Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,97 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------
ĐỖ VĂN HÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------
ĐỖ VĂN HÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là do tôi nghiên cứu và thực hiện với
sự hƣớng dẫn của Các nội dung nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trên các công
trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc
đáng tin cậy. Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận khoa học
và trên cơ sở tác nghiệp thực tiễn tại Công Ty Cổ Phần VIMECO.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đức Vui đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực
hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc cùng
các phòng ban Công ty Cổ Phần VIMECO đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi có đƣợc những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ ii
Danh mục các sơ đồ .................................................................................................. iii
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................4
1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp .........................................................................4
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp............................................4
1.1.2. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp ...........................................4
1.1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ...............5
1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ...........................................9
1.1.5. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp ...............................................15
1.1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................16
1.1.7. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp .........................28
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................30
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................33
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................33
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................33
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................33
2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................35
2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu....................................35
2.2.2. Xây dựng khung lý thuyết ............................................................................35
2.2.3. Thu thập số liệu ...........................................................................................35
2.2.4. Phân tích số liệu ..........................................................................................36
2.2.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu được ..........................................................36
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO ...................................................................................................................37
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần VIMECO .........................................................37
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..........................................37
3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................................37
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ........................................................................40
3.1.4. Đặc điểm về tổ chức phòng tài chính kế toán của công ty..........................44
3.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty.......................................45
3.2.1. Khái quát chung về tình hình tài chính công ty ..........................................45
3.2.2. Phân tích khả năng thanh khoản.................................................................57
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản .............................................................59
3.2.4. Phân tích cơ cấu vốn, khả năng trả nợ .......................................................60
3.2.5. Phân tích khả năng sinh lời ........................................................................61
3.2.6. Phân tích Du Pont .......................................................................................61
3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty ............................................62
3.3.1. Kết quả đạt được .........................................................................................62
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................63
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY .................................................................................................................65
4.1 Định hƣớng phát triển hoạt động sản suất kinh doanh của công ty ....................65
4.1.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới .....................................................65
4.1.2. Phương hướng hoạt động và biện pháp thực hiện của công ty ..................65
4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty .......................................66
KẾT LUẬN ...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ĐTTC
Đầu tƣ tài chính
2
TSNH
Tài sản ngắn hạn
3
TSDH
Tài sản dài hạn
4
TSCĐ
Tài sản cố định
5
ROE
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu
6
ROA
Hệ số sinh lời tài sản
7
ROS
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
8
DT
Doanh thu
9
TS
Tài sản
10
LN
Lợi nhuận
11
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
12
CSH
Chủ sở hữu
13
CP
Chi phí
14
VIMECO
Công ty Cổ Phần VIMECO
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Doanh thu của VIMECO từ năm 2011 tới năm 2014
38
2
Bảng 3.2
Bảng tỷ trọng tài sản - nguồn vốn
45
3
Bảng 3.3
Phân tích biế n đô ̣ng theo thời gian của chỉ tiêu tài sản
46
4
Bảng 3.4
Phân tić h biế n đô ̣ng theo thời gian cu
a ̉chỉ tiêu nguồn vốn
48
5
Bảng 3.5
Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu
50
6
Bảng 3.6
Phân tích biến động theo thời gian của chi phí
51
7
Bảng 3.7
Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận
53
8
Bảng 3.8
Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu
53
9
Bảng 3.9
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
54
10
Bảng 3.10
Tỷ số khả năng thanh khoản
56
11
Bảng 3.11
Tỷ số phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
58
12
Bảng 3.12
Tỷ số Phân tích cơ cấu vốn, khả năng trả nợ
59
13
Bảng 3.13
Tỷ số phân tích khả năng sinh lời
60
14
Bảng 3.14
Phân tích Du Pont
61
ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Stt
Sơ đồ
Nội dung
Trang
1
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần VIMECO
40
2
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần VIMECO
43
iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Stt
Biểu đồ
Nội dung
1
Biểu đồ 3.1
Kết cấu tài sản
46
2
Biểu đồ 3.2
Biến động theo thời gian của tài sản
47
3
Biểu đồ 3.3
Biến động theo thời gian của nguồn vốn
48
4
Biểu đồ 3.4
Biến động theo thời gian của nguồn vốn
49
5
Biểu đồ 3.5
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
51
6
Biểu đồ 3.6
7
Biểu đồ 3.7
Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm
54
8
Biểu đồ 3.8
Tỷ số khả năng thanh khoản
57
So sánh giá vốn hàng bán và doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ
iv
Trang
52
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nƣớc ta ngày nay đang hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Bên cạnh đó, cùng với những yêu cầu phát triển nhanh đã khiến cho vấn đề về
nâng cao cơ sở hạ tầng đƣợc đặt lên hàng đầu, kéo theo đó là sự ra đời ồ ạt của các
công trình xây dựng, cải tạo cầu đƣờng… Xây dựng cơ bản nhanh chóng trở thành
một ngành sản xuất vật chất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Chính sự
chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát
triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp
trong quá trình quản trị và điều hành luôn gặp phải những thách thức lớn trong đó
vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả nhƣ
mong muốn và hạn chế những rủi ro xảy ra, các nhà quản trị phải thƣờng xuyên
tiến hành phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp mình.
Trên thực tế, tại nƣớc ta hiện nay, ngoại trừ một số doanh nghiệp liên doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì quản trị tài chính lại là một vấn đề rất
đáng quan tâm khi mà đại đa số doanh nghiệp đều chƣa hình thành bộ phận quản trị
tài chính chuyên biệt. Do chức năng quản lý tài chính vẫn đƣợc kiêm nhiệm và
không thực sự phát huy đƣợc vai trò quan trọng của nó.
Đối với Công ty Cổ phần VIMECO là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực xây lắp mà nhà nƣớc đang nắm giữ 51% cổ phần. Qua việc thƣờng
xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực
trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh
nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phƣơng án hành động phù hợp cho tƣơng
lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cƣờng khả
năng tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thông tin tài chính không chỉ là đối tƣợng quan tâm của nhà quản lý
doanh nghiệp, của Nhà nƣớc trên phƣơng diện vĩ mô mà còn là đối tƣợng quan tâm của
1
nhà đầu tƣ, ngân hàng, cổ đông, ngƣời lao động, và các đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trƣớc những nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi
quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO” làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình.
- Câu hỏi cần giải đáp là cần làm gì để cải thiện tình hình tài chính, nhất là tình
hình lợi nhuận và nợ của Công ty Cổ phần VIMECO sau khi có đƣợc kết quả phân
tích?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần VIMECO, từ đó
đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đề ra các nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
VIMECO qua việc đánh giá báo cáo tài chính của Công ty.
- Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần VIMECO.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty Cổ phần
VIMECO từ các năm 2012 đến năm 2014.
4. Những dự kiến đóng góp của luận văn nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại doanh
nghiệp trong lĩnh vục nghiên cứu.
2
- Về mặt thực tiễn: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần VIMECO để đƣa
ra nhận định về tình hình tài chính của công ty và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm
cải thiện tình hình tài chính của công ty.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có các nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và tổng quan
tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO
Chƣơng 4: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty
3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá
tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định
quản lý chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng
quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó
có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. [2, tr.5].
Phân tích tài chính doanh nghiệp trƣớc hết thƣờng tập trung vào các số liệu
đƣợc cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông
tin bổ sung từ các nguồn khác nhau, làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong
quá khứ, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những chuyển biến theo xu hƣớng, tính
toán những nhân tố, những nguyên nhân của sự thay đổi trong các hoạt động tài
chính, phát hiện những quy luật của các hoạt động, làm cơ sở cho các quyết định
hiện tại và những dự báo trong tƣơng lai.
1.1.2. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ:
chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... Mỗi đối tƣợng quan tâm
với các mục đích khác nhau nhƣng thƣờng liên quan với nhau.
Phân tích tài chính đối với nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để
định hƣớng các quyết định của Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài
chính: kế hoạch đầu tƣ, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.
Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tƣ cần biết thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng
thêm của vốn đầu tƣ. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng
4
sinh lời của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ
vốn vào doanh nghiệp hay không.
Phân tích tài chính đối với người cho vay
Ngƣời cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của
khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà ngƣời
cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng
trả nợ của doanh nghiệp nhƣ thế nào?
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với ngƣời hƣởng lƣơng
trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sƣ... Dù họ
công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhƣng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của
doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.
1.1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn
thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài
doanh nghiệp. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đƣa ra đƣợc
những nhận xét, kết luận đúng đắn.
1.1.3.1. Thông tin chung
Đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, môi trƣờng pháp
lý có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhƣ: sự suy thoái
hay tăng trƣởng kinh tế, chính sách thuế, lãi suất...
1.1.3.2. Thông tin theo ngành kinh tế
Đó là những thông tin về vị trí của ngành trong nền kinh tế, loại hình, đặc
điểm ngành nghề công ty kinh doanh, tình trạng công nghệ, hệ thống chỉ tiêu trung
bình ngành, chính sách của nhà nƣớc, thị phần, triển vọng phát triển...
1.1.3.2. Thông tin liên quan đến bản thân doanh nghiệp
Đó là những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
bao gồm thông tin về cơ cấu, tổ chức của doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh
doanh, chiến lƣợc kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh, công tác kế toán tài
chính của doanh nghiệp,... Những thông tin này đƣợc thể hiện qua báo cáo, tổng kết
5
của nhà quản lý, báo cáo, hạch toán của kế toán... Trong đó thông tin từ hệ thống
báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất. Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng
hợp về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, là hệ thống báo cáo đƣợc lập
theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin tài chính quan
trọng của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin về tình hình
tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng
yêu cầu quản lý của một doanh nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của
những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định về tài chính.
Các thành phần của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
- Khái niệm
Bảng cân đổi kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thƣờng đƣợc chọn là thời
điểm cuối quý hoặc cuối năm. Do đó, các đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán
là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. [5, tr.51].
Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tƣợng
có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
Thông thƣờng, bảng cân đối kế toán đƣợc trình bày dƣới dạng bảng cân đối số dƣ
các tài khoản kế toán; một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn
của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó
là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình
thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của
chủ sở hữu và nợ phải trả.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán đƣợc sắp xếp theo khả năng
chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
6
- Bên tài sản
Tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền các khoản đầu tƣ tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác); tài sản
dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, các khoản
đầu tƣ tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác).
- Bên nguồn vốn
Nợ ngắn hạn (nợ phải trả có thời hạn thanh toán dƣới một năm hoặc dƣới
một chu kỳ kinh doanh, các khoản phải trả, phải nộp khác, tài sản thừa chờ xử lý,
các khoản nhận ký quỹ ký cƣợc dài hạn); nợ dài hạn (nợ có thời hạn thanh toán
trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả ngƣời bán, phải trả
nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại
phải trả tại thời điểm báo cáo); vốn chủ sở hữu (thƣờng bao gồm: vốn góp ban đầu,
lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới).
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên
nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng nhƣ khả năng độc lập về tài
chính của doanh nghiệp.
Bên tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu:
số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản
mục ngoài bảng cân đối kế toán nhƣ: một số tài sản thuê ngoài, vật tƣ, hàng hoá
nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại...
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết đƣợc loại
hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Qua đó
giúp cho các nhà phân tích đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng
thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng đƣợc sử dụng trong phân tích tài
chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. [5, tr.56].
7
Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch
chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho
phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với
số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với
số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí,
có thể xác định đƣợc kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Nhƣ vậy,
báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp
những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao
động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Những khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh:
doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính;
doanh thu từ hoạt động bất thƣờng và chi phí tƣơng ứng với từng hoạt động đó.
Những loại thuế nhƣ: Thuế giá trị gia tăng (VAT), Thuế tiêu thụ đặc biệt, về
bản chất không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên
không đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối
với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác đƣợc phản ánh trong phần: Tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo đƣợc chi trả hay không, cần tìm
hiểm tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thƣờng đƣợc xác định cho
thời hạn ngắn (thƣờng là từng tháng).
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dƣ tiền mặt đầu
kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dƣ tiền mặt cuối kỳ của
doanh nghiệp. [5, tr.58].
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi Ngân quỹ) bao gồm:
dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện
hoạt động đầu tƣ, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thƣờng.
8
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực
hiện cân đối ngân quỹ với số dƣ ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dƣ ngân quỹ cuối
kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp
nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Nội dung báo cáo lƣu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
+ Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ
+ Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể
tách rời của báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tƣờng thuật hoặc phân tích
chi tiết các thông tin số liệu đã đƣợc trình bày trong bảng cân đối kế toán, bảng kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng lƣu chuyển tiền tệ, cũng nhƣ các thông tin cần thiết
khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể. Bảng thuyết minh báo cáo tài
chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần
thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
Việc tìm hiểu bảng thuyết minh báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng hiểu
sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phƣơng pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Trong quá trình phân tích tài chính, có rất nhiều phƣơng pháp để phân tích,
nhà phân tích thƣờng dùng các phƣơng pháp phân tích cơ bản sau:
1.1.4.1. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất
trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng.
9
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phƣơng pháp
so sánh cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Xác định số gốc để so sánh
- Xác định điều kiện so sánh
- Xác định mục tiêu so sánh
Về số gốc để so sánh khi xác định phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân
tích. Nếu phân tích để nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trƣởng của các chỉ
tiêu thì số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trƣớc hoặc nếu nghiên cứu thực
hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian thƣờng so sánh với cùng kỳ
năm trƣớc.
Về điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu phải thống nhất về mặt thời gian và không
gian, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu.
Về mục tiêu so sánh khi xác định cần phân biệt xác định mức độ biến động
tuyệt đối hay mức độ biến động tƣơng đối của chỉ tiêu phân tích. Mức độ biến động
tuyệt đối, xác định bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ lấy
làm gốc. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu
gốc để nói lên tốc độ tăng.
