3 tuổi
2.3.2. Hoạt động hình thành các thói quen
Để hình thành các thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ, ta có thể có những hình thức tổ chức khác nhau như tổ chức theo cả lớp, hình thức thi đua theo nhóm, và theo hình thức cá nhân.
2.3.2.1. Ví dụ hình thành thói quen rửa tay
Đề tài: Thực hành rửa tay Đối tượng: Trẻ lớp 3 tuổi Số lượng: 25 trẻ
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức
- Trẻ biết giữ gìn thân thể vệ sinh đôi bàn tay.
- Trẻ biết rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
22
- Trẻ thực hiện đúng các thao tác rửa tay, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo, không để ướt áo.
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
Giáo dục vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh như bệnh chân tay miệng.
II. Chuẩn bị
- 1 bình nước, 1 giá đựng, 1 chậu, 1 xô, thảm khô trải dưới chân trẻ, khăn lau tay cho trẻ, giá phơi khăn.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú
Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ hát cùng cô bài hát “Tay thơm tay ngoan ”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến điều gì? * Đúng rồi trong bài hát có nhắc đến đôi bàn tay của bạn nhỏ. Vậy các con có biết mỗi chúng ta có mấy bàn tay không?
- Đôi bàn tay giúp chúng ta làm những việc gì?
- Đôi bàn tay rất có ích đối với mỗi chúng ta vì vậy các con phải luôn giữ cho đôi tay của mình sạch đẹp.
- Các con rửa tay khi nào?
- Trẻ trò chyện và hát cùng cô. - Bài “Tay thơm tay ngoan”. - Nhắc đến tay thơm tay ngoan. - Có 2 bàn tay.
- Đôi bàn tay để viết, vẽ, cầm nắm các đồ dùng, đồ vật, để múa,…
- Trẻ lắng nghe.
23
- Tại sao các con phải rửa tay?
* Giáo dục: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, các con phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với đất cát hay khi cầm nắm đồ chơi. Giữ cho đôi bàn tay sạch sẽ có tác dụng phòng chống bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, nhất là bệnh chân tay miệng và cả bệnh đau nắt nữa.
Hôm nay cô và các con thực hiện thao tác rửa tay theo đúng quy trình.
2. Làm mẫu
Trước khi rửa tay cô xắn tay áo cho khỏi ướt áo.
- Làm ướt hai bàn tay, thoa xà phòng vào hai lòng bàn tay. Chà sát hai lòng bàn tay vào nhau.
- Dùng ngón tay và long bàn tay phải cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay trái và ngược lại.
- Dùng bàn tay phải chà sát chéo lên cổ tay, mu bàn tay trái và ngược lại.
- Dùng đầu ngón tay của bàn tay phải
khi đi vệ sinh.
- Phải rửa tay để tay sạch, đẹp, thơm tho, để không bị bệnh, được mọi người yêu quý.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát.
24
miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay trái và ngược lại.
- Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay phải cọ vào lòng bàn tay trái bằng cách xoay đi xoay lại.
- Xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch. Vẩy nhẹ tay xuống phía dưới.
- Sau đó lau tay bằng khăn khô. Các con thấy tay cô bây giờ thế nào? - Cô mời bạn nào giỏi lên rửa tay nào?
3. Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Cô nhắc nhở trẻ xắn tay áo.
- Cho trẻ thực hiện các thao tác rửa tay theo từng cá nhân trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn đang thực hiện những thao tác gì?
- Cô cho trẻ thực hiện các thao tác rửa tay đến khi thành thạo.
-Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và đôi bàn tay luôn sạch sẽ để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật.
4. Kết thúc
- Các con vừa thực hiện thao tác gì? - Các con thấy bàn tay của mình bây giờ thế nào?
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát.
- Tay cô sạch và thơm. - Một trẻ lên rửa tay. - Trẻ xắn tay áo.
- Lần lượt từng trẻ rửa tay. - Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Thao tác rửa tay.
25
* Các con vừa được thực hiện thao tác rửa tay, cô thấy các con thực hiện rất tốt. Nhưng hàng ngày nếu các con luôn nhớ thực hiện đúng các thao tác và luôn rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì cô sẽ thưởng cho các con những món quà rất đẹp. Các con có muốn thi đua với các bạn khác để xem ai được nhiều món quà hơn.
- Đã đến giờ ăn cơm, các con cùng đi rửa tay để chuẩn bị ăn cơm.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện rửa tay hàng ngày.
