái và ngược lại

- Dùng đầu ngón tay của bàn tay phải

khi đi vệ sinh

- Phải rửa tay để tay sạch, đẹp, thơm tho, để không bị bệnh, được mọi người yêu quý

Trang 31

miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn

tay trái và ngược lại

- Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay

phải cọ vào lòng bàn tay trái bằng cách

xoay đi xoay lại

- Xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi

nước sạch Vẩy nhẹ tay xuống phía dưới

- Sau đó lau tay bằng khăn khô

Các con thấy tay cô bây giờ thế nào?

- Cô mời bạn nào giỏi lên rửa tay nào?

3 Tổ chức cho trẻ thực hiện

- Cô nhắc nhở trẻ xắn tay áo

- Cho trẻ thực hiện các thao tác rửa tay

theo từng cá nhân trẻ

- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn

đang thực hiện những thao tác gì?

- Cô cho trẻ thực hiện các thao tác rửa

tay đến khi thành thạo

-Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan

sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục trẻ

giữ gìn vệ sinh thân thể và đôi bàn tay

luôn sạch sẽ để cơ thể luôn được khỏe

mạnh, phòng chống các bệnh tật

4 Kết thúc

- Các con vừa thực hiện thao tác gì?

- Các con thấy bàn tay của mình bây giờ

thế nào?

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát

- Tay cô sạch và thơm

- Một trẻ lên rửa tay

- Trẻ xắn tay áo

- Lần lượt từng trẻ rửa tay

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Thao tác rửa tay

- Bàn tay của con sạch và thơm

Trang 32

* Các con vừa được thực hiện thao tác

rửa tay, cô thấy các con thực hiện rất tốt

Nhưng hàng ngày nếu các con luôn nhớ

thực hiện đúng các thao tác và luôn rửa

tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi

vệ sinh thì cô sẽ thưởng cho các con

những món quà rất đẹp Các con có muốn

thi đua với các bạn khác để xem ai được

nhiều món quà hơn

- Đã đến giờ ăn cơm, các con cùng đi

rửa tay để chuẩn bị ăn cơm

- Trẻ lắng nghe và thực hiện rửa tay hàng ngày

-Trẻ rửa tay và ngồi vào bàn ăn

2.3.2.2 Ví dụ hình thành thói quen rửa mặt

- Trẻ biết giữ gìn thân thể vệ sinh khuôn mặt

- Trẻ biết rửa mặt khi mặt bẩn, rửa mặt trước khi ra ngoài, rửa mặt sau khi ngủ dậy

2 Kĩ năng

- Trẻ thực hiện đúng các thao tác rửa mặt, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo, không để ướt áo

- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3 Thái độ

Giáo dục vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh như bệnh đau mắt

Ngày đăng: 16/10/2015, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang, Giáo dục học mầm non (Tập 1, 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 Khác
2. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học gia đình, NXB Đại học Sư phạm, 2007 Khác
3. Hoàng Lan - Hoàng Sơn, 100 thói quen tốt, NXB Hà Nội, 2007 Khác
4. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2005 Khác
5. Nguyễn Thị Thư, Điều kiện hình thành kĩ năng và thói quen cho trẻ Mầm non, Tạp chí giáo dục mầm non số 1 năm 2006 Khác
6. Giang Văn Toàn, Thói quen tốt, tính cách tốt,vận may tốt, NXB Lao động, 2007 Khác
7. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi Mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993 Khác
8. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thể thao, 1998 Khác
9. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Đà Nẵng, 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w