Có những phƣơng thức so sánh sau:
- So sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh:
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, mọi vận động kinh tế đều
phải đƣợc xây dựng và hoàn thành theo nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Vì vậy muốn biết
trong kỳ phân tích đã thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đề ra nhƣ thế nào, cần phải so
sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra để tìm số chênh lệch bằng số
tuyệt đối hoặc số tƣơng đối. Sau khi đối chiếu nhƣ thế có thể nêu ra phƣơng hƣớng
để đi sâu phân tích tức là có thể sử dụng các phƣơng pháp khác của phân tích để
xác định cụ thể hơn, chi tiết hơn các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
10
- So sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích với chỉ tiêu thực hiện các kỳ kinh
doanh đã qua
Các chỉ tiêu tuy đã so sánh số thực hiện với nhiệm vụ đề ra nhƣng vẫn chƣa đủ,
cần tiến hành so sánh thực hiện của kỳ phân tích với thực hiện của kỳ trƣớc để đánh
giá đầy đủ và sâu sắc. Việc so sánh đó nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh doanh,
đánh giá sự tăng trƣởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích với chỉ tiêu thực hiện kỳ trƣớc không
chỉ hạn chế ở một kỳ trƣớc mà có thể là hàng loạt thời kỳ kế tiếp nhau một cách
liên tục. Phƣơng thức này tạo khả năng thu đƣợc những tài liệu chính xác hơn vì có
thể loại trừ những tình hình khác nhau hoặc những yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hƣởng
đến chỉ tiêu dùng cho một thời kỳ nào đó. Tuy nhiên, việc so sánh này chỉ đƣợc sử
dụng khi các thời kỳ so sánh có điều kiện hoạt động tƣơng tự nhau.
- So sánh các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ
tiêu bình quân của ngành
Phƣơng thức này thƣờng so sánh những chỉ tiêu trong kỳ phân tích với các
doanh nghiệp của một ngành sản xuất, với số liệu trung bình của ngành để đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc.
Thông thƣờng trong khi phân tích tài chính, chúng ta nên kết hợp cả hai hình
thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng
ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị hoạt động của doanh
nghiệp vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Điều
này sẽ giúp rất nhiều trong việc so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành.
Phƣơng pháp này rất hữu ích đối với các doanh nghiệp thƣờng xuyên xây
dựng định mức, kế hoạch, doanh nghiệp thuộc các ngành đã xây dựng đƣợc hệ
thống chỉ tiêu trung bình ngành để làm chuẩn mực.
1.1.4.2. Phương pháp tỷ số
Phƣơng pháp tỷ số là phƣơng pháp trong đó các tỷ số đƣợc sử dụng để phân
tích, đó là các tỷ số đơn đƣợc thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là
11
phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ
sung và hoàn thiện do nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến, cung cấp
đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu đáng tin cậy. Việc áp
dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính
toán các tỷ số, hệ thống đƣợc hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục.
Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ số của đại lƣợng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số phản ánh sự biến đổi của
các đại lƣợng tài chính. Các tỷ số này đƣợc phân thành các nhóm tỷ số đặc trƣng,
phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn, nhóm
chỉ tiêu về năng lực hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ
số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phận hoạt động tài chính trong
mỗi trƣờng họp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các
nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
Cũng nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ số đơn giản và đƣợc sử
dụng rộng rãi, nó yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức, để nhận
xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ số của
doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính,
phƣơng pháp tỷ số thƣờng đƣợc sử dụng kết hợp với phƣơng pháp so sánh.
1.1.4.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả
kinh tế
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều nhân tố tác
động đến kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Để xác định mức độ ảnh hƣởng của
từng nhân tố thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phương pháp thay thế liên hoàn
Phƣơng pháp thay thế liên hoàn đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh
hƣởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi nhân tố ảnh hƣởng này có quan hệ
tích hoặc thƣơng số với chỉ tiêu kinh tế.
12
Khi thực hiện phƣơng pháp này ngƣời phân tích thay thế lần lƣợt và liên tiếp
các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi
nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính đƣợc với trị số của
chỉ tiêu chƣa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng
của nhân tố đó.
Trình tự thực hiện phƣơng pháp là:
Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ
tiêu kinh tế.
Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong
cả quá trình phân tích. Theo quy ƣớc nhân tố số lƣợng xếp đứng trƣớc nhân tố chất
lƣợng, nhân tố hiện vật xếp trƣớc nhân tố giá trị, nhân tố chủ yếu trƣớc nhân tố thứ
yếu.
Thứ ba, xác định đối tƣợng phân tích. Đối tƣợng phân tích là mức chênh
lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc.
Thứ tƣ, xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố bằng cách lần lƣợt
thay số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế. Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả
mới tìm đƣợc trừ đi kết quả trƣớc đó.
Thứ năm, tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố.
- Phương pháp số chênh lệch
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng đế xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến
sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và
trình tự vận dụng của phƣơng pháp số chênh lệch cũng giống nhƣ phƣơng pháp
thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố
nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân
tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trƣờng hợp chỉ tiêu
phản ánh đối tƣợng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hƣởng).
- Phương pháp cân đối
Cơ sở của phƣơng pháp này là sự cân bằng giữa các yếu tố và quá trình kinh
doanh. Ví dụ nhƣ cân đối vốn với nguồn vốn, cân đối giữ nguồn thu và chi. Khác
13
với các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp cân đối đƣợc sử dụng để xác định ảnh
hƣởng của các nhân tố có quan hệ tổng (hiệu) với chỉ tiêu phân tích. Ta xác định
ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích một cách độc lập, không thay thế
lần lƣợt và liên tiếp. Phƣơng pháp cân đối đƣợc sử dụng nhiều trong công tác kế
hoạch và trong phân tích kinh tế để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối trong quá
trình kinh doanh, qua đó xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động.
1.1.4.4. Phương pháp Dupont
Ngoài các phƣơng pháp trên, các nhà phân tích tài chính có thể sử dụng
phƣơng pháp Dupont. Phƣơng pháp Dupont là phƣơng pháp nhằm đánh giá sự
tƣơng hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, tách một tỷ số tổng hợp thành tích của các tỷ
số khác có mối liên hệ với nhau.
Thực tế, phƣơng pháp phân tích Dupont thƣờng đƣợc sử dụng trong việc
phân tích chỉ số doanh lợi tổng tài sản (ROA) và chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
(ROE). Cụ thể, ngƣời ta chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ
với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.
Tách ROA: Trƣớc hết ta xem xét mối quan hệ tƣơng tác bên trong tỷ số
doanh lợi tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
=
Doanh thu
x
Doanh thu
Tổng tài sản
(1)
Nhìn vào công thức trên, ta thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào
hai yếu tố: Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu và Hiệu suất
sử dụng của tổng tài sản.
Tách ROE: Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
= ROA x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
(2)
Kết hợp (1) và (2) ta có:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
x
Doanh thu
Tổng tài sản
14
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
x
x
Doanh thu
Tổng tài sản
Doanh thu
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Tổng tài sản - Nợ
x
1
1-Rd
Với Rd = (Nợ / Tổng tài sản) là hệ số nợ và phƣơng trình này gọi là phƣơng
trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ sở hữu vào
doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ.
Vận dụng phƣơng pháp Dupont có thể giúp ta phân tích những nguyên nhân
tác động tới doanh lợi vốn chủ sở hữu gồm: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu, hiệu suất
sử dụng tổng tài sản, hệ số nợ. Từ đó, có giải pháp tài chính thích hợp để tác động
tới từng yếu tố gây ảnh hƣởng nhằm làm tăng hệ số này.
Sử dụng phƣơng pháp phân tích Dupont giúp nhà phân tích phát hiện và tập
trung vào các điểm mạnh và yếu điểm của doanh nghiệp. Quan trọng nhất là tìm ra
đƣợc những yếu tố cốt lõi gây ảnh hƣởng bất lợi tới khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, từ đó nhà quản trị có thể đƣa ra những quyết định tài chính chính xác.
Nhìn vào mối quan hệ trên, muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu có thể tác động vào 3 nhân tố là: tỷ suất sinh lời của doanh thu, số vòng quay
của tài sản, đòn bẩy tài chính; từ đó đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của
từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
1.1.5. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự
các bƣớc cần thực hiện trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, vận dụng
các phƣơng pháp phân tích để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, chỉ ra
những thiếu sót và đƣa ra các biện pháp khắc phục. Việc tổ chức phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp thƣờng bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch phân tích, tiến
hành phân tích và lập báo cáo.
1.1.5.1. Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích là giai đoạn đầu tiên của công tác tổ chức phân tích
tài chính và là khâu quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả của công việc tổ chức
15
phân tích tài chính.
Công tác lập kế hoạch phân tích cần xác định rõ nội dung, phạm vi và thời
gian ấn định chƣơng trình phân tích, xây dựng hệ thống phân tích, lựa chọn phƣơng
pháp phân tích.
1.1.5.2. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đƣợc xác định ở giai đoạn đầu.
Trên cơ sở xác định nội dung phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập thông
tin. Thông tin thu thập đƣợc rất đa dạng và phong phú, chất lƣợng phân tích phụ
thuộc rất nhiều vào thông tin thu thập đƣợc nên nhà phân tích phải kiểm tra độ tin
cậy của thông tin.
1.1.5.3. Xác định những biểu hiện đặc trưng và phân tích
Sau khi đã thu thập đƣợc đầy đủ thông tin, nhà phân tích tính toán, phân tích
và dự đoán. Nhà phân tích vận dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp, xác định
sự ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích chỉ
ra các nguyên nhân. Trên cơ sở những kết quả đã phân tích, nhà phân tích rút ra
nhận xét, đánh giá, chỉ ra những thành tích đạt đƣợc và những hạn chế cần khắc
phục trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.1.5.4. Tổng hợp và dự đoán
Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo phân tích khái quát toàn bộ nội dung của quá trình phân tích, đánh giá
cùng những số liệu minh họa cần nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng, từ đó nêu rõ
phƣơng hƣớng và mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới.
1.1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.6.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty
Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
- Phân tích tài sản ngắn hạn:
Xem xét sự biến động của giá trị cũng nhƣ kết cấu các khoản mục trong tài
sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng
khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản
16
lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong
từng điều kiện cụ thể.
- Phân tích tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là nguồn lực đƣợc sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong
một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản
hữu hình, chẳng hạn nhƣ bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng
bao gồm tài sản vô hình nhƣ bản quyền, thƣơng hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi
thế thƣơng mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết
cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tƣ chiều
sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hƣớng phát
triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn đƣợc sử dụng trong quá trình
sản xuất, thƣơng mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với
thời kỳ trên một năm.
Xu hƣớng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố
định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ
sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao… Tuy nhiên không phải lúc nào
tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp đầu tƣ
nhà xƣởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhƣng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc
đầu tƣ nhiều nhƣng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ đƣợc.
- Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng/giảm, kết
cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình
nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục
nguồn vốn thay đổi nhƣ thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp
tăng/giảm thay đổi nhƣ thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động nhƣ thế nào?...
- Phân tích nợ phải trả
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán
mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tƣơng ứng hoặc sử dụng
17
các khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là
dƣới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán
trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn
hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả
tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tƣơng ứng) thì biểu
hiện này đƣợc đánh giá là tốt.
- Phân tích vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ góp vốn hoặc hình
thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu đƣợc xem là trái quyền của chủ
sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền
chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.
Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh cũng nhƣ tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với nhà nƣớc trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tƣ hàng hóa đã
tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau
một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình
hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc, các khoản
thuế và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh
doanh giúp đánh giá xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
- Phân tích doanh thu
Doanh thu đƣợc tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tƣơng lai
xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán sản phẩm, hàng
hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp
18
dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong
toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản
xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các
khoản chi phí về tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động đã hao phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh, để trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động, trích bảo hiểm xã hội,
nộp thuế theo luật định,…
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác
tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thƣờng xuyên đều đặn.
Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy đƣợc ƣu, khuyết điểm
trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể thấy đƣợc nhân tố làm tăng và những
nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy
nhanh hơn những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng
doanh thu, nâng cao lợi nhuận.
- Phân tích chi phí
Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tƣơng lai hoặc phân bổ dòng tiền ra
trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh
nghiệp.
Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng
hóa, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
trƣờng hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân
tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, …
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh
nghiệp.
19
Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí
hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trƣớc tiên cần phải quan tâm
đến là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ
qua chi phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ
chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không
hiệu quả.
- Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lƣợng, chất lƣợng hoạt động của doanh
nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất nhƣ lao động, vật
tƣ,…
Để thấy đƣợc thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay
thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến
hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận
đạt đƣợc của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lƣợng khác, nhằm đánh giá
hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả
sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích
cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với giá thành thấp nhất và
mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng
cao đời s ống cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ
dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán,
tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền
phát sinh trong kỳ. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp
20
thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hƣởng đến tình hình tiền tệ
của một doanh nghiệp trong kỳ.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ, trƣớc hết cần tiến hành so sánh lƣu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động
kinh doanh với các hoạt động khác. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và
chi ra của các hoạt động để thấy đƣợc tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt
động nào thu đƣợc nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng nhƣ sức mạnh tài chính
của doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra
tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải tạo tiền từ hoạt động đầu tƣ và hoạt
động tài chính. Lƣu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tƣ dƣơng thể hiện quy
mô đầu tƣ của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu đƣợc do bán
tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tƣ tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng
đầu tƣ, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tƣ tài chính . Lƣu chuyể n ti ền thuần từ
hoạt động tài chính dƣơng thể hiện lƣợng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều đó
cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và nhƣ vậy
doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào nguồn cung ứng tiền ở bên ngoài. Sau đó, tiến
hành so sánh (cả số tƣơng đối và tuyệt đối) giữa kỳ này với kỳ trƣớc của từng khoản
mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng
tạo tiền của từng hoạt động từ sự biến động của từng khoản mục thu chi. Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định xu hƣớng tạo tiền
1.1.6.2. Phân tích khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá dựa trên quy
mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng
luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Việc
phân tích khả năng thanh khoản giúp cho doanh nghiệp kiểm soát đƣợc rủi ro trong
quan hệ tín dụng và có các biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu
thƣờng đƣợc dùng để phân tích khả năng thanh khoản bao gồm:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
21
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dùng để đo lƣờng khả năng trả các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn. Công thức tính:
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết một đồng ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hoá nhanh thành tiền để trả các
khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng tốt, tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tƣ
quá nhiều vào tài sản hiện hành và không đem lại hiệu quả.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở
mức bằng 2, lớn hơn 2 thì chứng tỏ vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhỏ
hơn 1 thì đƣợc đánh giá là không tốt, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể
hàng tồn kho thành tiền).