-Trẻ rửa tay và ngồi vào bàn ăn.
2.3.2.2. Ví dụ hình thành thói quen rửa mặt
Đề tài: Thực hành rửa mặt Đối tượng: Trẻ lớp 3 tuổi Số lượng: 25 trẻ
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức
- Trẻ biết giữ gìn thân thể vệ sinh khuôn mặt.
- Trẻ biết rửa mặt khi mặt bẩn, rửa mặt trước khi ra ngoài, rửa mặt sau khi ngủ dậy.
2. Kĩ năng
- Trẻ thực hiện đúng các thao tác rửa mặt, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo, không để ướt áo.
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
Giáo dục vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh như bệnh đau mắt.
26
II. Chuẩn bị
1 bình nước, 1 giá đựng, 1 chậu, 1 xô, thảm khô trải dưới chân trẻ, khăn lau tay cho trẻ, giá phơi khăn, khăn mặt cho trẻ.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú
Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ hát cùng cô bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến điều gì? - Mắt có tác dụng gì?
* Mắt rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta, vì vậy các con phải giữ cho đôi mắt của mình luôn sạch, khỏe.
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ mắt? - Các con rửa mặt khi nào?
- Vì sao phải rửa mặt?
- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, các con phải rửa mặt trước khi ra ngoài và sau khi ngủ dậy, sau khi chơi và sau khi tham gia các hoạt động. Giữ cho khuôn mặt sạch sẽ
- Trẻ trò chuyện và hát cùng cô. - Bài “Rửa mặt như mèo”.
- Nhắc đến việc chú mèo lười rửa mặt nên bị đau mắt.
- Mắt để nhìn. - Trẻ lắng nghe.
- Phải rửa mặt.
- Khi mặt bẩn, trước khi đi ra ngoài, sau khi ngủ dậy.
- Phải rửa mặt để mặt lúc nào cũng sạch, đẹp, thơm tho, không bị bệnh, được mọi người yêu quý.
27
giúp phòng tránh các bệnh ngoài da, nhất là bệnh đau mắt.
Hôm nay cô và các con thực hiện thao tác rửa mặt theo đúng quy trình.
2. Làm mẫu
Trước khi rửa mặt cô xắn tay áo cho khỏi ướt áo, rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
- Vò khăn vắt bớt nước.
- Rũ khăn, trải khăn trên hai lòng bàn tay, lau hai mắt trước (lau từ khóe mắt ra đuôi mắt), di chuyển khăn lau sống mũi, di chuyển khăn lau miệng, cằm. Gấp đôi khăn lau từng bên má, gấp đôi khăn lần nữa hoặc vò khăn lần hai, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt sau ngoáy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng khăn bọc ngón tay út để đưa vào rửa lỗ mũi.
- Vò khăn, vắt kiệt nước, rũ phẳng, phơi lên giá, phơi chỗ có ánh nắng.
Các con thấy tay cô bây giờ thế nào? - Cô mời bạn nào giỏi lên rửa mặt nào?
3. Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Cô nhắc nhở trẻ xắn tay áo.
- Cho trẻ thực hiện các thao tác rửa mặt theo từng cá nhân trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn đang thực hiện những thao tác gì?
- Vâng ạ.
- Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Tay cô sạch và thơm. - Một trẻ lên rửa mặt. - Trẻ xắn tay áo.
- Lần lượt từng trẻ rửa mặt. - Trẻ trả lời.
28
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và đôi bàn tay luôn sạch sẽ để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật.
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay đến khi thành thạo.
4. Kết thúc
- Các con vừa thực hiện thao tác gì?
- Các con thấy khuôn mặt của mình bây giờ thế nào?
* Các con vừa được thực hiện thao tác rửa mặt, cô thấy các con thực hiện rất tốt. Nhưng hàng ngày nếu các con luôn nhớ thực hiện đúng các thao tác và luôn rửa mặt khi mặt bẩn, trước khi ra ngoài và sau khi ngủ dậy thì cô sẽ thưởng cho các con những món quà rất đẹp. Các con có muốn thi đua với các bạn khác để xem ai được nhiều món quà hơn.
- Cho trẻ hát bài “ Vì sao con mèo rửa mặt” kết hợp ra ngoài.
- Trẻ thực hiện.
- Thao tác rửa mặt.
- Khuôn mặt của con sạch và thơm.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện rửa mặt hàng ngày.
