Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (KL07339) (Trang 57)

3 tuổi

3.4. Tiến hành thực nghiệm

3.4.1. Xác định yêu cầu cần đạt

- Kiến thức

+ Trẻ biết tên gọi và phân biệt được các chức năng của các bộ phận trên khuôn mặt.

- Kĩ năng

+ Trẻ thực hiện các thao tác rửa mặt đúng theo trình tự và quy cách. + Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo thực hiện kĩ năng.

+ Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm, khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

-Thái độ

+ Biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể.

+ Trẻ hứng thú vào giờ học và hứng thú khi thực hiện thói quen.

3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm

- Phiếu kiểm tra kết quả thực nghiệm - Các đồ dùng phục vụ giảng dạy Của cô:

+ Tranh khuôn mặt bé trai, bé gái.

+ Hai chậu đựng khăn, một chậu để đựng khăn bẩn, một chậu đựng khăn sạch.

+ Một bình đựng nước có vòi vặn nước, khăn tay cho trẻ. Của trẻ:

Chuẩn bị cho trẻ có tâm thế thoải mái.

3.4.3. Tiến hành thực nghiệm

Lớp đối chứng: Giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường.

Lớp thực nghiệm: Giáo viên sử dụng biện pháp thi đua giữa các cá nhân trẻ (bạn nào thực hiện đúng các thao tác và thực hiện đúng lúc hơn thì được thưởng) để kích thích hứng thú cho trẻ khi thực hiện thói quen chăm sóc bản thân và sử

51

dụng các yếu tố nghệ thuật (sử dụng các bài hát, thơ, truyện) nhằm tạo và duy trì hứng thú của trẻ khi thực hiện thói quen chăm sóc bản thân thông qua bài học.

3.4.4. Đánh giá

Sau khi giảng dạy tôi tiến hành đánh giá thực nghiệm bằng cách tổ chức hoạt động vận dụng thói quen vào hoàn cảnh thực tế và thông qua quan sát, phân tích khả năng thực hiện thói quen của trẻ để đánh giá.

Qua quan sát quá trình thực hiện kĩ năng ở hai nhóm tôi thấy rằng: Có một số trẻ thực hiện khéo léo và nhanh nhẹn, không những thế trẻ còn rất hứng thú và vui vẻ thực hiện kĩ năng. Do vậy, tôi đã so sánh những trẻ ở nhóm đối chứng với nhóm trẻ thực nghiệm và đưa ra chỉ tiêu đánh giá hình thành thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ như sau:

- Tốt: Trẻ thực hiện được các thao tác rửa mặt theo đúng trình tự và quy cách, thực hiện các hoạt động một cách nhanh chóng và khéo léo mà không cần sự giúp đỡ của giáo viên.

- Khá: Trẻ thực hiện các kĩ năng còn hơi lúng túng.

- Trung bình: Trẻ có kĩ năng trung bình là những trẻ thực hiện chưa chính xác và cần sự giúp đỡ của giáo viên.

3.5. Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành một số thói quen chăm sóc bản thân cho trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (KL07339) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)