Tiền+ Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
+ Phải thu ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn bằng những tài sản lƣu động có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất ở
mức độ nào. Bất kỳ một sự biến động nào của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến tỷ số này. Nói chung: Tỷ số này nên ở mức bằng
1, nếu tỷ số thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh
toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá
sản có thể xảy ra. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng
vốn giảm.
Khả năng thanh toán ngay
22
Khả năng thanh toán tiền mặt thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các
khoản tƣơng đƣơng tiền nhƣ chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi, tiền gửi ngân
hàng có kỳ hạn dƣới 3 tháng,...) và khoản nợ ngắn hạn phải trả.
Tỷ số khả năng thanh toán ngay =
Tiền +Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngay cao cho thấy khả năng trả nợ tại thời điểm đánh giá
của doanh nghiệp là chắc chắn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh
nghiệp đã dự trữ quá nhiều tiền mặt dẫn đến bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Chỉ tiêu này cao
cũng không đảm bảo cho khả năng trả nợ trong tƣơng lai vì có những khoản chi phí
cố định nhƣ chi phí văn phòng,... công ty phải trả nên khả năng thanh toán ngay có
thể bị suy giảm. Với các chủ nợ chỉ tiêu này nên ở mức 0,5 là hợp lý. Khi phân tích
đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, cần xem xét các tỷ số
trên trong giới hạn hợp lý. Tuy nhiên trong thực tế các tỷ số này đƣợc chấp nhận là
cao hay thấp còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh của mỗi ngành kinh
doanh, cơ cấu, chất lƣợng của tài sản ngắn hạn, vòng quay của các loại tài sản ngắn
hạn trong mỗi loại hình doanh nghiệp... Do vậy, trong phân tích cần hiểu rõ các yếu
tố cấu thành các chỉ tiêu, những nhân tố tác động đến sự chuyển hóa thành tiền của
các yếu tố cấu thành trong mỗi doanh nghiệp, với ngành kinh doanh cụ thể, trong
các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra cần so sánh các tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp với tỷ
số khả năng thanh toán trung bình của ngành, kết hợp xem xét các tỷ số khả năng
thanh toán ngắn hạn với tỷ số về năng lực hoạt động theo thời gian để có thể đƣa ra
nhận xét đúng đắn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.1.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của
doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc dùng để đầu tƣ cho
TSDH và TSNH. Nhà phân tích thƣờng phân tích qua các chỉ tiêu:
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
23
Vòng quay các khoản phải thu: thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán
hàng với các khoản phải thu của doanh nghiệp và đƣợc xác định nhƣ sau:
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn (hay kỳ thu tiền bình quân
ngắn) cho thấy tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển
đổi cảc khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, song cũng có thể do doanh nghiệp
thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại thắt chặt hay kết quả sản xuất kinh doanh
không tốt. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng thấp (hay kỳ thu tiền bình quân dài) thì số
tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng
giảm. Điều này có thể do doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại nới
lỏng hoặc do công tác quản lý khoản phải thu chƣa tốt. Do vậy, trong quá trình
đánh giá công tác quản lý khoản phải thu có hiệu quả hay không cần xem xét các
yếu tố ảnh hƣởng đến vòng quay khoản phải thu, chính sách bán hàng của doanh
nghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình: cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh
nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu đƣợc tiền về.
Số ngày trong kỳ phân tích
Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân
chuyển trong một kỳ.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi doanh
nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian
lƣu kho.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
24
Số ngày trong kỳ phân tích
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho tăng, số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm
cho thấy hàng tồn ít. Tuy nhiên nếu lƣợng hàng tồn quá ít thì khi nhu cầu khách
hành tăng sẽ không đáp ứng kịp, hoặc khi nguyên vật liệu đầu vào bị ngƣng trệ,
doanh nghiệp sẽ không có hàng dự trữ để bán. Vì vậy doanh nghiệp căn cứ vào chu
kỳ, đặc điểm sản xuất kinh doanh để xác định hàng tồn kho cho phù hợp và khi
đánh giá hiệu quả chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho ta cũng cần xét đến ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vào
tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo
ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
DT thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
TSCĐ bình quân
Tỷ số này cao chứng tỏ việc đầu tƣ vào các tài sản cố định của doanh nghiệp
hợp lý, đã mang lại hiệu suất sử dụng cao. Ngƣợc lại, nếu tỷ số này thấp so với mức
trung bình ngành thì có nghĩa khả năng khai thác, sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp kém hơn những doanh nghiệp khác cùng ngành.
•
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lƣờng tổng quát về năng lực hoạt động của
toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tổng TS =
DT và thu nhập khác của DN trong kỳ
Tổng TS bình quân
Tỷ số này càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp càng tốt. Nếu ngƣợc lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh
nghiệp chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả.
1.1.6.4. Phân tích cơ cấu vốn và khả năng trả nợ
Phân tích cơ cấu vốn và khả năng trả nợ là việc phân tích khái quát tình hình
huy độngvà sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình
25
sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó nhà quản lý nắm đƣợc tình hình phân bổ tài
sản, biết đƣợc dấu hiệu ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính, từ đó nhà quản lý có các
quyết định huy động và sử dụng vốn đúng đắn.
Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Tỷ số nợ =
Tổng nguồn vốn (tổng tài sản)
Nợ phải trả
Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn = 1 – Tỷ số nợ
Tỷ số nợ thấp (hay tỷ số vốn chủ sở hữu cao) phản ánh mức độ rủi ro tài
chính của doanh nghiệp cao và ngƣợc lại.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ:
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu =
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng tăng. Để hạn chế
rủi ro tài chính thƣờng ngƣời cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức < l.
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ số này cho biết mức độ tài trợ TSDH bằng nguồn vốn CSH.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số tự tài trợ TSDH =
Tài sản dài hạn
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào
tài sản dài hạn càng lớn, cho thấy doanh nghiệp càng tự chủ về tài chính, tuy nhiên
sẽ gây ra tình trạng vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Đo lƣờng khả năng của doanh nghiệp trong việc trả tiền lãi vay cho các chủ
nợ bằng lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động trong kỳ và phản ánh tính hợp lý trong
26
việc đảm bảo cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay=
LN trƣớc thuế+CP lãi vay
CP lãi vay
Tỷ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả của doanh nghiệp càng
thấp và ngƣợc lại.
1.1.6.5. Phân tích khả năng sinh lời
Phân tích khả năng sinh lời là phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà
phân tích thƣờng so sánh biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng ngành
hoạt động và tổng thể của doanh nghiệp và phân tích các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Thể hiện trong 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ suất LN doanh thu =
Tỷ suất LN thuần từ HĐKD =
Doanh thu
x100
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Doanh thu HĐKD
Tỷ suất LN trƣớc hoặc sau thuế trên DT=
x100
LN trƣớc hoặc sau thuế
DT và thu nhập khác
x100
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của DN:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS=
Tỷ suất LN trƣớc hoặc
sau thuế trên tổng TS
=
Lợi nhuận
Tổng TS bình quân
x100
LN kế toán trƣớc hoặc sau thuế
Tổng TS bình quân
x100
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của chủ doanh nghiệp
27
Tỷ suất LN trên vốn CSH =
Lợi nhuận
Vốn CSH bình quân
x100
1.1.7. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.7.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính
Khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phân
tích tài chính và sử dụng kết quả của công tác này để phục vụ cho việc ra quyết định
tài chính thì lãnh đạo sẽ rất chú trọng đến công tác này. Lúc đó lãnh đạo doanh
nghiệp sẽ có sự quan tâm đúng mức về công tác phân tích tài chính nhƣ phân công
chuyên trách về việc phân tích, kiểm tra tài chính nội bộ doanh nẹhiệp, thiết lập các
quy định tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính.
Nhân sự làm công tác phân tích tài chính
Trình độ cán bộ thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh
hƣởng tới chất lƣợng phân tích tài chính. Cán bộ phân tích tài chính chính là ngƣời
trực tiếp quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng nhƣ chi phí
cho việc phân tích, phƣơng pháp phân tích và tiến hành phân tích tài chính công ty.
Từ đó đánh giá, nhận xét ƣu nhƣợc điểm của kết quả kinh doanh, đƣa ra nguyên
nhân và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Chất lượng thông tin
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng công tác phân tích
tài chính bởi nếu thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà
công tác phân tích tài chính mang lại sẽ không hiệu quả. Thông tin phải đầy đủ,
chính xác, kịp thời và phù hợp để công tác phân tích tài chính có hiệu quả.
Phương pháp phân tích tài chính
Tuỳ vào mục tiêu cụ thể của nhà quản lý, dựa trên nguồn thông tin có đƣợc
mà cán bộ phân tích lựa chọn phƣơng pháp phân tích tài chính cho phù hợp.
Tổ chức phân tích tài chính
Nếu việc phân tích tài chính đƣợc thực hiện một cách tùy ý, không theo một
quy trình nào cả thì rất có thể công việc phân tích tài chính sẽ không đáp ứng đƣợc
28
tiêu chí về thời gian phân tích và chất lƣợng nội dung phân tích. Tuy nhiên, nếu
công việc này đƣợc thực hiện theo một quy trình khoa học, có sự tham gia, phối
hợp chuyên nghiệp của những ngƣời liên quan (ngƣời phân tích, các phòng ban
trong doanh nghiệp) sẽ góp phần đáp ứng đƣợc những yêu cầu, kỳ vọng của ban
lãnh đạo về phân tích tài chính, nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính.
Hỗ trợ của công nghệ thông tin
Сông tác phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao nếu doanh
nghiệp kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhƣ các hệ thống phần
mềm về kế toán và phân tích tài chính, công tác phân tích tài chính trở nên nhanh
chóng, chính xác, tiết kiệm đƣợc thời gian tiến hành phân tích.
1.1.7.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nƣớc có những tác động lớn đến công tác phân tích tài
chính của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chế độ kế toán thay đổi thì công tác phân
tích tài chính của doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Sự can thiệp của các cơ quan chủ quản
Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cũng
làm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích tài chính nếu các chỉ thị hay
công văn của các bộ liên quan không phù hợp cũng gây khó khăn cho công tác phân
tích tài chính.
Để đảm bảo tính chuẩn xác về mặt thông tin cũng nhƣ lựa chọn phƣơng
pháp phân tích và đƣa ra những đánh giá thì các nguyên tắc, điều lệ hạch toán giữa
các doanh nghiệp cần đƣợc thống nhất và minh bạch. Đây cũng là cơ sở cho việc
đảm bảo một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở tham chiếu cho quá
trình phân tích. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa cao về
ngành nghề hoạt động thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính là điều
cần thiết, thể hiện rõ nét trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Có nhƣ vậy mới có
thể tiến hành so sánh ngành hay so với các doanh nghiệp khác.
29
Hệ thống chỉ tiêu tham chiếu
Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp đƣợc tính toán chỉ có ý nghĩa phản ánh
tình hình tài chính doanh nghiệp khi đƣợc so sánh với các tỷ số tham chiếu. Tỷ số
tham chiếu có thể là trung bình ngành hoặc các tỷ số tƣơng ứng của những năm
trƣớc. Trong đó việc so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính sẽ
so sánh đối chiếu để biết đƣợc vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá thực
trạng tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình.
Doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt động của chúng
phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Qua
đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy đƣợc thực trạng của nền
kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm làm cho tình
hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nói chung
ngày càng có sự tăng trƣởng.
Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác nhau
nhƣ với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với mục đích
thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp). Việc thƣờng xuyên tiến hành phân tích
tình hình tài chính sẽ giúp cho ngƣời sử dụng thấy đƣợc thực trạng hoạt động tài
chính, từ đó xác định đƣợc nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng đến từng hoạt động
kinh doanh. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần
thiết để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý kinh doanh. Qua đó thấy đƣợc ý
nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp mà công việc này ngày càng đƣợc
áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức công
cộng. Nhất là, thị trƣờng vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ hội để phân tích
tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với doanh nghiệp, việc phân tích tài chính là một công cụ giúp đơn vị
thấy đƣợc rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ của chính đơn vị từ đó đánh giá đƣợc tiềm năng cũng nhƣ hiệu quả sản
30
xuất kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro và triển vọng phát triển trong tƣơng lai của
doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin quan trọng cho
nhiều đối tƣợng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: nhà
đầu tƣ, nhà cung cấp, khách hàng. Chính vì vậy phân tích tài chính luôn đƣợc chú
trọng và quan tâm một cách sát sao.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình, luận văn thạc sỹ nghiên
cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể nhƣ:
- Ngô Thế Chi và cộng sự, 2009. Giáo trình phân tích Tài chính Doanh
nghiệp. Hà Nội: Nhà Xuất bản Tài chính.
- Lê Thị Xuân và cộng sự, 2012. Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Nhƣ Sơn, 2009. Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP
trong tiến trình cổ phần hóa. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN.
- Nguyễn Anh Vinh, 2010. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần
ALPHANAM. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
- Nguyễn Hồng Nhung, 2011. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại
Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VINACONEX. Hà Nội: Luận
văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Sau khi nghiên cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy, các công trình đã
hệ thống hoá đƣợc những vấn đề chung nhất về phân tích tài chính, đƣa ra đƣợc
những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, đồng thời cũng đƣa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính tại
doanh nghiệp tiến hành phân tích. Tuy nhiên trong thời gian qua chƣa có một
nghiên cứu cụ thể về phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO. Hiện tại,
công tác quản trị tài chính lại là một vấn đề rất đáng quan tâm khi mà doanh nghiệp
chƣa hình thành bộ phận quản trị tài chính chuyên biệt và không thực sự phát huy
đƣợc vai trò quan trọng của nó. Để có cái nhìn chuyên sâu và khách quan hơn về
31
tình hình kinh doanh, tài chính của Công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu phân tích
tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO.