- Trẻ hát và ra ngoài.
2.3.2.3. Ví dụ hình thành thói quen tự mặc quần áo
Đề tài: Thực hành tự mặc quần áo Đối tượng: Trẻ lớp 3 tuổi
Số lượng: 25 trẻ
29
1. Kiến thức
- Trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ.
- Trẻ biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
2. Kĩ năng
- Trẻ thực hiện đúng các thao tác mặc quần áo, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo.
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh.
II. Chuẩn bị
Quần áo cho trẻ thực hiện.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú
Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ hát cùng cô bài hát “Em ngoan hơn búp bê ”. - Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến điều gì?
- Chúng ta phải làm gì để giữ quần áo luôn sạch đẹp?
- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, các con phải biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
Hôm nay cô và các con thực hiện thao
- Trẻ trò chyện và hát cùng cô. - Bài “ Em ngoan hơn búp bê ”. - Nhắc đến việc bạn nhỏ biết cách mặc quần áo phù hợp.
- Không nghịch bẩn. - Trẻ lắng nghe.
30
tác mặc quần áo theo đúng quy trình.
2. Làm mẫu
- Trước tiên mặc hai ống tay áo. - Cài khuy áo ( kéo khóa áo) - Bẻ cổ áo gọn gàng.
- Xỏ chân vào hai ống quần. - Kéo khóa, cài khuy quần.
- Cô mời bạn nào giỏi lên mặc quần áo nào?
3. Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện các thao tác mặc quần áo theo từng cá nhân trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn đang thực hiện những thao tác gì?
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và mặc quần áo luôn sạch sẽ và phù hợp với thời tiết để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật.
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác mặc quần áo đến khi thành thạo.
4. Kết thúc
- Các con vừa thực hiện thao tác gì?
* Các con vừa được thực hiện thao tác mặc quần áo, cô thấy các con thực hiện rất tốt. Nhưng hàng ngày nếu các con
- Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Trẻ qquan sát. - Trẻ quan sát.
-Một trẻ lên mặc quần áo.
- Lần lượt từng trẻ mặc quần áo. - Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Thao tác mặc quần áo.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện tự mặc quần áo hàng ngày.
31
luôn nhớ thực hiện đúng các thao tác và luôn biết tự mặc quần áo thì cô sẽ thưởng cho các con những món quà rất đẹp. Các con có muốn thi đua với các bạn khác để xem ai được nhiều món quà hơn.
- Cho trẻ hát bài “Em ngoan hơn búp bê” kết hợp ra ngoài.
- Trẻ hát và ra ngoài.
2.3.2.4. Ví dụ hình thành thói quen tự đi dép
Đề tài: Thực hành tự đi dép Đối tượng: Trẻ lớp 3 tuổi Số lượng: 25 trẻ
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức
- Trẻ biết giữ gìn đôi chân sạch sẽ. - Trẻ biết ý nghĩa của việc đi dép.
2. Kĩ năng
- Trẻ thực hiện đúng các thao tác đi dép, thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo. - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục vệ sinh thân thể sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh.
II. Chuẩn bị
Dép cho trẻ thực hiện.
III. Cách tiến hành
32
1. Gây hứng thú
Cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ hát cùng cô bài hát “Đôi dép xinh”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến điều gì? - Chúng ta phải làm gì để giữ đôi chân luôn sạch đẹp?
- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Hôm nay cô và các con thực hiện thao tác đi dép theo đúng quy trình.
2. Làm mẫu - Lấy dép ra.
- Xếp hai chiếc dép cho đúng chân. - Xỏ chân vào dép (nếu là dép quai hậu thì đóng khóa dép sau khi xỏ chân vào dép).
- Cô mời bạn nào giỏi lên đi dép nào?
3. Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện các thao tác đi dép theo từng cá nhân trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn đang thực hiện những thao tác gì? - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và luôn đi dép
- Trẻ trò chuyện và hát cùng cô. - Bài “Đôi dép xinh”.
- Nhắc đến việc bạn nhỏ đi dép nên đôi chân luôn trắng tinh. - Không nghịch bẩn, không đi chân đất. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Một trẻ lên đi dép. - Lần lượt từng trẻ đi dép. - Trẻ trả lời.
33
sạch sẽ để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật.
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác đi dép đến khi thành thạo.
4. Kết thúc
- Các con vừa thực hiện thao tác gì? * Các con vừa được thực hiện thao tác