32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt đƣợc mục đích và mục tiêu của đề tài đã đề ra có hiệu quả tốt nhất,
đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu có liên quan trƣớc đó: Tiến
hành nghiên cứu các tài liệu về phân tích tài chính nhƣ giáo trình, các sách về kinh
tế, các công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
- Tìm hiểu thông tin về môi trƣờng kinh tế, chính trị, luật pháp, chủ trƣơng
chính sách của Nhà nƣớc về nội dung nghiên cứu.
- Thu thập thông tin trực tiếp: Tiến hành thu thập báo cáo tài chính, quy
trình, báo cáo tổng kết có liên quan đến tài chính... của Công ty Cổ Phần VIMECO
từ năm 2011 đến năm 2014.
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Qua các tài liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê tổng hợp, phân tích các số
liệu.
- Tiến hành thống kê tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo, tổng kết liên quan
đến tài chính của Công ty Cổ Phần VIMECO, tổng hợp các thông tin về pháp luật,
kinh tế, môi trƣờng, chỉ số ngành phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài
chính của công ty.
- Từ các dữ liệu đã thống kê tổng hợp đƣợc, tiến hành phân tích số liệu.
+ Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động về
lƣợng và tỷ lệ của một khoản mục nào đó qua thời gian qua việc áp dụng phƣơng
pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối số liệu kỳ nghiên cứu với số liệu kỳ
gốc.
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này - Chỉ tiêu kỳ trƣớc
33
% tăng, giảm =
Chỉ tiêu kỳ này
Chỉ tiêu kỳ trƣớc
x100
Phân tích theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của
các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính công ty. Sau khi đánh giá
liên kết các thông tin, đánh giá những khả năng và rủi ro, nhận ra những khoản mục
biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
+ Phân tích xu hƣớng:
Các số tỷ lệ xu hƣớng đã xảy ra từ kỳ này qua kỳ khác đƣợc dùng để so sánh
một sự kiện kéo dài qua nhiều năm.
So sánh xu hƣớng của những khoản mục có quan hệ với nhau để tìm ra xu
hƣớng biến động tình hình tài chính của công ty. Ví dụ: xu hƣớng giảm của doanh
thu cùng với xu hƣớng tăng của hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng,
chỉ ra tình hình tài chính không tốt. Ngƣợc lại xu hƣớng tăng của doanh thu với xu
hƣớng giảm hoặc xu hƣớng tăng chậm hơn của các khoản phải thu khách hàng,
hàng tồn kho, giá vốn hàng bán phản ánh sự tăng lên về hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
+ Phân tích theo chiều dọc:
Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng
một số tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.
Sử dụng phƣơng pháp so sánh chỉ tiêu bộ phận trên tổng thể giúp đƣa về một
điều kiện so sánh, dễ thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể
tăng giảm nhƣ thế nào.
Nhƣ đối với bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu tổng thể là tổng tài sản và nguồn
vốn. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc có ích cho việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần. Theo phƣơng pháp
này ta thấy đƣợc quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và quá trình sinh lời của công ty.
+ Phân tích các chỉ số chủ yếu:
34
Phân tích các chỉ số chủ yếu cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo
cáo tài chính giúp chúng ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty. Các loại
chỉ số tài chính quan trọng nhất:
Tỷ số thanh toán đo lƣờng khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ số hoạt động đo lƣờng mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của
công ty.
Tỷ số đòn bẩy cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Tỷ số sinh lời biểu hiện khả năng sinh lãi của tài sản và nguồn vốn chủ sở
hữu.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập
thông tin, cách thức phân tích và xử lý số liệu. Quy trình nghiên cứu thực hiện qua
các bƣớc chủ yếu sau:
- Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu.
- Bƣớc 2: Xây dựng khung lý thuyết
- Bƣớc 3: Thu thập số liệu.
- Bƣớc 4: Phân tích số liệu.
- Bƣớc 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu đƣợc.
2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần VIMECO từ năm 2011
tới năm 2014 nhằm mục đích đánh giá thực tài chính công ty và đƣa ra nhóm giải
pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.
2.2.2. Xây dựng khung lý thuyết
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp: Tầm quan
trọng, ý nghĩa, nguồn thông tin, phƣơng pháp, cách thức tổ chức và nội dung của
phân tích tài chính doanh nghiệp.
2.2.3. Thu thập số liệu
Thống kê, tổng họp báo cáo tài chính, sổ chi tiết tài khoản của Công ty Cổ
Phần VIMECO, báo cáo tài chính, chỉ số tăng trƣởng của nhóm ngành xây dựng từ
35
năm 2011 tới năm 2014.
Tham khảo chính sách quy định của nhà nƣớc, tình hình kinh tế trong giai
đoạn 2011 - 2014.
2.2.4. Phân tích số liệu
Phân tích theo chiều ngang, chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế
toán, phân tích xu hƣớng nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Phân tích chi tiết các tỷ số tài chính dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và
cân đối kế toán, kết hợp so sánh với trung bình ngành để mô tả thực trạng tài chính,
đƣa ra nhận xét cụ thể về tình hình tài chính công ty.
2.2.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu được
Trên cơ sở những phân tích trên, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về
tình hình tài chính của công ty. Từ đó đƣa ra nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài
chính của công ty.
36
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần VIMECO
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần VIMECO, tên giao dịch là VIMECO J0INT STOCK
COMPANY, tiền thân là Công ty Cơ giới và Lắp máy đƣợc thành lập theo quyết
định SỐ 179/BXD-TCLĐ ngày 24/03/1997 cùa Bộ trƣờng Bộ Xây dựng. Từ ngày
06/12/2002 Công ty Cơ giới và Lắp máy đƣợc chuyển thành Công ty cổ phần Cơ
giới lắp máy và Xây dựng theo quyết định SỐ 1485/QĐ-BXD ngày 07/11/2002 của
Bộ trƣờng Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
số 0103001651 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp. Một số thông
tin về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần VIMECO.
Tên viết tắt: VIMECO., JSC
Tên giao dịch quốc tế: VIMECO JOINT STOCK COMPANY
Mã số thuế: 0101338571
Vốn điều lệ hiện tại: 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng). Trong đó
vốn góp của hai cổ đông lớn có quyết định chi phối gồm đại diện phần vốn Nhà
nƣớc là Tổng Công ty CP Vinaconex chiếm 51,04% tỷ lệ sở hữu và Công ty TNHH
An Quý Hƣng chiếm 30,97%.
Trụ sở chính: Lô E9, đƣờng Phạm Hùng, phƣờng Trung Hòa, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội.
Cổ phiếu của Công ty đã đƣợc đăng ký niêm yết tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VMC.
Tổng số nhân viên của Công ty và Công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm
2014 là 859 ngƣời (tại ngày 31 tháng 12 năm 2013: 839 ngƣời).
3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh:
37
Lập, quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng, khảo sát xây dựng; giám sát thi công
xây lắp, kiểm định chất lƣợng công trình; thí nghiệm. Tƣ vấn đấu thầu; tƣ vấn
chuyển giao thiết bị công nghệ mới; thiết bị tự động hóa;
Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản; cho thuê văn phòng, khách
sạn, nhà chung cƣ. Quản lý, duy tu và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu
đô tisg, chung cƣ;
Thi công xây lắp; san nền, xử lý nền đất yếu, thi công hạ tầng kỹ thuật các
khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc vả nƣớc
thải, đƣờng dây và trạm điện có cấp điện áp tới 220K; thi công các hệ thống phòng
cháy và chữa cháy; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
(đƣờng bộ các cấp, sân bay, cảng, bến cảng, cầu), bƣu điện, các công trình đê kè,
đập thủy lợi, thủy điện;
Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi,
gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đƣờng và các vật liệu xây dựng khác dùng
trong xây dụng và trang trí nội ngoại thất; kết cấu bê tông đúc sẵn, bê tông thƣơng
phẩm, vật tƣ, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phƣơng tiện vận tải;
Gia công, lắp đặt, bảo dƣỡng lắp đặt, sửa chữa, cho thuê các dây chuyền thiết
bị công nghệ, kết cấu thép phục vụ cho các công trình dân dụng, công nghiệp,
đƣờng dây và trạm;
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: Vật liệu xây dựng các loại, vật tƣ máy
móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phƣơng tiện vận tải;
Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa;
Kinh doanh giáo dục đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa thiết bị,
xây dụng, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết bị điều hòa thông gió, thang máy;
hệ thống điện nhẹ; đào tạo ngoại ngữ, giáo dục mầm non (chỉ hoạt động khi đƣợc
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép).
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng của VIMECO có xu hƣớng âm
và chỉ tăng khá trở lại vào năm 2014, doanh thu của công ty nhƣ trong bảng 3.1
dƣới đây:
38
Bảng 3.1: Doanh thu của VIMECO từ năm 2011 tới năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Năm
2011
2012
2013
2014
1.003.443
978.487
753.976
888.869
(Nguồn: Báo cáo tài chính VIMECO 2010-2014)
Đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ
Đặc điểm sản phẩm: do lĩnh vực kinh doanh rộng nên, sản phẩm hàng hoá
của Công ty là rất đa dạng và phức tạp. Công ty sản xuất, kinh doanh xi măng tƣơi,
các loại vật tƣ, thiết bị, vật liệu xây dựng. Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng
sản; Thi công xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi… Với đặc điểm này việc tổ chức SXKD của Công ty đƣợc chia thành các đơn vị
hoạt động tƣơng đối độc lập. Sản phẩm đƣợc sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa
điểm. Do đó, trong quá trình SXKD cơ sở vật chất, lao động của Công ty phải có sự
điều chuyển giữa các đơn vị.
Với đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Công ty
phải sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tƣ và lao động
đòi hỏi phải đƣợc đào tạo theo yêu cầu tƣơng ứng. Đây là một vấn đề cần đƣợc
quan tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động SXKD cho Công ty.
Các đặc điểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty thể hiện ở
một số điểm sau:
- Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, điều kiện hoạt động
phức tạp và khó khăn do vậy nếu quản lý về tài sản cũng nhƣ về nhân lực không
chặt chẽ sẽ mang lại năng suất lao động thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tƣ và tiền vốn
dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả.
- Sản phẩm của Công ty đa dạng hoá, do đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn
trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, nhất là các chiến lƣợc kinh doanh dài
hạn, mở rộng thị phần. Để khắc phục khó khăn này Công ty phải không ngừng hoàn
39
thiện mình, tạo ra uy tín trên thƣơng trƣờng, nâng cao vị thế của Công ty.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty:
Cơ cấu tồ chức quản lý phải gắn với phƣơng hƣớng, mục đích hoạt động
của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc chuyên môn
hoá và cân đối: Đòi hỏi sự phân công nhiệm vụ đối với các bộ phận trong Công ty
theo các nhóm chuyên ngành, với những con ngƣời đƣợc đào tạo tƣơng ứng và có
đủ quyền hạn.
Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trƣờng: Việc hình thành cơ cấu
tổ chức phải đảm bảo cho mỗi bộ phận có một mức độ tự do sáng tạo tƣơng xứng
với mọi cấp quản lý phát triển đƣợc tài năng, có cơ hội phát triển.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và
hiệu quả.
Bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng
tƣơng đối tinh gọn và đƣợc thể hiện cụ thể qua sơ đồ 3.1 dƣới đây:
40
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Ban
an toàn
lao động
Phòng
phát
triển
nhân lực
Ban
quản lý
nhà và
đô thị
Ban
thƣ ký
tổng hợp
Phòng
cơ giới
vật tƣ
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
đầu tƣ
Các đơn
vị thành
viên
Phòng
quản lý
dự án
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần VIMECO
(Nguồn: Phòng tổ tài chính kế toán - VIMECO)
- Đại hội đồng cổ đông: Mỗi năm họp một lần vào cuối năm để biều quyết
các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của những năm sắp tới và bầu ra Hội đồng quản trị khi hết nhiệm
kỳ (5 năm).
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan thƣờng trực của đại hội cổ
41
đông, do đại hội cổ đông bầu ra và đƣợc đại hội cổ đông ủy quyền quản lý toàn bộ
tài sản và hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng quyền hạn
của mình. Chức năng của Hội đồng quản trị là chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả
các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội cổ đông. Duyệt kế
hoạch, báo cáo của ban Giám đốc, đƣa ra những quyết định có tính chiến lƣợc, điều
chỉnh phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của Công ty...
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám
sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nội quy, điều lệ, quyết định
của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Cùng Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
trƣớc cổ đông.
- Ban tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Có nhiệm vụ quản lý
và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm
trƣớc Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Các phòng ban chức năng:
Mỗi một phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhƣng có mục đích chung
là tăng cƣờng công tác quản lý, phục vụ cho kinh doanh của công ty nhằm mang lại
hiệu quả và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu, kế hoạch, nội quy của Công ty và
chế độ chính sách của Nhà nƣớc.
- Phòng phát triển nhân lực: Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực của
Công ty; Thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền
thƣởng, đào tạo, nâng bậc, trang bị BHLĐ, thực hiện BHXH, BHYT cùng các chế
độ phúc lợi xã hội khác; thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật; thực hiện
công tác đoàn thể và xã hội khác…
- Phòng tài chính - kế toán: Kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị. Kiểm
soát định mức chi phí tiêu hao vật tƣ, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi
công theo đúng quy định tại các đơn vị trực tiếp sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí
sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và
kịp thời việc thanh toán nghĩa vụ đối với NSNN, tiền lƣơng và các chế độ khác cho
CBCNV. Thực hiện các báo cáo tài chính theo quy định.
42
- Phòng cơ giới vật tư: Với đặc thù của Công ty là thi công cơ giới nên
nhiệm vụ của Phòng CGVT là vừa phải đảm bảo công tác điều động xe máy, thiết
bị, nhân lực cho phù hợp với công tác thi công vừa phải đảm bảo công tác bảo
dƣỡng, sửa chữa thiết bị, mua sắm vật tƣ kịp tiến độ.
- Phòng đầu tư: Tham mƣu cho ban giám đốc, lập kế hoạch đầu tƣ, đấu thầu
các dự án, công trình giao thông, thuỷ lợi,… theo dõi triển khai tiến độ thực hiện dự
án.
- Phòng quản lý dự án: Ngoài các chức năng tham mƣu cho Ban lãnh đạo
Công ty và kỹ thuật thi công, đấu thầu và quản lý dự án. Phòng còn phải đảm bảo tổ
chức thi công, theo dõi tiến độ, chất lƣợng, biện pháp ATLĐ tại các công trình.
Kiểm tra việc soạn thảo các văn bản ghi nhớ, các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng
giao nhận thầu xây lắp để trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Ban thư ký tổng hợp: Ban có chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh
doanh theo định hƣớng phát triển của Công ty. Theo dõi và kiểm soát việc thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên thông
qua. Thực hiệc công việc thƣ ký tổng hợp cho Hội đồng quản trị Công ty.
- Ban quản lý nhà và đô thị: Ban quản lý Nhà và đô thị có trách nhiệm tổ
chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác các Khu đô thị mới, nhà cao tầng và bất
động sản do Công ty đầu tƣ xây dựng.
- Ban an toàn lao động: Chăm lo đến công tác vệ sinh - an toàn lao động
của toàn thể ngƣời lao động trong Công ty.
- Những đơn vị trực thuộc công ty gồm có:
+ Công ty Cổ phần VIMECO và cơ khí thƣơng mại M&T
+ Trƣờng mầm non VIMECO
+ Các trạm xuất Bê tông thƣơng phẩm
+ Trạm nghiền sàng đá Hà Nam
+ Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ
+ Xƣởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi.
43
3.1.4. Đặc điểm về tổ chức phòng tài chính kế toán của công ty
Công ty cổ phần VIMECO là doanh nghiệp cổ phần hoá, hạch toán độc lập,
thực hiện quyền và nghĩa vụ một công ty cổ phần, có trách nhiệm hoạt động SXKD
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm và từ
đặc thù về tổ chức sản xuất- kinh doanh, Công ty đã xây dựng cơ chế quản lý tài
chính theo hƣớng tập trung - linh hoạt - công khai, nhằm lành mạnh hoá và tăng
năng lực tài chính cho đơn vị.
Công ty lựa chọn mô hình hoạt động của phòng tài chính - kế toán theo quan
hệ chỉ đạo trực tiếp đƣợc minh hoạ nhƣ sơ đồ 3.2 sau:
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
lƣơng
và
BHXH
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
thuế,
thanh
toán
công nợ
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
vật tƣ
nhiên
liệu
Thủ quỹ
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần VIMECO
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty VIMECO)
Chức năng, nhiệm vụ phòng kế toán:
Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác số liệu kế toán giúp hội đồng
quản trị và ban tổn giám đốc kịp thời đƣa ra các quyết định phù hợp trong sản xuất,
kinh doanh.
- Áp dụng luật kế toán và các quy định có liên quan khác.
- Theo dõi việc thực hiện về tài chính theo nội dung các hợp đồng kinh tế,
thanh quyết toán các công trình và công nợ phải thu, phải trả cho các nhà cung cấp.
- Tổng hợp và xử lý các chứng từ, số liệu các bộ phận, đơn vị chuyển đến để
hạch toán lƣu trữ theo đúng quy định.
44
- Quản lý, kiểm soát định mức chi phí tiêu hao vật tƣ, nhiên liệu, máy, nhân
công, các chi phí khác theo quy định tại các bộ phận, đơn vị, công trƣờng...
- Lập và gửi báo cáo tài chính hàng quý và cuối niên độ kế toán gửi ban lãnh
đạo và theo quy định của nhà nƣớc.
+ Kế toán trƣởng: Là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc HĐQT và Ban
tổng giám đốc Công ty về các chứng từ, sổ sách... của phòng kế toán. Kế toán
trƣởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng, phê duyệt giấy tờ,
chứng từ, sổ sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng
thời kế toán trƣởng còn tham mƣu cho Ban tổng giám đốc về những vấn đề liên
quan đến lĩnh vục tài chính của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các chi phí sản xuất và tính giá
thành từng hạng mục công trình cụ thể, xác định doanh thu, thuế phải nộp cho Nhà
nƣớc.
+ Kế toán tiền lƣơng: Có nhiệm vụ hàng tháng nhận những bảng chấm công từ
các đơn vị, các công trƣờng gửi về và tiến hành tính tiền lƣơng cho ngƣời lao động.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có yêu cầu và có trách nhiệm
quản lý quỳ tiền mặt của Công ty.
+ Kế toán Ngân hàng: Có nhiệm vụ viết các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu do kế
toán trƣởng đã ký và đi giao dịch với các ngân hàng đế nhận, chuyển tiền cho các
nhà cung cấp qua tài khoản.
+ Kế toán thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi nhừng khoản phải thu của
khách hàng và những khoản phải trả cho nhà cung cấp.
+ Kế toán vật tƣ, nhiên liệu: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho
từng công trình sau đó chuyển cho kế toán tổng họp.
3.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty
3.2.1. Khái quát chung về tình hình tài chính công ty
3.2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của công ty ta có đƣợc bảng phân
tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn dƣới đây:
45
Bảng 3.2. Bảng tỷ trọng tài sản - nguồn vốn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
83,86%
85,44%
88,07%
88,87%
1. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
12,20%
8,89%
10,69%
18,43%
2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
0,00%
0,63%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
44,63%
53,11%
56,76%
41,29%
4. Hàng tồn kho
26,44%
22,18%
20,07%
28,45%
0,60%
0,62%
0,55%
0,60%
16,14%
14,56%
11,93%
11,13%
13,39%
11,72%
9,89%
8,18%
4. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
1,50%
1,65%
1,26%
0,99%
5. Tài sản dài hạn khác
1,25%
1,19%
0,78%
1,95%
III. TỔNG TÀI SẢN
100%
100%
100%
100%
IV. NỢ PHẢI TRẢ
80,12%
78,32%
75,01%
79,35%
1. Nợ ngắn hạn
75,21%
76,70%
74,01%
77,39%
1.1. Vay và nợ ngắn hạn
29,43%
31,73%
28,76%
24,42%
1.2. Phải trả ngƣời bán
24,39%
31,29%
32,52%
32,00%
1.3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
9,45%
2,74%
1,78%
9,99%
1.4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
3,46%
3,28%
2,22%
0,50%
1.5. Phải trả ngƣời lao động
1,12%
0,85%
1,37%
1,31%
1.6. Chi phí phải trả
2,97%
1,33%
2,18%
1,63%
1.7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
4,04%
4,40%
4,49%
7,36%
1.8. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
0,35%
1,08%
0,68%
0,16%
2. Nợ dài hạn
4,91%
1,62%
1,00%
1,97%
19,51%
21,15%
24,37%
20,16%
VI. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
0,37%
0,52%
0,62%
0,49%
V. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
100%
100%
100%
100%
5. Tài sản ngắn hạn khác
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
0,10%
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tƣ
V. VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
46
-
Phân tích khái quát tình hình tài sản:
+
Đánh giá về kết cấu tài sản:
Biểu đồ 3.1: Kết cấu tài sản
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ biểu đồ 1 ta có thể thấy kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn
hạn từ năm 2012 đến năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
tài sản và có xu hƣớng tăng nhẹ về tỷ trọng, cho thấy khả năng thanh toán hiện thời
của công ty đƣợc đảm bảo.
+
Đánh giá về biến động tài sản:
Bảng 3.3: Phân tích biế n đô ̣ng theo thời gian của chỉ tiêu tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
2012
2013
2014
Mƣ́c tăng (giảm)
2013
2014
Tài sản ngắn hạn
813.723 729.617
932.728
(84.106) 203.110
Tài sản dài hạn
138.672
116.788
(39.850)
Tổ ng tài sản
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2013
2014
-0,10
3.99
17.966
-13.83
-4.22
952.395 828.439 1.049.515 (123.956) 221.076
-3.81
2.17
98.822
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
47
Biểu đồ 3.2: Biến động theo thời gian của tài sản
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tổ ng tài sản giảm vào năm
2013 và tăng m ạnh trở la ̣i vào năm 2014. Năm
2013 tổ ng tài sản giảm 123.956 triệu đồ ng, tƣơng tƣ́ng với tỷ lê ̣ giảm 3,81%, giảm
cả về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn . Tổ ng tài s ản tăng vào năm 2014 với mức
tăng 221.076 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 2,17%, tổ ng tài s ản tăng chủ yếu
là do tăng tài sản ngắn hạn, trong đó tài sản dài hạn tăng nhẹ. Nhìn chung, tổ ng tài
sản đang có xu hƣớng tăng trở lại.
+
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn:
Đánh giá về kết cấu nguồn vốn
48
Biểu đồ 3.3: Biến động theo thời gian của nguồn vốn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ biểu đồ 3 ta có thể thấy kết cấu nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng
rất lớn từ năm 2012 đến năm 2014, cho thấy sức ép về khả năng thanh toán nợ đúng
hạn hiện thời của công ty là tƣơng đối khó khăn.
+
Đánh giá về biến động nguồn vốn:
Bảng 3.4: Phân tích biế n đô ̣ng theo thời gian của chỉ tiêu nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
2012
2013
2014
Mƣ́c tăng (giảm)
2013
Nợ phải trả
Tài sản dài
hạn
Tổ ng
nguồn vốn
2014
745.955 621.423
832.818 (124.531) 211.395
138.672
116.788
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2013
2014
-0,17
3.99
17.966
-13.83
-4.22
952.395 828.439 1.049.515 (123.956) 221.076
-3.81
2.17
98.822
(39.850)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
49
Biểu đồ 3.4: Biến động theo thời gian của nguồn vốn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Năm 2013, tổng nguồn vốn giảm 123.956 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,81%, do
giảm nợ phải trả. Và tăng vào năm 2014 với mức tăng 221.076 triệu đồng, tỷ lệ tăng
2.17 %, nguồn vốn tăng là do tăng vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả có chiều hƣớng
giảm và vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Nhìn chung, nguồn
vốn biến động không đáng kể.
3.2.1.2. Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
-
Phân tích doanh thu:
50
Bảng 3.5. Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu:
Đơn vị tính: triệu đồng
Mức tăng (giảm)
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Tỷ lệ tăng
(giảm) %
2013
2014
2013
2014
-22,94
17,89
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
978.487 753.976 888.869 (224.511) 134.893
Các khoản giảm
trừ doanh thu
336
48
461
(288)
413
-85,83 869,04
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
978.152 753.929 888.409 (224.223) 134.480
-22,92
17,84
Doanh thu hoạt
động tài chính
8.148
5.161
3.170
(2.987)
(1.991)
-36,66
-38,57
Thu nhập khác
6.800
11.251
1.667
4.451
(9.584)
65,46
-85,18
993.436 770.389 893.707 (223.047) 123.318
-22,45
16,01
Tổng doanh thu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua phân tích biến động theo thời gian cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2013 giảm 22,94%, mức giảm 224.511 triệu đồng, năm 2014 tăng
17,89 %, tức tăng 134.893 triệu đồng nhƣng doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ chỉ tăng có 17,84%, mức tăng 134.480 triệu đồng trong năm 2014. Điều
này do tốc độ tăng quá cao của các khoản giảm trừ doanh thu (có thể là hàng bán bị
trả lại), đến 869,04% năm 2014. Hàng bán bị trả lại là hàng không đạt yêu cầu của
khách hàng nên không đƣợc khách hàng chấp nhận, do vậy việc chỉ tiêu này tăng
lên quá cao là một vấn đề công ty cần quan tâm xác định nguyên nhân. Bất chấp sự
khó khăn của nền kinh tế năm 2014, nhƣng tình hình doanh thu của công ty vẫn
chuyển biến theo hƣớng tích cực, tổng doanh thu tăng cao 16,01 % tức tăng 123.318
triệu đồng.
51
Biểu đồ 3.5: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
-
Phân tích chi phí
Bảng 3.6. Phân tích biến động theo thời gian của chi phí
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm) %
2013
Giá vốn hàng
2014
886.532 683.264 816.500 (203.268) 133.235
2013
2014
-22,93
19,50
bán
Chi phí tài
50.088
32.643
22.027
(17.445)
(10.616) -34,83 -32,52
31.953
29.224
3.522
(2.729)
12,39
7.895
967
(5.033)
(6.929)
-38,93 -87,76
chính
Chi phí quản
28.431
-8,54
lý doanh
nghiệp
Chi phí khác
12.929
Tổng chi phí
977.980 755.756 868.717 (222.224) 112.962
-22,72
14,95
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
52
Năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 22,93% với tốc độ ngang với doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ ( giảm 22,92%), đây là một hiện tƣợng không tốt cần
xác định nguyên nhân. Năm 2014, giá vốn hàng bán tăng 133.235 triệu đồng, tỷ lệ
tăng 19,5%, nhƣng đã cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (17,84%), điều này góp phần làm giảm lợi nhuận gộp năm 2014 cho
công ty. Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) có xu hƣớng giảm dần qua các năm: 2013
và 2014, chứng tỏ khoản nợ vay của công ty đang giảm dần theo thời gian. Chi phí
quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh vào năm 2013 nhƣng giảm mạnh vào năm
2014 công ty đã có biện pháp quản lý tốt các khoản chi phí này. Chi phí khác, đây là
khoản chi phí chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí, nhƣng lại có nhiều biến
động nhất theo hƣớng giảm rất mạnh qua các năm thể hiện công ty đã cố gắng quản
lý và cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Nhìn chung, tình hình chi phí của
công ty có chuyển biến tích cực, cho thấy công ty quản lý tốt hoạt động kinh doanh
và góp phần làm tăng lợi nhuận.
Biểu đồ 3.6: So sánh giá vốn hàng bán và doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
53
-
Phân tích lợi nhuận
Bảng 3.7. Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng (giảm)
%
2013
Lợi nhuận gộp
2014
2013
2014
91.619
70.664
71.909
(20.955)
1.245
-22,87
1,76
Lợi nhuận thuần 21.249
11.230
23.828
(10.019)
12.599
-47,15
112,19
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận khác
(6.129)
3.356
701
9.484
(2.655)
-154,76
-79,12
Lợi nhuận sau
11.709
9.899
19.172
(1.811)
9.274
-15,46
93,69
thuế thu nhập
doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2013 công ty kinh doanh không hiệu quả nên
tất các khoản lợi nhuận có tỷ lệ giảm so với năm 2012. Năm 2014 chỉ có khoản lợi
nhuận khác giảm, trong khi các khoản mục: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi
nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng mạnh so với năm 2013.
Bên cạnh việc phân tích xem lợi nhuận qua các năm tăng giảm nhƣ thế nào, ta cũng
cần quan tâm đến các tỷ số sau:
Bảng 3.8. Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ số
2012
2013
2014
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
9,37%
9,37%
8,09%
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần
2,17%
1,49%
2,68%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu
1,20%
1,31%
2,16%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
54
Biểu đồ 3.7: Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Năm 2013, mặc dù các khoản lợi nhuận đều tăng so với năm 2012 nhƣng tỷ suất lợi
nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm vào năm 2014. Năm 2014, sự gia tăng lợi
nhuận của công ty đã làm cả tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần và tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu tăng (nhƣng tăng không nhiều) và vẫn đang
ở một tỷ lệ rất thấp. Điều này cho thấy việc quản lý của công ty chƣa thật sự tốt và
cần đƣợc quan tâm nhiều hơn.
3.2.1.3. Phân tích khái quát lưu chuyển tiền tệ
Từ bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính của VIMECO ta
có đƣợc bảng báo lƣu chuyển tiền tệ nhƣ sau:
Bảng 3.9. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
17.990
68.122
104.919
Lợi nhuận trƣớc thuế
15.121
14.586
24.529
55
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Điều chỉnh cho
Các khoản dự phòng
3.660
14.726
7.359
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tƣ
(6.404)
(2.004)
(3.952)
Chi phí lãi vay
49.857
27.309
22.014
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trƣớc thay đổi vốn
lƣu động
103.151
89.225
79.871
Tăng, giảm các khoản phải thu
(30.887)
14.923
20.479
Khấu hao tài sản cố định
40.918
34.607
29.921
Tăng, giảm hàng tồn kho
75.945
45.000 (134.106)
Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải
trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
Tăng, giảm chi phí trả trƣớc
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
(64.274)
(46.225)
187.070
3.197
5.171
(13.969)
(59.235)
(29.617)
(24.267)
(6.507)
(4.344)
(7.249)
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
357
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác
(3.399)
(6.009)
(3.267)
66
13.918
(30.728)
(8.823)
(8.472)
(34.575)
6.637
11.021
1.581
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH
(6.000)
700
7.552
(65.831)
6.000
5.368
(78.195)
3.266
30.731
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc
504.512
417.929
531.076
Tiền chi trả nợ gốc vay
(1.000)
(558.644) (489.624) (492.220)
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
(11.700)
(6.500)
(8.124)
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ
(47.775)
3.845
104.923
TIỀN VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TIỀN ĐẦU KỲ
132.480
84.704
88.550
TIỀN VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TIỀN CUỐI KỲ
84.704
88.550
193.472
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
56
-
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng rất mạnh qua các năm. Năm
2013, lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao, cho thấy “dòng tiền
vào” từ hoạt động kinh doanh có khả năng bù đắp tốt cho “dòng tiền ra” từ hoạt
động đầu tƣ. Năm 2014, việc kinh doanh của công ty khá thuận lợi, khoản chênh
lệch giữa tiền thu bán hàng và tiền chi trả cho ngƣời cho ngƣời cung cấp tăng, các
khoản tiền chi giảm, làm dòng tiền thuần của công ty tăng vọt, tăng khả năng trả nợ
cũng nhƣ chi trả cổ tức.
-
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ:
Qua 2 năm: 2012, 2013 lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ đều dƣơng và
có xu hƣớng giảm dần. Năm 2012 và năm 2013 công ty ít quan tâm đến chính sách đầu
tƣ và có sự thay đổi mạnh vào năm 2014, công ty đã chi tiền để mua sắm, xây dựng
TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
-
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính:
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng mạnh qua các năm so với
năm 2012 và chủ yếu là do chi trả nợ gốc vay. Năm 2014 để tài trợ cho việc đầu tƣ
vào mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, công ty đã vay
tiền để đáp ứng nhu cầu này. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty
tăng mạnh vào năm 2014 là do chi trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức.
Dòng tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ tăng dần từ 84.704 triệu đồng (năm
2012) lên 88.550 triệu đồng (năm 2013) và tăng mạnh với 193.742 triệu đồng (năm
2014), cho thấy khả năng thanh toán của công ty có chuyển biến tích cực.
3.2.2. Phân tích khả năng thanh khoản
Bảng 3.10. Tỷ số khả năng thanh khoản
Chỉ số
Đơn vị
2012
2013
2014
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1,11
1,19
1,15
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,82
0,91
0,77
Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt
Lần
0,12
0,14
0,24
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
57
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 3.8: Tỷ số khả năng thanh khoản
- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 với tỷ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn bằng 1,11 lần có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn gấp 1,11
lần so với nợ ngắn hạn và công ty cần đến 89,77% giá trị tài sản ngắn hạn để đủ
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Lập luận tƣơng tự trên, năm 2013 cần 84,03%
(giảm 5,74% so với năm 2012) và năm 2014 cần 87,07% (tăng 3,04% so với năm
2013) giá trị tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cho thấy, tỷ số
này tƣơng đối tốt và tƣơng đối ổn định.
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012, 2013, 2014 đều nhỏ hơn 1 và
lớn hơn 0,5). Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn
của công ty đến hạn là chƣa tốt, điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc
thanh toán nếu hàng hóa không đƣợc tiêu thụ tốt, công ty có thể gặp nguy cơ phải
bán gấp tài sản để có đủ tiền thanh toán.
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt tăng đều qua các năm nhƣng
tỷ số này qua 3 năm là quá thấp. Công ty đã duy trì một lƣợng tiền mặt thấp nhƣ
vậy là sẽ không an toàn.
58
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 3.11. Tỷ số phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ số
Đơn vị
2012
2013
2014
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
1,97
1,54
1,97
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
185
236
186
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
3,67
4,70
2,94
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Ngày
100
78
124
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lần
8,76
9,20
10,35
Hiệu suất sử dụng tổng TS
Lần
1,03
0,91
0,85
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Vòng quay các khoản phải thu rất nhỏ thể hiện số tiền của doanh nghiệp bị
chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng giảm. Điều này có thể do
doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại nới lỏng hoặc do công tác
quản lý khoản phải thu chƣa tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 185 ngày, năm 2013 là 236 ngày (tăng 51
ngày), năm 2014 là 186 ngày (giảm 51 ngày) cho thấy công tác thu hồi các khoản
phải thu của công ty khá chậm, tăng rủi ro tín dụng, tăng nguy cơ mất vốn, nhƣng
lại tăng khả năng thu hút việc mua hàng của khách hàng. Xảy ra hiện tƣợng trên do
công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và bất động sản cần phải ứng ra một lƣợng
vốn lớn nhƣng thu đƣợc khoản phải thu chậm do thời gian thực hiện dự án kéo dài.
Tùy từng đối tƣợng khách hàng lớn hay nhỏ và việc thanh toán của khách hàng tốt
hay xấu mà công ty có chính sách bán hàng phù hợp.
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng so với năm 2012 nhƣng năm 2014
lại giảm mạnh so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty sử dụng hàng tồn kho
chƣa tốt, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn căn cứ vào chu kỳ, đặc điểm
sản xuất kinh doanh để xác định hàng tồn kho cho phù hợp và khi đánh giá hiệu quả
chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có xét đến ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp.
59
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng đều qua các năm, điều này cho thấy
việc sử dụng tài sản cố định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để
nâng cao năng suất của tài sản cố định. Nhƣ đã phân tích ở trên, trong năm 2013 và
năm 2014 doanh nghiệp đầu tƣ vào tài sản cố định không nhiều, doanh thu tăng làm
cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng.
- Hiệu suất sử dụng tổng TS của công ty là thấp và giảm đều qua các năm,
chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả.
3.2.4. Phân tích cơ cấu vốn, khả năng trả nợ
Bảng 3.12. Tỷ số Phân tích cơ cấu vốn, khả năng trả nợ
Chỉ số
Đơn vị
2012
2013
2014
Tỷ số nợ
Lần
0,783
0,750
0,794
Tỷ số vốn chủ sở hữu
Lần
0,217
0,250
0,206
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Lần
0,077
0,041
0,098
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Lần
34,667
44,739
33,631
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền
Lần
1,303
1,534
2,114
vay
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Tỷ số nợ của công ty là cao (hay tỷ số vốn chủ sở hữu cao) và giữ ở mức
tƣơng đối ổn định qua các năm phản ánh mức độ rủi ro tài chính của công ty là thấp.
- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm là rất thấp,
phản ánh mức độ rủi ro tài chính của công ty là thấp.
- Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty duy trì ở mức cao qua các năm,
nhất là năm 2013 tăng đột biến, chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào tài sản dài hạn
là khá lớn. Điều đó cho thấy công ty tự chủ tốt về tài chính, tuy nhiên sẽ gây ra tình
trạng vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, điều này có thể chấp nhận đƣợc đối với
doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành xây lắp và bất động sản.
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty duy trì ở mức cao và tăng
mạnh vào năm 2014, phản ánh mức độ rủi ro mất khả năng chi trả của công ty là
thấp.
60
3.2.5. Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 3.13. Tỷ số phân tích khả năng sinh lời
Chỉ số
Đơn vị
2012
2013
2014
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
%
1,20
1,31
2,16
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
%
1,15
1,11
2,04
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE)
%
5,66
4,91
9,28
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng nhẹ vào năm 2013, năm 2014 tăng gần gấp đôi
năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng là do doanh nghiệp tăng mức doanh thu tiêu thụ,
trong khi đó chi phí của công ty cũng tăng. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý tốt
hơn nữa các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí để gia tăng mức sinh lời.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty giảm nhẹ vào năm 2013
nhƣng tăng khá mạnh vào năm 2014, mức tăng cho thấy việc sử dụng tài sản của
công ty tốt hơn, đây là chuyển biến tốt. Điều này có thể đƣợc chứng minh rõ hơn
qua hai tỷ số doanh lợi tiêu thụ và vòng quay tài sản tăng nghĩa là khả năng sinh lời
của công ty tăng và việc tổ chức sử dụng tài sản của công ty khá tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) của công ty năm 2013 giảm so với
năm 2012, năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013, nếu so sánh với doanh lợi tài sản
thì doanh lợi vốn tự có cách xa, điều đó làm cho khoảng cách của doanh lợi vốn tự
có đƣợc mở rộng. Đây là một trong những chỉ tiêu đƣợc quan tâm nhiều khi các nhà
đầu tƣ muốn đầu tƣ vào một doanh nghiệp nào đó. Doanh lợi vốn tự có tăng cho
thấy tình hình kinh doanh của công ty phát triển tốt.
3.2.6. Phân tích Du Pont
Tình hình tài chính doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể. Vậy nên giữa các tỷ số
tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong đó, tỷ số doanh lợi vốn tự có là
nhân tố đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm khi đầu tƣ vào công ty.
Dùng phƣơng pháp phân tích Dupont để thấy đƣợc các nhân tố tác động đến
doanh lợi vốn tự có của công ty năm 2013, 2014.
61
ROE = ROS
x
= ROA
x
Vòng quay tài sản
1
x
1 – Tỷ số nợ
1
1- Tỷ số nợ
Bảng 3.14. Phân tích Du Pont
Chỉ số
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
CSH (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
(ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA)
Đòn bẩy tài chính (Tỷ số nợ)
2011
2012
2013
2014
11,91% 5,66%
4,91%
9,28%
2,49%
1,20%
1,31%
2,16%
2,30%
1,15%
1,11%
2,04%
5,030
4,613
4,002
4,843
Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Dựa vào bảng phân tích trên, dễ nhận thấy ROE năm 2013 giảm đáng kể so
với năm 2012 là do ROA giảm, trong đó, ROA giảm là do giảm vòng quay tài sản
và tăng ROS, và tỷ số nợ giảm. Năm 2014, ROE tăng mạnh so với năm 2013, do
ROA lại tăng khá mạnh, tỷ số nợ cũng tăng, trong đó, ROA tăng trong khi ROS và
vòng quay tài sản đều tăng. Nhƣ vậy, các yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến ROE của
công ty là ROS, ROA và tỷ số nợ. Do đó, để nâng cao hiệu quả tài chính công ty
cần có chính sách cụ thể đối với các yếu tố cấu thành lên các tỷ số trên, nhất là tỷ số
ROA.
3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty
3.3.1 Kết quả đạt được
Qua phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO ta thấy
công ty có một số điểm mạnh về tài chính nhƣ sau:
- Hoạt động kinh doanh của Công ty có hồi phục tăng trƣởng vào năm 2014
62
trong khi tình hình kinh tế những năm qua có nhiều khó khăn, nhất là đối với những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là một điều đáng ghi nhận.
- Kỳ thu tiền trung bình rút ngắn và hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng
dần qua các năm.
- Công ty đã thực hiện tốt hơn công tác quản lý tiết kiệm chi phí nhằm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh điểm mạnh, tài chính công ty còn tồn tại một số điểm yếu nhƣ sau:
- Tuy doanh thu tăng, nhƣng lợi nhuận công ty còn rất khiêm tốn..
- Khả năng thanh toán khoản rất thấp, đặc biệt là năm 2013.
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.
3.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có số liệu thống kê đầy đủ về hệ thống chỉ tiêu
trung bình ngành và thiếu thông tin về tình hình của các đơn vị khác cùng ngành,
nên không có cơ sở để so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp trong cùng
ngành để có thể đƣa ra các nhận xét khách quan, chính xác hơn về tình hình tài
chính doanh nghiệp và học hỏi các kinh nghiệm của các công ty khác trong hoạt
động tài chính.
- Đối tƣợng khách hàng chính của công ty phần lớn là các cơ quan nhà nƣớc,
phải thực hiện dự án trong thời gian dài nên điều khoản tạm ứng, thanh toán phụ
thuộc nhiều vào chính sách của nhà nƣớc trong từng thời kỳ.
- Nhiều hàng hóa là thiết bị đặc chủng, không lựa chọn đƣợc nhà cung cấp
nên giá cả không đàm phán đƣợc nhiều đối với hàng hoá Công ty phải nhập khẩu.
- Trƣớc sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, trƣớc nhu cầu đổi
mới công nghệ kỹ thuật của thị trƣờng, ngành kinh doanh thiết bị công nghệ hứa
hẹn là một ngành có lợi nhuận cao, tạo sức thu hút với các nhà đầu tƣ. Vì thế ngày
càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trƣờng. Trong quá trình kinh
63
doanh Công ty phải cạnh tranh với các đối thủ có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực
tài chính lớn nên hoạt động tiêu thụ của Công ty khó khăn hơn, do đó làm giảm tốc
độ thu hồi vốn và lợi nhuận trên đồng vốn đầu tƣ cho kinh doanh.
Nguyên nhân chủ quan
- Vốn chủ sở hữu của công ty thấp, kế hoạch tài chính, phƣơng án đặt hàng,
giao hàng còn chƣa đƣợc xem xét đúng mức dẫn đến giá vốn, chi phí tài chính,
hàng tồn kho còn cao.
- Công ty kinh doanh khá nhiều ngành nghề trong đó có một số ngành nghề
thực tế không mang lại hiệu quả kinh tế cao – không phải là ngành sở trƣởng của
Công ty
- Công tác sử dụng vốn còn rất dàn trải, gây khó khăn cho hoạch định nguồn
vốn đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý và thu hồi nợ.
- Quy chế tổ chức phân tích tài chính chƣa cụ thể, thời gian phân tích chỉ
đƣợc tiến hành khi kết thúc năm tài chính và quý và công ty chƣa có cán bộ
chuyên trách phân tích tài chính độc lập mà vẫn do phòng kế toán kiêm nhiệm
dẫn đến tính chuyên nghiệp không cao, kết quả phân tích không khách quan từ
đó làm giảm chất lƣợng của kết quả phân tích, cũng nhƣ giải pháp kiến nghị
nâng cao năng lực tài chính công ty.
64
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY
4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động sản suất kinh doanh của công ty
4.1.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu dài hạn trong kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2015-2020:
+ Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ
trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể đƣợc cho
các Cổ đông,
+ Nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm
việc, thu nhập cho ngƣời lao động trong Công ty; đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp
ngân sách cho nhà nƣớc.
+ Lợi nhuận phải tăng 20% so với những năm trƣớc.
4.1.2. Phương hướng hoạt động và biện pháp thực hiện của công ty
Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ: Đa dạng hoá sản phẩm cung cấp để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng. Tập trung giữ vững và củng cố thị trƣờng hiện
có, tích cức mở rộng thị trƣờng kinh doanh. Hiện thị trƣờng tiêu thụ chính của
Công ty tập trung ở các tỉnh phía Bắc, trong thời gian tới Công ty hƣớng mở rộng
thị trƣờng ra các tỉnh phía Nam và miền Trung.
Về công tác tìm kiếm nguồn hàng: Rà soát lại lƣợng tồn kho các mặt hàng
chủ yếu, dự đoán nhu cầu thị trƣờng để đƣa ra kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng cụ
thể, chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới
để giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Về công tác bán hàng: Hiện tại hình thức bán hàng chủ yếu của Công ty là
bán hàng qua dự án. Trong những năm tới đây Công ty có định hƣớng đa dạng hoá
hình thức bán hàng nhƣ bán hàng qua mạng, qua điện thoại,... tạo sự thuận tiện nhất
cho khách hàng.
Về hoạt động tài chính, kế toán:
+ Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý về tài chính, tiếp tục bồi dƣỡng
65
các cán bộ kế toán.
+ Tìm kiếm nguồn tài trợ trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong kinh
doanh. Xây dựng phƣơng án quản lý nguồn vốn đảm bảo vừa chặt chẽ vừa phát huy
tính sáng tạo của các bộ phận.
+ Tăng cƣờng kiểm tra công tác tài chính kế toán, hƣớng dẫn xử lý phát sinh
trong quá trình kinh doanh, không để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, đƣa hoạt
động kinh doanh của Công ty đi đúng hƣớng và đạt đƣơc các mục tiêu đề ra.
Chính sách quản trị nhân sự:
Lao động là một nguồn lực quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Chất lƣợng
lao động ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy
công tác quản trị nhân sự đƣợc Công ty hết sức coi trọng.
Hàng năm Công ty có kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực nhân
viên.
Sắp xếp lại lao động phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của các phòng ban, kiên
quyết thay thế miễn nhiệm với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, có hiệu
quả công tác thấp. Bên cạnh đó có chế độ khen thƣởng, đãi ngộ hợp lý khuyến
khích nhân viên hăng say sản xuất sáng tạo.
4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty
4.2.1.
Với mảng kinh
doanh bất động sản
Công ty cần tập trung vào một số dự án trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế
tốt và thu hồi vốn.
Bán, chuyển nhƣợng, liên doanh liên kết với các đối tác khác tại một số dự
án cần lƣợng vốn đầu tƣ lớn, khó mang lại hiệu quả kinh tế, thậm chí là bán cắt lỗ
nhằm cơ cấu tại danh mục dự án bất động sản.
Sử dụng có mục đích, có hiệu quả nguồn vốn tại các dự án đang triển khai,
tránh đầu tƣ dàn trải.
Tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn về mặt tài chính: Về nguồn vốn chủ sở
hữu của công ty cần đƣợc bổ sung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu
66
cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ
về tài chính mà không phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Có chính
sách thu hút vốn hƣớng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận. Công
ty có thể giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông, nhằm tăng lợi nhuận để lại, để tái
đầu tƣ (nếu cần thiết) vào hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai.
4.2.2.
Với mảng kinh
doanh vật liệu xây dựng và máy cơ giới
Đây là ngành kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty
trong những năm vừa qua, công ty cần thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của mảng này nhƣ:
Cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản
Giảm lƣợng hàng tồn kho:
Qua 3 năm 2012, 2013, 2014 ta thấy lƣợng hàng tồn kho của công ty rất cao,
chủ yếu là lƣợng nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho, công ty có thể
dựa vào mô hình quản lý tồn kho hiệu quả - EOQ, để giảm lƣợng hàng tồn kho này,
giảm chi phí tồn trữ hàng trong kho, chi phí đặt mua hàng nhƣng vẫn đáp ứng nhu
cầu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của công ty.
Giảm thiểu chi phí kinh doanh.
Vì chi phí là một bộ phận ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do
đó, muốn tăng đƣợc lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí
kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao đƣợc khả năng tài chính. Muốn
vậy, lãnh đạo công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh
doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Từ đó, phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh
trong các khâu này. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ
ban giám đốc đến toàn thể cán bộ công nhân viên phải có ý thức tiết kiệm chi phí
trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất.
Về giá vốn hàng bán:
67
Để lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm, bên cạnh việc tăng
doanh thu công ty cần phải áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giá vốn hàng
bán của công ty. Bắt đầu từ giảm chi phí từ khâu mua vào. Kế tiếp là việc đƣa
nguyên liệu, vật liệu vào quá trình sản xuất, phải thƣờng xuyên giám sát tất cả các
dây chuyền trong quá trình sản xuất sản phẩm, giảm lãng phí nguyên liệu, có chính
sách lƣơng phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất, để động viên họ tăng năng
suất làm việc, tăng sản phẩm có chất lƣợng, giảm những sản phẩm không đạt yêu
cầu phải đƣa vào sản xuất lại. Đồng thời, công ty cũng phải giảm chi phí sản xuất
chung nhƣ giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,… không cần
thiết. Có nhƣ vậy, mới tạo sản phẩm với giá thành đơn vị thấp, dẫn đến sẽ làm giảm
giá vốn hàng bán trong những năm kế tiếp.
Về chi phí bán hàng:
Từ những chuyển biến theo chiều hƣớng không tốt đối với lợi nhuận thuần,
công ty cần phải hạn chế những khoản chi tiêu không cần thiết nhƣ chi phí dụng cụ,
đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…Chính điều này sẽ góp
phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí này liên tục tăng cao qua các năm qua. Vì vậy, công ty cần phải xem
xét và xây dựng định mức các chi phí trong nội bộ một cách hợp lý và tiết kiệm
nhất.
Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn
Mặc dù công ty đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn tạm ứng từ khách hàng,
trả chậm cho nhà cung cấp nhƣng trong hoạt động kinh doanh nhiều thời điểm phát
sinh các đơn hàng lớn, nhiều thời điểm yếu tố mùa vụ tác động mạnh nhƣ đặc điểm
công ty thƣờng ký kết họp đồng vào cuối năm và cần giao hàng trƣớc 31/12 hoặc để
tận dụng thời điểm tỷ giá hợp lý mà công ty phải thanh toán luôn, do đó Công ty
cần linh hoạt trong việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng.
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
68
Tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp
chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Có chế độ kiểm
tra, kiểm soát nội bộ định kỳ, giúp công ty phát hiện đƣợc những sai sót, nhầm lẫn
góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán.
Xây dựng đội ngũ phân tích tài chính độc lập, đƣa ra chế độ đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn cho bộ máy tài chính kế toán.
Xây dựng quy trình, tiến hành phân tích tài chính định kỳ giúp Ban lãnh đạo
công ty có đƣợc giải pháp tài chính kịp thời và hiệu quả.
69
KẾT LUẬN
Cũng nhƣ ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, tình hình tài chính của Công ty Cổ
phần VIMECO là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ nhiều đôi
tƣợng liên quan khác. Tinh hìnht tài chính nhƣ quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả
quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi cũng nhƣ tình hình công nợ và
khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần VIMECO tuy có nhiều mặt tích cực, đáng
khích lệ, song bên cạnh đó còn có những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết đƣợc khắc
phục để từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trên thƣơng trƣờng.
Trong thời gian vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Trần Đức Vui và
tập thể nhân viên Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Cổ phần VIMECO đã giúp
đỡ tôi hoàn thiện luận văn thạc sĩ của mình. Đó là việc phân tích tài chính trên cơ sở
số liệu của báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên
với những hiểu biết còn hạn chế của mình và khó khăn nguồn gốc các con số trên
các báo cáo tài chính nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong có sự
đóng góp và giúp đỡ của thầy cô giáo, các bạn học viên và nhân viên Phòng Kế toán
Công ty để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty cổ phần VIMECO, 2015. Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2014 đã
được kiểm toán. Hà Nội: tháng 05 năm 2015.
[2]. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
[3]. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2009. Phân tích tài chính doanh nghiệp
– lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
[4]. Đàm Văn Huệ và Vũ Duy Hào, 2009. Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. Hà
Nội: Nhà Xuất bản Giao thông vận tải.
[5]. Vƣơng Đình Huệ, 2004, Giáo trình kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài
chính.
[6]. Hồ Xuân Hùng, 2006. “Quan điểm, định hướng đổi mới cơ chế quản lý
DNNN”. Tạp chí Tài chính, (số 9).
[7].
[8]. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lao Động - Xã Hội.
[9]. Nguyễn Hồng Nhung, 2011. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng
công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VINACONEX. Hà Nội: Luận văn
thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân.
[10]. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình Phân tích bảo cáo tài chính. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.
[11]. Ngô Kim Phƣợng và cộng sự, 2013. Phân tích Tài chính Doanh nghiệp. Hà
Nội: Nhà Xuất bản Lao Động.
[12]. Nguyễn Nhƣ Sơn, 2009. Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP trong
tiến trình cổ phần hóa. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN.
[13]. Nguyễn Anh Vinh, 2010. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần
ALPHANAM. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
71
[14]. Lê Thị Xuân và cộng sự, 2012. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiếng Anh:
[15]. CFA, 2012. Level 1 Book 3: “Financial Reporting and Analysis”, Kaplan
Trang Web:
[16]. www.vimeco.com
[17]. www.vndirect.com.vn
[18]. www.cophieu68.vn
72
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI CHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO
PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO
PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
VIMECO
72
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI CHIẾU
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
TÀI SẢN
2010
2011
2012
2013
2014
2010
2011
Tỷ trọng
Năm
2012
2013
2014
A.
TÀI SẢN NGẮN HẠN
875.515
911.021
813.723
729.617
932.728
80,872%
83,863%
85,440%
88,071%
88,872%
I.
Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
127.156
132.480
84.704
88.550
193.472
11,745%
12,195%
8,894%
10,689%
18,434%
1.
Tiền
Các khoản tƣơng đƣơng
tiền
Các khoản đầu tƣ tài
chính ngắn hạn
40.156
42.480
26.704
30.550
122.472
3,709%
3,910%
2,804%
3,688%
11,669%
87.000
90.000
58.000
58.000
71.000
8,036%
8,285%
6,090%
7,001%
6,765%
2.
II.
1.
Đầu tƣ ngắn hạn khác
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2.
Trả trƣớc cho ngƣời bán
3.
Các khoản phải thu
ngắn hạn khác
6.000
1.000
0,630%
0,095%
6.000
1.000
0,630%
0,095%
351.004
484.793
505.830
470.240
433.326
32,422%
44,627%
53,111%
56,762%
41,288%
331.407
467.511
498.213
479.249
420.568
30,612%
43,036%
52,312%
57,850%
40,073%
18.749
21.375
14.815
8.244
24.871
1,732%
1,968%
1,556%
0,995%
2,370%
3.504
1.237
1.941
1.325
13.824
0,324%
0,114%
0,204%
0,160%
1,317%
Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
(2.657)
(5.330)
(9.139)
(18.578)
(25.937)
(0,25%)
(0,49%)
(0,96%)
(2,24%)
(2,47%)
391.774
287.209
211.264
166.264
298.618
36,188%
26,439%
22,182%
20,070%
28,453%
1.
397.417
287.209
211.264
166.264
298.618
36,710%
26,439%
22,182%
20,070%
28,453%
4.
Hàng tồn kho
73
Năm
TÀI SẢN
2010
2.
Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
V.
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trƣớc ngắn
hạn
Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nƣớc
5.580
2.
Tài sản ngắn hạn khác
B.
I.
1.
2.
1.
2.
2011
2012
2013
2014
(5.643)
2011
2013
2014
0,551%
0,601%
0,003%
0,002%
(0,52%)
6.539
5.924
4.563
6.311
25
20
476
113
27
5.580
6.063
5.812
4.512
6.290
TÀI SẢN DÀI HẠN
207.082
175.302
138.672
98.822
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu
hình
176.653
145.475
111.636
173.361
134.342
- Nguyên giá
483.530
- Giá trị hao mòn luỹ
kế
Tài sản cố định thuê tài
chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ
kế
2010
Tỷ trọng
Năm
2012
0,515%
0,602%
0,622%
0,044%
0,012%
0,003%
0,515%
0,558%
0,610%
0,545%
0,599%
116.788
19,128%
16,137%
14,560%
11,929%
11,128%
81.934
85.835
16,317%
13,392%
11,722%
9,890%
8,179%
111.636
81.934
85.828
16,013%
12,367%
11,722%
9,890%
8,178%
474.203
479.658
452.892
482.374
44,664%
43,652%
50,363%
54,668%
(310.169) (339.862)
(368.021)
(370.958)
(396.547)
2.102
1.548
1.267
1.267
(2.102)
(1.548)
(1.267)
(1.267)
74
45,962%
(28,65%) (31,29%) (38,64%) (44,79%) (37,78%)
0,194%
0,142%
0,133%
0,121%
(0,194%) (0,142%) (0,133%)
(0,121%)
Năm
TÀI SẢN
2010
2011
2012
2013
2014
2010
2011
Tỷ trọng
Năm
2012
2013
2014
3.
Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
II.
Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
14.450
16.275
15.724
10.437
10.437
1,335%
1,498%
1,651%
1,260%
1.
Đầu tƣ dài hạn khác
14.450
16.450
15.750
15.750
15.750
1,335%
1,514%
1,654%
1,901%
2.
Dự phòng giảm giá đầu
tƣ tài chính dài hạn
(174)
(26)
(5.313)
(5.313)
15.980
13.552
11.312
6.451
20.516
1,476%
1,247%
1,188%
0,779%
1,955%
15.980
13.552
10.969
6.016
19.989
1,476%
1,247%
1,152%
0,726%
1,905%
343
435
527
0,036%
0,053%
0,050%
III. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trƣớc dài hạn
2.
11.133
Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
1.082.597 1.086.322
7
952.395
828.439 1.049.515
1,025%
0,001%
0,994%
1,501%
(0,016%) (0,003%) (0,641%) (0,506%)
100%
100%
100%
100%
100%
871.259
870.335
745.955
621.423
832.818
80,479%
80,118%
78,324%
75,011%
79,353%
I.
Nợ ngắn hạn
780.026
817.022
730.516
613.101
812.172
72,051%
75,210%
76,703%
74,007%
77,385%
1.
Vay và nợ ngắn hạn
320.790
319.683
302.168
238.246
256.297
29,632%
29,428%
31,727%
28,758%
24,421%
2.
Phải trả ngƣời bán
Ngƣời mua trả tiền
trƣớc
265.445
264.915
298.027
269.395
335.879
24,519%
24,386%
31,292%
32,518%
32,003%
100.594
102.625
26.138
14.728
104.885
9,292%
9,447%
2,744%
1,778%
9,994%
3.
75
Năm
TÀI SẢN
2010
2011
2012
2013
2014
2010
2011
Tỷ trọng
Năm
2012
2013
2014
4.
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nƣớc
22.266
37.584
31.247
18.406
5.261
2,057%
3,460%
3,281%
2,222%
0,501%
5.
Phải trả ngƣời lao động
20.000
12.212
8.083
11.384
13.787
1,847%
1,124%
0,849%
1,374%
1,314%
6.
Chi phí phải trả
15.146
32.306
12.625
18.035
17.140
1,399%
2,974%
1,326%
2,177%
1,633%
7.
35.185
43.902
41.933
37.238
77.280
3,250%
4,041%
4,403%
4,495%
7,363%
600
3.795
10.295
5.669
1.643
0,055%
0,349%
1,081%
0,684%
0,157%
II.
Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
Quỹ khen thƣởng, phúc
lợi
Nợ dài hạn
91.233
53.313
15.439
8.322
20.646
8,427%
4,908%
1,621%
1,005%
1,967%
1.
Phải trả dài hạn khác
1.795
1.895
834
1.490
1.792
0,166%
0,174%
0,088%
0,180%
0,171%
2.
Vay và nợ dài hạn
89.131
51.220
14.605
6.832
18.854
8,233%
4,715%
1,533%
0,825%
1,796%
3.
Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
307
198
0,028%
0,018%
B.
207.382
211.975
201.470
201.863
211.542
19,156%
19,513%
21,154%
24,367%
20,156%
I.
NGUỒN VỐN CHỦ
SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
207.382
211.975
201.470
201.863
211.542
19,156%
19,513%
21,154%
24,367%
20,156%
1.
Vốn điều lệ
65.000
65.000
65.000
65.000
65.000
6,004%
5,983%
6,825%
7,846%
6,193%
2.
Thặng dƣ vốn cổ phần
30.000
30.000
30.000
30.000
30.000
2,771%
2,762%
3,150%
3,621%
2,858%
3.
Quỹ đầu tƣ phát triển
60.043
77.025
76.994
76.994
76.994
5,546%
7,090%
8,084%
9,294%
7,336%
4.
Quỹ dự phòng tài chính
13.064
18.064
18.064
19.796
19.796
1,207%
1,663%
1,897%
2,390%
1,886%
8.
76
Năm
TÀI SẢN
5.
Lợi nhuận sau thuế
2010
2012
2013
2014
2010
2011
2013
2014
21.886
11.412
10.073
19.752
3,628%
2,015%
1,198%
1,216%
1,882%
LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG
3.956
4.013
THIỂU SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.082.597 1.086.322
4.971
5.153
5.155
0,365%
0,369%
0,522%
0,622%
0,491%
828.439 1.049.515
100%
100%
100%
100%
100%
C.
chƣa phân phối
39.276
2011
Tỷ trọng
Năm
2012
952.395
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần VIMECO 2010-2014)
77
PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
Đơn vị tính: Triệu đồng
2010
% Doanh thu
Năm
2011
2012
2013
2014
100%
100%
90,63% 90,63%
91,91%
Năm
Stt
Chỉ tiêu
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2
Doanh thu bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch
vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
3
4
5
6
7
8
9
Chiết khấu thƣơng mại
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp DV
Doanh thu hoạt động tài
chính
10 Chi phí tài chính
11 Trong đó: chi phí lãi vay
2010
2011
2012
2013
1.250.909 1.003.443 978.487 753.976
82.874
51.041
398.417 469.878
41.814
2014
888.869
21.460
59.395
52.341 381.677
362.411
4.754
336
48
4.754
336
48
461
1.246.155 1.003.443 978.152 753.929
888.409
100%
100%
1.160.244
816.500 93,11%
91,08%
913.953 886.532 683.264
100%
85.911
89.490
91.619
70.664
71.909
6,89%
8,92%
9,37%
9,37%
8,09%
13.694
14.770
8.148
5.161
3.170
1,10%
1,47%
0,83%
0,68%
0,36%
34.147
60.885
50.088
32.643
22.027
2,74%
6,07%
5,12%
4,33%
2,48%
33.348
59.932
49.857
27.309
22.014
2,68%
5,97%
5,10%
3,62%
2,48%
78
% Doanh thu
Năm
Stt
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
22.802
23.047
28.431
31.953
42.656
20.328
21.249
11.268
13.495
4.907
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
29.224
1,83%
2,30%
2,91%
4,24%
3,29%
11.230
23.828
3,42%
2,03%
2,17%
1,49%
2,68%
6.800
11.251
1.667
0,90%
1,34%
0,70%
1,49%
0,19%
911
12.929
7.895
967
0,39%
0,09%
1,32%
1,05%
0,11%
6.360
12.584
(6.129)
3.356
701
0,51%
1,25% (0,63%)
0,45%
0,08%
17 Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế
18 Chi phí thuế TNDN hiện
hành
19 Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
20 Lợi ích cổ đông thiểu số
49.016
32.911
15.121
14.586
24.529
3,93%
3,28%
1,55%
1,93%
2,76%
11.865
7.930
3.411
4.687
5.357
0,95%
0,79%
0,35%
0,62%
0,60%
37.152
24.981
11.709
9.899
19.172
2,98%
2,49%
1,20%
1,31%
2,16%
(777)
29
968
435
428 (0,06%) 0,0029%
0,10%
0,06%
0,05%
21 Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông công ty mẹ
37.929
24.952
10.742
9.464
1,10%
1,26%
2,11%
12 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
13 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
14 Thu nhập khác
15 Chi phí khác
16 Lợi nhuận khác
18.744
3,04%
2,49%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần VIMECO 2010-2014)
79
PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
(164.066)
30.261
17.990
68.122
104.919
49.016
29.639
15.121
14.586
24.529
57.783
48.745
40.918
34.607
29.920
(72)
(5.652)
3.660
14.726
7.359
(21.536)
(27.556)
(6.404)
(2.004)
(3.952)
33.348
59.932
49.857
27.309
22.014
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trƣớc thay đổi vốn lƣu động
118.540
104.885
103.151
89.225
79.871
Thay đổi các khoản phải thu
(66.324) (136.280)
(30.887)
14.923
20.479
I.
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.
Lợi nhuận trƣớc thuế
2.
Điều chỉnh cho
Khấu hao tài sản cố định
Các khoản dự phòng
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tƣ
Chi phí lãi vay
3.
43.261
107.153
75.945
(202.564)
25.161
(64.274)
(46.225)
187.070
52
(128)
3.197
5.171
(13.969)
Tiền lãi vay đã trả
(33.348)
(60.641)
(59.235)
(29.617)
(24.267)
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
(16.178)
(6.092)
(6.507)
(4.344)
(7.249)
(7.505)
(3.797)
(3.399)
(6.009)
(3.267)
Thay đổi hàng tồn kho
Thay đổi các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp)
Tăng, giảm chi phí trả trƣớc
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
80
45.000 (134.106)
Stt
Chỉ tiêu
II. LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
2010
(56.583)
2011
23.830
2012
66
2013
13.918
2014
(30.728)
1.
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
(66.690)
(3.242)
(8.823)
(8.472)
(34.575)
2.
Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
7.842
13.316
6.637
11.021
1.581
3.
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
(2.000)
(6.000)
4.
Tiền chi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác
5.
Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác
6.
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia
(1.063)
3
III. LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1.
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc
2.
Tiền chi trả nợ gốc vay
3.
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ cổ đông
(1.000)
700
6.000
3.325
15.756
7.552
5.368
3.266
212.618
(48.767)
(65.831)
78.195)
30.731
511.597
386.738
504.512
417.929
531.076
(289.229) (425.755) (558.644) (489.624) (492.220)
(9.750)
(9.750)
(11.700)
(6.500)
(8.124)
LƢU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG NĂM
(8.031)
5.323
(47.775)
3.845
104.923
TIỀN VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TIỀN ĐẦU NĂM
135.188
127.156
132.480
84.704
88.550
TIỀN VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TIỀN CUỐI NĂM
127.156
132.480
84.704
88.550
193.472
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần VIMECO 2010-2014)
81
[...]... định chọn đề tài Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình - Câu hỏi cần giải đáp là cần làm gì để cải thiện tình hình tài chính, nhất là tình hình lợi nhuận và nợ của Công ty Cổ phần VIMECO sau khi có đƣợc kết quả phân tích? 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần VIMECO, từ đó... cứu: Công ty Cổ phần VIMECO - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty Cổ phần VIMECO từ các năm 2012 đến năm 2014 4 Những dự kiến đóng góp của luận văn nghiên cứu - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại doanh nghiệp trong lĩnh vục nghiên cứu 2 - Về mặt thực tiễn: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần VIMECO để đƣa ra nhận định về tình hình tài chính. .. hình tài chính của doanh nghiệp Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp - Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp - Đề ra các nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO qua việc đánh giá báo cáo tài chính của Công ty. .. tài chính của công ty và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty 5 Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có các nội dung nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO Chƣơng... phần VIMECO Chƣơng 4: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc... cáo 1.1.5.1 Lập kế hoạch phân tích Lập kế hoạch phân tích là giai đoạn đầu tiên của công tác tổ chức phân tích tài chính và là khâu quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả của công việc tổ chức 15 phân tích tài chính Công tác lập kế hoạch phân tích cần xác định rõ nội dung, phạm vi và thời gian ấn định chƣơng trình phân tích, xây dựng hệ thống phân tích, lựa chọn phƣơng pháp phân tích 1.1.5.2 Thu thập... đoạn cuối cùng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Báo cáo phân tích khái quát toàn bộ nội dung của quá trình phân tích, đánh giá cùng những số liệu minh họa cần nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng, từ đó nêu rõ phƣơng hƣớng và mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới 1.1.6 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty Phân tích khái quát bảng... tình hình tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bƣớc cần thực hiện trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, vận dụng các phƣơng pháp phân tích để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, chỉ ra những thiếu sót và đƣa ra các biện pháp khắc phục Việc tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thƣờng bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích và lập... thông tin, nhà phân tích tính toán, phân tích và dự đoán Nhà phân tích vận dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp, xác định sự ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích chỉ ra các nguyên nhân Trên cơ sở những kết quả đã phân tích, nhà phân tích rút ra nhận xét, đánh giá, chỉ ra những thành tích đạt đƣợc và những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động tài chính doanh nghiệp... một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Trong quá trình phân tích tài chính, có rất nhiều phƣơng pháp để phân tích, nhà phân tích thƣờng dùng các phƣơng pháp phân tích cơ bản sau: ... hình tài công ty 36 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 3.1 Tổng quan Công ty Cổ Phần VIMECO 3.1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty Công ty Cổ phần VIMECO, ... Phân tích tình hình tài Công ty Cổ phần VIMECO qua việc đánh giá báo cáo tài Công ty - Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần VIMECO - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài công ty Cổ phần. .. chọn đề tài Phân tích tài Công ty Cổ phần VIMECO làm đề tài luận văn thạc sỹ - Câu hỏi cần giải đáp cần làm để cải thiện tình hình tài chính, tình hình lợi nhuận nợ Công ty Cổ phần VIMECO sau